Với tình hình như vậy, tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Luật số 50/2011/QH120, trong đó yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sử dụng
Trang 1Khương Minh Phương
Trang 2Khương Minh Phương
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 CHO CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA
(Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1 TS Phan Diệu Hương
Hà Nội – Năm 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nghiên cứu triển khai hệ thống quản lý
năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho công ty ô tô Toyota Việt Nam” là
công trình nghiên cứu riêng của cá nhân tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và rõ ràng
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4
1.1.1 Quản lý năng lượng 4
1.1.2 Hệ thống quản lý năng lượng 4
1.1.3 Chính sách năng lượng 4
1.1.4 Mục tiêu năng lượng 4
1.1.5 Chỉ tiêu năng lượng 4
1.1.6 Hiệu quả năng lượng 4
1.1.7 Hiệu suất năng lượng 5
1.2 VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.2.1 Vị trí và vai trò của hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp 5
1.2.2 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp 6
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP .7
1.3.1 Các hệ thống quản lý hiện tại trong doanh nghiệp 7
1.3.2 Nguồn lực của doanh nghiệp 8
1.3.3 Văn hóa doanh nghiệp 8
1.3.4 Nhận thức của các cấp lãnh đạo và chủ doanh nghiệp 8
1.3.5 Rào cản từ phía nhân viên 9
1.3.6 Quá trình tìm hiểu và nhận thức về hệ thống 9
1.4 NGUYÊN TẮC CHUNG CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG 10
1.4.1 Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng 11
1.4.2 Nguyên tắc thực hiện của các hệ thống quản lý năng lượng 12
1.5 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI 13
Trang 51.6 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ISO
50001:2011 16
1.6.1 Giới thiệu về ISO 50001:2011 16
1.6.2 Quy trình và phương pháp xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 17
1.6.3 Tình hình áp dụng ISO 50001:2011 trên thế giới và Việt Nam 23
1.6.4 Tính cấp thiết phải áp dụng ISO 50001:2011 cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam 25
Tóm tắt nội dung chương 1 28
CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM (2010-2012) 29
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TMV 29
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 29
2.1.2 Quy trình sản xuất của công ty 33
2.1.3 Các hệ thống quản lý hiện đang sử dụng trong công ty TMV 39
2.2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ VÀ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY TMV 42
2.2.1 Thực trạng tiêu thụ năng lượng tại TMV 42
2.2.2 Thực trạng hệ thống quản lý năng lượng tại TMV 50
2.3 YÊU CẦU CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ISO 50001:2011 TẠI TMV 55
Tóm tắt nội dung chương 2 58
CHƯƠNG III – NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2011 TẠI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM 59
3.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỂ ÁP DỤNG ISO 50001:2011 CHO TMV 59
3.2 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CHO TMV ĐẾN NĂM 201560 3.2.1 Cam kết của lãnh đạo cấp cao 61
3.2.2 Thiết lập phạm vi và ranh giới của hệ thống quản lý năng lượng 62
3.2.3 Xây dựng cơ cấu tổ chức của ban quản lý năng lượng 68
3.2.4 Thiết lập các chính sách năng lượng cho TMV đến năm 2015 70
3.3 HOẠCH ĐỊNH NĂNG LƯỢNG CHO TMV ĐẾN NĂM 2015 71
Trang 63.3.1 Xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác về sử dụng năng lượng
trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô .71
3.3.2 Xác định các trung tâm tiêu thụ năng lượng SEU 72
3.3.3 Thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng cho TMV 75
3.3.4 Xác định các cơ hội cải tiến hiệu quả năng lượng cho TMV 87
3.3.5 Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch hành động cho TMV 92
3.4 ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ISO 50001:2011 TẠI TMV 95
3.4.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo 95
3.4.2 Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc 97
3.4.3 Xây dựng hệ thống tài liệu, văn bản 98
3.4.4 Xây dựng quy trình kiểm soát vận hành 100
3.5 KIỂM TRA VÀ KHẮC PHỤC HỆ THỐNG ISO 50001:2011 ĐƯỢC VÂN HÀNH TẠI TMV 101
3.5.1 Đo lường và giám sát 101
3.5.2 Đánh giá mức độ tuân thủ 101
3.5.3 Đánh giá nội bộ 101
3.6 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI TRONG VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ISO 50001:2011 TẠI CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM 105
3.6.1 Định hướng phát triển về quản lý năng lượng của TMV trong tương lai .105
3.6.2 Những rào cản cơ bản trong việc triển khai ISO 50001:2011 tại TMV 105 3.6.3 Đề xuất một số giải pháp đảm bảo tính khả thi trong việc triển khai ISO 50001:2011 tại TMV 108
Tóm tắt chương 3 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC ……… ……….123
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 TMV: Công ty ô tô Toyota Việt Nam
2 NL: Năng lượng
3 QLNL: Quản lý năng lượng
4 TTCL: Trung tâm chất lượng
5 SEU: Trung tâm tiêu thụ năng lượng
6 EnPI: Chỉ số hiệu quản năng lượng
7 KTNL: Kiểm toán năng lượng
Trang 9Bảng 3 13 Số liệu tiêu thụ năng lượng và sản phẩm của xưởng khung từ tháng
4/2012 đến tháng 3/2013 84
Bảng 3 14 Số liệu tiêu thụ năng lượng và sản phẩm của xưởng hàn từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013 86
Bảng 3 15 Tổng hợp các cơ hội cải tiến của TMV 92
Bảng 3 16 Mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng cho SEU Uitility 93
Bảng 3 17 Kế hoạch hành động của SEU Bộ phận phụ trợ 93
Bảng 3 18 Kế hoạch đào tạo cho TMV 96
Bảng 3 19 Thông tin trao đổi nội bộ của TMV 98
Bảng 3 20 Các tài liệu của hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cho TMV 99
Bảng 3 21 So sánh yêu cầu của ISO 50001:2011 với yêu cầu của ISO 14001:2004 tại TMV 112
Bảng 3 22 So sánh yêu cầu tài liệu của ISO 50001:2011 với tài liệu hiện có của ISO 14001:2004 tại TMV 113
Bảng 3 23 Giải pháp lắp thêm đồng hồ đo điện tại TMV 116
Trang 10MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1 1 Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng 12
Hình 1 2 Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011 17
Hình 1 3 Tỷ trọng các công ty được cấp chứng nhận ISO 50001:2011 theo quốc gia a)Tháng 8 năm 2012; b) 3 năm 2013 24
Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Toyota Việt Nam 31
Hình 2 2Các loại xe sản xuất trong nước của TMV 32
Hình 2 3 Thị phần của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) quý 1 năm 2013 32
Hình 2 4 Quy trình công nghệ lắp ráp ô tô của TMV 33
Hình 2 5 Quy trình dập 34
Hình 2 6 Quy trình hàn 35
Hình 2 7 Quy trình sơn ô tô 36
Hình 2 8 Quy trình công nghệ xưởng khung 36
Hình 2 9 Sơ đồ công đoạn lắp ráp 37
Hình 2 10 Công đoạn kiểm tra trong nhà máy Toyota 39
Hình 2 11 Mô hình ngôi nhà quản trị theo trường phái TPS của Toyota 40
Hình 2 12 Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo loại năng lượng của TMV 44
Hình 2 13 Tiêu thụ năng lượng của TMV từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2013 45
Hình 2 14 Tiêu thụ năng lượng và sản lượng ô tô của TMV từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2013 45
Hình 2 15 Tỷ trọng điện năng tiêu thụ theo khu vực của TMV từ tháng 10/2012 đến tháng 2/2013 48
Hình 2 16 Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng dầu theo các thiết bị của TMV 50
Hình 2 17 Hệ thống quản lý điện tại Bộ phận phụ trợ của TMV 53
Hình 2 18 Ma trận quản lý năng lượng của TMV 56
Hình 3 1 Quy trình sẽ triển khai ISO 50001:2011 tại TMV 60
Hình 3 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ban quản lý năng lượng của TMV 68
Hình 3 3 Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng của các khu vực tại TMV 74
Trang 11Hình 3 4 Đường cơ sở năng lượng của lò hơi dầu 79
Hình 3 5 Đường cơ sở năng lượng của máy nén khí 81
Hình 3 6 Đường cơ sở năng lượng của xưởng sơn 83
Hình 3 7 Đường cơ sở năng lượng của xưởng khung 85
Hình 3 8 Đường cơ sở năng lượng cho xưởng hàn 86
Hình 3 9 Quy trình kiểm toán năng lượng tại TMV 88
Hình 3 10 Đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của TMV sau khi hoàn thành Hoạch định năng lượng (Plan) 94
Hình 3 11 Sơ đồ thông tin trao đổi nội bộ của TMV 97
Hình 3 12 So sánh giữa suất tiêu hao năng lượng thực tế với chỉ số hiệu quả EnPI của các trung tâm tiêu thụ năng lượng SEU 103
Hình 3 13 Kết quả dự kiến sau khi xây dựng thành công mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 của TMV 104
Trang 12
Trang 13
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng được coi là huyết mạch trong nền kinh tế quốc dân và là huyết mạch trong mọi hoạt động của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, năng lượng trở thành mối quan tâm đặc biệt của tất cả các quốc gia và chính phủ các nước Sự lo ngại về an ninh năng lượng khi giá dầu mỏ leo tháng, và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng đáng báo động từ những khu công nghiệp lớn khiến cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải thắt chặt công tác quản lý năng lượng
Với tình hình như vậy, tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số 50/2011/QH120), trong đó yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm (>1000TOE/năm) phải xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Hệ thống quản lý năng lượng không chỉ nhằm mục đích giúp nhà nước có cơ
sở để quản lý tiêu thụ năng lượng tại các đơn vị, mà nó còn là công cụ giúp các doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý, đồng thời cải tiến liên tục hiệu quả sử dụng năng lượng của đơn vị mình
Cho đến năm 2011, sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 50001:2011 về hệ thống quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành đã là lời giải đáp
và là chìa khóa cho các doanh nghiệp trong vấn đề năng lượng Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 còn rất mới, các doanh nghiệp đang bắt đầu tiến hành triển khai, và kinh nghiệm triển khai còn rất ít, quá trình xây dựng và triển khai không được công bố Do đó nhiều doanh nghiệp còn e ngại chưa tiến hành xây dựng mô hình
Công ty Toyota Việt Nam (gọi tắt là TMV) là doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm (gần 3000TOE/năm) Doanh nghiệp có hệ thống quản lý chặt chẽ, người lao động có ý thức tự giác cao Tuy nhiên vấn đề năng lượng tại doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức Doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý năng lượng, việc xem xét tiêu thụ năng lượng và cải tiến hiệu quả năng lượng trong
Trang 14doanh nghiệp vì thế cũng chưa được tiến hành một cách quy củ, và liên tục Các chỉ tiêu năng lượng hiện do bộ phận quản lý môi trường quản lý, không phát huy được tính hiệu quả Bản thân doanh nghiệp luôn phải loay hoay tìm phương pháp để cải tiến hiệu quả năng lượng và tuân thủ luật pháp Việt Nam trong vấn đề năng lượng
Với tình hình thực tế như vậy, luận văn đã lựa chọn “Nghiên cứu và triển
khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cho công ty ô
tô Toyota Việt Nam”
2 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích:
- Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
- Nghiên cứu, triển khai hệ thống quản lý năng lượng cho TMV theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
- Đề xuất một số giải pháp đảm bảo tính khả thi trong việc xây dựng và vận hành hệ thống
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
- Công ty Toyota Việt Nam: tình hình sử dụng và tiêu thụ năng lượng
- Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của TMV
- Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cho công ty ô tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu:
‐ Phương pháp khảo sát trực tiếp
‐ Phương pháp thống kê, so sánh
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn là tài liệu giúp công ty TMV xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001: 2011 Luận văn cung cấp cái nhìn toàn cảnh về quá trình xây
Trang 15dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011, là
cơ sở để các doanh nghiệp mong muốn triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011 có thể sử dụng để tìm hiểu và tham khảo
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã và đang được áp dụng vào thực tiễn xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 của TMV
6 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
‐ Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp
‐ Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý năng lượng tại công ty ô tô Toyota Việt Nam (2010-2012)
‐ Chương 3: Nghiên cứu triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001: 2011 tại công ty ô tô Toyota Việt Nam
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Quản lý năng lượng
Quản lý năng lượng là sự phối hợp chủ động, có tổ chức, và hệ thống của việc mua sắm, chuyển đổi, phân phối và sử dụng năng lượng để đáp ứng các yêu cầu, trong đó có tính đến mục tiêu về môi trường là kinh tế [1]
1.1.2 Hệ thống quản lý năng lượng
Hệ thống quản lý năng lượng là hệ thống bao gồm một loạt các quy trình cho phép tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng liên tục [2]
và chỉ tiêu năng lượng [2]
1.1.4 Mục tiêu năng lượng
Mục tiêu năng lượng là kết quả/thành tựu cụ thể được đặt ra để đáp ứng chính sách năng lượng của tổ chức liên quan đến hiệu quả năng lượng cải tiến [1]
1.1.5 Chỉ tiêu năng lượng
Yêu cầu chi tiết và có thể lượng hóa về hiệu quả năng lượng, áp dụng cho tổ chức hoặc bộ phận của tổ chức, xuất phát từ mục tiêu năng lượng và cần được thiết lập, đáp ứng để đạt được mục tiêu này [1]
1.1.6 Hiệu quả năng lượng
Hiệu quả năng lượng là các kết quả đo được liên quan đến hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng [2]
Trang 171.1.7 Hiệu suất năng lượng
Tỷ số hoặc mối quan hệ định lượng khác giữa đầu ra gồm kết quả thực hiện, dịch vụ, hàng hoá hoặc năng lượng và năng lượng đầu vào.[2]
1.2 VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Vị trí và vai trò của hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp có rất nhiều các hệ thống quản lý, các hệ thống này có thể hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các hành động để đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung
Có thể kể đến một số hệ thống quản lý thường được sử dụng trong doanh nghiệp như trong bảng 1.1
Bảng 1 1 Một số hệ thống quản lý được sử dụng trong doanh nghiệp
Quản lý hành chính Quản lý môi trường Quản lý nhân sự
Quản lý thay đổi Quản lý chất lượng Quản lý chi phí
Quản lý thông tin Quản lý sản xuất Quản lý trang thiết bị
Quản lý rủi ro Quản lý dự án Quản lý năng lượng
Quản lý nói chung hay bất kỳ một hệ thống quản lý riêng nào trong doanh nghiệp đều thực hiện 5 nhiệm vụ cơ bản: xây dựng kế hoạch – hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên
Trong doanh nghiệp, quản lý năng lượng cũng thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản của một hệ thống quản lý là hoạch định: xác định mục tiêu, chỉ tiêu và lên các
kế hoạch hành động, tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu
để thực hiện kế hoạch, bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp, lãnh đạo/động viên: Giúp các nhân
viên trong tổ chức nhận thức, thực hiện việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm,
hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch, kiểm soát: giám sát, kiểm tra quá trình hoạt
Trang 18động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra)
Hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp cũng mang đầy đủ các đặc điểm của một hệ thống quản lý Hệ thống quản lý năng lượng phải bao gồm cơ cấu chính sách năng lượng với: chính sách năng lượng (policy), mục tiêu năng lượng (objectives), chỉ tiêu năng lượng (targets), kế hoạch hành động (action plans)
Hệ thống quản lý năng lượng đóng vai trò quan trọng trong mô hình quản lý của tổ chức bởi năng lượng là huyết mạch của các hoạt động Vì vậy hệ thống này luôn cần được nhiều quan tâm từ các nhà quản lý Vai trò chính của hệ thống quản
lý năng lượng đối với mỗi đơn vị, tổ chức có thể kể đến như sau:
• Phát hiện cơ hội cải tiến hiệu quả năng lượng nhằm tiết kiệm chi phí
• Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng thông qua hệ thống đo lường, giám sát quy trình vận hành
• Nâng cao nhận thức, duy trì việc tiết kiệm năng lượng
• Xây dựng kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng
• Cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng từ đó đảm bảo bền vững trong việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp
• Giảm phát thải khí nhà kính
Ngày nay, các nước trên thế giới đã và đang triển khai xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo nhiều phương thức khác nhau tùy theo quy mô quốc gia hoặc khu vực Tuy nhiên mọi hệ thống quản lý năng lượng đều có vị trí và vai trò không đổi như trên
1.2.2 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp
Hệ thống quản lý năng lượng được áp dụng trong doanh nghiệp mang lại những lợi ích cho bản thân doanh nghiệp cũng như cho cộng đồng và xã hội
Với doanh nghiệp, hệ thống quản lý năng lượng giúp cải tiến hiệu suất vận hành, giảm cường độ năng lượng, thiết lập các quy trình ra quyết định về năng lượng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, cho thấy trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp
Trang 19Đối với cộng đồng và xã hội Hệ thống quản lý năng lượng giúp cho các nhà chức trách có thể quản lý và thực hiện quản lý một cách liên tục và chặt chẽ đối với các đơn vị tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là các đơn vị tiêu thụ nhiều năng lượng nhằm đạt được các mục tiêu chung của xã hội
Nhìn chung lợi ích của hệ thống này là:
• Sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên của quốc gia
• Giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư, xây dựng và cải thiện hệ thống cung cấp
và truyền tải năng lượng
• Giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính, đảm bảo môi trường sống trong sạch cho cộng đồng và xã hội
• Giúp duy trì, kiểm tra, giảm sát, và cải tiến liên tục việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Có thể nói đây là hệ thống “win-win” tức là hai bên cùng thắng vì hệ thống quản lý năng lượng có thể được thực hiện trước tiên chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp
và sau đó là vì lợi ích của đối tác và khách hàng
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN
LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1 Các hệ thống quản lý hiện tại trong doanh nghiệp
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã và đang áp dụng khá nhiều hệ thống quản lý Tuy nhiên các hệ thống quản lý nói chung và các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO nói riêng (như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000) lại do nhiều cơ quan, chuyên gia tư vấn khác nhau
hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và triển khai nên hầu hết các phương pháp quản lý của doanh nghiệp về các lĩnh vực khác nhau ít khi gắn kết được với nhau Thậm chí còn bị chồng chéo gây xung đột trong quá trình làm việc
Vì vậy khi lựa chọn việc đưa thêm hệ thống quản lý năng lượng vào doanh nghiệp thì lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng tính tương đồng và tương khắc của nó với các hệ thống quản lý hiện tại trong doanh nghiệp mình
Trang 201.3.2 Nguồn lực của doanh nghiệp
Các nguồn lực trong doanh nghiệp có thể kể đến như: nhân lực, tài chính, vật
tư, trí thực và giá trị vô hình Với bất kỳ hệ thống quản lý nào thì doanh nghiệp cũng phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất để đạt đến mục tiêu đề ra của hệ thống quản lý đó
Do nguồn lực rất hạn chế và để giảm chi phí tư vấn, nhiều doanh nghiệp phải
xé nhỏ, phân vùng, chia thành nhiều khu vực để mỗi vùng, hay mỗi khu vực thực hiện một hệ thống quản lý khác nhau như có mỗi khu vực thực hiện 1 loại hệ thống quản lý (như ISO 14001:2004, ISO 9001:2008, OHSAS 180001)
Khi đưa hệ thống quản lý năng lượng vào thì doanh nghiệp có thể áp dụng theo phương thức này Lợi ích mang lại là doanh nghiệp có rất nhiều chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn, đáp ứng nhanh đòi hỏi của thị trường Tuy nhiên nó cũng dẫn tới tình trạng phân tán nguồn lực, quản lý không thống nhất, phức tạp và hiệu lực, hiệu quả sẽ thấp, khó có thể duy trì hiệu quả lâu dài
1.3.3 Văn hóa doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình tập quán làm việc hay nói đúng hơn là triết lý về quản lý Mỗi phong cách quản lý khác nhau tạo nên cách thức làm việc khác nhau của người lao động
Vì vậy khi đưa thêm hệ thống quản lý năng lượng vào doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần cân nhắc rất kỹ về tính phù hợp của hệ thống này với cách quản
lý hiện tại của công ty Nếu có sự không phù hợp thì việc áp dụng hệ thống quản lý này thực sự rất khó khăn, do vấp phải rào cản từ chính người lao động và chính bản thân chủ doanh nghiệp
1.3.4 Nhận thức của các cấp lãnh đạo và chủ doanh nghiệp
Hệ thống quản lý năng lượng muốn tồn tại, duy trì tính hiệu quả trong doanh nghiệp cần có sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất
Kinh nghiệm cho thấy nếu lãnh đạo doanh nghiệp không thực sự muốn áp dụng hệ thống quản lý nào đó thì đó là nguyên nhân sâu xa nhất khiến cho hệ thống
Trang 21quản lý đó chỉ mang tính hình thức, không đi vào thực tế làm việc của người lao động, thậm chí là đánh mất hoàn toàn tính hiệu quả của nó, khiến nó chỉ tồn tại trên giấy tờ Điều này có thể thấy rất rõ trong việc áp dụng ISO 9001:2008 ở Việt Nam, khi nhiều doanh nghiệp có chứng chỉ nhưng không thực hiện phương thức quản lý theo ISO 9001:2008 Sau khi hết hạn, hệ thống này cũng không được thực hiện đánh giá lại
Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công và hiệu quả của hệ thống quản lý Vì vậy khi áp dụng hệ thống quản lý năng lượng thì cần phải thiết lập các công cụ quản lý cho người lãnh đạo cao nhất (tổng giám đốc, giám đốc trưởng đơn vị ) theo các tiêu chí quản lý tiên tiến Và nhất thiết cần phải có cam kết của lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp
1.3.5 Rào cản từ phía nhân viên
Khi đưa vào một hệ thống quản lý mới, doanh nghiệp thường gặp phải trở ngại do sức ì tâm lý không muốn thay đổi, và thói quen lâu đời đã ăn sâu vào tiềm thức của từng cá nhân trong doanh nghiệp Đối với hệ thống quản lý năng lượng cũng như vậy
• Tâm lý không thích thay đổi được thể hiện qua thái độ phản kháng của cán
bộ, nhân viên
• Coi áp dụng hệ thống quản lý mới là việc của lãnh đạo
• Phối hợp giữa các bộ phận còn kém Thiếu sự nhiệt tình của các cán bộ quản
lý cấp trung gian
1.3.6 Quá trình tìm hiểu và nhận thức về hệ thống
Kinh nghiệm khi xây dựng các hệ thống quản lý tại Việt Nam cho thấy quá trình tìm hiểu và nhận thức về hệ thống là vô cùng quan trọng Các doanh nghiệp thường hiểu lầm hoặc hiểu không chính xác dẫn đến việc thực hiện có nhiều sai lầm
Các hướng dẫn của tiêu chuẩn chỉ nêu định hướng của các quá trình lớn Vì vậy cần vận dụng kiến thức của nhiều môn quản lý để nắm được nội dung cũng như
Trang 22cần dũng cảm đánh giá thực trạng của doanh nghiệp (tài chính và quan trọng hơn nhiều là vị thế cạnh tranh)
Mặt khác trong quá trình thực hiện cần kiên trì, sáng tạo để hoạch định kế hoạch Việc ghi lại những gì đang làm một cách có hệ thống khá phức tạp nên nhiều doanh nghiệp có tình trạng là xây dựng hệ thống tài liệu không phù hợp Vì vậy trong quá trình thực hiện thường cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn
Hơn nữa việc xây dựng thói quen thực hiện có kế hoạch, tuân thủ các qui định và ghi lại những gì đã làm là một công việc tốn nhiều công sức, thời gian nên cần phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực của người lao động một cách liên tục
Một vấn đề khác là khi xây dựng xong hệ thống, các doanh nghiệp thường áp dụng một cách máy móc tiêu chuẩn Như xây dựng hệ thống văn bản các quy định
về quản lý có yêu cầu quá cao hoặc rất phức tạp làm người thực hiện không tuân thủ được hay coi việc áp đụng hệ thống quản lý mới như một cuộc cách mạng mà xóa
bỏ hết những quy định quản lý cũ đang phát huy hiệu quả tại đơn vị Nhiều doanh nghiệp coi hệ thống quản lý đã thành công khi xây dựng và ban hành xong các quy định quản lý
1.4 NGUYÊN TẮC CHUNG CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
Hiện nay để xây dựng mô hình quản lý năng lượng người ta có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau.Mỗi tiêu chuẩn được coi là một công cụ để thực hiện thành công một hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn tồn tại một nguyên tắc chung để xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho doanh nghiệp
dù theo bất kỳ tiêu chuẩn nào
Để thiết lập một hệ thống quản lý năng lượng cần:
• Thiết lập và truyền đạt các cam kết năng lượng và các loại văn bản dữ liệu
• Đảm bảo các kế hoạch hành động được thiết lập, quản lý và hoàn thành
• Đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu về năng lượng
Trang 23• Cung cấp nhận thức, đào tạo về năng lượng cho các nhân viên trong tổ chức
• Kiểm soát hoạt động để đảm bảo tiết kiệm năng lượng sẽ được duy trì
• Chủ động giám sát và đo lường các trung tâm tiêu thụ năng lượng đáng kể
• Chứng minh hiệu quả cải tiến hiệu suất
• Thực hiện việc kiểm tra thông qua các kiểm toán
• Đảm bảo thành công thông qua sự xem xét của lãnh đạo
1.4.1 Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Đặc điểm chung của các hệ thống quản lý năng lượng tiên tiến trên thế giới
đó là đều được xây dựng dựa trên những nguyên tắc liên tục cải tiến theo chu trình bao gồm Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến (P-D-C-A), cụ thể là:
• Hoạch định (Plan): lên kế hoạch những việc cần làm Tức là đánh giá hiện trạng tiêu thụ năng lượng, đưa ra mục tiêu và kế hoạch triển khai thực hiện
• Triển khai (Do): căn cứ từ kế hoạch đã xây dựng, triển khai thực hiện chủ yếu các nội dung bao gồm: đào tạo, trao đổi thông tin, kiểm soát vận hành
• Kiểm tra (Check): so sánh kết quả thực hiện với yêu cầu của hệ thống và với mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra Các hoạt động bao gồm: giám sát và đo lường, đánh giá nội bộ và sự không phù hợp, khắc phục và phòng ngừa
• Cải tiến (Act): Đánh giá lại và đưa ra những quyết sách, thay đổi cần thiết để đảm bảo tính phù hợp của hệ thống quản lý năng lượng Phần này do lãnh đạo cấp cao xem xét, quyết định
Mô hình này được lặp lại liên tục, kết quả của chu trình này sẽ là nền tảng cho chu trình tiếp theo Các đơn vị áp dụng mô hình PDCA sẽ dễ dàng đánh giá lại kết quả hành động nhằm tối ưu liên tục hệ thống tiêu thụ năng lượng hiện tại và giảm thiểu chi phí năng lượng một cách nhanh chóng
Mô hình quản lý năng lượng theo PDCA rất dễ dàng được lồng ghép vào cấu trúc quản lý hiện tại của đơn vị nếu như đơn vị đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, môi trường ISO14001,…
Trang 24Hình 1 1 Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
1.4.2 Nguyên tắc thực hiện của các hệ thống quản lý năng lượng
Làm thế nào để thực hiện được hệ thống quản lý năng lượng? Đây là một câu hỏi mà tất cả các đơn vị đều băn khoăn khi chuẩn bị tiếp cận và xem xét áp dụng bất
kỳ một mô hình quản lý nào Để giải quyết vấn đề này thì hệ thống quản lý năng lượng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc 1: Yêu cầu cần thiết phải có cam kết của lãnh đạo cấp cao trong
doanh nghiệp thông qua việc thiết lập chính sách năng lượng
Yêu cầu đối với chính sách năng lượng được lập ra là:
• Chính sách năng lượng của doanh nghiệp phải được đưa ra bàn luận và thống nhất với các cấp quản lý và các bộ phận trong doanh nghiệp
• Nhà quản lý phải hiểu thực hiện chính sách ở đâu và như thế nào
• Mỗi phòng ban đều phải có một kế hoạch hành động cụ thể
• Chính sách cần được xem xét và nghiên cứu lại một cách thường xuyên
Nguyên tắc 2: Hiện thực hóa chính sách năng lượng thông qua mục tiêu, chỉ
tiêu, kế hoạch hành động cụ thể
Nguyên tắc 3: Các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần đánh giá quá
trình thực hiện quản lý
Nguyên tắc 4: Yêu cầu cần có kế hoạch phòng ngừa và khắc phục
Các kế hoạch đề phòng bất ngờ cần được nghiên cứu để có thể ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh, yêu cầu pháp luật, bản thân quy trình hoạt động hay sản xuất,… của doanh nghiệp
Trang 251.5 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ
GIỚI
Sự ra đời liên tục của các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng tại một
số nước từ năm 2000 cho đến năm 2011, và ở tất cả các khu vực Châu Mỹ, Châu
Âu, Châu Á cho thấy hệ thống quản lý năng lượng đang phát triển không chỉ ở quy
mô quốc gia mà đã và đang phát triển ở quy mô toàn cầu (chi tiết xem bảng 1.2)
Bảng 1 2 Danh mục các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng
Số hiệu tiêu chuẩn hệ thống
quản lý năng lượng Quốc gia/Khu vực Năm ban hành
Nguồn: Unido-Unitednations Industrial Development Organization
Mục đích của các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng là đưa ra một
khuôn khổ hệ thống cho các đơn vị, tổ chức nhằm đạt hiệu quả năng lượng Các tiêu
chuẩn quốc gia và khu vực được sử dụng song song tùy theo đặc điểm và nhu cầu
của từng đơn vị, tổ chức khác nhau Hiện nay, ba tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý
năng lượng của Mỹ (MSE 2000), Châu Âu (EN 16001) vàTổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế (ISO 50001:2011) được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất
Trang 26Trong đó, tiêu chuẩn của Mỹ (MSE 2000) được ban hành đầu tiên vào năm
2000 đã trở thành cơ sở nền tảng đối với các hệ thống quản lý năng lượng tại các quốc gia khác Tiêu chuẩn của Châu Âu (EN 16001) thì được xây dựng dựa trên sự thống nhất và đồng thuận từ các tiêu chuẩn quốc gia trong liên minh khu vực Và cuối cùng là tiêu chuẩn ISO 50001:2011 mới được ban hành trong thời gian gần đây
Các tiêu chuẩn này đều có điểm tương đồng về mặt cấu trúc, tuy nhiên vẫn
có nhiều đặc điểm nổi bật riêng trong từng hệ thống (chi tiết xem bảng 1.3)
Bảng 1 3 So sánh sự khác nhau giữa 3 tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng
lượng (MSE 2000, EN 16001, ISO 50001:2011)
Mục đích -Kiểm soát và giảm chi
phí năng lượng -Giảm tác động liên quan đến môi trường
-Cải thiện liên tục hiệu quả năng lượng
-Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và/hoặc các nguồn năng lượng khác
-Cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng bao gồm hiệu suất năng lượng, sử dụng và tiêu thụ năng lượng
Thiết lập chính
sách
Nhấn mạnh và tách biệt vai trò của người quản
lý cao nhất
Giới hạn và thể hiện qua vai trò, trách nhiệm và quyền hạn chung của lãnh đạo
Nhấn mạnh và tách biệt vai trò của người quản
-Xác định chỉ số hiệu quả KPI
-Tập trung đánh giá trung tâm tiêu thụ năng lượng
-Chỉ số hiệu quả năng lượng EnPI
-Đường cơ sở năng lượng
-Dự báo tiêu thụ trong
Trang 27-Thiết lập dự án cải thiện hiệu quả năng lượng
thụ năng lượng -Xây dựng các hoạt động tiết kiệm năng lượng
tương lai -Lập chỉ tiêu, mục tiêu,
-Đo lường giám sát các EnPI
-Đo lường kết quả đầu
ra của xem xét năng lượng
-So sánh EnPI với thực
tế Đánh giá nội bộ -Đánh giá thực trạng sau
khi triển khai
-Đánh giá quá trình và khu vực
-Đánh giá trước, trong, sau khi triển khai
-Đánh giá lại hàng năm Xem xét của
lãnh đạo
-Đại diện lãnh đạo -Đại diện lãnh đạo -Lãnh đạo cấp cao
Với sự giống nhau và khác nhau giữa các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng như vậy, vấn đề của doanh nghiệp là làm thể nào lựa chọn được một mô hình quản lý năng lượng phù hợp với doanh nghiệp mình? Tùy theo từng doanh nghiệp mà có sự lựa chọn khác nhau Tuy nhiên tại Việt Nam thì hiện nay hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 đã được ban hành thành tiêu chuẩn Việt Nam về quản lý năng lượng (TCVN 50001:2011) Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay chỉ có hệ thống ISO 50001:2011 là có đơn vị chứng nhận, đảm bảo tính khách quan và hiệu lực Do vậy ISO 50001:2011 là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu với các doanh nghiệp hiện nay khi xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Trang 281.6 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ISO 50001:2011
1.6.1 Giới thiệu về ISO 50001:2011
Ngày 15 tháng 6 năm 2011, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2011:2011 Hệ thống Quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
Khái niệm hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
Hệ thống quản lý năng lượng là tập hợp các yếu tố liên quan hoặc tương tác lẫn nhau để thiết lập chính sách năng lượng và các mục tiêu năng lượng, các quá trình, thủ tục để đạt được các mục tiêu đó (mục 3.9 Thuật ngữ và định nghĩa)
Mục đích của hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
Mục đích của hệ thống Quản lý năng lượng (QLNL) theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 là giúp các tổ chức thiết lập các hệ thống và các quá trình cần thiết để nâng cao hiệu quả năng lượng, gồm hiệu suất năng lượng, việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng
Việc áp dụng tiêu chuẩn này nhằm giảm phát thải khí nhà kính và các tác động môi trường khác có liên quan cũng như chi phí năng lượng thông qua quản lý năng lượng một cách hệ thống
Đối tượng áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
Tiêu chuẩn ISO 50001:2011:2011 có thể áp dụng cho mọi tổ chức có nhu cầu, không phân biệt quy mô, hoạt động hay yếu tố địa lý
Lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để mọi tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và
áp dụng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của mình
Việc áp dụng tiêu chuẩn này mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
• Đánh giá mức tiêu thụ và sử dụng năng lượng hiện tại
Trang 29• Tìm ra các giải pháp cải tiến nhằm sử dụng một cách tốt hơn các thiết bị sử dụng năng lượng hiện tại,
• Giảm được chi phí năng lượng cho doanh nghiệp
• Tránh được các khoản tiền phạt theo các chế tài xử lý vi phạm trong việc sử dụng năng lượng
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến quản lý năng lượng đối với các dự
án giảm phát thải khí nhà kính
• Tạo cơ hội cho việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
• Là công cụ cho doanh nghiệp vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại
• Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và cơ hội cho việc mở rộng thị trường, bao gồm cả việc gia nhập thị trường quốc tế
• Có thể được áp dụng độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống quản lý khác một cách thuận lợi, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
1.6.2 Quy trình và phương pháp xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
Hình 1 2 Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO
50001:2011
B1: Khởi động
B2: Xác định tình trạng NL
B3: Lập mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch
B5: Kiểm tra thực tế
B4: Thực hiện, quản lý và cải tiến
B6: Kiểm tra hệ thống
B7: Duy trì và cải tiến hệ thống
Plan
Do
Check
Act
Trang 30Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 được thiết kế dựa trên nguyên tắc của chu trình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến) Vì thế nó đảm bảo tính tương thích tối đa với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phổ biến khác như ISO 14001:2004:2004, ISO 9001:2008:2008, ISO 22000:2005,… Do đó, một tổ chức có thể áp dụng tiêu chuẩn một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác
Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 được thể hiện trong hình 1.2 với 7 bước cơ bản
Bước 1: Khởi động:
Bốn yêu cầu của bước này bao gồm: nhận được cam kết của lãnh đạo cao nhất, xác định phạm vi và ranh giới hệ thống quản lý năng lượng, xây dựng cơ cấu
tổ chức ban quản lý năng lượng, thiết lập chính sách năng lượng
Nhận được cam kết của lãnh đạo cao nhất là bước đầu tiên và quyết định cho việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Phạm vi và ranh giới được căn cứ dựa trên quy mô và đặc thù sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại tổ chức Trong đó, ranh giới là giới hạn về địa lý hoặc địa điểm và/hoặc giới hạn về mặt tổ chức do tổ chức xác định Phạm vi của hệ thống quản lý có thể là các dạng năng lượng hoặc các hệ thống, thiết bị, quy trình có liên quan đến việc sử dụng và tiêu thụ các dạng năng lượng của tổ chức
Hệ thống quản lý năng lượng chỉ hoạt động được khi có cơ cấu tổ chức của ban quản lý gồm đại diện lãnh đạo, người quản lý năng lượng và đội quản lý năng lượng Trong đó hai vị trí đại diện lãnh đạo năng lượng và người quản lý năng lượng có thể cùng do một cá nhân đảm nhận trách nhiệm
Đội quản lý năng lượng gồm đại diện các bộ phận liên quan đến việc sử dụng năng lượng, có chức năng triển khai các hoạt động trong hệ thống quản lý năng lượng và là cầu nối trung gian giữa lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức
Trên cơ sở thiết lập cơ cấu ban quản lý năng lượng, cần xác định vai trò, trách nhiệm cụ thể của các thành viên nhằm đạt hiệu quả trong quản lý sau này
Trang 31Bước 2: Xác định tình trạng năng lượng
Để xây dựng hệ thống quản lý năng lượng yêu cầu cần thiết phải có một kế hoạch năng lượng chi tiết ISO 50001:2011 yêu cầu cần có văn bản ghi chép quá trình và chỉ đạo mọi hành động liên quan đến năng lượng trong tổ chức để đảm bảo mục tiêu cải tiến hiệu quả liên tục Các bước cần thực hiện bao gồm:
• Xem xét các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác
• Thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu năng lượng
• Xác định các trung tâm tiêu thụ năng lượng (SEU)
• Nhận dạng các cơ hội cải tiến năng lượng
• Thiết lập đường cơ sở năng lượng và các chỉ số hiệu quả năng lượng
Tổ chức cần nhận biết các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác mà mình cần thực hiện và tuân thủ có liên quan đến việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu suất năng lượng Từ đó đảm bảo rằng hệ thống quản lý năng lượng được xây dựng sẽ giúp tổ chức đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu này
Nhận dạng các trung tâm tiêu thụ năng lượng (SEU) có thể là thiết bị, quy trình, hệ thống hay khu vực sử dụng nhiều năng lượng hoặc có tiềm năng cải thiện hiệu suất năng lượng lớn và thiết lập danh sách này theo thứ tự ưu tiên quản lý
Sau đó tiến hành thiết lập đường cơ sở năng lượng và các chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) cho các SEU và cho toàn bộ tổ chức (nếu được) Trong đó, đường cơ sở năng lượng là chuẩn định lượng đưa ra cơ sở cho việc so sánh hiệu quả năng lượng [3] Chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPIs) là giá trị hoặc thước đo định lượng của hiệu quả năng lượng, do tổ chức xác định [3]
Đường cơ sở năng lượng và các EnPI được sử dụng làm cơ sở đánh giá hiệu quả cải tiến năng lượng của hệ thống, so sánh, xác định hiệu quả năng lượng, làm chuẩn đối chiếu trước và sau khi thực hiện các hành động cải tiến Đường cơ sở năng lượng có thể được chuẩn hóa bằng cách sử dụng các biến số ảnh hưởng đến việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng ví dụ như nhiệt độ ngày, sản phẩm,…
Để thiết lập đường cơ sở năng lượng cần tiến hành các bước dưới đây
Trang 32Nhận dạng các biến số liên quan ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng nhằm xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng như thời tiết, kế hoạch vận hành (ngày, giờ, ngày lễ), nguyên vật liệu hoặc độ ẩm (biến đầu vào), lượng sản phẩm (biến đầu ra), mùa nào trong năm (áp dụng cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhu cầu thay đổi theo mùa), số giờ/ca vận hành (yếu tố liên quan đến dây chuyền sản xuất)
Tùy vào sự dao động của các biến số mà đưa ra cách xây dựng như sau:
• Mô hình giản đơn là mô hình mà tại đó đường cơ sở năng lượng chỉ
phản ảnh năng lượng tiêu thụ tại năm cơ sở trong trường hợp các biến
số không thay đổi đáng kể trong thời gian sử dụng và tiêu thụ năng lượng hoặc không có biến số ảnh hưởng
• Mô hình chuẩn hóa là mô hình mà tại đó đường cơ sở năng lượng phản
ánh mối liên hệ giữa năng lượng tiêu thụ và các biến liên quan như đã xác định ở nội dung trên Phương pháp được sử dụng trong trường hợp này
là phương pháp hồi quy
EnPI có thể là một tham số hay tỷ lệ đơn giản, như năng lượng tiêu thụ trung bình trên một đơn vị sản xuất Việc cải thiện hiệu quả năng lượng được xác định bằng cách so sánh EnPI hiện tại so với giá trị ban đầu từ đường cơ sở năng lượng
Bảng 1 4 Một số EnPI thường sử dụng Đại lượng đầu ra, Đơn vị Năng lượng đầu vào, Đơn vị Đơn vị EnPI
Khối lượng: tấn, kg, … Nhiệt, Btu Btu/kg, Btu/tấn
Số sản phẩm: cái, chiếc, Nhiệt, Btu Btu/chiếc
Số khách hàng: người, hộ, … Nhiệt, Btu Btu/người
Nguồn: Unido-Unitednations Industrial Development Organization
Trang 33Nhận dạng các cơ hội cải tiến là bước quan trọng nhằm cải hiệu quả năng lượng Hoạt động này được căn cứ từ thực trạng sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại các trung tâm tiêu thụ năng lượng - SEU Sau khi nhận dạng các nhà quản lý phải xác định được các tiêu chí xếp hạng với mỗi cơ hội cải tiến để thực hiện các dự án năng lượng Mỗi doanh nghiệp khác nhau có thể tự đưa ra các tiêu chí khác nhau Nhìn chung, các tiêu chí chính được hầu hết doanh nghiệp quan tâm, chú trọng bao gồm: chi phí năng lượng tiết kiệm hàng năm, thời gian hoàn vốn của dự án, thời gian triển khai dự án là yếu tố thể hiện nỗ lực thực hiện dự án, tác động đối với môi trường, sức khỏe và độ an toàn
Các dự án được xếp hạng theo 2 phương pháp là không có trọng số hoặc có trọng số Tùy vào đặc thù, quan điểm của từng tổ chức mà lựa chọn một trong hai phương pháp trên cho hợp lý
Bước 3: Xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
Kết quả của giai đoạn hoạch định “PLAN” là đưa ra định lượng cụ thể cho mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng
Theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình Tất cả hoạt động này cần được văn bản hóa, cập nhật theo thời gian xác định, bao gồm:
• Ấn định rõ trách nhiệm của các đối tượng tham gia
• Xác định phương thức và khuôn khổ thời gian đạt được các chỉ tiêu riêng lẻ
• Tuyên bố về phương pháp kiểm tra xác nhận cải tiến hiệu quả năng lượng
• Tuyên bố về phương pháp kiểm tra xác nhận kết quả
Bước 4: Kiểm tra thực tế
Trước khi tiến hành giai đoạn “DO” – thực hiện, cần xem xét lại đầu ra của giai đoạn “PLAN” – hoạch định có đảm bảo đáp ứng đầy đủ cam kết trong chính sách và từng nhiệm vụ cần rõ ràng, tập trung vào quản lý năng lượng và cải tiến hiệu suất năng lượng, nguồn lực đầy đủ và khả năng thành công được chấp nhận bởi tất cả các bên liên quan Và tất cả các bước 1, 2, 3 đều được thực hiện đầy đủ
Trang 34Bước 5: Thực hiện, quản lý và cải tiến
Đây là giai đoạn triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành dựa trên các kết quả đầu ra của hoạt động hoạch định năng lượng, bao gồm:
• Thực hiện triển khai các hoạt động đào tạo
• Thực hiện việc truyền đạt và trao đổi thông tin trong nội bộ và với các bên liên quan về hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức
• Thiết lập hệ thống tài liệu nội bộ và kiểm soát tài liệu, hồ sơ liên quan tới hệ thống quản lý năng lượng
• Tiến hành việc duy trì và điều hành hệ thống quản lý năng lượng
• Quá trình cải tiến, nâng cao thiết bị và công nghệ cần chú ý tới việc các cơ hội cải tiến hiệu quả năng lượng khi thiết kế và mua sắm mới
Bước 6: Kiểm tra hệ thống
Bước này cần đươc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện của hệ thống quản lý năng lượng Trong đó, các đối tượng cần kiểm tra bao gồm:
• Các nguồn năng lượng, các hộ sử dụng và tiêu thụ năng lượng hiện tại
• Các trung tâm tiêu thụ năng lượng SEU
• Các biến ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu thụ và sử dụng năng lượng
• Chỉ số hiệu quả năng lượng EnPI
• Kế hoạch hành động, hiệu quả đạt được mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng
• Các cơ hội cải thiện hiệu quả năng lượng ưu tiên
• Tiêu thụ năng lượng thực tế so với mong đợi
Cần đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà
tổ chức áp dụng Đánh giá nội bộ nhằm so sánh giữa kết quả thực tế với các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra Và so sánh hệ thống đã được xây dựng với tiêu chuẩn ISO 50001:2011, nhận biết sự không phù hợp và thực hiện các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
Trang 35Bước 7: Xem xét của lãnh đạo
Định kỳ kế hoạch, lãnh đạo cao nhất phải xem xét hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức để đảm bảo sự phù hợp, đầy đủ và hiệu lực liên tục của hệ thống quản lý năng lượng
1.6.3 Tình hình áp dụng ISO 50001:2011 trên thế giới và Việt Nam
Bắt đầu xuất hiện từ năm 2011, ISO 50001:2011 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như các doanh nghiệp Hệ thống tương tự như ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 nhưng ISO 50001:2011 tập trung vào lĩnh vực giảm thiểu tiêu thụ năng lượng thông qua phương pháp quản lý và thúc đẩy cải tiến
kỹ thuật trong đơn vị
Đối với thế giới đây không phải là tiêu chuẩn đầu tiên về hệ thống quản lý năng lượng nhưng là một tiêu chuẩn tương đối hoàn thiện, khắc phục các nhược điểm của các tiêu chuẩn trước đây (như so sánh ở mục 1.5) và thân thiện hơn với người dùng đặc biệt là đối với các đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hay ISO 14001:2004 Chỉ trong 2 năm, tiêu chuẩn đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều công ty trên toàn cầu Tốc độ áp dụng tiêu chuẩn cũng tăng lên một cách nhanh chóng Từ tháng 3 năm 2013 mới chỉ có hơn 1.000 công ty và hơn 1500 khu vực của hơn 30 nước trên thế giới đạt chứng nhận tiêu chuẩn ISO 50001:2011 với phân bố theo các quốc gia như trong hình 1.5 Cho đến tháng 8 năm 2013, sau 5 tháng thì đã có hơn 2000 công ty trên thế giới với hơn 3400 khu vực tại hơn 50 quốc gia áp dụng đã được nhận chứng chỉ cho hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 (xem hình 1.6) Nước dẫn đầu trong việc xây dựng hệ thống quản lý theo ISO 50001:2011 là Đức và các nước Châu Âu Tốc độ tăng gấp hai lần về số lượng các công ty, các khu vực và các quốc gia áp dụng chỉ sau 2 tháng cho thấy ISO 50001:2011 cung cấp các lợi ích thiết thực cho khác hàng và giúp họ tăng sức cạnh tranh trên thị trường.Và ISO 50001:2011 đang trở thành xu hướng toàn cầu
Trang 36Mục tiêu của nhà sản xuất không chỉ là được cấp giấy chứng nhận, mà còn là tiết kiệm năng lượng và hoạt động hiệu quả hơn Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 tập trung vào cải tiến hiệu quả năng lượng giúp tổ chức đạthiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn và hướng tới phát triển bền vững
Tại Việt Nam, đã có 4 công ty nhận được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 đó là Diesel Sông Công, Samsung Electronic Vietnam, Miliket Colusa
và Henkel Vietnam Trong đó, hệ thống quản lý năng lượng đã phát huy một cách hiệu quả ngay sau khi được xây dựng như công ty Diesel Sông Công tiết kiệm được 30% chi phí năng lượng sau 6 tháng xây dựng mô hình Việt Nam hiện có khoảng
4779 công ty đăng ký theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 [Survey 2011] và nhiều công
ty đăng ký theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nên việc áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn ISO 50001:2011 tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ còn là vấn
đề thời gian
Hình 1 3 Tỷ trọng các công ty được cấp chứng nhận ISO 50001:2011 theo
quốc gia a)Tháng 8 năm 2012; b) 3 năm 2013
Nguồn : DIN: NA 172 Normenausschuss Grundlagen des Umweltschutzes (NAGUS) - German Federal Environment Agency
Trang 37Ngay sau khi tiêu chuẩn ISO 50001:2011 ra đời tháng 5 năm 2011 thì Việt Nam ngay lập tức dịch và áp dụng bộ tiêu chuẩn này thành tiêu chuẩn Việt Nam ISO 50001:2011:2012 vào năm 2012 Điều này cho thấy các nhà làm luật cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam đã chờ đợi ISO 50001:2011 ra đời từ rất lâu rồi
Mặc dù mới bước đầu được thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên ISO 50001:2011 được coi là “phao cứu sinh” cho các nhà làm luật cũng như các doanh nghiệp trong vấn đề năng lượng bởi nó giúp quản lý năng lượng, cải tiến hiệu quả năng lượng một cách bền vững, và giúp cho luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trở nên dễ thực hiện và thực hiện có hiệu quả với các doanh nghiệp hơn bao giờ hết
1.6.4 Tính cấp thiết phải áp dụng ISO 50001:2011 cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự được bắt đầu vào năm 1991, rất muộn so với thế giới, với sự xuất hiện của hai công ty ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC Sau hơn 20 năm, đến năm 2010 (sau 3 năm khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO), tổng công suất thiết kế của ngành ô tô lên đến 800,000 xe/năm
1.6.4.1 Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô của nước ta chủ yếu là thực hiện công đoạn lắp ráp ô
tô và sản xuất một số các phụ tùng như vỏ xe, khung xe, còn động cơ ô tô và linh kiện của nó thì gần như là nhập khẩu hoàn toàn Chính vì vậy nó có những đặc điểm rất khác biệt với ngành công nghiệp ô tô trên thế giới và với các ngành công nghiệp khác Có thể thấy một số đặc điểm nổi bật của ngành như sau:
Công nghệ lạc hậu có hiệu suất tiêu thụ năng lượng thấp Các máy móc tiêu tốn nhiều điện năng mà hiệu quả còn chưa cao.Nền công nghiệp ô tô Việt Nam được hình thành từ nền công nghiệp cơ khí lạc hậu nên các trang thiết bị máy móc
để lại đều đã quá cũ và lỗi thời lạc hậu so với thời kỳ mới
Trang 38Các công nghệ chủ yếu do các công ty mẹ đưa về Việt Nam để thực hiện quá trình lắp ráp cho các sản phẩm nội địa với mục đích làm giảm giá xe ô tô trên thị trường Việt Nam Kể từ khi thiết bị được lắp đặt cũng rất ít lần được nâng cấp
Vấn đề năng lượng và quản lý năng lượng chưa được quan tâm một cách rõ ràng Lãng phí về năng lượng ở các công ty nước ngoài hay các công ty của Việt Nam hoạt động trong ngành không nhiều như những ngành khác như xi măng, bia,… Tuy nhiên vấn đề ở đây là đối với các công ty nước ngoài gần như cũng rất khó kiểm định và xác nhận xem mức tiêu thụ năng lượng như thế nào do tính bảo mật cao của ngành Còn đối với các công ty trong nước, vấn đề này chủ yếu là do máy móc, thiết bị lạc hậu
Tóm lại, để phát triển ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, trong đó việc tiêu thụ năng lượng từ những máy móc thiết bị lạc hậu và sự thiếu quan tâm đến hệ thống năng lượng góp phần không nhỏ vào việc tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam Chính vì những vấn đề bất cập như vậy nên cần xây dựng một hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp ô tô nhằm tự quản lý và cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước theo dõi và quản lý một cách thuận lợi
1.6.4.2 Vấn đề quản lý tiêu thụ năng lượng từ bản thân các doanh nghiệp ô tô
Đối với các doanh nghiệp ô tô, vấn đề năng lượng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.Các doanh nghiệp thường chú trọng ở khâu sản xuất và bán hàng hơn
là xem xét sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tiết giảm chi phí sản xuất
Các doanh nghiệp thường không có hoạt động năng lượng một cách rõ ràng mặc dù thường xuyên có cải tiến về quy trình, máy móc, thiết bị Tuy nhiên khi xem xét những vấn đề này lại không quan tâm nhiều đến năng lượng cũng như không có một cách đánh giá rõ ràng nào trong doanh nghiệp về vấn đề tiêu thụ năng lượng
Như vậy cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp ô tô Việt Nam nhằm:
• Giúp doanh nghiệp tuân thủ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trang 39• Tiết kiệm được chi phí, tăng tính cạnh tranh
• Sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả
• Giảm liên tục mức năng lượng tiêu thụ trên đơn vị sản phẩm
• Giảm phát thải mà không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành
• Chủ động kiểm soát chi phí năng lượng, giảm tác động khi giá năng lượng tăng
• Có hồ sơ ghi chép lại mức tiết kiệm để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và trình các cơ quan quản lý nhà nước theo Luật định
• Tạo hình ảnh DN sản xuất xanh và sạch đối với công chúng, các đối tác kinh doanh, khách hàng và các nhà nhập khẩu
Trang 40Tóm tắt nội dung chương 1
Chương 1 đã trình bày nội dung về các khái niệm của hệ thống quản lý năng lượng, vai trò lợi ích của việc xây dựng một hệ thống quản lý năng lượng, các yếu
tố ảnh hưởng đến hệ thống quản lý năng lượng, cũng như nguyên tắc chung để xây dựng hệ thống
Chương 1 cũng giới thiệu một số các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng trên thế giới, điển hình là tiêu chuẩn MSE 2000, EN 16001, và ISO 50001:2011 Và đưa ra các ưu, nhược điểm của từng tiêu chuẩn Từ đó cho thấy ưu điểm vượt trội hơn của ISO 50001:2011 hiện nay
Chương 1 cũng giới thiệu chi tiết về tiêu chuẩn ISO 50001:2011, về khái niệm, lợi ích, đối tượng áp dụng và quy trình xây dựng, và tình hình áp dụng hệ thống quản lý năng lượng trên thế giới cũng như ở Việt Nam Qua đó cho thấy tiêu chuẩn ISO 50001:2011 đang là tiêu chuẩn được sử dụng và ưa chuộng nhất khi xây dựng hệ thống quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp
Cuối cùng, chương 1 đã xem xét thực tế ngành ô tô tại Việt Nam và tính cấp thiết cần phải xây dựng hệ thống năng lượng cho các doanh nghiệp trong ngành
Triển khai và xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 như thế nào sẽ được trình bày bắt đầu từ chương 2 của luận văn, cụ thể hóa bằng việc triển khai xây dựng mô hình cho Toyota Motor Vietnam (TMV)