1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai

25 539 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 77,18 KB

Nội dung

Tính phức tạp của quan hệđất đai không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quảcủa sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về cơ quan thực tập

Quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Tòa án nhân dân Thị xã HươngThủy

Cơ cấu tổ chức của cơ quan

Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy

Chương 2: Cơ sở lý luận chung giải quyết tranh chấp đất đai

2.1 Một số vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai

2.1.1 Khái niệm quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai

2.1.2 Đặc điểm của chất tranh đất đai

2.1.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

2.2 Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

2.2.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai của Tòa án nhân dân

2.2.1.1 Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc

2.2.1.2 Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

2.2.1.3 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

2.2.2 Các dạng tranh chấp phổ biến

2.2.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp sơ thẩm

Chương 3: Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân thị

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành quá trình thực tập và chuyên đề báo cáo thực tập này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng vận dụng những kiến thức mà thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ trong banăm qua trên ghế giảng đường, em còn nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo

và các bạn sinh viên trong trường

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô và các bạn sinh viên đã giúp đỡ emtrong quá trình thực hiện đề tài này

Đặc biệt hơn em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chánh án Tòa án, anh Lê Thanh Ly – Thư kí Tòa án cùng các bác, các anhchị trong Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh những hạn chế và thiếu sót khi thực hiện chuyên đề báo cáo Kính mong quý thầy, cô giáo đóng góp ý kiến để chuyên đề báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thừa Thiên Huế, tháng 09/2016 Sinh viên thực hiện

NGÔ VĂN CÃNH

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho conngười Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nókhông chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thếđược Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiếtvới mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tươnglai Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng vềlương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội Con người

đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng

đó Tình hình phát triển kinh tế, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp vì vậy đất trởnên quý giá hơn bao giờ hết Cùng các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp hơn, cácvấn đề nảy sinh từ hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý đất đai nóiriêng không tránh khỏi những tranh chấp Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy

ra phổ biến trong xã hội, đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giátrị vốn có thì những vấn đề phát sinh từ đất đai có xu hướng ngày càng tăng cả về

số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung Tính phức tạp của quan hệđất đai không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quảcủa sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng

bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai…mà còn do những nguyên nhân cótính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ Mà một trong nhữngvấn đề nổi cộm hiện nay của công tác quản lý nhà nước về đất đai là giải quyếttranh chấp đất đai Giải quyết tranh chấp đất đai với ý nghĩa là một trong nhữngnội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai, là hoạt động của các cơ quannhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thamgia quan hệ đất đai để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm

Trang 6

phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lýđối với các hành vi vi phạm luật đất đai.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu việc giải quyết tranh chấp đất đai là rất cần thiếtkhông những giúp Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết công tác giảiquyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung,hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Nhà nước ta hiện nay đã ban hànhnhiều văn bản quy phạm pháp luật về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai,nhằm tạo cơ sở pháp lý đề người dân thực hiện quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp củamình Tuy nhiên khi đi vào thực tiễn thi hành pháp luật có nhiều vướng mắc Vìvậy em chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đaitại Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy (giai đoạn 2012-2016) để làm đề tài nghiêncứu của mình Thông qua hoạt động thực tiễn trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnhThừa Thiên Huế để thấy được tình hình áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấpđất đai của cơ quan bảo vệ pháp luật và đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong lĩnh vực quản lý nhà nước vềđất đai hiện nay

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về cơ quan thực tập

1.1 Giới thiệu khái quát về Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy

Địa chỉ trụ sở chính: 06 đường Đặng Tràm, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; điện thoại: 0543861276

Những đặc điểm chính của cơ quan:

Tòa án nhân dân huyện Hương Thủy được thành lập sau ngày giải phóng Miền Nam 1975 Khi sát nhập hai huyện Hương Thủy và Phú Vang có tên gọi là Tòa án nhân dân huyện Hương Phú

Năm 1990 theo Quyết định chia tách huyện được tách huyện Hương Phú thành huyện Hương Thủy và huyện Phú Vang có tên là Tòa án nhân dân huyện Hương Thủy

Từ năm 2010 đến nay, theo Quyết định thành lập thị xã Hương Thủy được đổi thành Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy, trực thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Về điều kiện tự nhiên và xã hội: Địa bàn thị xã Hương Thủy có vị trí nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố Huế, có 05 phường, 07 xã, trong đó có 02 xã miềnnúi là Phú Sơn và Dương Hòa cách xã trung tâm hàng chục km; có đường Quốc lộ 1A chạy qua, có khu trung tâm Công nghiệp của tỉnh và Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, ngoài ra còn có các trường cao đẳng, trường dạy nghề của tỉnh đóng trên địa bàn Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội có nhiều phức tạp, nhiều vụ án giao thông nghiêm trọng, các tội phạm về ma túy, mại dâm, đánh bạc thường xuyên xảy ra; các tranh chấp đất đai, chia di sản thừa kế, án kinh doanh thương mai, hôn nhân gia đình và tranh chấp hợp đồng lao động phát sinh ngày càng nhiều, năm sau thường tăng hơn năm trước, nội dung và tính chất ngày càng phức tạp

1.2 Cơ cấu tổ chức

Theo quy định tại Điều 45 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Tòa án nhândân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa

Trang 8

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở địa phương gồm có Chánh án, Phó Chánh án, Chánhtòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án,công chức khác và người lao động.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ cấu tổ chức của Tòa ánnhân dân thị xã Hương Thủy hiện nay gồm:

- Chánh án: Ông Nguyễn Ngọc Dũng;

- Phó chánh án: Ông Lê Văn Hạnh;

- Thẩm phán: Bà Lê Thị Quý Vân

- Các thư ký tòa án gồm:

+ Anh Lê Thanh Ly;

+ Chị Nguyễn Thị Tuyết Linh;

+ Chị Lê Thị Hồng Hiệp;

+ Anh Lê Đình Tứ

Ngoài ra còn có 01 kế toán (chị Lê Thị Thùy Dương), 01 văn thư kiêm tạp

vụ (bà Mai Thị Chính), 01 lái xe (anh Trần Anh Tú) và 01 bảo vệ (chú Hồ VănKhôi)

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: 08/08 biên chế có trình độ Đại họcluật và đại học khác; trình độ chính trị: 01 cử nhân, 01 trung cấp lý luận chính trị

Về mặt tổ chức Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy phù hợp với chức năng,nhiệm vụ của cơ quan Tòa án nhân dân huyện Phú Vang không có sự phân chia racác Tòa chuyên trách mà các Thẩm phán phụ trách chung trên tất cả các loại án.Các Thư ký ngoài việc phụ trách các mảng riêng phù hợp với tính chất công việcphân công làm thì còn phải thực hiện thêm các công việc theo chỉ đạo của Chánh

án, Phó chánh án Tòa án giao phó Việc phân công nhiệm vụ trong cơ quan kháphù hợp Tuy nhiên, do không có sự phân chia ra các Tòa riêng biệt, các Thẩmphán phải kiêm nhiệm tất cả vụ, việc Dân sự, Hình sự, Hôn nhân và gia đình, Lao

Trang 9

động và Kinh doanh thương mại nên công việc của các Thẩm phán khá nặng, hiệuquả làm việc chưa cao so với việc có sự phân thành các Thẩm phán chuyên trách.Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảođảm sự chỉ đạo, quản lý, điều hành thống nhất của chánh án trong các lĩnh vựccông tác của cơ quan, sự phân công công việc giữa chánh án, phó phánh án, thẩmphán, thư ký và các cán bộ, công chức - người lao động để xác định trách nhiệm vàphát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức - người lao động trong cơquan

Như vậy, hiện nay Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy có 11 đồng chí,trong đó có 03 thẩm phán, 04 Thư kí và 04 nhân viên khác Cơ cấu như vậy là đãkhá chặt chẽ do đó những năm qua Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy luôn hoànthành xuất sác các nhiệm vụ Điều này thể hiện rõ thông qua việc được nhận cờkhen đơn vị thi đua xuất sắc các năm 2008, 2012 và 2013 và cơ thi đua xuất sắcgiai đoạn năm 2010 – 2015 của Tòa án nhân dân tối cao tặng

Trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy đáng chú ý có sự thành lập của Tổ hành chính - tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp của nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp Tổ hành chính

tư pháp thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân một cửa, thường xuyên tiếp nhận đơn thư khiếu kiện, hướng dẫn đơn, thụ lý các vụ án và cấp sao các bản án, quyết định của Tòa Tổ chức hành chính đã nghiên cứu tham mưu giúp lãnh đạo giải quyết kịpthời các khiếu kiện và xử lý đơn theo đúng quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho dân và dễ quản lý theo giỏi Tổ cũng đã ban hành, niêm yết công khai tại trụ sở

cơ quan các biểu mẫu như: Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn sao các Bản án, quyết định, lịch xét xử các vụ án…

Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủybằng sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy.

Chánh án

NGUYỄN NGỌC DŨNG

Trang 10

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy.

Theo Điều 44 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định Tòa án nhân

dân thị xã Hương Thủy có thẩm quyền:

1.Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật

2.Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật

Chương 2: Cơ sở lý luận chung giải quyết tranh chấp đất đai

2 1 Một số vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai

2.1.1 Khái niệm đất đai, quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai

Trang 11

- Theo khoản 1 điều 54 của Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.

- Theo điều 4 Luật đất đai 2013 thì “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Quy định ở trên đồng nghĩa với việc người sử dụng đất chỉ có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đất đai

- Theo khoản 24 điều 3 Luật đất đai 2013 thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

2.1.2 Đặc điểm của tranh chấp đất đai

Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước hoặc được Nhà nước cho phép nhận chuyển nhượng từ các chủ thể khác hoặc được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng Như vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất

Thứ hai, nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp Hoạt động quản

lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng, phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, nhu cầu sử dụng khác nhau Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản xuất Đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá đất lại biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường, nên việc quản lý và sử dụng nó không đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử dụng mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh doanh quyền sử dụng đất) Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng đất đai cũng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn

Thứ ba, tranh chấp đất đai phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt như: Có thể gâymất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết trong nội bộ

Trang 12

nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các bên tranh chấp mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Thứ tư, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất Đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp

mà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước

2.1.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

- Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý: Như

đã nói ở trên thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và Nhà nước đại diện chủ sở hữu Do đó, đối tượng của mọi tranh chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và quyền sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đối với đất đai Vì vậy, khi giảiquyết các tranh chấp đất đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện; bảo vệ quyền đại diện sở hữu đất đai của Nhà nước

- Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyếnkhích việc tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải tại cơ sở

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa Do ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấpđất đai đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nên việc giải quyết các tranh chấp đất đai phải nhằm vào mục đích bình ổn các quan hệ xã hội Chú ý đảm bảo quá trình sản xuất của người dân, tránh làm ảnh hưởng dây chuyền đến cơ cấu sản xuất chung

- Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa Khi giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật

đã quy định Phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật về đất đai, tránh tình trạng để tranh chấp đất đai kéo dài, làm ảnh hưởng tới tâm lý và lợi ích của người dân

2.2 Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

2.2.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai của Tòa án nhân dân

Ngày đăng: 08/10/2016, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w