Bởi vì, chỉ có thể đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội, giúp họtrở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ
Trang 1ĐỀ TÀI: CÁC HÌNH THỨC LỖI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM –
VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, tác động tiêu cựcđến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội Một vi phạm pháp luậtđược nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lí là nhờ có cấuthành cơ bản xác định Nó bao gồm các yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủthể và khách thể của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng của cấu thành tội phạm Mặtchủ quan bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Trong
đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan củacấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không cấu thành tội phạm Vì vậy,việc nghiên cứu yếu tố lỗi giúp ta dễ dàng phân biệt sự giống và khác nhau, hạnchế sự nhầm lẫn khi phân biệt lỗi này với lỗi khác, đồng thời giúp ta hiểu sâu sắchơn về ý nghĩa của tính có lỗi trong đời sống thực tiễn
Mặc dù, lỗi có vai trò quan trọng như vậy nhưng thực tiễn pháp luật về việc quyđịnh các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm nói chung và dấu hiệu lỗinói riêng trong một số CTTP vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định Từ đó, làmcho hiệu quả và chất lượng giải quyết vụ án hình sự bị hạn chế; tình trạng xét xửoan, sai đối với người thực hiện hành vi tội phạm hay việc bỏ lọt tội phạm vẫn tiếpdiễn; nhiều vụ án hình sự không được giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục phápluật quy định
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề mang tính chất lí luận về lỗi trong luật hình sự ViệtNam
Nghiên cứu và phân tích thực tiễn lập pháp Việt Nam quy định về lỗi và thực tiễn
áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án, rút ra những tồn tại và những hạn chếcủa việc quy định và áp dụng các quy định về lỗi Đồng thời chỉ ra nguyên nhâncủa nó
Trang 2Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định của luật hình sự
Phân biệt được các hình thức thức lỗi trong luật hình sự Việt Nam
Thực tiễn áp dụng và xác định lỗi
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng củachủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam
Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp khoa học pháp lí như phân tích, sosánh, chứng minh,…
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc Trong
đó phần nội dung gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của các hình thức lỗi trong luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn vấn đề xác định hình thức lỗi trong luật hình sự Việt Nam
Trang 4B Phần nội dung.
Chương 1: Cơ sở lí luận của các hình thức lỗi trong luật hình sự Việt Nam
11. Khái niệm lỗi
12. Khái niệm lỗi
Lỗi là thái độ tâm lí bên trong của người thực hiện hành vi trái pháp luật đối vớihành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểmcho xã hội mà mình đã gây ra
Căn cứ vào yếu tố lí trí và yếu tố ý chí, lỗi được chia thành hai loại là lỗi cố ý vàlỗi vô ý Cũng trên cơ sở yếu tố lí trí và yếu tố ý chí của chủ thể vi phạm pháp luật,khoa học pháp lí phân biệt lối cố ý gồm hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý giántiếp Lỗi vô ý thức cũng gồm hai hình thức là vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả
Để xác định được người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội cólỗi trong việc thực hiện hành vi đóhay không, ta cần xác định tính có lỗi của tộiphạm
Khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hội tụ đủ hai điều kiện:
13.Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặckhả năng điều chỉnh hành vi
14.Đạt độ tuổi theo quy định tại điều 12 của BLHS hiện hành:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tộiphạm
+ Người tử đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệmhình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý và tội phạm đặc biệtnghiêm trọng
Ví dụ: A chở B (say rượu) bằng xe gắn máy và do tránh ổ gà trên đường nên đã để
B rớt xuống đường gây chấn thương sọ não dẫn đến tử vong Hành vi của A là tráipháp luật hình sự (Điều 202 Bộ luật Hình sự) Đây cũng là kết quả của của sự tự
Trang 5lựa chọn và quyết định của A trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn vàquyết định xử sự khác không trái với pháp luật hình sự Vì vậy, trong hành vi viphạm nảy, A có lỗi
15. Lỗi với vấn đề tự do và trách nhiệm
Việc thừa nhận nguyên tắc lỗi trong luật hình sự Việt nam chính là sự thừa nhận
và tôn trọng tự do ý chí của con người Đó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm hình
sự được khách quan và thực hiện được mục đích của việc truy cứu trách nhiệm này Bởi vì, chỉ có thể đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội, giúp họtrở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới nếu việc truy cứu trách nhiệm hình sự và ápdụng hình phạt đối với người phạm tội trên cơ sở lỗi của họ trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
Lỗi trong Luật hình sự trước hết được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạmtội với xã hội thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của Luật hình sự Lỗi bao giờ cũng đivới hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định, không có lỗi độc lập với hành vi nguyhiểm
Con người phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình vì hành vi của conngười tuy mang tính tất yếu nhưng cũng có tính tự do Tính tất yếu của hành vi conngười thể hiện ở chổ hành vi được hình thành không phải một cách ngẫu nhiên,tách rời những điều kiện xã hội mà được hình thành theo một cách có quy luật, làkết quả của sự tác động qua lại giữa những điều kiện xã hội với con người Nhưvậy mọi sự xử sự của con người đều dựa trên sự chi phối của quy luật khách quannhưng con người nhờ có hoạt động ý thức có khả năng nhận thức được quy luật vàlợi dụng thực hiện mực đích của mình Đó là sự tự do của con người Chủ nghiwxMác-Lênin khẳng định xử sự của con người có tính quy luật trước nhưng đối vớichính xử sự của mình, con người vẫn có tự do vì con người thông qua hoạt động ýthức của mình có thể lựa chọn, quyết định và thực hiện phù hợp với quy luật tựnhiên và xã hội đã nhận thức được
Các yếu tố bên ngoài tác động đến con người không phải một cách máy móc màphải thông qua sự suy xét và sự quyết định của họ Để thỏa mãn bất kì nhu cầu nàotrong đời sống cũng có nhiều biện pháp xử lí và việc lựa chọn biện pháp nào làhoạy động của ý chí và lý trí Chính vì vậy những điều kiện khách quan giống nhaumỗi người lại có cách lựa chọn biện pháp giải quyết khác nhau Con gười có quyền
Trang 6lựa chọn đồng nghĩa với việc họ có tự do Tự do là cơ sở của trách nhiệm và tráchnhiệm chỉ đặt ra với người có tự do Người xử sự trái với lợi ích của nhà nước, lợiích của xã hội trong khi họ có tự do thì người đó có lỗi.
Ví dụ: Do con trai bị ốm nặng phải phẩu thuật, việc phẩu thuật tốn một số tiền rấtlớn mà lương của A thì thấp A có thể lựa chon các biện pháp sau:
16.Tìm công việc làm thêm
17.Hạn chế các khoản chi (bỏ hút thuốc lá….)
18.Vay tiền (bạn bè, hành xóm, ngân hàng….)
19.Trộm cắp tài sản
Nếu hành vi của con người hoàn toàn mất tự do nghĩa là họ không có lỗi và họkhông phải chịu TNHS Ví dụ trường hợp bị cưỡng bức về tinh thần tới mức hoàntoàn bị tê liệt về ý chí, không còn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốncủa kẻ cưỡng bức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Ví dụ một tên tội phạmdùng súng uy hiếp một người mẹ phải bóp cổ cho đứa con chết để tránh sự truy tìmcủa nhà chức trách
Nếu người thực hiện hành vi bị mất một phần tự do thì được miễn một phầnTNHS Mức độ TNHS phụ thuộc mức độ tự do ý chí
20. Các hình thức lỗi
21. Lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 điều 9 BLHS)
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ,nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quảcủa hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
Về lí trí, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành
vi cũng như thấy trước hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó Đó là sự nhậnthức các tình tiết khách quan, tạo nên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi Việcthấy hậu quả là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi Đối vớicác tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắtbuộc Vì vậy, sự dự kiến này có thể là dự kiến hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra Trongtrường hợp các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì vấn đề thấy trước haykhông thấy trước hậu quả không được đặt ra Nếu hậu quả là tình tiết định khung
Trang 7trong cấu thành tội phạm tăng nặng thì việc khẳng định người phạm tội phạm lỗi
cố ý trực tiếp cũng phải đòi hỏi người phạm tội thấy trước được hậu quả
Về ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh Hậu quả được thấy hoàntoàn phù hợp với mục đích và sự mong muốn ban đầu của người phạm tội Ở cáctội phạm có cấu thành tội phạm vật chất thì việc kiểm tra ý chí của người phạm tộiđối với hậu quả đã thấy trước là cần thiết để xác định người đó phạm lỗi cố ý trựctiếp Ở các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì hậu quả nguy hiểm cho xãhội không là dấu hiệu bắt buộc nên việc xác định ý chí đối với hậu quả là khôngcần thiết Muốn xác định người đó phạm lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định người
đó đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiệnhành vi đó Nếu hậu quả của tội phạm là tình tiết định khung trong cấu thành tộiphạm hoặc là tình tiết tăng nặng thì việc xác định lỗi cố ý trực tiếp cũng cần xácđịnh ý chí đối với hậu quả đã thấy trước
Ví dụ: Nguyễn Hải Dương và Lê Thị Ánh Linh có quan hệ tình cảm vói nhaunhưng gia đình của Linh không đồng ý nên Linh chủ động chia tay Khoảng4/2015, Nguyễn Hải Dương nảy sinh ý định giết Linh và gia đình Linh, cướp tàisản để trả thù Rạng sáng 7/7, Dương và Tiến (đồng phạm) đột nhập vào nhà Linh
ở huyện Chơn Thành, Bình Phước, khống chế và sát hại 6 người trong gia đình
22.Về lí trí: Dương và Tiến biết hành vi của mình là trái pháp luật và biết đượchậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó gây ra
23.Về ý chí: Dù biết hành vi đó nguy hiểm và vi phạm pháp luật nhưng Dương
và Tiến vẫn mong hậu quả đó xảy ra
24. Lỗi cố ý gián tiếp (khoản 2 điều 9 BLHS)
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộinhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quảcủa hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc chohậu quả đó xảy ra
Về lý trí, người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp cũng ý thức được tính nguy hiểmcho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra Việc xảy ra hậu quảkhông có ý nghĩa gì Hậu quả xảy ra hay không người phạm tội vẫn chấp nhận
Về ý chí, người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ranhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đã được thấy trước, do hành vi mình gây ra
có thể xảy ra Khi thực hiện hành vi, người phạm tội nhằm vào một mục đích khác
và chấp nhận cả những hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi mình gây ra cóthể xảy ra để đạt mục đích mà mình đã đặt ra Xét sâu hơn về phương diện lý trí,người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp chỉ tồn tại trường hợp nhận thức được hậuquả có thể xảy ra Nếu người phạm tội nhận thức được hậu quả tất yếu sẽ xảy ra thì
Trang 8không thể có ý chí để mặc cho hậu quả xảy ra (như lỗi cố ý trực tiếp) Như vậy,nếu trong khi thực hiện hành vi, người phạm tội dù không mong muốn hậu quả xảy
ra do hành vi của mình nhưng khi đó trong ý thức nhận thấy rằng hậu quả tất yếuxảy ra thì đó là trường hợp lỗi cố ý trực tiếp Dựa vào nhận thức của can phạm làthấy trước hậu quả “tất yếu” xảy ra so với khả năng “có thể” xảy ra mà tội phạm cólỗi cố ý trực tiếp sẽ nguy hiểm hơn tội phạm có lỗi cố ý gián tiếp
Ví dụ: A là nông dân trồng lúa, vì sợ chuột phá hại lúa nên đã câu dây điện trầnquanh thửa ruộng của nhà mình để diệt chuột Sáng hôm sau, lúc ra ruộng, ông Aphát hiện ông B chết do bị điện giật vì giẫm lên dây điện ở ruộng ông A
25.Về lí trí: Ông A biết câu điện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả là
có thể có người chết do điện giật
26.Về ý chí: Ông A không mong muốn ông B chết nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc
để đạt mục đích diệt chuột
Ngoài ra, trong lý luận Luật hình sự, một số nhà nghiên cứu còn có cách phân loại lỗi cố ý khác như: cố ý có dự mưu và cố ý đột xuất, cố ý xác định và cố ý không xác định Nếu giữa việc xuất hiện ý định phạm tội và việc thực hiện ý định
đó trong thực tế có một khoảng thời gian nhất định thì đó là cố ý có dự mưu Trongkhoảng thời gian đó, người phạm tội củng cố quyết tâm thực hiện tội phạm, lựa chọn phương pháp, phương tiện thực hiện tội phạm, xây dựng kế hoạch thực hiện tội phạm
Đối với cố ý đột xuất, chủ thể thực hiện ý định phạm tội của mình ngay tức khắc hoặc sau một khoảng thời gian không đáng kể, sau khi nảy sinh ý định phạm tội Cố ý xác định có điểm đặc trưng là người phạm tội có sự hiểu biết về lượng và chất của thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra
Ngược lại, cố ý không xác định khi người phạm tội không có một hiểu biết mang tính cá thể, mà chỉ có quan niệm khái quát về các thuộc tính khách quan của hành vi
27. Lỗi vô ý do quá tự tin (khoản 1 điều 10 BLHS )
Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vicủa mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó
sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậuquả nguy hiểm cho xã hội
Về lý trí, người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vimình, nhận thức được hậu quả từ hành vi của mình có thể xảy ra, tuy nhiên, họ tinrằng hậu quả nguy hiểm đó sẽ không xảy ra tương ứng với hành vi họ thực hiện(theo nhận thức của họ) Thực tế, hành vi mà họ thực hiện nguy hiểm hơn nhiều sovới sự nhận thức của họ về hành vi của chính mình Ở điểm này, chúng ta dễ dàng
Trang 9thấy được sự khác nhau giữa lỗi vô ý vì quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp Mặc dù cảhai đều là trường hợp người phạm tội thấy trước được hậu quả có thể xảy ra nhưng
ở lỗi vô ý vì quá tự tin, người phạm tội tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra Điều đó
có nghĩa là, sự nhận thức của người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá tự tinkhông đầy đủ về sự phát sinh hậu quả đó So với lỗi cố ý gián tiếp, quá trình lý trí
ở lỗi vô ý vì quá tự tin có phần giống vì cả hai đều nhận thức được tính nguy hiểmcho xã hội của hành vi của mình nhưng khác nhau ở chỗ là lỗi vô ý vì quá tự tinquá trình nhận thức các tình tiết khách quan chưa đầy đủ nên đã cho rằng hậu quảkhông xảy ra
Về ý chí, người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguyhiểm cho xã hội Sự không mong muốn hậu quả xảy ra thể hiện ở chỗ người phạmtội loại trừ khả năng xảy ra hậu quả dựa trên cơ sở sự tự tin vào những điều kiệnkhách quan và chủ quan nhất định Những cơ sở đó, theo ý thức chủ quan củangười phạm tội là có cơ sở nhưng thực tế là những cơ sở không vững chắc
Ví dụ: A điều khiển xe ôtô khách, trên xe có 30 hành khách Khi đến huyện QuảngĐiền, lúc này đường đã bị ngập nước nhưng A vẫn điều khiển xe đi qua Do nước
bị ngập sâu, chìm cả cọc tiêu ở hai bên đường và nước chảy xiết đã cuốn trôi xe
28.Về lí trí: A thấy được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho hànhkhách
29.Về ý chí: A vẫn tự tin với kinh nghiệm của mình có thể lái xe qua dòng nướcxiết mà không xảy ra vấn đề gì
30. Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 điều 10 BLHS)
Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguyhiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậuquả đó mặc dù điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước và có thể thấy trướchậu quả đó Đây là trường hợp mà người phạm tội không thấy trước được hậu quảnguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra Có thể xảy ra hai trường hợpngười phạm tội không nhận thức trước được hậu quả
31.Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế củahành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả sẽ xảy ra
Ví dụ, thủ kho đưa nhầm chìa khoá và dẫn đến kho bị mất trộm
32.Trường hợp thứ hai, người phạm tội tuy thấy được mặt thực tế của hành vinhưng không ý thức được hậu quả sẽ phát sinh từ hành vi
Ví dụ: Một người ném cục đá to ra cửa sổ khi đường vắng nhưng không may cóngười đi nên bị trúng
Trang 10Dấu hiệu kế tiếp để xác định lỗi vô ý do cẩu thả là người phạm tội bị buộc phải và
có thể thấy trước được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mình và khả nănggây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó Điều này có nghĩa là, ngườiphạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả đó Hay nói đúng hơn, trong nhữngđiều kiện khách quan và chủ quan cụ thể, bất kỳ một người bình thường nào cũng
có thể thấy trước được hậu quả mà người phạm tội đã không thấy được
Tóm lại, có hai dấu hiệu để xác định lỗi vô ý do cẩu thả là:
33.Người phạm tội không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội củahành vi mình
34.Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó
Như vậy, điểm khác cơ bản giữa lỗi vô ý do cẩu thả với các lỗi khác là ở chỗ ngườiphạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi mình Vìvậy, lỗi vô ý do cẩu thả có tính nguy hiểm thấp nhất trong tất cả các loại lỗi hình sựkhác
mà cố ý đối với hậu quả vì khi thực hiện hành vi với lỗi vô ý, người phạm tộikhông thể nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì làm sao có thể hìnhdung được khả năng gây ra nguy hiểm và thấy được tính nguy hiểm xảy ra cho xãhội
Lỗi hỗn hợp là một trong những vấn đề phức tạp của luật hình sự Trong lậppháp thì “tội phạm có hai hình thức lỗi” là vấn đề còn bỏ ngỏ Còn trong lý luận vàthực tiễn, mặc dù vấn đề này đã được đề cập khá nhiều, song cũng chưa được nhậnthức một cách thống nhất, đầy đủ và do đó, còn có không ít những sai lầm trongviệc định tội danh cũng như giải quyết một số vấn đề khác có liên quan như ápdụng nguyên tắc xử lý; xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự; xác định tái phạm,tái phạm nguy hiểm…
Thông thường thì một loại tội phạm chỉ có thể được thực hiện với một hình thứclỗi: hoặc là cố ý hoặc là vô ý Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự (BLHS), nhà làmluật có quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) tăng nặng đối với nhiều trường hợp
Trang 11cố ý phạm tội, nhưng vô ý gây hậu quả nguy hại cho xã hội Trong những trườnghợp phạm tội như vậy, thì trong cùng một loại tội sẽ có cả hai hình thức lỗi – cố ý
và vô ý Sự hiện diện của cả hai hình thức lỗi trong cùng một loại tội thường đượcgọi là hình thức “hỗn hợp lỗi”
Cơ sở lý luận về sự tồn tại của loại tội phạm với hai hình thức lỗi chính là cáchthức quy định của nhà làm luật về loại tội phạm đặc thù này Tính đặc thù của loạitội này thể hiện ở chỗ về mặt chủ quan, dường như nó được “ghép” từ hai loại cấuthành với hai hình thức lỗi hoàn toàn khác nhau, tồn tại độc lập với nhau (một cấuthành có lỗi cố ý và cấu thành kia là lỗi vô ý) mặc dù trong cùng một loại tội Ởđây, trên nguyên tắc, mỗi một cấu thành tội phạm đều có thể tồn tại một cách hoàntoàn độc lập, nhưng khi được “ghép” lại với nhau, thì chúng lại tạo thành một loạitội phạm khác với những dấu hiệu pháp lý rất đặc thù Các cấu thành tội phạm vớitính cách là những bộ phận hợp thành của loại tội được “ghép” này thường xâmphạm đến những khách thể trực tiếp khác nhau (như sức khỏe và tính mạng củacon người trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngườikhác(Điều 104), nhưng chúng cũng có thể xâm hại đến cùng một loại khách thểtrực tiếp (như hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp trong Tội ép buộc nhânviên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297) hoặc Tội bức cung (Điều 299)…) Ởđây cần nhấn mạng rằng các bộ phận nếu được tách riêng ra, thì chúng cũng vẫnthỏa mãn được tính chất tội phạm của chúng
Như vậy, tính đặc thù trong cấu trúc mặt chủ quan (lỗi) của loại tội phạm có haihình thức lỗi này xuất phát từ sự đặc thù trong cấu trúc mặt khách quan của nó Cụthể là sự tồn tại độc lập của hai hình thức lỗi khác nhau được quy định bởi sự tồntại của hai “đối tượng” độc lập của thái độ tâm lý của chủ thể: cố ý (trực tiếp hoặcgián tiếp) đối với hành vi và loại hậu quả là dấu hiệu định tội (cấu thành cơ bản) và
vô ý (cẩu thả hoặc quá tự tin) đối với hậu quả đóng vai trò là dấu hiệu định khungtăng nặng (cấu thành tăng nặng)
Nghiên cứu quy định của BLHS năm 1999, thấy rằng loại tội phạm có hai hìnhthức lỗi chiếm tỷ lệ không nhiều và chúng thường được thiết kế theo những môhình sau:
- Loại thứ nhất gồm những tội có cấu thành vật chất có hai loại hậu quả luật địnhvới vai trò khác nhau của mỗi loại hậu quả Loại hậu quả thứ nhất có ý nghĩa địnhtội, còn loại hậu quả thứ hai nghiêm trọng hơn sẽ đóng vai trò là dấu hiệu địnhkhung tăng nặng Ở những loại tội này, thì về nguyên tắc, hậu quả của cấu thànhtăng nặng là những thiệt hại gây ra cho một khách thể phụ khác (hậu quả phụ, hậuquả kéo theo) chứ không phải là khách thể trực tiếp của loại tội này Chẳng hạn,Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104)
có khách thể trực tiếp là sức khỏe của con người, nhưng trường hợp gây hậu quảchết người (khoản 3 và 4 của điều luật) lại có khách thể là tính mạng của con
Trang 12người Hoặc như Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143) có kháchthể trực tiếp là quyền sở hữu về tài sản, nhưng trường hợp vô ý gây chết ngườihoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác (hậu quả rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng theo các khung tăng nặng), thì khách thể bị xâm hạicòn là sức khỏe và tính mạng của con người…
- Loại thứ hai là những tội có cấu thành hình thức trong đó hậu quả không có giá trịbắt buộc để định tội danh, mà chỉ có ý nghĩa định khung tăng nặng Cấu thành tăngnặng của những loại tội này là những trường hợp phạm tội đã gây ra những hậuquả làm thiệt hại, về nguyên tắc, cho một khách thể phụ khác, chứ không phải làkhách thể trực tiếp của loại tội này Những hậu quả định khung tăng nặng này cóthể được nhà làm luật xác định rõ trong cấu thành tăng nặng của các tội như gâychết người trong Tội cướp giật tài sản (khoản 4 Điều 136), Tội đua xe trái phép(khoản 2 Điều 207); gây bệnh tật cho nạn nhân như trong các Tội hiếp dâm, Tộicưỡng dâm, Tội giao cấu với trẻ em (Điều 111, 112, 113, 114), Tội tổ chức sửdụng trái phép chất ma túy (Điều 197) v.v… Bên cạnh đó, hậu quả tăng nặng cũng
có thể chỉ được nhà làm luật quy định bằng những khái niệm mang tính ước lượngnhư gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng… như trong Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (khoản 3 Điều 123),Tội buôn lậu (khoản 2, 3 và 4 Điều 153) v.v… Sở dĩ hậu quả tăng nặng trongnhững loại tội này thường được nhà làm luật quy định bằng những khái niệm mangtính ước lượng như trên có lẽ là vì trong thực tế, các loại tội này có thể gây ranhững loại hậu quả rất khác nhau và vấn đề này hiện nay chưa được cơ quan chứcnăng giải thích một cách thống nhất và đầy đủ Tuy nhiên, căn cứ vào lý luận vàthực tiễn xét xử, thì tùy trường hợp mà hậu quả đó có thể được hiểu là những thiệthại về thể chất như chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác trong Tội dùng nhục hình (Điều 298); thiệt hại về tài sản (nhưng khôngphải là tài sản bị chiếm đoạt) trong Tội cướp giật tài sản (Điều 136) hoặc là nhữngthiệt hại phi vật chất như công luận căm phẫn, lên án mạnh mẽ; làm mất uy tín của
cơ quan, tổ chức trong Tội nhận hối lộ (Điều 279), Tội ra bản án trái pháp luật(Điều 295); làm cho tình hình chấp hành pháp luật lỏng lẻo; gây mất đoàn kết nội
bộ nghiêm trọng; làm hư hỏng, mất mát nhiều cán bộ… trong Tội buôn lậu (Điều153), Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174) v.v… Tất cả các loạitội nêu trên đều có nét đặc trưng của loại tội phạm có hai hình thức lỗi theo dạngcấu thành hình thức: Hậu quả không có ý nghĩa định tội mà chỉ có ý nghĩa địnhkhung tăng nặng và trong cấu thành tăng nặng của những loại tội này, thì lỗi đốivới hành vi là lỗi cố ý và lỗi đối với hậu quả tăng nặng là lỗi vô ý
Nhận thức đúng và thống nhất về loại tội phạm có hai hình thức lỗi có nhiều ýnghĩa thực tiễn rất quan trọng sau đây:
Trang 13- Thứ nhất, định đúng tội danh: Cụ thể là, trong một số trường hợp cụ thể cho phépphân biệt chính loại tội có hai hình thức lỗi với những tội cố ý thuần túy và với loạitội vô ý khi chúng đều có những dấu hiệu khách quan giống nhau Chẳng hạn, đốivới trường hợp gây thương tích cho người khác mà có hậu quả chết người thì: Nếungười phạm tội cố ý đối với hành vi gây thương tích và cố ý đối với hậu quả chếtngười (mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân chết) thì trường hợp này cấu thànhTội giết người (Điều 93 BLHS); nếu người phạm tội cố ý đối với hành vi gâythương tích nhưng vô ý (cẩu thả hoặc quá tự tin) đối với hậu quả chết người, thìtrường hợp này chỉ cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 104); còn trongtrường hợp nếu người phạm tội vô ý đối với hành vi gây thương tích và vô ý cả đốivới hậu quả chết người, thì đây là các tội vô ý làm chết người (các Điều 98, 99BLHS).
- Thứ hai, hiểu đúng về tội phạm với hai hình thức lỗi có ý nghĩa định tội đối vớinhững trường hợp có dấu hiệu của “tổng hợp trừu tượng” – trường hợp ngườiphạm tội chỉ thực hiện một hành vi nhưng gây thiệt hại cho nhiều khách thể Trongnhững trường hợp này, nếu lỗi của người phạm tội đối với hậu quả phụ (thiệt hạicho khách thể khác) là lỗi cố ý, thì về nguyên tắc, phải định nhiều tội; còn nếu lỗiđối với hậu quả phụ là lỗi vô ý, thì chỉ định một tội tương ứng với khách thể chính,nhưng theo khung tăng nặng là đủ Chẳng hạn, trường hợp cướp, cướp giật, hủyhoại tài sản hoặc đua xe trái phép… làm chết người có thể được giải quyết như sau:Nếu lỗi đối với hậu quả chết người là cố ý, thì về nguyên tắc là phải xử lý về haitội cướp tài sản (Điều 133), cướp giật tài sản (Điều 136), hủy hoại tài sản (Điều143), Tội đua xe trái phép (Điều 207) và Tội giết người (Điều 93); còn nếu lỗi đốivới hậu quả chết người là vô ý, thì đây chính là trường hợp phạm tội với hai hìnhthức lỗi và do đó chỉ cần định một tội cướp, cướp giật, hủy hoại tài sản hoặc đua xetrái phép theo các khung hình phạt tăng nặng của các điều luật tương ứng là đủ Ngoài những ý nghĩa trên, thì việc thống nhất nhận thức rằng các trường hợpphạm tội với hai hình thức lỗi vẫn là phạm loại tội cố ý còn có ý nghĩa trong việc
áp dụng nguyên tắc nghiêm trị đối với “người cố ý gây hậu quả nghiêm trọng”(khoản 2 Điều 3); xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Điều 49, xác địnhtuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS…
Tóm lại, tội phạm có hai hình thức lỗi là loại tội trong đó có sự “kết hợp” đồngthời (chứ không pha trộn) giữa hai hình thức lỗi cố ý phạm tội và vô ý phạm tội (sựkết hợp giữa cố ý trực tiếp với cố ý gián tiếp hoặc vô ý do quá tự tin với vô ý docẩu thả sẽ không tạo thành các tội với hai hình thức lỗi) Các hình thức lỗi khácnhau được “kết hợp” này là các thái độ tâm lý khác nhau của chủ thể đối với những
“biểu hiện” khác nhau có giá trị pháp lý khác nhau: cố ý với hành vi và hậu quảđịnh tội và vô ý với hậu quả tăng nặng Hai hình thức lỗi chỉ có thể có trong loại tộiphạm có hình thức lỗi cố ý có cấu thành tăng nặng và trong các tội này, thì lỗi vô ý