TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999) CHẾ ĐỊNH LỖI TRONG PHÁP LUẬT HINH SUVIET NAM HIEN HANH - MOT SO VAN DE LY LUAN VA
THUC TIEN
Vũ Thái Hà
K4IB, năm thứ 3, Khoa Luật GVHD: Nguyén Ngoc Chi Lãi trong luật hình sự (LHS) là một chế định trung
tâm và vô cùng phức tạp Vì vậy, việc nghiên cứu và
hoàn thiện chế định lỗi (CĐL) trong LHS khơng chỉ có ý
nghĩa thực tiễn mà còn có ý nghĩa xã hội pháp lý trên những bình diện sau:
Một là, xác định được lỗi giúp ta phân biệt một hành vi có tính chất tội phạm hay không Hai là, lỗi là
đối tượng cần phải chứng mình trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự (TTHS) và cần phải khẳng định một cách
dứt khoát bằng một trong hai khả năng có hay không Bư
là, lỗi khơng những cho thấy tính nguy hiểm của hành vì mà còn của người phạm tội từ đó giúp Tồ án và các cơ
quan bảo vệ pháp luật cá thể hố TNHS một cách chính
xác Bốn là,việc xác định lỗi tránh được tình trạng buộc tội khách quan, không dựa trên cơ sở lỗi (không dựa trên nguyên tắc trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi) Và cuối cing, ndm là, chế định lỗi là chế định khó nhất trong BLHS hiện hành, các quy phạm đề cập đến lỗi vẫn cần phải được bổ xung và hoàn thiện
Trang 2TRƯƠNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKHSV lần [V (1998 - 1999)
Như vậy, những lí do trên không những cho thấy
- tầm quan trọng của việc nghiên cứu lỗi mà còn luận
chứng cho tính cấp thiết của đề tài này I Lỗi trước pháp điển hoá:
Trong thời kỳ này đã có những quy định ghi nhận các hình thức phạm tội nhưng chưa ghi nhận định nghĩa pháp lí lỗi là sì ? cũng như giải thích các khái niệm vè hình thức của 'ẻi
Về cơ bản lôi được chia thành hai hình thức: cố ý và ró ý và từ hai hình thức này có các dạng của chúng: cố y gián tiếp Và cố ý trực tiớĐ; vơ ý VÌ q tự tín và vơ ý vì
cau tha; bén cạnh đó là trường hợp phạm tội với lỗi phức
far Việc phân chia các hình thức cũng như các dạng của lôi được dựa trên cơ sở khả năng nhận thức (lí trí) và ý chí chủ quan của người phạm tội
Từ những phân tích trên ta có thể hiểu: lỗi là sự phản ánh lí trí và ý chí của tội phạm với hành vi nguy
hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi đó, được
thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý
Phạm tội do /ổi vô ý vi cau thd là phạm tội trong trường hợp bị can không thấy trước khả năng gây ra hậu
quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện
mặc dù với sự chú ý cần thiết có thể thấy trước và phải thấy trước
Phạm tội do vô y vi qua tr tin là phạm tội trong trường hợp bị can thấy trước khả năng gây ra hậu quả của
hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện nhưng vì nhẹ đạ tin vào khả năng ngăn ngừa không thực tế
Trang 3TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999)
Phạm tội do /ôi cố ý trực tiếp là phạm tội trong trường hợp bị can nhận thức được khả năng gây ra hậu quả, tất yếu sẽ gây nên hậu quả của hành vi do mình thực hiện và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra
Phạm tội do lôi cố ý gián tiếp phạm tội là phạm tội trong trường hợp bị can nhận thức được khả năng xảy ra
hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực
hiện, không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra
2 Lỗi trong Bộ luật hình sự hiện hành 1985:
Về cơ bản lỗi trong BLHS 1985 là sự kế thừa mang
tính sáng tạo của các quy định của CĐL trong PLHS
trước pháp điển hoá 1985 Trong BLHS hiện hành lỗi đã
được ghi nhận một cách chính thức tại hai Điều 9 và
Điều 10 Tuy nhiên, chế định lỗi trong BLHS vẫn cịn có một số nhược điểm sau:
BLHS chưa ghi nhận định nghĩa pháp lí của khái
niệm rất cơ bản: lỗi là gì và như thế nào là người có lỗi
trong tội phạm
Chưa khẳng định rõ ràng và dứt khoát chỉ trong
các trường hợp có các điều tương ứng tại Phần các tội phạm BLHS quy định thì những hành vi do vô ý mới bị
cot là tội phạm
Chưa thể hiện rõ nét xu hướng phân hoá TNHS tối
đa của khoa học luật hình sự như: chưa ghi nhận ĐNPL
khái niệm chung về tội cố ý và vô ý rồi sau đó mới đề cập đến các dạng của các hình thức lỗi này; chưa có quy
định điều chỉnh trong trường hợp lỗi phức tạp; chưa làm
Trang 4TRƯỜNG ĐHKHXH&NV_ * Kỷ yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999) rõ về mặt thuật ngữ và bổ xung một số dấu hiệu của các
dạng lỗi; chưa bổ xung hình thức lỗi với tính chất là dấu
hiệu bắt buộc của môt số cấu thành tăng nặng mà lẽ ra có
thề bổ xung được
3 Các kiến giải lập pháp:
Xuất phát từ sự phân tích trên đây, chúng tôi cho rằrg trong giai đoạn xây dựng NNPQ hiện nay nên chăng
ché định lỗi trong Phần chung BLHS Việt Nam hiện hàrh cần được ghi nhận bằng sáu điều luật theo các kiến
giả dưới đây:
() Điều Khái niệm lỗi
1 Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với
vids thitc hiện hành vì nguy hiểm cho xã hội của mình và hát qua của hành vi đó.Chỉ người nào thực hiện hành vi nety hiểm cho xã hội được quy định trong `bộ luật này
mớ bị coi là có lỗi trong tôi phạm
2 Cố ý phạm tội là trường hợp người phạm tội thực
hiệ; hành vì nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý trực
tiéƒ, hoặc cố ý gián tiếp hoặc cố ý không hoàn toàn
3.V6 y pham tôi là trường hợp người phạm tội thực
hiệt hành ví nguy hiểm cho xã hột một cách quá tự tin
hoa cau thả
Trang 5TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKIISV lần IV (1998 - 1999)
(ii) Điều Cố ý trực tiếp
Cố ý trực tiếp phạm tội là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy liểm cho xã hội của hành
vỉ do mình thực hiện, thấy trước khả năng tất yếu xảy ra
hậu quả của hành vì đó và mong muốn hậu quả xảy ra (1ñ) Điều Cố ý gián tiếp
Cố ý gián tiếp phạm tội là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành w do mình thực hiện và thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi đó và mặc dù không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả vảy ra hoặc tỏ ra thờ ơ đối với hậu quả
(iv) Điều Phạm tội do lỗi cố ý không hoàn toàn
Phạm tội do lỗi cố ý khơng hồn tồn là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho vã hội của hành vì do mình thực hiện, thấy trước khả năng xay ra háu quả của hành vì đó những hậu quả nghiêm trọng đã váy ra nằm ngoài dụ định của người đó
(v) Điều Phạm tội do lỗi vơ ý vì quá tự tin
Trang 6TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Ký yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999)
hiểm cho xã hội của hành ví do mình thực hiện, nhưng thiếu các căn cứ mà quá tự tin vào việc ngăn ngừa hậu
qua do
(vi) Điều Phạm tội do lỗi vơ ý vì cấu thả
Phạm tội do lỗi vơ ý vì cẩu thả là trường hợp người
phạm tội không thấy trước khả năng xảy ra hậu quả nguy
hiểm cho vã hội của hành vi do mình thực hiện mặc dù
với sư thân trong cần thiết phải thấy trước và có thể thấy
trước hậu qua đó
4 Tính hợp lý về thực tiễn, cơ sở khoa học và sự cần thiết của các KGLP trên đây là ở chỗ:
* Việc ghi nhận các KGLP trên đây không chỉ loại
trừ được một số nhược điểm đang tồn tại (như trên đã
phân tích ở trên), mà với tính chất là giải thích chính thức của nhà làm luật, các kiến giải ấy sẽ đảm bảo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án nhận thức một các thống nhất bản chất các qui phạm của chế định lỗi, và như thế nâng cao hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc TNHS, đồng thời góp phần hồn thiện PLHS Việt Nam trong
giai đoạn này
*Các KGLP trên đây lần đầu tiên ghi nhận ĐNPL -
Lỗi là gì và các hình thức của lỗi một các chính thức
Trang 7TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999)
Chính vì vậy, các kiến giải này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, vì bằng khái niệm lỗi "Lỗi là thái độ tâm
lý "với việc chỉ ra hai hình thức của nó khẳng định chế
định lỗi được xây dựng trên cơ sở khoa học và lý luán lỗi
về mặt tâm lý - trường phái được coi là tiến bộ trên thế giới (ngồi ra cịn hai trường phái khác !ý luận lỗi về tình trạng nguy hiểm và lí luận lỗi về đánh giá lỗi)
Đối với lỗi cố ý, nhằm đảm bảo tính chính xác hơn nữa về mặt khoa học - thực tiến các kiến giải lập pháp trên đây tại Điều đề cập đến hình thức lỗi này lần đầu tiên điều chỉnh về mặt lập pháp ĐNPL của khái niệm chung về tội cố ý mà trong đó chỉ rõ các dạng lỗi cố ý đã từ lâu được giải quyết về mặt lý luận và được thừa nhận trong thực tiễn - cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp và cố ý
khơng hồn toàn cũng như ĐNPL riêng biệt khái niệm từ
dạng lỗi cố ý này Các quy phạm này đã bổ sung: a) dấu hiệu bắt buộc chung và đầy đủ hơn về mặt lý trí của các
dạng lỗi cố ý này - "hấy trước khả năng xảy ra hậu quđ" của hành vi, chứ không phải thấy trước "hậu quđ ” như
quy định tương ứng khơng chính xác hiện nay trong
BLHS, vì dù cho hành vi được thực hiện do lỗi cố ý đi
chăng nữa, nhưng rõ ràng là chủ thể thấy trước khả năng
xảy ra hậu quả (chứ không phải là chính hậu quả đó); b) Dấu hiệu bắt buộc chung và đây đủ hơn về mặt ý chí của
Trang 8TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999)
dạng lỗi cố ý thứ hai - fở ra thờ ơ, vì thực tiễn áp dụng
PLHS cho thấy: đối với các tội được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp, không chỉ có ở những người "bở mặc cho hậu quả váy ra”, mà cả những người "fở ra thờ ở” đối với hậu quả đó cũng bị truy cứu TNHS
Đối với lỗi vô ý, các kiến giải lập pháp trên đây tại Điều đề cập đến hình thức lỗi này cũng lần đầu tiên: a)
để đảm bảo tính lơgic pháp lý và thể hiện nguyên tắc
phân hoá TNHS tối đa trong lập pháp hình sự - chỉ rõ tại Phần chung BLHS là tất cả các hành vị được thực hiện do
vô ý chỉ bị coi là tội phạm khi chúng được quy định trực
tiếp trong LHS vì thực tế các CTTP trong Phần các tội
phạm BLHS được xây dựng theo hướng đó; b) ghi nhận
của ĐNPL của khái niệm chung về tội vơ ý mà trong đó chỉ rõ hai dạng vô ý đã từ lâu được giải quyết vệ mặt lý
luận và được thừa nhận trong thực tiễn - vô ý vì q tự tin (hay cịn gọi là chủ quan hoặc khinh xuất) và vô ý vì cẩu thả; c) ghi nhận ĐNPL riêng biệt các khái niệm của hai
dang vô ý này với một số thay đổi và bổ sung nhất định
được phân tích dưới đây:
Trong lỗi vo ý vì quá tự tin KGLP trên đây của quy phạm tại Điều về lỗi vô ý đã loại trừ khái niệm "cho
rằng hậu quả đó sẽ không váy ra" và bổ sung vào trước
Trang 9TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷyếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999)
khái niệm "ngăn ngừa được hậu qua đó" đấu hiệu "khơng có đủ các căn cứ mà quá tự tin vào việc " là phù hợp với thực tiếnvà có căn cứ khoa học vì ở một chừng mực nào đó thời điểm lí trí của dạng vô ý này cũng gần giống như
của lỗi cố ý gián tiếp - người phạm tội do vô ý vì quá tự
tin cũng thấy trước khả năng xảy ra hậu quả (khả năng thực tế chứ không phải khả năng trừu tượng) nên việc cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra là phi lí Ví dụ: A vượt
đèn đỏ, nhận thức được đó là sự vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải đường bộ, thấy trước là có khả năng xảy ra hậu quả gây tai nại cho người khác nhưng vì tin vào khả năng của mình, tin rằng những người lái xe khác cũng thận trọng khi qua ngã tư, nên sẽ ngăn ngừa được hậu quả (nếu có), nhưng kết quả là tai nạn xảy ra - A đâm vào B và gây nên cái chết cho B Như vậy, tính tốn của A là sai lầm - quá tự tin vì đối với việc ngăn ngừa hậu quả là khơng có đủ các cơ sở mà quá tự tin cho là có thể ngăn ngừa được _
Còn trong lỗi vơ ý vì cẩu thả, KGLP trên đây của
Trang 10TRUONG DHKHXH&NV * Ky yéu UNKHSV lan IV (1998 - 1999)
của nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc TNHS tối da trong lập pháp hình sự
Vấn đề TNH§ trong trường hợp tội phạm được thực
hiện với hình thức lỗi cố ý không hoàn toàn mà KGLP tại Điều đề cập đến - là vấn đề có ý nghĩa cấp bách về mặt lí luận, cũng như về mặt thực tiễn mà hiện nay cần được điều chỉnh về mặt lập pháp, đồng thời nếu căn cứ vào KGLP trên về lỗi vô ý đã được phân tích trên đây thì hậu quả nghiêm trọng xảy ra phải nằm ngoài ý muốn của tội
phạm Cần lưu ý rằng đối với lỗi cố ý trực tiếp, trong ý
thức của người phạm tội hậu quả được xác định như là kết quả tất yếu của hành vi; việc xác định lỗi cố ý hay vô ý phải căn cứ vào thái độ chủ quan của người phạm tội đối với hậu quả xảy ra, vì vậy, việc ghi nhận hình thức lỗi cố ý như là dấu hiệu bắt buộc của hai CTTP cơ bản được qui định tại hai Điều 174 BLHS (cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng) và Điều 264 BLHS (cố ý báo cáo sai)
của BLHS hiện hành là thiếu chính xác
Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta có ít nhất 9 CTTP tang nang do hậu qua xay ra nghiêm trọng hơn hậu quả của CTTP cơ bản và mặc dù khơng mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng vẫn chưa được qui định với tính chất
là dấu hiệu bát buộc của CTTP tăng nặng tương ứng -
Trang 11TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999) điểm "a" khoản 4 Điều 112; điểm "đ" khoản 2 Điều
112a; điểm "a" khoản 3 Điều 113; điểm "a" khoản 4 Điều 113a; điểm "c" khoản 2 Điều 129; điểm "a" khoản 3 Điều 185i; điểm "a" khoản 3 Điều 185m; khoản 2 Điều 199 (đó là chưa kể đến ba CTTP tăng nặng đặc biệt - điểm khoản 3 Điều 109; điểm "b" khoản 4 Điều 185i;
điểm "b" khoản 4 Điều 185m.); việc xác định rõ ràng và chính xác bản chất pháp lí của mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý không hồn
tồn có ý nghĩa pháp lí rất quan trọng đối với một loạt các trường hợp mà BLHS hiện hành nước ta quy định việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dựa trên các hình thức lỗi - áp dụng nguyên tắc xử lí nghiêm khắc đối với kẻ cố ý gây ra hậu quả nghiêm trọng, xác định tái phạm và tái phạm nguy hiểm (Điều 40), tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử
thách (khoản 5 Điều 44) và xác định tuổi chịu trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong lứa tuổi
từ 14 đến 16 (khoản I Điều 59) Chính vì thế, chúng tơi
hồn tồn đồng nhất với quan điểm của thẩm phán Toà án quân sự Trung ương (TANDTC), PTS luật học Trần
Văn Độ: "chúng ta cần phải đi xa hơn nữa để thực hiện triệt để ngun tắc xử lí có phân biệt đối với cố ý phạm
tội và vô ý phạm tội trong BLHS"
Trang 12TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999) Việc nghiên cứu thực tiễn xét xử và phân tích khoa
học bản chất pháp lí của mặt chủ quan của tội phạm được
thực hiện với hình thức !ối cố ý khơng hồn tồn cho thấy rằng: a) chỉ có trong các CTTP tăng nặng mới có thể có sự hiện diện của hình thức lỗi này; b) trong trường hợp này tên gọi "lỗi cố ý khơng hồn tồn” khơng những
chính xác về mặt thuật ngữ phản ánh được bản chất pháp
lý đích thực của mặt chủ quan của tội phạm được thực
hiện mà còn giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án phân định các hình thức của lỗi một cách tách biệt giữa cố ý hoặc vô ý
Cơ sở khoa học của các KGLP trên bao gồm ba căn cứ chủ yếu: a) lý luận lỗi về mặt tâm lý; b) lý luận lỗi về đánh giá lôi; c) nguyên tắc phân hóa TNHS tối đa trong lập pháp hình sự
KGLP tại Điều về hình thức /ố; cố ý đã bổ sung
thêm một dấu hiệu "+ tất yếu” xảy ra hậu quả là hoàn
toàn có lý, vì nó cho phép phân biệt được rõ ràng tính
nguy hiểm cao hơn của dạng lỗi cố ý (rực tiếp so với
dạng lỗi cố ý gián tiếp
Tóm lại, che dịnh lỗi trong luật hình sự Việt Nam là
một trong những chế định vô cùng phức tạp và vì vậy
những vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với việc nghiên
Trang 13TRƯỜNG ĐHKHXH&NV * Kỷ yếu HNKHSV lần IV (1998 - 1999) ld
cứu và hoàn thiện chế định lỗi trong luật hình sự Việt
Nam hiện hành là rất đa dạng, khó khăn và phức tạp, nó
khơng chỉ nên được nghiên cứu trong KHLHS mà cần
phải tiếp tục làm sáng tỏ hơn nữa bằng những thành tựu
của các ngành khoa học khác có liên quan /