Trồng cây lương thực trong hệ thống nông nghiệp hướng ngoại-lấy khỏi đồng ruộng không chỉ sản phẩm chính thóc mà cả sản phẩm phụ rơm, rạ như trồng lúa ở ĐBSH cần phải bón phân nhiều hơn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI
Giáo trình BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG
TS NGUYỄN NHƯ HÀ
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Trang 2TP HCMNXB TP HCM
ST DDSTSTTGSTTPCGCty
H 2.1
B 13.1
Trang 3MỞ ĐẦU
Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả và thu nhập của người sản xuất Vì vậy phân bón là một yếu tố đầu tư rất được quan tâm và thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của người trồng trọt Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hay bón phân thế nào cũng đem lại hiệu quả mà việc bón phân không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng và khả năng bị sâu bệnh hại cây trồng và còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tói môi trường…
Để bón phân đạt năng suất cây trồng cao với phẩm chất tốt và quan trọng hơn đạt lợi nhuận cao nhất cho trồng trọt mà không làm cho đất trồng bị suy thoái và ảnh hưởng xấu tới môi trường, cần xây dựng được quy trình bón phân phù hợp với cây trồng trong điều kiện cụ thể - quy trình bón phân hợp lý cho cây trồng
Quy trình bón phân hợp lý cho cây trồng là toàn bộ những quy định về loại phân bón, dạng phân bón, lượng phân bón, thời kỳ bón phân, phương pháp bón phân phù hợp với đặc điểm của cây trồng, đất trồng, khí hậu thời tiết và các vấn đề khác liên quan đến cây trồng được bón phân Đây cũng chính là nội dung của giáo trình
Giáo trình bón phân cho cây trồng được biên soạn nhằm phục vụ cho sinh viên chuyên ngành Thổ nhưỡng-Nông hoá và học viên cao học chuyên ngành Nông hóa học đồng thời làm tài liệu tham khảo cho và các sinh viên nông nghiệp khác đặc biệt là các sinh viên thuộc chuyên ngành Hóa nông nghiệp và các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, chỉ đạo sản xuất …
Mục đích của giáo trình nhằm giúp người đọc có thể xác định quy trình bón phân hợp
lý cho cây trồng trong những điều kiện cụ thể
Giáo trình được biên soạn thành 4 chương với bốn nhóm cây trồng nông nghiệp chủ yếu:
• Chương I- Bón phân cho cây lương thực
• Chương II- Bón phân cho rau
• Chương III-Bón phân cho cây ăn quả
• Chương IV- Bón phân cho cây công nghiệpTrong mỗi chương đều có trình bày những kiến thức cơ sở cho việc xây dựng quy trình bón phân cho mỗi nhóm cây trồng chính và quy trình bón phân cho những cây đại diện của nhóm cây trồng chính tương ứng
Do thời lượng của môn học hạn chế, nội dung của giáo trình nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập lý thuyết, còn phần câu hỏi ôn tập và bài tập nhằm giúp sinh viên tự ôn tập và thực hành tốt hơn
Giáo trình do tiến sĩ chuyên ngành Nông hoá học Nguyễn Như Hà biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều giáo trình, sách, tài liệu liên quan đến bón phân cho cây
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các tác giả của những tài liệu đã tham khảo trong giáo trình
Do giáo trình được biên soạn lần đầu tiên trong hoàn cảnh thời gian hạn hẹp và trình
độ còn hạn chế của tác giả, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót trong giáo trình Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả Xin chân thành cảm ơn
Trang 4CHƯƠNG I - BÓN PHÂN CHO CÂY LƯƠNG THỰC
Nội dung của chương I trình bày những cơ sở chung và nguyên lý xác định quy trình bón phân cho cây lương thực Đồng thời cũng trình bày những cơ sở cho việc xác định quy trình bón phân và quy trình bón phân cho các cây lương thực chính: lúa, ngô, khoai lang, sắn
1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BÓN PHÂN CHO CÂY LƯƠNG THỰC
1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong nền kinh tế quốc dân
Kinh nghiệm và thực tiễn phát triển ở mỗi vùng và Quốc gia cho thấy để phát triển kinh tế xã hội bền vững, cần dồn mọi nỗ lực để tạo an ninh lương thực ở thời kỳ đầu Vì đảm bảo an ninh lương thực là yếu tố rất quan trọng để ổn định chính trị xã hội, tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế, xã hội Tầm quan trọng của lương thực cũng đã được cha ông chúng ta khẳng định qua các câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”, “ mạnh vì gạo, bạo vì tiền” Ở Việt Nam sản xuất lương thực hiện đang cung cấp 70-80% tổng lượng calo trong bữa ăn hàng ngày của con người Nên có những thời gian chúng ta phải trồng cây lương thực bằng mọi giá, dù sản xuất lương thực không cho thu nhập cao
Cây lương thực là cây trồng có diện tích và sản lượng lớn nhất, chiếm hầu hết diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam Kết quả điều tra năm 1995 cho thấy diện tích trồng cây lương thực chiếm 99,3% diện tích cây hàng năm của cả nước ( Bộ môn Cây lương thực,
1997 ) Vì vậy sản xuất lương thực đang chiếm một tỷ trọng rất lớn trong phần đóng góp của sản xuất nông nghiệp cho tổng thu nhập Quốc dân (khoảng 1/3 GDP) và tạo ra nguồn thu nhập rất quan trọng cho người nông dân
Sản xuất lương thực còn tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn nhất, hàng năm cung cấp 3-4 triệu tấn gạo, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu lương thực, có đóng góp rất quan trọng trong an ninh lương thực của thế giới Đồng thời đóng góp phần hàng xuất khẩu và nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho Đất Nước
Trồng các cây lương thực còn nhằm cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho chăn nuôi
và nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến, tạo điều kiện phát triển mạnh chăn nuôi và công nghiệp chế biến Đồng thời tạo khả năng đa dạng hoá sản xuất phá thế độc canh cây lúa và luân canh cây trồng cạn với cây lúa nước tạo hiệu quả cao hơn cho trồng trọt,
sử dụng và cải tạo đất
1.2 Phân bố các cây lương thực chính ở Việt Nam
Các cây lương thực chính ở Việt Nam xếp theo thứ tự diện tích giảm dần là: lúa, ngô, sắn, khoai lang
Lúa gạo là cây lương thực chính ở Việt Nam, diện tích trồng lúa chiếm phần lớn nhất khoảng 7,5 triệu ha (Năm 1995 diện tích trồng lúa chiếm 76,9% diện tích cây hàng năm, diện tích cây màu chỉ chiếm 22,4% diện tích cây hàng năm) Cây lúa được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi, ngay ở miền núi diện tích trồng lúa cũng có tỷ lệ lớn trong diện tích trồng trọt Vì trồng lúa ngoài những tác dụng của cây lương thực chính còn là một biện pháp sử dụng đất bền vững
Ngô là cây lương thực có diện tích lớn thứ hai (khoảng 910 ngàn ha), là cây lương thực chính của một số dân tộc ít người, được trồng nhiều ở miền núi phía Bắc
Khoai lang là cây lương thực bổ sung ở vùng ven biển miền trung, khu bốn cũ và cả ở Đồng bằng sông Hồng
Sắn là cây lương thực phụ quan trọng ở vùng núi phía Bắc, ven biển miền Trung, khu bốn cũ, Đông nam bộ
Trang 5Trong thực tế ở mỗi vùng còn có thể có các cây lương thực khác nhưng với diện tích và ý nghĩa không nhiều.
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và khu vực trồng các loại cây lương thực chính ở Việt Nam
STT Loại cây
lương thực
Diện tíchtrồng (1000ha)
Năng suấttrung bìnhT/ha
Vùng trồng chính
1 Lúa 7449,3 4,6 Đồng bằng sông cửu long, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng ven
biển miền Trung…
Vùng núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ, Cao nguyên Trung bộ, Đông nam bộ
3 Khoai lang 219,9 7,2 Miền trung, Đồng bằng sông Hồng
4 Sắn 371,7 14,1 Vùng núi phía Bắc, miền Trung, Đông Nam bộ
Nguồn: Niên giám thống kê 2003
1.3 Đặc điểm đất trồng cây lương thực
Đặc điểm chung của đất trồng lúa
Đất lúa bằng phẳng có ở khắp mọi nơi, phần lớn tập trung ở vùng đồng bằng nhưng cũng khá đa dạng về hoá tính, lý tính và mẫu chất phù sa Đất lúa chiụ sự chi phối của các quy luật tự nhiên và tác động của con người, có thể đi theo một trong hai xu hướng: càng ngày càng thuần thục và màu mỡ hoặc xấu đi
H.1.1 Đặc trưng hình thái của phẫu diện đất lúa điển hình
Trang 6Do canh tác lúa trong điều kiện ngập nước, phẫu diện đất lúa nước thường gồm các tầng với các chức năng khác nhau như sau:
- Tầng canh tác là tầng đất quan trọng nhất - trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa và chịu ảnh hưởng của các họat động sản xuất của con người, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn tới
sự chuyển hóa của phân bón Tầng đất này được phân thành 2 lớp: Lớp ôxy hóa, có độ dày
< 2 cm, luôn ở trạng thái ô xy hóa do được tiếp xúc nhiều nhất với không khí trong quá trình canh tác, đặc biệt được các sinh vật sống thủy sinh trong lớp nước mặt ruộng làm giàu ôxy cho Lớp khử ôxy, bị yếm khí hoàn toàn, có nhiều chất khử, Eh thấp Sự phân hóa tầng canh tác đất lúa thành 2 lớp như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng phân đạm bón cho lúa
- Tầng đế cầy, là tầng đất chặt phía dưới tầng canh tác, hình thành do quá trình trồng lúa lâu đời và có ý nghĩa quan trọng đối với đất lúa Nó có tác dụng ngăn cản nước thấm quá nhanh, giữ nước cho ruộng lúa
- Tầng tích tụ, tích lũy các chất thấm từ trên xuống
- Tầng gley, hình thành do ảnh hưởng của nước ngầm, có tỷ lệ sét cao và nhiều chất khử, có tác dụng giữ nước tốt hơn cho ruộng lúa Tầng gley ở độ sâu 60-80 cm là tốt nhất cho đất lúa
Do đất đựợc nước bao phủ làm cho quá trình rửa trôi các chất dễ tan thấm sâu vào lòng đất Các chất rửa trôi theo kiểu này là đạm nitrat, các muối kali, các ion phốtphát và đạm amôn (nếu đất nghèo sét) các cation kiềm thổ và cả các hạt sét cũng bị thấm xuống sâu Phốtphát liên kết với sắt hoá trị 3 chuyển thành sắt hoá trị 2 giải phóng ion phốtphát nên ion phốtphát vẫn bị đẩy xuống dưới Silic nằm trong dạng keo SiO2 rất cần cho lúa để hình thành rơm rạ nhưng cũng bị rửa trôi Rửa trôi theo chiều sâu gây ra hiện tượng không đồng đều giữa các tầng đất về mặt thành phần cơ giới cũng như đặc tính hoá học Chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong đất lúa còn bị mất đi do nước tràn bờ, đặc biệt chất hữu cơ ít bị rửa trôi theo chiều sâu do không tan trong nứơc song trong điều kiện này thì bị cuốn đi không ít
Đất lúa luôn ở trong hoàn cảnh luân phiên khô ẩm cho nên quá trình ôxy hoá khử xảy ra phổ biến Trong đó sắt và mangan tham gia tích cực vào phản ứng ôxy hoá khử của đất lúa:
Do ngập nước các chất dinh dưỡng trong đất lúa thay đổi nhiều, có chất tăng lên có chất giảm xuống Đạm amôn tích luỹ càng ngày càng nhiều, lượng amôn tăng lên so với trước khi ngập nuớc có khi lên tới 8-10 lần ở đất giàu đạm Lân cũng rất dễ chuyển sang dạng dễ tan sau khi ngập nước Các chất dễ tan khác như mangan hoá trị 2, sắt hoá trị 2 cũng nhiều hơn Vì vậy khả năng cung cấp thức ăn dưới dạng dễ tiêu cho cây lúa của đất lúa ngập nước tăng Độ chua của đất cũng giảm đi vì trong đất đã tích luỹ nhiều sản phẩm mang tính kiềm, trị số pH của đất có thể tăng lên tới 1-2 đơn vị
Trong điều kiện ngập nước, rễ cây lúa hút thức ăn dễ dàng do trong đất lúa các chất dinh dưỡng dễ tiêu đã tăng nhiều và ở trạng thái khử mà xung quanh rễ lúa lại là vùng ôxy hoá nên dễ dàng di chuyển vào cây Mặt khác, nhờ có khả năng ôxy hoá của rễ cây lúa mà nếu
có nhiều chất độc đã tích luỹ do quá trình khử gây ra thì chúng được ôxy hoá và trở nên vô
Trang 7hại Nhờ ngập nước mà khí cacbonic vốn tạo ra nhiều do các chất hữu cơ phân giải bị đẩy và tích luỹ trên mặt nước làm nguồn dự trữ cho quá trình quang hợp.
Đặc điÓm của các vùng đất trồng lúa
Đất phù sa sông Hồng (PSSH) là vùng trồng lúa sớm nhất nước ta và là n¬i có trình độ thâm canh cao Đất PSSH có nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật về thành phần cơ giới (TPCG) thích hợp cho trồng lúa (từ thịt nhẹ đến thịt nặng); có pH trung tính đến ít chua, tỷ lệ chất hữu
cơ khá, hàm lượng đạm trên dưới 0,15%; giàu lân và kali và các cation kiềm thổ (Ca, Mg) Tuy đất không chua nhưng có sắt di động nhiều nên kết tủa lân dưới dạng phốtphat hoá trị 3 tránh rửa trôi, khi gặp nước lại biến thành hoá trị 2 dễ tan nên cây lúa hút dễ dàng
Bảng 2.1 Các đặc trưng hóa học của c¸c lo¹i đất trồng lúa chính ở Việt Nam
CEC(me)
Độ noBazơ(%)
Ghi chú: 1 Đất cát biển 2 Đất mặn 3 Đất phèn 4 Đất phù sa sông Hồng 5 Đất phù sa sông Cửu Long
6 Đất phù sa sông Thái Bình 7 Đất phù sa úng nước 8 Đất xám bạc màu
Đất lúa phù sa sông Cửu Long mới được khai phá, vì vậy đất lúa phù sa sông Cửu Long còn rất trẻ, chưa thuần thục nhưng giàu hữu cơ và đạm hơn Đồng thời đất có TPCG nặng hơn, nhiều sét hơn do độ dốc lòng sông không đáng kể nên hạt sét lắng đọng dễ dàng
Bảng 3.1 Tính chất vật lý các loại đất trồng lúa chính ở Việt NamLoại
đất
Tỷ trọng
(g/cm3)
Dung trọng (g/cm3)
Độ xốp (%) SCADR
Độ ẩm cây héo
Ghi chú: 1.Đất cát biển 2 Đất mặn 3 Đất phèn 4 Đất phù sa Sông Hồng 5 Đất phù sa Thái Bình
6 Đất phù sa úng nước 7 Đất xám bạc màu 8 SCAĐR Sức chứa ẩm đồng ruộng
Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999
Đất phù sa trồng lúa dọc các con sông miền Trung kém màu mỡ có đặc điểm nổi bật là đều bị ảnh hưởng của các lớp đá mẹ chua, nghèo các chất kiềm thổ và thành phần cơ giới nhẹ Đất nghèo lân, kali, hữu cơ và đạm; thấp hơn rõ so với đất lúa đồng bằng sông Hồng do đây là
Trang 8vựng thường xuyờn bị ảnh hưởng của lũ lụt lờn xuống khỏ nhanh, cỏc hạt sột và hạt limon mịn khụng kịp lắng đọng để bồi đắp cỏc chất dinh dưỡng Lớp đất mặt thường cú màu xỏm, xỏm nhạt hoặc xanh tro.
Đất lỳa vựng chiờm trũng, cú những đặc điểm khỏc hẳn với cỏc đất lỳa khỏc Đặc điểm thứ nhất là đất cú TPCG rất nặng (do ở xa sụng lại cú địa hỡnh thấp), cú quỏ trỡnh khử ụxy xảy
ra liờn tục làm cho chất khử tớch luỹ khỏ nhiều trong đất (do bị ngập nước quanh năm) Cỏc chất khử điển hỡnh ở đõy là sắt, mangan hoỏ trị 2, cỏc muối sun phua và khớ mờtan Đặc điểm thứ hai của đất lỳa vựng chiờm trũng là cú tỷ lệ chất hữu cơ khỏ cao Đặc điểm thứ ba là đất rất nghốo lõn gõy nờn sự mất cõn đối nghiờm trọng giữa 2 yếu tố lõn-đạm
Đất mặn trồng lỳa, vốn là đất phự sa của những dũng sụng phỡ nhiờu nhưng bị nhiễm mặn, trong đất cú nhiều muối tan, trong đú muối clo chiếm ưu thế Loại đất này nếu được rửa mặn thỡ cho năng suất cao chẳng kộm đất phự sa “ngọt”
Đất phốn trồng lỳa cú đặc điểm quan trọng là rất nghốo lõn dễ tiờu và rất chua Độ chua ở đất phốn là do phốn nhụm và phốn sắt phõn huỷ mà thành Đất này cũng như đất chiờm trũng thường cú tỷ lệ chất hữu cơ cao, đặc biệt là trong đất phốn tiềm tàng
Đất lỳa ở cỏc vựng đất bạc màu, đất xỏm và đất cỏt ven biển nơi đất cú màu trắng xỏm,
cú cỏc hạt cỏt nhiều hơn sột và nhỡn chung đất rất nghốo từ chất hữu cơ đạm cho đến lõn, kali, magiờ… Ở đất này khi cho nước vào ruộng để làm đất, sau bừa thỡ đất lắng rất nhanh, hầu hết khụng khớ bị đẩy ra khỏi đất làm đất cú kết cấu kộm nờn đất trồng 2 vụ lỳa mà để nước liờn tục thỡ quỏ trỡnh yếm khớ xảy ra rất dễ dàng
Đặc điểm đất trồng cõy màu-lương thực
Cỏc cõy màu-lương thực được trồng trờn đất cạn khụng ngập nước đũi hỏi hoỏ tớnh đất phải tốt và cả lý tớnh đất cũng phải phự hợp Đất trồng màu chứa một lượng nước ớt hơn nhiều so với đất lỳa ngập nước nờn trong đất này cỏc chất dinh dưỡng khú hoà tan để trở thành dạng dễ tiờu cho cõy do đú phải cú sự tương trợ giữa cỏc chất vụ cơ và hữu cơ Đất trồng cỏc cõy mầu lương thực cú thể là: đất lỳa tăng vụ, hay đất khụng cú khả năng trồng lỳa do thiếu nước, đất đỏ vựng đồi nỳi, đất xỏm, đất cỏt…
Đất trồng màu trong điều kiện vụ đụng cú nhiệt độ thấp khụng thuận lợi cho quỏ trỡnh khoỏng hoỏ chất hữu cơ nờn nguồn dinh dưỡng dễ tiờu trong đất cũng hạn chế Cõy cần nhiều ụxy nờn đất phải được xới xỏo nhưng lại làm cho quỏ trỡnh khuếch tỏn nước bị ảnh hưởng xấu, khụng cú điều kiện để hoà tan cỏc chất dễ tiờu Vỡ vậy khả năng cung cấp dinh dưỡng dễ tiờu cho cỏc cõy màu trồng trờn đất lỳa tăng vụ khụng cao dự trong đất giàu dinh dưỡng tổng số do
độ ẩm của đất và độ nhiệt trong vụ đụng thấp đó làm cho cỏc chất dễ tiờu bị “khoỏ chặt” trong đất Đất cú TPCG nhẹ (giàu cỏt) vào những thỏng rột, tốc độ khoỏng hoỏ nhanh hơn đất cú TPCG nặng nờn cú ưu điểm trong việc cung cấp chất dễ tiờu cho cõy vụ đụng
Đất đồi nỳi là vựng trồng nhiều cõy màu lương thực, thuờng là những loại đất cú vấn đề Đất sau khai hoang cú xu thế giảm hàm lượng hữu cơ Trờn đất đồi nỳi cỏc chất kiềm và kiềm thổ do xúi mũn, rửa trụi làm khả năng hấp thụ trao đổi và pH của đất giảm mạnh, Al+3 và
H+tăng tương đối Đất thường cú phản ứng từ chua đến rất chua, thường cú hàm lượng nhụm cao cú thể gõy độc hại cho cõy trồng Quỏ trỡnh xúi mũn rửa trụi làm mỗi hecta đất dốc bị xúi mũn bỡnh quõn 10 tấn đất trong một năm cựng với nhiều lượng dinh dưỡng bị mất đi, sức chứa
ẩm đồng ruộng của đất cũng kộm đi, tốc độ thấm nước và giữ nước trong đất giảm làm tăng nguy cơ bị hạn hỏn Ở đất đồi nỳi yếu tố chi phối mạnh mẽ trạng thỏi cung cấp dinh dưỡng lõn
là mức độ giữ chặt lõn và chất hữu cơ cú vai trũ quyết định trong việc giảm giữ chặt lõn, nõng cao hàm lượng lõn dễ tiờu cú trong đất cho cõy trồng Khi chất hữu cơ mất đi 1% thỡ khả năng giữ chặt lõn tăng lờn 50 mg/100 g đất Tương quan thuận giữa mựn và lõn dễ tiờu luụn được phỏt hiện trờn cỏc loại đất feralit vựng đồi nỳi
Trang 9Bảng 4.1 Tính chất hóa học của các loại đất trồng màu ở Việt Nam
CEC(me)
Độ noBazơ(%)
cổ 8 Đất mùn vàng đỏ trên núi SCAĐR: Sức chứa ẩm đồng ruộng
Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999
Bảng 5.1 Tính chất vật lý các loại đất trồng màu ở Việt Nam
Độ xốp (%) SCADR cây héoĐộ ẩm
Thành phần cấp hạt (%)Cát Limon Sét
Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999
Đất xám bạc màu có thành phần cơ giới là cát mịn pha bụi, nghèo mùn, nghèo sét, nghèo canxi nên kết cấu rất xấu, giữ nước kém, có độ xốp không cao, nhưng có độ thông khí rất cao, chất hữu cơ khó tích luỹ Đất có khả năng hấp thu rất kém, tính đệm kém, cũng vì thế
mà khi bón phân cho cây trồng, đất không giữ được Đất nghèo kiệt về thành phần hoá học, vì phần lớn chất dinh dưỡng, các muối dễ tan, chất kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi
Đất cát có TPCG của lớp đất mặt là cát pha, kết cấu rời rạc, có chế độ nhiệt không ổn định, đất bốc hơi mạnh, có lượng mùn thấp, pH thường từ 4,5-5,5; hàm lượng N,P,K tổng số cũng như dễ tiêu đều nghèo Đất có khả năng giữ nước, giữ phân kém vì lượng sét và mùn thấp nên thường thiếu nước nghiêm trọng
Trang 101.4 Nguyên lý bón phân cho cây lương thực
Để việc bón phân cho cây lương thực đạt hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng xấu tới cây và môi trường cần quan tâm xây dựng quy trình bón phân phù hợp với đặc điểm của cây và đất trồng nó Quy trình bón phân hợp lý cho cây trồng cần được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Cây trồng được cung cấp đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết để cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt Để đảm bảo yêu cầu này không thể chỉ dựa vào phân hữu cơ
mà rất cần phối hợp thêm với phân khoáng để cung cấp dinh dưỡng cho cây
- Không ngừng ổn định và tốt hơn nâng cao độ phì của đất nhằm bảo vệ tư liệu sản xuất không thể thay thế cho người trồng trọt- cơ sở quan trọng cho sản xuất bền vững
- Đem lại lợi nhuận tối đa cho người sản xuất, trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao hiệu suất phân bón để có hiệu quả kinh tế của sản xuất cao
Vì lợi nhuận tối đa do bón phân đem lại cho trồng trọt có được khi bón phân đạt năng suất tối thích kinh tế
- Phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất hiện tại
Các cây lương thực thường là những cây trồng ngắn ngày chính, nằm trong những hệ thống luân canh cụ thể Vì vậy khi xây dựng quy trình bón phân cho cây lương thực cần quan tâm tới khả năng ảnh hưởng của cây trồng trước tới tình trạng dinh dưỡng có trong đất, liên quan tới đặc điểm sinh học, điều kiện khí hậu mà nó đã trải qua và tính chất của hệ thống nông nghiệp
Nếu cây trồng truớc là các cây bộ đậu, hay cây có bộ rễ phát triển ở tầng đất nông hơn
so với cây lương thực, có thể giảm lượng phân bón cho cây lương thực trồng sau
Thời tiết hay sâu bệnh hại không thuận lợi cho cây trồng trước sinh trưởng và đạt năng suất cao, có khả năng để lại nhiều dinh dưỡng từ đất và phân bón cho cây trồng sau nên cũng
có thể giảm lượng phân bón cho cây trồng ở vụ sau
Trồng cây lương thực trong hệ thống nông nghiệp hướng ngoại-lấy khỏi đồng ruộng không chỉ sản phẩm chính (thóc) mà cả sản phẩm phụ (rơm, rạ) như trồng lúa ở ĐBSH cần phải bón phân nhiều hơn do phải trả lại cho đất không chỉ các chất dinh dưỡng trong sản phẩm chính mà cả phần chất dinh dưỡng trong sản phẩm phụ
Để có một quy trình bón phân hợp lý cho cây lương thực cần quan tâm khảo sát các vấn
đề liên quan tới cây trồng được bón phân sau: Đặc điểm cây trồng, đặc điểm đất đai, đặc điểm khí hậu thời tiết, luân canh cây trồng, các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, chế độ tưới và đặc điểm phân bón sử dụng Trong đó đáng chú ý nhất là: đặc điểm cây trồng, đặc điểm đất đai, đặc điểm khí hậu thời tiết và đặc điểm của các loại phân bón sử dụng Trong mỗi vấn đề lại cần khảo sát nhiều điểm liên quan
Nguyên lý xác định lượng phân bón cho cây lương thực
Để xác định được lượng phân bón hợp lý cho cây trồng, cần chú ý tới những điểm liên quan sau: Đặc điểm sinh lý của cây trồng về nhu cầu dinh dưỡng tổng số và mục tiêu năng suất cần đạt Đặc điểm đất đai về khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng trước cây trồng đang tính lượng phân bón Đặc điểm khí hậu
thời tiết vụ cây trồng cần tính lượng phân bón.
Mỗi loại cây lương thực ở mỗi mức năng suất có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên
có nhu cầu về lượng phân bón khác nhau Ví dụ để đạt năng suất lúa 5 tấn thóc/ha/vụ trên đất PSSH, cần bón 80-120 kg N/ha, nhưng muốn đạt năng suất 6 tấn/ha/vụ cần bón (theo theo S.Yoshida) không dưới 160 kg N Trong khi đó đối với cây lương thực khác như khoai lang nhu cầu lại ít hơn nhiều
Mỗi loại đất trồng có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây khác nhau nên có nhu cầu bón phân khác nhau Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây thể hiện thông qua
Trang 11các chỉ tiêu: hàm lượng dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu của đất và những yếu tố ảnh hưởng tới
sự chuyển hóa của các chất dinh dưỡng ở trong đất như: thành phần cơ giới đất, vị trí phân bố đất (cao, vàn, thấp)… Các kết quả thí nghiệm phân bón, kinh nghiệm sử dụng phân bón tại địa phương cũng là những thông tin quý về khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất
Đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng trước cho biết khả năng để lại hay lấy
đi nhiều dinh dưỡng từ đất và từ phân bón nên có ảnh hưởng đến việc xác định lượng phân bón cho cây lương thực trong hệ thống luân canh Đặc biệt một số cây trồng trước có khả năng để lại đạm cho đất (cây bộ đậu, cây phân xanh) hay lấy đi nhiều dinh dưỡng từ đất khi đạt năng suất cao Ngoài ra có thể còn do cây trồng trước phát triển kém vì lý do dịch hại, thiên tai mà lượng phân bón cho nó chưa sử dụng hết có thể để lại cho vụ sau
Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ tính lượng phân bón cũng liên quan tới khả năng cung
cấp dinh dưỡng của đất nên cũng cần quan tâm để tính lượng phân bón cho phù hợp Vụ đang trồng có thời tiết thuận lợi cho việc cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu từ đất (vụ hè) cần giảm lượng bón và ngược lại
Đạm có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của việc sử dụng phân bón cho cây trồng Các loại phân khác chỉ phát huy tác dụng khi đất có đủ đạm hay được bón cân đối với phân đạm theo yêu cầu của cây Vì vậy khi xác định các lượng phân bón kháccần trên
cơ sở lượng phân đạm bón, nếu chưa tăng được lượng phân đạm bón thì chưa nên tăng những lượng phân bón khác
Các điều kiện để cây sinh trưởng phát triển tốt (giống tốt, biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, điều kiện sinh thái phù hợp và bón phân cân đối) tạo điều kiện để có thể bón những luợng phân bón cao trong thâm canh cây trồng nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao Trình độ kỹ thuật canh tác lạc hậu, bón nhiều phân có khi còn có hại, khi nâng cao được trình độ kỹ thuật canh tác có thể tạo cho cây chịu được những lượng phân bón cao hơn
Nguyên lý xác định thời kỳ bón phân hợp lý cho cây lương thực
Để xác định thời kỳ bón phân hợp lý cho cây lương thực cần quan tâm tới đặc điểm sinh lý của cây trồng về nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, đặc điểm đất về TPCG, đặc tính phân bón về thành phần hoá học và sự chuyển hoá của phân trong đất
Mỗi loại cây trồng có đặc điểm khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi thời kỳ, giai đoạn sinh trưởng, thậm chí còn khác nhau đối với các giống của một loại cây Tuy nhiên có một số đặc điểm chung về nhu cầu dinh dưỡng theo thời kỳ sinh trưởng ở từng nhóm cây trồng Ví dụ đối với yếu tố dinh dưỡng đạm các cây lương thực có đặc điểm chung là: Ở thời
kỳ đầu sinh trưởng - giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (STDD), cây cần được bón nhiều đạm
để tạo nhiều thân lá, mở rộng diện tích quang hợp, tạo tiền đề để đạt năng suất cao, việc bón quá nhiều đạm ở thời kỳ này cũng ít nguy hiểm hơn Còn ở giai đoạn sinh trưởng sau - sinh trưởng sinh thực (STST) nhu cầu đạm của cây ít đi, do chỉ nhằm duy trì khả năng quang hợp cao, tạo năng suất cao, việc bón thừa đạm ở thời kỳ này có thể ảnh hưởng rất xấu tới cây Vì vậy trong bón phân cho cây lương thực thường rất chú trọng tới các thời kỳ bón phân sớm (bón lót, bón thúcsớm)
Đất có TPCG khác nhau có khả năng giữ phân khác nhau nên có yêu cầu bón phân khác nhau: đất có TPCG nhẹ giữ phân kém để tránh mất phân, phải chia tổng lượng phân cần bón rải ra nhiều lần bón theo sát yêu cầu của cây, còn đất có TPCG nặng lại có thể bón tập trung một lượng lớn nhờ khả năng giữ phân tốt của đất
Liên quan tới thành phần hoá học và sự chuyển hoá của phân trong đất Cần chú ý rằng, keo đất mang điện tích âm nên các dạng phân dưới dạng anion được đất giữ kém, dễ bị rửa trôi, để sử dụng đạt hiệu quả cao cần bón rải phân ra làm nhiều lần theo sát yêu cầu của cây, trong khi dạng cation được đất giữ nên có thể bón tập trung một lần với số lượng lớn
Trang 12Một số loại phân như phan đạm urê cần thời gian chuyển hoá mới có tác dụng đạt hiệu quả cao, cần tính toán thời gian bón cho phù hợp.
Do đặc điểm chung về nhu cầu lân của cây ở thời kỳ đầu sinh trưởng nên tất cả các loại phân lân đều phải bón lót đầy đủ ngay từ đầu cho cây trồng Bất cứ loại cây trồng nào cũng lấy bón lót phân lân làm chính Nhưng cần bón thúc phân lân cho cây trong sản xuất hạt giống
Các loại phân kali chủ yếu cũng dùng để bón lót sớm cho cây, phân cần được vùi sâu
và trộn đều vào đất vừa tầm rễ cây Nhưng cần bón thúc phân kali trong các trường hợp sau: cho cây lúa vào giai đoạn rễ cây phát triển mạnh lên bề mặt đất (từ cuối đẻ nhánh đến đầu làm đòng), cho các giống cây lương thực có thời gian sinh trưởng dài, cho cây lương thực trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ và khi thâm canh có nhu cầu bón phân kali cao
Để việc bón phân cho cây trồng đạt được những hiệu quả cao, cần bón phân để cùng một luc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng không chỉ đa lượng (N, P, K) mà cả trung lượng (Ca, Mg, S) và vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn, B, Mo) cân đối và hợp lý theo yêu cầu của từng loại cây- trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về tính chất đất trồng, đặc điểm dinh dưỡng của cây trồng, các loại phân bón và kỹ thuật bón phân… Đây lại là điều rất khó khăn đối với nhiều nông dân Nhằm giúp người nông dân có thể bón phân cân đối cho cây trồng, tiết kiệm chi phí phân bón
mà vẫn đạt hiệu quả sản xuất cao, đồng thời cũng vì lợi ích tiêu thụ được nhiều phân bón, các Nhà sản xuất phân bón đã sản xuất nhiều loại phân đa yếu tố (thường gọi là phân NPK) theo các tỷ lệ khác nhau Tuy nhiên để phân đa yếu tố phát huy hiệu quả cao cần phải có nhiều chủng loại phân chuyên dùng cho từng thời kỳ bón cụ thể của các loại cây trồng khác nhau trên các loại đất khác nhau
Bảng 6.1 Khuyến cáo sử dụng phân bón NPKchuyên dùng cho lúa của Cty phân bón Bình ĐiềnQui trình bón phân NPK chuyên dùng cho cây lúa miền Nam
Qui trình bón phân NPK chuyên dùng cho cây lúa miền Bắc
Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000
Để làm được việc này cần phải nghiên cứu khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và kỹ thuật bón phân cho cây trong từng vùng cụ thể Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà khoa học nông nghiệp chuyên ngành với Nhà sản xuất phân bón để sản xuất ra các loại phân bón đa yếu tố (NPK) chuyên dùng.Ưu điểm của các loại phân đa yếu tố chuyên dùng là: Cung cấp cùng một lúc nhiều yếu tố dinh
Trang 13dưỡng đảm bảo cho hiệu lực chung của phân bón cao nhất Hàm lượng các chất dinh dưỡng
có trong phân cao hơn các phân đơn nên giảm chi phí vận chuyển và bón phân Thao tác lại đơn giản vì chỉ cần một lần bón đã cung cấp được nhiều yếu tố dinh dưỡng Đảm bảo cho việc bón phân cân đối không chỉ đạt năng suất cao, phẩm chất tốt mà còn làm giảm yêu cầu sử dụng phân bón và giá thành sản phẩm một cách hiệu quả, đồng thời giảm tới mức tối đa ảnh hưởng xấu (có thể xảy ra) của phân bón
Nguyên lý xác định vị trí bón phân hợp lý cho cây lương thực
Để xác định vị trí bón phân hợp lý cho cây trồng cần lưu ý:
Các loại phân N đều là những loại phân rất linh động, dễ bị mất do rửa trôi hay bay hơi, khi bón cần vùi phân sâu vào đất, tránh bón vãi phân trực tiếp trên mặt đất Để giảm chi phí cho viêc bón phân sâu, thường kết hợp bón phân với các biện pháp kỹ thuật canh tác như: cầy, bừa, gieo trồng - khi bón lót ; xới đất, làm cỏ, tưới nước – khi bón thúc, trong đó thuận lợi hơn cho bón phân sâu là thời kỳ bón lót
Cần chú ý tới sự chuyển hoá các loại phân đạm trong các điều kiện khác nhau khi bón phân để hạn chế mất chất dinh dưỡng Phân đạm nitrat nên bón cho cây mầu, nếu bón cho lúa chỉ nên bón thúc nông và bón từng ít một theo sát yêu cầu của cây Phân đạm amôn và urê dễ
bị mất trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao vì vậy khi bón các phân này cho cây mầu cần bón sâu và trộn đều vào đất, hay dùng nước tưới đưa phân xuống sâu Trong điều kiện ngập nước, tầng canh tác đất lúa chia làm 2 lớp: ôxy hoá ở phía trên và lớp khử ôxy ở phía dưới Đây là đặc điểm cần chú ý trong bón phân cho lúa để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón Bón phân đạm amôn và urê cho lúa cần bón sâu vào tầng khử của đất lúa
Đặc điểm quy trình bón phân của các cây lương thực
Các cây lương thực là các loại cây trồng lấy bột nên để đạt năng suất cao phẩm chất tốt chúng cần được cung cấp không chỉ nhiều đạm mà còn đặc biệt cần nhiều kali, nhất là trong điều kiện thâm canh cao Chúng đều là các cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, lại
có khả năng cho năng suất rất cao cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng về loại phân và lượng phân dưới dạng dễ tiêu như phân hoá học Các cây màu lương thực đặc biệt là các cây ăn củ yêu cầu cao về tính chất vật lý đất nên có yêu cầu rõ về phân hữu cơ Trong khi đó cây lúa trồng trong điều kiện ngập nước nên có hiệu quả sử dụng phân hữu cơ không cao cần sử dụng nhiều phân vô cơ trong tổng lượng phân bón
Canh tác lúa trong điều kiện đất ngập nước nên khi bón phân cần quan tâm tránh hiện tượng rửa trôi Đồng thời cần chú ý để tránh khả năng phân đạm chuyển hoá dẫn đến hiện tượng phản đạm hoá làm mất đạm Vì vậy nên chọn các loại phân chậm tan, khả năng di động kém để bón cho lúa….Cần bón phân không quá sâu, kể cả phân hữu cơ cũng chỉ nên bón ở độ sâu 8 - 15 cm Trồng lúa trên đất có khả năng giữ phân kém (đất có TPCG nhẹ, nghèo chất hữu cơ…) không nên bón lót phân hoá học quá nhiều, cần tăng số lần bón thúc Nên dùng phân khô để bón thúc và bón phối hợp đồng thời phân hữu cơ với phân hoá học để giảm rửa trôi phân khoáng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón Nhưng khi trồng lúa trên đất có khả năng giữ phân tốt, có thể bón lót lượng phân khoáng lớn để giảm công bón phân mà vẫn đạt hiệu quả sử dụng phân bón cao
Trồng cây mầu trong điều kiện thiếu nước cần chú ý: Bón các loại phân hữu cơ hoai mục, phân hoá học dễ tan Bón nhiều phân lân và kali hơn để tăng tính chịu hạn cho cây, đồng thời bón phân đạm hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu của cây trồng vừa tạo khả năng sử dụng nước tiết kiệm Tăng tỷ lệ phân dùng để bón lót và bón lót sâu theo hàng, hốc nhằm giúp rễ cây phát triển tốt và hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn để tăng hiệu quả của phân bón Khi bón thúc phải vùi phân xuống sâu (kết hợp với vun xới), nên bón thúc phân lỏng
Trên đất xám và đất cát chất dinh dưỡng dễ di chuyển, dễ bị mất, chất hữu cơ phân giải nhanh Vì vậy bón phân cho cây màu trên các đất này phải lưu ý chống quá trình rửa trôi
Trang 14bằng việc sử dụng các phân ít di động để bón cho cây và cần vùi phân nông Khi bón lượng phân hoá học lớn cần chia nhỏ ra làm nhiều lần bón.Tăng cường bón phân kali Nên bón kết hợp phân hoá học với phân hữu cơ để hạn chế rửa trôi Bón nhiều phân hữu cơ ít hoai mục, dưới các dạng khác nhau sâu vào tầng đất có đủ ẩm để tăng tính đệm và khả năng giữ nước giữ phân cho đất.
Trồng cây màu trên đất dốc, cần quan tâm chống hiện tượng xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng hoà tan, bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp chống xói mòn rửa trôi để bảo vệ đất Trong đó có việc gieo trồng các cây phân xanh và tạo lớp che phủ đất bằng luân canh cây trồng hợp lý Đồng thời quan tâm bón phân khoáng cân đối và đầy đủ cho các loại cây trồng để tạo ra năng suất cây trồng cao cùng nhiều phụ phẩm hữu cơ tại chỗ cho đất Chống hiện tượng giữ chặt lân trong đất dốc, chua bằng việc bón vôi hay sử dụng các loại phân kiềm (có chứa vôi)
2 BÓN PHÂN CHO LÚA 2.1 Đặc điểm chung về cây lúa
Cây lúa có tên khoa học là Oryza sativa L Lúa là một trong những cây lương thực chủ yếu và quan trọng trên thế giới, có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% số dân trên thế giới Ở Việt Nam, lúa vừa đảm bảo lương thực cho hầu hết dân số vừa đóng góp vào việc đưa Việt Nam trở thành 1 Quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới Ngoài việc sử dụng làm lương thực, các sản phẩm phụ của cây lúa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Lúa là cây có thể gieo trồng trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới Cây lúa có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ từ 10 – 400C, nhiệt thích hợp nhất cho sinh trưởng: 22 –
300C Khi nhiệt độ thấp hơn 200C làm cho cây lúa chậm phát triển, thấp hơn 150C gây hại cây lúa, mức độ hại tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng Cường độ ánh sáng thuận lợi cho hoạt động quang hợp của cây lúa là 250 - 400calo/cm3/ngày Thời gian chiếu sáng ngắn 9 – 10 giờ/ngày có tác dụng rõ đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng và trỗ bông
Tuy cũng giống nhiều cây trồng khác, lúa cần lượng mưa khoảng 900 – 1100mm cho một vụ lúa (nếu hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời) và nhu cầu nước qua các thời kỳ sinh trưởng không giống nhau Nhưng lúa có yêu cầu về nước đặc biệt, trong đất ngập nước, cây lúa được cung cấp nước thuận lợi nhất và cho năng suất cao, ổn định nhất
Vì vậy tuy cây lúa có thể trồng trên các loại đất khác nhau nhưng đất trồng lúa tốt cần
có khả năng giữ nước tốt, có TPCG thịt trung bình, hay nặng, có pH thích hợp nhất trong khoảng 5,5-6,0, giàu các chất dinh dưỡng
Thời vụ gieo cấy ở các vùng khác nhau tuỳ theo điều kiện thời tiết khí hậu Ở Đồng bằng Bắc bộ có hai vụ chính: vụ mùa và vụ xuân, mỗi vụ đều có thể chia ra các trà cấy sớm, chính vụ và muộn Vụ mùa có thời vụ cấy của ba trà từ 25/6 - 25/8 Vụ xuân có thời vụ cấy của ba trà cấy từ 15/1 – 5/3
Thời gian sinh trưởng của cây lúa thay đổi từ 90 đến 180 ngày, tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh Ở miền Bắc, do thời tiết biến động trong năm, nên thời gian sinh trưởng của cây lúa cũng thay đổi theo thời vụ cấy.Trong điều kiện bình thường các giống có khả năng thâm canh tăng vụ cao thường có thời gian sinh trưởng khoảng 100-120 ngày Đối với các giống lúa thường có thời kỳ sinh trưởng sinh thực khoảng 60 ngày, trong đó có thời kỳ làm đòng khoảng
30 ngày và thời kỳ chín khoảng 30 ngày Sự khác nhau của các giống lúa về thời gian sinh trưởng chủ yếu là ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng Lúa cấy thường chín muộn hơn lúa gieo thẳng khoảng 7 - 10 ngày do phải mất thời gian bén rễ
2.2 Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây lúa
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Số nhánh Chiều cao cây
Trang 15Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
Hình 1.1 Sơ đồ sinh trưởng - phát triển của cây lúa
(thời gian sinh trưởng 120 ngày trong điều kiện nhiệt đới)
Trong toàn bộ đời sống của cây lúa có thể chia ra hai thời kỳ sinh trưởng chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực
Loai B
H ình 2.1 Đặc điểm sinh trưởng của các nhóm giống lúa có TGST khác nhau
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được tính từ lúc gieo đến lúc làm đòng, là thời kỳ cây lúa hình thành và phát triển lá, rễ, nhánh Ở lúa cấy thời kỳ này có thể chia ra các giai đoạn:
mạ ở ruộng mạ và đẻ nhánh ở ruộng cấy Trong đó giai đoạn mạ kéo dài khoảng 20 ngày từ khi gieo mạ đến khi cây có khoảng 4-5 lá; giai đoạn đẻ nhánh kéo dài khoảng 40 ngày từ khi cấy đến khi cây lúa bắt đầu có đòng; trong đó 10-13 ngày đầu là giai đoạn bén rễ hồi xanh,
Trang 16giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu chỉ khoảng 20 ngày tiếp theo Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, là yếu tố cấu thành năng suất có ý nghĩa quyết định đối với cây lúa.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực, bắt đầu từ lúc làm đòng cho đến khi thu hoạch Bao gồm các quá trình làm đòng, trỗ bông và hình thành hạt Thời kỳ này quyết định các yếu tố cấu thành năng suất: số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt, là thời kỳ có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến năng suất thu hoạch
Liên quan tới TGST của cây lúa, các giống lúa được chia ra : giống cực ngắn ngày, giống ngắn ngày và giống dài ngày Trong bón phân cho lúa cần chú ý : Các giống cực ngắn ngày (chín sớm) có giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng ngắn Vì vậy có thể bắt đầu phân hóa đòng trước giai đoạn đẻ nhánh tối đa (kiểu A trong H.2.1.) Các giống dài ngày (chín muộn)
có giai đoạn STDD dài và đạt số dảnh tối đa trước khi bắt đầu phân hóa đòng (loại C trong H.2.1.) , thời kỳ từ đẻ nhánh tối đa đến đầu phân hóa đòng có lúc bị kéo dài Các giống ngắn ngày có độ dài của giai đoạn STDD vừa phải, cây bắt đầu phân hóa đòng ngay sau giai đoạn
đẻ nhánh tối đa ( kiểu B trong H2.1.)
Đặc điểm hệ rễ của cây lúa
Lúa là cây trồng có bộ rễ chùm với số lượng có thể đạt tới 500-800 cái, tổng chiều dài
rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đến 168 m Bộ rễ lúa tăng dần về số lượng và chiều dài qua các thời kỳ đẻ nhánh làm đòng và thường đạt tối đa vào thời kỳ trỗ bông sau đó lại giảm đi Thời kỳ đẻ nhánh làm đòng bộ rễ phát triển có hình bầu dục nằm ngang còn thời kỳ trỗ bông,
bộ rễ lúa phát triển xuống sâu có hình quả trứng ngược
Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20 cm, trong đó phần lớn ở lớp đất mặt 0-10 cm Lúa là cây trồng có bộ rễ ăn nông và có thời gian từ cuối đẻ nhánh đến đầu làm đòng rễ ăn nổi trên mặt đất Đối với lúa gieo thẳng, bộ rễ thường phát triển mạnh ở lớp đất mặt, phân nhánh nhiều Các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, làm cỏ… có ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ
Lúa thấp cây, có khả năng thâm canh cao cần cấy dày để đạt được mật độ tối thích Khi cấy dày, tổng số rễ lúa tăng nên mở rộng được diện tích hút chất dinh dưỡng của quần thể ruộng lúa nhưng diện tích dinh dưỡng của cá thể càng bị thu hẹp, trọng lượng trung bình của
bộ rễ từng cây lúa giảm Muốn cho cá thể sinh trưởng và phát triển tốt cần tăng lượng phân bón tương ứng với mức độ cấy dày, như vậy mới có thể phát huy hơn nữa hiệu quả của việc cấy dày và làm tăng năng suất Mật độ cao, bón phân nhiều là hai biện pháp bổ sung cho nhau làm cho quần thể phát triển mạnh
Yêu cầu về các chất dinh dưỡng của cây lúa
Nhu cầu về đạm của cây lúa
Đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa Đặc biệt đạm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đẻ nhánh của cây lúa Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo được nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với năng suất lúa Đạm còn có vai trò quan trọng đối với việc hình thành đòng và các yếu tố cấu thành năng suất lúa khác: số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc Vì vậy cung cấp đủ và kịp thời đạm cho cây lúa có vai trò quyết định cho việc đạt năng suất cao Đạm còn làm tăng hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng chất lượng cho cây lúa Đạm cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại của cây lúa Thừa và thiếu đạm đều làm sức
đề kháng sâu bệnh của cây lúa yếu đi nên dễ bị sâu bệnh gây hại
Bảng 7.1 Lượng dinh dưỡng cây lúa hút để tạo ra 1 tấn thóc
Trang 17Lượng dinh dưỡng lấy đi (g) khi sản xuất 1 tấn thócTổng cộng Hạt Rơm rạ Tổng cộng Hạt Rơm rạ
Nguồn:Trung tâmTTKHKT hóa chất,1998 * tính theo kg/tấn sản phẩm
Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt trên bông ít, hạt lép nhiều, năng suất thấp Khi cây lúa thiếu đạm lá có phiến nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm nên lúc đầu lá có màu vàng nhạt ở đầu ngọn lá rồi dần dần cả phiến lá biến thành màu vàng
Thừa đạm quá nhiều làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao vóng, bị lốp, đổ non làm ảnh hưởng rất xấu tới năng suất và phẩm chất của cây lúa Hiện tượng lúa lốp, đổ là do cây thừa đạm, làm hô hấp của cây tăng lên, lượng gluxit tiêu hao nhiều, nhưng làm giảm sự hình thành xenlulo và licnin nên làm cho màng tế bào mỏng đi,
tổ chức cơ giới trong thân lá phát triển kém
Lượng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấn thóc từ 17-25 kg N, trung bình cần 22,2 kg N Ở các mức năng suất càng cao, lượng đạm cần thiết để tạo một tấn thóc càng cao Hiệu suất sử dụng phân N cho lúa thấp, trong sản xuất thường không quá 40%
Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ, rồi giảm sau trỗ Giai đoạn sinh trưởng đầu tỷ lệ đạm được tích luỹ cao trong thân, lá của cây lúa và giảm dần theo thời gian cho đến tận giai đoạn cuối của kỳ sinh trưởng Việc di chuyển đạm từ các bộ phận của cây đến hạt chỉ thật đáng kể sau trỗ Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào hai thời kỳ: đẻ nhánh khoảng 70% và làm đòng khoảng 10-15% lượng đạm cần thiết, trong
đó đẻ nhánh là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa còn làm đòng là thời
kỳ hút đạm có hiệu suất cao Tuỳ theo thời gian sinh trưởng của giống lúa mà 2 đỉnh về sự hút đạm có khoảng cách gần hay xa nhau Các giống lúa ngắn ngày có hai đỉnh nhu cầu đạm gần nhau, còn ở các giống dài ngày thì hai đỉnh đó cách nhau từ 30-40 ngày
Nhu cầu lân của cây lúa
Lân có vai trò rất quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa, xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và số dảnh lúa, có ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh của cây lúa Lân còn làm cho cây lúa trỗ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và phẩm chất hạt thóc
Cây lúa thiếu lân lá có màu xanh đậm; có phiến lá hẹp, dài, mềm yếu; rìa mép lá có màu vàng tía; đẻ nhánh ít; kéo dài thời kỳ trỗ bông và chín; bông có nhiều hạt lép, hàm lượng dinh dưỡng trong hạt thấp Thiếu lân ở thời kỳ làm đòng làm giảm chất lượng gạo một cách rõ rệt
Nhu cầu lân cây hút để tạo ra 1 tấn thóc: khoảng 7,1 kg P2O5 trong đó tích luỹ chủ yếu vào hạt (6 kg) Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng nhưng xét về cường độ thì cây lúa lân hút mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh
Trang 18Bảng 8.1 Động thái tích luỹ dinh dưỡng của cây lúa (%)Dinh
Cây lúa thiếu kali ít ảnh hưởng đến đẻ nhánh nhưng làm cây lúa thấp; có lá hẹp, mềm yếu
và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu xanh tối Khi thiếu kali mặt phiến lá của những lá phía dưới của cây lúa có những đốm màu đỏ nâu, lá khô dần từ dưới lên trên nên số lá xanh còn lại trên cây ít đi Lúa thiếu kali còn dễ bị lốp đổ, dễ bị bị sâu bệnh tấn công, nhất là khi được cung cấp nhiều đạm Cây lúa thiếu kali ở thời làm đòng có các gié của bông thoái hoá nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, nhiều hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng, hàm lượng tinh bột trong hạt giảm, phẩm chất gạo bị giảm sút
Lượng kali cây hút để tạo ra 1 tấn thóc ở các vùng khác nhau dao động trong phạm
vi rộng Để tạo 1 tấn thóc trung bình cây lúa hút: 31,6 kg K2O, trong đó tích luỹ trong rơm
rạ là chủ yếu -28,4 kg Cây lúa hút kali tới tận cuối thời gian sinh trưởng Trong đó tỷ lệ kali cây hút trong thời kỳ cấy - đẻ nhánh 20,0-21,9%, phân hoá đòng - trỗ 51,8-61,9 %, vào chắc - chín 16,2 - 27,7% nhưng chỉ khoảng 20% số kali hút được vận chuyển về bông Nhu cầu kali của cây lúa cao nhất ở 2 thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng Tuy lúa hút kali mạnh nhất ở thời kỳ làm đòng, nhưng thiếu kali ở thời kỳ đẻ nhánh lại ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất lúa
Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác của cây lúa
Silic làm tăng tính chống chịu đối với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại cho cây lúa, làm cho lá lúa thẳng và quang hợp tăng thêm nên làm tăng năng suất lúa Lúa là cây hút nhiều
Si, để tạo 1 tấn thóc cây lúa lấy đi lượng silic là 51,7 kg Si
Trên đất cát, đất xám trồng lúa thì Mg thể hiện rõ vai trò, đặc biệt là với những giống mới năng suất cao Nhu cầu magiê để tạo ra 1 tấn thóc là 4,0 kg MgO
Cây lúa có nhu cầu Ca không cao, song trên đất chua, đất phèn, đất xám hoặc nghèo Ca thì việc bón các loại phân có Ca là cần thiết Để tạo ra 1 tấn thóc cây lúa lấy đi 3,94 kg CaO
Cây lúa thiếu lưu huỳnh thì các lá chuyển màu vàng, giảm chiều cao, đẻ nhánh kém và đòng ngắn lại Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần lượng lưu huỳnh là 0,94 kg S
Lúa cần sắt nhiều hơn so với các cây trồng khác, mỗi tấn thóc cây lúa lấy đi 0,35 kg
Fe Thiếu sắt làm cho lúa bị vàng lá, sinh trưởng phát triển kém, thường xuất hiện ở những chân ruộng có địa hình cao, thoát nước mạnh, giữ nước kém, pH cao
Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần 40g Zn Khi thiếu kẽm cây lúa hồi xanh chậm, đẻ nhánh kém, còi cọc, có lá nhỏ và thường có mầu trắng ở các lá non, còn các lá già chuyển màu vàng với nhiều đốm nâu trên khắp mặt lá Thiếu nhiều Zn cây lúa có các lá dưới bị khô,
Trang 19kéo dài thời gian sinh trưởng và có thể bị chết Hiện tượng thiếu kẽm thường xảy ra trên đất
có pH, hàm lượng kali, lân và chất hữu cơ cao
Thiếu đồng làm tăng số lượng hạt phấn bất dục, tăng tỷ lệ hạt lép, giảm trọng lượng hạt
Để tạo 1 tấn thóc lúa hút khoảng 27 g Cu Hiện tượng cây lúa thiếu đồng thường xảy ra trên đất cát có pH cao và đất chứa quá nhiều chất hữu cơ, đất than bùn
Bo cần thiết cho việc đảm bảo sức sống hạt phấn của lúa, tăng khả năng thụ phấn, tăng quá trình vận chuyển chất hữu cơ về hạt Hiện tượng thiếu Bo thường xuất hiện trên đất quá chua, đất phèn Để tạo mỗi tấn thóc, cây lúa lấy đi khoảng 32 g B
3 Bón phân cho lúa
Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa
Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với phân hoá học nên bón phân hoá học cho lúa có hiệu quả cao Trong thâm canh lúa bón phân hữu cơ chủ yếu nhằm ổn định hàm lượng mùn cho đất tạo nền thâm canh nên có thể sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau kể cả rơm rạ lúa sau khi thu hoạch
Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm amôn, urê Urê đang trở thành dạng phân đạm phổ biến đối với lúa nước, vì có tỷ lệ đạm cao, lại rất thích hợp để bón trên các loại đất lúa thoái hoá Phân đạm nitrat có thể dùng để bón thúc ở thời kỳ đòng, đặc biệt hiệu quả khi bón trên đất chua mặn
Đất chua trồng lúa, bón phân lân nung chảy thường cho kết quả ngang phân supe lân hay có thể cao hơn do trong điều kiện ngập nước cũng dễ cung cấp cho lúa mà lại ít bị rửa trôi
và còn cung cấp cả Silic, là yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu cao ở cây lúa Tuy nhiên nếu cần bón thúc lân và trồng lúa trên đất nghèo lưu huỳnh (đất bạc màu, bón ít phân hữu cơ) thì phải dùng phân lân supe
Loại phân kali thích hợp bón cho lúa là kali clorua
Ngoài ra còn thường sử dụng các loại phân NPK, đặc biệt tốt là các loại phân chuyên dùng cho lúa, phù hợp với điều kiện của từng vùng đất trồng lúa
Khả năng chịu chua của cây lúa khá, nhưng ở đất quá chua cây lúa sinh trưởng kém
có thể do nhôm hoà tan gây ra vì hiện tượng ngộ độc nhôm ít thấy trên các loại đất có pH trên 5,5 Mặt khác sau khi đưa nước vào ruộng đất có thể bị chua hơn nên bón vôi là biện pháp quan trọng ở đất lúa nước quá chua và việc bón vôi phải được kết hợp với một chế độ bón phân hợp lý thì mới thu được kết quả mong muốn nhất
Các loại phân vi lượng cũng thường được sử dụng cho lúa (B.9.1)
Bảng 9.1 Hướng dẫn sử dụng phân vi lượng cho lúaLoại nguyên tố Dạng phân Lượng bón (kg/ha) Phương pháp bón
Kẽm ZnO; ZnClZnSO4.H2O 8 Lót khi làm đất
1-3% 300 - 400lít/ha Phun qua lá
Trang 20Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính
Liều lượng phân chuồng thường bón 7-10 tấn/ha, vụ mùa nên bón nhiều hơn
Liều lượng phân khoáng bón cho lúa phụ thuộc vào năng suất kế hoạch (đặc điểm của giống, loại hình cây), độ phì của đất, các điều kiện khí hậu (mùa vụ) và khả năng cân đối với các loại phân khác Giống năng suất cao cần bón nhiều hơn so với các giống lúa thường, lúa địa phương, lúa vụ xuân thường bón nhiều hơn lúa vụ mùa, trồng lúa trên đất có độ phì cao cần giảm lượng phân bón Lượng bón thích hợp cho lúa theo bảng 9.1
Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa không cao nên lượng đạm cần bón phải cao hơn nhiều so với nhu cầu Lượng đạm bón dao động từ 60-160 kgN/ha, với trình độ thâm canh hiện tại để đạt năng suất 5 tấn/ha thường bón 80-120 kg N/ha Tuy nhiên trên đất có độ phì trung bình, để đạt năng suất 6 tấn thóc/ha cần bón 160 kg N/ha Trên đất PSSH, để đạt năng suất trên 7 tấn/ha cần bón 180-200 kg N/ha Các nước có năng suất lúa bình quân cao trên thế giới (5-7 tấn thóc/ha) thường bón 150-200 kg N/ha
Lượng phân lân bón cho lúa dao động từ 30-100 kg P2O5, thường bón 60 kg P2O5/ha Đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 - 90 kg P2O5/ha, đất phèn có thể cần bón 90 - 150 kg
P2O5/ha
Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả năng cung cấp kali của đất Các mức bón trong thâm canh lúa trung bình 30-90 kg K2O/ha, và mức bón trong thâm canh lúa cao 100-150 kg K2O/ha, trong đó kali của phân chuồng và rơm rạ có hiệu suất không kém kali trong phân hóa học Trên đất PSSH khi đã bón 8-10 tấn phân chuồng/ha thì chỉ nên bón 30-90 kg K2O/ha phân kali khoáng, ngay cả trong điều kiện thâm canh lúa cao (Nguyễn Như Hà, 1999)
Bảng 10.1 Lượng phân bón cho lúa
N P2O5 K2OCác tỉnh
Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000
Phương pháp bón phân cho lúa
Cơ sở cho việc xác định phương pháp bón phân cho lúa
Thời kỳ bón đạm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất lúa Thời kỳ bón đạm phụ thuộc vào đặc điểm giống lúa, mùa vụ, thành phần cơ giới đất và trình độ thâm canh Không thể có một hướng dẫn chung về thời kỳ bón đạm cho tất cả các giống, mùa vụ và đất
Trang 21trồng Bón đạm sớm tạo nhiều bông, bón đạm muộn tăng hạt là chủ yếu, bón đạm vào giai đoạn đòng làm tăng tỷ lệ protein trong hạt Thời kỳ bón phân đạm cho lúa thường gồm: bón lót và bón thúc đẻ nhánh, thúc đòng, ngoài ra có thể có bón nuôi hạt.
Bón phân lót trước cấy nhằm làm mạ sau cấy bén rễ nhanh, đẻ nhánh sớm và mạnh Cần bón lót nhiều phân đạm khi gieo cấy trong điều kiện nhiệt độ thấp, cấy giống ngắn ngày hay đẻ nhánh kém, mật độ gieo cấy thưa, trồng lúa trên đất có dung tích hấp thu lớn
Bảng 11.1 Ảnh hưởng phương pháp bón phân Nđến năng suất lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng
Nguồn: Nguyễn Như Hà, 1999
Trồng lúa trên đất có khả năng giữ phân tốt và đặc biệt với các giống lúa ngắn ngày, việc chia phân bón làm nhiều lần không hiệu quả hơn việc bón lót sâu toàn bộ lượng phân đạm cần được bón, dựa trên nguyên tắc “phân làm tốt đất, đất làm tốt cây” Do bón lót sâu toàn bộ hay phần lớn lượng phân đạm sẽ hạn chế mất đạm, nhu cầu đạm của cây lúa sau trỗ dựa vào phần đạm còn lại trong đất do bón lót và đạm cây lúa đã tích luỹ trong thân, lá nên lúa vẫn đạt được năng suất cao mà lại giảm được công bón phân (Nguyễn Như Hà,1999….)
Cần chia đạm ra làm nhiều lần bón thúc hơn khi canh tác lúa trong các điều kiện: lượng phân đạm cao, giống dài ngày hay kháng sâu bệnh kém, đất có thành phần cơ giới nhẹ, mùa mưa hay khí hậu nắng nóng (ở Trung bộ), lúa gieo thẳng Lúa cấy mạ sân, mạ khay cần bón thúc sớm hơn so với lúa cấy bằng mạ dược Tuy nhiên việc định thời gian bón thúc đạm không đúng làm số nhánh vô hiệu tăng và lúa đổ mạnh hơn Ngoài ra bón thúc nhiều lần còn gây tốn công lao động, lại có thể bị chậm mà giảm hiệu lực của phân bón và việc bón thúc vãi phân N trên mặt ruộng lúa còn làm mất nhiều đạm
Đối với các giống lúa đẻ nhánh mạnh, năng suất chủ yếu dựa vào số bông cần bón phân tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh nhằm tạo nhiều dảnh hữu hiệu để có năng suất cao Còn với các giống đẻ nhánh ít, bông to, năng suất dựa vào số hạt thì cần chú trọng vào đợt bón đòng và nuôi hạt để đạt năng suất cao Các giống lúa cực ngắn, vừa đẻ nhánh vừa làm đòng cần phải bón thúc sớm hơn Còn các giống có thời gian sinh trưởng dài thì đợt bón thúc cuối cần muộn hơn
Tỷ lệ phân đạm dùng bón lót, thúc và số lần bón thúc tuỳ theo các điều kiện cụ thể Khi lượng đạm bón trung bình cần bón vào các thời kỳ có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất lúa là đẻ nhánh và làm đòng, trong đó bón cho giai đoạn lúa đẻ nhánh gồm: bón lót và bón thúc đẻ Hiệu lực phân đạm có thể tăng lên chừng 20-25% nếu chỉ bón lót một phần, phần còn lại được chia bón thúc vào thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ bắt đầu phân hoá đòng do việc bón thúc đúng lúc rất dễ cung cấp và
dễ điều chỉnh lượng đạm cần bón cho cây Khi lượng phân đạm định bón nhiều, giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn hay đẻ nhánh mạnh, đất có khả năng giữ đạm tốt, coi trọng bón phân giai đoạn đẻ nhánh-giai đoạn bảo đảm số lượng nhánh thành bông tối thích
Trang 22Nghi ên cứu ở Nhật cho thấy (Đồ thị 1.1 ): Khi lượng phân đạm định bón cho lúa cao, hiệu suất bón phân đạm đạt cao nhất khi bón vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, l ượng bón càng cao thì hiệu suất cao đạt được khi bón phân càng sớm Khi lượng phân đạm định bón cho lúa ở m ức trung bình, hiệu suất phân đạm cao đạt được ở 2 giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng (S.Yosida,198
Đồ th ị 1.1 Hiệu suất bón phân đạm phụ thuộc vào lượng phân bón và thời gian bón cho lúaBón phân đạm hợp lý nhất là bón vùi ở độ sâu 5-10 cm vào tầng khử của đất lúa, ở đây đạm được các keo đất giữ và cung cấp dần cho cây lúa mà không bị nitrat hoá nên làm giảm mất đạm rất nhiều, nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp với lần bón lót trước khi cày bừa lần cuối Không nên bón trước khi cày lần đầu vì đất chưa đủ mức độ khử để ngăn chặn quá trình nitrat hoá Ruộng sau khi bón phân phải được giữ ngập nước 3-5 cm để giảm sự mất đạm và ức chế cỏ dại Sau khi cấy lúa cũng có thể bón phân sâu, bằng cách dúi phân giữa các khóm lúa, nhưng sẽ phải tốn thêm công
Mất đạm khi bón vãi phân trên mặt ruộng lúa, do đạm amôn (nếu bón urê cũng chuyển hóa thành amôn) được bón vào tầng oxy hóa bị các vi khuẩn nitrat hóa thành NO3- Nitrat không được keo đất giữ lại, bị rửa trôi xuống tầng khử oxy ở dưới rồi tham gia vào quá trình phản đạm hóa do các vi sinh vật sống trong điều kiện yếm khí, có đủ chất khử, chúng khử
NO3- -NO2-NO-N2O-N2 Phản ứng có thể dừng ở bất kỳ giai đoạn nào và đều dẫn đến việc mất đạm bay vào không khí
Trang 23Bảng 12.1 Phương pháp bón phân vô cơ cho lúa
Lót Thúc đẻ nhánh Thúc đòng
Bón phân lót cho lúa
Trong bón phân cho lúa thường bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, một phần phân đạm và kali Thường bón lót phân chuồng trong quá trình làm đất, phân lân, phân kali cùng với phân đạm bón trước khi cày bừa lần cuối
Cây lúa hút khá nhiều lân trong các giai đoạn sinh trưởng đầu và giai đoạn cây con lúa
bị khủng hoảng lân do vậy phân lân cần được bón lót toàn bộ hoặc bón lót và thúc sớm Phân lân nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cầy bừa lần cuối để gieo cấy
Nên bón lót nhiều phân kali trong các trường hợp sau: trồng giống đẻ nhánh nhiều hay ngắn ngày, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, đất có khả năng hấp thu cao hay thiếu kali, mưa nhiều, ngập nước sâu, khí hậu lạnh Trong thực tiễn còn chia tổng lượng phân kali ra bón thúc làm nhiều lần do lúa là cây có yêu cầu cung cấp kali vào giai đoạn rễ lúa ăn nổi trên bề mặt đất-cuối đẻ nhánh đến đầu làm đòng, kali cung cấp từ đất và nước tưới thường giảm đi ở giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa, cùng với tình trạng hydrosunfua, ion sắt và các chất khác ức chế
sự hút kali của cây ở giai đoạn sinh trưởng cuối
Thường dành 1/3-2/3 tổng lượng N để bón lót cho cây lúa, tỷ lệ phân dùng để bón lót tuỳ thuộc vào tính chất đất, độ sâu cày bừa, điều kiện khí hậu, thời gian sinh trưởng của lúa
Tầng khử
Fe+++ SO
-4
NO 3
-NH+
4→ HNO2→HNO3
Trạng thái vững
Không khí
Trang 24Cần bón lót nhiều đạm hơn khi cấy bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày, lúa chét (lúa mọc lại từ gốc rạ).
Bón thúc đẻ nhánh
Bón thúc đẻ nhánh cho lúa thường bón bằng phân đạm hay phối hợp thêm với một phần phân lân (nếu còn chưa bón lót hết) Thời gian bón thúc đẻ nhánh vào khoảng 18-20 ngày sau gieo hoặc sau khi lúa bén rễ và hồi xanh, vào khoảng 10-20 ngày sau cấy (tuỳ thuộc mùa vụ) khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh
Trên đất phèn và đất quá chua, khả năng cố định lân của đất rất mạnh thì bón thúc lân cho lúa là cần thiết vì vừa nhằm hạ phèn và độc tố trong đất vừa cung cấp dinh dưỡng lân cho lúa Việc kết hợp bón lót và thúc một phần phân lân hoà tan trong nước cho lúa làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón Khi bón thúc nên dùng các dạng lân hạt để tránh bám dính gây cháy lá
Thường dành 1/2-2/3 lượng N còn lại để bón thúc đẻ nhánh nhằm làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm Cần bón thúc đẻ nhánh nhiều đạm cho lúa trong các trường hợp: cấy giống dài ngày hay đẻ nhánh nhiều, mật
độ gieo hoặc cấy cao, nhiệt độ khi gieo cấy cao
Đối với những giống lúa cực ngắn, lúa mùa cần phải bón thúc đẻ nhánh sớm hơn còn đối với giống dài ngày, lúa xuân có thể bón thúc muộn hơn, do thời kỳ sinh trưởng đầu của cây lúa bị kéo dài
Bón thúc đạm cho lúa tốt nhất là bón sau khi rút nước ruộng do có thể làm tăng gấp đôi hiệu lực của phân bón so với ruộng có nhiều nước Không nên rút nước quá 1 ngày trước khi bón thúc vì việc rút nước trong một thời gian dài thúc đẩy cỏ dại phát triển và làm mất đạm, đồng thời ruộng sau khi bón phân phải được đưa nước vào ngay sau một ngày bón đạm Dùng máy trừ cỏ có trục quay để trộn lẫn phân đạm vào đất cũng tăng được hiệu lực của phân đạm, đặc biệt là khi bón thúc sớm và cấy sâu
Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô)
Khi bón ít đạm, thì bón thúc đòng là một kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu suất phân đạm và là thời kỳ bón đạm có hiệu quả nhất Những giống đẻ nhánh ít, bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần phải chú trọng vào đợt bón đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông to, nhiều hạt chắc, đạt năng suất cao
Bón lót càng nhiều, lúa sinh trưởng tốt, thì thời gian bón đòng càng muộn và ít Đối với các giống lúa mùa có thời gian sinh trưởng dài (150 - 180 ngày) cần bón thúc đòng
Trang 25muộn hơn Cần dùng mắt đánh giá tình hình sinh trưởng và màu lá trong thời kỳ đẻ rộ để phán đoán nhu cầu bón thúc đòng Khi đã bón lót được nhiều cũng có thể không cần bón thúc đẻ, mà chỉ cần bón ở thời kỳ đòng Bón đủ phân lót và thúc đẻ nhánh có thể không bón phân đòng Hiện nay trong chiến lược “ba giảm ba tăng” người ta căn cứ vào màu lá lúa để quyết định việc bón thúc phân đạm cho lúa Ngoài ra cũng có thể dựa vào việc chuẩn đoán lá
để xác định nhu cầu bón phân cho lúa (B.13.1.)
Nên dùng phân kali bón thúc đòng cho lúa trong các trường hợp: Giống đẻ nhánh từ trung bình đến ít hay giống dài ngày, gieo cấy thưa; đất có điện thế oxy hoá khử rất cao, thành phần cơ giới rất nhẹ, hay trên đất phèn (thiếu lân và ngộ độc sắt), đất kiềm (thiếu kẽm), lân bị đất cố định hay mưa nhiều
B ón nuôi hạt
Sau khi lúa trỗ hoàn toàn có thể bón nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1-2 lần nhằm làm tăng số hạt chắc, tăng năng suất Đây là thời kỳ bón phân có hiệu quả rõ khi trồng lúa trên đất TPCG nhẹ, có khả năng cung cấp dinh dưỡng vàgiữ phân kém
Phối hợp các loại phân bón cho lúa
Việc phối hợp bón đồng thời các loại phân hoá học với phân chuồng khi sử dụng có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng và giảm việc mất phân hoá học
Trong thực tế gần đây sử dụng nhiều phân NPK và đặc biệt là phân chuyên dùng nên cả đạm, lân và kali đều được phối hợp bón vào 2-3 đợt đã cho năng suất và hiệu quả phân bón cao hơn Phân bón chuyên dùng cho lúa chính là các phân đa yếu tố mà trong đó ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, còn có thể có các chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng đã được cân nhắc cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa
2.4 Vấn đề bón phân cân đối trong trồng lúa
Bón phân cân đối cho lúa là tuỳ theo yêu cầu của cây lúa về các chất dinh dưỡng (năng suất, đặc điểm giống) và khả năng đáp ứng từng loại chất dinh dưỡng cho cây lúa của đất trồng lúa cụ thể mà bón phân Căn cứ định lượng phân bón cân đối cho lúa:
Vụ mùa, hè thu (mùa mưa) lượng đạm cần bón ít hơn so với vụ đông xuân Vụ hè ở các tỉnh phía Nam do nắng nóng, đất chua nhiều, phèn bốc mạnh nên cần bón nhiều lân hơn
so với vụ đông xuân và vụ thu đông
Khi hàm lượng kali trong nước tưới cao (chẳng hạn phù sa nhiều) thì bón kali với lượng thấp và ngược lại Đất nhẹ cần bón nhiều kali hơn đất nặng, đất phù sa bón ít kali hơn đất xám Đất cát, đất xám, đất bạc màu do hàm lượng kali thấp nên cần bón nhiều kali hơn so với các loại đất khác Trên đất này do hàm lượng hữu cơ và sét thấp nên phải chia phân ra làm nhiều lần bón hơn để giảm thất thoát phân bón
Đất phèn, đất trũng nghèo lân lại có nhiều sắt nhôm di động gây độc, do đó cần phải bón nhiều phân lân hơn các loại đất khác nhằm giảm độ độc của sắt nhôm và cung cấp lân cho cây lúa
Trong rất nhiều trường hợp hiện tượng đổ là một nhân tố không cho phép được bón cho lúa đến lượng đạm tối đa Nếu cây lúa đổ trước khi trỗ năng suất có thể giảm 50-60% Giống lúa mới thấp cây có khả năng chống đổ tốt, lượng đạm bón tối thích cao hơn nhiều
Nếu vừa thu hoạch hạt thóc vừa lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng thì bón phân cần nhiều hơn đặc biệt là phân kali do khá nhiều kali bị lấy đi khỏi đồng ruộng theo rơm rạ, nhưng nếu không lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng thì chỉ khoảng 5% lượng kali bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch qua hạt Khoáng trong đất, rạ và nước tưới là nguồn kali cung cấp cho cây
Ở đất nhẹ nhiều cát cây cần kali hơn, đồng thời các giống năng suất cao cần nhiều kali hơn
Trang 263 BÓN PHÂN CHO NGÔ
3.1 Đặc điểm chung về cây ngô
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L Ngô là cây lương thực có tiềm năng năng suất rất cao, năng suất kỷ lục trên thế giới đã đạt 22 tấn hạt/ha Ngô ngoài tác dụng là lương thực, còn là nguồn thức ăn và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi rất quan trọng
Ở Việt Nam ngô là cây lương thực thứ 2 sau lúa, đặc biệt là cây lương thực chính của một số dân tộc thiểu số Đây là cây trồng quan trọng ở cả đồng bằng, trung du và miền núi
Cây ngô có thời gian sinh trưởng (TGST) dao động từ 70-135 ngày, các giống có khả năng thâm canh cao thường có TGST khoảng 120 ngày trong điều kiện bình thường Các giống ngô được chia ra thành 2 nhóm lớn: ngô thường và ngô lai
Ngô thường là các giống ngô địa phương, thụ phấn tự do có khả năng thích ứng rộng
do chịu được những điều kiện khó khăn về rét, hạn và thiếu nước, nghèo dinh dưỡng, hạt thu
từ vụ trước có thể dùng làm giống cho vụ sau Phù hợp với điều kiện trình độ thâm canh chưa cao, bón ít phân, nhưng không chịu được những lượng phân bón cao để đạt năng suất cao
Ngô lai là các giống ngô lai giữa các dòng, giống với nhau (quy ước và không quy ước) phù hợp với điều kiện trình độ thâm canh cao, có yêu cầu được bón nhiều phân để đạt năng suất cao (7-11 tấn/ha) Nhưng các giống này có khả năng chịu khó khăn kém, thiếu phân, chăm sóc kém thì năng suất còn kém hơn cả giống ngô địa phương, hạt thu từ vụ trước không dùng làm giống cho vụ sau
Ngô là cây có thể trồng trong những điều kiện khí hậu khác nhau: tuy nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng mạnh 21-270C, khi nhiệt độ dưới 19 độ ngô sinh trưởng chậm lại Cây ngô có khả năng chịu hạn và sử dụng nước tiết kiệm nên nơi có lượng mưa thích hợp cho
trồngngô trong khoảng 600-900 mm/năm Nhưng cây ngô cần nhiều nước và phát triển thuận lợi, cho năng suất cao trong điều kiện ẩm độ cao, nhất là giai đoạn từ 7-9 lá tới trỗ cờ
Cây ngô không kén đất, nhưng thích hợp nhất trên đất tơi xốp, có pH từ ít chua-trung tính (5,6-7,0) giàu mùn và dinh dưỡng
Cây ngô có thể trồng được nhiều vụ trong năm, ở miền Bắc thường trồng ngô trong các vụ đông và xuân, còn ở miền Nam trồng trong các vụ hè thu và đông xuân
3.2 Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây ngô
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ngô
Giai đoạn STDD của cây ngô được bắt đầu từ nảy mầm đến khi có cờ (khoảng 55-60
ngày), trong đó gồm các thời kỳ: nảy mầm - từ gieo hạt đến khi cây có 3-4 lá thật, cây phát triển chủ yếu dựa vào dinh dưỡng trong hạt; cây con – từ khi ngô có 3-4 lá đến khi ngô 7-9 lá, cây cần được cung cấp dinh dưỡng chưa nhiều do còn phát triển chậm; vươn cao và phân hoá
cơ quan sinh sản từ khi ngô có 7-9 lá đến trỗ cờ, cây phát triển mạnh nên cần được cung cấp
nhiều dinh dưỡng
Giai đoạn STST được bắt đầu từ khi ngô trỗ cờ phun râu tới chín, trong đó gồm các
thời kỳ: nở hoa diễn ra trong 10-15 ngày, là thời kỳ phát triển mạnh và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất ngô hạt, cần cung cấp nhiều dinh dưỡng; chín, kéo dài trong 35-40 ngày với thời kỳ hình thành hạt- xảy ra tích lỹ chất khô mạnh và thời kỳ chín- khô hạt và thân lá
Như vậy ở giai đoạn STST của cây ngô có 35-40 ngày đầu là giai đoạn cây ngô sinh trưởng phát triển mạnh, yêu cầu được cung cấp nhiều dinh dưỡng
Đặc diểm hệ rễ của cây ngô
Ngô có hệ rễ chùm, căn cứ vào hình thái, vị trí và thời gian phát sinh có thể chia bộ rễ
ngô thành 3 loại: Rễ mầm, tồn tại từ nảy mầm đến khi ngô 4-5 lá Rễ đốt-phát triển từ đốt thấp
nhất, nằm dưới mặt đất 3-4 cm, xuất hiện khi ngô được 3-4 lá, chiếm ưu thế tuyệt đối làm
Trang 27nhiệm vụ hút nước và thức ăn trong suốt đời cây ngô Rễ chân kiềng mọc từ đốt gần sát trên
mặt đất làm nhiệm vụ chống đổ cho cây và cũng tham gia hút nước và chất dinh dưỡng
Bộ rễ ngô có thể ăn sâu 80-90 cm và lan rộng 120-140cm, phạm vi họat động rễ ngô
có khác nhau tuỳ thuộc thời kỳ sinh trưởng tính theo số lá: 3-4 lá: rễ lan rộng 10-12 cm, ăn sâu 18-20 cm; 5-6 lá: rễ lan rộng 30-35 cm, ăn sâu 50-60 cm; trỗ cờ: rễ lan rộng 60-70 cm, ăn sâu 80-90 cm; hình thành hạt: rễ lan rộng 90-100 cm, ăn sâu khoảng 200 cm Trong điều kiện thích hợp rễ ngô có thể mở rộng và đâm sâu khoảng 60 cm sau 4 tuần trồng Ở thời kỳ ra hoa giữa các hàng ngô gần như được bao phủ bởi một lớp rễ Làm đứt rễ khi xới xáo là hiện tượng khó tránh, vì thế sau khi xới xáo cần tăng cường bón phân và tưới nước giữ ẩm cho đất để rễ ngô chóng hồi phục
Nhìn chung cây ngô có bộ rễ phát triển, tạo khả năng chịu hạn và khai thác được nhiều dinh dưỡng từ đất cho cây
Yêu cầu về các chất dinh dưỡng của cây ngô
Cây ngô hút nhiều kali và đạm rồi đến lân… Lượng dinh dưỡng cây hút, tuỳ thuộc vào năng suất, năng suất càng cao, dinh dưỡng lấy đi càng nhiều
Bảng 14.1 Lượng dinh dưỡng cây ngô hút để tạo ra 10 tấn hạt/ha (kg/ha)
Bộ phận N P2O5 K2O MgO CaO S Cl Fe Mn Zn Cu BHạt ngô
Thân,lá,rễ
19079
7833
54215
1838
45 1618
9,89,0Tổng số 269 111 269 56 45 34 18,8 3,4 0,6 0,6 0,2 0,1
Nguồn: Viện lân, kali Hoa Kỳ - Bộ môn Cây l ương thực ĐHNNI, 1997
Nhu cầu đạm của cây ngô
Đạm xúc tiến mạnh phát triển rễ, thân, lá, chất khô, tạo khả năng quang hợp tối đa và tích luỹ nhiều vào hạt Đạm làm cho cây ngô có nhiều bắp, bắp to, nhiều hạt, tạo ra năng suất sinh học và hạt cao Đạm còn làm tăng tỷ lệ protit trong hạt, tăng giá trị dinh dưỡng của hạt ngô
Khi bị thiếu đạm cây ngô có các biểu hiện sau: các lá già chuyển vàng rồi khô đi bắt đầu
từ chóp và mép lá, rồi lan ra trên sống lá, chuyển dần lên các lá trên ; cây sinh trưởng phát triển chậm, còi cọc, bắp nhỏ và hạt lép, năng suất sinh vật và hạt đều thấp Cây ngô bị thiếu đạm nhiều
và kéo dài có thể bị chết hay không cho thu hoạch hạt
Khi cây ngô thừa đạm có hiện tượng phát triển mạnh thân lá, kéo dài thời gian sinh trưởng, có thể bị lốp đổ
Nhu cầu đạm để tạo ra 1 tấn ngô hạt khoảng 27 kgN và tuỳ thuộc mùa vụ mà có thể khác nhau Trong quá trình sinh trưởng ở giai đoạn cây con, lượng dinh dưỡng cây hút ít nhưng cũng rất quan trọng vì thiếu đạm vẫn ảnh hưởng rất xấu tới phát triển sau này của cây Việc hút đạm của cây ngô bắt đầu tăng lên rất nhanh từ sau khi ngô có 7 lá và đạt tối đa trong khoảng thời gian từ 10 ngày trước và 25 ngày sau khi trỗ cờ, thiếu đạm ở thời kỳ này năng suất ngô giảm rất rõ rệt Sau giai đoạn này việc hút đạm của cây ngô lại giảm mạnh Như vậy trong vòng đời cây ngô có hai thời kỳ đầu và cuối của quá trình sinh trưởng nhu cầu về đạm thấp, còn các thời kỳ giữa nhu cầu đạm rất cao cần quan tâm cung cấp đủ dinh dưỡng N cho cây vào các thời kỳ này
Trang 28Bảng 15.1 Tỷ lệ dinh dưỡng cây ngô hút trong quá trình sinh trưởng
(Nghiên cứu trên cây ngô có TGST 125 ngày)
Chất dinh dưỡng
25 ngày sau nảy mầm
25-50 ngày sau nảy mầm
50-75 ngày sau nảy mầm
75-100 ngày sau nảy mầm
100-125 ngày sau nảy mầm
Tổng số
Nguồn: Viện lân, kali Hoa Kỳ - Bộ môn Cây lương thực ĐHNNI, 1997
Nhu cầu lân của cây ngô
Đối với cây ngô lân có tác dụng xúc tiến hệ rễ phát triển mạnh, ảnh hưởng tốt đến quá trình tạo các cơ quan sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu với nhiệt độ thấp và hạn, đồng thời tạo khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn cho cây ngô Lân còn có ảnh hưởng tốt đến bông cờ, hoa, bắp, làm tăng chất lượng hạt và sức sống của hạt, thúc đẩy nhanh quá trình chín Cây ngô non hút lân khó tan trong đất rất kém, do vậy ngô được dùng làm cây chỉ thị để đánh giá lượng lân dễ tiêu trong đất
Thiếu lân thường xảy ra ở thời kỳ cây con, cản trở việc hình thành các sắc tố nên làm các
lá già và thân có màu đỏ tím, cây mọc yếu Vào đầu vụ bất kỳ sự hạn chế tự nhiên nào đối với sự phát triển của rễ đều dẫn đến hiện tượng thiếu lân, ngay cả khi lân trong đất đủ để cung cấp cho cây Việc thiếu lân làm cây ngô có bắp nhỏ, méo mó nhiều hạt lép, chín muộn
Ở giai đoạn cây ngô có 3-4 lá, lân có vai trò quan trọng dù nhu cầu không nhiều và là thời kỳ khủng hoảng lân của cây ngô, nếu thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng Nhu cầu lân của cây ngô tăng mạnh trong khoảng thời gian 25-50 ngày sau mọc, do cần cho sự phát triển của bộ rễ, các cơ quan sinh trưởng, phân hoá hoa, tạo tiền đề cho năng suất cao sau này.Thời kỳ 50-100 ngày sau trồng (trước trỗ cờ đến làm hạt), cây ngô hút lượng lân lớn nhất (khoảng 65%), đặc biệt vào thời kỳ thụ phấn tạo hạt Thời kỳ chín yêu cầu lân giảm dần, 25 ngày trước thu hoạch cây chỉ hút 5% so với tổng nhu cầu của cây ngô Như vậy cũng giống N, nhu cầu lân của cây ngô có hai thời kỳ đầu và cuối của quá trình sinh trưởng thấp, còn các thời kỳ giữa nhu cầu lân rất cao
Nhu cầu kali của cây ngô
Kali có vai trò trong duy trì các chức năng sinh lý, thúc đẩy quá trình hút các chất dinh dưỡng khác, sinh trưởng phát triển, quang hợp, vận chuyển tích luỹ chất khô vào hạt của cây ngô Đồng thời có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nước, kìm hãm sự thoát hơi nước, tăng khả năng chống chịu sương giá, nhiệt độ thấp và sâu bệnh hại, làm bộ rễ phát triển mạnh
và ăn sâu xuống đất
Thiếu kali làm cho bộ rễ của cây ngô kém phát triển và phát triển theo chiều ngang; cây dễ đổ và kém chịu hạn; ban đầu dọc theo mép các lá dưới có màu vàng hoặc nâu rồi lan dần vào gân lá và các lá trên; đốt thân cây ngắn, phía bên trong đốt có màu nâu đậm; bắp ngô nhỏ, hạt dễ bong khỏi lõi
Thừa kali gây hiện tượng thiếu Ca và cản trở việc hấp thụ Mg, B, Zn và cả đạm amôn
ở cây
Hầu hết nhu cầu kali của cây ngô được hút ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cho tới trổ
cờ ngô đã hút khoảng 84 % lượng kali cây cần Nhưng 25 ngày đầu cây ngô cũng chỉ hút 9% tổng nhu cầu Cây ngô hút kali nhiều nhất vào các thời kỳ giữa nhằm tạo đốt, phát triển thân lá, thụ
Trang 29phấn, kết hạt (25-50 ngày sau mọc cây ngô hút 43%; thời kỳ phun râu-kết hạt 30%) Các thời kỳ sau việc hút kali giảm mạnh (thời kỳ hình thành hạt 14%; thời kỳ chín 2 %).
Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80 %) và tích luỹ trong hạt ít hơn nhiều
Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác của cây ngô
Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra trên đất cát hoặc đất nghèo chất hữu cơ, đất xói mòn rửa trôi mạnh và biểu hiện trên các lá trên với màu xanh nhạt, cây chậm phát triển
Thiếu magie có thể thấy trên đất chua, đất xói mòn rửa trôi mạnh với biểu hiện là xuất hiện ở những lá dưới các sọc trắng dọc theo gân lá và mép lá có màu đỏ tím
Thiếu kẽm ở đất có vôi, đất có kết cấu kém và nghèo chất hữu cơ và đất giàu lân dễ tiêu ; bón nhiều phân lân cho lúa có thể dẫn đến việc thiếu kẽm ở những nơi ít kẽm dễ tiêu Cây lúa thiếu kẽm xuất hiện các sọc màu vàng úa song song với gân các lá non, lóng ngắn và cây kém phát triển
Việc thiếu molipđen được xem là nguyên nhân của hiện tượng sinh trưởng không đều, cháy lá và chết cây con ở cây ngô
Thiếu bo thường thấy trong điều kiện trồng dày và cây ngô được bón phân đầy đủ nhưng vẫn thấy cằn cỗi hay hạt lép
Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây với năng suất ngô người ta thường phân tích ở lá bắp và là dưới lá bắp vào thời kỳ phun râu Mức đạm và lân tối thích thay đổi và phụ thuộc vào mức của các chất dinh dưỡng khác Việc bón phân kali làm giảm một cách đáng kể Ca và Mg trong lá, trong khi việc bón vôi chỉ hơi làm giảm tỷ lệ
K trong lá
3.3 Bón phân cho ngô
Các loại và dạng phân bón cho ngô
Ảnh hưởng xấu của đất có pH thấp đối với ngô có lẽ chủ yếu là do Al+++ di động cao
Vì trên đất này bón nhiều phân hữu cơ làm năng suất tăng rõ rệt do làm giảm mạnh lượng Al++ + di động có trong đất Khi đất có pH 4,5-4,7 bón vôi cho ngô có hiệu lực cao nếu lượng vôi
đủ trung hoà 1/2 độ chua thuỷ phân của đất Ở pH ≥ 5 không cần phải bón vôi, do ở pH trên,
Al+++ di động đã bị cố định hết, không còn gây tác hại gì cho ngô nữa
Phân chuồng hay các loại phân hữu cơ khác là loại phân cần bón cho ngô trên mọi loại đất, nên sử dụng phân đã ủ hoai mục Cần ưu tiên bón phân hữu cơ khi trồng ngô trên đất nghèo mùn, đất 2 vụ lúa, đất xám bạc màu, đát thành phần cơ giới nặng
Dạng phân đạm bón tốt nhất cho ngô là amôn nitrat hay sunfat amôn, urê cũng tốt nhưng đòi hỏi quá trình chuyển hoá thành amôn nên cần trộn lẫn vào đất để tránh bị bay hơi
Dạng phân lân thường bón cho ngô là các loại lân supe hoà tan hay amôn photphat nếu như không có yêu cầu khác
Loại phân kali thường bón cho ngô là kali clorua vừa phù hợp lại rẻ nhất, trừ khi đất thiếu lưu huỳnh thì có thể dùng kali sunfat để đáp ứng cả K và S
Các loại phân vi lượng cũng thường được sử dụng cho ngô (B.16.1)
Trang 30Bảng 16.1 Hướng dẫn sử dụng phân vi lượng cho ngôLoại nguyên tố Dạng phân Lượng bón (kg/ha) Phương pháp bón
Sắt Sắt sunfat 1-3% 300 - 400lít/ha Phun qua lá
Sắt vô cơ 30 Bón ngay khi có biểu hiện thiếu sắt
Đồng sunfat 8 - 12 Bón trước khi gieo hạt
MnSO4 0,7% 1 - 2 Phun qua lá ở 30 và 60 ngày
sau khi gieo
Molypđen Natri molypđen 1,25g/kg hạt Trộn với hạt giống
Natri molypđen 0,1%
Phun qua lá ở 60 ngày sau khi trồng
Nếu có điều kiện nên sử dụng các phân NPK chuyên dùng cho ngô
Lượng phân bón cho ngô
Lượng phân bón cho ngô tuỳ đất trồng, giống và mục đích sản xuất (tiềm năng năng suất) Lượng phân hoá học khuyến cáo bón cho ngô ở mức thâm canh cao theo bảng dưới (trên nền bón 10-20 tấn/ha phân hữu cơ)
Bảng 17.1 Lượng phân bón cho ngô thâm canh
Đất phù sa Ngô laiNgô thường 160-200120-150 60-9050-70 60-8040-60
Ngô rau (thu non) 100-120 40-60 40-60Đất xám, cát Ngô laiNgô thường 140-180120-140 80-10060-90 90-12080-100
Ngô rau (thu non) 100-120 40-60 40-60
Ngô rau (thu non) 100-120 40-60 40-60
Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000
Lượng phân chuồng cần bón cho ngô trung bình là 8-10 tấn/ha, bón được từ 10-15 tấn/ha càng tốt
Lượng phân bón cho ngô tuỳ khả năng đạt năng suất (tiềm năng giống, mật độ cây),
độ phì đất và cả trình độ thâm canh
Lượng phân đạm thường bón cho ngô từ 100-150 kg N/ha mức thâm canh cao có thể bón tới 200 kgN/ha Ở các nước lượng N bón cho ngô đều cao hơn 120 kg N/ha, nhiều nông
Trang 31dân đã đạt năng suất trên 12 tấn ngô hạt/ha (trong điều kiện chủ động tưới) ở Mỹ đã bón tới
300 kg K2O/ha
Khi tính tỷ lệ các nguyên tố tỷ lệ N:P:K phù hợp bón cho ngô, thường dựa vào tỷ lệ chất dinh dưỡng có trong đất
Trong thực tế có thể dựa vào việc chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây ngô
để xác định nhu cầu bón phân (B.16.1)
Bảng 18.1 Chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây ngô
Loại dinh
dưỡng
Bộ phận và thời gian lấy mẫu phân tích
Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô)
Phương pháp bón phân cho ngô
Bón phân lót cho ngô
Chủ yếu dùng hai loại phân hữu cơ và lân để bón lót, có thể bón theo 2 cách : rải đều hay bón theo hàng Bón rải đều phân trên ruộng sau đó bừa kỹ, có ưu điểm là nhanh, đỡ tốn công nhưng phân không tập trung vào gốc, tác dụng của phân chậm và hiệu quả thấp Bón phân theo hàng là hình thức bón phân sau khi làm đất xong, phân được rải xuống đáy rạch đã rạch trước thành hàng, rồi lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt giống Bón theo cách này phân đuợc bón tập trung gần gốc ngô nên nhanh phát huy tác dụng, nhưng tốn công và chậm, nếu để hạt giống bị tiếp xúc trực tiếp với phân khoáng, nhất là các phân gây chua có thể gây xót hạt, thối mầm và chết
Bảng 19.1 Tỷ lệ bón phân cho ngô ở các thời kỳ
Việc bón lót đạm và kali cho cây ngô có những ý kiến khác nhau: Vì xét về nhu cầu của cây ở giai đoạn đầu thì chưa cần nên có khuyến cáo không cần bón lót đạm và kali Nhưng do trồng ngô trong điều kiện đất cạn (khô), lượng phân bón nhiều, cây có thể chịu được nồng độ muối tan cao nên bón lót 1/3 tổng lượng N và K2O cần bón để sớm thoả mãn nhu cầu đạm, kali
Trang 32và thúc đẩy cây con sinh trưởng Do vậy khi trồng ngô vụ đông muốn cho ngô phát triển mạnh
để rút ngắn thời gian sinh trưởng, ngay thời gian đầu có thể bón lót một lượng NPK cao trong điều kiện đất có độ ẩm 70-80 % và lấp xa hạt 15-20 cm Nếu bón lót nhiều đạm, lân và kali thì phải chia ra một phần bón rải trước khi gieo và phần còn lại bón vào lúc gieo
Bón phân thúc cho ngô
Bón thúc đợt 1, khi cây ngô có 3-4 lá thật nhằm giúp cây ngô phát triển bộ rễ, chuyển
từ dinh dưỡng hạt sang dinh dưỡng từ đất được tốt, thường bón 1/3 đạm + 1/3 kali Pha phân với nước tưới cho cây hay tưới bằng nước giải pha loãng Nếu đất đủ ẩm có thể bón trực tiếp vào đất: rạch 2 bên cách gốc cây ngô 5-7 cm, rải đều phân vào rạch rồi kết hợp vun nhẹ để lấp phân quanh gốc ngô Để giảm công bón phân khi đã có bón lót đạm và kali có thể không bón thúc 1
Bón thúc đợt 2, khi cây ngô có 7-9 lá thật, nhằm thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ đốt, giúp cho cây ngô hút được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển thân lá, phân hoá cơ quan sinh sản và chống đổ Thường dùng 1/3 đạm + 1/3 kali trộn đều phân bón vào rãnh rạch sâu 5-7
cm hai bên hàng ngô và cách gốc 10-15 cm, sau đó lấp đất vun vào gốc
Bón thúc đợt 3- Lúc cây ngô xoắn nõn (10-15 ngày trước trỗ) tác dụng tốt cho quá trình phân hoá bắp và trỗ cờ, tung phấn thụ tinh của cây ngô, tạo điều kiện cho thân lá phát triển tối đa, giữ bộ lá xanh lâu để quang hợp nuôi hạt Dùng toàn bộ lượng phân còn lại bón trực tiếp vào đất như đợt 2 và kéo đất vun lần cuối
Bảng 20.1 Qui trình bón phân NPK chuyên dùng cho cây ngô(bắp)ở miền Nam
Nguồn:Nguyễn Xuân Trường, 2000
Khi sử dụng các loại phân NPK, ngoài bón lót phần lớn lân khi trồng, lân còn có thể bón làm nhiều đợt cùng các loại phân vô cơ khác bằng các loại lân hoà tan trong nước theo yêu cầu của cây Đối với phân đạm cần chia ra bón làm nhiều lần trong đó chú trọng đợt bón trước khi trổ cờ Kali chia ra bón nhiều lần nhưng tập trung nhiều vào giai đoạn trước phun râu
3.4 Vấn đề bón phân cân đối trong trồng ngô
Ở bất kỳ loại đất nào, đối với ngô đạm cũng là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, còn lân và kali bón bao nhiêu chủ yếu dựa vào hàm lượng lân và kali dễ tiêu có trong đất
Rất cần thiết bón phối hợp cân đối phân hữu cơ - vô cơ cho ngô cũng vì phân hữu cơ ngoài tác dụng cung cấp 1 phần dinh dưỡng còn cải thiện tính chất vật lý đất làm cây sinh trưởng tốt hơn
Trong trồng ngô cũng cần quan tâm bón thường xuyên các dạng phân chứa S như supe lân và sử dụng phân vi lượng Zn cho ngô để đảm bảo ngô cho năng suất cao, phẩm chất tốt,
có hiệu lực chung của phân bón cao và hiệu quả sản xuất cao
Trồng ngô trên đất cát, đất xám, đất bạc màu cần quan tâm bón đủ cả N,P,K và các phân trung, vi lượng, phân hữu cơ; còn trên đất đỏ cần chú ý bón lân và kali
Trang 33Trên các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát cần bón nhiều lân và kali hơn
so với đất phù sa, đất đỏ bazan Trên các loại đất bạc màu, đất xám, đất cát bón phân kali có tác dụng tăng năng suất rõ rệt
Ngô lai cần bón nhiều phân hơn ngô thường, ngô thường cần bón nhiều hơn ngô thu bắp non (ngô rau, ngô bao tử)
4 BÓN PHÂN CHO CÂY KHOAI LANG 4.1 Đặc điểm chung của cây khoai lang
Cây khoai lang có tên khoa học là Ipomae batatas L Khoai lang là cây thân bò, rễ mọc
ra từ đốt thân, có củ dùng làm thức ăn, cho người và gia súc hoặc chế biến thực phẩm, còn thân,
lá dùng làm thức ăn cho gia súc Ngọn non của cây khoai lang còn là một loại rau đặc sản giàu dinh dưỡng
Cây khoai lang có khả năng chịu hạn tương đối tốt nhưng không chịu được úng và có yêu cầu về độ ẩm khá lớn trong giai đoạn phát triển thân lá Cây khoai lang phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 - 300C, nhiệt độ thấp hơn 150C hoặc lớn hơn 350C đều làm cây phát triển kém Khoai lang sinh trưởng phát triển thuận lợi trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, là cây có phản ứng ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng thích hợp trong một ngày là từ 8 – 10 giờ ánh sáng
Khoai lang là cây trồng có khả năng chịu chua, chịu nghèo chất dinh dưỡng, nhưng khá nhậy cảm với phản ứng kiềm và độ mặn của đất Cây có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, tơi xốp, thoát nước tốt, có pH 4,0 - 6,0
Cây khoai lang có TGST 3 - 5 tháng, có thể trồng quanh năm vào các vụ đông (tháng 9), vụ đông xuân (tháng 11-12), vụ xuân (tháng 2-3) và vụ hè thu (tháng 5-6) Thường trồng bằng dây bánh tẻ, đoạn 1, 2 (dây có 50 – 60 ngày tuổi) với mật độ trồng 27.000 – 40.000 dây/ha với khoảng cách dao động từ 4 – 7 dây/1m chiều dài luống
Trong trồng khoai lang có 2 biện pháp kỹ thuật quan trọng là: bấm ngọn và nhấc dây nhằm điều khiển thân lá, tập trung dinh dưỡng cho phát triển thân nhánh và rễ củ
4 2 Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây khoai lang
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang
Khoai lang có các thời kỳ sinh trưởng phát triển sau: mọc mầm - ra rễ; phân cành, kết củ; sinh trưởng thân lá; phát triển củ
Mọc mầm - ra rễ, là thời kỳ tính từ khi đặt dây đến khi cây ra rễ khoảng từ 7 – 10 ngày, cây
chủ yếu tập trung phát triển nhiều rễ con, bộ phận thân lá phát triển chậm, cần ít dinh dưỡng
Phân cành, kết củ, là thời kỳ cây khoai lang có đặc điểm: rễ con bắt đầu phát triển
chậm lại, rễ củ bắt đầu phân hoá, đến cuối giai đoạn số lượng củ đã có xu hướng ổn định, bộ phận thân lá trên mặt đất bắt đầu tăng nhanh dần, cần đất thoáng và nhiều dinh dưỡng Trong điều kiện thuận lợi, sau khi trồng 15 – 20 ngày, trong rễ con có sự phân hoá và hoạt động tượng tầng để quyết định rễ con phân hoá thành rễ củ Rễ củ khoai lang phát triển thành củ khoai lang vào thời điểm sau trồng 25 – 30 ngày đối với giống ngắn ngày và 35 – 40 ngày đối với giống trung bình và dài ngày
Sinh trưởng thân lá, là thời kỳ thân lá cây khoai lang phát triển nhanh, diện tích lá tăng
nhanh đạt trị số tối đa, sau đó giảm xuống một cách từ từ, đồng thời trọng lượng củ cũng tăng nhanh dần Yêu cầu độ ẩm đất 70 - 80%, nhiệt độ 25 - 280C, thoáng khí, cần cung cấp nhiều dinh dưỡng
Phát triển củ, là thời kỳ trọng lượng củ tăng lên rất nhanh, sự sinh trưởng của thân lá phát
triển chậm dần và giảm sút, cây hút nhiều dinh dưỡng kali
Đặc điểm hệ rễ của cây khoai lang
Trang 34Căn cứ vào đặc tính, chức năng, nhiệm vụ có thể chia rễ cây khoai lang thành 3 loại:
rễ con, rễ củ, rễ nửa chừng
Rễ con, mọc từ các mắt sát mặt đất, mỗi mắt khoai lang thường có 5 - 10 rễ, trong đó
có nhiều rễ không phân hoá tiếp là rễ con hút nước và dinh dưỡng Rễ con có nhiều ảnh hưởng đến việc hình thành củ
Rễ củ do rễ con phân hóa mà thành Sau khi trồng từ 15 - 20 ngày, trong một số rễ con
có sự phân hoá và hoạt động của tượng tầng để quyết định rễ con phân hoá thành rễ củ và từ
đó tiếp tục phát triển thành củ khoai lang
Rễ nửa chừng - rễ đực: là loại rễ có khả năng hình thành củ nhưng khi gặp điều kiện bất thuận hoạt đông của tượng tầng bị ức chế, thân lá phát triển quá mạnh mà thành Sau đó
dù gặp các điều kiện thuận lợi thì rễ nửa chừng cũng không phát triển thành củ được
Rễ khoai lang phát triển từ các mắt đốt thân nên phạm vi hoạt động của bộ rễ phụ thuộc vào sự phát triển của thân lá trên mặt đất
Nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang
Để tạo 10 tấn củ/ha cùng với 4 tấn thân lá cây khoai lang lấy đi lượng các chất dinh dưỡng bình quân như bảng sau:
Bảng 22.1 Lượng dinh dưỡng cây khoai lang hút để tạo một tấn củ
(năng suất củ 10 tấn/ha, thân lá 4 tấn/ha)Dinh dưỡng Lượng trung bình cây lấy để tạo 1 tấn củ (kg)
Nguồn : Nguyễn Xuân Trường, 2000
Trong 3 yếu tố dinh dưỡng chính cây khoai lang hút nhiều kali nhất rồi đến đạm và lân
Nhu cầu dinh dưỡng đạm
Đạm có tác dụng thúc đẩy cây khoai lang phát triển thân, lá, phân cành, quang hợp và sớm đạt diện tích lá phù hợp Tác dụng này của đạm rõ nhất là ở thời kỳ đầu sinh trưởng của cây khoai lang Đạm có tác dụng làm tăng số lượng và trọng lượng củ nên làm năng suất khoai lang rõ Đạm còn làm tăng hàm lượng caroten trong củ, tăng chất lượng củ Cây khoai lang rất mẫn cảm với đạm dù nhu cầu không cao so với các cây trồng khác
Thiếu đạm cây sinh trưởng yếu, ít phân cành, lá nhỏ và chuyển màu thành xanh nhạt rồi vàng, quang hợp yếu, củ ít và nhỏ nên năng suất giảm rõ
Thừa đạm, đặc biệt trong điều kiện gặp mưa đủ ẩm, làm cây sinh trưởng mạnh, thân lá rậm rạp, hoạt động của rễ và tượng tầng bị ức chế nên ít củ và củ chậm lớn Thừa đạm còn gây ra hiện tượng củ to mà chất lượng kém“bệu củ”, dễ gẫy
Trong quá trình sinh trưởng của cây, khoai lang cần nhiều đạm trong khoảng 3 tháng đầu, sau đó giảm dần trong thời kỳ hình thành củ Do đó cần cung cấp đạm sớm để cây phát triển mạnh ngay từ đầu, tích luỹ nhiều chất hữu cơ, tạo củ sớm cho năng suất cao, đồng thời cũng là cơ sở khoa học của một phần câu ngạn ngữ” lúa tốt hai, khoai tốt một”
Nhu cầu dinh dưỡng lân
Trang 35Lân là yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình phát triển bộ rễ và khả năng hút thức ăn của cây, đồng thời ảnh hưởng tới quá trình quang hợp và vận chuyển chất trong cây khoai lang Lân có tác dụng làm tăng trọng lượng trung bình của củ khoai lang và tỷ lệ củ so với thân lá, đồng thời cũng làm tăng hàm lượng caroten trong củ nên làm tăng năng suất và phẩm chất củ khoai lang Lân còn làm tăng khả năng chịu hạn, rét và chống chịu sâu bệnh hại cho cây khoai lang, hạn chế tác hại của việc thừa đạm đối với cây.
Cây khoai lang thiếu lân có năng suất giảm, phẩm chất kém, không bảo quản lâu được Khi thiếu lân cây có biểu hiện trên lá chuyển màu xanh đậm, phía dưới gân lá có màu tím tía, thiếu nhiều mép lá chuyển sang mầu nâu hay xuất hiện nhiều đốm hoại tử nâu trên bề mặt lá
Trong quá trình sinh trưởng, cây khoai lang có nhu cầu lân cao ở các thời kỳ: cây non
và phân nhánh mạnh
Nhu cầu dinh dưỡng kali
Kali là yếu tố dinh dưỡng mà cây khoai lang cần nhiều hơn đạm và lân, kali thúc đẩy quá trình quang hợp, tổng hợp và vận chuyển chất hữu cơ từ lá về củ, làm củ phát triển nhanh Đây là yếu tố dinh dưỡng tạo năng suất hàng đầu của cây khoai lang, do có tác dụng không chỉ làm tăng số lượng mà cả trọng lượng củ Kali còn có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng củ khoai lang do
có tác dụng làm tăng tỷ lệ tinh bột và độ ngọt của củ Đặc biệt kali có tác dụng giúp cây khoai lang chống chịu tốt hơn với các điều kiện bất thuận như: khô hạn, úng, rét và sâu bệnh hại
Thiếu kali cây khoai lang chậm lớn, củ ít và nhỏ, củ có tỷ lệ tinh bột giảm còn tỷ lệ xơ tăng và không bảo quản được lâu, năng suất và phẩm chất đều thấp Khi cây khoai lang thiếu kali, mép lá chuyển vàng, thiếu nặng làm lá xoăn lại chết khô
Nhu cầu kali của cây khoai lang tăng dần trong suốt quá trình sinh trưởng Cây hút kali đặc biệt mạnh trong quá trình củ phát triển
Nhu cầu các chất dinh dưỡng khác
Khoai lang còn có nhu cầu về Mg, Ca, B tuy không nhiều, nhưng cũng hay bị thiếu trên những loại đất thường trồng khoai lang, đặc biệt khi bón nhiều phân kali do hiện tượng đối kháng dinh dưỡng Cây khoai lang thiếu Mg có hiện tượng phần thịt lá bị úa vàng bắt đầu
từ mép lan dần xuống gốc phiến lá Các vùng vàng chuyển dần sang màu da cam cuối cùng bị cháy từng đám, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng củ
4.3 Bón phân cho cây khoai lang
Loại và dạng phân bón cho khoai lang
Phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong cải thiện tính chất vật lý cũng như độ thoáng khí cần thiết theo yêu cầu của cây khoai lang và cung cấp dinh dưỡng cho khoai lang Vì vậy rất cần bón phân hữu cơ cho khoai lang, đây là loại phân sử dụng phổ biến trong trồng khoai lang truyền thống Để cung cấp phân hữu cơ cho khoai lang nên dùng phân chuồng chưa ủ, hay các loại phân hữu cơ khác kể cả rơm rạ
Phân đạm thường dùng đạm dạng urê hoặc amon nitrat, đất có phản ứng kiềm dùng amon sunphat tốt hơn Phân lân nên sử dụng dạng supelân hoặc lân nung chảy Phân kali nên
sử dụng kali sunphat và tro bếp, khi buộc phải dùng bằng KCl cần bón lót sớm để tránh ảnh hưởng xấu của Cl tới chất lượng củ
Bảng.23.1 Hướng dẫn sử dụng phân vi lượng cho khoai langLoại nguyên tố Dạng phân Lượng bón (kg/ha) Phương pháp bón
và 45 ngày sau trồng
Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2005
Trang 37Lượng phân bón cho khoai lang
Bảng 24.1 Lượng phân bón cho khoai lang
Nguồn: Nguyễn Văn Bộ,2003; Nguyễn Xuân Trường,2000
Trong trồng khoai lang việc bón phân thường được khuyến cáo bón như sau:
Phân hữu cơ với lượng khoảng10 - 15 tấn/ha
Lượng phân đạm bón tuỳ theo hàm lượng đạm trong đất trồng và trình độ thâm canh Trên đất bạc màu và phù sa cổ thường bón khoảng 60kg N/ha (mức năng suất 7 - 8 tấn củ/ha) Đất xám, đất cát phía Nam thường bón 60 - 100 kg N/ha
Lượng phân lân bón tuỳ theo hàm lượng lân có trong đất, trình độ thâm canh và lượng đạm bón Trên đất bạc màu và phù sa cổ thường bón khoảng 60kg P2O5/ha (mức năng suất 7 -
8 tấn củ/ha), đất xám, đất cát phía Nam thường bón 60 - 100kg P2O5/ha
Lượng phân kali thường bón trên đất bạc màu và phù sa cổ khoảng 80 - 90kg K2O /ha (mức năng suất 7 - 8 tấn củ/ha), trên đất xám, đất cát phía Nam thường bón 70 - 150kg K2O /ha
Trong việc bón phân cho khoai lang cũng có thể sử phương pháp chuẩn đoán lá (B.21.1.)Bảng 25.1 Chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây khoai lang
Loại dinh dưỡng Bộ phận và thời gian
lấy mẫu phân tích Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô)Thiếu Đủ
Phương pháp bón phân cho khoai lang
Bảng 26.1 Tỷ lệ bón phân khoáng bón cho khoai lang ở các thời kỳ
Trang 38Nên bón phân tập trung theo hàng và theo tầng, phân hữu cơ ở phía dưới, phân khoáng
dễ tiêu ở trên Sau khi bón phân cần vùi lấp phân bằng lớp đất mỏng rồi đặt dây trồng khoai, nếu đát không đủ ẩm cần kết hợp bón phân và tưới nước cho cây
Đợt bón thúc 2 vào khoảng sau trồng 45 - 60 ngày nhằm thúc đẩy bộ lá sớm đạt diện tích tối đa và quá trình phình to củ Lượng phân bón bằng 1/3 N và 1/3 K2O của tổng các lượng phân bón trên, kết hợp với cầy xả luống và vun cho khoai lang
Đợt bón thúc 3 vào khoảng sau trồng 80 - 90 ngày nhằm thúc củ lớn nhanh Lượng phân bón là 1/3 tổng luợng phân kali còn lại Xẻ hai bên rãnh luống khoai lang để bón phân, nên bón gần vào gốc khoai lang Sau khi bón phân cần lấp đất kỹ
Để đơn giản hơn cũng có thể bón phân cho khoai lang chỉ vào 2 thời kỳ tuỳ theo mức
độ thâm canh:
Ở mức thâm canh thấp, bón lót trước trồng- toàn bộ phân hữu cơ, phân đạm, phân lân
và 1/2 phân kali Bón thúc một lần vào 40 ngày sau trồng: 1/2 kali
Ở mức thâm canh cao, bón lót toàn bộ phân hữu cơ, 2/3 phân đạm, toàn bộ lân và 1/2kali Bón thúc một lần vào 40 ngày sau trồng: 1/3 đạm, 1/2 kali
Để tiện cho việc bón phân cân đối cũng có thể sử dụng các phân chuyên dùng phù hợp với
đ iều kiện cụ thể (B.27.1.)
B ảng.27.1 Qui trình bón phân NPK chuyên dùng cho cây khoai lang (ở miền Nam)
Nguồn: Nguyễn Xuân Trường,2000
4.4 Vấn đề bón phân cân đối cho khoai lang
Trong bón phân cho khoai lang cần đặc biệt chú ý tới tỷ lệ K/N, tỷ lệ thường bón 1:
2-3 Tỷ lệ này cần điều chỉnh theo hàm lượng đạm trong đất, đất giàu N tỷ lệ K: N trong bón phân càng cao
Khác với thiếu đạm và lân, kali ảnh hưởng nhiều đến năng suất củ hơn là đối với phần thân lá trên mặt đất Thiếu kali thường thấy trên đất cát và các loại đất feralit có độ no bazơ thấp nên bón kali trên các loại đất này có hiệu lực rất rõ Tuy nhiên, cần chú ý cân đối với Mg
và Ca
Cân đối hữu cơ và vô cơ cũng rất cần được chú ý
Trên đất bạc màu bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng năng suất đáng kể vì chúng có vai trò góp phần cải thiện tính chất vật lý và chế độ nước của đất, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho khoai lang
Trang 40Bảng 28.1 Quan hệ giữa hữu cơ - vô cơ và năng suất khoai lang
Nguồn:Nguyễn Văn Tý,1995-Nguyễn Văn B ộ,2003
Ngoài những loại phân đa lượng cần quan tâm sử dụng các nguồn phân Ca, Mg, B, đặc biệt khi bón nhiều phân kali và thâm canh cao
5 BÓN PHÂN CHO CÂY SẮN 5.1 Đặc điểm chung về cây sắn
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz Sắn là cây trồng hàng năm có thời gian sinh trưởng 5 - 12 tháng, nhưng cũng có thể lưu niên Sản phẩm từ cây sắn có thể làm lương thực cho người, thức ăn cho chăn nuôi và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Cây sắn có thể trồng được trong những điều kiện sinh thái khác nhau với nhiệt độ 10 -
400C, trên nhiều loại đất khác nhau có pH 4,0 - 7,5
Sắn là cây dễ trồng do có khả năng chịu hạn, chịu nghèo dinh dưỡng rất cao, thường được trồng cuối cùng trong hệ thống luân canh Nhưng phát triển thuận lợi nhất và cho năng suất cao tới 40 - 50 tấn củ/ha ở điều kiện nhiệt độ 25 - 300C, có lượng mưa trên 1000 - 2000mm/năm, đất nhẹ tơi xốp, giữ nước và thoát nước tốt, pH khỏang 5,5 Sắn là cây ưa ánh sáng, vì vậy cần nhiều nắng thì cây mới sinh trưởng tốt, củ phát triển thuận lợi
Ở các mức năng suất cao cây sắn lấy đi rất nhiều dinh dưỡng từ đất, cùng với khả năng cây có thể sử dụng hiệu quả dinh dưỡng có trong đất và trong trồng sắn thường ít được quan tâm bón phân đầy đủ nên người ta xếp sắn vào “cây làm kiệt đất”, “cây bóc lột đất”
Trong thành phần hóa học của củ sắn cần chú ý tới hàm lượng axít xyanhydric (HCN),
là chất làm cho sắn có vị đắng và khi có hàm lượng cao sẽ làm cho sắn trở nên độc HCN không có ở dạng tự do trong mô tế bào mà được tạo thành do sự thủy phân của chất Hêtêrodit-hay còn gọi là Glucôdit xyanôgêtic có tỷ lệ khác nhau trong thành phần của các giống sắn
Sắn được trồng bằng hom là phần thân cây sắn cũ dài khoảng 30 cm và có đường kính 2,1- 4,0cm Tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu có thể đặt hom theo 3 phương pháp:nằm ngang, nghiêng và đứng nhưng không nên vùi hom sâu quá 10 cm và phương pháp đặt hom ngang thường cho kết quả tốt
Trong thực tế, sắn thường được trồng vào hai vụ trồng chính, vụ xuân (tháng 2 – 3), vụ thu (tháng 8), cũng thường trồng sắn vào đầu mùa mưa Mật độ trồng sắn thường từ 10.000 – 20.000 cây/ha
5.2 Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây sắn
Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây sắn
Trong thực tế có thể chia thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây sắn làm 4 thời kỳ như sau: thời kỳ mọc, bén rễ và phát triển rễ, phát triển thân lá, phát triển củ
Thời kỳ mọc, đặc trưng bởi việc hom ra rễ và mọc mầm, thường kéo dài 2 - 3 tuần Ở thời
kỳ này cây sắn dinh dưỡng dựa vào hom