Với vị thế địa - chính trị và những thành tựu to lớn đạt được trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, ngoại giao, Đông Nam Á dần trở thành một trong những khu vực nhận được nhiều
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Châu Thanh Phương
QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH GIỮA
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Châu Thanh Phương
QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH GIỮA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Cảnh Huệ
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, tính khách quan và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng
Tác giả
Châu Thanh Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn cùng học, của gia đình và đồng nghiệp Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Lịch sử, Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn
Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Huệ, người thầy đã hết lòng dạy bảo, động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong Khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm TP
Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Lịch sử thế giới khóa
22 đã có những thông cảm, động viên để tôi hoàn thành quá trình học tập và luận văn tốt nghiệp này
Xin gửi lới cảm ơn tới các anh chị, các bạn trong lớp Cao học Lịch sử thế giới khóa
22 đã động viên và giúp đỡ tôi trong học tập và trong những lúc tôi gặp khó khăn
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp và gia đình đã luôn tạo điều kiện và luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong công việc và cuộc sống để tôi có thể hoàn thành luận văn này./
Trang 5M ỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3 Các nguồn tư liệu 10
4 Đối tượng nghiên cứu 10
5 Phạm vi nghiên cứu 10
6 Phương pháp nghiên cứu 11
7 Đóng góp của luận văn 11
8 Bố cục của luận văn 12
CHƯƠNG 1: TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ HAI CƯỜNG QUỐC MỚI CỦA THẾ GIỚI 13
1.1 “Rồng” Trung Quốc 13
1.1.1 Kinh tế 14
1.1.2 Chính trị - Xã hội 19
1.1.3 Quân sự 22
1.2 “Hổ” Ấn Độ 25
1.2.1 Kinh tế 25
1.2.2 Chính trị - Xã hội 31
1.2.3 Quân sự 34
1.3 Những dự báo phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ 35
1.3.1 Kinh tế 35
1.3.2 Chính trị - Xã hội 36
1.3.3 Quân sự 37
CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ 40
2.1 Vị thế địa – chiến lược của khu vực Đông Nam Á 40
2.2 Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc và Ấn Độ 43
2.2.1 Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc 43
2.2.2 Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Ấn Độ 45
2.3 Chính sách của Trung Quốc và Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á 48
Trang 62.3.1 Chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á 48
2.3.2 Chính sách của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á 57
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (1991 – 2012) 64
3.1 Khái quát lịch sử quan hệ cạnh tranh của Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á 64
3.2 Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế 68
3.2.1 Những biểu hiện cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á 68
3.2.2 Kết quả quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế 70
3.3 Cạnh tranh trong lĩnh vực chính trị 74
3.4 Cạnh tranh trong lĩnh vực quân sự 76
3.5 Cạnh tranh trong vấn đề biển Đông 80
3.6 Ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ đến việc duy trì an ninh chính trị khu vực Đông Nam Á 87
3.6.1 Những ảnh hưởng tích cực 87
3.6.2 Những ảnh hưởng tiêu cực 89
3.7 Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á trước quan hệ cạnh tranh Trung - Ấn trong khu vực 90
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, cục diện thế giới có nhiều thay đổi Trật tự hai cực đã bị thay thế bởi trật tự đa cực mà trong đó, các quốc gia mạnh đều muốn vươn lên trở thành một cực của thế giới Ở châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ đều có tiềm lực mạnh về nhiều mặt, đặc biệt là kinh tế và quân sự Trong cuộc chạy đua giành lấy ưu thế trên trường quốc
tế, mỗi nước đều tìm mọi cách để vượt qua nước còn lại trên nhiều phương diện Bên cạnh
đó, việc tồn tại nhiều ân oán trong quá khứ cũng làm cho quan hệ cạnh tranh hai nước trở nên gay gắt hơn Vì vậy, có thể nói, cạnh tranh là yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ Trong hai thập niên gần đây, với sự vươn lên mạnh mẽ
về kinh tế và sự ổn định về chính trị - xã hội, cả hai nước đều tăng cường ảnh hưởng của mình ở nhiều nơi, và Đông Nam Á là một trong những khu vực được quan tâm đặc biệt
nhất
Đông Nam Á là khu vực có dân số đông, có trữ lượng lớn than, dầu mỏ và kim loại quý, có vị trí chiến lược cực kì quan trọng – là hành lang, là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây [46, tr 9] Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với những chuyển biến hết sức nhanh chóng trong đời sống quốc tế, khu vực và từng quốc gia trên thế giới, các nước Đông Nam Á cũng bước vào một thời kì lịch sử mới với xu thế đối thoại, hòa bình, hợp tác
và phát triển Chỉ trong một thời gian ngắn, cùng với những nỗ lực xây dựng đất nước, các quốc gia trong khu vực đã tích cực củng cố, mở rộng và phát triển tổ chức ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Association of Southeast Asian Nations) Với vị thế địa - chính trị và những thành tựu to lớn đạt được trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, ngoại giao, Đông Nam Á dần trở thành một trong những khu vực nhận được nhiều sự quan tâm của các nước lớn Trung Quốc, Ấn Độ, hay bất cứ quốc gia nào có ảnh hưởng vượt trội tại khu vực giàu tiềm năng này đều có nhiều lợi thế trong mối quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc
Do vậy, vấn đề cạnh tranh giữa các cường quốc tại khu vực Đông Nam Á được xem
là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi, thu hút được sự quan tâm của dư luận quốc tế Nếu như vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, quan hệ Mỹ - Trung chi phối khu vực này thì hiện nay, quan hệ Trung - Ấn cũng hết sức được quan tâm bởi sự vươn lên ngày càng mạnh của Ấn Độ và sự can đảm thách thức Trung Quốc của quốc gia này Cả Trung
Trang 8Quốc và Ấn Độ đều có lợi thế là gần gũi về địa lý và văn hóa với khu vực Đông Nam Á Vì
lẽ đó, cả hai nước đều tận dụng những lợi thế của mình để tăng cường ảnh hưởng đối với từng quốc gia trong khu vực Về phương thức cạnh tranh, nếu như Ấn Độ dùng biện pháp
ôn hòa thì ngược lại, Trung Quốc ngày càng ngang ngược và làm mọi cách hòng vươn tầm ảnh hưởng lên toàn Đông Nam Á Tất nhiên, dù phương thức khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của cả hai quốc gia suy cho cùng đều nhằm thu được nhiều lợi ích nhất về phía mình Về phía Đông Nam Á, lập trường của mỗi nước trong việc ưu tiên lựa chọn quan hệ với Trung Quốc hay Ấn Độ cũng có sự khác biệt Xét về tổng thể, mối quan hệ cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực này đem lại cả những thuận lợi và thách thức đối với toàn bộ khu vực nói chung và từng quốc gia nói riêng Do nhận được sự quan tâm của hai cường quốc, vị trí và tầm quan trọng của Đông Nam Á ngày được tăng lên Trên bình diện quốc tế, cạnh tranh Trung - Ấn không chỉ ảnh hưởng tới hai quốc gia, tới khu vực Đông Nam Á mà còn có tác động tới đời sống chính trị quốc tế
Vì tất cả những lý do trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á là điều rất cần thiết bởi đây là một vấn đề mang tính thời sự, đặc biệt trong thời gian gần đây, quan hệ cạnh tranh giữa hai nước gây nhiều chú ý và quan ngại cho các nước trong khu vực cũng như nhiều cường quốc khác Hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng không ngừng đưa tin về những diễn biến mới nhất, những xung đột của Trung Quốc và Ấn Độ trong việc khẳng định vị thế và vai trò của mình ở Đông Nam Á
Hơn nữa, nghiên cứu đầy đủ quan hệ cạnh tranh giữa hai cường quốc hàng đầu khu vực và thế giới ở Đông Nam Á giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện về thực chất cạnh tranh giữa hai nước trong khu vực là cạnh tranh những gì? Tác động của cuộc cạnh tranh này đối với các nước Đông Nam Á ra sao? Từ đó có thể giúp Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đưa ra những đối sách phù hợp với hai cường quốc trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt
Ngoài ra, nghiên cứu quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Đông Nam
Á cũng giúp người viết hiểu rõ hơn các mối quan hệ quốc tế phức tạp, có khi là chồng chéo trong khu vực, góp phần bổ sung nguồn kiến thức về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ quốc tế hiện đại nói riêng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy
sau này
Trang 92 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày nay, việc nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ giữa các cường quốc, được xem là nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước bởi tính thời sự và sự phức tạp của nó Cũng như các mối quan hệ quốc tế khác, cạnh tranh Trung - Ấn cũng là một đề tài tạo ra sức hút lớn đối với giới khoa học và các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Tuy nhiên, cũng bởi tính thời sự và sự phức tạp của nó mà cho nên cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào trình bày hoàn chỉnh về vấn đề này Phần lớn những tác phẩm được công bố hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh hoặc chỉ đề cập một cách khái quát trong một giai đoạn ngắn trong quan hệ cạnh tranh hai nước Về quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á, hiện nay, số lượng bài viết trình bày về vấn đề này cũng tương đối nhiều, tuy nhiên, nội dung chủ yếu tập trung trình bày và đánh giá cạnh tranh hai nước trong vấn đề vấn đề biển Đông
Ở Việt Nam, các bài nghiên cứu ngắn xuất hiện khá nhiều trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới… và các thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam, một số thông tin và bài viết được đăng trên website của Trung tâm dữ liệu biển Đông… Các bài viết trên một số tập trung đi sâu vào quan hệ hai nước nói chung mà chưa chỉ ra yếu tố cạnh tranh trong mối quan hệ này; một số khác lại
đề cập nhiều đến vấn đề cạnh tranh về tiềm lực quân sự ở khu vực biển Đông Tuy vậy, trong thời gian gần đây, đã xuất hiện một số bài viết phân tích nhiều về khả năng và sự cạnh tranh giữa hai nước ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hiện tại
Bên cạnh những bài nghiên cứu ngắn đề cập trực tiếp hoặc khá gần tới đề tài thì cũng
có một số công trình khác cũng ít nhiều liên quan đến vấn đề này như những tác phẩm bàn
về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Ấn Độ hay chính sách đối ngoại của các nước Đông Nam Á, những tác phẩm trình bày về vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của các chủ thể trong mối quan hệ cạnh tranh trên
Năm 2002, Tiến sĩ Trần Thị Lý có công trình nghiên cứu “Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2000” Tác giả đã tập trung phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ và những điều chỉnh trong chính sách đội ngoại của Ấn Độ đối với các nước láng giếng và các cường quốc trong thập
Trang 10kỉ đầu sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc Công trình trên đã đề cập ở một mức độ nhất định đến quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu của khu vực châu Á
Cũng đề cập đến quan hệ giữa hai nước giữa Trung Quốc và Ấn Độ, năm 2005, Phó Giáo sư Nguyễn Huy Quý có cái bài viết khái quát “Quan hệ Trung - Ấn chuyển sang giai đoạn mới”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc Bài viết nhận định rằng, hai nước đã
có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của mình bằng việc tăng cường hợp tác hữu nghị với nhau sau chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo năm 2005 Tác giả đã lạc quan nhận định rằng trong bối cảnh thế giới đang phát triển theo xu hướng hòa bình và hợp tác, quan hệ Trung - Ấn chắc chắn sẽ tiến triển lên phía trước Tuy nhiên, với những chuyển biến phức tạp của tình hình hiện nay, những nhận định đó có phần không phù hợp với thực
tế
Năm 2006, Tiến sĩ Võ Xuân Vinh có bài viết “Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Bài viết đã khái quát được những nội dung cơ bản trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2006
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết khác cũng đề cập sơ lược đến mối quan hệ hai nước như “Vị trí của Trung Quốc trong “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ” của Trịnh Thị Dung, “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc”…
Năm 2005, trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Tiến sĩ Lê Văn Mỹ có viết bài
“Bước đầu tìm hiểu về “Ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh” Bài viết đã đề cập khái quát chính sách ngoại giao của Trung Quốc với các nước và các khu vực lân cận, trong đó cũng nhấn mạnh chính sách đối ngoại hữu hảo với Ấn Độ và cộng đồng các nước ASEAN Về quan hệ với Ấn Độ, theo bài viết, dù hai bên đang cố gắng xây dựng một mối quan hệ hợp tác nhưng vẫn còn nhiều khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của cả hai nước trong nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề biên giới Tuy vậy, bài viết vẫn chưa phản ánh được quan hệ cạnh tranh, đối đầu giữa hai quốc gia này
Tóm lại, đa phần những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa đề cập sâu đến khía cạnh cạnh tranh trong quan hệ hai nước ở khu vực Đông Nam Á
Trang 11Trong khi đó, số lượng các bài viết về cạnh tranh Trung - Ấn ở khu vực Đông Nam Á xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện báo chí Trung tâm dữ liệu biển Đông đã cho đăng rất nhiều bài viết phân tích về nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ cạnh tranh hai nước ở khu vực trọng điểm này của châu Á, phân tích tiềm lực quân sự của mỗi nước cũng như đề cập một phần đến sự phản ứng của một số nước trong khu vực trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa hai cường quốc này
Các công trình nghiên cứu của các tác giả quốc tế đề cập đến quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã xuất hiện ở Việt Nam
Nhấn mạnh sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, năm
2007, nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ Pete Engardio cũng đã cho xuất bản cuốn sách:
“Chindia – How China and India are revolutionizing global business”0
1 Tác phẩm là tập hợp nhiều bài báo được giải thưởng trên Business Week của tác giả Mặc dù là một tác phẩm đề cập nhiều đến khía cạnh kinh tế nhưng bên trong đó, tác giả cũng đã có những nhận định về quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế của hai quốc gia này
Trên các tạp chí quốc tế, việc phân tích quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn
Độ dường như xuất hiện sớm hơn ở Việt Nam Ngay từ giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI,
đã có nhiều bài báo đề cập đến vấn đề này
Về quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á, năm
2011, trong Hội thảo quốc tế “Ấn Độ trong quan hệ quốc tế: Quan điểm của châu Âu và Ấn Độ”, Phó Giáo sư Johannes Dragsbaek Schmidt, đến từ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Quan hệ Quốc tế, Đại học Aalborg, Đan Mạch, đã có bài báo cáo “India China Rivalry and Competition in Southeast Asia” Bài viết đã có sự khái quát sơ lược về sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian gần đây, trong đó cũng đề cập đến chính sách “ngoại giao mềm” của Trung Quốc và chính sách đối ngoại linh hoạt và đặc biệt quan tâm đến phát triển khả năng quân sự của Ấn Độ Tác giả cho rằng Ấn Độ cũng thi hành chính sách
“quyền lực mềm” tương tự như người láng giềng Trung Quốc Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên vài nét sơ lược trong việc đối đầu giữa hai nước trong vấn đề biên giới, căng thẳng trong vấn đề Pakistan Đi vào vấn đề chính, tác giả cho rằng cả hai nước đang đấu tranh trong việc chiếm vai trò chủ đạo ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Myanmar và đi vào phân tích
sự tăng cường ảnh hưởng của hai người khổng lồ châu Á ở khu vực này
1 Được dịch ra tiếng Việt: “Rồng Hoa hổ Ấn – Trung Quốc và Ấn Độ đang cách mạng hoạt động kinh doanh toàn cầu ra sao”, NXB Thời đại, xuất bản năm 2009
Trang 123 Các nguồn tư liệu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng:
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài về Trung Quốc,
Ấn Độ và Đông Nam Á
Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu quốc tế, Những vấn đề kinh tế thế giới
Các bài viết trên báo chí, đặc biệt là của Thông tấn xã Việt Nam
Các bài viết trên các website trong và ngoài nước, đặc biệt là các bài được đăng trên website của Trung tâm dữ liệu biển Đông
Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế Trung Quốc được dịch và in trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, các báo cáo về tình hình kinh tế Ấn Độ trên các website của Chính phủ Ấn Độ
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng khai thác nhiều nguồn tư liệu, tuy nhiên, do một số hạn chế, người viết còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tư liệu, vì vậy luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình cạnh giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2012 Luận văn này tập trung phân tích hai vấn đề chính: thứ nhất là sự phát triển về mọi mặt của Trung Quốc, Ấn Độ và vai trò đặc biệt của khu vực Đông Nam Á đối với hai cường quốc này; thứ hai là quá trình cạnh tranh giữa hai cường quốc này ở khu vực họ có nhiều lợi ích – Đông Nam Á giai đoạn 1991 – 2012 trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị quốc tế, đặc biệt là vấn đề biển Đông
và sự tác động của mối quan hệ cạnh tranh này đến các quốc gia Đông Nam Á
Trang 13người viết giới hạn đề tài nghiên cứu trong vùng lãnh thổ thuộc các quốc gia Đông Nam Á
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn trong những sự kiện xảy ra từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay Đây là khoảng thời gian có nhiều biến chuyển trong lịch sử quan hệ quốc tế và khu vực Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ Về phía Trung Quốc và Ấn Độ, trong khoảng thời gian này, hai nước cũng đã đề ra nhiều chính sách đối ngoại, trong đó đặc biệt quan tâm việc xây dựng và củng cố địa vị của từng nước trên trường quốc tế Cũng như nhiều quốc gia khác ở châu Á, trong thập kỉ đầu sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ dù có nhiều căng thẳng nhưng yếu tố cạnh tranh vẫn chưa chiếm vai trò chủ đạo Sang thập kỉ thứ hai, khi mà nền kinh tế mỗi nước đều có sự phát triển vượt bậc thì cả hai nước đều tìm cách vươn tầm ảnh hưởng của mình ra các khu vực xung quanh bằng nhiều chính sách như việc tăng cường “chính sách hướng Đông” (đã có từ trước đó) của người Ấn,
chiến lược “đi ra ngoài”, sử dụng “quyền lực mềm” của người Trung Hoa Những năm gần đây, khi người Trung Hoa ngang ngược tranh giành biển Đông, lôi kéo một số nước trong khu vực trở thành đồng minh thì người Ấn cũng không chịu thua kém, họ cũng không ngừng tăng cường quan hệ ngoại giao với nhiều nước Đông Nam Á, sẵn sàng đối đầu với người khổng lồ Trung Quốc
6 Phương pháp nghiên cứu
Về cơ sở phương pháp luận, trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đứng trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để phân tích, nhìn nhận và đánh giá vấn đề
Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử để trình bày các sự kiện theo trình tự thời gian trong bối cảnh quốc tế và khu vực, tạo nên bức tranh sinh động của quá trình cạnh tranh giữa hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á từ năm 1991 đến năm 2012; sử dụng phương pháp logic để khái quát, lí luận và rút
ra bản chất của vấn đề; sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế để đặt vấn đề trong bối cảnh khu vực, quốc tế, tìm những nhân tố khu vực, quốc tế chi phối vấn đề này Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp thống kê …
7 Đóng góp của luận văn
Vấn đề quan hệ quốc tế luôn là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Đặc biệt, khi quan hệ quốc tế diễn ra ở một điểm nóng của thế giới thì sự quan
Trang 14tâm ấy càng tăng lên gấp bội Đông Nam Á từ lâu đã được xem là một khu vực có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng Nhiều cường quốc đã và đang hướng sự ảnh hưởng của mình
ở khu vực này Lựa chọn đề tài này người viết cố gắng hệ thống lại quá trình cạnh tranh giữa hai cường quốc của châu Á ở một khu vực được xem là một trong những điểm nóng của thế giới trong khoảng thời gian từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay Trong bối cảnh chưa có một công trình nào hoàn chỉnh nào về vấn đề này, người viết hy vọng có thể đóng góp một phần tư liệu, lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu quan hệ quốc tế
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập
về lịch sử thế giới hiện đại mà cụ thể là lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Á
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Trung Quốc, Ấn Độ - hai cường quốc mới của thế giới
Chương 2: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Ấn Độ
Chương 3: Quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á (1991 – 2012)
Trang 15CHƯƠNG 1: TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ HAI CƯỜNG QUỐC MỚI
CỦA THẾ GIỚI
Từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX tới nay, thế giới chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế Cán cân kinh tế thế giới giữa phương Tây và châu Á trở nên ngang bằng “Hai quốc gia này thực sự
là con Rồng, con Hổ vĩ đại” [12, tr 5] Tổng sản lượng của Trung Quốc đến nay đã ngang ngửa với vài nước Tây Âu phát triển cộng lại Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang phát triển với tốc độ cao
Viết về vấn đề này, nhà báo, nhà kinh tế học Pete Engardio đã đưa ra một số nhận định khá sâu sắc “Việc Trung Quốc trỗi dậy như một người khổng lồ về kinh tế có vẻ đã được xác định trước kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu tháo gỡ xiềng xích cho nên kinh tế nước này vào năm 1979 (12/1978) Mỗi nỗ lực cải cách lại làm tràn ra một đợt sóng mới
“cơn sốt Trung Quốc” của những công ty nước ngoài” [12, tr 11]… “Ngược lại, thành công kinh tế của Ấn Độ là một câu chuyện lặng lẽ hơn nhiều Hơn mười lăm năm trước một chút, người khổng lồ nữa của châu Á này hầu như không được người Mỹ nhìn thấy” [12, tr 11] Ông cũng cho rằng: “Thời kỳ hoài nghi đã hết Thời kỳ hoảng sợ, dẫu hay dẫu dở, đã bắt đầu Ngày nay Trung Quốc và Ấn Độ được nhìn nhận rộng rãi là những siêu cường kinh tế sắp tới của thế giới” [46, tr 12]
Đó chỉ là một trong những nhận định về sự phát triển “thần kỳ” của Trung Quốc và
Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay Sự phát triển này sẽ được chứng minh bằng những con số cụ thể trên rất nhiều lĩnh vực
1.1 “Rồng” Trung Quốc
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông - Nam của đại lục Á - Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakstan, Kirghitan, Taghikistan (phía Tây), với
Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Butan (phía Tây Nam), với Myanmar, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông) Trung Quốc là một nước có nhiều điều đặc biệt Xét về mặt diện tích, Trung Quốc xấp xỉ 1/14 diện tích đất liền thế giới, là nước rộng thứ ba thế giới sau Nga và Canada và gần như bằng cả diện tích châu Âu Còn xét trong phạm vi châu Á thì Trung Quốc đứng thứ nhất về quy mô diện tích Xét về mặt lịch sử hình thành và
Trang 16phát triển đất nước, Trung Quốc nổi tiếng là một trong những cái nôi văn minh nhân loại Với tư cách là nước rộng thứ ba trên thế giới, Trung Quốc là nước có đường biên giới chung với nhiều nước nhất trên thế giới: 14 nước và là nước có đường biên giới trên bộ dài nhất thế giới: 22.117 km Đây là quốc gia của 1/5 dân số thế giới, một nền văn minh lâu đời đang trỗi dậy để khẳng định vị thế của mình
1.1.1 Kinh t ế
Tháng 12/1978, Hội nghị lần thứ 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc ghi nhận
sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước – “con đường mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được mở ra từ hội nghị này” Từ 1978 đến nay, qua các kỳ hội nghị và đại hội Đảng, Trung Quốc không ngừng phát triển tư duy lý luận làm phong phú thêm nhận thức về con đường cũng như nội dung cải cách mở cửa Đặc biệt từ 1992, Trung Quốc chính thức thừa nhận thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với việc đẩy nhanh nhịp độ cải cách và mở cửa, đồng thời thực hiện chiến lược tăng tốc trong phát triển kinh tế Từ đó đến nay nước này đã thu được những thành công đáng kể
Từ năm 1979 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 9% Giai đoạn
1992 - 1997, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11%/ năm Trong đó, GDP Trung Quốc năm 1996 lớn hơn GDP của ASEAN khoảng 15%, bằng 3% GDP của thế giới, 23% kinh tế Nhật, 12% kinh tế Mỹ Trong những năm 1997 - 1999, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nền kinh tế Trung Quốc cũng chững lại và có dấu hiệu suy giảm Tuy nhiên, ngay sau đó Trung Quốc đã lấy lại được xu thế tăng trưởng Năm 2000 là năm cuối của kế hoạch năm năm phát triển kinh tế
xã hội lần thứ chín (1996 - 2000), cũng là năm đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc Với GDP đạt 8.928 tỷ NDT - tương đương 1.072 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 850 USD, Trung Quốc đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tăng gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của năm 1980 (200 USD) Cùng với kết quả này, Trung Quốc đã lần đầu tiên đặt chân vào hàng ngũ các quốc gia có GDP trên 1.000 tỷ USD
Bước sang thế kỷ 21, năm 2001 được đánh dấu bằng sự kiện lớn, việc Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO (vào ngày 11/11) sau 15 năm nỗ lực và cố gắng Đây là một bước tiến lớn của nền kinh tế Trung Quốc theo hướng nhất thể hoá kinh tế toàn cầu Sự kiện này cũng đã mở ra những cơ hội và thách thức mới đối với nền kinh tế Trung Quốc Trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới 2001, mặc dù tăng trưởng
Trang 17xuất khẩu chững lại do bị ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế Mỹ, Nhật Bản và thế giới song Trung Quốc vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng Năm 2001, GDP của Trung Quốc đạt 1.100 tỷ USD, tăng 7,3% (thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra - 7,5%) Năm 2002, GDP của Trung Quốc lần đầu tiên phá mốc 10 nghìn tỷ NDT, đạt 10.239,8 tỷ NDT tương đương 1.278 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng là 8% Năm 2004, GDP của Trung Quốc là 1.649 tỷ USD, xếp thứ 7 thế giới, năm 2005 đạt trên 1.800 tỷ USD, vượt Italia trở thành nền kinh tế lớn thứ
6 thế giới, đến năm 2010 GDP của Trung Quốc đã đạt trên 6.000 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng GDP thế giới, vượt qua Nhật bản trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên, năm 1978 là 167 triệu USD, năm 1998 là 144,9 tỷ USD, năm 2008 là 1.946 tỷ USD, năm 2009 tăng lên 2.400 tỷ USD, và đến năm 2010 đã là gần 3.000 tỷ Từ năm 2011 đến nay, dự trữ ngoại tệ của nước này cũng luôn đạt con số trên 3.000 tỷ USD và là quốc gia có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới [166]
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của cư dân Trung Quốc cũng tăng nhanh, mức sống cũng đã có những chuyển biến đáng kể Thu nhập của cư dân thành thị và nông thôn tăng nhanh Từ năm 1978 - 2007, GDP bình quân đầu người tăng từ 381 NDT lên 18.600 NDT Cơ cấu tiêu dùng của cư dân nông thôn và thành thị có những thay đổi theo xu hướng nâng cao chất lượng Từ năm 1978 - 2007, tổng kim ngạch bán lẻ hàng hóa xã hội tăng từ 155,86 tỷ NDT lên 8.921 tỷ NDT, nhu cầu tiêu dùng của người dân không ngừng tăng lên, điều kiện sống không ngừng được cải thiện
Về vấn đề xóa đói giảm nghèo, Trung Quốc đạt được những thành tựu mà cả thế giới công nhận Năm 1978 - 2007, số nhân khẩu nghèo tuyệt đối ở nông thôn (thu nhập bình quân hàng năm dưới 785 NDT) giảm từ 250 triệu người xuống còn 14,79 triệu người
Trong nông nghiệp, chế độ đại công xã bị xóa bỏ, ở nông thôn Trung Quốc đã thực hiện chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp1
2 Tới năm 1984, 100% các đội sản xuất đã thực hiện chế độ khoán Thuế nông nghiệp đã được xoá bỏ, chính sách hộ khẩu với những nông dân vào thành phố làm thuê đã được nới lỏng Chỉ trong một thời gian ngắn, với diện tích canh tác chỉ chiếm 7% thế giới, Trung Quốc đã nuôi được 22% dân số thế giới Có thể nói đây là bước cải cách mang tính đột phá, là thành tựu lớn nhất trong cải cách nông nghiệp
ở Trung Quốc Bên cạnh đó, Trung Quốc tiến hành sửa đổi chính sách đất đai ở nông thôn
2 Chế độ khoán là hình thức cụ thể của việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất
Trang 18thích ứng với cơ chế thị trường Từ năm 1990, với chính sách tự do hóa giá cả nên giá nông phẩm trên thị trường về cơ bản do quan hệ cung cầu điều tiết Ngoài ra, nhà nước còn thi hành chính sách mở rộng tín dụng nông thôn Năm 1985, hệ thống hợp tác xã tín dụng nông thôn đã có mạng lưới rộng lớn gồm 406.518 đơn vị cơ sở
Nhờ nhiều chính sách tiến bộ, thiết thực, nông nghiệp Trung Quốc hơn 30 năm qua phát triển nhanh chóng và tương đối ổn định Năm 1978, sản lượng lương thực là 304,7 triệu tấn, năm 1987 là 402 triệu tấn, năm 1997 là 494,1 triệu tấn, đến năm 2007 là 501,6 triệu tấn, năm 2009 là 530,8 triệu tấn, và năm 2010 đạt gần 550 triệu tấn Năm 1980, tổng giá trị sản lượng của nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm ngư nghiệp và chăn nuôi) mới đạt 192,26 tỷ NDT, đến năm 1996 đạt 2.342,6 tỷ NDT Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thịt và bông Đến năm 2010, sản lượng một số nông sản phẩm của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới là: Lương thực đứng
vị trí số 1 (lúa gạo, lúa mỳ); ngô đứng thứ 2; đậu tương đứng thứ 3; bông, cây có dầu, các loại thịt, thức ăn gia cầm và các loại thủy sản đều đứng hàng đầu thế giới
Với sự phát triển của nông thôn Trung Quốc, hàng trăm triệu nông dân đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hóa Nông nghiệp Trung Quốc phát triển tương đối ổn định đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế Nguồn nguyên liệu nông nghiệp cung cấp cho công nghiệp tăng lên góp phần tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu
Trong công nghiệp, trải qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã là một cường quốc thương mại và sản xuất khổng lồ, xây dựng được một nền công nghiệp hoàn chỉnh với 39 chuyên ngành, trong đó sản lượng của 210 loại sản phẩm công nghiệp đứng đầu thế giới Giai đoạn đầu sau cải cách, Trung Quốc đã giảm bớt quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nặng, tăng quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nhẹ Từ đầu thập niên 90, đầu tư trong công nghiệp bắt đầu chú trọng vào một số ngành sử dụng nhiều vốn (công nghiệp nặng, hóa chất ) và một số ngành sử dụng kỹ thuật cao (viễn thông, điện
tử, máy tính ) Trung Quốc cũng chú trọng đầu từ vào thiết bị công nghệ Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới bùng nổ, các doanh nghiệp Trung Quốc càng coi trọng việc cải tạo kỹ thuật Hiện nay, để đối phó khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đang xem xét việc dùng công nghệ thông tin để nâng cấp trình độ công nghiệp hóa
Một hiện tượng nổi bật trong sự phát triển công nghiệp Trung Quốc là sự phát triển của công nghiệp hương trấn trong thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 Đây là loại hình doanh nghiệp
Trang 19tập thể do chính quyền hoặc tập thể nông dân ở các hương và trấn ở Trung Quốc thành lập
từ sau cải cách 1978 Các xí nghiệp hương trấn góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và việc làm ở nông thôn Năm 1987, các loại hình xí nghiệp ở Trung Quốc thu hút 88 triệu lao động và tạo ra giá trị sản lượng 476,4
tỷ NDT Đến 1992, các xí nghiệp hương trấn sản xuất ra 1/3 tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc và thu hút 105 triệu lao động Năm 1996, các xí nghiệp hương trấn đã thu hút 130 triệu lao động, giá trị tạo ra đạt khoảng 1.700 tỷ NDT, chiếm 20% giá trị tổng sản phẩm trong nước Đến năm 1997, Trung Quốc có luật về xí nghiệp hương trấn, và khu vực này có sự chuyển biến Nhiều xí nghiệp hương trấn đã chuyển đổi thành các doanh nghiệp
tư nhân hoặc các doanh nghiệp cổ phần
Nhìn chung, nền công nghiệp Trung Quốc từ sau khi cải cách mở cửa đã tăng trưởng nhanh chóng, tốc độ công nghiệp hóa nhanh, quy mô ngày càng mở rộng, tổng sản lượng tăng không ngừng, giá trị sản phẩm công nghiệp năm 1997 tăng 14 lần so với năm 1978, bình quân mỗi năm tăng 14,9% Từ 2005 đến 2010, tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 11% trung bình mỗi năm Tính riêng trong năm 2010, tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc đã lên đến 16.000 tỷ NDT, tăng 15,7% so với năm trước đó, tăng mạnh
từ 7.720 tỷ NDT năm 2005 Cho đến nay, Trung Quốc đã có nhiều sản phẩm đạt chất lượng hàng đầu thế giới như thép, than đá, xi măng và phân hóa học Sự phát triển của công nghiệp Trung Quốc luôn cao hơn các ngành khác và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc tiến lên giai đoạn mới
Kể từ khi cải cách mở cửa, mức độ tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế của Trung Quốc được nâng cao, vị thế trong kinh tế thế giới của Trung Quốc đang được tăng cường, mức độ phụ thuộc vào ngoại thương (tỷ trọng xuất nhập khẩu chiếm trong GDP của Trung Quốc) ngày càng tăng Năm 1978, tổng mức ngoại thương của Trung Quốc mới chỉ là 9,8%, trong đó xuất khẩu là 4,6%, nhập khẩu là 5,2% Song đến năm 1997, ngoại thương của Trung Quốc đã đạt tới 325,1 tỷ USD đứng hàng thứ 10 của thế giới, mức độ phụ thuộc vào ngoại thương đã tăng tới 36% trong đó xuất khẩu là 20,2%, nhập khẩu là 15,8% Năm 2000, ngoại thương đạt 474,3 tỷ USD, xuất khẩu xếp hàng thứ 7 và nhập khẩu hàng thứ 8 thế giới Đến năm 2010, giá trị ngoại thương đã đạt 2.970 tỷ USD, tăng 34,7% so với năm 2009 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, ngoại thương nước này trong năm 2011 đã tăng 22,5% và đạt con số 3.640 tỷ USD [172]
Trang 20Bên cạnh việc mở rộng không ngừng kim ngạch xuất - nhập khẩu thì cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu của Trung Quốc cũng ngày càng được cải thiện đáng kể Trước đây, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm sơ chế như thực phẩm, súc vật sống, nguyên liệu thô
và dầu mỏ; tỷ trọng các hàng công nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu chiếm một lượng nhỏ
Cùng với sự phát triển của nhu cầu thị trường thế giới và tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, Trung Quốc đã chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm gia công, tỷ lệ các mặt hàng này khá cao, khoảng 74% năm 1998 Về nhập khẩu, do yêu cầu phát triển đất nước nên trong những năm đầu của cải cách, Trung Quốc chủ yếu nhập những sản phẩm công nghệ cao, tiên tiến để góp phần đổi mới các cơ sở sản xuất lạc hậu Những năm về sau,
do thực hiện ý đồ phát triển theo hướng coi “khoa học kĩ thuật là sức mạnh sản xuất thứ nhất” nên hoạt động này càng trở nên sôi động Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là máy móc, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, thiết bị nghe nhìn, phụ kiện Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới, các sản phẩm của Trung Quốc ngày càng phong phú hơn trên các thị trường Các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là Nhật Bản, Hàn Quốc,
EU (Liên minh châu Âu - European Union), Mỹ, ASEAN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc cũng bắt đầu tăng mạnh sau năm 2001 FDI hàng năm của Trung Quốc tăng từ 40,7 tỷ USD năm 2000 lên 92,4 tỷ USD năm 2008, trong khi con số này trong năm 1979 chỉ là 80.000 USD Đến năm 2010, FDI của Trung Quốc đã tăng 17,4% so với năm 2009 lên 105,7 tỷ USD Năm 2011, FDI của Trung Quốc tăng 9,72% so với năm trước, đạt 116 tỷ USD [76] Năm 2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm nhưng vẫn ở mức cao, theo số liệu công bố của Bộ Thương mại Trung Quốc, FDI vào Trung Quốc trong năm 2012 đã giảm 3,7% - còn hơn 111 tỷ USD [124]
Song song với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài Chỉ riêng trong ngành công nghiệp, năm
1983, giá trị sản lượng của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng trong GDP của Trung Quốc là 0,3%, năm 1990 đã tăng lên 6,3%, năm 1997 đạt tới mức 20,8%
Bên cạnh đó, việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ Trung Quốc đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ nhằm tạo các kênh xuất khẩu vật tư và thiết bị Tính đến năm 1998, có 5.600 doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngoài với tống số vốn trên 6 tỷ USD, trong đó 80% số dự án đầu tư có lãi Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung
Trang 21Quốc, đầu tư ra nước ngoài của nước này trong năm 2009 đạt 43,3 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh vực này, đến năm 2010 đã vượt 50 tỷ USD do tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp [100] Năm 2012, các nhà đầu tư Trung Quốc đang chi mạnh hơn khi đưa 77,22 tỷ USD đầu tư vào 4.425 công ty trên 141 nước và vùng lãnh thổ, tăng 28,6% so với năm trước [124]
1.1.2 Chính tr ị - Xã hội
Sau hơn 3 thập kỉ tiến hành cải cách, mở cửa và phát triển kinh tế, tình hình chính trị
- xã hội của Trung Quốc đã từng bước ổn định, cải cách thể chế chính trị đã thu được một số thành tựu quan trọng Những thành tựu đó tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp tục xây dựng
“văn minh chính trị” và “văn minh tinh thần”
1.1.2.1 Chính trị
Trong quá trình cải cách và phát triển, Trung Quốc đã thu được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ hóa đời sống chính trị trong nước Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự, ngoài giao thì trong lĩnh vực chính trị, Trung Quốc vẫn đang đối mặt với một số vấn đề tương đối phức tạp
Trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước và tình hình chính trị quốc tế có những thay đổi sâu sắc và phức tạp hiện nay, Trung Quốc trong những năm qua, và trong những năm tới vẫn nỗ lực tranh thủ những nhân tố quốc tế có lợi để thúc đẩy quá trình trỗi dậy, tiến tới hoàn thành công cuộc hiện đại hóa đất nước Tổng Bí thư Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quan điểm “Nhìn về toàn cục, 20 năm đầu của thế kỷ XX, đối với Trung Quốc là một thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng cần phải nắm bắt và có thể làm được nhiều việc lớn” [55, tr 26] Tổng Bí thư Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cũng đã đưa ra nhận định: “Phân tích tổng hợp tình hình quốc tế và trong nước hiện nay cho thấy: Chúng ta đang đứng trước những cơ hội chưa từng có, và cả những thách thức chưa từng thấy, nhưng sự phát triển của nước ta vẫn ở trong thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, có thể làm được nhiều việc lớn” Từ nhận định trên, có thể nhận thấy, Trung Quốc vẫn tiếp tục nắm bắt thời cơ đẩy mạnh công cuộc cải cách mở cửa, hiện đại hóa đất nước, và “thống nhất Tổ quốc” Tổng Bí thư Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cũng đã đề cập vấn đề làm nổi bật “đặc sắc thực tiễn”, “đặc sắc lý luận”, “đặc sắc dân
Trang 22tộc” và “đặc sắc thời đại” của “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, và vấn đề “thúc đẩy cải cách thể chế chính trị” ở Trung Quốc [55, tr 26-27]
Trên cơ sở tình hình quốc tế, tình hình Trung Quốc, và quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc như trên, có thể khái quát một số nét cơ bản về tình hình đối ngoại và đối nội của Trung Quốc hiện nay như sau: Trung Quốc vẫn kiên trì chủ trương chiến lược tập trung
nỗ lực vào công cuộc hiện đại hóa, và do đó cố gắng duy trì trạng thái hòa bình thế giới và hợp tác quốc tế Trung Quốc muốn tranh thủ “thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng”, trỗi dậy mạnh mẽ hơn nữa, chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh địa – chiến lược quyết liệt và lâu dài với các đối thủ, chủ yếu là Mỹ Còn về mâu thuẫn giữa các chế độ chính trị - xã hội thì sẽ hòa hoãn dần, Trung Quốc không còn mục tiêu “chống chủ nghĩa tư bản” ở các nước; Cạnh tranh địa – chính trị giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước lớn khác diễn ra gay gắt và phức tạp tại các “khu vực ngoại vi”, tức là “các nước xung quanh” Trong đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục viện trợ để duy trì chế độ chính trị Bắc Triều Tiên, tiếp tục gây sức ép với Philippines và Việt Nam trên biển Đông, phân hóa ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc, cạnh tranh vừa quyết liệt vừa khôn ngoan với các cường quốc ở một số khu vực quan trọng trên thế giới; Màu sắc chính trị (ý thức hệ, chế độ chính trị) trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc tiếp tục mờ nhạt Hoạt động ngoại giao của Trung Quốc tại các nước có chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị cũng phản ánh xu thế đó; Chính trị đối nội của Trung Quốc, trong một số
trường hợp đã phát triển theo hướng phù hợp với chính trị đối ngoại Trong quá trình mở cửa, nhiều trào lưu tư tưởng chính trị phương Tây cũng đã du nhập Trung Quốc Trung Quốc đã có những cải cách về thể chế chính trị để phù hợp với quan hệ đối ngoại, nhất là trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tổ chức bộ máy hành chính…; “Một đất nước hai chế độ” cũng là một sự thể hiện cách giải quyết mối quan hệ đối nội và đối ngoại ở Trung Quốc [55, tr 27-28]
Tóm lại, đường lối đối nội và đối ngoại chính trị đối nội của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hình thức là mâu thuẫn với chính trị đối ngoại (mâu thuẫn giữa chính trị
xã hội chủ nghĩa với chính trị tư bản chủ nghĩa), nhưng về thực chất là không mâu thuẫn, bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kết hợp chính trị đối nội và chính trị đối ngoại trên cơ
sở lợi ích quốc gia Có thể nói đó là một trong những đặc điểm của “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”
1.1.2.2 Xã hội
Trang 23Có thể nói, xã hội Trung Quốc hiện đang tồn đọng nhiều vấn đề khó khăn, tiêu cực, song về cơ bản, Trung Quốc vẫn giữ được cục diện xã hội ổn định, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình thực hiện các mục tiêu xây dựng kinh tế, chính trị, chấn hưng đất nước
Trung Quốc đã hết sức nỗ lực tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Thời gian qua, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề “hạ cương” (nghỉ việc do cải cách doanh nghiệp nhà nước) ở thành phố và tình trạng dư thừa lao động nghiêm trọng ở nông thôn Để tháo gỡ khó khăn này, Trung Quốc một mặt tăng cường công tác đào tạo, sắp xếp lại lực lượng lao động tại các cơ sở kinh doanh sản xuất, mặt khác củng cố, mở rộng hệ thống xí nghiệp hương trấn, từng bước giải quyết hợp lí xu thế di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, tạo việc làm ổn định hơn cho người lao động Ngoài ra, Trung Quốc còn quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi,
hệ thống thị trấn, thị tứ; quan tâm phát triển nền nông nghiệp thâm canh với trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt quan tâm nghiên cứu sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao cùng với kỹ thuật canh tác tiên tiến… nhằm tạo điều kiện cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi Kết quả, Trung Quốc đã phần nào giải quyết được tình trạng thiếu việc làm đang diễn ra nghiêm trọng ở đất nước này Chỉ tính riêng trong năm 2004 đã có 9,8 triệu lao động thành phố thị trấn tìm được việc làm, tăng 800 ngàn người so với mục tiêu dự kiến; số người đăng kí thất nghiệp ở thành phố thị trấn là 4,2%, thấp hơn 0,5% so với dự kiến; số người “hạ cương” tìm lại được việc làm đạt 5,1 triệu [22,
tr 4] Theo báo cáo của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong hai năm 2010 và 2011, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 4,1% Cũng theo báo cáo này, năm 2011, Trung Quốc đã tạo ra 12 triệu chỗ làm mới (cao hơn đáng kể hơn so với mức kế hoạch là 9 triệu chỗ làm mà Chính phủ dự trù hàng năm)
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tiến hành một số cải cách quan trọng về chính sách bảo đảm an sinh xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân Chế độ trợ cấp thất nghiệp cho những đối tượng “hạ cương” được duy trì và điều chỉnh tương đối thích hợp trong nhiều năm nay, hỗ trợ cơ bản cho người mất việc làm duy trì cuộc sống Đồng thời, Trung Quốc tích cực thực hiện chiến lược xóa đói nghèo ở các vùng nông thôn, tích cực thực hiện các chính sách và biện pháp giảm gánh nặng cho nông dân, đặc biệt là chế độ thuế nông nghiệp Nhờ vậy, Hội nghị lần thứ 3 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X (3/2005) của Trung Quốc đã khẳng định một số thành tựu xã hội đạt được trong năm 2004: thu nhập bình quân đầu người ở thành thị đạt 9.422 NDT (khoảng 1.150 USD), thu nhập thuần của nông
Trang 24dân đạt 2.936 NDT (tăng 7,7% và 6,8%); số người nghèo tuyệt đối và thu nhập thấp ở nông thôn giảm 2,9 triệu và 400 ngàn so với năm 2003; tiêu chuẩn trợ cấp cơ bản đối với người
về hưu và tiêu chuẩn đảm bảo cuộc sống tối thiểu của cư dân một số thành phố, khu vực được nâng cao; số người tham gia bảo hiểm theo các chế độ dưỡng lão, khám chữa bệnh, thất nghiệp và tai nạn lao động đạt 163 triệu, 124 triệu, 106 triệu và 68,23 triệu
Trong các lĩnh vực khác như khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường , Trung Quốc cũng đạt được những thành tựu đáng khẳng định Dù còn nhiều bất cập, song nhiều năm lại đây, sự nghiệp khoa học giáo dục của Trung Quốc đã có những
bước tiến lớn, nhằm hướng tới tiêu chí “khoa giáo hưng quốc” (khoa học giáo dục chấn hưng đất nước) Về y tế, mặc dù đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại trong nhiều đại dịch, song Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia xử lí kiên quyết và triệt để tình trạng diễn biến dịch bệnh, khắc phục nhanh hậu quả do chúng gây ra Theo số liệu thống kê năm 2008,
Trung Quốc đã xây dựng các trung tâm phòng chống bệnh tật tại 9 tỉnh, 241 thành phố và 1.410 huyện; 290 trung tâm cấp cứu và 2.074 hệ thống chữa trị bệnh truyền nhiễm [51, tr.25]
1.1.3 Quân s ự
Là một trong những cấu phần quan trọng trong phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc, nhưng quân sự có những đặc điểm riêng Tùy thuộc vào diễn biến tình hình an ninh quốc phòng trên thế giới và khu vực, Trung Quốc sẽ có những chủ trương và quyết sách về quân sự phù hợp
Xương sống của các lực lượng quân sự Trung Quốc là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong bộ khung còn có nền công nghiệp quốc phòng của nước này PLA đươc thành lập ngày 1/8/1927, nên còn có tên gọi khác là Bát Nhất, và được đặt tên là Hồng Quân cho đến tháng 6/1946 PLA chỉ thành quân đội nhà nước sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, trước đây chỉ một nhánh quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc Mặc dù đã có chiến công đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, dựng nên nhà nước công nông nhưng trên thực tế PLA vẫn là một trong những quân đội vũ trang không mấy hiện đại so với một số quân đội khác cùng thời
Năm 1978, Đặng Tiểu Bình chủ trương hiện đại hóa quân sự, đây là một trong “Bốn hiện đại hóa” của Trung Quốc, đứng sau nông nghiệp, công nghiệp và khoa học Năm 1982,
cuộc xung đột trên biển giữa Anh và Argentina là một trong những nguyên cớ để Trung
Trang 25Quốc tập trung vào chiến lược biển, trong đó có việc tăng cường hải quân của nước này với mục tiêu biến Trung Quốc thành một cường quốc trên biển trước năm 2040 Các sự kiện quân sự trên thế giới từ năm 1991 đến nay đã chỉ cho Trung Quốc thấy rằng cần phải xây dựng quân đội theo hướng hiện đại hóa trên mọi lĩnh vực Các đời Chủ tịch Trung Quốc đều tập trung phát triển quân đội với mục tiêu, biến quân đội Trung “ thành quân đội mạnh nhất châu Á” vào năm 2020 và “đến năm 2050 tiến lên trình độ các quân đội mạnh nhất thế giới” [6, tr.16]
Các chuyên gia quân sự và một số chính trị gia trên thế giới cho rằng, hiện nay nước này vẫn có xu hướng gia tăng sức mạnh quân sự nhằm ổn định tình hình chính trị trong nước, bảo vệ “không gian sinh tồn”, bảo vệ lợi ích quốc gia và thể hiện vai trò nước lớn trong quan hệ quốc tế [6, tr 17]
Trong hơn 30 năm cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực quân sự Trung Quốc đã đưa được nhà bác học người Mỹ gốc Trung Quốc là Tiền Học Sâm - “người biết tất cả những bí mật cốt lõi nhất của các công trình tên lửa của Mỹ có giá trị hơn 5 sư đoàn thủy quân lục chiến!”2
3 về phục vụ, ông đã trở thành “ông tổ của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc”, góp phần đặc biệt quan trọng phát triển nền công nghiệp quốc phòng và hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc Công tác đào tạo các sĩ quan và huấn luyện binh lính được đặc biệt quan tâm, tạo nên một đội ngũ những thực sự có tri thức, đáp ứng đòi hỏi của quân đội Trung Quốc trong thời kỳ mới
Công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc sau hơn ba thập kỷ cải cách, mở cửa đã hoàn toàn đổi khác Với việc khôn khéo thực chính sách đi tắt, đón đầu trong hiện đại hoá khí tài quân sự của nước mình, Trung Quốc đã cho ra đời những sản phẩm quốc phòng đặc sắc, thậm chí nhiều sản phẩm mang tính năng lưỡng dụng cả quân sự và dân sự Kết quả là,
về lực lượng hạt nhân, Quân đội Trung Quốc trên thực tế có tổng cộng 2.350 đầu đạn hạt nhân, gấp gần 8 lần so với con số 300 mà giới quân sự phương Tây thường công bố Theo
số liệu này thì Trung Quốc sẽ có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn so với Mỹ và Nga sau khi hai nước này ký Hiệp ước Start II, theo đó mỗi bên sẽ hạn chế còn 1.500 đầu đạn hạt nhân [178]
Về vũ trụ - hàng không, những tàu vũ trụ Thần châu V, VI và VII lần lượt ra đời và được phóng bằng chính tên lửa đẩy Trường Chinh chế tạo tại Trung Quốc, có những công
3 Nhận xét của Bộ trưởng Bộ Hải quân Hoa Kỳ Dan A Kimball (1951 – 1953)
Trang 26đoạn kỹ thuật vào loại tiên tiến nhất về khoa học hàng không vũ trụ hiện nay trên thế giới như việc hạ cánh rất an toàn của những con tàu này
Về tên lửa thì việc bắn hạ vệ tinh của chính mình ngày 11/1/2007 bằng tên lửa KT-1
đã làm ngỡ ngàng giới quân sự thế giới
Trung Quốc hiện đang sở hữu những máy bay chiến đấu hiện đại như J-10, J-11, máy bay tàng hình J-20 Ngoài ra, Trung Quốc còn phát triển một số loại vũ khí hiện đại khác gồm: “đại bác laze” – vũ khí hữu hiệu trong việc hạ máy bay, các tên lửa nhất là tên lửa hành trình và có thể hạ cả vệ tinh; các vũ khí sóng tần radio (Radio Frequency Weapons), vũ khí phóng điện từ trường (Electro Magnetic Pulse, EMP) và vũ khí vi sóng năng lượng cao (High Power Microwave, HPM) - những vũ khí cơ bản trong tương lai, hiệu quả trong cuộc chiến thông tin; các loại vũ khí thermobaric3
4 phá huỷ bằng việc tạo ra nhiệt
và áp suất lớn có khả năng huỷ diệt lớn hơn rất nhiều thuốc nổ thông thường
Trong hàng hải, Trung Quốc đã có những tàu ngầm nguyên tử hiện đại tự mình chế tạo và và đang hướng tới việc chế tạo tàu ngầm tàng hình, đặc biệt là tàu sân bay mang nhãn hiệu Trung Quốc
Một trong những hiện đại hoá khác là chiến tranh tin học Về mặt này, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia hàng đầu của hoạt động chiến tranh “tri thức” hiện đại Vào tháng 3/2009, các nhà nghiên cứu Canada đã phát hiện ra một mạng lưới gián điệp gồm hơn 1.300 máy tính, đa phần từ Trung Quốc, đã đột nhập vào hệ thống của các Chính phủ Theo Công ty Quốc phòng Mỹ Northrop Grumman, các mục tiêu tại Đài Loan và phương Tây đã từng phải gánh chịu các cuộc tấn công mạng mạnh mẽ từ Trung Quốc, ít nhất là 35 lần trong thập niên trước năm 2009 Hậu quả của chiến tranh mạng rất nghiêm trọng Việc làm tê liệt máy tính chủ có thể làm cho tên lửa đạn đạo của đối phương không thể bay khỏi
bệ phóng, trong trường hợp có thể bay khỏi bệ phóng thì cũng bị đánh chặn ngay khi xuất phát hoặc bay chệch quỹ đạo không trúng mục tiêu Máy tính trên máy bay chiến đấu không điều khiển được hoạt động chính xác của loại vũ khí hiện đại này
Tóm lại, hiện tại lực lượng quân sự Trung Quốc là một trong những lực lượng mạnh hàng đầu thế giới Sức mạnh của lực lượng vũ trang Trung Quốc hiện nay có thể hiểu được qua đánh giá chung của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt: “Hiện nay chúng tôi đã phát triển được vệ tinh quân sự, máy bay chiến đấu tối tân, xe tăng, pháo
4 Vũ khí nhiệt áp
Trang 27và tên lửa lục địa mới, tàu chiến và tàu ngầm hiện đại trên biển Có thể nói quân đội các nước phát triển có gì thì về cơ bản chúng tôi cũng có” [179] “Đây là những thành tựu phi thường nói lên mức độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và là sự thay đổi lớn về trình
độ kỹ thuật của đất nước Trung Hoa” [174]
Về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, hiện tại, có nhiều đánh giá khác nhau, tùy thuộc vào những tiêu chí mà cơ quan đánh giá lựa chọn Dựa vào các tiêu chí như công nghệ quốc phòng, chi phí quốc phòng, lịch sử quốc phòng và quân số, PLA đứng thứ ba sau quân đội Mỹ và quân đội Nga [94] Theo “Sách Vàng tình hình quốc tế” của Trung Quốc công bố năm 2010 thì về sức mạnh tổng hợp quốc gia Trung Quốc xếp hạng thứ bảy còn về sức mạnh quân sự thì Trung Quốc đứng hàng thứ hai chỉ sau Mỹ [136] Những đánh giá trên phù hợp với những nhận xét của các nhà khoa học và quân sự Nga Họ đánh giá đến năm
2070 lực lượng quân sự của Trung Quốc sẽ vượt xa lực lượng quân sự của nước Nga láng giềng Nếu sức mạnh quân sự tối đa được cho 10 điểm thì lực lượng quân sự khi đó của Nga đạt 6 điểm còn của Trung Quốc đạt 8 điểm [6, tr 23]
1.2 “Hổ” Ấn Độ
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, thiên nhiên đa dạng Ngày nay Ấn Độ có diện tích đứng hàng thứ bảy trên thế giới với 3.280.483 km2 và đứng thứ hai về dân số với trên 1,2 tỷ dân (chỉ đứng sau Trung Quốc) Ấn Độ chiếm gần trọn cả vùng Nam Á Phía Bắc Ấn Độ tiếp giáp với Trung Quốc, Nepal, Butan, Đông Bắc giáp Myanmar, Bangladesh Tây Bắc Ấn
Độ giáp Pakistan và Afghanistan Phía Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc Ấn Độ
có khoảng 14.000 km đường biên giới đất liền và 5.700 km bờ biển Vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, trước những biến động của tình hình thế giới, cũng như nhiều nước khác, Ấn Độ tiến hành cải cách Với những bước đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới, Ấn Độ đã đạt được những thành tựu lớn về mọi mặt, đặc biệt
là kinh tế và trở thành một trong những cường quốc lớn của châu Á và thế giới
1.2.1 Kinh t ế
Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông Hằng nổi tiếng thế giới Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường trên cơ sở kế hoạch hóa
Trang 28Cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội Từ năm 1991, nước này tiến hành cải cách kinh tế toàn diện và sâu rộng theo hướng tự do hóa
và mở cửa, tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, trong đó chú trọng cải cách cơ cấu, nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính, ngân hàng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng đầu tư vào những khu vực có khả năng tạo nhiều việc làm, phi đầu tư hóa các cơ sở hoạt động kém hiệu quả
Đường lối cải cách đúng đắn, kịp thời đã giúp kinh tế Ấn Độ đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đình trệ năm 1991 - 1992, đưa mức tăng trưởng GDP lên 6 - 7% trong những năm từ 1994 - 1996 [33, tr 24-25]
Thâm hụt ngân sách Trung ương từng đạt mức cao 8,3% GDP trong năm 1990 - 1991 dần được kiểm soát và cắt giảm xuống còn 5,2% GDP trong năm 1996 - 1997 và dự trữ ngoại tệ đã tăng từ 2,2 tỷ USD năm 1990 - 1991 lên 21,7 tỷ USD năm 1996 – 1997 [85, tr 2] và đạt 296,688 tỷ USD vào cuối tháng 12 – 2011 [112]
Nền kinh tế Ấn Độ không chỉ đạt được sự tăng trưởng ổn định mà cùng với Trung Quốc trở thành hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới Tốc độ tăng GDP của Ấn Độ năm 2005 - 2006 đạt 9,5%, năm 2006 - 2007 là 9,6%, năm 2007 - 2008 là 9,3%
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2008 - 2009, GDP của Ấn Độ sụt giảm xuống còn 6,8% Tuy nhiên, nền kinh tế Ấn Độ đã nhanh chóng phục hồi với tốc
độ tăng GDP ấn tượng trong năm 2009 - 2010, 2010 - 2011 lần lượt là 8% và 8,6% [89, tr 2]
Ấn Độ không ngừng thực hiện các biện pháp để tăng cường sức mạnh cho nền tài chính công thông qua các mục tiêu cụ thể như giảm thâm hụt ngân sách của chính quyền trung ương và các bang, tăng mức dự trữ ngoại tệ, tư nhân hoá hệ thống ngân hàng và mở rộng thị trường vốn… Mức tổng thâm hụt tài chính của Ấn Độ được kiểm soát khá hiệu quả với mức 5,6% GDP năm 2000 - 2001, đặc biệt xuống đến 2,5% GDP năm 2007 - 2008 và hiện nay thì con số này là 4,8% GDP trong năm 2010 – 2011 [89, tr 2] và 4,6% GDP trong năm 2011 – 2012 [156, tr 2] Dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ khởi đầu với mức rất thấp từ 5,8 tỷ USD vào tháng 3/1991 đã tăng lên đến đỉnh là 314,6 tỷ USD vào tháng 5/2008 Hiện nay,
mức dự trữ ngoại tệ Ấn Độ đạt 296,688 tỷ USD vào cuối tháng 12/2011
Nền tài chính của Ấn Độ phát triển mạnh góp phần không nhỏ vào việc huy động các nguồn vốn cả trong nước và ngoài nước để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
Trang 29hoá đất nước Thành phố Mumbai (tên gọi cũ là Bombay) được coi là trung tâm tài chính của Ấn Độ, là “cái nôi” tài chính của châu Á Mumbai không chỉ là thị trường vốn quốc gia
mà còn trở thành thị trường vốn quốc tế với 3.600 công ty Ấn Độ và nước ngoài niêm yết giá với số vốn lên tới 730 tỷ USD [78, tr 14] Như vậy, trong hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách, nền tài chính Ấn Độ không những đã khắc phục được tình trạng khó khăn mà ngày càng lớn mạnh, trở thành một trong những trung tâm tài chính của khu vực
Ngành công nghiệp của Ấn Độ trước cải cách bị trói buộc nặng nề bởi chính sách công nghiệp mang nặng tính tập trung, quan liêu của Nhà nước Từ năm 1991, Ấn Độ thực hiện chính sách công nghiệp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kinh
tế nhà nước và kinh tế tư nhân, đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật cao và các ngành sản xuất cho xuất khẩu Chính sách công nghiệp mới này tổ chức lại và thu hẹp phạm
vi hoạt động của thành phần kinh tế nhà nước, chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp then chốt có tầm quan trọng trong chiến lược và công nghiệp quốc phòng Những xí nghiệp làm ăn thua lỗ bị giải thể Số còn lại sẽ từng bước cổ phần hoá tới 49% [33, tr 54] Kinh tế
tư nhân được tự do phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động ra cả những lĩnh vực mà lâu nay chỉ dành riêng cho công nghiệp nhà nước (như sắt thép, máy móc công nghiệp nặng, viễn thông, dịch vụ vận tải hàng không, sản xuất điện v.v…) Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài được Bộ Công nghiệp Ấn Độ đẩy mạnh thông qua việc thành lập Ủy ban xúc tiến đầu
tư nước ngoài (FIPB) và cho phép tổ chức này có thể xem xét những hồ sơ với mức cổ phẩn nước ngoài trên 51% hoặc 74% trên cơ sở vốn cần thiết cho các dự án, chất lượng công nghệ và cam kết xuất khẩu [33, tr 55] Từ năm 2000, mức FDI 100% cũng được phê duyệt đối với các ngành kinh doanh thương mại điện tử, công nghiệp lọc dầu, các đặc khu kinh tế Các chính sách FDI ở Ấn Độ được xem là một trong những chính sách tự do nhất với rất ít rào cản Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm
2003 - 2004 của Diễn đàn kinh tế thế giới đã xếp Ấn Độ thứ 41 về rào cản đối với đầu tư nước ngoài, trong khi Malaysia đứng vị trí 67, Thái Lan thứ 75 và Trung Quốc là 81 [86, tr 160]
Những chính sách cải cách được thực hiện khá đồng bộ đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp Ấn Độ phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, điều mà trước đây khó đạt được trong cơ chế quan liêu, bao cấp
Ngành công nghệ thông tin là một trong những câu chuyện thành công điển hình của
Ấn Độ Nhờ phát triển công nghiệp phần mềm, Ấn Độ đã trở thành một quốc gia có năng
Trang 30lực công nghệ cao trên thế giới Chính sách mở cửa kinh tế năm 1991 đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh thu xuất khẩu phần mềm tăng nhanh Trong giai đoạn 1991 - 2000, xuất khẩu phần mềm máy tính tăng từ 164 triệu USD lên 6,2 tỷ USD Năm 2001 đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 35% xuất khẩu của Ấn Độ và 15% GDP Năm 2002 đạt hơn 13,5 tỷ USD Xuất khẩu phần mềm từ Bangalore - Trung tâm công nghệ hàng đầu của Ấn Độ - tăng tới 34% trong 6 tháng đầu năm 2004 và vẫn giữ mức trung bình 32% năm 2006 Trong đó, 1.400 công ty công nghệ tin học có mức thu nhập xuất khẩu trị giá 75 tỷ rupee (khoảng 1,6 tỷ USD) [119] Bangalore, “thủ đô công nghệ” - một trung tâm công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm của Ấn Ðộ được cả thế giới nhắc đến với một cái tên “Thung lũng Silicon” thứ hai trên thế giới (sau Thung lũng Silicon ở Mỹ) Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã xếp Bangalore là một trong bốn trung tâm công nghệ tốt nhất thế giới [159]
Ngành công nghiệp viễn thông cũng bùng nổ sau khi Ấn Độ cho phép các công ty tư nhân hoạt động Cả Ấn Độ chỉ có khoảng 300.000 điện thoại di động năm 1996, đến năm
2008 đã có 230 triệu và trung bình một tháng người Ấn Độ mua khoảng gần 8 triệu chiếc điện thoại cầm tay [34, tr 89] Tính đến cuối tháng 1/2010, Ấn Độ có khoảng 545 triệu thuê bao di động (số liệu của Cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ - TRAI) Điều này có nghĩa là gần một nửa dân số Ấn Độ đang sử dụng điện thoại di động
Công nghệ vũ trụ của Ấn Độ ngày càng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa Ấn
Độ vào hàng ngũ những nước trên thế giới có khả năng phóng vệ tinh Năm 1998, Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân và gây ra dư luận lớn trên thế giới Năm 2008, tàu
vũ trụ Chandrayaan-1 của Ấn Độ được tên lửa mang PSLV-C11C cực mạnh phóng lên quỹ đạo, đánh dấu một giai đoạn mới rất quan trọng trong công cuộc chinh phục vũ trụ của Ấn
Độ Ấn Độ trở thành nước thứ 5 sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản chinh phục quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng [154] Với những bước tiến lớn trong ngành công nghệ vũ trụ, Ấn
Độ đang dần hiện thực hóa giấc mơ chinh phục khoảng không vũ trụ bao la
Như vậy, trong hơn hai thập kỉ qua, Ấn Độ đã có những thành tích đáng tự hào trong phát triển công nghiệp dựa vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin… Theo đánh giá của Tạp chí Forbers, năm 2002, trong 200 công ty phát triển tốt nhất thế giới thì
Ấn Độ có 13 công ty (trong đó Trung Quốc chỉ có 4 công ty) [74, tr 71] Sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp đã góp phần làm cho kinh tế Ấn Độ có những bước chuyển biến to lớn Ấn Độ đang trỗi dậy thành một trong những người khổng lồ mới của thế giới
Trang 31Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt với sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghệ kỹ thuật cao và lực lượng dân số nói tiếng Anh đông đảo, Ấn
Độ không chỉ có điều kiện để phát triển ngành dịch vụ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thế giới, đáp ứng nhu cầu dịch vụ văn phòng cho các nước Âu Mỹ Trong năm
2010 - 2011, tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ của Ấn Độ trong GDP đạt 9,6% so với mức tăng trưởng của công nghiệp là 8,1% và nông nghiệp là 5,4% [89, tr 3] Con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ ở Ấn Độ Khác với Trung Quốc vốn được xem là “công xưởng sản xuất của thế giới”, Ấn Độ đang được xem là một trong những “trung tâm dịch vụ của thế giới” bởi nước này đang tập trung vào những lĩnh vực dịch vụ nổi trội như tư vấn công nghệ thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin từ xa, trung tâm giao dịch khách hàng, dịch vụ văn phòng… là những lĩnh vực năng động nhất của thế giới
Chính sách cải cách đối với ngoại thương được thực hiện từ năm 1991 như xoá bỏ việc cấp giấy phép xuất, nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng; nâng cấp hệ thống cảng, đường bộ; hiện đại hoá cơ chế thanh toán hải quan … có tác dụng chuyển đổi nền ngoại thương Ấn Độ từ tự cấp tự túc và đóng cửa sang tự do hoá và mở cửa, thúc đẩy giao lưu thương mại giữa Ấn Độ và các nước trên thế giới Thương mại Ấn Độ có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về xuất khẩu và lẫn nhập khẩu so với thập niên 1990 Nếu niên khóa 1989 -
1990, tổng thương mại của Ấn Độ đạt 37,831 tỷ USD thì đến một thập niên sau đó (niên khóa 1999 - 2000) đã tăng lên 86,493 tỷ USD Từ niên khóa 2000 - 2001 đến niên khóa
2005 - 2006, thương mại Ấn Độ tăng từ 95,096 tỷ USD lên 252,228 tỷ USD (tăng 2,65 lần) [78, tr 14] Trong vòng 5 năm từ 2003 đến 2008, xuất khẩu của Ấn Độ tăng trưởng cao từ
63 tỷ USD lên 168 tỷ USD Tỷ trọng thương mại của Ấn Độ trên thị trường toàn cầu chiếm 0,83% năm 2003, trong năm 2008 tăng lên 1,45% Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ thương mại toàn cầu của Ấn Độ chiếm 1,4% năm 2003, trong năm 2008 tăng lên 2,8% Tổng tỷ trọng về hàng hoá và dịch vụ của Ấn Độ năm 2003 chiếm 0,92%, trong năm 2008 đã tăng lên 1,64%
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của giới kinh doanh quốc tế Dòng chảy đầu tư trực tiếp (FDI) đã trở thành tác nhân quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ Nếu từ tháng 8/1991 đến tháng 3/2000, thu hút trực tiếp nước ngoài của Ấn
Độ mới chỉ đạt 15,483 tỷ USD thì từ năm 2000 đến tháng 2/2008, nước này thu hút được nguồn FDI đạt trị giá 82,062 tỷ USD [78, tr 15] Một khảo sát về niềm tin đầu tư được thực
Trang 32hiện bởi Công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney đã xếp hạng Ấn Độ đứng thứ ba trong các điểm đến ưa chuộng nhất của FDI, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ [86, tr 160]
Trong các chính sách cải cách về kinh tế được thực hiện từ năm 1991, những đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra tương đối chậm nhưng đã có những chuyển biến tập trung vào những nội dung như đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn về cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, mạng lưới chế biến nông sản; áp dụng thành tựu sinh học vào nông nghiệp; xây dựng và kiện toàn hệ thống ngân hàng tín dụng dành cho nông nghiệp… Nhìn chung, nếu so với những bước tiến của tài chính, thương mại, công nghiệp và dịch vụ thì những thành quả của nền nông nghiệp chưa tương xứng song đã để lại nhiều dấu ấn Tuy nhiên, muốn đánh giá đúng những thành tựu của nông nghiệp Ấn Độ, cần phải thấy rằng, nông nghiệp Ấn Độ chỉ sở hữu khoảng 2,3% diện tích đất đai của thế giới nhưng nó là nguồn sống chủ yếu của 58% dân số Ấn Độ, tức là đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 17,5% dân số của thế giới [82, tr 3] Thời gian qua, đầu tư cho nông nghiệp không ngừng được tăng lên ở Ấn Độ Từ năm 2004 - 2005 đến 2009 - 2010, tổng đầu tư nông nghiệp tăng trong khoảng 7,5% đến 7,7%/năm [82, tr 4] Các số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Ấn
Độ cho thấy, kinh phí dành cho các dự án khác nhau của Cục Nông nghiệp và hợp tác, thuộc
Bộ Nông nghiệp (DAC - Department of Agriculture and Cooperation) đã tăng lên đáng kể trong những năm qua, đạt 9.865,58 crore rupee4
5 trong năm 2008 – 2009 và 17.254 crore rupee trong 2010 - 2011 [82, tr 4]
Sản xuất lương thực của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu Năm 2002, Ấn Độ xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan Sản lượng lương thực năm 2005 - 2006 đạt khoảng 210 triệu tấn; diện tích trồng lương thực đã tăng lên 124,2 triệu ha [154] Theo thống kê năm 2005 - 2006, Ấn Độ là nước sản xuất mía đường đứng thứ hai thế giới; trở thành nước sản xuất và tiêu dùng chè nhiều nhất (chiếm 28% sản lượng và 13% về buôn bán trên thế giới); đứng thứ 6 về sản xuất cà phê, đóng góp 4% vào sản lượng của thế giới; năng suất cao su thuộc loại cao nhất thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ nhất về sản xuất rau, thứ 2 về hoa quả [154] Ấn Độ là một nước đứng hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gia vị Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, sản lượng lương thực năm 2010–2011 đạt 244,78 triệu tấn [83, tr.3]
5
1 crore rupee = 10.000.000 rupee
Trang 33Ngành chăn nuôi Ấn Độ cũng khá phát triển Từ chỗ phải nhập khẩu sữa, Ấn Độ đã vươn lên trở thành quốc gia sản xuất sữa hàng đầu thế giới với sản lượng 91 triệu tấn (năm 2005) Ấn Độ cũng trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi: đứng thứ 5 về sản xuất trứng, thứ 6 về sản xuất cá
Những thành tựu về cải cách nông nghiệp trong thời gian qua đã giúp cho Ấn Độ giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Với sự phát triển nhanh, mạnh về kinh tế, vai trò chính trị của Ấn Độ trong khu vực
và trên thế giới được nâng cao Ấn Độ ngày nay thu hút quan tâm chú ý của nhiều nước
Kể từ khi độc lập vào năm 1947, Ấn Độ duy trì các quan hệ thân mật với hầu hết các
quốc gia Trong những năm gần đây, quốc gia này đóng vai trò then chốt trong Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực, Tổ chức Thương mại Thế giới và một số diễn đàn khu vực khác Ấn Độ có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với các khu vực Nam Mỹ, châu Á, và châu
Phi; quốc gia này hiện đang theo đuổi “chính sách hướng Đông” nhằm tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc xoay quanh nhiều vấn đề, đặc biệt
là các vấn đề liên quan đến kinh tế và an ninh khu vực Về quan hệ với các nước lớn, Ấn Độ cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng Ấn Độ đã có nhiều bước đi hết sức tích cực để cải thiện và thúc đẩy mối quan hệ với nhiều quốc gia trên nhiều lĩnh vực như hợp tác kinh
tế, quân sự cũng như ngoại giao
1.2.2.2 Xã hội
Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách toàn diện đất nước, Ấn Độ đã thu được nhiều thành tựu xã hội quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và an sinh xã hội
Trang 34Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển về kinh tế, xã hội nên Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Chính sách Quốc gia về giáo dục (National Policy of Education – NPE) năm 1986, được sửa đổi năm 1992 Mục tiêu của chính sách này là giáo dục phải đóng vai trò tích cực và tham gia vào việc điều chỉnh xã hội cũng như sự mất cân bằng giữa các khu vực, nâng cao vị thế phụ nữ, đảm bảo vị trí xứng đáng cho những người
có hoàn cảnh khó khăn và các dân tộc thiểu số Ở cấp độ quốc tế, Ấn Độ đã cam kết “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” và “Giáo dục cho mọi người” Ở cấp quốc gia, Ấn Độ cam kết tăng chi tiêu ngân sách cho giáo dục đến 6% GDP và phổ cập giáo dục tiểu học Năm 2009, Chính phủ tiến thêm một bước trong việc khẳng định quyền được giáo dục của trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra Luật Quyền của Trẻ em đối với Giáo dục bắt buộc và miễn phí được Quốc hội thông qua khẳng định quyền được giáo dục bắt buộc và miễn phí đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 [90, tr 1]
Vấn đề cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao các kỹ năng cũng như tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện được Chính phủ Ấn Độ thực hiện thông qua những cải cách trong thi cử Giáo dục đại học và công nghệ tiếp tục khởi sắc với nhiều đề án thành lập các trường đại học, các viện công nghệ, viện quản lý mới cả ở cấp trung ương và cấp bang
Trong chiến lược phát triển xã hội, Chính phủ cũng đã đưa ra một số biện pháp, sáng kiến để chăm sóc sức khoẻ và phát triển mạng lưới y tế trong cộng đồng Ấn Độ có cơ sở hạ tầng y tế công cộng ba cấp được cấu trúc tốt, bao gồm các trung tâm y tế cộng đồng, các trung tâm y tế cấp trung gian và các tiểu trung tâm phân bố rộng khắp trên toàn nông thôn
và các khu vực bán đô thị; các bệnh viện chuyên khoa và các trường đại học, cao đẳng y tế thì lại phân bố chủ yếu tại các khu vực đô thị Tuy nhiên, những bất cập trong cơ sở hạ tầng này bao gồm thiếu nhân sự, thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về hạ tầng y tế giữa thành thị và nông thôn,
và để cung cấp các dịch vụ y tế với giá cả phù hợp, Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình
và đề án, trong đó quan trọng là Nhiệm vụ quốc gia về y tế nông thôn (National Rural Health Mission - NRHM) [88, tr 285] NRHM được đưa ra năm 2005 để cung cấp các dịch
vụ y tế chất lượng, giá cả phải chăng và có trách nhiệm cho các vùng nông thôn, đặc biệt tập trung vào người nghèo và các vùng sâu vùng xa
Bên cạnh giáo dục, y tế, vấn đề phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả khả quan Theo Báo cáo phát triển con người (HDR) do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xuất bản
Trang 35năm 2010, chỉ số HDI của Ấn Độ là 0,519 so với mức 0,389 năm 1990 và 0,440 năm 2000 [89, tr 292]
Từ năm 1991, Ấn Độ đã thực hiện nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo đạt được hiệu quả Các chương trình này đều hướng đến việc tạo thêm công ăn việc làm cho phần đông dân số sống dưới mức nghèo khổ, đào tạo nghề hoặc hỗ trợ họ thông qua việc thành lập các tổ chức tín dụng Qua nhiều năm thực hiện cải cách, tỷ lệ nghèo đói của Ấn Độ đang
có xu hướng giảm Kết quả nghiên cứu theo phương pháp khảo sát đồng dạng (URP) cho thấy, năm 1993 - 1994, tỷ lệ nghèo đói của Ấn Độ là 36% (trong đó tỷ lệ nghèo đói vùng nông thôn là 37,3%) đến năm 2004 - 2005, tỷ lệ này là 27,5% Kết quả nghiên cứu theo phương pháp khảo sát hỗn hợp (MRP) cho thấy, tỷ lệ nghèo đói của Ấn Độ năm 1999 -
2000 là 26,1% và đến năm 2004 - 2005 giảm xuống còn 21,8% [88, tr 273] Những con số trên tuy vẫn còn cao so với các quốc gia châu Á khác nhưng với Ấn Độ, đó là những tiến bộ vượt bậc trong công tác xóa đói giảm nghèo
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của đất nước có số dân lớn nhất Nam Á này cũng tăng lên đáng kể Theo số liệu của Ngân hàng thế giới đưa ra tháng 4/2008, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ năm 2000 là 450 USD, năm 2005 là 730 USD và năm 2006 là 820 USD Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2006, mức tăng GDP bình quân theo đầu người của Ấn Độ là 26%/năm trong khi mức tăng của Trung Quốc, cường quốc kinh tế mới nổi khác của châu Á, là 24.4%/năm từ 1997 - 2005 (từ 6.420 lên 14.040 NDT/năm) [78, tr 13]
Tình trạng bất bình đẳng ở Ấn Độ tăng ít hơn rất nhiều so với ở các quốc gia đang phát triển khác Chỉ số Gini - thước đo đánh giá về tình trạng bất bình đẳng về thu nhập trên thang điểm từ 0 đến 100 - của Ấn Độ là 33, so với 41 của Mỹ, 45 của Trung Quốc và 59 của Brazil [10, tr 41] Trong vấn đề bình đẳng giới, xã hội Ấn Độ đang diễn ra những chuyển biến sâu sắc, vị thế của người phụ nữ Ấn Độ ngày càng được nâng cao, khoảng cách bất bình đẳng giới vốn tồn tại hàng ngàn năm tại đất nước này đã đang được xóa dần
Về việc làm, năm 2006, Ấn Độ có 270 triệu người trong độ tuổi lao động Các nhà nhân khẩu học dự đoán rằng, vào năm 2030, Ấn Độ sẽ có lực lượng lao động lớn nhất thế giới với 986 triệu người [34, tr 220]
Những thành tựu chính trị, xã hội trong hơn hai thập kỷ qua của Ấn Độ là cơ sở của những bước tiến dài về phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội Cuộc cải cách tuy diễn ra muộn
Trang 36và quá trình thực hiện cải cách diễn ra chậm nhưng nó thực sự là phương thuốc đúng đắn cho một đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nguy kịch như Ấn Độ vào năm 1991 Ấn
Độ ngày nay tự hào đứng trong hàng ngũ các quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Ấn Độ cũng được xem là cường quốc mới nổi của thế giới Tuy nhiên Ấn Độ vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cải cách toàn diện nền kinh tế xã hội và giải quyết những vấn đề còn tồn tại dai dẳng ở đất nước này, như tỷ lệ tử vong trẻ em cao, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, tình trạng phân biệt và đối xử theo đẳng cấp và bất hoà tôn giáo…
1.2.3 Quân s ự
Ấn Độ đã chuyển từ nước không có vũ khí hạt nhân trở thành nước sở hữu vũ khí hạt nhân sau vụ thử thành công năm 1998 Cuộc thử nghiệm và những trừng phạt mà Ấn Độ đã phải gánh chịu từ các nước công nghiệp trên thế giới đã ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế
Ấn Độ Những vấn đề này đã đóng băng tạm thời mối quan hệ chính trị giữa nước này với phần còn lại của thế giới Tuy nhiên, theo người Ấn Độ, Học thuyết hạt nhân của họ dựa trên cơ sở “không phải là lựa chọn sử dụng số một”, và sử dụng vũ khí hạt nhân của mình như là một công cụ răn đe, phòng ngừa Mục đích của việc này là duy trì một “sự phòng ngừa tối thiểu”
Cùng thời gian đó, thời điểm kể từ năm 1998 là thời điểm của những đầu tư lớn trong ngành quân sự Ấn Độ Ngân sách quốc phòng tăng từ 13 lên 25% mỗi năm, và quân đội nước này đã lên kế hoạch về việc trang bị lớn những công nghệ và thiết bị tối tân Việc này nhằm không chỉ đối phó với những vấn đề trước mắt từ căng thẳng ở khu vực lãnh thổ
do Pakistan kiểm soát, mà nhằm hiện đại hoá trên diện rộng, bao gồm tăng cường khả năng của các dự án sức mạnh
Sự tăng cường khả năng quân sự của Ấn Độ là một nhân tố quan trọng trong việc định dạng chính sách đối ngoại với việc nhấn mạnh nhiều hơn các lợi ích kinh tế của nước này, đồng thời, mong muốn Ấn Độ trở lại có một vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực châu Á và trên toàn thế giới
Trong 5 năm qua, Ấn Độ đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới Một thỏa thuận trị giá không dưới 12 tỷ USD để mua 126 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp đang dần hoàn tất Ấn Độ có quân nhân tại ngũ nhiều hơn bất kỳ nước châu Á nào khác ngoại trừ Trung Quốc, và ngân sách quốc phòng của nước này đã tăng lên 46,8 tỷ USD Hiện nay, nước này là nước chi tiêu quân sự lớn thứ 7 thế giới IHS Jane’s, một cơ quan tư
Trang 37vấn, cho rằng vào năm 2020 nước này sẽ vượt qua Nhật Bản, Pháp và Anh để vươn lên vị trí thứ 4 Ấn Độ có một kho dự trữ hạt nhân chứa không dưới 80 đầu đạn có thể dễ dàng bổ sung, và các tên lửa đạn đạo có thể mang theo đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ điểm nào ở Pakistan Nước này gần đây đã thử nghiệm một tên lửa với tầm bắn 5.000 km, sẽ vươn tới phần lớn Trung Quốc [132]
1.3 Những dự báo phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ
Các nhà nghiên cứu quốc tế đều thống nhất chung quan điểm thế kỷ 21 sẽ là “thế kỷ của châu Á” Với vị trí là người khổng lồ trong khu vực và với những tiềm lực sẵn có về địa
lý, tài nguyên, con người và các sức mạnh tổng hợp khác, có thể nói, trong tương lai sắp tới, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục duy trì và khẳng định vai trò then chốt trong khu vực và trên trường quốc tế
1.3.1 Kinh t ế
Hiện nay, dưới sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể nói rằng khó có thể đưa
ra một dự báo về sự phát triển của bất cứ một quốc gia nào Trong vòng xoáy chung của cuộc đại suy thoái, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều gặp phải khó khăn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế
Theo số liệu của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, từ năm 2008 đến năm 2012, tăng trưởng GDP lần lượt là 9,6%; 9,2%; 10,3%, 9,3% và 7,8%, đặc biệt là từ đầu năm 2011 đến quý II - 2013, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã liên tục giảm trong 10 quý liền, trong đó 5 quý liên tục có mức tăng trưởng GDP nằm trong khoảng 7,4 - 7,9% Dự báo của Ngân hàng thế giới cũng nhấn mạnh, kinh tế Trung Quốc hiện nay và sắp tới đang đối mặt với rất nhiều rủi ro Tuy nhiên, trái ngược với những quan ngại của quốc tế, người Trung Quốc vẫn khá lạc quan và tin tưởng vào nền kinh tế của đất nước mình Ông Li Jian – Học viện Thương mại Quốc tế và Hợp tác Kinh tế Trung Quốc cho biết trong vài thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ vẫn là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu nhưng sẽ không tập trung vào chế biến nguyên liệu thô nhập khẩu cũng như phụ kiện để tái xuất khẩu nữa: “Trung Quốc đã nhận ra rằng không thể phụ thuộc một cách mù quáng vào đầu tư và xuất khẩu để làm động lực cho tăng trưởng kinh tế Do đó, nhu cầu của Trung Quốc sẽ trở nên cân bằng hơn” [115] Cùng với đó, các chuyên gia vẫn đánh giá nền kinh tế Trung Quốc là một trong những nền kinh tế mạnh của khu vực và thế giới
Trang 38Về phía Ấn Độ, sau những năm khó khăn do khủng hoảng, kinh tế Ấn Độ đang được cải thiện đáng kể Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước đã có sự phục hồi trong quý 3/2013 Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh và đồng rupee yếu là những yếu tố thúc đẩy đà phục hồi kinh tế Ấn Độ Theo EIU -Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro thuộc Tập đoàn Nhà kinh tế (Anh), GDP của Ấn Độ dự kiến tăng 6% năm 2014 Theo báo cáo “Triển vọng kinh
tế toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 6% trong tài khóa 2014 - 2015 và 7,1% trong năm 2015 - 2016, nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi và đầu tư trong nước tăng
1.3.2 Chính tr ị - Xã hội
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực chính trị và xã hội, có thể dự báo trong tương lai, Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục thực hiện “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” và tiếp tục thực hiện chiến lược ngoại giao mềm nhằm nâng cao vai trò của Trung Quốc ở các khu vực trọng yếu trên thế giới Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện đang có nhiều bất cập cần sự điều chỉnh Theo các nhà phân tích quốc
tế, hiện nay, có một tư duy ngoại giao mới đang dần hình thành và được Chính phủ mới của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đuổi đó là thay đổi tư tưởng trước kia là “không
có bạn thù trong chính sách ngoại giao thời đại toàn cầu hóa”, mà bắt đầu phân biệt đối xử bạn - thù Một vài dự báo khẳng định, trong tương lai Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao hòa nhã hơn – ít nhất là bề ngoài để trở thành cường quốc chi phối khu vực Về tình hình trong nước của Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc đã, đang và sẽ thực hiện nhiều cải cách trên các lĩnh vực nhưng tình hình mất ổn định chính trị - xã hội được nhận định là
sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc trong những năm sắp tới, trong đó các phong trào ly khai và những người thất vọng với cải cách được xem là hai nguy cơ lớn mà Chính phủ Trung Quốc phải đối mặt Sự căng thẳng và rạn nứt bên trong xã hội cũng là vấn đề đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp điều chỉnh kịp thời
Trong tương lai sắp tới, Ấn Độ cũng gặp phải những vấn đề Trung Quốc đang và sẽ phải đối mặt đó là sự bất ổn định xã hội, trong quá trình phát triển, Ấn Độ cũng sẽ phải chịu những mặt trái của nó, những tác động kìm hãm sự phát triển, đó là khủng hoảng kinh tế thế giới, các vấn đề căng thẳng xã hội trong nước, thiên tai, dịch bệnh, các cuộc xung đột đẫm máu mới và kéo dài giữa đạo Hồi và đạo Hindu hoặc thay đổi Chính phủ, thể chế lãnh đạo… Đây là những vấn đề không dễ dàng giải quyết đối với Chính phủ Ấn Độ Một tín hiệu khá khả quan cho xã hội Ấn Độ là theo dự đoán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),
Trang 39đến năm 2030, dân số Ấn Độ sẽ vượt dân số Trung Quốc và trở thành một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất hành tinh Hiện nay, một nửa dân số Ấn Độ dưới 25 tuổi, lượng người trong độ tuổi lao động sẽ tăng 30% từ nay đến năm 2020 Sự gia tăng dân số tại Ấn Độ không gây ra đói nghèo, các thảm họa về kinh tế hay xã hội Ngược lại, sự năng động dân số tại Ấn Độ nếu biết tận dụng sẽ tạo ra một lợi thế tuyệt vời cho đất nước Về quan hệ đối ngoại, có thể nói, trong tương lai sắp tới Ấn Độ tiếp tục trung thành đường lối đối ngoại ôn hòa, mềm mỏng, quan hệ tốt với các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và các cường quốc lớn trên thế giới Chính sách này nhìn chung đã phát huy được tác dụng Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quốc tế, chính sách đối ngoại của Ấn Độ còn nhiều yếu kém, Ấn Độ cần nhận thức sâu sắc hơn sự trỗi dậy và vai trò của mình trên trường quốc tế để đề ra những mục tiêu đối ngoài dài hạn
1.3.3 Quân s ự
Trung Quốc hiện đang đứng đầu trong cuộc chạy đua quân sự ở khu vực châu Á Nguyên nhân của vấn đề này là do Trung Quốc hiện đang có tranh chấp về lãnh hải, lãnh thổ với nhiều quốc gia láng giềng và nhiều nước lớn trong khu vực và trên thế giới Theo dự đoán của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), với mức độ chi tiêu quân sự tăng dần như hiện nay, năm 2030 Trung Quốc sẽ đuổi kịp chi tiêu quốc phòng của
Mỹ vào những năm 2030 Tuy nhiên, năng lực, sức mạnh và khả năng triển khai lực lượng thì còn cần nhiều năm để theo kịp Mỹ Ngoài ra, các nước phương Tây vẫn duy trì năng lực mạnh với những lực lượng nhỏ hơn, khiến mốc thời gian này có thể còn xa hơn nữa
“Nhưng ngay cả nếu bắt kịp chi tiêu vào cuối những năm 2030, thì Trung Quốc cũng phải mất 20 - 30 năm nữa mới đạt được thế cân bằng về quân sự”, Giri Rajendran, trợ lý nghiên cứu về quốc phòng và kinh tế IISS nói [177]
Quân đội Ấn Độ hiện được đánh giá là một trong những đội quân lớn mạnh trên thế giới Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều để phát triển các lực lượng trong quân đội nên nước này sở hữu lực lượng lục quân, hải quân, không quân hùng hậu, đồng thời sức mạnh hạt nhân cũng phát triển đồng bộ tương ứng Xét về sức mạnh quân sự trong khu vực châu Á, quân đội Ấn
Độ xếp ở vị trí thứ 2, ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này lên đến 46,8 tỷ USD Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2020, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ sẽ bắt kịp với tốc độ tăng ngân sách cho hoạt động quân sự của Anh, Pháp và Nhật Bản Ấn Độ có tham vọng đưa lực lượng hải quân của họ trở thành hải quân “nước xanh” (lực lượng hải quân có khả năng tác chiến cách cảng nhà hàng ngàn kilomet) hàng đầu châu Á Và để thực hiện
Trang 40tham vọng đó, quân đội Ấn Độ có rất nhiều dự án đóng tàu khác nhau ở cả trong nước lẫn đặt hàng nước ngoài để nhanh chóng tăng cường chất lượng, số lượng hạm đội tàu chiến của mình Không quân Ấn Độ cũng được đầu tư đáng kể, không quân Ấn Độ được các chuyên gia quân sự trên thế giới xếp hạng thứ 4 về quy mô lực lượng và đứng thứ 5 về năng lực tác chiến Đến giai đoạn 2020 - 2025, không quân Ấn Độ sẽ có một biên đội máy bay chiến đấu hùng hậu, bao gồm đầy đủ các loại từ hạng nhẹ, hạng trung cho đến hạng nặng, từ máy bay thế hệ thứ 3 cho đến thứ 5, được xây dựng theo một mô hình hoàn hảo, kết cấu hợp lý, có
lực lượng máy bay hiện đại, tinh nhuệ, năng lực tác chiến rất mạnh Đến thời điểm đó, Ấn
Độ có khả năng vượt qua Trung Quốc để lọt vào top 3 cường quốc không quân hàng đầu thế giới
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với những diễn biến của tình hình thế giới và nhu cầu của mỗi nước, Trung Quốc và Ấn Độ đều đã tiến hành cải cách trên hầu hết các lĩnh vực Với đường lối cải cách đúng đắn, hai nước đã thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị - xã hội và quân sự Từ những nền kinh tế kém phát triển, Trung Quốc và
Ấn Độ đã vươn lên thành những quốc gia phát triển nhất khu vực và có tiếng nói trong nền kinh tế quốc tế Song song với cải cách toàn diện nền kinh tế, những vấn đề chính trị - xã hội cũng được hai nhà nước quan tâm Vẫn kiên định theo con đường chính trị đã chọn nhưng với những cải cách phù hợp với tình hình mới, Trung Quốc và Ấn Độ đã phần nào ổn định được tình hình chính trị trong nước cũng như vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực bằng những chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa Về xã hội, những cải cách kịp thời
về y tế, văn hóa, giáo dục và an sinh xã hội đã góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm cho người dân yên tâm làm việc, tin tưởng vào công cuộc cải cách, tạo đà để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hơn nữa Cùng với kinh tế, chính trị - xã hội, việc gia tăng sức mạnh quân sự cũng là yêu cầu thiết yếu trong việc tăng cường sức mạnh quốc gia Nhận thức được điều đó, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không ngừng đầu tư vào lĩnh vực quân sự Kết quả, hai nước đã có những đội quân hùng mạnh với những vũ khí tối tân nhất, vừa có thể bảo đảm an ninh quốc gia, vừa tạo được sự ảnh hưởng đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
Với những thành tựu đạt được từ đường lối cải cách đúng đắn cộng với những ưu thế địa chính trị sẵn có, Trung Quốc và Ấn Độ trở thành hai người khổng lồ trong khu vực về kinh tế, chính trị và quân sự Không chỉ đạt được những thành công trong hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ còn được giới nghiên cứu đánh giá sẽ là hai cường quốc đóng vai trò then