1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN

24 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 61,1 KB
File đính kèm Đề cương thi môn CN Mác - Lênin.rar (58 KB)

Nội dung

Thực tiễn có 3 đặc trưng cơ bản sau: Thực tiễn không phải là tất cả các hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất cảm tính. Các hoạt động mà con người phải dùng công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm thay đổi chúng. Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử xã hội. Là hoạt động của con người diễn ra trong thời gian, không gian cụ thể với sự tham gia của đông đảo người và trải qua những giai đoạn lịch sử cụ thể. Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

Câu 1 Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận Liên hệ việc vận dụng quan điểm thực tiễn trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở hoặc cơ quan, đơn vị? (đ/c Huệ Phòng GD&ĐT).

* Khái niệm thực tiễn: Là hoạt động vật chất - cảm tính mang tính lịch sử, có mục

đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội

Thực tiễn có 3 đặc trưng cơ bản sau:

- Thực tiễn không phải là tất cả các hoạt động của con người mà chỉ là những hoạtđộng vật chất - cảm tính Các hoạt động mà con người phải dùng công cụ vật chất, lựclượng vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm thay đổi chúng

- Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội Là hoạt động của con ngườidiễn ra trong thời gian, không gian cụ thể với sự tham gia của đông đảo người và trải quanhững giai đoạn lịch sử cụ thể

- Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội

Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản sau:

- Sản xuất vật chất: Là các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu củacon người

- Hoạt động chính trị - xã hội: Mittinh, biểu tình, đấu tranh giải phóng dân tộc

- Hoạt động thực nghiệm khoa học

* Khái niệm lý luận: Là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực

tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật hiệntượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật và phạm trù

03 đặc trưng của lý luận:

- Lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính logic chặt chẽ

- Cơ sở của lý luận là tri thức kinh nghiệm thực tiễn

- Lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất sự vật hiện tượng

* Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:

- Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức lý luận Bằng hoạt động thực tiễn, conngười tác động vào sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật Trên cơ sở đo con người

có hiểu biết về chúng

- Thực tiễn là đơn đặt hàng đòi hỏi lý luận phải giải quyết

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận

- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức lý luận Tuy nhiên cầnhiểu rõ, thực tiễn vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối, đúng ở thời điểm nàynhưng không có nghĩa sẽ đúng ở thời điểm khác

Trang 2

Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:

- Lý luận có vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn

- Góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo thànhphong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng

- Đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn

* Ý nghĩa phương pháp luận trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Phải có quan điểm thực tiễn trong hoạt động nhận thức và hạt động động thực tiễn.Quan điểm thực tiễn yêu cầu:

- Nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, xuất phát từ thựctiễn của địa phương, ngành, đất nước

- Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành

- Phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung hoàn thiện lý luận cũng nhưchủ trương, đường lối, chính sách Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng saicủa lý luận

* Liên hệ: Việc vận dụng quan điểm thực tiễn trong tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ chính trị tại địa phương, cơ sở hoặc cơ quan, đơn vị?

Liên hệ: Việc vận dụng quan điểm thực tiễn trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở hoặc cơ quan, đơn vị?

- Nêu tầm quan trọng của việc vận dụng quan điểm thực tiễn để dẫn dắt vào bài:

- Giới thiệu về bản thân và đơn vị công tác: Là một chuyên viên của một PhòngGiáo dục và Đào tạo của huyện, bản thân tôi nhận thấy việc vận dụng quan điểm thựctiễn trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ quan Phòng GD&ĐT là vô cùngquan trọng ………

Phòng GD&ĐT nơi tôi công tác có 14 cán bộ, công chức, viên chức chịu tráchnhiệm……….,Ban chi ủy, Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT đã vận dụng tốt 3 yêu cầu của quanđiểm này trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, cụ thể:

- Liên hệ yêu cầu 1: Xây dựng chương trình, kế hoạch ngoài căn cứ lý luận cầnphải căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị ………

- Liên hệ yêu cầu 2:

- Liên hệ yêu cầu 3: Tổ chức sơ kết, tổng kết……… Chính vì vận dụng thực hiện 03 yêu cầu của quan điểm thực tiễn trong chỉ đạo,phong trào giáo dục của huyện tôi đã có những thành tích đáng kể: ………

………

Trang 3

Bên cạnh những điểm đã thực hiện tốt như đã nêu ở trên, giáo dục huyện tôi cònmột số tồn tại trong việc vận dụng quan điểm này, cụ thể như sau:

………

Là 1 chuyên viên của Phòng GD&ĐT, đứng trước những hạn chế giáo dục huyệnnhà đang mắc phải, bản thân tôi nhận thức rõ mình cần ………

………

Kết Luận: Khẳng định lại tầm quan trọng của việc vận dụng tốt quan điểm thực tiễn

Câu 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

Nền kinh tế nước ta đi từ một điểm xuất phát thấp,chúng ta phái làm gì để tránhnguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đăt cho mỗichúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên để phát triển kinh tế, nhưvậy chúng ta cần có tri thức vì tri thức là khoa học Tuy nhiên chỉ chú trọng vào tri thức

mà bỏ quên công tác văn hóa tư tưởng thì sẽ không phát huy được sức mạnh của truyềnthống dân tộc Nước ta đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển mộtnền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập vì thế cho nên chúng ta có cơ hội được tìm hiểucác nền văn hóa của các nước, nên tìm hiểu các hình thái tồn tại xã hội ý thức xã hội ,tồn

tại xã hội,mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, là rất cần thiết

Cùng với việc xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh thì trongthời buổi hiện nay, sự hòa nhập kinh tế với thế giới cũng là một vấn đề rất cấp bách Vậyphải làm thế nào để nước ta không bị tụt hậu?? “Hòa nhập mà không hòa tan” Trước vấn

đề cấp thiết trong việc đổi mới nền kinh tế cũng đồng thời nảy sinh ra nhiều vấn đề mangtính thời đại Để giải quyết được những vấn đề đó chúng ta phải có ý chí – ý thức xã hộicủa dân t ộc Chúng ta phải đổi mới tư duy ngay trong nhận thức của mỗi người dân, việcnâng cao nhận thức sẽ đồng nghĩa với việc thay đổi xã hội Chính vì vậy, để tìm hiểu mốiquan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội cũng như vận dụng nó một cách linh hoạtsáng tạo sẽ đem lại thành công cho công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới xã hội

KN tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a) Tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạtvật chất, quan hệ vật chất của xã hội Các yếu tố tạo thành tồn tại xã hội là phương thứcsản xuất vật chất ,điều kiện tự nhiên-hoàn cảnh địa lý ,dân số và mật độ dân số… trong

đó sản xuất vât chất là yếu tố cơ bản nhất

b) Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những

quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm,tâm trạng, .của những cộng đồng xã hội

Trang 4

nảy sinh từ tồn tại xã hội của họ và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạnlịch sử cụ thể nhất định.

- Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của đờisống xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai

đoạn phát triển nhất định

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội vàphụ thuộc vào tồn tại xã hội Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất xã hộithay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm chính trị pháp quyền, đạođức sớm muộn cũng sẽ biến đổi theo Vì thế, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau cónhững lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau Sự thay đổi của ý thức xã hội cóthể là sự phản ánh đúng, hoặc không đúng đối với tồn tại xã hội; nhưng xét cho cùng vềlâu dài, ý thức xã hội có khả năng phản ánh đúng, dầy đủ và chính xác đối với quá trìnhthay đổi của tồn tại xã hội Theo triết học Mác – Lênin, ý thức xã hội là sự phản ánh xãhội, do tồn tai xã hội quyết định C Mác đã chỉ rõ: “ Phương thức sản xuất đời sốngvật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.Không phải ý thức của của con người quyết định tồn tại của họ, trái lại, tồn tại xã hộicủa hội quyết định ý thức của họ.”

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, không chỉ dừng lại ở việc xác định nguồngốc, sự phụ thuộc của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội mà còn chỉ ra rằng không phảibất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng vàtrực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà xét cho cùng những quan hệ kinh tế đượcphản ánh bằng cách này hay cách khác trong những tư tưởng, quan niệm ấy Bởi vì,không chỉ có ý thức chính trị phản ánh trực tiếp quan hệ kinh tế của quan hệ giai cấp, mà

nó còn được phản ánh ở các hình thái ý thức khác; mặt khác trong các hình thái ý thức xãhội còn bao hàm sự tác động qua lại và bao hàm cả sự kế thừa với quá khứ

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là do tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội

Ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động Thôngqua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xãhội Hơn nữa, trong quá trình phát triển của mình, mặc dù chịu sự quy định của cácquy luật của tồn tại xã hội, nhưng ý thức xã hội có những quy luật riêng của mình.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội còn thể hiện ở chức năng đặc thù của ý thức

xã hội như một nhân tố sáng tạo tích cực của con người ra đời sống xã hội của chínhmình Như vậy, triết học Mác –Lênin thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã

Trang 5

hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội Tính độc lập tương đối của ý thức xã hộibiểu hiện ở những điểm sau:

a) Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:

Ý thức xã hội là cái phản ánh của tồn tại xã hội, còn tồn tại xã hội là cái được phảnánh bởi ý thức xã hội Do vậy, ý thức xã hội với tư cách là cái phản ánh bao giờ cũngbiến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội- cái được phản ánh Điều này thể hiện rất rõ, khi

ý thức xã hội không phản ánh kịp sự biến đổi, phát triển của tồn tại xã hội Ngay cả cấp

độ lý luận thì ý thức xã hội cũng không bao giờ phản ánh kịp sự biến đổi của tồn tại xãhội, nhất là trong những thời điểm có tính chất bước ngoặt của đời sống xã hội

- Sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội có nhiều nguyên nhân khácnhau, cụ thể là:

+ Thứ nhất, do sức ỳ của tâm lý xã hội, nhất là thói quen, phong tục, tập quán,truyền thống Khi tâm lý xã hội đã trở thành thói que, tập quán,…thì nó bám rễ tương đốibền vững ở mỗi người, mỗi nhóm cộng đồng, tầng lớp xã hội

+ Thứ hai, trong ý thức xã hội có những yếu tố bảo thủ, chẳng hạn như ý thức tôngiáo phản ánh không đúng và không kịp sự vận động, biến đổi của tồn tại xã hội

+ Thứ ba, trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của nhữngnhóm lợi ích xã hội, tập đoàn xã hội, giai cấp xã hội khác nhau Vì vậy những quan điểm,

tư tưởng, tâm lý cũ thường được các lực lượng xã hội, các nhóm xã hội, giai cấp xã hộibảo thủ, phản tiến bộ lưu truyền và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến

bộ Chính vì vậy, những tư tưởng, quan điểm, tâm lý cũ không tự động mất đi khi tồn tại

xã hội cũ mà trên đó chúng nảy sinh, tồn tại, phản ánh mất đi, mà phải thông qua cuộcđấu tranh cải tạo triệt để toàn bộ xã hội cũ, tồn tại xã hội cũ và xây dựng xã hội mới, tồntại xã hội mới của các lực lượng xã hội tiến bộ

b) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:

- Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội thì nó

có thể phản ánh vượt trước tồn tại xã hội

Trong những điều kiện nhất định, hoàn cảnh nhất định, ý thức của con người nếuphản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tại xã hội, thì nó có thể tư tưởng củacon người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể dự báo tương lai, góp phầnchỉ đạo tổ chức hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất Khi nói ý thức xã hội có thể “vượt trước” tồn tại xã hội không có nghĩa là trong trường hợp này, ý thức xã hội không bị

Trang 6

quy định bởi tồn tại xã hội Tính vượt trước ở đây là vượt trước sự phản ánh chứ khôngphải vượt trước của bản thân ý thức xã hội Nghĩa là, sự phản ánh của ý thức xã hội đốivới tồn tại xã hội là sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn vì nó chỉ ra được khuynhhướng vận động khách quan của tồn tại xã hội.

- Phản ánh vượt trước có cơ sở và phản ánh vượt trước không có cơ sở của ý thức

xã hội

- Sự phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội được coi là sự sáng tạo khi

nó phản ánh đúng được những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của tồntại xa hội Nghĩa là ý thức xã hội phản ánh đúng được quy luật khách quan của sự vậnđộng, phát triển của tồn tại xã hội Khi ấy, sự phản ánh vượt trước của ý thức xã hội đốivới tồn tại xã hội sẽ có cơ sở

- Nếu ý thức xã hội phản ánh không đúng quy luật khách quan của sự vận động,phát triển của tồn tại xã hội, hơn nữa, nói lại bị chi phối bởi mong muốn chủ quan, duy ýchí thì khi ấy sự phản ánh vượt trước của ý thức xã hội sẽ là sự vượt trước không có cơ

sở, dễ rơi vào vượt trước ảo tưởng

c) Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình:

- Do có sự kế thừa trong sự phát triển củ nó mà không thể giải thích ý thức xã hộiđơn thuần từ tồn tại xã hội Lịch sử phát triểnđời sống tinh thần của xã hội loài người chothấy ý thứ xã hội của mỗi thời đại không chỉ phản ánh tồn tại xã hội của thời đại đó màcòn có cơ sở lý luận của nó Nói cách khác đi, ý thức xã hội của mỗi thời đại không xuấthiện trên mảnh đất trống không mà được xuất hiện trên mảnh đất trống không mà đượcxuất hiện trên cơ sở kế thừa những yếu tố của ý thức xã hội thời đại trước Do ý thức xãhội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình nên không thể giải thích được một quanđiểm, tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa đơn thuần vào tồn tại xã hội của thời đại đó

- Trong xã hội có giai cấp, sự kế thừa của ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp.Bởi lẽ, sự kế thừa của ý thức xã hội được thực hiện bởi chủ thể mang ý thức xã hội Cũng

vì vậy, những giai cấp khác nhau sẽ kế thừa những nội dung khác nhau của ý thức xã hộithời đại trước Các giai cấp tiến bộ thường tiếp thu những di sản tư tưởng tiến bộ của thờiđại trước Các giai cấp bảo thủ phản tiến bộ thường tiếp thu , khôi phục những tư tưởnglạc hậu, bảo thủ, phản tiến bộ của những thời đại trước

d) Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng:

Trang 7

- Các hình thái ý thức xã hội tác động lẫn nhau Sự tác động qua lại lẫn nhau giữacác hình thái ý thức xã hội vừa là biểu hiện của tính tương đối của ý thức xã hội vừa làquy luật phát triển của ý thức xã hội Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hộitheo những phương thức riêng của mình.

- Do điều kiện lịch sử cụ thể mà trong mỗi giai đoạn lịch sử một hình thái ý thức xãhội nào đó nổi trội và đóng vai trò chi phối các hình thái ý thức xã hội khác Lịch sử pháttriển của ý thức xã hội đã chứng tỏ, ở mỗi giai đoạn lịc sử cụ thể, tùy thuộc vào hoàncảnh lịch sử, mà mỗi hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu và đống vai trò chi phốicác hình thái ý thức xã hội khác.Trong xã hội có giai cấp, chính trị có vai trò quan trọng đốivới các hình thái ý thức xã hội khác.Ý thức chính trị tiến bộ của giai cấp tiến bộ sẽ tác độngtích cực, tiến bộ tới nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền Ý thưc chính trị lỗi thời của giai cấp lỗithời, lạc hậu, bảo thủ sẽ tác động tiêu cực tới nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền

e) Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: Các hình thái ý

thức xã hội không chỉ tác động lẫn nhau mà còn tác động trở lại tồn tại xã hội Sự tácđộng của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội theo hai khuynh hướng cơ bản là tích cực vàtiêu cực

- Tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tai xã hộithông qua hoạt động thực tiễn của con người nó có thể tác động tích cực tới tồn tại xã hội.Biểu hiện của sự tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nó thúc đẩyphương thức sản xuất phát triển; góp phần cải biến điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lýtheo hướng có lợi cho con người và sản xuất vật chất; điều chỉnh dân số và mật độ dân cưphù hợp với điều kiện kinh tế- địa lý,… trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển theohướng tiến bộ

- Tác động tiêu cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

Nếu ý thức xã hội lạc hậu, phản ánh không đúng quy luật vận động, phát triển củatồn tại xã hội; hoặc ý thức xã hội phản tiến bộ, nhất là ý thức chính trị; hoặc ý thức xã hộiphản ánh vượt trước tồn tại xã hội nhưng vượt trước ảo tưởng, duy ý chí,…thì sẽ tác độngtiêu cực tới tồn tại xã hội Biểu hiện của sự tác động tiêu cực của ý thức xã hội đối vớitồn tại xã hội là nó cản trở không cho tồn tại xã hội phát triển Cụ thể là ý thức xã hộithông qua hoạt động thực tiễn của con người cản trở sản xuất vật chất phát triển; hủy hoạimôi trường sống tự nhiên; làm mất cân bằng về dân số và mật độ dân cư,…Như vậy làkìm hãm sự phát triển của xã hội theo hướng tiến bộ

Trang 8

- Mức độ, tính chất và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tốn tại xã hộiphụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tính tiến bộ, cách mạng hay lạc hậu, phản động của chủthể mang ý thức xã hội tức địa vị lịch sử giai cấp- chủ thể mang ý nghĩa xã hội, tính khoahọc hay không của ý thức xã hội; mức độ thâm nhập của ý thức xã hội vào quảng đạiquần chúng nhân dân; năng lực triển khai, thực hiện hóa ý thức xã hội vào hoạt động thựctiễn của chủ thể lãnh đạo, quản lý.

Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

- Một là, ý thức xã hội mới không hình thành một cách tự phát mà hình thành một

cách tự giác, lâu dài, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với sự tham gia tích cực củaquảng đại quần chúng nhân dân

Ý thức xã hội mới không phải được hình thành một cách tự nhiên mà chủ yếu làkết quả tự giác của công tác giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia và rènluyện tích cực của quảng đại quần chúng nhân dân Quá trình hình thành ý thức xã hộimới không thể thiếu sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân Nhữngđiều kiện khách quan cho sự hình thành ý thức xã hội mới chỉ có vai trò tác động, hậuthuẫn tạo điều kiện Hơn nữa vai trò tác động, hậu thuẫn, tạo điều kiện này của nhữngđiều kiện khách quan cũng chỉ được phát huy khi thông qua chủ thể, thông qua nhân tốchủ quan Do vậy, chính quá trình tự giác, rèn luyện, bồi dưỡng của mỗi cá nhân cũngnhư của cả cộng đồng xã hội mới là nhân tố đóng vai trò quyết định trong sự hình thành ýthức xã hội mới Để quá trình hình thành ý thức xã hội mới diễn ra tự giác, đúng hướng,đạt hiệu quả thì cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản- đội tiên phong cách mạng củagiai cấp công nhân và của cả dân tộc Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo đókhi biết nâng cao tầm trí tuệ, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và gắn bó máu thịtvới nhân dân

- Hai là, ý thức xã hội mới là kết quả của sự kế thừa toàn bộ những tinh hoa trong

lịch sử tư tưởng dân tộc và nhân loại, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng vớinhững ý thức lạc hậu, phản tiến bộ

Quá trình hình thành ý thức xã hội mới cũng là quá trình tiếp thu những tinh hoatrong lịch sử tư tưởng của dân tộc và nhân loại Ý thức xã hội mới không phải là “ biệtphái”, xuất hiện từ hư vô mà có cơ sở lý luận của nó là toàn bộ những giá trị trong lịch sử

tư tưởng của dân tộc và nhân loại Về bản chất, ý thức xã hội mới không loại trừ mà cònbao hàm trong đó nó những giá trị tinh thần của nhân loại và dân tộc Hơn nữa, những giátrị tinh thần của dân tộc và nhân loại này còn được ý thức xã hội mới nâng lên tầm caomới Quá trình hình thành ý thức xã hội cũng đồng thời là quá trình đấu tranh khôngkhoan nhượng với những ý thức lạc hậu, phản tiến Đó là quá trình đấu tranh khắc phụcnhững tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu; chống lại mọi biểu hiện của chủnghĩa cá nhân, tư tưởng phản động; làm thất bại cuộc tiến công về tư tưởng của lực lượng

Trang 9

phản cách mạng Đồng thời, đây cũng là cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủnghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách,pháp luật của Nhà nước Đây là quá trình đầy khó khăn, gian khổ, lâu dài, đòi hỏi sự

nỗ lực, cố gắng của mỗi cán bộ, đảng viên, của toàn Đẩng và toàn dân

- Ba là, hình thành ý thức xã hội mới phải gắn liền với phát triển kinh tế, củng cố

quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Quan niệm duy vật lịch sử về ý thức xã hội chỉ rõ rằng, muốn hình thành được ýthức xã hội mới,về lâu dài, cơ bản phải hình thành được tồn tại xã hội chủ nghĩa Muốnvậy, phải phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phải không ngừng củng cốquan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Hiện nay, đất nước ta đang phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, giao lưu,hội nhập kinh tế quốc tế chúng tacàng cần phải chú ý giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế Bởilẽ,kinh tế thị trường không chỉ có tác động tích cực mà còn là môi trường thuận lợi chonhững hiện tương tiêu cực về tinh thần, tư tưởng, đạo đức nảy sinh Đây là những nhân tốphá hoại, cản trở việc hình thành, củng cố ý thức xã hội chủ nghĩa ở nước ta Cùng vớiphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải phát huy đượcquyền làm chủ của nhân dân lao động Có phát huy được quyền làm chủ của nhân dân laođộng, chúng ta mới lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cải tạo những

tư tưởng lạc hậu, đấu tranh có hiệu quả với những tư tưởng sai trái, phản tiến bộ; tự giáchình thành trong bản thân ý thức xã hội mới Có phát huy được quyền làm chủ của nhândân lao động thì mới thu hút được đông dảo họ tham gia quản lý, xây dựng, phát triểnkinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học Đây là điều kiện cơ bản, quan trọng cho việchình thành và phát triển ý thức xã hội mới

Liên hệ: Vấn đề xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay

Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bứcthiết Xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo củaĐảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợpchặt chẽ giữa “xây” và “chống” Xây dựng ý thức xã hội mới, chúng ta cần phải đẩymạnh công mới, văn hoá mới, con người mới; không ngừng hoàn thiện ý thức xã hộitheo hướng khoa học, cách mạng, tiến bộ; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền,giáo dục ý thức xã hội mới

Trong sự phát triển của mỗi cá nhân, ngoài các yếu tố thuận về chủ thể, họ còn

bị chi phối bởi quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống của cộng đồng,tức là bị chi phối bởi ý thức xã hội Vì vậy, khi ý thức xã hội tiến bộ, lành mạnh sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân và ngược lại Bởi thế, muốn xây dựng

xã hội mới, tất yếu phải xây dựng ý thức xã hội mới và việc xây dựng ý thức xã hội mới

trở thành một nhiệm vụ của công cuộc xây dựng xã hội mới

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2011

Trang 10

bổ sung, phát triển), Đảng ta đã xác định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa” mà Đảng, Nhà

nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ,văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;

có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi ápbức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộctrong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; cóNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thếgiới" Có thể nói, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định đó là địnhhướng có tính chiến lược trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay.Cùng với định hướng cơ bản trong việc phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội,Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định lớntrong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới Vấn đề này có thể khái quát lại trên một sốđiều cơ bản sau:

Thứ nhất, xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thứ hai, xây dựng ý thức xã hội mới trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng

và phát triển nền văn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá thực sự trởthành mục tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh thần của xã hội

Thứ ba, xây dựng ý thức xã hội mới gắn với việc tăng cường học tập lý luận,

tuyên truyền, giáo dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành nềntảng và kim chỉ nam cho nhận thức, hành động của toàn Đảng và nhân dân

Thứ tư, xây dựng ý thức xã hội mới cần ý thức sâu sắc sự kết hợp chặt chẽ

giữa “xây dựng ” và “chống”

Ý thức xã hội mới là cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội mới; nó không hìnhthành một cách tự phát trong lòng xã hội cũ; nó cần được chủ động nhận thức, xâydựng, truyền bá thành ý thức chung của con người trong xã hội mới, thành động lựctinh thần của con người trong quá trình xây dựng xã hội mới Vì vậy, cần xây dựng ýthức xã hội mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hộinhập Trước hết, đó là tri thức, tình cảm, quyết tâm kiên định con đường xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Bêncạnh đó, cần trang bị cho con người những tri thức mới của thời đại, tri thức về kinh

tế thị trường, hội nhập quốc tế, đặc biệt là những tri thức về khoa học và côngnghệ Đó là yêu cầu tiên quyết trong quá trình xây dựng xã hội ta hiện nay Đi cùngvới nó là việc bồi dưỡng lý tưởng sống, hoài bão, ước mơ, khát vọng cống hiến, đặcbiệt là đối với thế hệ trẻ Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát huy ý thứclàm chủ trong nhân dân, bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, ý thức về dân tộc và tinh

Trang 11

thần đoàn kết dân tộc; nâng cao ý thức phòng chống tham nhũng, lãng phí, trước hết làtrong đội ngũ cán bộ Đảng viên.

Cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng ý thức xã hội mới, cần chống những biểuhiện cản trở sự nghiệp xây dựng đó

Xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình lâu dài, phức tạp, để có hiệu quả,chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, văn hoá mới,

con người mới Nghiên cứu sự vận động của lịch sử qua các thời kỳ, C.Mác vàPh.Ăngghen đã khái quát: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại củahọ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” Ý thức xã hội mới luôn bịchi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện kinh tế của xã hội mới Vì vậy,xây dựng ý thức xã hội mới phải bắt đầu từ việc xây dựng đời sống vật chất của xãhội mới Những biểu hiện lệch lạc trong đời sống tinh thần ở xã hội ta thời gian qua

có nguyên nhân từ những yếu kém trong công tác tư tưởng, nhưng cũng có nguyênnhân từ những kết quả còn rất hạn chế trong việc xây dựng nền kinh tế mới Bên cạnh

đó, xây dựng ý thức xã hội mới cũng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả xây dựng nềnvăn hoá mới, con người mới, bởi giữa kinh tế, văn hoá và con người luôn có mối liên

hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, chi phối và ảnh hưởng qua lại lẫnnhau

Thứ hai, không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội mới theo hướng khoa học, cách

mạng, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội mới, con người mới

Về mặt lý luận, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,kịp thời làm sáng tỏ những vấn đề lý luận mà cuộc sống đang đặt ra, như vấn đề pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng Đảng cầmquyền trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, vấn đề xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa

Mặt khác, chúng ta cũng cần chú trọng vấn đề kế thừa và đổi mới những giá trịtruyền thống của dân tộc Đó không chỉ là sự gìn giữ, bảo lưu các giá trị truyền thống,

mà còn tiếp thu có chọn lọc các giá trị tinh thần được du nhập từ bên ngoài Quá trìnhnày cần được nhìn nhận một cách cụ thể trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay.Lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc là những giá trị tinh thần truyền thống,song trong điều kiện hiện nay, nó cần được thể hiện ở tinh thần cần cù, sáng tạo, ý chíquyết tâm vượt khó để cải tạo cuộc sống, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèonàn, lạc hậu Tinh thần đoàn kết dân tộc phải được thể hiện thành tinh thần đồngthuận trên cơ sở giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, xoá bỏ mặccảm về thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo vì một nước Việt Nam độc lập, thốngnhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Thứ ba, tăng cường công tác tư tưởng phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục,

phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình tuyên truyền,giáo dục ý thức xã hội mới

Trang 12

Trong công tác tư tưởng, chúng ta cần bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư,nguyện vọng và tìm ra những vướng mắc trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhândân để kịp thời giải đáp Tăng cường vai trò của báo chí, của các phương tiện thông tinđại chúng khác trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,định hướng dư luận theo chiều hướng tích cực, đồng thời phê phán những quan điểm saitrái, luận điệu phản động Trong công tác giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin,cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức để việc tuyên truyền, giáo dụcchủ nghĩa Mác-Lênin hiệu quả hơn.

Thứ tư, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ, khơi dậy tính

chủ động, tự giác của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

Xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình đấu tranh gay go, phức tạp nhằm khắcphục những tư tưởng, tập quán lạc hậu, làm thất bại cuộc tấn công về tư tưởng củacác thế lực phản động, kế thừa những giá trị tích cực trong truyền thống và hình thành

ý thức xã hội mới Đây là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi tính tự giác cao Vì vậy,thông qua chủ trương, chính sách, Đảng cần phải khắc phục những biểu hiện củakhuynh hướng coi nhẹ vai trò của nhân tố tư tưởng, chính trị, đạo đức Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong các cơ quan báo chí, khắcphục những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ,nhất là những biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém Cùngvới sự lãnh đạo của Đảng, cần mở rộng các hình thức dân chủ để nhân dân có thểtham gia vào quá trình xây dựng ý thức xã hội mới một cách chủ động và trực tiếp

Sự nghiệp xây dựng ý thức xã hội mới phải là quá trình tự giác, cần sự đónggóp của tất cả mọi người, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, các chủ thể lãnh đạo,quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng

Ngoài ra , về hệ tư tưởng, đó là việc tập trung khắc phục tình trạng suy thoái về

tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên với các biểu hiện như: daođộng về lý tưởng, mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc; phủ nhận thành quảcách mạng và giá trị truyền thống của dân tộc; thiếu thống nhất với các quan điểm,chủ trương của Đảng, từ đó nói và làm không theo đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước; ý thức mất cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình” củacác thế lực thù địch; không kịp thời và kiên quyết phê phán, đấu tranh với những ýkiến, quan điểm sai trái

Kết luận : Tóm lại mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là mối quan

hệ biện chứng, ý thức xã hội do tồn tại xã hội sinh ra nhưng nó có tính độc lập tươngđối Nếu chỉ thấy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách đơn giản sẽ rơi vàochủ nghĩa duy vật tầm thường Còn nếu tuyệt đối hóa vai trò tồn tại ý thức xã hội màkhông thấy vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thì sẽ rơi vào chủnghĩa duy tâm.Chính vì vậy tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội sẽ giúp ta nhận

Ngày đăng: 04/10/2016, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w