tín dụng trong các khâu:
+ Phối hợp thẩm định tài sản
+ Công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm + Thực hiện hạch toán giải ngân
+ Phối hợp đôn đốc nợ đến hạn
+ Phối hợp kiểm tra tài sản đảm bảo định kỳ và đột xuất + Tất toán khoản vay
+ Hỗ trợ về mặt nghiệp vụ cho các Phòng Ban cùng chức năng tại các Chi nhánh.
- Thực hiện chức năng kiểm soát
+ Kiểm soát hồ sơ tín dụng theo danh mục hồ sơ được ban hành + Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Kiểm soát tính pháp lý, chính xác, chặt chẽ và đầy đủ của hồ sơ trước khi giải ngân.
+ Kiểm soát tính chính xác của các báo cáo của Phòng trước khi chuyển cho Ban Lãnh đạo và các Phòng chức năng.
- Thực hiện chức năng quản lý
+ Quản lý khoản vay: Phối hợp với các cán bộ tín dụng thực hiện theo dõi khoản vay từ lúc phát sinh đến khi thu hồi toàn bộ nợ gốc, lãi để hạn chế rủi ro và đảm bảo lợi ích của SHB.
+ Quản lý hồ sơ tín dụng: Thực hiện quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng bao gồm hồ sơ vay vốn, tài chính, tài sản đảm bảo, giải ngân và các hồ sơ liên nhằm đảm bảo tuân thủ qui định hiện tại của SHB và pháp luật
• Phòng Tái thẩm định
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Hội đồng tín dụng trong việc quản lý toàn bộ công tác tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, các hồ sơ, dự án và cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của các đơn vị trong hệ thống SHB theo đúng quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước và SHB.
• Phòng chính sách và giám sát tín dụng
Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển tín dụng, chính sách tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của SHB trong từng thời kỳ
Giám sát danh mục tín dụng, định kỳ rà soát, đánh giá chất lượng các khoản tín dụng, khách hàng của các Chi nhánh thuộc phạm vi quản lý
Tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụng trong việc tổ chức quản lý các hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống theo đúng quy định của pháp luật NHNN và SHB.
2.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh trong thời gian qua
2.1.4.1 Công tác huy động vốn
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền (%)
Tăng giảm Số tiền
(%) Tăng giảm
Tổng tài sản 11897 14010 17.76 27032 92.95
Vốn điều lệ 2123 2267 6.783 2417 6.617
Nguồn vốn huy động 9774 11743 20.15 24615 109.6
(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009)
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong khu vực khách hàng cá nhân diễn ra khá quyết liệt, thông qua dịch vụ chăm sóc khác hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó thị trường
chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn thuận lợi cho các ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng SHB qua các năm từ 2007 đến 2009 đều tăng cao, do ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch nên nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế đều được huy động triệt để hơn.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
6 tháng đầu Năm 2010 Năm 2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Các khoản nợ
Chính phủ và NHNN 1717 6.5
Tiền gửi và vay TCTD 6969 71.3 2235 19 9943 40.4 4890 18.7 Từ gửi của khách hàng 2805 28.7 9508 81 14672 59.6 19613 74.8
Nguồn vốn huy động 9774 100 11743 100 24615 100 26220 100