Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 1 Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 35 - 36)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘ

2.1Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (viết tắt là SHB) tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Nhơn Ái, hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993. SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993.

Những ngày đầu đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2 – Thị tứ Phong Điền – Huyện Châu Thành – Tỉnh Cần Thơ nay là huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ, với tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ là 8 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học, với địa bàn bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuấ nông nghiệp.

Sau hơn 15 năm hoạt động, đến cuối năm 2006 SHB đã được chuyển đổi thành ngân hàng đô thị cùng mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc. Vốn điều lệ của SHB không ngừng tăng lên từ 500 tỷ năm 2006, 2.000 tỷ năm 2007 và tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày

14/11/2009 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ lên 3.500 tỷ. Tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng SHB tính đến ngày 31/12/2009 là 1.348 người.

Đối tượng khách hàng của ngân hàng đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hoạt động kinh doanh những năm qua của ngân hàng luôn giữ được tỷ lện an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Vì vậy, kết quả kinh doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững.

Ngày 20/01/2006 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ-NHNN chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng TMCP cổ phần nông thôn sang ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB, từ đó đã tạo thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của Ngân hàng đã phát triển ở các thành phố lớn trên cả nước bao gồm Hội sở chính, 90 chi nhánh và các phòng giao dịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 35 - 36)