Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 31 - 35)

Các nhân tố khách quan chủ yếu là các nhân tố thuộc về DNVVN, ngoài ra còn có một số nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh, môi trường chính trị, pháp lý cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với DNVVN của NHTM.

Từ phía doanh nghiệp

- Hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng quản trị doanh nghiệp của các DNVVN: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để đánh giá khả năng sinh lãi, sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp, là căn cứ chứng tỏ khả năng trả nợ của DNVVN, chi phối quyết định cho vay của ngân hàng.

Năng lực tài chính và khả năng quản lý doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động tín dụng, vì năng lực tài chính thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Năng lực tài chính yếu kém thì dẫn đến doanh nghiệp có thể không trả được nợ, dẫn đến gia tăng các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng làm tăng rủi ro đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Sự minh bạch trong hệ thống kế toán tài chính: Sự minh bạch được hiểu là sự công khai và tính chính xác trong hệ thống tài chính. Hệ thống kế

toán của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sự minh bạch trong hệ thống kế toán tài chính chứng tỏ doanh nghiệp là khách hàng có chất lượng cao, tạo sự tin tưởng và an toàn cho ngân hàng khi doanh nghiệp vay vốn.

Hệ thống kế toán được thực hiện đúng theo chuẩn mực kế toán, tuân thủ pháp luật sẽ giúp ngân hàng đánh giá doanh nghiệp chính xác hơn, giúp ngân hàng trong việc sàng lọc khách hàng, làm tăng chất lượng hoạt động tín dụng.

- Tài sản đảm bảo của DNVVN: TSĐB sẽ là nguồn thu của ngân hàng khi khách hàng không thể trả được nợ, giảm bớt khả năng mất vốn của ngân hàng. Do đó, nếu các DNVVN không có những tài sản có giá trị thế chấp thì sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn từ phía ngân hàng. Còn đối với NHTM, TSĐB càng có giá trị, càng dễ thanh lý thì mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng càng được giảm nhẹ.

- Đạo đức của doanh nghiệp đi vay: Nhiều DNVVN sau khi nhận được vốn vay từ ngân hàng đã mạo hiểm sử dụng số vốn đó không vào mục đích như đã cam kết ban đầu, gây ra rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hổi nợ. Điều này trên thực tế là rất nhiều, và khi họ tự ý thay đổi kế hoạch kinh doanh dẫn đến hiệu quả không được như mong đợi, họ không thu hồi được vốn do đó không trả được nợ ngân hàng. Thậm chí, còn có những doanh nghiệp tham nhũng, lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

Từ phía môi trường

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm các quy định của pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động đặc biệt, có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế nên cần có sự giám sát chặt chẽ. Các quy định về hoạt động tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với một môi trường pháp lý thống nhất, ổn định sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng lập kế hoạch phát triển, chủ

động trong kinh doanh. Ngược lại, nếu các quy định, chính sách này thường xuyên thay đổi sẽ gây nên những khó khăn cho các ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

Ngoài ra, đối với các DNVVN nếu môi trường pháp lý thông thoáng ổn định, các văn bản, quy định của pháp luật đồng bộ, kịp thời sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mang lại thu nhập cao hơn qua đó làm tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế ổn định, lành mạnh sẽ tạo cơ hội phát triển cho cả DNVVN và NHTM, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, đạt lợi nhuận cao và nhu cầu mở rộng sản xuất qua đó thúc đẩy hoạt động vay vốn từ phía NHTM từ đó tăng cường chất lượng của hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Môi trường chính trị - xã hội: Mỗi quốc gia có một môi trường chính trị xã hội khác nhau, môi trường này mà ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát triển, các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và làm ăn có hiệu quả. Bất cứ một sự biến động nào về chính trị hay xã hội cũng đều gây ra sự xáo động cho toàn bộ nền kinh tế. Do đó mà sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp ảnh hưởng, làm tác động đến hoạt động của ngân hàng trong đó có cả hoạt động tín dụng.

- Các yếu tố thuộc về tự nhiên: Khi thiên tai xảy ra như lũ lụt, hạn hán, mưa bão … làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là các DNVVN, sản phẩm mang tính mùa vụ và phụ thuộc khá nhiều và thời tiết thì đây cũng là một nguyên nhân làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, dẫn đến hậu quả là không trả được nợ cho ngân hàng khiến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng bị giảm sút.

Tóm lại: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay cũng như chất lượng cho vay của ngân hàng, tùy thuộc vào từng ngân hàng, từng hoàn cảnh mà các nhân tố này tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng đối với DNVVN của NHTM.

Vì vậy, mỗi ngân hàng cần tận dụng những nhân tố thuận lợi cũng như hạn chế những nhân tố bất lợi để nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng lợi nhuận cho ngân hàng mình.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 31 - 35)