1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn lãnh đạo và quản lý - những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi

29 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 490 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiNhìn lại lịch sử nhân loại gần 70 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, ta không khỏi giật mình khi thấy Đức, Nhật, Ý – các nước bại trận trong cuộc chiến thảm khốc đó nay đã trở thành những “con rồng”, những cường quốc kinh tế có vị thế ở top đầu trên bản đồ địa cầu. Với 3.307 tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng hàng thứ 6 trên thế giới và lớn nhất châu Âu. Còn Nhật vươn lên mạnh mẽ xếp vị trí thứ tư với GDP tương ứng là 4.490 tỷ USD (theo số liệu Ngân hàng Thế giới World Bank năm 2013). Hàng hóa Nhật lan tỏa trên toàn cầu và đặc biệt được tín nhiệm về chất lượng với một số thương hiệu uy tín như Canon, Hitachi, Nissan, Yamaha,… Không một quốc gia nào dám coi thường các dân tộc từng thất trận ấy, họ đã lội ngược dòng ngoạn mục trước các dân tộc từng thắng họ. Vì sao vậy? Bởi lẽ: thế giới ngày nay đã không còn là thiên hạ của các nhà quân sự nữa mà là thiên hạ của những nhà quản trị, những nhà kinh doanh. Chiến tranh nay đã thay bằng cạnh tranh, chiến trường đã thay bằng thị trường. Do vậy, ngày nay, tài nguyên thiên nhiên đã không còn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế nữa mà thay vào đó là nguồn nhân lực.Với mong muốn xác định vai trò của những nhà lãnh đạo trong cuộc chiến lớn đó và những kỹ năng, biểu hiện của một nhà quản trị giỏi, tiểu luận đã chọn đề tài “Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi” là chủ đề xuyên suốt. Từ đó chúng ta có thể đào tạo, rèn luyện và kịp thời phát hiện những người có phẩm chất năng lực lãnh đạo để giúp cho tổ chức, công ty, tập đoàn phát triển, xa hơn là sự phát triển lớn mạnh về kinh tế cho đất nước.Hiện nay, dù có nhiều cải thiện trong nhận thức về việc “làm chủ”, lãnh đạo song nó vẫn chưa được đặt ở đúng vị trí. Tâm lý “làm thuê”, “đi theo” vẫn đang hiện hữu trong phần lớn người lao động. Hơn nữa, các câu hỏi xung quanh vấn đề này: Định nghĩa về 1 nhà lãnh đạo giỏi? Cách thức để trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi? Cần những tố chất gì? Những điều kiện gì?,…vẫn chưa được trả lời thỏa đáng và không phải ai cũng nắm bắt, vận dụng được. Nhận thức được sự thiết yếu, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài, tiểu luận xin phân tích một số vấn đề thực tiễn, cách áp dụng, đưa ra những phẩm chất mới của nhà quản trị hiện đại và giải pháp giúp khắc phục những yếu điểm để trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhìn lại lịch sử nhân loại gần 70 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ

2 kết thúc, ta không khỏi giật mình khi thấy Đức, Nhật, Ý – các nước bại trậntrong cuộc chiến thảm khốc đó nay đã trở thành những “con rồng”, nhữngcường quốc kinh tế có vị thế ở top đầu trên bản đồ địa cầu Với 3.307 tỷ USDtổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng hàng thứ 6 trên thếgiới và lớn nhất châu Âu Còn Nhật vươn lên mạnh mẽ xếp vị trí thứ tư vớiGDP tương ứng là 4.490 tỷ USD (theo số liệu Ngân hàng Thế giới WorldBank năm 2013) Hàng hóa Nhật lan tỏa trên toàn cầu và đặc biệt được tínnhiệm về chất lượng với một số thương hiệu uy tín như Canon, Hitachi,Nissan, Yamaha,… Không một quốc gia nào dám coi thường các dân tộc từngthất trận ấy, họ đã lội ngược dòng ngoạn mục trước các dân tộc từng thắng họ

Vì sao vậy? Bởi lẽ: thế giới ngày nay đã không còn là thiên hạ của các nhàquân sự nữa mà là thiên hạ của những nhà quản trị, những nhà kinh doanh.Chiến tranh nay đã thay bằng cạnh tranh, chiến trường đã thay bằng thịtrường Do vậy, ngày nay, tài nguyên thiên nhiên đã không còn đóng vai tròquan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế nữa mà thay vào đó là nguồnnhân lực

Với mong muốn xác định vai trò của những nhà lãnh đạo trong cuộcchiến lớn đó và những kỹ năng, biểu hiện của một nhà quản trị giỏi, tiểu luận

đã chọn đề tài “Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi” là chủ đề xuyên

suốt Từ đó chúng ta có thể đào tạo, rèn luyện và kịp thời phát hiện nhữngngười có phẩm chất năng lực lãnh đạo để giúp cho tổ chức, công ty, tập đoànphát triển, xa hơn là sự phát triển lớn mạnh về kinh tế cho đất nước

Hiện nay, dù có nhiều cải thiện trong nhận thức về việc “làm chủ”, lãnhđạo song nó vẫn chưa được đặt ở đúng vị trí Tâm lý “làm thuê”, “đi theo”vẫn đang hiện hữu trong phần lớn người lao động Hơn nữa, các câu hỏi xungquanh vấn đề này: Định nghĩa về 1 nhà lãnh đạo giỏi? Cách thức để trở thành

1 nhà lãnh đạo giỏi? Cần những tố chất gì? Những điều kiện gì?,…vẫn chưađược trả lời thỏa đáng và không phải ai cũng nắm bắt, vận dụng được Nhậnthức được sự thiết yếu, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài, tiểu luận xin phântích một số vấn đề thực tiễn, cách áp dụng, đưa ra những phẩm chất mới củanhà quản trị hiện đại và giải pháp giúp khắc phục những yếu điểm để trởthành 1 nhà lãnh đạo giỏi

Trang 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

a Mục đích nghiên cứu

Phân tích luận chứng làm sáng tỏ thực tế yêu cầu “Những phẩm chất củanhà lãnh đạo giỏi” và giải pháp giúp khắc phục những yếu điểm để trở thành 1nhà lãnh đạo giỏi Từ đó, kịp thời phát hiện, đào tạo, rèn luyện những người cóphẩm chất năng lực lãnh đạo để giúp cho tổ chức, công ty, phát triển, gópphần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đưa đất nước tiếnlên Chủ nghĩa xã hội dân chủ, giàu mạnh, văn minh

b Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm sáng tỏ khái niệm lãnh đạo, nhà lãnh đạo giỏi, phân biệt giữa lãnhđạo và quản lý, các phẩm chất của nhà lãnh đạo, đặc biệt trong thời kỳ hiện nay

Những giải pháp cơ bản để trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tiểu luận tập trung nghiên cứu những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

a Cơ sở lý luận

Tiểu luận vận dụng lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh Những kiến thức, kinh nghiệm của thế giới, trong nước

b Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài cũng như việc triển khainội dung, tiểu luận vận dụng các phương pháp lôgíc, lịch sử, phân tích tổnghợp và tổng kết thực tiễn

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận có kết cấu gồm 2 chương và 7 tiết

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA

NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI

Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm lãnh đạo

Lãnh đạo là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện Cụ thểhơn, đó là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắchoạt động của 1 hệ thống và tổ chức động viên thực hiện trong những điềukiện, môi trường nhất định Như vậy, có thể hiểu lãnh đạo là việc quyết địnhđường lối, sách lược, gắn với những vấn đề mang tính tổng quát

Hoạt động lãnh đạo gồm 1 hệ thống tổ chức với các yếu tố: người (tậpthể) lãnh đạo, người (tập thể) bị lãnh đạo, các nguồn lực (ngoài con người) vàmôi trường (hoàn cảnh), trong đó người lãnh đạo vạch ra đường lối, mục đíchcủa hệ thống, khống chế và chi phối hoạt động của hệ thống; người bị lãnhđạo có nhiệm vụ phục tùng và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc tổ chức màngười lãnh đạo đề ra

Mục đích của hệ thống (tổ chức) là những mục tiêu dài hạn, mang tínhđịnh hướng lâu dài mà hệ thống phải phấn đấu đạt tới trong tương lai xa Nóđược cụ thể hóa ở các mục tiêu cụ thể, ngắn hạn nhằm quy tụ mọi người trong

hệ thống các nguồn lực lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dướiquyền 1 cách tự nguyện

Phương thức tác động của lãnh đạo chủ yếu là động viên, thuyết phục,gây ảnh hưởng Hiệu lực của lãnh đạo là giúp cho quần chúng nhân dân tự tổchức và làm cho ảnh hưởng của nhà lãnh đạo lan tỏa rộng rãi trong xã hội

Tóm lại, lãnh đạo là sự chỉ đạo, định hướng bằng việc đề ra chủ trương,sách lược, sau đó tổ chức thực hiện Các hoạt động của lãnh đạo là ra quyếtđịnh, tổ chức thực hiện, phối hợp kiểm soát Lãnh đạo là định hướng dài hạncho chuỗi các tác động của quản lý

Có một khái niệm dễ nhầm lẫn với lãnh đạo, đó là quản lý Vậy quản

lý là gì? Đó là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên đốitượng (khách thể) quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, cơ hội

để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường

Điểm khác nhau cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý là, xét về mặt quátrình thì lãnh đạo chủ yếu là định hướng cho đối tượng bị lãnh đạo chuyển

Trang 4

biến về nhận thức, hiểu biết về công việc Đối tượng của lãnh đạo là conngười Còn quản lý là quá trình tổ chức, bố trí sắp xếp, kết hợp để thực hiệncho được định hướng đó Do đó đối tượng của quản lý không chỉ là con người

mà còn là các điều kiện, phương tiện vật chất gắn với con người thực hiệnnhiệm vụ Quản lý lại rất cần sự sâu sát, tỉ mỉ, rất cần chuyên môn hoá Quản

lý đôi khi phải chi tiết hoá từng khâu, từng việc; phải tìm chọn những giảipháp và phương án tối ưu nhất để thực hiện nhiệm vụ Ví dụ đất nước ta là doĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Và như WarrenB.Bennis và Burt Nanus trong cuốn “Những nhà lãnh đạo” đã nói: “Ngườiquản lý là những người làm việc đúng cách, còn người lãnh đạo là nhữngngười làm đúng việc”

Tuy nhiên, công tác lãnh đạo và công tác quản lý có những nội dunggiống nhau Đó là việc tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của cơ quan, đơnvị; là việc nắm chắc tình hình đơn vị và đối tượng cần lãnh đạo cũng là đốitượng cần quản lý; là bảo đảm sự ổn định và hoàn thành nhiệm vụ tốt nhấtcho cơ quan, đơn vị Cả hai đều phải có những hiểu biết cần thiết về conngười trong phạm vi lãnh đạo, quản lý để có tác động tích cực đến họ Cả haiđều phải ra quyết định trên cơ sở những đặc điểm, những quy định của phápluật, những quy định hoặc tính quy luật của đối tượng bị lãnh đạo, bị quản lý

để thực hiện cho được định hướng, mục tiêu đã được xác định, cả hai đều phảitiến hành các quá trình điều khiển Xét về quan hệ công việc thì cán bộ lãnhđạo cũng phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định của quản lý và cán bộquản lý cũng phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định của lãnh đạo

Hoạt động trong môi trường hệ thống, có thể chế chính trị - lãnh đạo vàquản lý có quan hệ chặt chẽ, chuyển hóa lẫn nhau Lãnh đạo không quản lýthường dẫn đến chung chung, đại khái thiếu cụ thể, ngược lại - quản lý khônglãnh đạo có khuynh hướng thiển cận, thực dụng, chệch hướng…

1.2 Khái niệm nhà lãnh đạo

Hiện nay khái niệm “nhà lãnh đạo” đang bị ngộ nhận và nhầm lẫnvới nhiều khái niệm khác mà đặc biệt là với nhà quản lý, hay chủ doanhnghiệp

Việc ngộ nhận và không có cái hiểu sâu sắc về bản thân nhà lãnh đạo

đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của không ít tổ chức hay nhóm làmviệc Vì vậy, hiểu rõ khái niệm “nhà lãnh đạo” là rất quan trọng Bản chấtcông việc của họ và bản chất bên trong con người họ là gì?

Trang 5

Định nghĩa nhà lãnh đạo

Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được

3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng Hiểumột cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn chomột tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnhhưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó Tùy theo từng khíacạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhàlãnh đạo

Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùngvới sự ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác,các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của ngườikhác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng

House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gâyảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạtđộng có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc

Theo Maxwell thì cho rằng nhà lãnh đạo là người có khả năng gâyảnh hưởng

Có thể nói, trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trởlên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo Vìvậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác Điềunày có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực;ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt Không ainằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo

Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức

vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổngthống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kếtoán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ mộtgiáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởngnhóm trong một nhóm bạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trongcác nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đềxướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ

Ví dụ phân biệt nhà lãnh đạo với nhà quản lý trong doanh nghiệp:

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay bị nhầm lẫn với nhà quản lý doanh nghiệp Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn phân biệt nhà lãnh đạo với nhà quản lý theo quan niệm của Warren Bennis - Tiến sĩ về khoa học lãnh đạo:

Trang 6

1.3 Hiểu đúng về một nhà lãnh đạo giỏi

Một nhà lãnh đạo giỏi có thể là người có những phẩm chất hơn hẳnngười thường, người có tài thao lược quân sự trong thời chiến (Trần HưngĐạo, Quang Trung, Thành cát Tư Hãn, Napoleon,…), hay người có tài dẫndắc quốc gia khi nguy biến (Churchill, Roosevelt, Hitler, Mao Trạch Đông,

Hồ chí Minh,…)

Nhưng liệu có phải tất cả họ đều là những con người thiên tài vớinhững năng khiếu bẩm sinh, đã được sắp đặt trước là người chỉ huy nhữngngười khác? Liệu rằng rèn luyện có thể đạt được khả năng để trở thành mộtnhà lãnh đạo? Và nếu có thể học tập được thì phải học những gì?

Không phủ nhận có một số người khi sinh ra đã mang sẵn trong mìnhnhững phẩm chất và điều kiện thiết yếu để trở thành một nhà lãnh đạo xuấtchúng, nhưng cũng có những người trong quá khứ từng “lầm đường lạc lối”,tuy nhiên sự thức tỉnh kịp thời đã giúp họ trở thành “vĩ nhân” Churchill làmột trong số đó

Winston Leonard Spencer-Churchill (30/11/1874 – 24/1/1965) là mộtnhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trongthời Thế chiến thứ hai Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ vàchính trị gia Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạoquan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới Ông là Thủ tướng Anhduy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận làCông dân danh dự Hoa Kỳ Ngày còn đi học tại trường Harrow, Churchill có

Trang 7

kết quả học tập kém và thường xuyên bị phạt vì làm bài không tốt và thiếu nỗlực Bản tính của ông là độc lập và nổi loạn và ông không thể học tập đượccác môn lý thuyết, thi trượt nhiều môn và ông đã từ chối học các môn kinhđiển (như, tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ) Dù vậy, ông chứng tỏ khả năngxuất sắc trong những lĩnh vực như toán học và lịch sử, đối với hai môn nàyông luôn đứng đầu lớp Trước kia, ông đã từng bị đuổi việc hai lần, ngày nàocũng ngủ đến trưa, tối nào cũng uống một lít rượu brandy và cũng từng hútthuốc phiện Tuy nhiên, nhờ thức tỉnh kịp thời mà ông đã 2 lần được dânchúng yêu mến, tín nhiệm bầu vào chức Thủ tướng, lãnh đạo Anh Quốc chiếnthắng trong Thế Chiến Thứ Hai

Ví dụ này nhằm giải thích một quy luật: Không ngừng trau dồi, rènluyện và phát huy năng lực bản thân là 1 trong những nhân tố quyết địnhthành công của người lãnh đạo giỏi

Hồ Chí Minh – Minh chứng cho một nhà lãnh đạo không ngừng rèn luyện.

Do vậy, những nhà lãnh đạo giỏi đơn giản là người không ngừng nỗlực Họ là những con người truyền cảm hứng và có tầm nhìn rộng, là vịthuyền trưởng lèo lái con thuyền của tổ chức họ đi đến những nơi xa thẳm,tung hoành khắp đại dương bao la Họ không phải là người làm giỏi tất cảviệc, nhưng họ là người có sức hút mãnh liệt kết nối và thu hút người ngườitài giỏi ở bên họ

1.4 Phẩm chất một nhà lãnh đạo giỏi

Đây chính là những kỹ năng, phẩm chất mà nhà lãnh đạo giỏi cần có đểphấn đấu cho một mục tiêu rõ ràng cụ thể

Trang 8

+ Có trí tuệ, học vấn cao, có tầm nhìn xa trông rộng, có năng lực đạtđược mục tiêu đề ra, có khả năng đóng vai trò là 1 cố vấn và tư vấn sáng suốt,

có kinh nghiệm chuyên môn và đời sống xã hội

+ Xác định đúng đắn mục tiêu, lý tưởng chính trị, sẵn sàng đấu tranhbảo vệ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc

+ Có khả năng tổ chức, sắp

xếp công việc cho người dưới quyền

và động viên khích lệ họ hoàn thành

tốt nhiệm vụ được giao, có sức lôi

cuốn và gây được lòng tin, có khả

năng thuyết phục người khác

+ Có nghị lực, trung thực, suy

nghĩ lành mạnh, sáng suốt, tác

phong dân chủ, thái độ giao tiếp

niềm nở, thân mật nhưng dứt khoát; có tinh thần cầu thị, dám chịu tráchnhiệm cá nhân; biết đúc kết kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý của bản thân vàcủa người khác

+ Có sức khỏe tốt, tự tin, bình tĩnh khi gặp rắc rối về quan hệ hoặc khi

có sự cố về tổ chức, có tính kiên trì, thần kinh vững và có chí theo đuổi mụcđích đến cùng, chu đáo mềm dẻo, sẵn sàng giúp đỡ người khác phát triển,sáng tạo nhưng kiên định quyết đoán…

Có thể thấy Steve Jobs - CEO của Apple là một ví dụ điển hình Ông

là nhà công nghệ, nhà tương lai học, nhà phát minh, nhà sáng chế đại tài,người có tài phù phép những ý tưởng thô mộc thành những sản phẩm bom tấn

mà người dùng mê mẩn, tôn thờ, không ngần ngại bỏ tiền ra mua và trên hết

là nhà lãnh đạo tài ba Một phẩm chất quan trọng khiến Jobs khác biệt với tất

cả những người khác, khiến Apple là Apple của ngày nay, chính là một năngkhiếu bẩm sinh – khả năng tiên đoán: Jobs luôn biết trước mọi người muốn gì.Nhiều người nói rằng, Jobs không chỉ dẫn dắt thị trường, dẫn dắt các đối thủ

mà ông còn dẫn dắt người dùng đi theo đúng hướng mà mình muốn

Ngay từ những ngày đầu thành lập nên Apple trong căn garage tồitàn cùng người bạn nối khố Steve Wozniak, Jobs đã vượt trước mọi ngườinửa bước Ông không chỉ phát minh, sáng chế, sáng tạo và nghiền ngẫm cáchtiếp thị những sản phẩm đó sao cho hiệu quả nhất, mà Jobs đã suy nghĩ đếnviệc phải xây dựng "một lối sống" xung quanh sản phẩm Có thể nhìn thấy rõchân lý này trong các sản phẩm bom tấn của Apple, từ chiếc máy nghe nhạc

Steve Jobs – Một người hội đủ các tố chất của một

nhà lãnh đạo xuất sắc.

Trang 9

iPod, máy tính iMac cho đến con dế iPhone và gần đây nhất là máy tính bảngiPad Tất cả chúng đều hướng đến một "lối sống", một "phong cách sống"sành điệu, thời thượng nhưng tiện dụng, đủ đơn giản để chinh phục nhữngngười dùng "A,b,c" nhất về công nghệ Những sản phẩm của Apple có một vẻđẹp và sự hấp dẫn theo đúng nghĩa đen iPod thậm chí có thể đeo như trangsức Trước Jobs, chưa ai dám nghĩ việc nhìn thấy dây tai nghe lủng lẳng từ taingười khác là một sự "sành điệu" Ngay từ đầu, Jobs đã tuyên bố triết lý sángtạo sản phẩm của mình là "sự giao thoa của nghệ thuật và công nghệ" Bằngviệc hiện thực hóa triết lý này, ông đã biến Apple thành hãng có giá trị thịtrường lớn nhất thế giới với 350 tỷ USD.

Dưới thời Jobs, Apple đã trở thành kênh bán lẻ nhạc số lớn nhất thếgiới Ông là nhân vật chính làm thay đổi cách sử dụng Internet của chúng tahiện nay, cũng như cách chúng ta nghe nhạc, xem TV, xem phim và đọc sách

"Bất chấp tất cả những gì Jobs đã đạt được, tôi vẫn có cảm giác như ông ấychỉ vừa mới bắt đầu", Giám đốc điều hành CEO của Disney mô tả về Jobs Ởcon người Jobs, năng lượng và khả năng sáng tạo, suy nghĩ khác biệt khôngbao giờ cạn

Trang 10

Chương 2 THỰC TIỄN VÀ ÁP DỤNG

1 Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng nền tảng là những kỹ năng mà ta

có thể nhìn thấy, “cân, đo, đong, đếm” được Đó là trình độ học vấn, trình độchuyên môn, kinh nghiệm làm việc qua nhiều năm Nhóm kỹ năng nàythường được đề cập tới trong các bản sơ yếu lý lịch - là điều kiện cần khi xinviệc

Kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn trong ngành nghề cụ thể, chínhthế mà rất khó phân biệt rõ ràng đâu là kỹ năng cứng, đâu là kỹ năng mềm vì

nó có thể là kỹ năng mềm trong ngành này nhưng trong ngành khác nó là kỹnăng cứng

Ví dụ: với vị trí marketing thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục kháchhàng là kỹ năng cứng, bởi đó là chuyên môn nghề nghiệp; còn với lập trìnhviên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng mềm

Tuy nhiên, trong sự gói gọn về nội dung bài tiểu luận này chúng ta sẽchỉ xét đến khía cạnh kỹ năng của các nhà lãnh đạo

1.1 Khả năng thu thập và xử lý thông tin

Khả năng thu thập và xử lý thông tin là tên gọi khái quát chung củanhiều kỹ năng mà nếu chia nhỏ ra sẽ bao gồm kỹ năng công việc: Thu thập và

xử lý thông tin dữ liệu, số liệu,…và kỹ năng con người (kỹ năng lắng nghe,nhận định con người,…)

Thông thường kỹ năng cứng là những kỹ năng có tính chất quan hệ vớicông việc và khoa học còn kỹ năng mềm thường có tính chất quan hệ với conngười Nhưng do xét thấy công việc quản trị đối tượng của nó là quản lý conngười nên người viết xếp nó vào nhóm kỹ năng cứng (trong phần này sẽ chỉxét khả năng thu thập và xử lý thông tin ở góc độ quan hệ với công việc)

Khả năng thu thập và xử lý thông tin là kỹ năng nền giúp người lãnhđạo bước đầu nhận thức vấn đề từ đó áp dụng và phát huy những kỹ năngkhác như khả năng quản lý, lãnh đạo và khả năng tiên đoán (tầm nhìn)

Nhà lãnh đạo tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: kháchhàng, báo cáo tiêu dùng, nhân viên, đồng nghiệp, chuyên gia tư vấn, truyềnthông đại chúng, Việc thu thập thông tin một cách đa luồng như vậy giúpnhà lãnh đạo có một cái nhìn khách quan hơn để xem xét và đánh giá vấn đề

Trang 11

Tuy khả năng thu thập thông tin rất quan trọng nhưng chính khả năng xử lýthông tin mới thể hiện được đẳng cấp của một nhà lãnh đạo có năng lực

1.2 Lãnh đạo

Phẩm chất lãnh đạo:

Một nhà lãnh đạo giỏi là nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên phát huyđược hết năng lực làm việc của mình và biết cách động viên khi họ vấp ngã

Một lãnh đạo giỏi hẳn nhiên phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, biết

vì sao tổ chức này tồn tại Từ suy nghĩ của mình, họ phải vẽ lên được nhữngmục tiêu gắn liền với sự phát triển lâu dài của một tổ chức Những mục tiêu

ấy không phải là những điều bí truyền mà người trong cuộc mới hiểu và xarời thực tế, mà là những điều rất rõ ràng, dễ diễn tả và dễ hiểu với mọi người. 

Một nhà lãnh đạo thành công ắt hẳn phải là một cá nhân gắn bó chặtchẽ với cộng đồng chung quanh Nói cách khác họ phải nắm bắt mọi chiếnlược phát triển chung giữa yếu tố cá nhân với yếu tố tổ chức Bác Hồ là 1 ví

dụ điển hình Bác đã khéo léo kéo các đồng chí về với hiện thực đất nướcthông qua câu chuyện:

“Trong buổi Bác dự phê duyệt quy hoạch thành phố Hà Nội, đồng chí

Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đề nghị Bác cho chuyển Thủ đô sang phía VĩnhYên, vì ở Hà Nội hiện nay khí hậu rất nóng Đồng chí Bí thư Thành ủy dứtlời, Bác cười và bảo:

- Từ xa xưa tổ tiên mình xây dựng Kinh đô bên này sông Hồng là có ý

cả Bây giờ đồng bào miền Nam vẫn hàng ngày hàng giờ gian khổ chiến đấu

mà trái tim vẫn hướng về Thủ đô Hà Nội, nếu mình dời Thủ đô đi nơi khác thìđồng bào sẽ nghĩ thế nào? Thôi thì bây giờ chú cứ sang bên ấy, còn Bác ở lạibên này nhé!

Nghe vậy mọi người cười ồ mà thật thấm thía Một đồng chí trong BanChấp hành Trung ương đề nghị xin chuyển Văn phòng Trung ương về vị trítrường Anbe Sarô cũ vì ở đó vườn rộng hơn, vị trí đẹp hơn Nghe thế Bác bảongay: Văn phòng Trung ương như thế đẹp rồi! Im lặng một lúc Bác quay lạihỏi mọi người:

- Thế các chú có biết Văn phòng Trung ương xây dựng chỗ nào thì tốtnhất không?

Thấy mọi người nhìn nhau, Bác chỉ tay vào ngực mình và nói tiếp:

- Xây ở trong này, trong lòng nhân dân là tốt nhất!”

Nghệ thuật lấy nhân sự làm gốc trong quản lý cũng có phần nào giốngvới nghệ thuật lấy dân làm gốc trong lãnh đạo đất nước của Bác Đây là điều

Trang 12

cốt lõi của nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách giúp mỗi một cấp dưới xác địnhđược mục tiêu của riêng họ và cần thiết nỗ lực như thế nào để đạt được thànhquả

Khi có thể tiếp cận với người lãnh đạo, họ thường tin rằng cấp trênđang quan tâm đến họ, tác phong làm việc và kết quả công việc của họ

Cấp dưới luôn cần đến một người cấp trên để họ hướng đến khi tìmkiếm sự chỉ đạo, dẫn dắt và thúc đẩy động cơ tiến xa hơn Do đó, nhà lãnhđạo cần chủ động đến với họ bằng một đề nghị hoặc đơn giản chỉ là câu độngviên kịp thời

 Lãnh đạo là một kỹ năng quan trọng và không phải ai cũng có sẵn.Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhờ học tập vàtrau dồi kinh nghiệm

Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết tạo động lực, thúc đẩy người kháclàm việc, là người luôn tin rằng còn có một con đường và nhìn thấy conđường ấy dù trong hoàn cảnh nguy khốn Muốn làm được như vậy thì trướctiên chính người lãnh đạo phải thúc đẩy bản thân mình trước đã Lòng nhiệttình là một thứ rất dễ lan truyền được từ người này sang người khác Nếungười khác thấy bạn nhiệt tình thì lòng nhiệt tình của họ cũng có thể đượckhuấy động

Sẵn sàng sửa sai và không giấu dốt – đó chính là những tính cách rấtcần thiết ở một nhà lãnh đạo giỏi Nhiều người cho rằng khi mình ở cương vịlãnh đạo thì mình không được để cho cấp dưới nhìn thấy những điểm yếu củamình Họ đã sai lầm Không thừa nhận những thiếu sót sẽ khiến họ ngày càngtrở nên thiếu sót hơn và như vậy thì không thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏiđược

Khi có chuyện sai sót xảy ra thì các nhà lãnh đạo giỏi sẽ không bao giờtìm cách đổ lỗi mà trước tiên họ sẽ tìm cách khắc phục vấn đề Họ biết rằngviệc đổ lỗi lúc đó sẽ chẳng mang lại tác dụng gì cả

“Hành động” là một trong những phương châm của các nhà lãnh đạogiỏi Nếu chỉ nói, chỉ lập kế hoạch mà không hành động thì ý tưởng sẽ mãimãi chỉ là ý tưởng và nó không mang lại tác dụng gì cả Một nhà lãnh đạo giỏicũng không chỉ có tinh thần hăng hái hành động mà họ còn biết cách truyền

sự đam mê này cho cả những người khác nữa

1.3 Quản lý

*Dân chủ:

Trang 13

Biết lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người, không đặt nặngvấn đề ý kiến đó của người có trình độ thấp hơn mình hay đó là người mình

có những bất đồng quan điểm, vì một nhà quản trị phải biết lắng nghe mộtcách đúng đắn để luôn đảm bảo sự thuận lợi cho công việc của tổ chức

*Quyết đoán:

Quyết đoán không phải là độc đoán Quyết đoán là luôn bảo vệ chonhững điều nhà quản trị muốn nhưng không bỏ mặc quyền lợi của ngườikhác Hầu hết mọi người đều cố gắng tỏ ra quyết đoán bằng một cách nào đó.Nhưng ít khi người ta thực hiện được như ý muốn

Để có được sự thành đạt trong sự nghiệp, không có phương thức nàomười phân vẹn mười song sự quyết đoán thường sẽ giúp bạn rất nhiều, có khicòn quyết định sự thành công của bạn Tại sao lại có thể khẳng định như vậy?

Trong bất kỳ công việc gì, nếu bạn là chủ thật sự thì quyết định cuốicùng là bạn Bởi thế, bạn có quyết định hay không? Có quyết tâm thực hiện ýđịnh hay không? là một điều rất quan trọng Khi ra quyết định thường đòi hỏibạn phải hạ quyết tâm với ý thức quyết đoán kịp thời, tóm lại là bạn phải sẵnsàng đón nhận thách thức

Đối mặt với thách thức càng nhiều thì cơ hội càng lớn Trong cuộcsống có rất nhiều cơ hội song đối với những người do dự chần chừ, cơ hộichắc chắn sẽ vụt mất Tất nhiên, để có thể quyết đoán được một việc cũngkhông đơn giản song nếu như ta không dám bắt tay vào thì sao có khả năngchiến thắng Bất cứ một người hiếu thắng nào cũng không nhất thiết trận nàocũng thắng cả, chỉ có chiến thắng nhiều hơn mà thôi Thế nhưng nếu bạn lại

lo sợ ngay từ khi chưa nghênh chiến thì rõ ràng cơ hội chiến thắng không thểnắm trong tay được Giống như một đứa trẻ phải dũng cảm bước những bướcchân đầu trong nỗi sợ hãi thì sau đó không lâu mới có thể bước những bướcchân dài hơn - những bước chân như người lớn mà không còn chút sợ hãi nữa

Có một nguyên nhân nữa làm bạn thiếu khả năng quyết đoán đó là bảntính biếng nhác Bởi vì muốn đưa ra một quyết đoán có hiệu quả, bạn cần phảithu thập thông tin với một tinh thần bền bỉ trong một thời gian dài Thu thậpđầy đủ sự thật là tiền đề cần có của sự phát huy khả năng quyết đoán Sau khithu thập mọi thông tin trong từng mục, bạn cần đánh dấu cộng hoặc trừ để sau

đó tự so điểm Nếu cột bên cộng nhiều hơn thì bạn đừng chần chừ gì nữa hãyquyết đoán thực hiện công việc kinh doanh đó, còn nếu ngược lại thì cân nhắcthêm, nhưng nếu cả hai bên bằng nhau thì chỉ có cách dựa vào những kinhnghiệm trước đây của bạn và dựa vào vận may để quyết định

Trang 14

Có một điều nữa bạn cần lưu ý đó là bạn chỉ nên lo lắng để có thể đưa

ra quyết định không lãng phí dù chỉ là một phút song khi đã ra quyết định rồithì sự lo lắng cần chấm dứt Quyết định ý chí là liều thuốc mạnh mẽ của cảđời người, vì thế khi đã quyết tâm thì không nên thay đổi chủ ý Dĩ nhiên, saukhi đã ra quyết định không ít người vẫn suy nghĩ đeo đẳng và lo lắng bồnchồn, sợ thất bại Đây chính là nguyên nhân chủ yếu nhiều lần xuất hiện khibạn lo lắng quyết đoán Bạn hãy cứ nghĩ như thế này cho việc quyết đoán đơngiản hơn Cơ hội không dễ dàng đến vậy mà ta lại để nó bay ngang mất quacửa sổ vào tay đối thủ cạnh tranh vậy chi bằng ta cứ thử kể cả nếu phải nếmmùi thất bại

Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm Một việc

gì nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thìsao thành công lại không thể đến

1.4 Đạo đức và trách nhiệm:

Từ còn nằm nôi ta được bà kể chuyện cổ tích răn dạy ở hiền gặp lành, ở

ác gặp ác, lên tiểu học ta được học môn đạo đức với câu chuyện nghị lực tạonên số phần của em Ký mà ngày nay là nhà giáo ưu tú, lên trung học rồi caohơn ta được học giáo dục công dân để có thể nhận thức được trách nhiệm làmmột người công dân tốt Ở đâu cũng vậy là một con người thì nhất thiết cóđạo đức và không ngừng tu dưỡng vì cuộc sống luôn có nhiều thứ cám dỗ đầythu hút mà chỉ cần rẽ sai đường tương lai của họ sẽ rất khác Đồng tiền vàquyền hành luôn là những thứ có sức hút mãnh liệt mà nhà quản trị phải luônđối mặt với cả hai vấn đề đó

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình nhà quản trị còngặp phải những vấn đề liên quan đến đạo đức như:

+ Môi trường: Ô nhiễm môi trường, các vấn đề bảo vệ động vật, Nhàquản trị phải quyết định chi tiền để xây dựng nơi xử lý rác hay thải chúng ramôi trường

+ Vấn đề cải tổ lại cơ cấu doanh nghiệp: Nhà quản trị vấp phải vấn đềđạo đức khi phải xa thải những nhân viên đã cống hiến cho công ty nhiều năm

để bảo đảm lợi ích của chính công ty

+ Các vấn đề xã hội: Phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, giới tính,…+ Quấy rối tình dục

+ Vấn đề nhân công làm thuê: Bệnh AIDS, thuốc kích thích,…

+ Độc quyền: Nhà quản trị phải đối mặt với luật chống độc quyền củamột số quốc gia với nguy cơ bị mất bí mật công nghệ sản phẩm

Ngày đăng: 01/10/2016, 23:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Lưu Văn An, Tập đề cương bài giảng môn “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng lãnhđạo, quản lý
2. John Baldoni, “Những nhà lãnh đạo vĩ đại”, NXB Tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những nhà lãnh đạo vĩ đại”
Nhà XB: NXB Tổng hợpTP.HCM
3. TS.Nguyễn Thanh Hội, “Nghệ thuật lãnh đạo”, Viện quản trị doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghệ thuật lãnh đạo
4. TS.Nguyễn Hữu Lam, “Nghệ thuật lãnh đạo”, NXB Giáo dục (1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật lãnh đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục (1997)
5. John C.Maxwell, “Developing the Leader within you”, NXB Lao động –Xã hội (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Developing the Leader within you
Nhà XB: NXB Laođộng –Xã hội (2007)
6. John H., “Cẩm nang cho các nhà lãnh đạo”, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cẩm nang cho các nhà lãnh đạo”
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.HCM
8. Website Viện khoa học tổ chức nhà nước - Bộ Nội Vụ http://isos.gov.vn/ Link
7. Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia Khác
9. Trang Báo điện tử của Thông Tấn Xã Việt Nam www.vietnamplus.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w