Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nó được phân bố trong các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội cụ thể, trong đó có ngành giáo dục. Nguồn nhân lực đó không tự nhiên có, nó được phát triển theo những chương trình kế hoạch của Nhà nước trên cơ sở các cơ quan chức năng của Nhà nước nhận thức, vận dụng các quy luật khách quan, trước hết là các quy luật kinh tế, cùng với thực tiễn tình hình phát triển nguồn nhân lực của nước nhà để xây dựng nên và được hiện thực hóa thông qua các con đường biện pháp khác nhau, được khai thác vào mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC Ở HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
11
1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực ngành Giáo dục và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục bậc tiểuhọc ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
11
1.2 Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục bậc tiểuhọc ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
22
Chương 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
33
2.1 Tổng quan về chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dụ ở
2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dụcbậc tiểu học huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
37
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC Ở HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nó được phân bố trong các ngành, cáclĩnh vực của đời sống xã hội cụ thể, trong đó có ngành giáo dục Nguồn nhânlực đó không tự nhiên có, nó được phát triển theo những chương trình kếhoạch của Nhà nước trên cơ sở các cơ quan chức năng của Nhà nước nhậnthức, vận dụng các quy luật khách quan, trước hết là các quy luật kinh tế,cùng với thực tiễn tình hình phát triển nguồn nhân lực của nước nhà để xâydựng nên và được hiện thực hóa thông qua các con đường biện pháp khácnhau, được khai thác vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội
Trong các nguồn nhân lực của đất nước, nguồn nhân lực ngành Giáo dục
và đào tạo tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp tạo racác sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội,nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng đối với các quá trình kinh tế - xã hội.Chính vì vậy Đảng ta đã xác định: Phát triển Giáo dục là "Quốc sách hàngđầu" Để phát triển toàn diện Giáo dục, rõ ràng cần phải phát triển chínhnguồn nhân lực của ngành Giáo dục
Chất lượng nguồn nhân lực là cơ sở để đánh giá bộ mặt của nền giáo dục
mà chất lượng giáo dục phổ thông nói chung cũng như chất lượng giáo dụcđại học và chuyên nghiệp đều bắt đầu từ chất lượng giáo dục tiểu học Chấtlượng giáo dục lại phụ thuộc vào chất lượng người đi giáo dục Chính vì thế,chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội phải bắt đầu từ nâng caophẩm chất và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học
và người quản lý giáo dục
Ứng Hòa là huyện phía Nam của Hà Nội, có diện tích tự nhiên 183.72
km2 Dân số khoảng 200.000 người, gồm 29 đơn vị hành chính: 01 thị trấn, 28
Trang 3xã và là huyện đồng bằng nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước sôngHồng, có điều kiện khí hậu, đất đai đa dạng, phù hợp với khả năng phát triểnmột nền nông nghiệp sinh thái toàn diện, mang đặc trưng của nền sản xuấtnông nghiệp truyền thống Tuy nhiên, Ứng Hòa là huyện thuần nông, điểmxuất phát thấp Về giáo dục, đã có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, nhưngchất lượng nguồn nhân lực trực tiếp giảng dạy còn nhiều hạn chế, như: nhiềugiáo viên còn chưa thực sự dốc hết tâm lực và trí lực cho chuyên môn củamình, giáo viên vừa giảng dạy, vừa phải tham gia phát triển kinh tế gia đìnhnên ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giáo dục Mặt khác, điểm xuất phátcủa không ít giáo viên và người quản lý giáo dục thấp; nhận thức của chínhbản thân giáo viên và người quản lý giáo dục chưa toàn diện nên chưa thực sựquan tâm thường xuyên đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy Vìthế, nghiên cứu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục ởhuyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội là vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có tínhthực tiễn cao, góp phần giải quyết vấn đề giáo dục và đào tạo, phát triển, nângcao chất lượng nguồn nhân lực làm cho xã hội phát triển lành mạnh, kinh tếcủa Huyện phát triển nhanh, bền vững.
Vì vậy, tác giả chọn: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc
sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, khi thế giới thực hiện bướcchuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên hạn hẹp sang kinh tếtrí tuệ; cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hóa thúcđẩy nhanh tiến trình tri thức hóa thế giới làm xuất hiện những khái niệm:Nguồn nhân lực, kinh tế tri thức Những khái niệm này ngay lập tức đã thuhút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau; đặcbiệt là các nhà khoa học, các quốc gia, các tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu
Trang 4về kinh tế Từ đây, họ đã đưa ra những quan niệm và làm rõ những vấn đề lýluận liên quan đến nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trongnhững hướng đi quan trọng nhằm hướng tới phát triển nhanh, bền vững,xóa đói giảm nghèo góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa ở nước ta Vì vậy, cho đến nay đã có nhiều công trìnhnghiên cứu xung quanh vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau đượcphân thành các nhóm sau:
* Nhóm những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận, các tiêu chí, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, như
PGS Mai Quốc Chánh chủ biên (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sách tham
khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Tác giả đã khái quát vai tròcủa nguồn nhân lực, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và các giải pháp nâng cao chất lượngnguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Lê Thị Ngân (2005),Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh
tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu khái quát lý luận về nguồn nhânlực, chất lượng nguồn nhân lực, các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực và vaitrò của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức để hệ thống hóa thành lý luận
Bùi Sỹ Tuấn (2012), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Tác giả đã đưa ra cơ sở lýluận về chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động.Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩulao động của Việt Nam trong thời gian qua và các giải pháp nâng cao chất
Trang 5lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của ViệtNam đến năm 2020.
Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2013), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội Tác giả đã đưa ra kháiniệm nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, tiêu chí đánh giá chấtlượng nguồn nhân lực, thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanhnghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam Đồng thời, còn đưa ra những nhóm giải phápnâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chế hiến gỗ ởViệt Nam hiện nay
* Nhóm những công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, gồm một số công trình sau
Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; công
trình này đã đề cập đến cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực giáo dụcđại học Kinh nghiệm trên thế giới và quá trình hình thành, phát triển của giáodục đại học Việt Nam Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triểnnguồn nhân lực giáo dục đại học
Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế quốc dân, Hà Nội Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức, từ đó đề xuất giải phápgóp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta
Nguyễn Mạnh Hổ (2012), Phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội, Luận văn Kinh tế Chính trị, Học viện
Chính trị, Hà Nội Tác giả đã đưa ra quan niệm về phát triển nguồn nhânlực ở Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những giải
Trang 6pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.
* Nhóm những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
PGS, TS Vũ Văn Phúc (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các doanh nghiệp nhà nước - Thực trạng và giải pháp,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Tác giả đã đi sâu phântích thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay,
từ đó đưa ra 5 giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trongcác doanh nghiệp nhà nước
PGS, TS Phạm Quốc Trung và TS Đỗ Quang Dũng (2012), Những vấn
đề đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Tác giả đi sâu phân tíchnhững vấn đề đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời,tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan, đưa ra những giải pháp cụ thểphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay
Vũ Thị Mai Phương (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả đã phântích mối quan hệ giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với sự nghiệp đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chấtlượng cao và những vấn đề đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp để phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ViệtNam hiện nay
Trang 7* Nhóm những công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
GS, TS Nguyễn Ngọc Phú chủ biên (2010), Nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Công
trình đã tổng hợp nhiều bài viết có liên quan đến nguồn nhân lực của các giáo
sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tâm huyết
Lê Nguyên Hoàn (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài - một số kinh nghiệm thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Hành
chính, Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về phát triển giáo dục và đàotạo; giới thiệu một số kinh nghiệm của thế giới về phát triển giáo dục và đàotạo nguồn nhân lực, nhân tài, danh mục một số công trình nghiên cứu về giáodục và đào tạo
* Nhóm công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chuyên biệt trong lực lượng vũ trang nhân dân
Đại tá, PGS, TS Trần Thanh Chuyền chủ biên (2013) Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng nòng cốt thời kỳ mới, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội Tác giả đã khái quát một số vấn đề lý luận vàthực tiễn phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng; đồng thời,đưa ra những dự báo về thuận lợi và khó khăn, những giải pháp phát triểnnguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng nòng cốt thời kỳ mới
Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang chủ biên (2013), Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội thời kỳ mới, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội Tác giả đã đề cập một số
vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội vànhân văn trong Quân đội, thực trạng, những nhân tố, yêu cầu xây dựngđội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Quân độithời kỳ mới; đồng thời, đưa ra những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộđầu ngành trong Quân đội
Trang 8Nhóm những công trình nghiên cứu đi sâu vào các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội Tác giả đã
đánh giá thực trạng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở Việt Nam hiệnnay; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhânlực khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Nguyễn Văn Thành (2009), “Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”, Tạp chí Kinh tế
và Dự báo, Số 2, Hà Nội Tác giả đưa ra và làm rõ phương hướng, giải pháp phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển
* Tư tưởng kinh tế giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh
PGS, TS Đặng Quốc Bảo (2012), Phát triển nguồn nhân lực dưới ánh sáng tư tưởng kinh tế giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Tác giả đã nghiên
cứu phát triển nguồn nhân lực dưới ánh sáng tư tưởng kinh tế giáo dục của HồChí Minh, qua đó đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong những công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề về lý luận vàthực tiễn cũng như giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhưng chưa có côngtrình nào trực tiếp nghiên cứu đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng nguồn nhân lựctrong ngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội trong thờigian qua, để đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của Ngành ở Huyện trong thời gian tiếp theo
Trang 9Không gian: Huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Thời gian: Khảo sát từ năm 2010 đến 2014
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Phương pháp luận: tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin: phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của môn kinh tế chính trị:trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lô-gíc với lịch sử, điều tra, thống kê, sosánh, phân tích tổng hợp, v.v
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tham khảo trong nghiên cứu, hoạchđịnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với nâng cao chất lượng nguồnnhân lực ngành Giáo dục ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội Đồng thời, làtài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở một số nhà trường
7 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận và danh mục,phụ lục tài liệu tham khảo
Trang 10* Nguồn nhân lực (nguồn lực con người)
Để hiểu rõ và có quan niệm đúng về nguồn nhân lực ngành Giáo dục,trước hết, phải có nhận thức đúng về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực mà nòng cốt là đội ngũ trí thức là nhân tố trung tâm cóvai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Do đó,việc nhận rõ nội dung, tính chất, đặc điểm của sự phát triển và sử dụng hiệuquả nguồn nhân lực là vấn đề lý luận đặc biệt quan trọng Vì thế, nguồn nhânlực đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau và
đã có nhiều phương cách khác nhau được sử dụng để nâng cao chất lượngnguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội
Khái niệm "nguồn nhân lực" (Human resources) được sử dụng nhiềuhơn vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và ở một sốnước Châu Á, khi khoa học "quản trị nguồn nhân lực" phát triển Hiện naythuật ngữ nguồn nhân lực được sử dụng khá rộng rãi để chỉ vai trò và vị trícon người trong sự phát triển kinh tế, xã hội Ở nước ta, thuật ngữ "nguồnnhân lực" được nhắc đến nhiều kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều cách tiếp cận khác nhau vềnguồn nhân lực Song, cho đến nay, chưa có tài liệu chính thức nào đưa rađịnh nghĩa "nguồn nhân lực", mặc dù có nhiều nghiên cứu và bài viết vềnguồn lực con người, về tài nguyên con người
Trang 11Theo Liên hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sựphát triển của mỗi cá nhân và của cả đất nước” 55, tr.8.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, nguồn nhân lực gồm những người đủ
15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả nănglao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đìnhkhông có nhu cầu làm việc, những người thuộc các tình trạng khác, như: nghỉhưu trước tuổi
Theo các tác giả của cuốn "Nguồn lực và động lực phát triển trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" do GS, TSKH
Lê Du Phong (chủ biên) thì "Nguồn lực con người được hiểu là tổng hòatrong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trílực, nhân cách) và tính năng động của con người Tính thống nhất đó được thểhiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người” 39, tr.14.Một số nhà khoa học tham gia đề tài, “Con người Việt Nam - mục tiêu
và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” chương trình khoa học - côngnghệ cấp nhà nước mã số KX - 07 do GS, TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ
nhiệm, thì cho rằng: “Nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất” 22, tr.210 Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên nguồn
nhân lực có nội hàm rất rộng, nhưng có thể cụ thể hóa và phân loại các yếu tốcấu thành nguồn nhân lực theo các nhóm sau đây:
Nguồn nhân lực trước hết gắn với con người - sức khỏe, trí tuệ, số lượngcùng với các đặc trưng về chất lượng, như: trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinhnghiệm nghề nghiệp, ý thức, thái độ và phong cách làm việc Được biểu hiện
ra là người lao động, là lực lượng lao động, là nguồn lao động (đội ngũ laođộng hiện có và sẽ có trong tương lai gần) Nguồn nhân lực có tính cụ thể -
Trang 12xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương (tỉnh, thành phố…) Vìvậy, nguồn nhân lực bao giờ cũng mang sắc thái riêng, đặc thù cho mỗi quốcgia, dân tộc đó, nó có tính lịch sử - cụ thể
Nguồn nhân lực là phạm trù pháp lý, nó được phản ánh trên phương diệnmôi trường pháp luật, thể chế và các chính sách tạo động lực để con ngườiphát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình
Nguồn nhân lực là phạm trù kinh tế, nó được xem xét với tư cách là mộtnguồn lực - nội tại, cơ bản trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xãhội Là một nguồn lực như các nguồn lực khác (tài nguyên thiên nhiên, vốn,công nghệ…), con người tạo ra sức mạnh và tham gia vào quá trình thúc đẩy
sự phát triển của một quốc gia, dân tộc Song, khác với các nguồn lực khác ởchỗ, có nó, các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tíchcực đối với phát triển xã hội, vì thế nó là nguồn lực xuất phát, khởi động củamọi nguồn lực phi nhân lực
Trên phương diện xã hội, con người là tế bào xã hội, mọi sự phát triểncủa xã hội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều do conngười quyết định Song, con người chinh phục cải biến tự nhiên không phảichỉ với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là con người xã hội
là những thành viên trong cộng đồng xã hội Do vậy, sự phát triển của conngười bao giờ cũng mang tính chỉnh thể, thống nhất, nhưng cũng hết sức phứctạp và đa dạng Chính sự phức tạp và đa dạng đó trong tiến trình phát triểnlịch sử xã hội đã tạo nên tính không đồng đều trong sự phát triển kinh tế - xãhội ở các nước, các khu vực, các châu lục khác nhau Điều này ảnh hưởng đếncác giá trị truyền thống, đạo lý xã hội của các quốc gia dân tộc, hình thànhnên bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống… của mỗi vùng lãnhthổ, mỗi nền kinh tế khác nhau
Ở nước ta, khi nói đến nguồn nhân lực, người ta thường quan tâm đến bayếu tố: (1) Tri thức trí tuệ là yếu tố tối cần thiết của mỗi con người; (2) Năng
Trang 13lực hoạt động của con người biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựukhoa học - công nghệ, sự nhạy bén thích nghi nhanh làm chủ được những côngnghệ - kỹ thuật hiện đại và khả năng sáng tạo; (3) Sức khỏe được hiểu khôngchỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất,tinh thần Hoặc: Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượnglao động và lao động dự trữ Trong đó lực lượng lao động được xác định làngười lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầunhưng không có việc làm (người thất nghiệp) Lao động dự trữ bao gồm họcsinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhucầu lao động.
Tuy có nhiều cách tiếp cận, với những nội hàm khác nhau, nhưng trên
phương diện kinh tế chính trị thì nguồn nhân lực được hiểu, là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
Tiềm năng của nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực (đạođức, lối sống) Nguồn nhân lực bao giờ cũng tồn tại dưới dạng một số lượng,một chất lượng và một cơ cấu nhất định Trong nguồn nhân lực nói chung, cónguồn nhân lực ngành Giáo dục
* Nguồn nhân lực ngành Giáo dục
Nguồn nhân lực ngành Giáo dục là bộ phận nguồn nhân lực xã hội làmviệc trong ngành giáo dục; những người làm công tác nghiên cứu về khoa họcGiáo dục và đội ngũ những thầy cô giáo, những người trực tiếp đứng trên bụcgiảng, thắp sáng niềm tin cho các thế hệ học trò Nguồn nhân lực ngành Giáodục nói theo cách biểu cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ là những ngườilàm nhiệm vụ trồng người cho xã hội và đất nước Suy rộng ra, nâng cao chất
Trang 14lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục là nâng cao chất lượng nguồn nhân lựccho nền kinh tế Tóm lại:
Nguồn nhân lực ngành Giáo dục nước ta là một bộ phận nguồn nhân lực của cả nước gồm toàn bộ lao động tiềm tàng và hiện tại về thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp, tâm lực thuộc mỗi cá nhân hoạt động trong ngành Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn nhân lực ngành Giáo dục có nhiều đặc điểm khác biệt so với nguồnnhân lực của các ngành kinh tế khác
Một là, nguồn nhân lực ngành Giáo dục được đào tạo bài bản, chính quy theo đúng chuyên ngành công tác Một vị trí việc làm ở các ngành kinh tế khác
có thể được tuyển dụng từ nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau Nhưng mộtgiáo viên dạy Toán thì chỉ có thể được tuyển dụng từ nguồn nhân lực đã tốtnghiệp sư phạm Toán Và nguồn nhân lực được đào tạo theo chuyên ngành sưphạm Toán đó cũng chỉ có thể dạy Toán chứ không thể dạy Văn hay Thể dục
Hai là, sản phẩm lao động của nguồn nhân lực ngành Giáo dục mang tính định tính, không thể nhìn thấy ngay được sau một ngày hay một tuần làm việc.
Kết quả của quá trình lao động miệt mài đó chính là trí tuệ, đạo đức, nhân cáchcủa người học sinh được hoàn thiện dần theo thời gian Để nhìn nhận, đánh giásản phẩm lao động của nguồn nhân lực ngành Giáo dục phải mất rất nhiều thờigian và giá trị của quá trình lao động này có thể kéo dài theo suốt cuộc đời củangười học sinh
Ba là, đối với nguồn nhân lực ngành Giáo dục, chữ tâm, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố được đặt lên hàng đầu Trong khi với nguồn nhân lực các ngành
kinh tế khác thì yếu tố quan trọng nhất là trình độ chuyên môn Đội ngũ các nhàquản lý Giáo dục, các thầy cô giáo cũng như các công nhân viên trong ngànhGiáo dục phải luôn “yêu nghề, mến trẻ” thì hoạt động giáo dục của đất nước mới
có thể phát triển Đạo đức nghề nghiệp chính là động lực để nguồn nhân lựcngành Giáo dục không ngừng học tập nâng cao trình độ, nắm vững chuyên môn
Trang 15hoàn thành nhiệm vụ công tác Trước tác động của kinh tế thị trường, đạo đứcnghề nghiệp cũng chính là yếu tố giúp nguồn nhân lực ngành Giáo dục luôn kiênđịnh vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ, không phụ sự kỳ vọng của xã hội.
Bốn là, nguồn nhân lực ngành Giáo dục có những yêu cầu riêng về ngoại hình, thể lực, giọng nói Đội ngũ nguồn nhân lực ngành giáo dục thường là
những người không bị khiếm khuyết về hình thể, dị tật Yêu cầu nghề nghiệpcũng không cho phép nguồn nhân lực ngành Giáo dục có những người nóingọng, nói lắp vì như thế sẽ gây cản trở tới hoạt động giáo dục
Nguồn nhân lực ngành Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Vai trò đặc biệt quan trọng đó bắt nguồn từ chính vai
trò của Giáo dục Khi Giáo dục được xác định là hoạt động “nhằm tác động mộtcách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó,làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêucầu đề ra” [55, tr.379] Nguồn nhân lực ngành Giáo dục là bộ phận tiến hành cáchoạt động trên Điều đó đã nói rõ về vai trò quan trọng đặc biệt của nguồn nhânlực ngành Giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Vai trò của ngành Giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội thể hiện trên banội dung dưới đây:
Một là, nguồn nhân lực ngành Giáo dục, trước hết là các thầy cô giáo lực lượng trực tiếp chuẩn bị những tiền đề về tri thức, nhân cách cho nguồn nhân lực tiềm năng (tiềm tàng) của nền kinh tế.
-Trong tất cả các nguồn lực thì nguồn lực con người (vốn người) là nguồnlực quan trọng bậc nhất của sự phát triển kinh tế Điều này lý giải vì sao ĐảngCộng sản Việt Nam coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa làchủ thể của sự phát triển Đội ngũ những người làm công tác giáo dục trướchết là các thầy cô giáo - lực lượng trực tiếp chuẩn bị những tiền đề về tri thức,nhân cách cho nguồn nhân lực tiềm năng (tiềm tàng) của nền kinh tế
Trang 16Hai là, nguồn nhân lực ngành Giáo dục là lực lượng trực tiếp hiện thực hóa chiến lược giáo dục và tùy theo cấp đào tạo, bậc học lực lượng nhân lực ngành Giáo dục trực tiếp hoặc gián tiếp biến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước tại địa bàn thành hiện thực.
Chiến lược giáo dục của Đảng và Nhà nước ở phạm vi toàn bộ quốc gia
và tại mỗi địa bàn có được hiện thực hóa hay không, hiện thực hóa ở mứcnào, trước hết phụ thuộc vào những người làm công tác giáo dục
Tương tự như vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng vàNhà nước tại địa bàn có biến thành hiện thực hay không do nhiều ngành thamgia, trong đó có nguồn nhân lực ngành Giáo dục Do đó và tùy theo cấp đàotạo, bậc học nguồn nhân lực ngành Giáo dục là lực lượng trực tiếp hoặc giántiếp biến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước tại địabàn thành hiện thực
Ba là, nguồn nhân lực ngành Giáo dục là nhân tố quyết định trước tiên đối với chất lượng giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi cơ sở giáo dục và mỗi địa bàn cụ thể.
Nguồn nhân lực ngành Giáo dục không chỉ các thầy cô giáo, mà baogồm cả những người làm công tác quản lý giáo dục (cả quản lý nhà nước
về giáo dục và quản lý giáo dục trong trường học) là nhân tố quyết địnhtrước tiên đối với chất lượng giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục tạimỗi cơ sở giáo dục và mỗi địa bàn cụ thể - Thông qua các hoạt động sưphạm và hoạt động quản lý
* Chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục
Chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục, được thể hiện ở trình độchuyên môn (đã được đào tạo và tự đào tạo); kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ; tưtưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; sức khỏe của đội ngũ cán bộ làmcông tác giảng dạy và quản lý giáo dục
Trang 171.1.2 Quan niệm, nội dung tiêu chí nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục tiểu học huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
* Quan niệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục tiểu học ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Thuật ngữ “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” chỉ việc thực hiện
một số hoạt động nào đó dẫn đến sự thay đổi về chất lượng nguồn nhân lựctăng lên so với chất lượng nguồn nhân lực hiện có Đó là những biểu hiệntăng lên về trí lực, thể lực và tâm lực của mỗi cá nhân Nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, một mặt, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng hơn trong việcđáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập quốc tế; mặt khác, tạo ra nguồn nhânlực tự tin hơn trong quá trình làm việc tạo ra của cải vật chất cho bản thân,cho tổ chức và tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững
Từ đó tác giả cho rằng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục bậc tiểu học huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội là tổng thể các nội dung, cách thức, phương thức làm biến đổi theo chiều hướng phát triển một cách hợp lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục trên địa bàn nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục ngày càng cao của ngành Giáo dục tiểu học ở Huyện.
Từ quan niệm trên cho thấy:
Thứ nhất, chủ thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục tiểu học huyện Ứng Hòa, Hà Nội bao gồm:
Cấp ủy, chính quyền các cấp của Thành phố và của Huyện, trong đó cóbản thân ngành Giáo dục địa phương Đây là chủ thể rất quan trọng trong việcnâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Giáo dục tiểu học huyện ỨngHòa, Hà Nội Thông qua hệ thống cơ chế, chính sách, cấp ủy, chính quyền cáccấp và của ngành Giáo dục của địa phương tạo lập môi trường học tập, học
Trang 18tập suốt đời cho đội ngũ giáo viên, người quản lý giáo dục sẽ tạo ra luồng sinhkhí thi đua học tập, rèn luyện của nguồn nhân lực quan trọng này.
Sự tích cực, tự giác của đội ngũ giáo viên nhà quản lý giáo dục tiểu họchuyện Ứng Hòa Sự tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện nâng caotoàn diện về thể lực, trí lực, tâm lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýgiáo dục tiểu học của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội quyết định đến hiệuquả nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục tiểu học của huyệnỨng Hòa, thành phố Hà Nội
Thứ hai, nội dung của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa được thể hiện ở việc nâng cao về: trí lực, thể lực và tâm lực.
Nâng cao trí lực: Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn,
kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, trong ngành Giáo dục tiểu học củahuyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội Đây là yếu tố có tính quyết định cănbản đến nâng cao năng lực giảng dạy và giáo dục trong các nhà trườngtrên địa bàn của Huyện
Nâng cao thể lực: Nâng cao sức khỏe, thể chất của nguồn nhân lực
ngành Giáo dục tiểu học cả về thể chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên vàngười quản lý giáo dục của ngành Giáo dục huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Nâng cao tâm lực: Đó là nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ, khả
năng chịu áp lực, sự tâm huyết, say mê, yêu nghề sư phạm của đội ngũngười lao động hoạt động trong ngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa,thành phố Hà Nội Đánh giá được thái độ trong công việc của người laođộng trong ngành Giáo dục tiểu học của Huyện, để biết nguồn nhân lực cónâng cao về tâm lực hay không là vấn đề rất khó Cụ thể: Nguồn nhân lực
có tích cực làm việc hay không? Có khả năng kiềm chế cảm xúc haykhông? Hành vi có chuẩn mực không? Những vấn đề đó còn chịu sự tác
Trang 19động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trước hết từ trí lực của nguồn nhânlực đến môi trường làm việc
Muốn biết chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục của huyện ỨngHòa, Hà Nội có được nâng lên hay không, nâng lên như thế nào, nhiều ít rasao phải dựa vào các tiêu chí về trí lực, tâm lực và thể lực để đánh giá Cụthể như sau:
Về trí lực: Đánh giá trí lực của nguồn nhân lực ngành Giáo dục dựa vào
hai căn cứ: trình độ của thầy và trình độ của trò
Trình độ của thầy: Căn cứ vào việc so sánh sự thay đổi qua các năm vềtrình độ chuyên môn đã được đào tạo và tự đào tạo cùng kỹ năng, kỹ xảonghiệp vụ của cán bộ trực tiếp giảng dạy, cán bộ làm công tác quản lý giáodục để đánh giá Cùng với đó, là dựa vào tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp củangành Giáo dục tăng giảm như thế nào qua các năm để đánh giá; cũng như tỉ
lệ giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn qua các năm để đánh giá
Trình độ của trò: Căn cứ vào trình độ của học sinh qua các năm đượcbiểu hiện bằng tỉ lệ xếp loại ở các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu tăng haygiảm; cùng với đó, là số học sinh đạt thành tích cao qua các kỳ thi của huyện,thành phố tăng giảm ra sao qua các năm học để đánh giá
Về tâm lực: đánh giá sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục bằng kết quả đánh giá, xếp loại đảng viên, công đoàn viênhằng năm hoàn thành nhiệm vụ ở mức nào: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng
có mặt còn hạn chế hay không hoàn thành nhiệm vụ So sánh tỉ lệ của cácmức độ hoàn thành nhiệm vụ các loại ở trên, qua các năm để đánh giá tâm lựccủa nguồn nhân lực ngành Giáo dục ở mức nào
Về thể lực: dựa vào bảng chấm công hằng tháng, số ngày nghỉ ốm trong
năm, việc chi trả bảo hiểm y tế hằng năm đối với đội ngũ giáo viên, cán bộquản lý giáo dục để đánh giá
Trang 20Các tiêu chí trên quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, phản ánh toàndiện chất lượng của nguồn nhân lực ngành Giáo dục Vì vậy, đánh giá chấtlượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục phải dựa vào cả ba tiêu chí trên, khôngtuyệt đối hóa tiêu chí này, xem nhẹ tiêu chí khác Đồng thời, cần có phươngpháp xử lý, khả năng vận dụng một cách linh hoạt các tiêu chí để đánh giáđảm bảo tính khách quan, toàn diện
Thứ ba, phương thức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, tu dưỡng Để nângcao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia đều phải chú ý đào tạo, bồidưỡng cho đội ngũ người lao động theo những lộ trình thích hợp Nhưng việcnâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểuhọc, đội ngũ những người đặt nền móng đầu tiên trong công tác dạy chữ vàdạy người, quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực tham gia phát triển kinh
tế - xã hội trong mọi lĩnh vực thì càng phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngthường xuyên cho đội ngũ những người hoạt động trong ngành Giáo dục tiểuhọc của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Tự đào tạo, tự bồi dưỡng (tự học, tự rèn) của đội ngũ giáo viên, nhàquản lý Đây là một trong những nội dung quyết định nhất đến nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa, thành phố HàNội Trình độ chuyên môn có được nâng lên hay không chính là ở sự tự học,
tự rèn của đội ngũ giáo viên và người quản lý giáo dục Nếu trình độ đào tạocủa mỗi cá nhân làm việc trong ngành giáo dục có được khoảng 2 năm, 3 nămhoặc 4 năm, thì trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân ngày càng được bồi đắptheo năm tháng, cho đến khi không còn lao động
Trang 211.2 Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục bậc tiểu học ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
1.2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục tiểu học huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
* Nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào, con người đều là nhân tốtrung tâm của quá trình sản xuất Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển lịch
sử nhận thức về vai trò của nhân tố con người đối với tăng trưởng và pháttriển lại không hoàn toàn giống nhau Vào giai đoạn đầu của cuộc cáchmạng công nghiệp, người ta cho rằng, điều kiện tự nhiên thuận lợi chính làyếu tố quan trọng nhất của sự phát triển Hướng ưu tiên tìm kiếm cácnguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội thường nhằm vào sự phong phú vềtài nguyên thiên nhiên Vai trò nhân tố con người bị che lấp bởi các lợi thếtuyệt đối về điều kiện tự nhiên
Vào những năm 90 (thế kỷ XX), khi cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ bước sang giai đoạn mới, việc áp dụng kỹ thuật tin học, công nghệthông tin và những sản phẩm phần mềm tự động hóa làm cho quá trìnhsản xuất mang tính sáng tạo nhiều hơn, người ta không chỉ sản xuất đểthỏa mãn nhu cầu mà còn tạo ra nhu cầu để sản xuất, chất lượng sản phẩmđược coi trọng hơn số lượng, hàm lượng trí tuệ và khoa học trong sảnphẩm ngày càng tăng, đầu vào vật chất ngày càng giảm Tình hình đó đòihỏi phải khai thác và sử dụng các nguồn lực có khả năng sáng tạo Môhình sản xuất lấy con người làm trung tâm xuất hiện, chiếm ưu thế và dầndần trở nên phổ biến Hướng ưu tiên đầu tư vào con người đã được nânglên "Quốc sách hàng đầu", được coi là hướng chính trong chiến lược pháttriển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
Trang 22Sinh thời, C Mác, V.I Lê-nin, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò quyếtđịnh của nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội C Mác đãkhẳng định: “Trong tất cả những công cụ sản xuất, thì lực lượng sản xuấthùng mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng"34, tr.257 Hơn nữa, C Máccòn coi sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là
"Một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã hội"35, tr.52 Nhưvậy, C Mác đã khẳng định con người là yếu tố có vai trò nhất, quyết địnhnhất trong lực lượng sản xuất của xã hội, mà hơn nữa, con người đóng vai tròchủ thể hoạt động của quá trình lịch sử Con người vừa là điểm khởi đầu, vừa
là điểm kết thúc; đồng thời, vừa là trung tâm của mọi biến đổi lịch sử, là chủthể chân chính của các quá trình xã hội Thông qua hoạt động sản xuất vậtchất, con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình và lịch sử xã hội loàingười "Lực lượng sản xuất chủ yếu của nhân loại, là công nhân" 26, tr.430 Giống như C Mác, V.I Lê-nin đặt con người vào vị trí hàng đầu Qua
đó cho thấy các ông nhấn mạnh vai trò người công nhân, giai cấp tiến tiến,nghĩa là nhấn mạnh đến "Chất lượng" của lao động - lực lượng sản xuất Tiêuchí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thếgiới là sự phát triển con người Một đất nước chỉ được coi là phát triển khi ở
đó chất lượng sống của con người ngày càng cao, năng lực sáng tạo của conngười ngày càng phát triển
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn chúng ta là: "Việc gì có lợi cho dân, taphải hết sức làm Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh"36, tr.56 - 57
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì ta phải trồngngười"37, tr.222 và "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có conngười xã hội chủ nghĩa"38, tr.310 Khi nói đến con người với tư cách "ngườichủ xã hội" là cái "vốn quý nhất", là lực lượng xây dựng thành công chủnghĩa xã hội, Người không chỉ nói đến trí tuệ, tài năng, sức khỏe của conngười, mà còn nói tới nhiều yếu tố khác ở con người, trong đó có những giá
Trang 23trị xã hội được kết tinh trong bản thân từng con người thông qua hoạt độngthực tiễn cách mạng và cải tạo xã hội.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trên, trong Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta một lần
nữa khẳng định: "Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời
là chủ thể phát triển Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền conngười với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhândân Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từngtập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xâydựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệmcông dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; cótinh thần quốc tế chân chính"7, tr.6
Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa và đưa sự nghiệp cách mạng thành công ở mộtnước vẫn còn tình trạng lạc hậu như nước ta, chúng ta không thể không xuấtphát từ tinh thần nhân văn sâu sắc; không thể không phát triển con người ViệtNam, nâng đội ngũ những người lao động nước ta lên một tầm cao chất lượngmới Đó là động lực mạnh mẽ nhất giúp chúng ta mau chóng thoát khỏi nghèonàn, lạc hậu và xây dựng xã hội "công bằng, nhân ái", một xã hội "thực sự tốtđẹp và tiến bộ", mang bản sắc dân tộc và hiện đại Đại hội VIII của Đảng đãkhẳng định: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn conngười Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa"8, tr.21
Với thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta, với bối cảnh quốc tế và khu vực hiện thời, để pháttriển con người Việt Nam, "bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người", chúng
ta "nhất thiết phải từng bước hiện thực hóa đất nước và đời sống xã hội".Chúng ta "chỉ có thể tăng trưởng nguồn lực con người khi quá trình hiện đại
Trang 24hóa các ngành giáo dục, văn hóa, văn nghệ, bảo vệ sức khỏe, dân số và kếhoạch hóa gia đình gắn liền với kế thừa và phát huy những giá trị truyềnthống và bản sắc dân tộc"9, tr.6 Chính vì vậy, mọi kế hoạch xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối liên hệ không thể tách rờivới kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm,niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng dân tộcViệt Nam, cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số lượng,mạnh về chất lượng, đủ sức đáp ứng và đảm đương những đòi hỏi ngày càngcao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển con người là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa trực tiếp, trướcmắt, mà còn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, lâu dài Mọi chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm quán triệt tư tưởngchăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu pháttriển toàn diện con người Việt Nam
Trong thế giới hiện đại, khi chuyển sang nền kinh tế dựa chủ yếu vàotri thức và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta ngày càngnhận thức rõ hơn về vai trò quyết định của con người trong phát triển, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố, động lực quan trọng nhất của sựtăng trưởng kinh tế bền vững Nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là conngười được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinhnghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành "nguồn vốn - vốn con người, vốn nhânlực" Bởi vì, trong nền kinh tế toàn cầu đầy biến động và cạnh tranh quyếtliệt, lúc này ưu thế cạnh tranh nghiêng về các quốc gia có nguồn nhân lựcchất lượng cao, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và xã hội ổn định
Tầm quan trọng của nguồn lực con người không chỉ dừng lại ở nhậnthức lý thuyết, ở tư duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách,
mà điều này luôn luôn được khẳng định trong cuộc sống sinh động Nguồnlực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, luôn luôn là nguồn
Trang 25lực to lớn của sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố vật chất quan trọng nhất,quyết định nhất của lực lượng sản xuất, của kinh tế, của xã hội, trực tiếp sửdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào quá trình sản xuất, và do
đó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăng trưởng kinh tế
Thực tế này thấy rất rõ ở mô hình tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trênthế giới và trong khu vực Đồng thời, cũng được chứng minh từ thực tế ViệtNam qua gần 30 năm đổi mới Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước
đã có nhiều chính sách phát huy mọi nguồn lực, nhất là nội lực nguồn nhânlực, lao động lành nghề, lao động chất xám tạo ra sản phẩm có hàm lượng trítuệ cao đã góp phần tăng trưởng kinh tế nước ta ở mức cao và ổn định, nhiềusản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu
Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợithế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh
tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đạihóa Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng caodựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con ngườiViệt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại10, tr.87 - 88
Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam đặc biệt quantrọng cho sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế Cho nên, cần tạo ra và cải thiện tất cả các điều kiện cần thiết để phát triểnnguồn nhân lực nhanh, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp bách của côngcuộc đổi mới, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh quốc tế
* Từ yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay
Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI, đã đánh giá những thành tựu, hạn
chế khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII Một trong những hạnchế nhất là làm chậm tiến trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia
Trang 26Đó là: Chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào đạo còn phát triển chậm so với yêucầu, chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làmviệc Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạchậu, thiếu thực chất Một bộ phận đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyếtthậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp Đầu tư cho giáo dục - đào tạo chưahiệu quả Do đó, Đảng ta xác định phải tiến hành đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Đầu tư chogiáo dục được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình phát triểnkinh tế - xã hội
* Từ thực tế giữa chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực ngành Giáo dục tiểu học nói riêng còn có sự bất cập trước đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Đây là mối quan hệ biện chứng: Ở địa phương nào, trong thời điểm nào,chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm, thì ở địa phương đó, thời điểm đótình hình kinh tế - xã hội được nâng cao Theo Báo cáo kết quả thực hiệnnhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010 của Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa, vềkinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân 13,3% (tăng 3,5% kế hoạch năm) thìđến năm 2014, chỉ tăng 6,4% so với năm 2013 một trong những nguyênnhân căn bản chính là ở nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực Làmột Huyện thuần nông, lao động dồi dào, nhưng chất lượng chưa được quantâm đúng mức, cho nên ngày càng không đáp ứng yêu cầu phát triển trongtình hình mới Vì vậy, để phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở địa phương,phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nâng cao chất lượngnguồn nhân lực ngành Giáo dục tiểu học
Trang 271.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
* Sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Là huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất gắn liền với nền văn minhlúa nước sông Hồng, cũng chính là nền văn hóa Đông Sơn thời đại các vuaHùng dựng nước, Ứng Hòa là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế nôngnghiệp, có bề dầy bản sắc văn hoá, có vị trí quan trọng về quân sự Với tiềmnăng về đất đai, sức lao động, kinh tế và vị thế về quân sự đã làm cho ỨngHòa có vị trí quan trọng về kinh tế và chính trị Hơn nữa, Ứng Hòa có diệntích rộng, dân số đông Trong các tầng lớp dân cư, số tiểu tri thức nông thônkhông ít Một số là thợ thuyền làm ăn sinh sống tại thành thị nhưng vẫn gắn
bó với làng quê Một số nhà khoa bảng tâm huyết có ảnh hưởng khá sâu sắcđối với quê hương Gần quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, tiện đường giaothông, các tầng lớp dân cư lại đa dạng nên việc giao lưu kinh tế, xã hội, chínhtrị giữa Ứng Hòa với các vùng lân cận, nhất là đối với quận Hà Đông, thànhphố Hà Nội khá nhanh nhạy Nhân dân Ứng Hòa sinh sống chủ yếu là làmruộng Sản xuất lương thực, cây lúa là cây trồng chủ yếu của nhân dân Ngoài
ra, nhân dân còn trồng các loại hoa màu, như: Ngô, khoai, lạc, đậu, có nơitrồng dâu nuôi tằm, phát triển chăn nuôi Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, ỨngHòa cũng có nhiều nghề thủ công
Điều kiện kinh tế - xã hội ấy đã ảnh hưởng đến toàn ngành Giáo dục vàviệc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Giáo dục của huyện ỨngHòa, thành phố Hà Nội
* Thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo của các đơn vị trên địa bàn Huyện
Hiện nay, phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của toàn ngành Giáo dục của Huyện Bởi lẽ, sự phát triển ấy là nhân tố
Trang 28chủ quan và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũgiáo viên và nhà quản lý Giáo dục nói chung và của bậc tiểu học nói riêng Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chínhquyền và nhân dân địa phương, giáo dục - đào tạo ở huyện Ứng Hòa, thànhphố Hà Nội có nhiều thay đổi tích cực: Trình độ giáo viên không ngừng đượcnâng lên, theo đó, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trong Huyệnđược cải thiền đáng kể Số giáo viên và học sinh tham gia các cuộc thi đạtthành tích cao tăng lên Đặc biệt, nhân dân trong toàn Huyện ngày càng quantâm đến giáo dục Song, bên cạnh đó, giáo dục của Huyện chưa thực sựvững chắc, kết quả giáo dục các cấp, đặc biệt, bậc tiểu học chưa thực sự phảnánh đúng về sự phát triển nhân cách và nhận thức của học sinh; đội ngũ giáoviên, nhà quản lý Giáo dục còn nhiều hạn chế
Đó là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến nâng cao chất lượngnguồn nhân lực ngành Giáo dục nói chung và của bậc tiểu học nói riêng củahuyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
* Các chính sách và khả năng đầu tư của Chính phủ cho giáo dục và đào tạo
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo mà trọng tâm là chính sáchphát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo thể hiện ở đường lối, chủtrương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, được ghi nhận trongcác nghị quyết của đại hội Đảng và các Nghị quyết của các hội nghị BanChấp hành Trung ương Đảng Từ đó, hàng loạt các chính sách phát triển ởlĩnh vực giáo dục và đào tạo của Chính phủ, như: Chính sách mở rộng các cơ
sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Giáo dục, sự mở rộng về quy mô sinhviên các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản
lý giáo dục; chính sách tăng cường biên chế cho ngành Giáo dục Đó là nhân
tố tác động đến việc đầu tư, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcngành Giáo dục của thành phố Hà Nội và của huyện Ứng Hòa
Trang 29Đầu tư cho giáo dục và đào tạo, trong đó chủ yếu là việc đầu tư cho độingũ nhân lực của Ngành, đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lượngđào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Việc đầu tư ấy gồm: Ngân sách nhànước dành cho chi trả lương, chi cho phụ cấp ưu đãi; chi cho đào tạo, bồidưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lýgiáo dục; chi cho việc đầu tư ở các trường Sư phạm, trường đào tạo cán bộquản lý giáo dục, ở các viện nghiên cứu Giáo dục; chi cho việc nghiên cứukhoa học, khảo sát thực tế trong nước và ngoài nước Bên cạnh đó, việc huyđộng sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác cho giáo dục mà nòng cốt lànhân lực giáo dục và đào tạo, một trong những giải pháp hữu ích nhất để đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao và là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng, pháttriển nền kinh tế.
* Thói quen, phong tục, tập quán của nhân dân trong Huyện
Ứng Hòa có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước đấu tranh bảo
vệ quê hương, đất nước và truyền thống hiếu học, luôn được phát huy trongquá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Từ xưa, khi cư dân mới quần tụ
về đây đoàn kết nương tựa vào nhau cùng khai phá mảnh đất hoang dã, tạodựng quê hương, làng xã Cả một vùng quê đất đai mầu mỡ, nhiều làng xómtrù phú, yên vui hôm nay là thành quả lao động ngàn năm của ông cha để lại
Đó là quá trình hình thành và tạo nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo,những bàn tay tài khéo của nhân dân lao động Ứng Hòa Trong quá trình laođộng tạo dựng quê hương, nhân dân Ứng Hòa đã dựng xây nên những côngtrình kiến trúc như đình, chùa, miếu vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linhvừa thể hiện bề dầy truyền thống của quê hương
Ứng Hòa là huyện có truyền thống hiếu học, phong trào giáo dục và đàotạo phát triển mạnh cả về quy mô, chất lượng dạy và học, trình độ đội ngũgiáo viên và cán bộ quản lý giáo dục luôn được quan tâm, chú trọng HuyệnỨng Hòa trước đây cũng được xếp vào loại đã sản sinh ra nhiều nhà nho học,
Trang 30đỗ đạt cao, tên tuổi được ghi ở bia của Văn Miếu Từ khoa thi nho giáo đầutiên đến khoa thi nho giáo cuối cùng, Ứng Hòa có 32 vị đỗ Tiến sĩ Đó là điều
tự hào về truyền thống ham học trên địa bàn huyện Ngày nay, truyền thốngtốt đẹp đó được phát huy, đã có nhiều người đỗ đạt cao tiêu biểu, nhất là giáo
sư Ngô Bảo Châu Bên cạnh truyền thống tốt đẹp đó, trong nhận thức củamột bộ phận nhỏ người dân trong Huyện chưa thực sự “tôn trọng” nghềgiáo làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của ngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
* Chất lượng nguồn nhân lực đầu vào ngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa
Nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực ngành Giáo dục của huyệnỨng Hòa, thành phố Hà Nội nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượngđầu vào Ở bậc tiểu học ngành Giáo dục của Huyện, hầu hết chất lượng đầuvào không cao Đây vừa là yếu tố chủ quan và khách quan xuất phát từ nhậnthức chung của xã hội về ngành Giáo dục Từ nhận thức: “Nhất y nhì dược,tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm” của xã hội đã dẫn đến học sinh phổthông loại giỏi, khá tham gia dự thi vào ngành sư phạm không nhiều Hơnnữa, học sinh thi vào ngành sư phạm hiện nay của huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội, sau khi ra trường rất khó tìm được việc làm Chính vì vậy, chấtlượng đầu vào của nguồn nhân lực ngành Giáo dục toàn Huyện thấp Đâychính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của ngành Giáo dục
*
* *
Nguồn nhân lực có vai trò to lớn đối với sự phát triển của mọi quốc giatrên thế giới Ở Việt Nam, nguồn nhân lực càng cần thiết cho thực hiện pháttriển bền vững ở mọi ngành, mọi lĩnh vực để phát triển kinh tế - xã hội làmtăng giá trị của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, thực
Trang 31hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Chính
vì vậy, muốn có nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng và chất lượng đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,tất yếu phải quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đặc biệt là nângcao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục nói chung, ở bậc tiểu học nóiriêng Sự phát triển của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũgiáo viên và nhà quản lý giáo dục Bởi đây là nguồn nhân lực tạo ra chấtlượng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước Là một đơn vị hành chính củathành phố Hà Nội, trái tim của cả nước, nguồn nhân lực ngành Giáo dục bậctiểu học của huyện Ứng Hòa có vai trò lớn trong tạo ra nguồn nhân lực chođịa phương, trước hết, nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Giáo dục trongHuyện và thành phố Hà Nội Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngànhGiáo dục của Huyện cần phải chú ý đến đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởngđến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Giáo dục bậc tiểuhọc, đặc biệt là giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục bậc tiểu học
Trang 322013 tỷ lệ học sinh giỏi xếp thứ 02 toàn thành phố Sự nâng lên về chất lượngcủa giáo dục Huyện đã phản ánh được chất lượng của đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý giáo dục, bởi vì, kết quả đó chính là sản phẩm trực tiếp của họ.Kết quả ấy được minh chứng qua các năm sau:
Năm học 2010 - 2011, chất lượng giáo dục ở các bậc được nâng lên; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tích cực công tác và tham gia các Hội thi đạt kết quả cao qua đó nâng cao tay nghề Cụ thể:
Bậc mầm non, số trẻ được ăn tại trường 8100 cháu đạt: 81.6%, tăng so
với cùng kỳ năm học trước 1.6%, nhất là dinh dưỡng và an toàn thực phẩmcủa các bữa ăn được các trường trú trọng quan tâm Thường xuyên theo dõisức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, tiêm chủng định kỳ cho trẻ đạt100% Kết quả: Chất lượng chuyên môn đã được nâng lên rõ rệt, hoạt độngvui chơi , học tập của các cháu có hiệu quả, thể chất của các cháu được tănglên rõ rệt cụ thể tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt 93.2%, so với đầu năm học
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 02%
Thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi: 73 người dự thi Kếtquả đạt: 03 nhất, 03 nhì, 06 ba; 63/73 nữ giáo viên được công nhận giáo viêndạy giỏi cấp huyện
Trang 33Bậc tiểu học, đánh giá bằng điểm số: Học lực: giỏi 32.6%; Khá 39.5%;
Trung bình 24.4%; Yếu 3.5 %; Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 99 %: Thựchiện chưa đầy đủ: 01%
Kết quả thi học sinh giỏi 02 môn Toán và Tiếng việt Kết quả thi giáoviên dạy giỏi : Có 48/ 56 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện; trong đó
có 04 giải nhất, 04 giải nhì, 04 giải ba
Bậc Trung học cơ sở, kết quả học lực: Giỏi: 1670 em đạt 15.85% Khá:
4079 em ; đạt 38.7%, Trung bình: 3693 em; đạt 35.4%, Yếu: 1065 em; đạt10.11%, Kém: 32 em; đạt 0.3% Kết quả giáo dục đạo đức học sinh: Tốt:
6929 em đạt 65.75% ; Khá: 2677 em đạt 25.4%; Trung bình : 852 em đạt 8.08
%; Yếu: 81 em đạt 0.77%; Về thi giáo viên dạy giỏi: tổng số có 83 giáo viên
dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Kết quả đạt cấp huyện có 72/83 giáo viên,trong đó có 05 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
Đội ngũ nhà giáo dần ổn định tương đối đủ về số lượng, tăng dần chấtlượng, tỷ lệ vượt chuẩn trên 68 %, ổn định về tư tưởng chính trị, yên tâm côngtác, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành: 2819 người; trong đó:Cán bộ quản lý: 224 ngưòi; Giáo viên:2184 Ngưòi; Nhân viên:411 người;trình độ chuyên môn: đại học: 663 ngưòi; Cao đẳng: 1040 người; Trung cấp:
1112 người; Sơ cấp: 04 người
Trên 70 % cán bộ, giáo viên nhân viên biết ứng dụng công nghệ thôngtin vào trong hoạt động quản lý và giảng dạy Trình độ lý luận chính trị: 78đồng chí có trình độ trung cấp lý luận Trình độ quản lý giáo dục: 368 người.Trình độ quản lý nhà nước: 113 người; Số cán bộ công nhân viên được thamgia bảo hiểm xã hội: 2670 người
Năm học 2013 - 2014, kết quả học tập và rèn luyện, thi học sinh giỏi các cấp đạt được của học sinh về cơ bản tăng lên so với năm trước; kết quả thi
Trang 34giáo viên giỏi, thanh tra toàn diện cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng tăng lên.
Bậc mầm non, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% và được học 2 buổi
/ngày Chất lượng giáo dục mầm non được nâng lên rõ rệt, hoạt động vui
chơi, học tập của các cháu có hiệu quả, có nề nếp tốt 100% số trường đã
tổ chức ăn cho trẻ dưới nhiều hình thức như: ăn bán trú, ăn chính, ăn phụ
Số trẻ được ăn tại trường: 10672 cháu, tăng dần so với đầu năm học.Mức ăn cao nhất: 12.000đ/trẻ/ngày; thấp nhất 10.000đ/trẻ/ ngày 100 % số trẻđược khám sức khoẻ định kỳ và uống vitamin A, tẩy giun, theo dõi sức khỏebằng kênh biểu đồ tăng trưởng Kết quả: Số trẻ phát triển bình thường: Nhàtrẻ: 2190 cháu đạt: 90.1% Mẫu giáo: 7589 cháu đạt: 92.1%
Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên cả số lượng chấtlượng Số lượng giáo viên tham gia dự thi cấp huyện có 82/96 nữ giáo viên đạtgiáo viên dạy giỏi cấp huyện trong đó giải nhất 03 người, giải nhì 03 người
Bậc tiểu học, toàn huyện có 12.868 em/487 lớp với kết quả hai mặt giáo
dục như sau: *Về học lực: Môn Tiếng Việt: Giỏi 41,86%; Khá 37,08%; Trungbình 19,88%, Yếu 1,17% Môn Toán: Giỏi 50,19%; Khá 30,41%; Trung bình18,01%; Yếu 1,39% *Về hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 99,5%; Chưa thựchiện đầy đủ 0,5%
Toàn cấp Tiểu học có 43 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện,kết quả: 40/43 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện; trong đó có 03 giảinhất, 04 giải nhì, 06 giải ba 03 giáo viên nữ tham gia dự thi cấp thành phố đạt
01 giải ba, 02 giải khuyến khích
Bậc Trung học cơ sở, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tinh
thần Chỉ thị số 4899/2009/CT-BGD&ĐT “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáodục thực hiện một đổi mới phương pháp dạy học và quản lý Mỗi trường cómột kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học”chỉ đạo mỗi giáo viên,mỗi nhà trường chọn ra một đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 35Nhiều trường, nhiều giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin tronggiảng dạy, tạo cho giờ học sinh động, giúp cho học sinh hứng thú học tập.Công tác kiểm tra đánh giá học sinh gắn với việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạyhọc được thực hiện có hiệu quả Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạohọc sinh kém được duy trì thường xuyên trong năm học
Thi học sinh giỏi cấp Huyện,thi chọn học sinh giỏi lớp 9 có 849 học sinhtham dự thi với 10 môn thi là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử,Địa lý, Tiếng Anh, Giáo dục công dân và Tin học Kết quả 517 học sinh đạt họcsinh giỏi cấp huyện với 41 giải nhất, 68 giải nhì, 72 giải ba và 180 giải khuyếnkhích Thi giải Toán trên Internet cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9 có 119 học sinh thamgia, kết quả được công nhận cấp huyện đạt 90 học sinh trong đó 04 giải nhất,04giải nhì và 04 giải ba Thi Olympic Tiếng Anh lớp 9 kết quả công nhận cấphuyện đạt 25 học sinh trong đó 02 giải nhất, 02 giải nhì, 07 giải ba và 14 giảikhuyến khích Thi học sinh giỏi cấp thành phố,thi giải Toán trên internet đạt 27giải gồm 04 giải nhì, 06 giải ba và 17 giải khuyến khích; đặc biệt, đạt 01giải bạccấp quốc gia Các môn văn hoá lớp 9 đạt 63 giải gồm: 02 giải nhất,19 giải nhì, 25giải ba, 21 giải khuyến khích; chia điểm bình quân Ứng Hoà xếp thứ 6/29 quậnhuyện Thi học sinh giỏi kỹ thuật lớp 9 đạt 04 giải trong đó có: 01 giải nhì ,01 giải
ba và 02 giải khuyến khích
Kết quả 2 mặt giáo dục học sinh: Xếp loại hạnh kiểm: Tốt: 74,68%tăng 3.89 % so với năm trước Khá: 19,47% giảm 2,41 % so với năm trước.Trung bình: 5,26% giảm 1,13 % so với năm trước Yếu: 0,59% giảm 0,35 %
so với năm trước Xếp loại học lực: Giỏi: 21,3% tăng 1.82 % so với nămtrước Khá : 39,78% tăng 0,48 % so với năm trước TB: 31,7 % giảm 1,86 %
so với năm trước Yếu: 6,91 % giảm 0,55 % so với năm trước Kém: 0,3 %tăng 0,11 % so với năm trước
Thi giáo viên dạy giỏi: Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện có
28 giáo viên dự thi kết quả: 26 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên chủ nhiệm
Trang 36giỏi trong đó có 02 giải nhất, 01 giải nhì 01 giải ba, chọn 02 đồng chí dự hộithi cấp Thành phố kết quả đạt: 01 giải ba, 01 giải khuyến khích Thi giáo viêndạy giỏi các môn: Toán, Sinh học, Ngoại ngữ cấp huyện có 80 giáo viên thamgia dự thi kết quả: 70 giáo viên đạt giải cấp huyên Trong đó có 06 giải nhất,
03 giải nhì, 06 giải ba Tham dự cấp thành phố: đạt 02 giải nhì, 02 giải ba, 02
Số giáo viên thanh tra Liên đoàn lao động: 345 giáo viên tỷ lệ 14,5%.Đạt loại tốt: 131; Loại khá: 137; Đạt yêu cầu: 63; không có đơn vị và giáoviên nào vi phạm quy chế chuyên môn
2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục bậc tiểu học huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
2.2.1 Thành tựu và hạn chế
* Thành tựu
Trong 5 năm qua, nguồn nhân lực của ngành Giáo dục bậc tiểu họchuyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội chịu tác động của một loạt các vấn đề vềkinh tế - xã hội của Huyện, như: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, việc xóa đói giảmnghèo có nhiều tích cực, song chưa đáp ứng với mục tiêu; giảm nghèo đạtthấp, việc tái nghèo còn diễn ra ở các địa phương Tỷ lệ tăng dân số tự nhiêncòn cao, chưa đạt mục tiêu do tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao(do nhận thức của nhân dân một số địa phương còn hạn chế) Công tác truyềnthông dân số và áp dụng các biện pháp sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình cónhiều tích cực, song kết quả đạt được chưa đáp ứng được so với mục tiêu Đạihội đề ra Xây dựng trường Trung học phổ thông đạt chuẩn cũng chưa đạtmục tiêu đề ra vì đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế
do ảnh hưởng kinh tế nên vốn đầu tư còn hạn hẹp Một số trường mặc dù đãđăng ký xây dựng đạt chuẩn, song quá trình phấn đấu, xây dựng cơ sở vậtchất chưa đạt được so với quy định Các đơn vị đăng ký xây dựng cơ quan,đơn vị được công nhận là cơ quan văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực,
Trang 37nhưng còn vướng mắc các chỉ tiêu, tiêu chí nên chưa đủ điều kiện để xét côngnhận là cơ quan văn hóa Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố cả thuậnlợi và khó khăn trên, nhưng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bậctiểu học của ngành Giáo dục huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội được nânglên cả về số lượng và chất lượng
Số lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có sự thay đổi ngày càng hợp lý hóa hơn.
Năm 2014, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý ngành Giáo dục bậctiểu học của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội chiếm 33,83% (bậc mầmnon chiếm 38,22%; bậc trung học cơ sở chiếm 27,91%) - Phòng Giáo dục
và Đào tạo quản lý
So với số lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bậc tiểu học toànHuyện thì số cán bộ quản lý giáo dục chiếm 8,23% (hiệu trưởng, phó hiệutrưởng của các trường tiểu học trong toàn huyện Ứng Hòa lần lượt là: 3,74%,4,49%); đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy ở các môn theo quy định chiếm91,76% người (trong biên chế chiếm 96,15%; hợp đồng 3,85% - so với sốlượng giáo viên tiểu học toàn Huyện) Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýGiáo dục bậc tiểu học ở trên được biên chế cho 30 trường tiểu học trong toànhuyện Ứng Hòa Sự biên chế ấy không đồng đều giữa các trường (xem Phụlục 1), do địa bàn và diện tích của các trường không giống nhau, số lượng họcsinh đi học giữa các trường không đồng đều
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý bậc tiểu học ngành Giáo dục củahuyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội có sự thay đổi theo từng năm Cụ thể:Năm 2010, tổng số giáo viên 785 người Nhưng số lượng giáo viên tiểuhọc của Huyện có sự thay đổi theo từng năm, đó là một yêu cầu tất yếu trong
xu thế phát triển giáo dục và đào tạo chung Sự biến động ấy theo các năm
2012, 2014 lần lượt là 793 người (tăng 1,02% so với năm 2010), 801 người(tăng 1,01 % so với năm 2012) Sự tăng hay giảm về số lượng đội ngũ giáo
Trang 38viên, nhà quản lý giáo dục phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách, kế hoạchnâng cao chất lượng giáo dục của Huyện, trực tiếp là việc nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục Songsong với việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học, các cơ quan chứcnăng rất quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục,nhân tố trực tiếp đem lại chất lượng giáo dục của Huyện.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có sự thay đổi Năm 2010, tổng số cán
bộ quản lý ngành Giáo dục bậc tiểu học của huyện Ứng Hòa, thành phố HàNội là 67 người Nhưng con số ấy của các năm 2012, 2014 lần lượt là: 67người (không tăng) và 66 người (giảm 1,49% so với năm 2012) Toàn huyệnỨng Hòa có 30 trường tiểu học, nếu phân bổ đúng biên chế có 66 cán bộ quản
lý Sở dĩ năm 2010 và 2012 biên chế lên 67 người là do xếp chồng 2 hiệu phótrong một trường (trường tiểu học Trường Thịnh) 40
Chất lượng của đội ngũ giáo viên và người quản lý giáo dục không ngừng tăng lên
Thứ nhất, về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tiểu học, thể
hiện qua việc đánh giá về trình độ học vấn và mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Một là, đánh giá theo trình độ học vấn (bằng cấp), năm 2010, 100% cán
bộ quản lý của Ngành đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 98,12% cán bộquản lý ngành Giáo dục bậc tiểu học của Huyện đạt trình độ trên chuẩn;60,25% đạt trình độ đại học, 18,32% đạt trình độ cao đẳng; 21,43% đạt chuẩn.Năm 2012, 100% cán bộ quản lý đạt trình độ trên chuẩn; trong đó, 70,10%đạt trình độ đại học, 29,90% đạt trình độ cao đẳng Năm 2014, 100% cán bộquản lý bậc tiểu học ngành Giáo dục của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
có trình độ trên chuẩn (từ Cao đẳng trở lên); trong đó, số người có trình độ đạihọc chiếm 75,75%; có trình độ cao đẳng chiếm 24,24% 41 Chuyên ngànhđào tạo lần lượt theo các năm 2010, 2012, 2014 là: Chuyên ngành đào tạo tiểu
Trang 39học chiếm: 79,25%; 80,00%; 81,81%; quản lý giáo dục chiếm: 0,00%; 2,50%;3,03%; các chuyên ngành khác chiếm: 20.75; 17,50%; 15,15%
Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý không ngừng tăng lên Sựtăng lên ấy, một mặt, được tổ chức tạo điều kiện đi học, bồi dưỡng, học tậpchuyên đề theo kế hoạch hằng năm của Ngành, mặt khác, một số cán bộquản lý giáo dục chủ động, đề xuất tự đi học đào tạo bằng nguồn kinh phícủa cá nhân, dưới nhiều hình thức học tập, như: Đào tạo từ xa, đào tạochuyên tu, đào tạo hàm thụ đại học Mặc dù, cán bộ quản lý giáo dục tạicác trường tiểu học trong toàn Huyện vừa công tác, vừa đi học, tự học,nhưng chất lượng quản lý của nhiều cán bộ quản lý tương đối tốt Tổng hợpkết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, hiệu phó các trường tiểu học huyệnỨng Hòa, thành phố Hà Nội các năm 2010, 2012, 2014 chứng minh rất rõkết quả trên (xem phụ lục 2)
Hai là, đánh giá theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năm 2010, mức độ
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 10,00%; mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ là83,33%; mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là6,67% Trong tổng số các phó hiệu trưởng các trường tiểu học trong toànhuyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội: Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là89,19%; mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ là 10,81% Năm 2012, Mức độhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 76,76%; mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ là16,67%; mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là6,66% Trong tổng số các phó hiệu trưởng các trường tiểu học trong toànhuyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội: Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là70,27%; mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ là 27,03%; hoàn thành nhiệm vụnhưng có mặt còn hạn chế là 2,70% Năm 2014, trong tổng số Hiệu trưởngcác trường tiểu học trong toàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội: Mức độhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 10%; mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ là83,33%; mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là
Trang 406,66% Trong tổng số các phó hiệu trưởng các trường tiểu học trong toànhuyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội: Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là91,66%; mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ là 8,33%.43.
Thứ hai, về chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học trong toàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội được thể hiện theo các cách tiếp cận (đánh giá theo
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đánh giá theo chuyên môn, nghiệp vụ;đánh giá theo trình độ học vấn - văn bằng, chứng chỉ; đánh giá theo kết quảphân loại giáo viên) kết quả đánh giá cụ thể như sau:
Một là, đánh giá theo phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năm 2010,
xếp loại tốt chiếm 91,68%, xếp loại khá chiếm 8,07%, xếp loại trung bìnhchiếm 0,25 %; xếp loại kém chiếm 0,00% Năm 2012, xếp loại tốt chiếm92,82%, xếp loại khá chiếm 7,06%, xếp loại trung bình chiếm 0,12 %; xếploại kém chiếm 0,00% Năm 2014, xếp loại tốt chiếm 91,63%, xếp loại kháchiếm 8,11%, xếp loại kém chiếm 0,25%
Hai là, đánh giá theo chuyên môn, nghiệp vụ, năm 2010, xếp loại giỏi
chiếm 49,56%, xếp loại khá chiếm 48,80%, xếp loại trung bình chiếm 1,64%,xếp loại kém chiếm 0,00% Năm 2012, xếp loại giỏi chiếm 43,81%, xếp loạikhá chiếm 53,96%, xếp loại trung bình chiếm 2,23%, xếp loại kém chiếm0,00% Năm 2014, xếp loại giỏi chiếm 47,56%, xếp loại khá chiếm 50,93%,xếp loại trung bình chiếm 1,37%, xếp loại kém chiếm 0,12%
Ba là, đánh giá theo kết quả phân loại giáo viên, kết quả cụ thể như sau:
Năm 2010, xếp loại xuất sắc chiếm 37,96%; xếp loại khá chiếm 60,15%;xếp loại trung bình chiếm 1,89%; xếp loại kém chiếm 0,00% Năm 2012, xếploại xuất sắc chiếm 38,00%; xếp loại khá chiếm 60,15%; xếp loại trung bìnhchiếm 1,86%; xếp loại kém chiếm 0,00% Năm 2014, xếp loại xuất sắc chiếm42,32%; xếp loại khá chiếm 56,05%; xếp loại trung bình chiếm 1,73%; xếploại kém chiếm 0,25%