1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật việt nam

88 704 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 370 KB

Nội dung

Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật việt nam Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật việt nam Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật việt nam Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật việt nam Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật việt nam

Trang 1

Mục lục

Lời nói đầu

Chương I Khái quát chung về tranh chấp lao động và đình công

I Tranh chấp lao động tập thể – xuất phát điểm của đình công

II Các vấn đề lý luận về đình công theo pháp luật lao động Việt Nam

Chương II Pháp luật về giải quyết đình công và thực tiễn giải quyết đình công ở Việt Nam I Thủ tục giải quyết các cuộc đình công

II Thực trạng đình công ở Việt Nam

Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

I Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện các quy định pháp luật về đình công và giải quyết đình công

II Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

Kết luận

Trang 2

Lời nói đầu

Ngày 11/04/1996, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam khoá IV đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết cáctranh chấp lao động và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996 Pháp lệnh này cùngvới Bộ luật lao động đã tạo ra khung pháp lý tương đối đầy đủ và đồng bộ đốivới việc giải quyết các tranh chấp lao động và các cuộc đình công, đảm bảoquyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động Gópphần phát triển mối quan hệ lao động hài hoà và ổn định, thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

Trong những năm qua, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về kinh

tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu Châu á Sự thành công đó bắtnguồn từ quyết tâm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa để đưa đất nước tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hóa Sự quyết tâmnày được Việt Nam thể hiện qua các cơ chế, chính sách thông thoáng nhưLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp, Luật ưu đãi đầu tư.Môi trường đầu tư thuận lợi, sự phát triển nhanh chóng của nhiều thành phầnkinh tế, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp hoạtđộng theo Luật doanh nghiệp, lực lượng lao động ngày càng đông, rất đa dạng

và số lượng các doanh nghiệp cũng tăng với số lượng lớn Mặc dù pháp luậtlao động hướng dẫn khuyến khích các bên trong quan hệ lao động xây dựngquan hệ lao động hài hoà ổn định nhưng trên thực tế trong những năm qua, donhiều lý do khác nhau từ cả hai phía: người lao động và người sử dụng laođộng ngày càng nảy sinh nhiều những bất đồng về lợi ích của các bên dẫn đếntranh chấp lao động Tranh chấp lao động đã và đang dần trở thành một vấn

đề nhạy cảm Nhất là đình công, nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổnđịnh không chỉ của doanh nghiệp, của một khu vực kinh tế, một vùng miền

mà còn ảnh hưởng cả tới nền kinh tế của đất nước

Đình công là đỉnh cao, diễn biến cuối cùng của tranh chấp lao động tậpthể Khi xảy ra đình công sẽ gây bất lợi cho người sử dụng lao động, người

Trang 3

lao động, cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó,đình công còn gây tác động xấu tới dư luận xã hội, ảnh hưởng lớn tới sự pháttriển kinh tế và môi trường đầu tư ở Việt Nam Những năm qua đình côngngày càng gia tăng về số lượng người tham gia đình công và số lượng cuộcđình công Đặc biệt là xảy ra tại các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanhnghiệp, doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây chú ý lớn với dư luận xã hội, tạo

ra bức xúc lớn với nền kinh tế Vấn đề này đang là sự quan tâm của Chínhphủ Việt Nam, các nhà làm luật Việt Nam, người sử dụng lao động, người laođộng và của cả nền kinh tế Việt Nam

Do vậy nghiên cứu về vấn đề đình công cả về trên bình diện lý luận vàthực tiễn là rất cần thiết và mang tính thời sự sâu sắc Với nhận thức của mình

và kiến thức có được khi học tại khoa Luật - ĐH Quốc gia, tôi chọn đề tài:

“Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp

luật Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn nghiên

cứu sâu hơn về một phần kiến thức đã học và có thể góp một số ý kiến nhỏ vềmột vấn đề đang được xã hội rất quan tâm là “Đình công”

Khóa luận này được thực hiện với mục đích làm sáng tỏ mặt lý luận vềtranh chấp lao động và đình công, hiểu được vấn đề thực tiễn về đình công tạiViệt Nam qua đó tạo cơ sở cho việc tìm ra những phương hướng nhằm hạnchế đình công, giải quyết đình công nhằm tránh gây thiệt hại cho các bêntham gia quan lao động và giảm thiểu thiệt hại, uy tín của nền kinh tế ViệtNam Góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quanđến đình công

Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt quá trình hoàn thành khóa luậnnày là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin, phươngpháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, đánh giá và tổng hợp các thông tin, tư liệulàm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu Phương pháp thống kê: thống kê các

vụ đình công đã xảy ra ở Việt Nam và diễn biến, cách giải quyết các vụ đìnhcông đó, phương pháp tổng hợp…

Trang 4

Với mục đích, yêu cầu và phương pháp nghiên cứu, khoá luận nàyđược xây dựng theo kết cấu gồm 3 chương:

Chương I: Khái quát chung về tranh chấp lao động và đình công.

Chương II: Pháp luật về giải quyết đình công và thực tiễn giải quyết

đình công ở Việt Nam

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp

luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

Vì vấn đề đình công là rất mới mẻ và do kiến thức còn hạn chế nênkhóa luận này sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo Khoa Luật - ĐH Quốcgia Hà Nội

Trong quá trình hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của các thầy cô giáo bộ môn Luật kinh doanh, các bạn cùng lớpK28 VHVL và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của………

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

Chương I Khái quát chung về tranh chấp lao động và đình công

I Tranh chấp lao động tập thể – xuất phát điểm của đình công.

1 Quan hệ lao động và tranh chấp lao động.

1.1 Quan hệ lao động – cơ sở phát sinh tranh chấp lao động.

Lao động là hoạt động mang tính tất yếu của đời sống xã hội Trongsuốt cuộc đời của mình con người phải trải qua quá trình lao động Lao động

là hoạt động quan trọng nhất có tính sáng tạo và có mục đích của con người.Trong quá trình lao động, con người không chỉ tác động vào sự nhiên mà còn

có các mối quan hệ với nhau tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần mà họmong muốn.Quá trình lao động đã tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa conngười với thiên nhiên và giữa con người với nhau Mối quan hệ giữa conngười với con người được biểu hiện dưới hình thức quan hệ xã hội Quan hệ

xã hội là một tổng thể gồm nhiều dạng quan hệ khác nhau như: quan hệ hàngxóm láng giềng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế,quan hệ lao động… Mỗi dạng quan hệ có những đặc trưng riêng và dựa vào

đó người ta phân biệt chúng với nhau

Như vậy, quan hệ lao động cũng như các quan hệ xã hội khác có nguồngốc phát sinh từ quá trình lao động Qua quá trình lao động, con người thoảmãn được nhu cầu thiết yếu cho bản thân, thúc đẩy quá trình phát triển xã hội

Theo Bộ luật lao động Việt Nam, quan hệ lao động là quan hệ giữa mộtbên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động thuộc mọi thànhphần kinh tế có sử dụng, thuê mướn lao động (Điều 9 – Bộ luật lao động1994) Đây là quan hệ tạo ra giá trị mới là chủ yếu, quan trọng nhất trong nềnkinh tế hàng hoá

Đến Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 khái niệm trên càngđược khẳng định rõ: “Quan hệ lao động giữa người lao động và người sửdụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thoả thuận theonguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp

Trang 6

của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết” (Điều 9 – Bộ Luật laođộng 2002).

Nước ta trong thời kỳ bao cấp, nhà nước điều hành nền kinh tế bằng cơchế kế hoạch hoá tập trung, tồn tại hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tếquốc doanh và kinh tế tập thể Kế hoạch kinh doanh chủ yếu dựa vào chỉ tiêu,nếu hoạt động kinh doanh thua lỗ thì nhà nước hỗ trợ Quan hệ lao động thời

kỳ này được hình thành qua hình thức tuyển biên chế Nghĩa vụ và tráchnhiệm của người lao động không cao, họ thường được khuyến khích hoànthành chỉ tiêu nhà nước giao Người sử dụng lao động (thay mặt nhà nước)thường động viên người lao động làm việc hơn là có hình thức xử lý nếungười lao động không hoàn thành công việc Người lao động khi đi làm việctức là họ đã có công việc ổn định và họ đương nhiên được hưởng đầy đủ cácchế độ của nhà nước Vì vây trong quan hệ lao động, khái niệm tranh chấp laođộng chưa được thừa nhận (thực tế là không có tranh chấp) Mọi vấn đề phátsinh đều được giải quyết theo thủ tục hành chính

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) thành công đã quyết địnhViệt Nam phải đổi cơ chế quản lý, xác đinh lại cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tếtập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước Đây là một bước ngoặt lịch sử đối với Việt Nam.Hiến pháp 1992 khẳng định “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 15) Trong cơ chế này, nhà nước nắm giữ cáclĩnh vực chủ chốt điều tiết toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự đổi mới nền kinh

tế dẫn đến thay đổi trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động Ngườilao động tự họ phải xác lập quan hệ lao động cho mình thông qua việc bánsức lao động cho người sử dụng lao động Khi sức lao động trở thành hànghoá, quan Hiến pháp 1992 khẳng định “Nhà nước phát triển nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 15) Trong cơ chế này, nhà nước nắm giữ

Trang 7

các lĩnh vực chủ chốt điều tiết toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự đổi mới nềnkinh tế dẫn đến thay đổi trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động.Người lao động tự họ phải xác lập quan hệ lao động cho mình thông qua việcbán sức lao động cho người sử dụng lao động Khi sức lao động trở thànhhàng hoá, quan Hiến pháp 1992 khẳng định “Nhà nước phát triển nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 15) Trong cơ chế này, nhà nướcnắm giữ các lĩnh vực chủ chốt điều tiết toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự đổimới nền kinh tế dẫn đến thay đổi trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực laođộng Người lao động tự họ phải xác lập quan hệ lao động cho mình thôngqua việc bán sức lao động cho người sử dụng lao động Khi sức lao động trởthành hàng hoá, quan hệ lao động đã có sự thay đổi căn bản: Quan hệ laođộng giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao độngthông qua hợp đồng lao động.

Người sử dụng lao động thuê người lao động sản xuất kinh doanh manglại lợi nhuận, muốn lợi nhuận cao thì phải giảm trừ chi phí trong đó có giá laođộng Người lao động bán sức lao động của mình vì lợi ích và nhu cầu củabản thân và gia đình Quan hệ lao động trước hết là quan hệ kinh tế, quan hệ

về lợi ích vật chất Đó là quan hệ “mua” và “bán” sức lao động Người bánbao giờ cũng muốn giá cao, người mua bao giờ cũng muốn giá thấp Bên nàyđược thì bên kia mất, nhưng họ luôn cần nhau, bên này không thể thiếu bênkia Vì vậy, quan hệ lao động là quan hệ đối lập nhưng đồng thời lại là quan

hệ hợp tác hai bên cùng có lợi

Như vậy tranh chấp lao động có nguồn gốc từ những mâu thuẫn cầnphải giải quyết trong phạm vi quan hệ lao động, nếu có những bất đồng haibên không phải từ trong quá trình thuê mướn, sử dụng lao động thì khôngđược coi là tranh chấp lao động

1.2 Quan niệm về tranh chấp lao động

Trang 8

Bộ Luật lao động Việt Nam năm 1994 đã nêu khái niệm tranh chấp laođộng như sau: “tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi íchliên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác

về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề”(Khoản I, Điều 157)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi quan hệ lao động trở thànhhàng hoá thì việc mua bán trở thành động lực trực tiếp của các bên tham giaquan hệ lao động, do đó không tránh khỏi những bất đồng, tranh chấp Chonên trong quan hệ lao động không phải ai cũng dung hoà được với nhau trongtất cả các mặt Quá trình mất cân đối về lợi ích chung và riêng giữa hai bênthông thường xảy ra những bất đồng, nếu không được giải quyết kịp thời,nhanh chóng thì dễ làm nảy sinh, phát triển thành những mâu thuẫn không thểnào giải quyết được

Tuy nhiên, không phải mọi bất đồng giữa các bên chủ thể của quan hệlao động đều được coi là tranh chấp lao động Những bất đồng mà các bên tựgiải quyết được, ví dụ đại diện tập thể người lao động và người sử dụng laođộng không thống nhất với nhau về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp,nhưng sau đó giữa họ có sự bàn bạc thương lượng và đi đến thoả thuận chung,trong trường hợp này bất đồng đã có giữa họ không phải là tranh chấp laođộng mà chỉ là sự không thống nhất trong các đề nghị, trong các ý kiến củacác bên về một vấn đề nào đó, nó chỉ có tính chất nhất thời mà thôi Song, nếucác bên đã bàn bạc thương lượng mà không đi đến thoả thuận chung hoặc mộttrong hai bên từ chối thương lượng thì sẽ có nhiều khả năng tranh chấp laođộng xảy ra Điều 159 Bộ luật lao động cũng quy định: “việc giải quyết tranhchấp lao động tại các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động đượctiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng màkhông giải quyết được và một trong hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranhchấp lao động”

Trang 9

Như vậy, tranh chấp lao động chỉ phát sinh trong quan hệ lao động giữangười sử dụng lao động và người lao động Người lao động có thể là cá nhânhoặc tập thể người lao động Người người sử dụng lao động có thể là chủdoanh nghiệp, giám đốc hoặc là một tập thể (hội đồng quản trị) Nội dung củatranh chấp gồm những vấn đề về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, thunhập, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh laođộng…cũng như thoả thuận khác giữa các bên về thực hiện hợp đồng, thoảước lao động tập thể và trong quá trình học nghề Định nghĩa tranh chấp laođộng theo Bộ Luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làmột định nghĩa tương đối hoàn chỉnh bởi vì nó thường chỉ ra được nội dungtranh chấp vừa phân biệt được các đối tượng tranh chấp.

2 Đặc điểm của tranh chấp lao động.

Do tính chất đặc biệt của quan hệ lao động mà các tranh chấp lao độngcũng có những đặc điểm riêng có thể phân biệt được với các tranh chấp laođộng gần gũi khác Cụ thể, tranh chấp lao động có những đặc điểm sau:

a.Tranh chấp lao động phát sinh, tồn tại gắn liền với quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động không thể là tranh chấp phát sinh ngoài quan hệlao động Mối quan hệ này được thể hiện được ở hai khía cạnh: các bên tranhchấp cũng đồng thời là chủ thể của quan hệ lao động và nội dung của quan hệlao động là đối tượng tranh chấp Bên người sử dụng lao động có thể là mộttập thể hoặc có thể chỉ là cá nhân, một giám đốc, chủ doanh nghiệp ở một sốnước trên thế giới, tổ chức đại diện của người sử dung lao động (đại diện giớichủ hay liên đoàn giới chủ) cũng có thể tham gia với tư cách là một bên tranhchấp Bên người lao động có thể là cá nhân người lao động (tranh chấp laođộng cá nhân) là một tập thể người lao động (tranh chấp lao động tập thể)

Nội dung của tranh chấp lao động thường phát sinh từ việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích của các bên khi các bên tham gia quan hệ laođộng, có nghĩa là đã xác lập quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ đó,nghĩa vụ của người này là điều kiện đảm bảo quyền lợi của người kia và

Trang 10

ngược lại Trong quá trình thực hiện lao động, có nhiều lý do xảy ra dẫn đếnviệc không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình vàđiều đó gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên kia Ví dụ, do sự hạn chế hiểu biết

về pháp luật của các bên, hay mỗi bên chỉ quan tâm đến lợi ích của riêngmình mà không quan tâm đến lợi ích của bên kia

Cần phân biệt giữa tranh chấp lao động và những việc tranh chấp tronglao động Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Tranh chấp lao động baogiờ cũng gắn với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động Còn tranh chấptrong lao động có thể phát sinh giữa hai chủ thể trong quan hệ lao động nhưnglại không gắn với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động Ví dụ, tranhchấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về góp vốn và phân chialợi nhuận trong doanh nghiệp, những tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữangười lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội…

b Tranh chấp lao động không chỉ là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ mà còn bao gồm cả những tranh chấp về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Nghĩa là tranh chấp lao động phát sinh ngay cả khi không có vi phạmpháp luật Hầu hết các tranh chấp khác thường xuất hiện từ sự vi phạm phápluật, vi phạm hợp đồng hoặc do không hiểu đúng quyền và nghĩa vụ đã đượcxác lập mà dẫn đến tranh chấp, riêng tranh chấp lao động có thể phát sinhtrong trường hợp không có vi phạm pháp luật Đặc điểm này được chi phốibởi bản chất quan hệ lao động và các cơ chế điều hành của pháp luật Trongnền kinh tế thị trường, các bên của quan hệ lao động được tự do thươnglượng, thoả thuận hợp đồng, thoả ước phù hợp với quy định của pháp luậtcũng như khả năng đáp ứng của mỗi bên Quá trình thương lượng thoả thuận

đó không phải bao giờ cũng đạt kết quả Ngay cả khi đạt kết quả thì nhữngnội dung đã thoả thuận được cũng có thể trở thành không phù hợp do các yếu

tố mới phát sinh tại thời điểm tranh chấp Ví dụ, về mặt khách quan tình hìnhkinh tế xã hội có thể thay đổi dẫn đến thoả thuận ban đầu không còn phù hợp ;

Trang 11

về mặt chủ quan, các bên cũng có thể có những đòi hỏi cao hơn và không thoảmãn với những thoả thuận cũ dẫn đến một trong hai bên hoặc cả hai bên cóđòi hỏi thay đổi hợp đồng, thoả ước Sự thay đổi hợp pháp phải trên cơ sởthống nhất ý chí giữa các bên nếu một trong hai bên không chấp nhận thay đổihoặc các bên không thương lượng thống nhất được với nhau cũng sẽ phát sinhtranh chấp Như vậy, sự vi phạm pháp luật và tranh chấp lao động là hai phạmtrù không phải lúc nào cũng đi liền với nhau.

c Tính chất và mức độ của tranh chấp lao động luôn phụ thuộc vào quy mô và số lượng tham gia của một bên tranh chấp là người lao động.

Tranh chấp lao động nếu chỉ phát sinh giữa một người lao động vàngười sử dụng lao động (đối tượng tranh chấp là quyền, nghĩa vụ, lơi ích chỉliên quan đến một cá nhân người lao động) thì tranh chấp đó đơn thuần làtranh chấp cá nhân Sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanhchỉ ở mức độ hạn chế nên thường được xem là ít nghiêm trọng

Song, nếu trong cùng một thời điểm, có nhiều người lao động cùngtranh chấp với người sử dụng lao động, những tranh chấp đó lại cùng nộidung (ví dụ, nhiều người tại một thời điểm cùng yêu cầu nâng lương, cùngyêu cầu tiền thưởng cuối năm…) và nhất là khi các người lao động cùng liênkết với nhau thành một tổ chức thống nhất để đấu tranh đòi quyền lợi chungthì những người tranh chấp lao động đó đã mang tính tập thể Mức độ ảnhhưởng của tranh chấp tập thể tuỳ thuộc vào phạm vi xảy ra tranh chấp, nhưngnếu chúng có nguy cơ bùng nổ thành đình công thì rõ ràng là nghiêm trọnghơn các tranh chấp cá nhân Như vậy tính chất và mức độ của tranh chấp laođộng không chỉ đánh giá bằng nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp như một

số tranh chấp khác mà phần lớn còn phụ thuộc vào quy mô, tính tổ chức, sốlượng của một bên tranh chấp người lao động

d Tranh chấp lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân, gia đình và người lao động, nhiều khi còn tác động đến an ninh công cộng và đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.

Trang 12

Trước hết đối với người lao động thì tiền lương thu nhập là nguồn sốngchủ yếu cho bản thân và gia đình họ, khi tranh chấp lao động xảy ra sẽ làmảnh hưởng trực tiếp vào nguồn thu nhập đó, người lao động có thể bị giảmhoặc mất thu nhập Đặc biệt đối với những tranh chấp lao động tập thể sẽ làmảnh hưởng đến người lao động trong phạm vi bộ phận của doanh nghiệp haytoàn bộ doanh nghiệp đó, bởi vì tranh chấp lao động tập thể liên quan đến lợiích của một tập thể lao động Nội dung của tranh chấp có thể phát sinh ktrongviệc thực hiện các điều khoản đã được thoả thuận giữa các bên về việc sửdụng lao động, hay việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ của các bên mà trước

đó họ chưa có sự thoả thuận Sự tác động lớn hơn từ tranh chấp lao động tậpthể có thể dẫn đến đình công Mà các cuộc đình công, xét về phương diệnkinh tế, tâm lý, trật tự xã hội, luật pháp sẽ bị tác động và chi phối Đồng thờicòn ảnh hưởng đến quá trình duy trì hoạt động kinh tế của đất nước, cũng nhưđời sống của người lao động và cộng đồng

Những năm qua, khi hoạt động kinh tế đã chuyển sang vận hành theo

cơ chế thị trường thì vấn đề tranh chấp tập thể nói chung và các cuộc đìnhcông nói riêng đã xuất hiện này càng nhiều và có xu hướng gia tăng, tập trungchủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, nhất là các đơn

vị kinh tế có yếu tố nước ngoài

Tóm lại, tranh chấp lao động là những mâu thuẫn, sự bất đồng giữacácd chủ thể trong quan hệ lao động Sự mâu thuẫn, bất đồng này suy chocùng là do tính chất của quan hệ pháp luật qui định Từ đó đã thấy được sựcần thiết phải có cơ chế giải quyết phù hợp, nhanh chóng, kịp thời để bảo vệquyền và lợi ích chính đáng của của các bên tranh chấp (đặc biệt là người laođộng)

3 Tranh chấp lao động tập thể – Xuất phát điểm của đình công.

Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp của tập thể người lao độngcùng có đòi hỏi chung, mâu thuẫn chung và người sử dụng lao động Khôngchỉ vậy, tranh chấp lao động tập thể ngày nay còn thể hiện tính tổ chức, liên

Trang 13

kết chặt chẽ của những người lao động Tranh chấp lao động tập thể khôngchỉ bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động với tập thể người laođộng mà nó có thể bắt nguồn từ tranh chấp cá nhân Khi tập thể người laođộng không hài lòng với sự đối xử một người lao động (một thành viên củatập thể lao động) Họ sẽ liên kết với nhau để bảo vệ thành viên của họ Ngàynay, khi con người sống trong môi trường xã hội, môi trường làm việc có tổchức cao thì việc người lao động cùng làm liên kết với nhau tạo thành một tậpthể đoàn kết là một điều bắt buộc để có những lợi thế trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động là nguyên nhân dẫn đến đình công Nói cách khác,không có tranh chấp lao động thì sẽ không có đình công.Tuy vậy không phải

cứ xảy ra tranh chấp lao động là xảy ra đình công, mà đình công chỉ xảy rakhi tranh chấp lao động giữa tập thể người lao động với người sử dụng laođộng không thể tiếp tục “bắt tay” hợp tác với nhau được nữa (pháp luật laođộng gọi đình công là đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể)

Đình công là quyền rất cơ bản của người lao động Đình công đượcxem là đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể mà biểu hiện rõ nhất là sựngừng việc triệt để và có tổ chức của tập thể lao động Pháp luật nước ta cũngnhư pháp luật của các nước trên thế giới đều thừa nhận quyền đình công Tuynhiên, thực hiện có như thế nào lại phụ thuộc vào chính điều kiện của doanhnghiệp, pháp luật và chính bản thân người lao động

Khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra, trước hết hai bên cùngthương lượng, thống nhất cách giải quyết yêu cầu mà tập thể lao động đặt ra.Trường hợp hai bên cùng thống nhất giải quyết những vấn đề mà tập thể laođộng đưa ra khi đó tranh chấp sẽ được chấm dứt Như vậy người lao độngthoả mãn cách giải quyết trên thì họ sẽ không sử dụng đến quyền đình công.Cần phải nhấn mạnh rằng tranh chấp tập thể không phải là đình công Nhưnggiữa tranh chấp tập thể và đình công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khôngthể xảy ra đình công khi có tranh chấp lao động tập thể Mà nguồn gốc chủyếu và duy nhất là phát sinh cuộc đình công là tranh chấp lao động tập thể

Trang 14

Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể, khi hai bên không thểcùng nhau thượng lượng được (giải quyết của Hội đồng hoà giải không thành)thì một trong các bên yêu cầu cơ quan trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.Sau khi có quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh về việc giảiquyết tranh chấp mà tập thể lao động không đồng ý với quyết định đó vàcũng không yêu cầu Toà án giải quyết thì có quyền đình công Đình côngđược tiến hành nhằm thúc đẩy nhanh chóng giải quyết tranh chấp lao động tậpthể.

Tóm lại: phải có tranh chấp lao động tập thể mới có thể dẫn đến đìnhcông Đình công là hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp lao động tậpthể không thành Cho nên nguồn gốc sâu xa dẫn đến đình công bắt nguồn từtranh chấp lao động tập thể

II Các vấn đề lý luận đình công theo pháp luật lao động Việt Nam.

1 Khái niệm và bản chất của đình công.

Đình công là một hiện tượng xã hội, xuất hiện từ khi có giai cấp vô sản,

có quan hệ giai cấp đối kháng giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.Đình công đã trở thành một vũ khí cực kỳ lợi hại của tập thể lao động làmthuê trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi và bảo vệ các quyền lợi cho mình,trước hết là những quyền lợi kinh tế – xã hội Trong lịch sử, đình công lúc nàocũng mang tính tự phát ở thời kỳ đầu tiên tư bản, dần mang tính tổ chức, tính

tự giác cao hơn khi tổ chức công đoàn ra đời, sau đó là có sự lãnh đạo củaĐảng chính trị của giai cấp công nhân

Quyền tự do gia nhập và hoạt động công đoàn, quyền đình công mànhiều nước trên thế giới đã đạt được, trở thành những chuẩn mực pháp luậtchung trên phạm vi toàn cầu, dưới các hình thức tuyên bố, công ước, khuyếnnghị của các tổ chức kinh tế, là kết quả của quá trình đấu tranh bền bỉ củangười lao động và của tổ chức công đoàn, của lực lượng dân chủ tiến bộ.Trong công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên hợpquốc thông qua ngày 16/12/1966 (Việt Nam đã phê chuẩn ngày 24/9/1982)

Trang 15

Điều 8 điểm a đã chỉ rõ “quyền của mọi người lập công đoàn và gia nhậpcông đoàn theo sự lựa chọn của mình, miễn là chỉ tuân theo điều lệ của tổchức hữu quan, để xúc tiến và bảo vệ lợi ích kinh tế và xã hội của mình…”điểm d: “Quyền đình công, miễn là quyền này được tiến hành phù hợp với

Quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) bảo vệ quyền đìnhcông của người lao động trên cơ sở các Công ước lao động quốc tế số 87(1948), số 98 (1949) về quyền tự do liên kết, về quyền tổ chức thương lượngtập thể, về quan điểm chung, ILO cho rằng, các tổ chức của người lao động cómột biện pháp để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mìnhgồm có:

- Các hành động mang tính chất phản ứng, như hội họp phản ứng, knêuyêu sách, không gây thiệt hại trực tiếp cho người sử dụng lao động

- Có một biện pháp nhằm gây sức ép, gây thiệt hại cho người sử dụnglao động, ví dụ: lãn công, làm việc lấy lệ (cầm chừng), hoặc sử dụng tới manh

Trong các biện pháp đó, quyền đình công là một trong những biện phápthiết yếu mà người lao động và các tổ chức của họ có thể sử dụng để bảo vệlợi ích kinh tế xã hội của mình; đồng thời nó còn nhằm đạt tới những điềukiện tốt hơn hoặc tìm ra những giải pháp cho các vấn đề chính sách kinh tế,

xã hội và các vấn đề lao động bất kỳ mà những người lao động trực tiếp quantâm

Cũng phải thừa nhận rằng đình công là một hiện tượng xã hội khôngthể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường, có quan hệ chủ – thợ, nó là hànhđộng có tính tích cực nhất định của những người lao động trong việc dân chủhoá, đòi quyền lợi cho mình, nhưng đồng thời, đình công có cả tác động tiêucực, nó đã ảnh hưởng đến các mối quan hệ bên trong các quan hệ lao độngnhư quan hệ chủ – thợ, quan hệ giữa những người tham gia đình công với

(1) Pháp l nh th t c gi i quy t các tranh ch p lao ết các tranh chấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ng, NXB Chính tr qu c gia, H N i 1996 ị quốc gia, Hà Nội 1996 ốc gia, Hà Nội 1996 à Nội 1996 ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996

(2) Pháp l nh th t c gi i quy t các tranh ch p lao ết các tranh chấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ng, NXB Chính tr qu c gia, H N i 1996 ị quốc gia, Hà Nội 1996 ốc gia, Hà Nội 1996 à Nội 1996 ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996

Trang 16

những người không tham gia đình công… hoặc ảnh hưởng đến các quan hệbên ngoài phức tạp hơn như quan hệ gia đình, quan hệ giữa Nhà nước vớingười lao động… Từ đó đem lại những hậu quả nặng nề cho xã hội, cho nềnkinh tế, thậm chí còn ảnh hưởng đến chế độ chính trị, vì vậy người ta thườngnói đình công là “con dao hai lưỡi”.

Về quyền đình công ILO cho rằng: đó là một trong những biện phápthiết yếu mà người lao động và các tổ chức của họ có thể sử dụng để xúc tiến

và bảo vệ các lợi ích kinh tế xã hội của mình, không chỉ đạt tới những điềukiện làm việc tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thể mang tính chất nghềnghiệp mà còn nhằm tìm ra những giải pháp cho các vấn đề kinh tế xã hội, lao

Đình công là vấn đề rất phức tạp Cho đến nay thế giới vẫn còn tồn tạinhững quan điểm khác nhau về vấn đề này Một số nước công nhiên chấpnhận quyền đình công (VD: Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Canada, NhậtBản…), thì một số nước khác bằng cách này hay cách khác lại hạn chế quyền

Trong pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa cũ không có điều khoảnnào coi đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp Do tính chất đặc thù của hệthống chính trị, kinh tế, chính phủ các nước này cho rằng những người laođộng và tổ chức đại diện của họ không cần thiết phải sử dụng tới hình thứcđình công để bảo vệ quyền lợi của mình Đa phần các nước công nhận quyềnđình công của người lao động đều coi đình công là phương tiện đấu tranh tựbảo vệ của người lao động khi cần thiết, mặc dù việc áp dụng chỉ trong nhữngtrường hợp luật định

Cho đến nay mỗi nước quan niệm về đình công ở nhiều góc độ và mức

độ khác nhau Chẳng hạn theo Bộ luật lao động của Philippin thì “Đình côngkhông chỉ bao gồm sự ngừng việc có phối hợp, mà gồm cả lãn công, nghỉ việchàng loạt, bãi công ngồi, có ý đồ huỷ hoại, tiêu huỷ hoặc phá hoại thiết bị, cơ

(3) Pháp l nh th t c gi i quy t các tranh ch p lao ết các tranh chấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ng, NXB Chính tr qu c gia, H N i 1996 ị quốc gia, Hà Nội 1996 ốc gia, Hà Nội 1996 à Nội 1996 ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996

(4) TS Lê Th Ho i Thu, M t s v n ị quốc gia, Hà Nội 1996 à Nội 1996 ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 đề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 pháp lý v ình công Vi t Nam, T p chí KH HQGHN, s 1 ề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 đ ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 ạp chí KH ĐHQGHN, số 1 ĐHQGHN, số 1 ốc gia, Hà Nội 1996

n m 2005 ăm 2005.

Trang 17

sở sản xuất và những hoạt động tương tự” (Điều 226, điểm A)(5) Trong đạoluật quan hệ lao động của Vương quốc Thái Lan có định nghĩa về đình côngnhư sau: “Đình công là việc những người lao động ngừng công việc hàng loạt

này còn phiến diện, chưa thực hiện rõ tính pháp lý Quyền đình công củangười lao động chỉ được công nhận ở phạm vi rất rộng, song chỉ dừng lại ởviệc chỉ ra các hình thức được công nhận là đình công

ở nước ta, dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà, quyền đình côngđược pháp luật thừa nhận sớm Tại Sắc lệnh 29/SL, ngày 12/3/1947 do Chủtịch Hồ Chí Minh ký, quy định những sự giao dịch về việc làm công giữa cácchủ nhân Việt Nam hay người ngoại quốc và công dân Việt Nam làm tại cácxưởng kỹ nghệ hầm mỏ, thương điểm và các nhà làm nghề tự do, đã quy định

về quyền đình công của công nhân: “Công nhân có quyền lực tự do kết hợp

và bãi công…” (Điều 174, chương 8)

Những năm sau đó, do có những biến đổi cơ bản về chất trong quan hệlao động và yêu cầu của mục tiêu chính trị quốc gia cho nên quan hệ lao độngtrong khu vực kinh tế quốc doanh không đưa vấn đề đình công vào pháp luậtlao động Từ khi đất nước ta đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng đã tạo rabnhững nhân tố mới, trong đó có sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạchhoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đòihỏi thực tiễn cuộc sống , đa dạng của quan hệ lao động trong các thành phầnkinh tế đã đặt ra vấn đề hợp pháp hoá quyền đình công của người lao động

Do vậy trong Bộ luật lao động, chương XIV từ điều 157 đến điều 179quy định về vấn đề tranh chấp lao động, có dành từ điều 172 đến điều 179 đếnquy định những nội dung chủ yếu về đình công Pháp lệnh thủ tục giải quyếttranh chấp lao động do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực từngày 01/7/1996 chương XIII về thủ tục giải quyết các cuộc đình công từ điều

(5) ĐHQGHN, số 1 ng ĐHQGHN, số 1 c San, Tìm hi u pháp lu t v gi i quy t tranh ch p lao ểu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 ật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 ề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 ết các tranh chấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ng, NXB TP HCM 1996

(6) ĐHQGHN, số 1 ng ĐHQGHN, số 1 c San, Tìm hi u pháp lu t v gi i quy t tranh ch p lao ểu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 ật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 ề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 ết các tranh chấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ng, NXB TP H Chí Minh 1996 ồ Chí Minh 1996

Trang 18

87 đến điều 102 đã quy định về thủ tục giải quyết các cuộc đình công Tuynhiên chúng ta chưa đưa ra được một khái niệm thống nhất về đình công.

Đình công hiện nay đang được quan tâm của cả xã hội và cả nền kinh

tế Tuy nhiên vẫn còn nhiều khái niệm về tranh cãi về khái niệm đình công.Theo Từ điển tiếng Việt năm 1994 thì đình công và bãi công được hiểu là:

“Đấu tranh có tổ chức bằng cách cùng nhau nghỉ việc trong các xí nghiệp,

mặt pháp lý Theo dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động, đình công địnhnghĩa như sau: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện có tổ chứccủa tập thể lao động ở một doanh nghiệp để giải quyết tranh chấp lao động tập

đình công không phải là biện pháp để giải quyết tranh chấp lao động, mà chỉ

là biện pháp được thực hiện nhằm giải quyết tranh chấp lao động theo hướng

có lợi cho người lao động

Theo TS Đỗ Ngân Bình thì đình công được hiểu là: “Sự ngừng việctạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm gây sức ép vớimột chủ thể khác”.Tùy từng trường hợp mà chủ thể này có thể là người sử

tương đối chuẩn xác cần phải xem xét đình công dưới các góc độ

- Dưới góc độ kinh tế xã hội, đình công là một biện pháp phản ứng tậpthể của người lao động nhằm gây sức ép buộc người sử dụng lao động phảigiải quyết và đáp ứng các vấn đề thuộc quyền lợi của người lao động phátsinh trực tiếp từ quan hệ lao động như:Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấplương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi… Do vậy mỗi cuộc đình công đều ít nhiềumang lại hậu quả kinh tế xã hội nhất định

(7) Vi n ngôn ng h c, T i n ti ng Vi t, NXB ữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1998 ọc, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1998 ừ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1998 đ ểu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 ết các tranh chấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ĐHQGHN, số 1 à Nội 1996 ẵng, 1998 N ng, 1998

(8) D án lu t s a ật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 đ i b sung m t s v n ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 đề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 c a B Lu t lao ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ng c a Chính ph tháng 5/2006

(9) TS ĐHQGHN, số 1 Ngân Bình, M t s ý ki n v vi c s a ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ốc gia, Hà Nội 1996 ết các tranh chấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 đ i b sung BLLD, TTNN & PL 5/06

(10) TS Lê Th Ho i Thu, M t s v n ị quốc gia, Hà Nội 1996 à Nội 1996 ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 đề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 pháp lý v ình công Vi t Nam, T p chí KH HQGHN s 1 ề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 đ ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 ạp chí KH ĐHQGHN, số 1 ĐHQGHN, số 1 ốc gia, Hà Nội 1996

n m 2005 ăm 2005.

Trang 19

- Dưới góc độ pháp lý, đình công là một quyền tập thể do pháp luật quyđịnh, theo đó những người lao động có quyền được nghỉ việc tập thể nhằmbuộc người sử dụng lao động phải thoả mãn những yêu sách của mình.

Theo nghiên cứu này, đình công là vừa biểu hiện ở mức độ cao nhấtcủa tranh chấp lao động tập thể giữa một bên là tập thể người lao động và mộtbên là người sử dụng lao động, vừa là hậu quả của quá trình giải quyết tranhchấp lao động tập thể không thành Đồng thời, đình công là biện pháp màpháp luật cho phép nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp lao động một cáchnhanh chóng theo hướng có lợi cho phía tập thể lao động Như vậy, đình công

và tranh chấp lao động tập thể là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất,nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau Phải có tranh chấp lao động tậpthể mới có thể phát sinh đình công và đình công là biện pháp cuối cùng chophép tập thể lao động tiến hành nhằm thúc đẩy giải quyết một cách nhanhchóng tranh chấp lao động đã xảy ra Đình công phản ứng sự tồn tại kháchquan của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, trong đó có thị trườnglao động

Qua các nghiên cứu, theo quan điểm cá nhân người viết đình công làđỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể mà biểu hiện rõ nhất là sự ngừngviệc tập thể có tổ chức của người lao động nhằm gây ra áp lực buộc người sửdụng lao động phải thoả mãn một hoặc một số yêu cầu của tập thể lao động

Và đình công là một quyền tập thể do pháp luật quy định, theo đó nhữngngười lao động có quyền được nghỉ việc tập thể nhằm buộc người sử dụng laođộng phải thoả mãn những yêu sách chính đáng của mình

Với người lao động thì đình công là một vũ khí duy nhất mà họ có khi

bị đối xử không tốt hoặc có các tranh chấp Trong nền kinh tế thị trường đìnhcông luôn tồn tại trong quan hệ lao động và nó phản ánh sự tồn tại khách quancủa quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, trong đó có thị trường laođộng

Trang 20

Người lao động là người luôn đứng ở thế yếu, nên các nước công nhậnquyền đình công của họ để xem đình công là phương tiện đấu tranh tự bảo vệcủa tập thể người lao động, mặc dù đối với họ quyền này chỉ áp dụng trongtrường hợp bất đắc dĩ.

Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong pháp luật lao động vềquyền đình công của công đoàn trong vấn đề đình công

Khi nghiên cứu về mục đích của đình công, ta thường đề cập đến mụcđích kinh tế và mục đích chính chính trị của đình công ở đây, trong góc độxem xét tính hợp pháp của đình công mà pháp luật quy định, thì đình công ởnước ta mang tính chất kinh tế diễn ra trong quan hệ lao động giữa tập thể laođộng với người sử dụng lao động

* Bản chất của đình công:

Do vị trí phụ thuộc của người lao động trong quan hệ lao động nên khi

có tranh chấp, người lao động phải liên kết với nhau, tạo thành sức mạnh tậpthể để đấu tranh với người sử dụng lao động, bảo vệ lợi ích của mình Vì vậy,

về bản chất, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế đã được pháp luật thừanhận, tập thể lao động có thể sử dụng nhằm thúc đẩy quá trình giải quyếttranh chấp lao động nhanh chóng, theo hướng có lợi cho tập thể lao động Mặtkhác đình công luôn liên quan đến tranh chấp lao động, nó vừa biểu hiện vềmặt hình thức của tranh chấp lao động tập thể vừa là hậu quả của quá trìnhgiải quyết tranh chấp lao động không thành (đã qua hoà giải, trọng tài màkhông đạt kết quả) Do đó, có thể hiểu đình công là “vũ khí” cuối cùng, bấtđắc dĩ của người lao động trong cuộc đấu tranh của mình Nhưng về mặtnhận thức, không được coi là vũ khí duy nhất để giải quyết các tranh chấptrong quan hệ lao động

Đình công xảy ra nhiều, nhìn ở góc độ khác lại là điều đáng mừng, nóchứng tỏ người lao động ngày càng hiểu biết về pháp luật hơn, hiểu rõ nghĩa

vụ và quyền lợi của mình hơn Biết làm, biết hưởng, biết đấu tranh đó chính là

(11) Báo H N i m i, “ ình công không x u”, s 13404, ng y 12/6/2006 à Nội 1996 ộng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ới, “Đình công không xấu”, số 13404, ngày 12/6/2006 ĐHQGHN, số 1 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ốc gia, Hà Nội 1996 à Nội 1996

Trang 21

Người có quyền tiến hành đình công là tập thể lao động, đưa ra nhữngyêu sách buộc người sử dụng lao động phải giải quyết, người sử dụng laođộng thường hay phải chịu sức ép của tập thể lao động Cho nên, pháp luậtcho phép người lao động (tập thể) tiến hành đình công nhằm thúc đẩy giảiquyết tranh chấp nhanh hơn bằng cách thực hiện đình công khi mà giải quyếttại các cơ quan có thẩm quyền không thành (người lao động không chấphành).

2 Các dấu hiệu cơ bản của đình công.

Từ khái niệm đình công ở trên có thể tìm ra các dấu hiệu cơ bản củađình công , để phân biệt đình công với các hình thức khác như lãn công, biểutình…

a Việc thực hiện quyền đình công biểu hiện thông qua sự ngừng việc của người lao động.

Đình công biểu hiện trước hết là sự ngừng việc của tập thể lao động Sựngừng việc này có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, nhưng ở các nước,quyền đình công thường được biểu hiện là sự ngừng việc triệt để của bản thânngười lao động khi lẽ ra họ phải thực hiện công việc theo hợp đồng lao động,thoả ước tập thể, theo quy chế của nơi làm việc

Tuỳ theo pháp luật của mỗi nước mà có quan hệ khác nhau về sựngừng việc tập thể của người lao động ở Hoa Kỳ, cả những sự ngừng việckhông triệt để như lãn công, làm việc cầm chừng nhằm đối phó lại người sửdụng lao động cũng được coi là đình công Trong khi ở Pháp quy định trườnghợp người lao động không ngừng việc khi tiến hành công việc ngoài giờ làm

v iệc tiêu chuẩn (làm thêm giờ) mà không phải bắt buộc thì cũng không được

Pháp luật lao động Việt Nam chỉ chấp nhận những sự ngừng việc triệt

để là dấu hiệu của đình công Còn tất cả các hình thức ngừng việc khác nhưlãn công, làm việc cầm chừng để đối phó với người sử dụng lao động là sự viphạm kỷ luật lao động và bị xử lý theo quy định về kỷ luật lao động

(12) ĐHQGHN, số 1 ng ĐHQGHN, số 1 c San, Tìm hi u pháp lu t v gi i quy t tranh ch p lao ểu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 ật về giải quyết tranh chấp lao động, NXB TP HCM 1996 ề pháp lý về đình công ở Việt Nam, Tạp chí KH ĐHQGHN, số 1 ết các tranh chấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ấp lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 ng, NXB TP HCM 1996.

Trang 22

ở Việt Nam chỉ thừa nhận những cuộc đình công trong phạm vi doanhnghiệp và phải được quá nửa số người lao động tán thành mới hợp pháp.

b Việc thực hiện quyền đình công phải có tính tổ chức, thường do tổ chức công đoàn lãnh đạo.

Sự ngừng việc này phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức củanhững người lao động Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự chỉ đạo, sự tổchức và lãnh đạo, điều hành chung của một cá nhân, một nhóm người hay sựphối hợp của cả tập thể người lao động đó Như vậy, từ khi khởi xướng, phátđộng đình công cho đến việc thực hiện các trình tự thủ tục khác hay trong quátrình giải quyết đình công đều phải có sự phối hợp của cả tập thể lao độngtrong ý chí và hành động

Luật lao động chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi nó do Ban chấphành công đoàn cơ sở quyết định và lãnh đạo Công đoàn là tổ chức duy nhất

có quyền quyết định và lãnh đạo các cuộc đình công (Điều 173 – Bộ luật laođộng và Điều 81 pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động)

Như vậy, sự ngừng việc triệt để của người lao động, thậm chí của quánửa số người lao động mà không có sự tổ chức, quyết định của tổ chức côngđoàn thì vẫn không được pháp luật công nhận là cuộc đình công hợp pháp.Dấu hiệu này thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ giữangười lao động và người sử dụng lao động

c Việc thực hiện quyền đình công phải do tập thể người lao động tiến hành.

Có nghĩa là một vài người ngừng việc, mặc dù có tổ chức vẫn khôngđược coi là đình công mà sự ngừng việc đình công phải do nhiều người laođộng cùng tiến hành.Nhiều nước trên thế giới quy định số lượng cụ thể thamgia đình công nhất định, dựa trên tổng số người lao động của nơi sử dụng laođộng diễn ra đình công Số xác định này có thể là một tỷ lệ hoặc có thể là một

số tuyệt đối hoặc cả hai, tuỳ theo mỗi nước Nhưng hầu hết đều quy định một

Trang 23

tỷ lệ hoặc một số tuyệt đối cao hơn với tổng số lao động của cơ sở diễn rađình công.

ở nước ta, theo quy định tại điều 173 của Bộ luật lao động và Điều 81của pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì việc thực hiệnquyền đình công phải được quá nửa tập thể lao động của doanh nghiệp (nếucuộc đình công do tập thể lao động của doanh nghiệp tiến hành) hoặc quá nửatập thể lao động của bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp (nếu cuộc đình công dotập thể lao động của bộ phận cơ cấu doanh nghiệp tiến hành) tán thành

d Nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích của tập thể lao động.

Khi không đạt những thoả đáng trong giải quyết tranh chấp lao độngtập thể thì tập thể lao động có quyền chọn hình thức đình công để mong muốntranh chấp được giải quyết theo hướng có lợi cho mình Khi đình công xảy ra

sẽ trực tiếp làm ngưng trệ hoạt động tại cơ sở làm việc, đi ngược với ý chí vàlợi ích của người sử dụng lao động về muốn quyền lợi ích của mình trongquan hệ lao động được đáp ứng (ví dụ: về tiền công, về thời gian làm việc,thời gian nghỉ ngơi, về quyền tham gia hoạt động công đoàn…) Việc thựchiện quyền đình công nhằm gây áp lực trực tiếp hoặc thông qua người sửdụng lao động mà gây áp lực gián tiếp với một chủ thể khác (ví dụ: nhà nước,cộng đồng, người sử dung lao động khác…) hay nhằm những mục đích khácngoài quan hệ lao động ở hầu hết các nước không thừa nhận

Bản chất của đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế, nên mục đíchcủa đình công phải nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích cho tậpthể lao động Do dấu hiệu này mà quyền đình công của người lao động thuộcnhóm các quyền kinh tế xã hội chứ không thuộc nhóm các quyền chính trị.Thực tế, ở các nước phát triển, người lao động thường đình công với mụcđích đạt được những lợi ích cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn luật định hoặctốt hơn những lợi ích, điều kiện đã được thoả thuận trước đó Kết quả đìnhcông thường là một thoả ước mới ra đời Còn những nước chưa phát triển thì

Trang 24

phần lớn các cuộc đình công là để đòi những quyền lợi và lợi ích hợp phápcủa người lao động bị bên sử dụng lao động vi phạm quá đáng.

Như vậy, việc thực hiện quyền đình công hợp pháp chỉ nhằm đạt nhữngmục đích kinh tế – xã hội liên quan mật thiết đến quyền và lợi ích trong quátrình lao động của người lao động Bộ luật lao động nước ta thể hiện rất rõquan điểm này Và điều này phù hợp với quan điểm chung của Liên hợp quốckhi xếp quyền đình công vào nhóm các quyền kinh tế, xã hội (theo Công ướcquốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên hợp quốc)

e Việc thực hiện quyền đình công của người lao động phải là tự nguyện.

Điều 178 Bộ luật lao động và Điều 84 pháp lệnh đều quy định nghiêmcấm các hành vi ép buộc người lao động tham gia đình công, hành vi cản trởtrù dập, sa thải hoặc điều động sang làm việc khác của người sử dụng laođộng và các hành vi dùng bạo lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản củadoanh nghiệp, xâm phạm trật tự, an toàn công cộng của người lao động Dấuhiệu này có nghĩa là tập thể lao động tiến hành đình công phải xuất phát từ tựgiác, tự nguyện của mỗi người lao động Khi nào họ thấy cần lên tiếng để bảo

vệ quyền và lợi ích của họ thì họ sẽ thể hiện ý chí đó qua hành động cụ thể.Mọi sự cưỡng ép, lừa dối người lao động tham gia đình công đều bị coi lànhững hành vi bất hợp pháp Tuy vậy, có những cuộc đình công mặc dù cóthể có những hành vi kể trên nhưng là cá biệt, không nghiêm trọng vẫn đượcthừa nhận là đình công hợp pháp

Tùy theo mức độ vi phạm, người có hành vi ép buộc người khác đìnhcông phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự

d Đình công phải tiến hành theo cách thức và trình tự do pháp luật quốc gia quy định.

Về trình tự: Nhìn chung, pháp luật các nước đều thừa nhận người laođộng có quyền tiến hành đình công ở bất kỳ thời điểm nào mà họ xét thấy

Trang 25

thuận tiện và có hiệu quả nhất nhưng phải tuân theo các quy định chặt chẽ vềtrình tự và thủ tục tiến hành, như: việc thương lượng để giải quyết tranh chấpgiữa tập thể lao động và người sử dụng lao động, việc hoà giải và trọng tài laođộng, việc tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động… Nếu vi phạm trình tự và thủtục này sẽ bị coi là đình công bất hợp pháp.

Về cách thức: Có những nước quy định cụ thể cách thức tiến hành mộtcuộc đình công như: có được tập hợp không, địa điểm tập hợp? Có được biểuthị ý chí bằng lời nói (hô khẩu hiệu, diễn thuyết…) hay không? có nhữngnước chỉ cần quy định một số hành vi bị coi là bất hợp pháp và bị cấm trongkhi đình công như: không được chiếm xưởng, không được cản trở nhữngngười lao động khác vẫn làm việc, cấm có những hành vi phá hoại máy móc,nhà xưởng

Pháp luật nước ta chỉ quy định về nguyên tắc và một số nội dung cơbản như thời điểm tiến hành đình công, thủ tục lấy ý kiến của tập thể laođộng, thủ tục gửi bản yêu cầu và gửi thông báo các cơ quan, tổ chức hữu quan

về cuộc đình công cũng như địa điểm tiến hành cuộc đình công, những hành

vi bị cấm thực hiện trước và sau khi đình công (Điều 172 Bộ LLĐ, Đ79, 84pháp lệnh)

Tóm lại, về trình tự và cách thức tiến hành đình công cho đến nay phápluật nước ta chưa có quy định cụ thể Tuy nhiên về nguyên tắc, cách thức tiếnhành đình công phải đảm bảo không được ảnh hưởng tới trật tự công cộng, antoàn xã hội

g Việc thực hiện quyền đình công chỉ được tiến hành ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và tập thể lao động mà pháp luật cho phép đình công.

Trên thế giới, hầu hết các nước (có Việt Nam) quy định những doanhnghiệp cơ quan, tổ chức người lao động mà nếu ngừng hoạt động sẽ có ảnhhưởng nghiêm trọng đối với an ninh, quốc phòng, kinh tế đất nước và đờisống công cộng thì sẽ không được đình công ở mọi trường hợp, ở những

Trang 26

doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này khi có tranh chấp lao động xảy ra giữa tậpthể lao động và người sử dụng lao động sẽ được giải quyết chủ yếu bằng biệnpháp thương lượng, hoà giải, xét xử ở toà án và bằng những nỗ lực đặc biệtcủa các cơ quan hữu trách của nhà nước Quan trọng hơn là ở những cơ sởnày nhà nước phải đặc biệt chú trọng các biện pháp mang tính chất phòngngừa, hạn chế đến mức thấp nhất xung đột xảy ra giữa người lao động vàngười sử dụng lao động, điều giải ổn thoả quan hệ lao động, đảm bảo đượcquyền lợi chính đáng của cả hai bên.

Theo quy định của pháp luật lao động ở nước ta thì lao động khôngđược đình công ở một số doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệpthiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng được xác địnhtrong danh mục do Chính phủ quy định Trong trường hợp có tranh chấp laođộng tập thể thì do Hội đồng trọng tài lao động giải quyết Nếu một trong haibên không đồng ý với quyết định của trọng tài thì có quyền yêu cầu Toà ánnhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật

Trong bảy dấu hiệu của đình công vừa nêu trên thì các dấu hiệu thứnhất, thứ hai và thứ ba là ba đặc điểm cơ bản nhất trong quyền đình công, còncác dấu hiệu còn lại để phân biệt đình công hợp pháp hay đình công bất hợppháp

Quyền đình công của người lao động hoàn toàn khác với quyền biểutình của công dân quy định tại điều 69 Hiến pháp 1992 của nước cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam Đình công là quyền kinh tế, xã hội chỉ riêng củangười lao động, còn biểu tình lại là một trong những quyền chính trị cơ bảncủa mọi công dân nghĩa là bao gồm người lao động, người sử dụng lao động

và mọi công dân khác Mặt khác người lao động sử dụng quyền đình côngtheo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ thiết lập với người sử dụng lao động(với mục đích không liên quan đến vấn đề chính trị) Không ít người quanniệm biểu tình và đình công là mới Thực ra đây là hai vấn đề hoàn toàn khácnhau Biểu tình được thể hiện ở một phạm vi rộng còn đình công ở phạm vi

Trang 27

hẹp hơn như đã trình bày ở trên Ban chấp hành công đoàn cơ sở có vai tròlãnh đạo tập thể người lao động tiến hành đình công Người lãnh đạo cuộcbiểu tình có thể là tổ chức hoặc cá nhân được đoàn biểu tình tín nhiệm cử ralàm đại diện.

Việc giải quyết đình công phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định

do pháp luật quy định Kết quả giải quyết phải được thực hiện bằng một quyếtđịnh của cơ quan tài phán có thẩm quyền Còn việc giải quyết biểu tình thìkhông nhất thiết phải theo một tờ trình cụ thể nào Tùy từng cuộc biểu tình mà

có thể có biện pháp giải quyết khác nhau

Đình công được pháp luật quy định một cơ chế giải quyết riêng và xácđịnh trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động Trách nhiệm này có thể

là trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và người lao động như nhận trởlại làm việc, trả lương…trong những ngày đình công Hiện nay, chính phủđang trình Quốc hội dự thảo sửa đổi, bổ sung bộ Luật lao động mà theo đó,người lao động cũng phải chịu trách nhiệm kỷ luật của người sử dụng laođộng áp dụng khi đình công gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh, vi phạm nội quy doanh nghiệp và vi phạm pháp luật (Dự thảo sửa đổi,

bổ sung Bộ luật lao động của Chính phủ tháng 5/2006) Trong trường hợp đặcbiệt, người tham gia tiến hành đình công có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

k hi họ tiến hành đình công vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động, gây ảnhhưởng đến trật tự an toàn xã hội Còn đối với biểu tình, để ngăn chặn thì Nhànước phải sử dụng đến lực lượng quân đội, cảnh sát để đàn áp vào nhữngcuộc tham gia biểu tình có những hành vi chống lại Nhà nước, chính sách,đường lối của Đảng… sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự

Giữa đình công và lãn công cũng có sự khác nhau, đó là: trong lãncông, tập thể lao động cũng có mâu thuẫn với người sử dụng lao động nhưng

họ không dám đấu tranh công khai với người sử dụng lao động mà chỉ dámđấu tranh ngấm ngầm, làm việc cầm chừng, nghỉ việc lẻ tẻ chứ không phảingừng việc đồng loạt như đình công Còn trong đình công thì người lao động

Trang 28

vẫn có thể có mặt tại doanh nghiệp nhưng không làm việc mà đấu tranh côngkhai với chủ Việc giải quyết đình công theo thủ tục luật định, còn việc xử lýlãn công theo quy định về vi phạm kỷ luật lao động.

Đình công cũng khác với giải công, là biện pháp mà người sử dụng laođộng dùng để đóng cửa nhằm chống lại đình công của người lao động

3 Phân loại đình công:

Việc phân loại đình công cũng là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thựctiễn Đình công có thể diễn ra với nhiều loại hình khác nhau với những tínhchất rất khác nhau, đòi hỏi có những quy định và biện pháp xử lý rất khácnhau Đồng thời việc phân loại giúp cho quá trình giải quyết đình công nhanhchóng, hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuấtkinh doanh, đời sống người lao động và đối với nền kinh tế xã hội nói chung

Theo quy định Bộ luật lao động và pháp lệnh thủ tục giải quyết cáctranh chấp lao động, có hai cách phân loại đình công như sau:

- Căn cứ vào phạm vi đình công có:

Đình công doanh nghiệp, đình công bộ phận, đình công ngành, đìnhcông toàn quốc (tổng đình công)

+ Đình công doanh nghiệp là cuộc đình công do tập thể lao động tiếnhành trong phạm vi chính doanh nghiệp đó

+ Đình công bộ phận là cuộc đình công do tập thể lao động tiến hànhtrong phạm vi bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp

+ Đình công ngành là cuộc đình công do tập thể lao động tiến hànhtrong phạm vi một ngành

+ Đình công toàn quốc (tổng đình công) là đình công do những ngườilao động cùng tiến hành trong phạm vi cả nước

Pháp luật nước ta hiện nay chỉ thừa nhận đình công doanh nghiệp vàđình công bộ phận là hợp pháp

- Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công có: đình công hợp pháp vàđình công bất hợp pháp (dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật)

Trang 29

Ngoài hai cách phân loại trên như ở nước ta, ở các nước còn một sốcách phân loại như sau:

- Căn cứ vào tính chất đình công, có:

Đình công vì mục đích chính trị (đình công chính trị), đình công vì mụcđích kinh tế (đình công kinh tế) đình công vì mục đích xã hội

- Căn cứ vào động lực đình công có:

Đình công vì mục đích trực tiếp, đc cảnh cáo (đình công gây uy thế)đình công hưởng ứng (đình công đoàn kết, đình công tỏ cảm tình)

- Căn cứ vào cách thức tiến hành có:

Đình công đơn nhất, đình công quay vòng (đình công luân phiên), đìnhcông từng đợt, đình công chớp nhoáng, đình công có tính chất lãn công, đìnhcông ngồi, đình công đứng, đình công đi ra, đi vào, đình công tuần hành,đình công tại nhà, đình công tập trung tại doanh nghiệp, cơ quan tổ chức…

- Căn cứ vào tính tổ chức của đình công có:

Đình công tự phát (đình công hoang dã), đình công có tổ chức

4 Trình tự và thủ tục tiến hành đình công theo pháp luật Việt nam.

Chuẩn bị đình công là việc Ban chấp hành công đoàn cơ sở cùng tậpthể lao động phải làm trước khi đình công theo một trình tự, thủ tục nhất định

Khi tập thể lao động yêu cầu đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ

sở phải có trách nhiệm lấy ý kiến tán thành đình công của tập thể lao độngbằng cách bỏ phiếu kín hoặc tiến hành lấy chữ ký, Ban chấp hành công đoàn

cơ sở được quyết định đình công khi kết quả có quá nửa tập thể lao động tánthành việc đình công Việc lấy chữ ký phải bảo đảm tự nguyện, mọi trườnghợp ép buộc hoặc cản trở người lao động đều bị coi là vi phạm nghiêm trọngquyền đình công của họ

Việc đình công của tập thể lao động do Ban chấp hành công đoàn cơ sởquyết định Khoản 2 Điều 173 Bộ luật lao động Việt Nam quy định: “Việcđình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá

Trang 30

nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký” Việcđình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định vì các lý do sau:

Thứ nhất, Ban chấp hành công đoàn cơ sở là người đại diện trực tiếp

cho tập thể người lao động, và là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho tất cả mọi người lao động Ban chấp hành công đoàn cơ sở nắm bắt đượcmọi yêu cầu, mọi đề nghị của người lao động, mọi bất đồng xảy ra trongdoanh nghiệp

Thứ hai, trước khi ra quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn

cơ sở phải được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín.Trong trường hợp không được sử dụng cách bỏ phiếu kín thì phải có chữ kýcủa quá nửa số người trong tập thể lao động đồng ý mới được đình công lànhằm đảm bảo cả hai mặt: một là đảm bảo tính chặt chẽ về mặt pháp luật, hai

là đảm bảo cho cuộc đình công của tập thể người lao động do Ban chấp hànhcông đoàn cơ sở quyết định ở đây vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sởtrong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động được thể hiện một cách rõràng nhất Căn cứ để Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định đình công

là khi có sự tán thành của quá nửa tập thể người lao động Quá nửa ở đây phải

là trên 50% số người trong tập thể lao động đồng ý Việc quy định như vây là

để đảm bảo quyết định của Ban chấp hành công đoàn cơ sở là quyết định của

đa số

Thủ tục chuẩn bị việc đình công như sau:

Khi có 1/3 số người lao động trong tập thể lao động của doanh nghiệp(nếu đình công tiến hành trong doanh nghiệp) hoặc quá nửa số người lao độngtrong một bộ phận của doanh nghiệp nếu đình công được tiến hành trong bộphận đó thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành lấy ý kiến tập thể laođộng bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để xác định số người tán thànhđình công Nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở khởi xướng đình công thìcũng phải làm như vậy Nếu quá nửa số lao động trong phạm vi đình công thìcông đoàn quyết định và lãnh đạo đình công Việc quyết định, lãnh đạo đình

Trang 31

công vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của tổ chức công đoàn, vì pháp lệnh thủtục giải quyết các tranh chấp lao động quy định: “trường hợp quá nửa tập thểlao động tán thành việc đình công mà Ban chấp hành công đoàn cơ sở thấycần thiết phải tổ chức lấy lại ý kiến của tập thể lao động thì tổ chức ấy lấy lại

ý kiến lần trước Nếu quá nửa tập thể lao động vẫn tán thành đình công thìBan chấp hành công đoàn cơ sở phải quyết định đình công và lãnh đạo cuộcđình công” (khoản 2 điều 81 pháp lệnh)

Sau khi quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở cử đạidiện nhiều nhất là ba người để trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động,đồng thời gửi một bản thông báo cho liên đoàn lao động cấp tỉnh Việc traobản yêu cầu gửi bản thông báo được tiến hành chậm nhất ba ngày trước ngàybắt đầu đình công được ấn định trong bản yêu cầu, bản thông báo Nội dungcủa bản yêu cầu, bản thông báo phải nêu rõ các vấn đề bất đồng giữa tập thểlao động và người sử dụng lao động, nội dung cần giải quyết, kết quả bỏphiếu hoặc chữ ký tán thành đình công và thời điểm đình công Đình côngphải được tiến hành có tổ chức

Theo khoản 2 Điều 173 Bộ luật lao động “Việc đình công do Ban chấphành công đoàn cơ sở quyết định…”đã đề cao vai trò lãnh đạo đình công củaBan chấp hành công đoàn cơ sở Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợicủa tập thể lao động nên việc trao tổ chức này quyền lãnh đạo đình công làhợp lý Tuy nhiên, ở những đơn vị chưa có tổ chức công đoàn thì đương nhiêntập thể lao động không được tiến hành đình công, người lao động phải chịunhững thiệt thòi nhất định Hiện nay, đơn vị sử dụng lao động không có tổchức công đoàn không phải là ít, nhất là các doanh nghiệp tư nhân và doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đình công là biểu hiện đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể, đìnhcông xảy ra khi những mâu thuẫn và bất đồng giữa người lao động và người

sử dụng lao động trở nên căng thẳng tột độ Vì vậy, pháp luật có quy địnhcấm những hành vi thực hiện trong quá trình lao động Điều 173 khoản 3 Bộ

Trang 32

luật lao động quy định: “nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hạimáy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự antoàn công cộng trong khi đình công” Khoản 1 điều 84 pháp lệnh: “Trước khiđình công, trong khi đình công và sau khi kết thúc của đình công nghiêm cấmcác hành vi sau đây:

- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc người khác đìnhcông

- Dùng bạo lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanhnghiệp, xâm phạm trật tự an toàn công cộng

- Sa thải hoặc điều động người lao động đi làm việc nơi khác vì lý dođình công

- Trù dập, trả thù người tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộc đìnhcông

Nghiêm cấm tập thể người lao động có hành vi quá khích, trái phápluật Quyền được đình công nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật Đìnhcông là sự ngừng việc của tập thể lao động , để đòi hỏi người sử dụng laođộng dành cho mình những lợi ích chính đáng Song không thể vì lợi ích củamình mà lại có các hành vi bạo lực, làm tổn hại đến máy móc, trang thiết bị,tài sản của doanh nghiệp Cấm mọi hành vi xâm phạm trật tự công cộng trongđình công, khi các hành động không còn ở mức độ cho phép, nếu cố tình sẽ bịtruy cứu trách nhiệm hình sự Hai bên tranh chấp vẫn còn tiếp tục thươnglượng để giải quyết vấn đề một cách hoà bình và cần có sự cố gắng chung đểsớm trở lại quan hệ lao động bình thường, phát triển Cũng tại các điều khoảntrên, pháp luật lao động Việt Nam quy định chặt chẽ rằng, nghiêm cấm mọihành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc người khác đìnhcông Mặt khác cấm việc sa thải hoặc điều động người lao động đi làm việc ởnơi khác, vì lý do đình công, hoặc trù dập, trả thù người tham gia đình cônghay người lãnh đạo đình công Việc pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ

Trang 33

vị thế bất lợi của người lao động, nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của họ luôn

có tính khả thi và có hiệu quả

5 Cấm đình công – hoãn và ngừng cuộc đình công.

5.1 Cấm đình công.

Theo quy định của pháp luật thì đình công là quyền của tập thể laođộng Tuy vậy cũng có những người lao động không được thực hiện quyềnnày Quy định này dựa trên thực tế là để đảm bảo trật tự nơi công cộng, đờisống và lợi ích chung của nhân dân không bị rối loạn Điều 174 Bộ luật laođộng quy định 3 loại hình doanh nghiệp mà tập thể lao động trong các doanhnghiệp đó không được đình công: “… ở một số doanh nghiệp phục vụ côngcộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốcphòng theo danh mục do Chính phủ quy định”

Việt Nam đã có những quy định cụ thể về các doanh nghiệp, tổ chứckhông được đình công bằng Nghị định 51/CP ngày 29/8/1996 (Điều I) củachính phủ sau đó đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 67/CP ngày9/7/2002

Theo các nghị định đó, các doanh nghiệp trọng yếu mà hoạt động của

nó rất quan trọng tới đời sống nhân dân, tới nền kinh tế đất nước và an ninhquốc phòng sẽ không được đình công VD như các doanh nghiệp phục vụcông cộng có tác động lớn đến sinh hoạt ở thành phố, khu công nghiệp lớn,điện lực, bưu chính viễn thông hay các doanh nghiệp quốc phòng…

Để đảm bảo quyền lợi của tập thể lao động làm việc trong các doanhnghiệp không được đình công Pháp luật quy định các cơ quan quản lý Nhànước hữu quan phải có chế độ định kỳ làm việc với các doanh nghiệp này,nắm được tình hình và ý kiến của đại diện tập thể lao động và người sử dụnglao động Nếu có trường hợp cá biệt mà tranh chấp lao động xảy ra thì phảigiải quyết theo thủ tục hoà giải và trọng tài Trong trường hợp một trong haibên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh thì

Trang 34

có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ ánlao động.

Trong các doanh nghiệp có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốcdân và an ninh quốc phòng thì vấn đề giải quyết kịp thời các yêu cầu chínhđáng của tập thể người lao động là điều cần thiết Không thể kể đến khi cácyêu cầu bùng nổ thành tranh chấp mới giải quyết mà lãnh đạo các cơ quan,doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành công đoàn cơ sở để đisâu đi sát nhằm nắm vững mọi diễn biến, yêu cầu của tập thể lao động trongdoanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp, giải quyết một cá ch năng động,hợp lý, kịp thời và có hiệu quả

Đối với doanh nghiệp không được đình công, khi có yêu cầu của tậpthể lao động đòi hỏi giải quyết thì Ban chấp hành công đoàn có cơ sở tạidoanh nghiệp phải tìm cách giải quyết, nếu không được giải quyết thì trongthời hạn ba ngày Ban chấp công đoàn cơ sở phải kịp thời báo cáo với Liênđoàn lao động cấp tỉnh, người sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao độngthương bình – xã hội và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để phối hợp giảiquyết

Còn nếu xảy ra tranh chấp lao động tại doanh nghiệp không được đìnhcông thì hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở phải tiến hành giải ngay sau khinhận được yêu cầu hoà giải Nếu hoà giải ở Hội đồng hoà giải cơ sở khôngthành thì mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồngtrọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết

Đây là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp được phép đình công doanhnghiệp không được phép đình công Trong doanh nghiệp được phép đìnhcông nếu họ không đồng ý với quy định của Hội đồng trọng tài cấp tỉnh thì họtiến hành đình công hoặc yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết Còndoanh nghiệp không được phép đình công thì chỉ được yêu cầu toà án nhândân cấp tỉnh giải quyết chứ không được tiến hành đình công

5.2 Hoãn và ngừng cuộc đình công.

Trang 35

Điều 175 Bộ luạt lao động quy định: “Trong trường hợp xét thấy đìnhcông có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn côngcộng Thủ tướng có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công”.

Về nguyên tắc, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp phục

vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc anninh quốc phòng thì không có quyền đình công Tuy nhiên nếu người laođộng làm việc ở các doanh nghiệp khác tiến hành đình công mà có nguy cơnghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng thì Thủ tướngChính phủ vẫn có quyền quýêt định hoãn hoặc ngưng cuộc đình công và giaocho cơ quan nhà nước có thẩm quyền với công đoàn cùng cấp giải quyết Nếutập thể lao động không nhất trí với việc giải quyết của cơ quan trên thì cóquyền yêu cầu Toà án giải quyết Quy định trên là hoàn toàn hợp lý bởi vì lợiích kinh tế của toàn xã hội và sự vững mạnh của nền chính trị đất nước là haivấn đề mấu chốt để xây dựng một xã hội văn minh, thịnh vượng Tuy nhiênviệc hoãn hoặc ngừng cuộc đình công chỉ đặt ra trong trường hợp thật cầnthiết và sự “nguy cơ” đối với nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộngphải là nghiêm trọng và có thể xảy ra nếu không quyết định hoãn hoặc ngừngcuộc đình công đó một cách kịp thời

Nhận xét

Qua trình bày ở trên, có thể thấy rằng, tranh chấp lao động tập thể làxuất phát điểm của đình công và đình công chính là đỉnh cao của tranh chấplao động tập thể Trong một xã hội ngày càng phát triển, cùng với nhữngthành tựu kinh tế thì đình công là một vấn đề luôn tồn tại song hành Có thểcho rằng đình công là một biểu hiện của phát triển kinh tế Đình công khôngxấu và nó lại là một quyền chính đáng của người lao động Tuy nhiên ảnhhưởng tiêu cực cuả đình công là không hề nhỏ Phải luôn quan tâm tới đìnhcông, chúng ta biết rõ là không thể ngăn cấm nhưng chúng ta phải có nhữngbiện pháp hướng đình công vào những mục đích chính đáng và giải quyết

Trang 36

chúng ổn thoả Điều đó là một phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế xãhội.

Trang 37

Chương II Pháp luật về giải quyết đình công và thực tiễn giải quyết đình công ở

Việt Nam.

I Thủ tục giải quyết các cuộc đình công:

ở Việt Nam, đình công mới xuất hiện, vì vậy nó luôn là vấn đề phứctạp Pháp luật Việt Nam luôn quan tâm đến lĩnh vực này và điều đó đã đượcghi nhận trong văn bản luật khá chặt chẽ nhằm đưa các quan hệ này trong mộtkhuôn khổ pháp lý nhất định.Từ đó có hướng nghiên cứu để đưa ra những mặttích cực để phát huy, những mặt tiêu cực để khắc phục, hạn chế, góp phần ổnđịnh và phát triển kinh tế – xã hội

1 Thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân

Điều 89 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động qui địnhToà án có thẩm quyền giải quyết các cuộc đình công là Toà lao động, Toà ánnhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp mà tập thể lao độngđình công

ở trung ương có toà lao động thuộc cơ cấu Toà án nhân dân tối cao.Toà án lao dộng có Chánh án, phó chánh toà, các thẩm phán và thư ký phiêntoà

ở cấp huyện không lập toà lao động trong toà án nhân dân cấp huyện,nhưng có các thẩm phán lao động

Việc giao giải quyết đình công cho Toà lao động của toà án nhân dâncấp tỉnh là phù hợp với trình độ, kinh nghiệm thực tiễn xét xử của thẩm phán

do tính chất phức tạp của đình công Ngoài ra toà lao động, toà án nhân dâncấp tỉnh còn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm cáctranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

Điều 177 Bộ luật lao động quy định “Toà án nhân dân có quyền quyếtđịnh cuối cùng về những cuộc đình công và tranh chấp lao động tập thể”.Trong quá trình giải quyết, toà án xét xử độc lập, quyết định theo đa số và chỉ

Trang 38

tuân theo pháp luật, không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơquan nào Quyết định của toà án có hiệu lực bắt buộc đối với mỗi bên.

2 Yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công.

2.1 Người có quyền yêu cầu.

Theo điều 87 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao độngthì Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động, cơ quan laođộng cấp tỉnh Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân lànhững chủ thể có quyền yêu cầu hoặc khởi tố đề nghị Toà án kết luận đìnhcông hợp pháp hoặc bất hợp pháp

Trước khi bắt đầu đình công, trong quá trình đình công hoặc sau khi đãngừng đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn đến Toà

án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp, người sử dụng có quyền nộpđơn đến toà án kết luận tính bất hợp pháp của đình công

Trước khi bắt đầu đình công hoặc trong quá trình đình công, cơ quanlao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp tỉnh có quyền gửi văn bản đến toà

án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp và bất hợp pháp Viện kiểm sátnhân dân có quyền khởi tố để yêu cầu toà án kết luận cuộc đình công bất hợppháp

Tóm lại, quyền yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công trước hếtthuộc về Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động là nhữngchủ thể trực tiếp tham gia quan hệ tranh chấp Với tư cách là đại diện cho tậpthể lao động và có vai trò lãnh đạo đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở

có quyền yêu cầu toà án kết luận đình công hợp pháp trước, trong và sau khi

đã ngừng đình công Người sử dụng lao động với tư cách là chủ sở hữu doanhnghiệp, quản lý, điều hành tập thể lao động nơi tập thể lao động tiến hànhđình công có quyền yêu cầu Toà án kết luận tính bất hợp pháp của cuộc đìnhcông

2.2 Nội dung yêu cầu.

Trang 39

Điều 88 pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động quy định ởdoanh nghiệp tập thể lao động tiến hành đình công, người sử dụng lao độngkhi nộp đơn yêu cầu toà án kết luận đình công hợp pháp hoặc bất hợp phápbao gồm nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định việc đìnhcông; họ tên, địa chỉ những người lãnh đạo cuộc đình công

- Họ tên của người sử dụng lao động

- Tên địa chỉ của chủ doanh nghiệp, nơi tập thể lao động đình công

- Lý do

- Yêu cầu của người làm đơn

Kèm theo yêu cầu phải gửi các bản sao bản yêu cầu, bản thông báo vềcuộc đình công, quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh về việcgiải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể và các giấy tờ, tài liệu có liên quanđến việc giải quyết cuộc đình công Trong trường hợp người nộp đơn là người

sử dụng lao động phải nộp tiền lệ phí theo mức do chính phủ quy định

Văn bản yêu cầu toà án kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợppháp của cơ quan lao động cấp tỉnh, của liên đoàn lao động cấp tỉnh, văn bảnkhởi tố của Viện kiểm sát phải ghi rõ:

- Tên, địa chỉ của cơ quan yêu cầu Họ, tên, chức vụ của người ký vănbản yêu cầu

- Tên, địa chỉ doanh nghiệp nơi tập thể lao động đình công

- Lý do yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp

- Các yêu cầu cụ thể

Kèm theo văn bản yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ liên quan đếnviệc yêu cầu kết luận đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp

2.3 Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ (Điều 90 – Pháp lệnh)

Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động có nghĩa vụcung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng từ cần thiết theo yêu cầu của toà án trongquá trình giải quyết cuộc đình công và phải chịu trách nhiệm về tính chính

Trang 40

xác của các tài liệu chứng cứ đó Nếu cơ quan lao động cấp tỉnh, liên đoàn laođộng cấp tỉnh yêu cầu hoặc Viện kiểm sát nhân dân khởi tố yêu cầu toà ángiải quyết cuộc đình công thì các cơ quan đó phải yêu cầu cung cấp tài liệu,chứng cứ.

2.4 Thụ lý đơn yêu cầu.

Thụ lý đơn yêu cầu là việc toà án xem xét và chấp nhận yêu cầu đềnghị của người yêu cầu Vì vậy, có thể nói rằng, các yêu cầu của Ban chấphành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh,liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân có được toà án chấpnhận hay không chính là giai đoạn này Khi nhận được đơn yêu cầu của cácđương sự và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, toà án sẽ xem xét đơn cùngcác giấy tờ, các tài liệu liên quan Nếu thấy vụ việc đó thuộc thẩm quyền củamình, toà án sẽ tiến hành thụ lý Khi đơn yêu cầu đã được thụ lý, toà án sẽ cótrách nhiệm xem xét và giải quyết, cụ thể là: Trong thời hạn ba ngày kể từngày nhận được yêu cầu toà án phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệukèm theo Nếu xét thấy các cuộc đình công thuộc thẩm quyền của mình, toà

án vào sổ thụ lý và thông báo cho ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sửdụng lao động cơ quan lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp tỉnh và Việnkiểm sát nhân dân cùng cấp biết (Điều 91 – Pháp lệnh)

3 Giải quyết cuộc đình công.

Giải quyết cuộc đình công bao gồm ba thủ tục kế tiếp nhau là: chuẩn bịcuộc đình công, hội nghị hoà giải và xét tính hợp pháp của cuộc đình công,được quy định tại các mục II, III, IV (chương XIII) – pháp lệnh thủ tục giảiquyết các tranh chấp lao động

3.1 Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công.

Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công là một giai đoạn quan trọng vàkhông thể thiếu trong quá trình tố tụng Để có thể giải quyết các cuộc đìnhcông cần phải có một thời gian nhất định để chuẩn bị Bởi ngay một lúc cácthẩm phán không thể khẳng định được tính chất hợp pháp hay bất hợp pháp

Ngày đăng: 28/09/2016, 09:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1993 Khác
2. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1993 Khác
3. Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – NXB Hà Nội 2002 Khác
4. Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động tháng 5/2006 của CP Khác
5. Báo cáo của Bộ lao động TBXH về tình hình tranh chấp lao động, đình công năm 2005 Khác
6. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động – NXB chính trị Quốc gia Hà Nội 1996 Khác
7. Nghị định 67/CP ngày 9/7/2002 quy định các danh mục không được đình công Khác
8. Nghị định 58j/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ về việc trả lương và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công trong thời gian đình công Khác
9. Nghị định 38/CP ngày 15/6/1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động Khác
10. Quyết định số 10/HĐBT ngày 14/01/1985 về việc chuyển sang Toà án nhân dân xét xử những tranh chấp lao động Khác
11. Công văn số 10/KHXX ngày 06/7/1996 của Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quyết định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động Khác
12. Những công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế ILO – NXB pháp lý 1992 Khác
13. Giáo trình luật lao động – Khoa luật – Trường Đại học KHXH&NV 2005 – NXB Đại học quốc gia Khác
14. Giáo trình luật lao động – trường ĐH Luật Hà Nội 2004 – NXB Công an nhân dân Khác
15. Công đoàn và vấn đề giải quyết tranh chấp lao động – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – Ban pháp luật – NXB lao động 1996 Khác
16. Đỗ Bá Tường – Một số vấn đề cơ bản về luật lao động nước ta – NXB Chính trị Quốc gia 1997 Khác
17. Đặng Đức San – Tìm hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động – NXB Thành phố Hồ Chí Minh Khác
18. Tạp chí khoia học - Đại học quốc gia Hà Nội Khác
20. Một số luận văn, tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luật 21. Báo tạp chí pháp luật, lao động xã hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w