BÁO CÁO THỰC TẾ THIÊN NHIÊN NHATRANG DALATBÁO CÁO THỰC TẾ THIÊN NHIÊN NHATRANG DALATBÁO CÁO THỰC TẾ THIÊN NHIÊN NHATRANG DALATBÁO CÁO THỰC TẾ THIÊN NHIÊN NHATRANG DALATBÁO CÁO THỰC TẾ THIÊN NHIÊN NHATRANG DALATBÁO CÁO THỰC TẾ THIÊN NHIÊN NHATRANG DALATBÁO CÁO THỰC TẾ THIÊN NHIÊN NHATRANG DALAT.........................................................................
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SINH - KTNN
BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ THIÊN NHIÊN
Nhóm: Động vật có xương sống
Giáo viên hướng dẫn:
Quy Nhơn, tháng 4 năm 2014
Trang 2BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ NGHIÊN CỨU THIÊN NHIÊN NHÓM
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý ban giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn, quý ban lãnh đạo Khoa Sinh – KTNN đã tạo điều kiện tổ chức cho chúng
em chuyến đi thực tập nghiên cứu thiên nhiên đầy lý thú và bổ ích này.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đối với Thầy, Cô và Thầy cùng những thầy cô hướng dẫn tại Nha Trang và Đà Lạt đã hết lòng hướng dẫn và chỉ bảo cho chúng em hoàn thành được chuyến đi vừa qua Giúp chúng em tổng hợp được kiến thức đã được học trên giảng đường thành những kiến thức thực tế, thông qua đó chúng em có cái nhìn tổng quát hơn về môn học của mình.
Trang 3MỤC LỤC
Mở đầu
Phần I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm đặc trưng của nhóm động vật nghiên cứu
1.2 Đặc điểm của động vật tại các địa điểm thực tế thiên nhiên
1.3 Đặc điểm tổng quát điều kiện tự nhiên, xã hội của Khánh Hòa và Lâm Đồng1.3.1 Vị trí địa lý
1.3.2 Đại hình
1.3.3 Đặc điểm khí hậu
Phần II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 4phải trang bị cho mình một vốn kiến thức lý thuyết vững chắc để từ đó đi ra ngoài tự nhiên thì mới nghiên cứu và tìm tòi ra được những điều thật sự lý thú ở môn học này.
Tự nhiên – nói như vậy thật xa xôi nhưng nó ở cạnh chúng ta, chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của con người Chuyến đi thực tế vừa qua từ ngày 30/3 đến ngày 5/4 đã cho chúng em có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh vật Đây cũng
là dịp tốt để chúng em tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách trực quan hơn, nâng tầm hiểu biết của chúng em về thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú.
Về động vật với sự hướng dẫn về công tác chuẩn bị cũng như sự chỉ dạy tận tình trong suốt chuyến đi của Cô Đặng Thị Ngọc Hà đã giúp cho chúng em quan sát được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, môi trường sinh sống, cách phân loại và bảo vệ.
Không những phần động vật mà phần thực vật cũng nhờ Thầy Phan Hoài Vỹ và Thầy Dương Tiến Thạch đã tận tâm dạy bảo
Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong đoàncùng với lòng đam mê học tập của chúng em đã thu thập được khá nhiều mẫu vật, biết cách xử lí, phương pháp bảo quản mẫu vật Qua buổi đi thực tế vừa rồi chúng em đã phần nào hiểu biết thêm nhiều điều về thế giới xung quanh.Đây là điều rất có ích trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này.
P HẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm đặc trưng của nhóm động vật nghiên cứu ( Động vật có xương sống).
Trang 5Động vật có xương sống rất phong phú và đa dạng, là những đối tượng khó nghiên cứu, khó quan sát, thu mẫu Chúng sống ở những khu vực địa hình khác nhau, và có những loài quí hiếm ta không thể thu mẫu mà chỉ quan sát trên mẫu vật trưng bày và tham khảo,tìm hiểu thông qua tài liệu Ngoài ra có một số loài chúng ta có thể thu được mẫu vật nhưng khi thu mẫu thì hết sức cẩn thận.
1.2 Đặc điểm của động vật tại các địa điểm thực tế thiên nhiên.
- Các loài sinh vật biển: Sinh vật biển được trưng bày ở viện Hải dương học rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loài thuộc các lớp khác nhau Ngoài những mẫu còn sống có những mẫu ngâm được sắp xếp theo bậc thang tiến hóa giúp cho người xem có thể hiểu được chiều hướng tiến hóa của động vật không xương sống
- Các loài sinh vật rừng núi: Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thực vật nơi đây chính là điều kiện cho các loài động vật rừng phát triển Động vật ở đây đa dạng và phong phú cả về số lượng lẫn thành phần loài Trong đó, rừng kín thường xanh là môi trường sống tốt hơn rất nhiều so với rừng thưa lá kim Nơi đây không những có các loài động vật có xương sống sinh sống mà còn
là nơi cư trú của nhiều loài côn trùng khác nhau
1.3 Đặc điểm tổng quát điều kiện tự nhiên, xã hội của Khánh Hòa, Lâm Đồng:
• Khánh Hòa:
Vị trí địa lý:
Tỉnh Khánh Hòa nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam; phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa, Tây Hòa của tỉnh Phú Yên; phía Tây giáp hai huyện M’Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk; phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận; phía Tây Nam giáp huện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp Biển Đông Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1278 km đường bộ
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5197 km2 Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài
từ tọa độ địa lý 12o52’15” đến 11o42’50” vĩ độ Bắc và từ 108o40’33” đến 109o27’55” kinh độ Đông Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam Chiều dài vào khoảng 150 km và chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km
Địa hình:
Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km2, chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh Miền đồng bằng lại bị chia cắt thành từng ô, ngăn cách bởi những dãy núi ăn sát ra biển Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như Đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tương và đèo Rù Rì
Đặc điểm khí hậu:
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt So với các tỉnh thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía
Trang 6Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào hai tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng Nhiệt
độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn
Bà có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh) Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20-26°C (ở Cam Ranh) Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam Các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi
đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt
• Đà Lạt
Vị trí địa lý :
Tỉnh Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên Phía Đông giáp với tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đắ k Nông, phía Tây Nam giáp với tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
Phía Bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có độ cao 1749 m Dãy núi phía Nam có đỉnh Đan
Sê Na cao 1950 m Đỉnh LangBiang cao 2163 m., Hòn Giao cao 1948 m Phía Nam hai dãy núi là cao nguyên LangBiang trên đó có thành phố Đà Lạt có độ cao 1475 m Phía Đông và Nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 m, địa hình khá bằng phẳng
và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà
Tọa độ địa lý từ 11o12’ đến 12o15’ vĩ độ Bắc và 107o45’ kinh độ Đông
Địa hình
Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn, địa hình đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800 đến 1000 m so với mực nước biển, đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống Nam
Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
Trang 7khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát
mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân
P HẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1: Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Trang 82.1.1: Đối tượng nghiên cứu: Các loài động vật có xương sống sống ở biển, vùng rừng núi
2.1.2: Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 30/03/2014 đến ngày 05/04/2014
2.1.3: Địa điểm nghiên cứu: Khảo sát ở hai thành phố Nha Trang, Đà Lạt và các vùng lân cận hai địa điểm này
2.2 Nội dung nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành với các nội dung sau đây:
- Điều tra thành phần loài
- Đặc điểm sinh học của loài động vật điều tra được
- Sự phân bố của các loài động vật điều tra được
- Trữ lượng và tầm quan trọng của loài động vật điều tra được
Phần nội dung của nhóm ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG tại hai địa điểm là Nha Trang và Đà Lạt như sau:
Viện Hải Dương học:
1 Lớp cá sụn:
Cá sụn được coi là lớp cá nguyên thủy nhất trong các nhóm cá có hàm hiện tại, gồm cá nhám, cá mập, cá đuối, cá khime, khoảng 800 loài sống ở biển và đại dương vài loài sống ở nước ngọt
Hiện tại đã xác định khoảng 800 loài, chia làm hai phân lớp: Phân lớp mang tấm và phân lớp toàn đầu.Bao gồm nhiều Cá sụn có khe mang thông thẳng ra ngoài không có màng che, hàm được treo vào sọ bởi xương móng hàm, có hai tổng bộ
- Tổng bộ cá nhám (Selachomorpha): Gồm 8 bộ, là những Cá sụn có thân
hình thoi, vây ngực rộng nằm dọc thân, vây đuôi lớn dị hình, có vây hậu môn, khe mang ở hai bên đầu, hàm nhiều răng nhọn Là nhóm ăn thịt, bơi rất nhanh, hoạt động ở tầng mặt, phân bố rộng Sống ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới
Đại diện: Cá nhám tro (Mustelus), cá nhám cào (Sphyrna), cá nhám bướm
(Squatina),cá mập (Certorhinus).
Trang 9- Tổng bộ cá đuối (Batomorpha): Mình dẹt hướng lưng bụng, vây ngực rất
phát triển xòe rộng hai bên thân, viền trước nối liền với mõm, vây đuôi tiêu giảm hoặc thiếu, không có vây hậu môn Khe mang nằm ở mặt bụng, bơi chậm, hoạt động ở tầng đáy.Phân bố ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới
Đại diện: Cá đuối bông (Dasyatis), cá đuối nhám (Rhynchobatus), cá đuối
điện (Torpediniforme), cá đao (Pristis).
Trang 103 Hệ thần kinh có hai thùy khứu giác nhỏ hai thùy thị giác lớn, tiểu não lớn, có
10 đôi dây thần kinh não
4 Hô hấp bằng mang Mang được nâng đỡ bởi cung mang.Vách mang tiêu biến nên Các lá mang đích trực tiếp trên cung mang.Có xương nắp mang phủ ngoài tạo thành xoang mang
5 Tuần hoàn đơn, tim 2 ngăn một tâm nhĩ, một tâm thất, chứa máu đỏ thẩm, xoang tĩnh mạch thông với tâm nhĩ
6 Là nhóm động vật phân tính, đa số là đồng hình chủng tính Thụ tinh
ngoài.Cơ quan sinh dục và bài tiết hoàn toàn tách biệt nhau.Ống dẫn trứng và ống dẫn tinh là phần kéo dài của màng bao cơ quan sinh dục
Bộ Cá Chình (Angulliformes)
Có 2 Phân bộ: Cá chình (Anguilloidei) và Nemichthyoidei Phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương; Một số sống hoặc di cư vào sông để kiếm ăn; số khác có đời sống ký sinh Bãi
đẻ thường là Các biển sâu
Ơ nước ta có 4 loài Cá chình: Cá chình mun (Anguilla bicolor), Cá chình nhọn (Anguilla borneensis), Cá chình hoa (Anguilla marmorrata), Cá chình Nhật (Anguilla japonica)
và xương gian hàm gắn liền với nhau thành
mỏ cứng, thích nghi với việc cắn dập vỏ thân mềm và giáp xác
Đại diện:
Cá nóc hòm (Ostracion gibbosus),
Trang 11Cá đầu (Mola mola), Cá nóc nhím (Diodon halacanthus) Cá bò râu
(Anacanthus barbatus), Cá bò xanh hoa đỏ (Oxymonacanthus longirostris) Cá mặt trăng đuôi nhọn (Masturuslanceolatus),Cá mặt trăng(Mola mola)
Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes):
Đại diện: cá mao tiên (Pterois volitans)Loài cá này sinh sống trong các rạn san
hô Trong tự nhiên chúng được tìm thấy trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, á mao tiên có sọc trắng xen kẽ với màu đỏ, nâu, hoặc màu nâu Con trưởng thành có thể dài đến 43 cm, trong khi con chưa thành niên có thể ngắn hơn 1 inch (2,5 cm) Chúng có thể sống đến 10 năm Nó có gai độc lớn, nhô ra từ cơ thể như bờm sư tử Các gai độc làm cho cá không ăn được hoặc ngăn chặn hầu hết các kẻ thù tiềm năng Cá mao tiên sinh sản hàng tháng và có thể nhanh chóng phân tán trong giai đoạn ấu trùng của chúng khiến cho việc mở rộng của khu vực xâm lấn của chúng nhanh chóng
Cá mặt quỷ (Synanceia):Cá mặt quỷ có thân hình lớn, xù xì, nhiều vây ở sống lưng, thô kệch như một tảng đá với lớp da loang lổ màu nâu đỏ, sần sủi, lởm chởm, Da cá mặt quỷ rất dai, có nhiều chiếc vây sắc nhọn Tuy vậy, cấu tạo bên trong của chúng có những thớ thịt chắc, ăn rất ngon, giàu dưỡng chất, chúng có những thớ thịt chắc, trong, giòn, ngọt, cá mặt quỷ ăn rất ngon, vị lạ miệng, giàu canxi, giàu dưỡng chất omega 3 giúp tuần hoàn máu tốt, ngăn chặn
sự hình thành huyết khối, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống đột quỵ thịt cá mặt quỷ ngon, chắc, dai, dày, ngọt nhưthịt gà, lại giòn, vị thanh nhưtôm hùm, miếng cá trắng, trong và dày thịt Nhìn chung, thịt cá trắng nõn, mịn màng[3]
Trang 12Cá mặt quỷ có thể sống trên cạn trong một vài ngày trong điều kiện đảm bảo đủ
1-3 Lớp lưỡng cư (Amphibia)
Lưỡng cư (còn gọi là Lưỡng thê, Ếch nhái) là Động vật có xương sống ở cạn đầu tiên, nhưng còn giữ nhiều nét của tổ tiên sống ở nước Chúng có những đặc điểm chung sau:
- Da trần dễ thấm nước, có nhiều tuyến da
- Bộ xương hầu như đã hoá cốt, cột sống phân thành 4 phần: Cổ, thân, chậu và đuôi Phần cổ và phần thắt lưng chỉ có một đốt sống.Các đốt sống ngực có xương sườn.Ở Ếch, xương sườn tiêu giảm.Sọ có hai lồi cầu chẩm khớp với đốt sống cổ
- Thần kinh trung ương phát triển, não trước phát triển phân ra bán cầu, có não thất rõ ràng
- Các cơ quan cảm giác phát triển thích ứng với đời sống ở can Mắt Lưỡng cư
có thủy tinh thể hình thấu kính.Giác mạc lồi thích nghi với nhìn trong không khí, có mí cử dộng, bảo vệ mắt khỏi bị khô Cơ quan thính giác đã có tai giữa với xương bàn đạp
- Cơ quan hô hấp ở cá thể trưởng thành là phổi và da
- Hệ tuần hoàn gồm hai vóng tuần hoàn Tim Lưỡng cư có ba ngăn, hai tâm nhĩ
và một tâm thất
- Cơ quan tiêu hóa: có lưỡi chính thức, răng nhọn để giữ mồi, sau xoang miệng
là thực quản ngắn, rồi đến dạ dày, ruột, các tuyến tiêu hóa phát triển, có tuyến môn vị
- Cơ quan bài tiết là trung thận
- Lưỡng cư là nhóm động vật biến nhiệt
Đại diện: ếch đồng (Ranarugulosa), cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus )
Trang 13ẩn cho cơ nhai.
3 Hệ thần kinh trung ương phát triển Não trước lớn.Đã có đủ 12 đôi dây thần kinh não
4 Cơ quan cảm giác hoàn chỉnh hơn ở lưỡng cư Mắt có 2 mí trên, dưới và màng nháy bảo vệ mắt khỏi khô.Tai trong phát triển.Cơ quan Jacopson khá phát triển
5 Cơ quan hô hấp hoàn toàn bằng phổi Mang chỉ có ở giai đoạn phôi.Đường
hô hấp tách biệt với đường tiêu hoá
6 Hệ tuần hoàn gồm hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, Tâm thất đã có vách ngăn hụt, chia tâm thất thành hai nữa không hoàn toàn, riêng cá sấu tim đã bốn ngăn
7 Hệ bài tiết là hậu thận
8 Bò sát là động vật biến nhiệt
9 Bò sát là nhóm động vật phân tính Con đực có cơ quan giao cấu Thụ tinh trong Trứng lớn và có vỏ dai hay vỏ thấm vôi Phôi phát triển trong màng ối
Đại diện: Rùa xanh (chelniamydas)
Vích (Lepidochelys olivacea)là một loài rùa biển Cân nặng của vích hiếm khi trên 50 kg Một nghiên cứu ởOaxaca (Mêhicô) cho biết vích trưởng thành có cân nặng từ 25 kg đến 46 kg Con cái nặng trung bình 35,45 kg (số
Trang 14mẫu n= 58), con đực thì nhẹ hơn một chút với cân nặng trung bình 33,00 kg (n=17) Vích con mới nở thường nặng từ 12,0 đến 23,3 gam Một phần vích trưởng thành lưỡng tính Vích đực có đuôi dài và to hơn vích cái, đuôi vích được dùng khi giao phối
Đồi mồi
(Eretmochelys imbricata): là một loài rùa biểncực kỳ nguy cấp thuộc họ Vích (Cheloniidae) Đây là loài duy nhất trong chi Eretmochelys Loài này phân bố khắp thế giới, với hai phân loài Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.Eretmochelys imbricata imbricata là phân loài Đại Tây Dương, còn Eretmochelys imbricata bissa được tìm thấy ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Trang 152 Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu ở cuối thân.
3 Bộ xương hoá cốt hoàn toàn Xương xốp, nhiều khoang khí, nhưng rất rắn chắc.Các xương hộp sọ gắn kết lại.Xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái
4 Hệ thần kinh phát triển cao Bán cầu não, thuỳ thị giác, tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ Não bộ uốn khúc rõ ràng đã có đủ 12 đôi dây thần kinh não
5 Thính giác có tai trong, tai giữa và tai ngoài, có vành tai sơ khai Mắt lớn, là
cơ quan định hướng khi bay.Khứu giác kém phát triển
6 Hệ tuần hoàn kép, tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải Máu nuôi
cơ thể là máu đỏ tươi hoàn toàn