BÁO CÁO BỆNH KÍ SINH TRÙNGBÁO CÁO BỆNH KÍ SINH TRÙNGBÁO CÁO BỆNH KÍ SINH TRÙNGBÁO CÁO BỆNH KÍ SINH TRÙNGBÁO CÁO BỆNH KÍ SINH TRÙNGBÁO CÁO BỆNH KÍ SINH TRÙNGBÁO CÁO BỆNH KÍ SINH TRÙNG..............................................................................................................................................
Trang 1BỆNH KÍ SINH TRÙNG
I. KHÁI NIỆM:
- Bệnh kí sinh trùng là những bệnh do động vật không xương sống kí sinh trên cơthể vật chủ gây nên Bệnh có tính truyền nhiễm, lây từ cá thể này sang cá thể khác
II CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT KÍ SINH:
- Tất cả cả loại kí sinh, chủ yếu là những động vật bậc thấp, có nguồn gốc sống tự
do Do khủng hoảng về vận chuyển và nhu cầu mở rộng phạm vi phân bố , các sinhvật này tiến hóa theo hướng lấy cơ thể sinh vật khác, làm môi trường sinh sống
- Các loài động vật kí sinh tập trung ở các nghành sau:
1 Nghành động vật nguyên sinh (Protozoa): là những động vật đơn bào, kích
thước hiển vi Có 3 lớp chủ yếu gây bệnh cho người và động vật
Lớp trùng roi: nhóm kí sinh đường sinh dục như các loài thuộc họ
Chilomastic và Trichomonas gây bệnh tiêm la ngựa Nhóm kí sinh đường tiêu hóa thuộc giống Giaradia và Trichomonas Nhóm kí sinh đường máu thuộc họ
Trypanosonidae
Lớp trùng chân giả (Rhizopoda), gồm 4 giống, điển hình là giống
Entamoeba, kí sinh ở đường tiêu hóa, gây bệnh lị amip Một số kí sinh ở gan, phổi não, lách, da gây các ổ loét (abscess) Một số loại có lợi, ví dụ Entamoeba colin ăn bào nang của trùng roi Giardia
Lớp trùng bòa tử (Sporozoa) điển hình là giống Plasmodium gồm nhiều loài.Trong đó có 4 loài gây bệnh sốt rét cho người là P.fanciparum, P.vivax, P.malariae
và P.ovale Trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Anopheles Một số loài khác thuộc bộ Coccidiida gây bệnh cầu trùng
2 Ngành dung dẹp (Plathelminles), là những động vật đa bào thấp, thân hình
lá, kích thước lớn gồm 2 lớp:
Lớp sán lá (Trematoda) Thân dẹp hình lá, không phân đốt, kí sinh nội quan Phần lớn trải qua 2 kí chủ và có vòng đời phức tạp Kí chủ trung gian là động vật thủy sinh Ví dụ cua đồng, ốc, cá là kí chủ trung gian của sán lá ruột, lá phổi
(Paragonimus ringeri) , sán lá ruột gan (Fasciola hepatica)
Trang 2Lớp sán dây (Cestoda) cơ thể dài, dẹp chia làm 3 phần: đầu, cổ và các đốt thân, mỗi đốt thân là 1 cơ quan hoàn chỉnh, vòng đời phức tập Điển hình là sán dây (Teania solium và Teania saganita), thể trưởng thành sống trong ruột người, thể ấu trùng kí sinh ở lợn, bò Sán dây (Diphyllobthrium masoni), thể trưởng thành
kí ở chó mèo, thể ấu trùng sống trong ếch nhái
3 Ngành giun tròn (Nemathelminthes),
Thân hình ống hay dạng chỉ dài, kí sinh trong ống tiêu hóa, nội quan người
và động vật Trước khi sống tại 1 nội quan, ấu trùng di hành trong máu tới các cơ quan có thể gây nhiều biến chứng bất thường Điển hình có giun đũa (Ascaridata), giun kim (Oxyuruta), giun lươn, giun tóc, giun móc, giun chỉ, giun đầu gai, , Phần lớn kí sinh gây bệnh đường tiêu hóa, lây trực tiếp thông qua kí chủ trung gian Một số kí sinh ở da, mô thần kinh mô cơ, tổ chức bạch huyết, lây truyền qua bệnh chân khớp Ví dụ giun chỉ gây bệnh phù chân voi lây truyền qua muỗi
4 Ngành giun đốt (Anelides)
Thân tròn hay thân dẹp, hình lá, phân đốt, gồm những loài ngoại kí sinh và nửa kí sịnh, không gây bệnh nguy hiểm nhưng hút máu gây hạ, truyền bệnh tạo cơ hội cho các bệnh khác phát triển Đại diện có các loài trong họ đỉa và họ vắt
5 Ngành chân đốt (Arhtopoda) là nhũng động vật không xương sống chân
phân đốt, thân phủ kitin, điển hình lớp hình nhện, lớp côn trùng
Lớp hình nhện (Archnida) cơ thể chia làm 2 phần: đầu ngực và bụng Có 4 đôi chân, không có râu Đại diện các loài trong bộ ve bét, mò, mạ, ghẻ, là những sinh vật nửa và ngoại kí sinh, gây hại và là trung tâm truyền bệnh
Lớp côn trùng (Insecta) cơ thể chia làm 3 phần; đầu, ngực và bụng, có 3 đôi chân và 1 đôi râu Sống tự do hoặc nửa kí sinh, gây hại và làm môi giới truyền bệnh Ví dụ ruồi nhà ăn máu mủ, truyền dich tả, lở mồm lông móng Muỗi huyết máu truyền sốt rét Ruồi trâu hút máu truyền bệnh trùng roi Rận, bọ chét hút máu truyền dịch hạch
III Hình thức kí sinh và quy luật chi phối đời sống kí sinh:
1 Các hình thức kí sinh: Dựa vào tính chất kí sinh có thể chia làm 3 hình
thức
Trang 3- Nửa kí sinh: còn gọi là hình thức kí sinh tạm thời, sinh vật kí sinh chỉ đến với kí chủ trong khoảng thời gian nhất định Ngoài thời gian trên chúng sống độc lập không phụ thuộc kí chủ Ví dụ: muỗi, ve, đỉa,
- Ngoại kí sinh: sinh vật kí sinh sống kí trên bề mặt cơ thể kí chủ Ví dụ: ghẻ, chấy, rận,
- Nội kí sinh: sinh vật kí sinh sống trong nội quan, các tổ chức bên trong cơ thể Ví dụ: giun, sán,
2 Quy luật chi phối đời sống kí sinh: có 3 xu hướng biến đổi có tính quy
luật chi phối đời sống sinh vật kí sinh
- Luật tiêu giảm các cơ quan vốn có, đã trơ nên không cần thiết Ở bọn nửa
kí sinh sự tiêu giảm không sau sắc, có hiện tượng tiêu giảm hệ mạch, thể xoang làm nhiệm vụ của hệ tuần hoàn Ở bọn ngoại kí sinh, sự tiêu giảm liên quan đến đời sống cố định và chế độ ăn: cơ thể nhỏ, mắt và cánh tiêu giảm Ở bọn nội kí sinh sự tiêu giảm là sâu sắc: hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh và các giác quan hoặc tiêu giảm, hoặc rất kém phát triển Ở sán dây gần như tiêu giảm hoàn toàn, chỉ còn lại 1 đầu sáng bằng mũi gim với các giác bám, mỗi đốt là 1 cơ quan sinh sản
- Luật xuất hiện các cơ quan thích nghi mới Bọn ngoại kí sinh xuất hiện cơ quan giao cấu, thụ tinh trong, một số noãn thai sinh Hình thức sinh sản phong phú:hữu tính lưỡng tính, vô tính theo kiểu liệt sinh (trùng sốt rét), ấu trùng sinh (sán lá),làm tăng nhanh số lượng cá thể Số lượng sinh sản nhiều, 1 sán dây có thể sinh sản
11 tỉ trứng trong đời cá thể
- Phần lớn các sinh vật sống trên 1 kí chủ hay nhiều kí chủ đều trải qua 1 giai đoạn phát triển bên ngoài cơ thể kí chủ, chờ cơ hội xâm nhập, tạo nên 1 vòng đời phức tạp
- Tất cả các đăc điểm này nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa sự tồn tại của cá thể và sự tồn tại của loài, đảm bảo tính liên tục của loài trong đời sống kí sinh
IV Sự xâm nhập và lây bệnh của kí sinh trùng:
Trang 41 Sự xâm nhập: kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể vật chủ theo 4 con con
đường chủ yếu
- Xâm nhập qua thức ăn, nước uống Nang trứng chứa ấu trùng cảm nhiễm theo thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa, dưới tác dụng các dịch tiêu hóa ấu trùng được giải phóng thành dạng kí sinh, di hành trong máu 1 thời gian, đến 1 giaiđoạn nhất định chúng sống cố định tại nơi thích hợp
2 Tác hại của kí sinh trùng: kí sinh trùng gây hại đối với kí chủ dưới các
hình thức sau;
- Tác động cơ giới: vòi chích hút, giác bám, móc bám, tạo các vết thuwowg
cơ giới gây lở loét ở da (ghẻ), gây thủng ruột, làm tắc ống mật (giun đũa), gây absess ở gan (sán lá gan), gây rối loạn tuần hoàn, nghẽn mạch, tắc mạch (ấu trùng giun đũa),
- Chiếm đoạt dinh dưỡng Kí sinh trùng tiêu thụ 1 khối lượng lớn dinh
dưỡng đã tiêu hóa sẵn, hút máu, dịch tế bào, phá hủy hồng cầu, làm kí chủ hao mòn , còi cọc dẫn đến chết
- Tiết độc tố: các sản phẩm trao đổi chất của kí sinh trùng gây hại đối với kí chủ Kí sinh trùng còn có khả năng tiết độc tố chống lại sức đề kháng của kí chủ, gây tan máu hoại huyết, đầu độc thần kinh
- Mở đường cho bệnh khác phát sinh: các vết thương cơ giới, sự hủy hoại thần kinh, máu và sức đề kháng của cơ thể là điều kiện thuận lợi cho các bệnh khácphát sinh Một số kí sinh trùng là trung gian truyền bệnh
3 Đặc điểm của bệnh kí sinh trùng:
Trang 5- Biểu hiện không rõ rệt, khả năng tái nhiễm cao: các triệu chứng không rõ, chung chung không đặc thù, ít có biểu hiện cấp tính Vì vậy dễ chủ quan, xem nhẹ dẫn đến tỷ lệ tái nhiễm cao.
- Mang đặc điểm vùng và tính xã hội Kí sinh trùng phát triển phụ thuộc vào yếu tố địa lí khí hậu và điều kiện xã hội Những vùng khí hậu nóng ẩm, xã hội kémphát triển, dinh dưỡng vệ sinh kém , bệnh kí sinh trùng được phổ biến
- Bệnh có thời hạn: tuổi thọ của kí sinh trùng là có thời hạn, nếu vệ sinh tốt, chống được sự tái nhiễm, bệnh tự hết sau 1 thời gian
V Phản ứng của cơ thể đối với kí sinh trùng:
1 Phản ứng tế bào:
Khi bị kí sinh trùng xâm nhập vào các tế bào bạch cầu di động được huy động đến nơi kí sinh trùng để tiêu diệt, thông qua hoạt động thực bào Các tế bào tại nơi kí sinh trùng xâm nhập tăng sinh bao vây, làm vôi hóa kí sinh trùng
2 Phản ứng dịch thể:
Các độc tố của kí sinh trùng có tính kháng nguyên kích thích cơ thể kháng thể, làm trung hòa độc lực tạo miễn dịch, hình thành trạng thái cân bằng giữa kí sinh trùng và kí chủ
3 Miễn dịch kí sinh trùng: Tồn tại 2 loại miễn dịch
- Miễn dịch tự nhiên: do bản chất di truyền, kí chủ có khả năng không bị nhiễm 1 số bệnh 1 số loại kí sinh trùng, hoặc nhiễm ở mức đọ nhẹ và chỉ 1 giai đoạn nhất định Khả năng không bị nhiễm là hiện tượng miễn dịch hoàn toàn, cơ thể ngăn cản giữ lại và vô hiệu hóa toàn bộ mầm bệnh, tống chúng ra khỏi cơ thể
Ví dụ trâu bò không mắc bệnh giun đũa gà và ngược lại Khả năng nhiễm ở mức
độ nhẹ hoặc chỉ ở giai đoạn nhất định là miễn dịch không hoàn toàn Ví dụ bệnh giun đũa chỉ nhiễm ở lợn ở 1 đến 3 tháng tuổi, lợn trưởng thành hầu như không bị nhiễm
- Miễn dịch tạp nhiễm: được hình thành trong quá trình phát triển cá thể Khác với bệnh truyền nhiễm, miễn dịch kí sinh trùng chỉ mang tính tương đối Tỷ
lệ tái nhiễm cao, thời gian miễn dịch ngắn khả năng miễn dịch kí sinh trùng được thể hiện các mức độ sau;
Trang 6+ Hạn chế sự miễn nhiễm, ngăn cản quá trình xâm nhập của mầm bệnh, giảm số lượng mầm bệnh lọt vào cơ thể.
+ Làm ngừng sinh trưởng, giảm khả năng sinh sản của kí sinh trùng
+ Rút ngăn thời gian sống, kí sinh trùng không sống đến tuổi trưởng thành.Kết quả giảm tác hại, làm nhẹ các triệu chứng của bệnh
VI Một số bệnh kí sinh trùng chung cho người và động vật:
1 Bệnh sán lá gan:
Đặc điểm sinh học Bệnh do hai loài sán lá Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây nên Kí sinh chủ yếu ở loài nhai lại nhưng cũng gặp ở người và các loài dộng vật khác Sán trưởng thanhfkis sinh ở ống dẫn mật Cơ thể hình lá dài 25-
75 mm, rộng 3-12 mm Có hai giác bám, giác bụng lớn, giác miệng nhỏ hơn Trứng theo phân ra ngoài, phát triển ngay trong vỏ hình thành ấu trùng
Miracidium, nếu điều kiện không thuận lợi có thể tồn tại trong vỏ 8 tháng Gặp điều kiện thuận lợi Miracidium bật nắp vỏ ra ngoài, bơi tự do, vào ốc kí chủ trung gian Limnaea viridis hoặc L.swihoei, phát triển và sinh sản vô tính thành các Rediatiếp tục sinh sản thành các Cercaria Từ một Miracidium sau thời gian phát triển trong cơ thể ốc có thể sinh sản thành 150-200 Cercaria Cercaria kết kén bám chắc vào cây cỏ thủy sinh biến thành Adolescaria Trâu bò hay động vật khác ăn phải kén ấu trùng
trên vào đường
tiêu hóa, ấu
Trang 7Triệu chứng Bệnh thường ở thể mãn tính, con vật lông xù, nhợt nhạt, ỉa chảy, ho, gầy yếu kiệt sức rồi chết Ở thời kì sán di hành có thể những biến chứng cấp tính, thiếu máu, gan sưng to, suy nhược toàn thân rồi chết.
Phòng và điều trị Thuốc được dùng thường là Tetracloruacacbon (CCl4), cho uống thuốc hoặc tiêm, Liều dùng 0,4 ml/1kg khối lượng cơ thể Công
tacsphongf bệnh hiệu quả là tiêu diệt và ngăn ngừa phát tán mầm bệnh bằng các biện pháp: ủ phân sinh học, làm khô và chăn dắt luân phiênđồng cỏ Vệ sinh thức
ăn, nước uongs Định kì kiểm tra, xét nghiệm phân tẩy sán cho vật nuôi Đối với người: không uống nước lã, không ăn rau sống rửa chưa sạch, đặc biệt là các loại rau thủy sinh
1.1 Sán lá gan bé
Phương thức lây
truyền Do người hoặc các vật chủ chính khác như chó, mèo… ăn cá sống hoặc cá chưa nấu chín, có nang ấu trùng Đến tá tràng, ấu trùng thoát nang, đến đường dẫn mật
- Độc tố do sán tiết ra có thể gây nên tình trạng dị ứng, thiếu máu
Biểu hiện lâm sàng
- Giai đoạn khởi: chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường
- Giai đoạn sau: đau vùng gan nhiều hơn, kèm theo thiếu máu, vàng da và cổ
Trang 81.2 Sán lá gan lớn:
- Bệnh sán lá gan lớn thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi
- Sán lá gan lớn kí sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, chó, mèo, cừu Người là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh
Phương thức lây truyền
- Do ăn thực vật sống dưới nước như rau ngổ, rau rút, rau cải xoong
- Uống nước có nhiễm ấu trùng sán chưa bị diệt
Triệu chứng
- Bệnh khởi đầu từ từ, sốt bất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài
- Triệu chứng chính là ho về đêm, khó thở và khò khè nhiều
- Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị.- Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn
Sán lá dài 30-70mm, chiều ngang 14-15mm, ký sinh trong ruột và đẻ trứng ởđấy Trứng sán theo phân ra ngoài làm nhiễm bẩn các nguồn nước Sau một thời gian, ấu trùng dần dần hình thành trong trứng Sau 2-3 tuần lễ ấu trùng phát triển hoàn chỉnh trong trứng, phá vỡ vỏ trứng ra ngoài tìm ốc để ký sinh Sau khi vào ốc,
ấu trùng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có đuôi Lúc này chúng lại bỏ ốc, sống bám vào một số cây thủy sinh như bèo, ngó sen, củ niễng Người ta ăn phải nhữngcây thủy sinh này chưa nấu chín sẽ ăn theo cả ấu trùng sán lá vào ruột Khi vào cơ
Trang 9thể ấu trùng bám vào ruột non, ký sinh và trưởng thành ở đấy Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành khoảng 90 ngày.
Bệnh sán lá ruột gặp phổ biến ở nhiều nước châu Á, nhất là ở những vùng cónhiều hồ ao, có nhiều cây thủy sinh được dùng làm thức ăn cho người và gia súc
Như vậy người hoặc lợn bị sán lá ruột là do ăn những cây thủy sinh có ấu trùng sán chưa được nấu chín Tại VN, lợn bị bệnh này rất phổ biến vì thức ăn chính của lợn là bèo Người ít bị bệnh sán lá ruột hơn vì người ít ăn các loại cây củ mọc dưới nước (như củ ấu, ngón sen, củ niễng ) sống
Triệu chứng của bệnh sán lá ruột như sau: Trong giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ bị mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khỏe giảm sút Khi bệnh toàn phát, người bệnh
bị đau bụng kèm theo tiêu chảy Phân lỏng không có máu, nhưng nhày và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu Bệnh nhân thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy, đôi khi có thể xảy ra những cơn đau dữ dội Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt
Việc điều trị sán lá ruột không khó, miễn là chúng ta chú ý phát hiện bệnh sớm và chữa sớm Hiện nay y học có nhiều loại thuốc chữa giun sán tốt, trong đó gồm cả sán lá ruột Thuốc men và liều lượng cụ thể do thầy thuốc quyết định
Để phòng bệnh này chúng ta không nên ăn những cây thủy sinh chưa nấu chín Ngoài ra phải quản lý tốt nguồn phân, không dùng phân tươi bón cho cây trồng, nhất là những cây trồng dưới nước
2 Bệnh sán lá phổi
Bệnh sán lá phổi do loài sán hình bầu dục, to bằng hạt cà phê ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên Sán lá phổi tạo nên những ổ áp xe bằng đầu ngón
Trang 10tay và gây ho
ra máu hoặc tràn dịch màng phổi
Phương thức lây truyền
- Lây qua đường ăn uống: Khi ăn tôm, cua nước ngọt có ấu trùng nang sán
lá phổi nấu chưa chín
Triệu chứng lâm sàng
- Sán ký sinh tại phổi:
+ Ho có đờm, có thể lẫn máu hoặc ho ra máu Sau một thời gian ho mãn tính, ho nhiều vào buổi sáng
+ Có thể sốt hoặc không sốt
- Sán ký sinh ở não: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn vọt và xuất
hiện cơn động kinh,…
- Sán ký sinh ở gan: đau hạ sườn phải, áp xe gan,…
3 Sán dây:
Trang 11Đặc điểm sinh học Sán dây lợn (Taenia sodium), sán dây bò ( T.saginata) trưởng thành sống ở ruột người Thân hình trải dài 1,5-12m, đầu nhỏ đường kính từ1-2 mm, có 4 giác bám Ở sán dây lợn còn có thêm 2 vòng móc bám, mỗi vòng có 22-28 vòng móc, bám rất chắc vào niêm mạc phần cổ nhỏ thắt lại, là nơi sản sinh các đốt sán Đốt non nhỏ, ở phía trên, đốt già to ở phía dưới Mỗi đốt có cơ quan sinh dục đựcvà cái rất phát triển, đốt già rộng 7 mm, dài 10-18 mm, chứa đầy trứng Mỗi lần rụng từ 5-7 đốt, theo phân hoặc chủ động chui ra ngoài Trứng phát triển thành ấu trùng bên trong vỏ trứng, theo thức ăn, nước uống vào ruột bò, lơn,
ấu trùng thoát vỏ ra ngoài, qua thành ruột vào máu di hành và kí sinh cố định ở tổ chức cơ Sau 3-
Triệu chứng Ấu trùng kí sinh ở tổ chức cơ bò, lợn, triệu chứng không rõ, chỉthấy con vật đi lại khó khăn, kém ăn, bại liệt rồi chết Mổ thịt thấy có ấu trùng hìnhhạt gạo màu vàng trắng bám ở cơ, mô mỡ, nên gọi là bệnh “gạo lợn” hay “gạo bò”
Trang 12Ở người sán trưởng thành kí sinh ở ruột gây viêm ruột nhăn, rối loạn tiêu hóa, gầy yếu, gảm khả năng chống bệnh.
Phòng và điều trị Hiện chưa có thuốc điều trị thật hiệu quả, thuốc
Yomesane được coi là thuốc tốt nhất hiện nay Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc nam như hạt cau, hạt bí, ngô, vỏ lựu,
Bài thuốc trị sán dây cho người: nhân hạt bí ngô 50g, hạt cau già 70-100g, nghiền thành bột đun với 500 ml nước, sắc cạn còn 100ml, sắc lại 2 lần như trên, tổng cộng được 300ml nước, trộn lẫn sắc cạn con 100 ml Sáng sớm, không ăn sáng, ăn hạt bí ngô, sau 1 giờ uống nước sắc hạt cau, sau tiếp nửa giờ uống 20-30g Sunphatmanhe (MgSO4) Sau 40 phút đến 4 giờ đốt sán và đầu sán ra hết
Phòng bệnh được coi là quan trọng, cần thực hiện các biện pháp sau:
• Xây hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, ủ phân thật hoai mới được sử dụng không phóng uế bừa bãi
• Không ăn gỏi thịt sống, thịt tái, nem chua hay tiết canh lợn
• Không thả rông lợn, cho lợn ăn phân người, giữ gìn vệ sinh bãi chăn, vệ sinhnước uống đối với trâu bò
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Vật chủ chính của sán kim là chó nhà, chó rừng, đôi khi là loài cáo Con sán trưởng thành dài 3-6mm, đầu có 4 dĩa hút và một hàng móc đôi, thân gồm ba đốt, đốt sán cuối cùng có vài trăm trứng Sau khi ký sinh và phát triển trong ruột chó, đốt sán kim già tự động di chuyển ra ngoài hậu môn và bị vỡ làm trứng sán tung ra khắp nơi Khi đốt sán ra ngoài hậu môn sẽ kích thích gây ngứa, chó liếm hậu môn
Trang 13rồi liếm lông nên lông chó cũng bị dính nhiều trứng sán và dễ dàng lây nhiễm cho các vật chủ phụ khác như cừu, trâu, bò, ngựa, dê, lợn Cừu là vật chủ phụ chủ yếu
Khi người hoặc các động vật khác ăn hay nuốt phải trứng sán, vào đến tá tràng ấu trùng được giải phóng ra và chui vào thành ruột, theo tĩnh mạch, bạch mạch, vào hệ thống đại tuần hoàn đi khắp cơ thể Nếu không bị thực bào, ấu trùng sán mất đi những giác và hình thành bọng sán Sau khoảng 5 tháng, bọng sán thànhnang sán có đường kính khoảng 10 mm Nang đầu sán chứa đầy nước
Nang sán kim ở người có 3 loại gồm nang một bọc (aunilocular), nang xương (osseous) phát triển trong mô xương và nang túi (alveolar) của
Echinococcus multilocularis Loại nang một bọc gặp phổ biến ở người, ít gặp ở động vật Nang sán phát triển chậm trong nhiều năm, hình tròn; thường gặp với tỷ
lệ 66% ở gan, 22% ở phổi; 3% ở thận, 2% ở xương, 1% ở não và một số cơ quan khác như cơ, lách, tim, mắt
Cấu tạo nang sán (hydatidcyst) gồm lớp vỏ dày khoảng 1 mm và màng sinh sản dày từ 22 đến 25 µm, ở trong là dịch màu hơi vàng Nang ấp (brood capsule) chỉ cómàng sinh sản trong chứa những đầu sán Nang sán con có cấu tạo lập lại của nang
Trang 14sán mẹ
Khi nang sán vỡ, có rất nhiều đầu sán non từ nang sán thoát ra tràn vào dịch nang Một nang sán trung bình chứa khoảng 2 triệu đầu sán non Nếu chó ăn phải nang sán, sau 7 tuần trong cơ thể chó có hàng triệu con sán trưởng thành Nếu nangsán vỡ trong cơ thể vật chủ, đầu sán non lại phát triển thành nang sán mới gọi là nang sán thứ phát Nang sán con trong dịch nang sán đôi khi có thể sinh ra nang sán cháu
Có một số nang sán do vôi hóa hoặc bị vi khuẩn xâm nhập, nó không có nang ấp và không có đầu sán được gọi là nang “sạch” hoặc nang không đầu
(acephalocyst)
Biểu hiện bệnh
Khi sán kim Echinococcus granulosus xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng, cơ quan ở chung quanh và gây nên những biến chứng quan trọng Sự tổn thương và nguy hại còn tùy thuộc vào vị trí có nang sán
có khi phải mất tới 30 năm sau mới có triệu chứng nặng biểu hiện Qua kỹ thuật chụp phim X quang, có thể phát hiện được nang sán sớm Xét nghiệm máu ghi nhận bạch cầu ái toan tăng từ 20 đến 25% hoặc chẩn đoán huyết thanh miễn dịch đặc hiệu sán kim cho kết quả dương tính là những dấu hiệu chỉ điểm, định hướng quan trọng cho việc chẩn đoán bệnh
Trang 15Điều trị
Mặc dù bệnh sán kim Echinococcus granulosus ít được phát hiện tại nước ta nhưng ngành y tế cần quan tâm và đừng lãng quên một loại bệnh ký sinh trùng ít gặp Nó có rất nhiều khả năng lây nhiễm từ loài chó nhà sang người mặc dù người là vậtchủ phụ ngẫu nhiên
Điều trị bệnh sán kim bằng phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những nang sán có thể mổ được và bóc nguyên cả nang sán Những trường hợp nang sán không mổ được thì dùng phương pháp trị liệu sinh học bằng cách tiêm nhiều lần cho bệnh nhân chất dịch được lấy ra từ các nang sán nước, xem như tiêm một loại kháng nguyên; dần dần các nang sán ở bệnh nhân sẽ được thu nhỏ lại
Phòng bệnh
Việc phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả nhất là không cho chó ăn các nang sán khi giết mổ lợn, cừu, trâu, bò; các nang sán này cần được chôn lấp thật kỹ Cầnchú ý, giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc, vui đùa với chó Nếu gia đình nuôi chó nhà, nên
có chế độ chăm sóc cho chó, định kỳ phải khám bệnh phát hiện bệnh sán kim ở chó
và điều trị triệt để bệnh cho chó
Một điều cộng đồng cần ghi nhớ để phòng bệnh chủ động là mặc dù bệnh sán kim Echinococcus granulosus ít gặp nhưng nó dễ dàng có khả năng lây nhiễm
từ chó nhà sang người Khi bị nhiễm bệnh thì việc phát hiện, chẩn đoán sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chậm trễ; việc điều trị cũng khá phức tạp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng con người
4 Bệnh giun xoắn:
` Đặc điểm sinh học Bệnh do giun xoắn Trichinella spiralis gây nên Giun trưởng thành kí sinh trong ruột non của người và động vật Giun đực nhỏ hơn giun cái Cơ thể dài 1,4-4 mm, đường kính 0.04-0.06mm Giun trưởng thành chui qua niêm mạc ruột, giao phối, giun cái sinh sản vào tuyến Liebeckun, hạch bạch huyết Một giun cái đẻ từ 1.000-10.000 ấu trùng trong kén, xoắn lại như cái vặn nút chai
Trang 16Ấu trùng có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong cơ thể lợn 11 năm, cơ thể người 20-30 năm Sau khi kí chủ chết, ấu trùng vẫn có thể tồn tại trong thịt thối từ 2-4 tháng Ấu trùng bị tiêu diệt ở 700C Thịt ướp muối chỉ tiêu diệt được ấu trùng ở bênngoài Người và động vật ăn phải thịt chưa xử lí kỹ, ấu trùng được giải phóng ra khỏi kén, kí sinh tại ruột non, trở thành giun xoắn trưởng thành Nguồn chưa ấu trùng giun xoắn là thịt lợn, chó, mèo, gà, chim,và các loại động vật khác Ngoài ra, còn tìm thấy ấu trùng giun xoắn ở các loài côn trùng, hoặc thải ra theo phân lợn, chuột, các loại động vật có vú khác.
Triệu chứng Ở người, beenhjn biểu hiện rất nặng, xuất hiện ỉa chảy, nôn, viêm, đau cơ, khó thở, khó nuốt, viêm não, mê sảng, có thể mù Ở gia súc biểu hiệnnhẹ hơn, đôi khi không biểu hiện, vì vậy rất nguy hiểm trong việc đề phòng truyền bệnh
Phòng và điều trị Thuốc điều trị có hiệu quả hiện nay là Thiabedazol,
Mebendazol kèm theo truyền máu và thuốc giãn cơ Mydocalm, phòng bệnh với các biện pháp sau: bỏ thói quen ăn thịt gỏi, thịt tái, nem chua, tiết canh và các loại thịt chế biến chưa chín khác
Kiểm tra sát sinh chặt chẽ, phát hiện và xử lí triệt để thịt có ấu trùng giun xoắn
Giữ vệ sinh thức ăn, nước uống, tiêu diệt chuột, không để thức ăn, nước uống nhiễm phân chuột và phân của động vật có vú khác
5 Bệnh giun đầu gai
Bệnh giun đầu gai
do ký sinh trùng
Gnathostoma ký
sinh ở người gây ra,
đây là một loại ấu
trùng giun tròn
Phương thức
lây truyền
Trang 17- Ăn các thực phẩm dễ có nguy cơ mắc bệnh như các món được chế biến từ lươn,
- Đau hạ sườn phải;
- Nổi u cục có kích thước to nhỏ không đều, có thể tạo áp xe dưới;
- Da do ấu trùng kí sinh gây bội nhiễm và gây tử vong khi ấu trùng chui lên và khu trú ở não
Chẩn đoán
- Soi trực tiếp tìm ấu trùng giun đầu gai ở các vết loét,
- Xét nghiệm tổng phân tích máu,
- Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng giun đầu gai IgG
Phòng bệnh
- Không ăn các thức ăn thủy sản, hải sản như lươn, cá, ếch, nhái, tôm còn sốnghoặc tái, chưa nấu chín kỹ
- Uống nước đã đun sôi
- Chế biến thịt lươn, cá, ếch, nhái, tôm nên mang găng tay cao su bảo vệ, đề phòng ấu trùng giun đầu gai có thể chui xuyên qua da
6 Bệnh giun đũa chó (Toxocara canis), mèo (Toxocara cati)
Do ký sinh trùng của chó, mèo gây ra Bệnh giun đũa ở chó, mèo ở người
có thể có 3 loại hội chứng: u hạt do ấu trùng, ấu trùng di chuyển nội tạng ở người,
ấu trùng di chuyển ở mắt
Phương thức lây truyền
- Gián tiếp: tiếp xúc với các con vật bị nhiễm ấu trùng
Trang 18- Gián tiếp: ăn các thực phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm.
- Trực tiếp: tay tiếp xúc mầm bệnh hay miệng, tả lót,…
Biểu hiện
- Nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể lang thang trong gan, phổi,
tim, não, mắt gây tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả
hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trì trệ trí tuệ,…
- Nếu chúng di chuyển trong cơ thể người gây ra các triệu chứng
như u hạt do ấu trùng, hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng, Hội
chứng ấu trùng di chuyển trong cơ quan mắt
- Hạn chế tiếp xúc chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh;
- Kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân trở nên âm tính;
- Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có cát và vật nuôi
- Điều trị đặc hiệu bằng Albendazole 500 mg/ngày hoặc Mebendazole 400
mg/ngày, điều trị từ 3 - 4 tuần liền
7 Bệnh nhiễm giun móc chó, mèo (Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense)
Người bị nhiễm mầm bệnh thường do tiếp xúc với đất, cát ở ngoại cảnh của môi trường sống bị ô nhiễm phân chó, mèo có ấu trùng giai đoạn lây nhiễm được (larva
Trang 19filariform) Ấu trùng giun chui qua da, thường ở vùng da tay, da chân và di chuyển
ở mô dưới da Bệnh thường gặp ở những người làm vườn, trẻ em chơi nghịch đất cát, người đi chơi ngồi ở các bãi biển Ấu trùng giun có thể tồn tại nhiều tuần, có khi kéo dài hàng tháng Trong một số các trường hợp, ấu trùng giun có khả năng thoát ra thành mạch máu, lên phổi gây hội chứng Loeffler
Hình 2: Ấu trùng giun di chuyển dưới da người
Chẩn đoán xác định bệnh thường căn cứ vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ và dấu hiệu dị ứng toàn thân Sinh thiết da cho thấy những u hạt chứa nhiều tế bào bạch cầu đa nhân ái toan, có thể gặp được ấu trùng nằm giữa u hạt Xét nghiện bạch cầu đa nhân ái toan trong máu có thể tăng nhưng không đều
Điều trị bệnh có thể dùng các loại thuốc chống giun như albendazole,
flubendazole, thiabendazole Thông thường sử dụng thuốc thiabendazol với liều lượng 25mg/kg cân nặng mỗi ngày, dùng trong 2 đến 3 ngày và nên kết hợp với các thuốc chống dị ứng Có thể điều trị tại chỗ bằng phương pháp đông lạnh ấu trùng với khí nén freon (cryofluorane) hoặc bằng thuốc mỡ có chứa lindane 1%, kem hexachlorocyclohexan (HCH) thoa lên đường hầm ấu trùng di chuyển
8 Bệnh nhiễm sán dải chó, mèo (Dipylidium caninum)
Sán trưởng thành sống trong ruột non của chó, mèo Đốt sán già theo phân hoặc bò qua hậu môn ra ngoài Trứng được phóng thích khi đốt sán co bóp hoặc khi đốt sán bị tiêu nát Trứng được phát tán ra môi trường hoặc bám vào lông hay ở
quanh hậu môn chó Các loài bọ chét như Ctenocephalides canis, Ct felis, Pulex
irritans nuốt vào ruột, phôi 6 móc sẽ phát triển thành nang ấu trùng có đuôi
(cysticercoid) Trẻ em tình cờ nuốt bọ chét, nang ấu trùng có đuôi trưởng thành ở ruột non trong vòng 20 ngày Trẻ em bị bệnh thường không có triệu chứng hoặc rốiloạn tiêu hóa nhẹ Khi nhiễm nhiều sán, trẻ mệt mỏi, nhức đầu, đau thượng vị,
Trang 20ngứa hậu môn, tiêu chảy, dị ứng Chẩn đoán bệnh này dựa trên tìm thấy những đốt sán hay chùm trứng trong phân Điều trị bằng Niclosamide và Praziquantel.
9 Trùng bào tử (Toxoplasma gondii): mèo là ký chủ chính và vĩnh viễn
Người chỉ là ký chủ tình cờ của Toxoplasma gondii Người bị nhiễm do nuốtphải trứng nang hoặc ăn phải nang giả có trong thịt chưa nấu chín, hoặc trong sữa, máu, nước tiểu của mèo bị nhiễm Vào đến ruột của ký chủ, các thoa trùng trong trứng nang hoặc nang giả được phóng thích để đi ký sinh các tế bào thuộc hệ võng
mô, não, cơ, trở thành những dạng hoạt động mới Trong tế bào ký chủ, chúng tích cực sinh sản bằng cách phân đôi cho ra những thế hệ mới, làm tăng nhanh dân số,
đi xâm chiếm tế bào mới, gây nên thể cấp tính Giai đoạn này gây nguy hiểm cho
thai nhi, nếu người mẹ bị nhiễm T gondii.
Ở thể nhẹ, bệnh nhân có có các triệu chứng sốt, nổi hạch và mệt mỏi, bệnh
tự khỏi không cần điều trị Khi bị nhiễm với số lượng lớn, ký sinh trùng tăng sinh mạnh, gây tổn thương hoại tử khu trú, tiếp theo đó, ký sinh trùng phát tán theo đường máu gây thể bệnh lan tỏa Tổn thương thường gặp ở não, mắt, cũng có thể
ở phổi, tim Viêm não thường nặng, cuối cùng bệnh nhân hôn mê và tử vong Tùythuộc vào từng trường hợp cụ thể mà chọn lựa phương pháp chẩn đoán thích hợp:phân lập ký sinh trùng, giải phẫu bệnh lý, thử nghiệm bì, chụp CT não… Điều trị bệnh Toxoplasma gondii phải bảo đảm nguyên tắc là phải điều trị sớm sau khi phát hiện sớm Ba loại thuốc điều trị đặc hiệu có hiệu lực cao là sulfamid với liều 6g trong một ngày, dùng kéo dài 2 tuần; pyrimethamin với liều 100-200mg dùng cho người lớn trong một ngày, chia làm 3 lần, điều trị một đợt từ 4 đến 6 tuần; rovamycin với liều 150.000 đến 300.000 UI/kg cân nặng/ngày, kéo dài 1 tháng
10 Bệnh do vi nấm ngoài da
Hắc lào (tinea ciroinata): chó, mèo bị bệnh hắc lào trên da, lây sang người do tiếp xúc trong khi vuốt ve hoặc chải lông cho chó hoặc mèo Sang thương đầu tiên là sẩn đỏ, ngứa, lan rộng dần ra xung quanh vùng trung tâm lành tạo nên hình
Trang 21vòng Những vết thương gần nhau khi lan rộng sẽ hòa vào nhau thành hình đa vòng.
Nấm má (tinea barbae): thường vết thương ở một bên (phải hay trái), đôi khi ở
cằm Bệnh nhiễm do hôn hít thú nuôi trong nhà có vi nấm trên lông (T
mentagrophytes, M.canis ở chó, mèo).
11 Bệnh do các loài ngoại ký sinh
Ve: gây hại cho người vì tạo nên vết thương chỗ ve cắn, gây liệt, truyền vi trùng, siêu vi trùng và rickettsia
Bọ chét: là trung gian truyền bệnh dịch hạch Cơ chế truyền bệnh của bọ chét là ụa máu có Pasteurella pestis trong khi đốt người
Rận mu: hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn Rận mu có
tên khoa học là Pthirus pubis, thuộc bộ Anoplura [1] là một loài rận thuộc côn
trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới, ngoài ra rận mu còn ký sinh trên mi mắt, lông mày, râu Rất ít gặp trong tóc Khi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở những vùng nhạy cảm
Hình thể
Rận mu có kích thước 0,8 - 1,2 mm Đầu tương đối ngắn và nằm trong một lõm của ngực Ngực của rận lớn bề ngang, và dính liền với bụng thành một khối Chân có móng dài và khỏe, cong lại
Trang 22Hình ảnh rận mu trên kính hiển vi của bệnh nhân do khoa Côn trùng cung cấp
Chu kỳ phát triển
Rận sống chủ yếu trên cơ quan sinh dục, trứng dài 0,6 - 0,8mm, dính vào lông, tóc hay sợi vải nhờ chất keo Trứng đẻ ra môi trường, thường đẻ trứng ở gốclông sau một tuần nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác 3 lần trong vòng hai tuần thì trưởng thành Trong suốt cuộc đời rận đẻ khoảng 50 trứng, vòng đời khoảng một tháng
Đây là loài côn trùng có chu kỳ phát triển nội sinh tức hoàn tất vòng đời ngay trên cơ thể ký chủ (con người) Rận có chu kỳ phát triển biến thái không hoàn toàn (tức ấu trùng và con trưởng thành có hình dáng không khác nhau là mấy) Rận sống được 2 ngày ở 50C không cần ăn và thường gặp ở người ở bẩn, íttắm rửa
Khi nhiệt độ cơ thể tăng (sốt) hay giảm (lúc sắp chết), rận sẽ rời vật chủ, đitìm vật chủ khác
Trang 23Dịch tễ học
Rận hiện diện khắp nơi trên thế giới và người là ký chủ duy nhất Nơi sống thích hợp là lông mu Rận di chuyển rất chậm Chúng hút máu trong thời gian dài.Nhiệt độ thích hợp từ 15 - 380C nhưng chết khi quá 400C Nóng ẩm ở 600C làm trứng chết sau 15 - 30 phút
Rận thường lây truyền qua giao hợp, nhiễm con trưởng thành, ấu trùng hay nhiễm trứng; nhiễm qua bàn cầu, khăn tắm, khăn trải giường thì hiếm hơn
Triệu chứng
Bệnh nhân bị rận mu có thể có sốt nhẹ, đau mỏi cơ bắp hoặc nổi hạch cổ, hạch bẹn Rận mu gây ảnh hưởng tới các sinh hoạt cá nhân, gây khó chịu, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình
Nếu bị bệnh, có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy rận mu hoặc trứng bám trên vùng có lông, tóc của cơ thể
Vai trò gây bệnh
Nước bọt gây kích thích, truyền vào người khi rận hút máu, tạo nên một nốtsần nhô cao kèm theo ngứa nhiều thường là bộ phận sinh dục Triệu chứng ngứa thường xảy ra sau 1 hoặc 2 tuần nhiễm bệnh, mức độ nhạy cảm tùy thuộc vào từng cơ thể Ngứa gãi làm viêm và bội nhiễm vi trùng, tạo thành mủ, sau đóng vảy Nhiễm trùng nặng có thể loét da để lại sẹo chai cứng Nếu lông mi bị nhiễm rận, kèm theo nhiễm trùng thứ cấp có thể đưa tới viêm kết mạc mụn rộp và viêm
Trang 24Vai trò trung gian truyền bệnh
Rận cho tới nay chưa phát hiện chuyền bệnh gì Tác hại mà chúng mang lai
đó là các biến chứng và các phiền phức cho người bệnh