1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập thiên nhiên tuyến hà nội – ninh bình – sầm sơn

25 645 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,03 MB

Nội dung

Phần một : Giới thiệu chung về chuyến thực tập thiên nhiên tuyến Hà Nội- Ninh Bình- Sầm Sơn.so sánh các đặc điểm địa lý trên lý thuyết, bản đồ với thực tế.. - Đo đạc: sử dụng trực tiếp l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA ĐỊA LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP THIÊN NHIÊN Tuyến: Hà Nội – Ninh Bình – Sầm Sơn

(13-15/11/2015) Nhóm:

TS.Vũ Xuân Phái

Hà nội, 11/2015

1

Trang 2

Mục lục

Mục lục 2

Mở đầu 2

Phần một : Giới thiệu chung về chuyến thực tập thiên nhiên tuyến Hà Nội- Ninh Bình- Sầm Sơn 4

1 Mục tiêu 4

2 Phương pháp nghiên cứu thực địa 4

3 Nội dung chuyến thực tập 5

Phần 2: Các tuyến khảo sát và các điểm khảo sát thực địa 6

1 Tuyến Hà Nội – Ninh Bình( 13-14/11) 6

1.1 Đồng bằng sông Hồng 6

1.2 Vùng chiêm trũng Nho Quan, Gia Viễn 7

1.3 Vùng núi đá vôi Ninh Bình 8

1.4 Điểm khảo sát số 1: Đồi thoải Đồng Tâm 9

1.5 Vườn Quốc gia Cúc Phương 9

2 Tuyến Ninh Bình – Sầm Sơn(14-15/11/2015) 13

2.1 Điểm khảo sát số 3: Nông trường Đồng Giao 14

2.2 Điểm khảo sát số 4: hòn Trống Mái 15

2.3 Điểm khảo sát số 5: bãi biển Sầm Sơn 16

3 Tuyến Sầm Sơn – Tam Điệp (15/11/2015) 17

Phần 3: Kết luận và kiến nghị 22

1 Kết luận 22

2 Kiến nghị: 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ông cha ta có câu:

Đi một ngày đàngHọc một sàng khôn

Đó mãi là một kinh nghiệm quý giá,cần thiết cho tất cả mọi người Đi càng nhiều nơi ta càng hiểu rõ hơn về cuộc sống, có những trải nhiệm mà không có một cuốn sách nào mang lại được

Được học kiến thức mới là điều vô cùng tuyệt vời, nhưng có những điều kiện thuận lợi để đi thực hành, thực tế thì thật thú vị Chúng tôi sinh viên khoa Địa lý trường Đại học khoa học tự nhiên, sau khi kết thúc môn học cơ sở địa lý,thật vui mừng và hạnh phúc khi được các thầy, cô trong khoa tổ chức , tận hướng dẫn tham gia chuyến thực tập thiên nhiên vô cùng bổ ích và thú vị Chuyến thực tập thiên nhiên

Hà Nội – Ninh Bình- Sầm Sơn, chỉ kéo dài trong 3 ngày nhưng mang lại cho chúng tôi rất nhiều điều mới mẻ, những khám phá chưa từng biết đến và thật nhiều kiến thức hữu ích, cần thiết cho việc học tập và công việc sau này

Chuyến thực tập thiên nhiên giúp sinh viên có cơ hội thực hành những kiến thức cho môn học Trắc địa và bản đồ đại cương, đồng thời là sự kiểm tra chính xác nhất cho những kiến thức môn học Cơ sở địa lý Qua chuyến thực tập lần này, kiến thức các môn học được củng cố, nhũng kiến thức mới được tích lũy, đó là một cách học vô cùng cần thiết và thông minh Không những thế, được tiếp thu những điều mới mẻ của những vùng đất khác nhau, những kiến thức thực tế làm cho chúng tôi cảm thấy vô cùng thích thú và đồng thời thêm yêu ngành học của mình, là động lực học tập quý giá, là trải nghiệm tuyệt vời

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn thầy cô, đã dành cho chúng tôi một chuyến

đi thật thú vị, bổ ích và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chúng tôi để chúng tôi có một chuyến đi thật thành công , hiệu quả

3

Trang 4

Phần một : Giới thiệu chung về chuyến thực tập thiên nhiên tuyến Hà Nội- Ninh Bình- Sầm Sơn.

so sánh các đặc điểm địa lý trên lý thuyết, bản đồ với thực tế Đưa ra nhận xét về vấn

đề này

+ Môn Cơ sở địa lý, tìm hiểu về các đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa hình, địa chất của các khu vực khảo sát qua đó nhận xét về ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự phân bố nông – lâm nghiệp

- Tìm hiểu về các loại hình sử dụng đất trong khu vực, đánh giá việc sử dụng đất khu vực, từ đó định hướng, đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp nhất với khu vực, nhằm sử dụng đất hợp lý nhất,tạo điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế,xã hội từng khu vực

- Tạo một chuyến đi lý thú, bổ ích dành cho sinh viên, giúp sinh viên có một khoảng thời gian thư giãn trong quá trình học tập vất vả Tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và làm việc Làm việc nhóm tạo điều kiện thuận lợi rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp sau này

2 Phương pháp nghiên cứu thực địa

Là các phương pháp dành riêng cho học tập và làm việc ngoài trời Với những yếu tố thực tế, trực tiếp sử dụng máy móc, trang thiết bị ,tiến hành làm việc thực hànhthực tế

Trang 5

- Đo đạc: sử dụng trực tiếp la bàn, GPS, bản đồ để xác định tọa độ địa lý, độ cao của các điểm khảo sát.

- Chụp ảnh: lưu trữ hình ảnh, dễ dàng lấy đó là một tư liệu hữu ích cho việc học tập bộ môn học địa lý Nó mô tả chính xác nhất, và lưu giữ đúng nhất hình ảnh

về địa hình, sinh vật, cảnh quan giúp con người hoàn thành tốt công việc mà không lo

về tài liệu không đủ

- Mô tả và ghi chép : đưa ra những nhận xét cơ bản và khái quát nhất những vấn đề cần khảo sát Ghi chép những yếu tố mà không thể có được bằng các phương pháp khác và đưa ra ý kiến cho riêng mình

3 Nội dung chuyến thực tập

- Khảo sát các yếu tố địa lý khu vực Hà Nội - Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa

- Dựa vào các đặc điểm địa lý, nhận xét về sự khác nhau về địa hình, địa chất, cảnh quan các khu vực đó Lí do dẫn đến sự thay đổi đó và sự tác động đến dân cư, kinh tế,

Trang 6

Phần 2: Các tuyến khảo sát và các điểm khảo sát thực địa

1 Tuyến Hà Nội – Ninh Bình( 13-14/11)

Khu vực Hà Nội, Hà Nam địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng, độ cao so với mặt nước biển từ 6-12m, thuận lợi cho nôn nghiệp trồng lúa nước Đến khu vực Nho Quan, Gia Viễn ( Ninh Bình), đây là một trung những ô chiêm trũng của đồng bằng Bắc Bộ, độ cao khoảng 3-6m, và chỉ canh tác được một

vụ lúa trong năm Tiếp theo đến miền núi cao Cúc Phương, gồm những núi đá vôi, ban đầu là những dãy núi thấp, và các đồi thoải, càng gần khu vực Cúc Phương, thì

hệ thống núi cao và rừng rậm càng phát triển

Mô hình thu nhỏ địa hình khu vục Hà Nội - Ninh Bình

Trang 8

1.1 Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằmquanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du

và núi cao thượng du

- Địa hình: địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng

-Khí hậu: khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5-23,5°C, có một mùa đông lạnh, lượng mưa trung bình khoảng 1400-2000mm

-Sinh vật :do điều kiện thuận lợi, vì vậy đồng bằng sông Hồng là một trong haivựa lúa quan trọng nhất cả nước, những cách đồng lúa màu mỡ, trải dài bao la

1.2 Vùng chiêm trũng Nho Quan, Gia Viễn

Đồng bằng vùng trũng dạng lòng chảo (vùng chiêm trũng) thuộc huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vùng trũng Hà Nội đã bị lún sụt cách đây vài trăm triệu năm Quá trình sụt lún từ từ, chế độ biển kéo dài trên170 triệu năm làm cho trầmtích lắng đọng, gọi là trầm tích Neogen Tại trung tâm đồng bằng, nơi con người đang sinh sống và canh tác, phủ lớp phù sa Đệ tứ có chiều dày 80-120m Càng ra rìa đồng bằng, độ dày lớp phủ phù sa này càng giảm, chỉ còn vài mét, có nơi đá gốc có thể lộ ra Thành phần trầm tích rất đa dạng với cát, sét, bột, tướng bãi bồi hoặc hỗn hợp sông - biển

Lớp phù sa trên mặt đồng bằng có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì cao Khi con người chưa đăp đê, nước lũ hàng năm tràn ra khắp đồng bằng, một phần vật liệu đọng

Trang 9

ở ven sông tạo nên các gờ sông, phần còn lại vật liệu mịn hơn, chủ yếu là sét, bột theo nước loang ra khắp châu thổ Càng xa sông, vật liệu bồi tụ càng ít nên mặt đồng bằng ở đây thấp, tạo nên nhiều đầm lầy, phổ biến ở huyện Nho Quan, Gia Viễn (còn gọi là vùng chiêm trũng).

Một vùng trũng đặc trưng khu vục Nho Quan, Gia Viễn

Kiểu địa hình đồi gò dạng bát úp và bậc thang, cấu tạo bởi đá trầm tích (tuổi Triat và Đệ tứ), thuộc tây bắc Nho Quan, Gia Viễn và dọc đường 12B, với địa hình đồi thấp, sườn thoải hoặc rất thoải, đỉnh tròn, độ sâu chia cắt chỉ vài chục mét đến

100 mét, mật độ chia cắt ngang khá lớn (3-5km/km2) do tác động xâm thực của dòngchảy mặt, có nhiều khe rãng, mương xói, sườn tích, nón phóng vật

Kiểu địa hình này nằm tựa lương vào núi phía sau, phía trước là vùng đồng trũng Vì vậy, có thể coi kiểu địa hình này là đường ranh giới giữa vùng núi và vùng đồng bằng tỉnh Ninh Bình

9

Trang 10

1.3 Vùng núi đá vôi Ninh Bình

Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000

ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Độ cao trung bình từ 90-120m Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m

1.4 Điểm khảo sát số 1: Đồi thoải Đồng Tâm

+ Tọa độ: 105°44’18”-20°15’54”

+ Độ cao so với mặt nước biển: 57m

+ Vị trí : Đồi Đồng Tâm, xã Kỳ Phú, Ninh Bình

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm: nhiệt độ trung bình khoảng 23°C, có 3 tháng màu lạnh: 11, 12 ,1 có nhiệt độ <20°C Lượng mưa khoảng 2300mm

+Địa chất, địa hình:

Đồi có bề mặt nghiêng thoải,diện tích khoảng 1km2, độ cao khoàng 50m Phíadưới là vùng lớn có độ cao thấp khoảng 10-12m, chủ yếu là đất trồng lúa nước và hoamàu Xa xa là các dãy núi đá vôi, thuộc hệ tầng Đồng Giao Núi đá vôi có độ cao tương đối, nằm rải rác Đá vôi khối tảng các chất dinh dưỡng theo mạch nước, cây

Trang 11

cối ít chất dinh dưỡng tạo nên hệ thực vật rừng phi địa đới.

Đồi thoải Đồng Tâm

1.5 Vườn Quốc gia Cúc Phương

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam

11

Trang 12

Cổng vào vườn quốc gia Cúc Phương

Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc Dải núi đá vôi này với ưu thế là kiểu karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi Địa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương

- Địa hình: Nằm trong vùng karstơ xâm thực có 2 dãy núi chạy song song với nhau và xen giữa là những thung lũng nhỏ đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 300 – 400m cao nhất là núi Mây Bụi cao 692m Rừng Cúc Phương điển hình karstơ dài với

hệ thống sông ngầm phía dưới

- Đất đai: Đất đai ở đây được phân làm 2 loại, trong đó đất được hình thành trong đá vôi chiếm ưu thế nhất

Trang 13

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình 23° C Lượng mưa trung bình hằng năm là 2151,2mm Độ ẩm tương đối 90% Có 3 tháng mùa khô :11, 12,1.

-Cấu trúc rừng: Trên thực tế không phải mọi nơi trên Cúc Phương cấu trúc rừng được chia làm 5 phần mà được chia làm 3 nhóm chính: Rừng ở thung lũng và chân núi: đây là rừng giàu nhất tiêu biểu cho cấu trúc rừng có 5 tầng tán chính:

+ Tầng vượt tán: Bao gồm những cây ở độ cao trên 40m, gồm Chò Chỉ, Chò Ngàn Năm

+ Tầng tán rừng: Ở độ cao 30m đến 40m, bao gồm Cà Lồ, Sàng

+ Tầng dưới tán: Là những loài cây chịu bóng, một số loài cây tồn tại bằng cách đón nhận ánh sáng thường xuyên thông qua các kẽ hở hoăc tiếp tục vươn lên để tồntại Bao gồm những cây có độ cao từ 20 đến 30m như: Vàng Anh, Nhộn, Cỏ Khẹt… +Tầng cây bụi: Bao gồm một số loài cây thích nghi với cường độ ánh sáng thấp, gồm cả cây ưa bóng và cây bụi như: Na, Móc, Đùng Đình…

+Tầng cỏ quyết: Đây là nơi lí tưởng cho rêu, dương xỉ, và thực vật có hoa ưa bóng.Nhiều loài nấm, địa y phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm và tạo nên sự đa dạng của tầng cỏ quyết

+ Đặc biệt trong rừng có nhiều loại cây dây leo( 359 loài), có cây dây leo dài tới 1km Các cây kí sinh rất phong phú và đa dạng

+ Ở những nơi cây bị đổ có nhiều cây chuối mọc lên, nó phát tán nhanh ở nơi có ánh sáng mặt trời Ở đây là rừng nguyên sinh, chưa có sự tác động của con người => Đây là một cấu trúc rừng hoàn hảo

Nếu ở dưới thung lũng đại diện cho cấu trúc 5 tầng tán thì ở trên sườn núi chỉ có

2 tầng tán Hầu hết rễ cây bám vào đá vôi, sinh sống trên đá vôi

- Hệ động vật: Do không gian rừng chật hẹp nên ở đây rất hiếm các loài thú lớ n Loài phong phú đa dạng nhất ở rừng, là các loại bướm sặc sỡ đủ màu sắc

1.6 Điểm khảo sát số 2: cây chò ngàn năm

+ Tọa độ : 105°35’48” - 20°21’40”

+Độ cao so với mặt nước biển khoảng 550m

13

Trang 14

Cây chò xanh ngàn năm ( Terminalia myriocarpa ), cây cao 45m, đường kính 5m Cây chò ngàn năm có bạnh vè Đó chính là do cấu tạo của thổ nhưỡng Do tầng đất ở đây mỏng, cây có bạnh vè để cân bằng với thân cây và chống chịu được với sức

ép bên ngoài Ở các vùng núi đá vôi rễ sẽ không ăn sâu xuống mà trải dài ra trên mặt đất, cho nên cây ở đây dễ đổ, đặc biệt là các cây lớn, từ đó tạo nên sự biến động của thực vật trong rừng

Cây chò ngàn năm

Ngoài ra ở đây còn có rất nhiều câu chò chỉ, cao tới 70m, thuộc tầng tán rừng cao nhất ở đây

2 Tuyến Ninh Bình – Sầm Sơn(14-15/11/2015)

Rời xa vùng núi Cúc Phương, quay trở lại vùng đồi thoải, và núi đá vôi tiếp đến vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa

Trang 15

Mô hình thu nhỏ địa hình khu vực Ninh Bình- Thanh Hóa

2.1 Điểm khảo sát số 3: Nông trường Đồng Giao

+ Tọa độ: 105°51’16” - 20°10’45”

+ Độ cao so với mặt nước biển : 60m

+ Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt đới ẩm

+ Địa chất, địa hình:

Khu vực là các cao nguyên, đồi thoải có diện tích rộng, xa xa là các dãy núi đá vôi trùng điệp thuộc dãy Tam Điệp, liên tục mà bị chia cắt Đỉnh Karst dạng nón bị bào mòn nhiều

Thổ nhưỡng: đất hình thành trên đá vôi, lớp Terarotxa, màu mỡ, địa hình thoải,giữ được nước tuy nhiên mùa khô ít nước

+ Sinh vật

Điều kiện thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp: dứa, mía, sắn Đặc biệt ở đây có rất nhiều dứa, trồng phục vụ công nghiệp chế biến

15

Trang 16

Một cánh đồng dứa ở nông trường Đồng Giao.

2.2 Điểm khảo sát số 4: hòn Trống Mái

+ Tọa độ: 105°53’30” - 19°43’37”

+Độ cao so với mặt nước biển: 80m

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm: 23,6°C, có 3 tháng mùa khô cũng

là 3 tháng mùa lạnh là tháng 11, 12 và 1

+ Địa hình, địa chất

Địa chất: Đá cấu trúc hạt to, đá biến chất dạng dải, phiến thạc anh, mica, hình thành từ đá Granit, thuộc phức hệ Mường Lát Bề mặt đá bị phong hóa mạnh, với sự tác động của biển, hình thành lên đá có hình dạng kì lạ: hòn Trống Mái

Địa hình: núi và đồi ven biển, độ cao lớn nhất 82m

Đất được hình thành trên đá cát, không giữ được nước, không ngập lụt, nền đấtyếu Vì vậy nghèo nàn chất dinh dưỡng

Trang 17

+ Sinh vật: Thực vật chủ yêu là rừng thông nhân tạo Rải rác có rừng lá rộng, tuy nhiên diện tích rất nhỏ.

+ Địa điểm hòn Trống Mái: là một điểm du lịch nổi tiếng ở SaaafmSown, Thanh Hóa Được thành lập từ 1906 bởi người Pháp, với câu chuyện được kể lại là niềm tự hào của người dân địa phương, và là điểm thu hút khách du lịch của Thanh Hóa

Hòn Trống Mái

2.3 Điểm khảo sát số 5: bãi biển Sầm Sơn.

+ Tọa độ: 105°54’10” - 19°44’13”

+ Độ cao : 10m

+ Vị trí: Bãi biển xóm Bắc, phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn

+ Khí hậu: nhiệt độ trung bình khoảng 25°C, có một mùa đông lạnh Gió lớn và xuất hiện thủy triều

+Địa hình, địa chất:

Bờ biển rộng 70m, bề mặt nghiêng thoải, được chia làm 3 phần: phía biển khoảng 50m, dải đất nho cao gần bờ khoảng 15m, ở giữa là rãnh trũng Bậc thềm biển cao khoảng 3-4m Thủy triều cao khoảng 2-4m

17

Ngày đăng: 03/12/2015, 23:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w