1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP THIÊN NHIÊN TẠI vườn quốc gia Tràm Chim

40 2,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 24,49 MB

Nội dung

Đến miền Trung ta sẽ lạc vào cõi mê hồn của động Phong Nha Kẻ Bàng, về miền Nam ta như lạc vào chốn thần tiên cùng với rừng quốc giaCát Tiên, với miền sông nước U Minh…và trong số đó một

Trang 1

Chúng em những sinh viên lớp Sư phạm sinh K4 xin được cảm ơn:

Ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một

Quý thầy cô trong khoa Khoa học tự nhiên

Đặc biệt là cô Thân Thị Diệp Nga, thầy Nguyễn Bá Tư cùng các thầy giảng dạy bô môn Sinh học đã tận tình hướng dẫn chúng

em trong chuyến thực tập thiên nhiên vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang Phần I: Đặt vấn đề 3

Trang 2

Phần II: Nội dung 4

I/ Đa dạng hệ sinh thái thực vật ở vườn quốc gia Tràm Chim 4 1/ Quần xã Sen – Súng 4

2/ Quần xã Tràm 10

3/ Quần xã Mồm mốc 13

4/ Quần xã Năng 16

5/ Quần xã Cỏ ống 21

6/ Quần xã Lúa ma 23

II/ Du lịch sinh thái 27

1/ Định nghĩa 27

2/ Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim 27

3/ Du lịch sinh thái tác động tích cực đến môi trường 31

4/ Du lịch tác động tiêu cực đến môi trường 32

5/ Để phát triển du lịch sinh thái cần làm các công việc sau 33

Phần III: Kết luận 37

Tài liệu tham khảo 38

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Được đi du lịch khắp đất nước Việt Nam là niềm mơ ước của rất nhiều người, trong đó có chúng tôi và các bạn Nước Việt Nam ta được mệnh danh

là “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” Dọc theo miền đất nước có rất nhiều

Trang 3

cảnh đẹp hùng vĩ, rất nhiều khu du lịch, khu dự trữ sinh quyển, Vườn QuốcGia…

Về miền đất Bắc ta được hòa mình vào Cát Bà ngắm nhìn những dãy núi

đá vôi hùng vĩ với hệ động thực vật mang đậm nét vùng khí hậu cận nhiệtđới gió mùa Đến miền Trung ta sẽ lạc vào cõi mê hồn của động Phong Nha

Kẻ Bàng, về miền Nam ta như lạc vào chốn thần tiên cùng với rừng quốc giaCát Tiên, với miền sông nước U Minh…và trong số đó một địa danh màchúng ta không thể bỏ qua đó là vườn quốc gia Tràm Chim

Và may mắn làm sao trong chuyến thực tập thiên nhiên, lớp Sư phạm SinhK4 chúng tôi được đến với Tràm Chim – Đồng Tháp Chúng tôi thật ngỡngàng trước sự đa dạng của hệ sinh thái động thực vật nơi đây Qua chuyến

đi này chúng tôi đã thu thập và bổ sung được nhiều kiến thức bổ ích phục vụcho việc học tập cũng như giảng dạy sau này Chính vì sự yêu thích bộ mônchuyên ngành cùng với niềm đam mê du lịch mà nhóm chúng tôi đã chọn đềtài: “ Đa dạng hệ thực vật ở Tràm Chim – Nguy cơ từ du lịch sinh thái” làmbài báo cáo thu hoạch trong chuyến đi thực tế thiên nhiên này Qua bài báocáo này nhóm chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một số hiểu biết cơ bản vềVườn quốc gia Tràm Chim cùng với những định hướng phát triển du lịchsinh thái bền vững

Phần II: NỘI DUNG

I/ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI THỰC VẬT Ở VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM:

Trang 4

Với các yếu tố tự nhiên: trầm tích, địa mạo, và đặc tính đất khá đa dạng, từđất xám, phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocen, đến những nhóm đất phù

sa mới và đất phèn phát triển trên trầm tích trẻ Holocen đã góp phần làm đadạng các quần xã thực vật tự nhiên Kết quả khảo sát từ 2005–2006 ghi nhậnđược ở Vườn Quốc gia Tràm Chim - huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp có

130 loài thực vật, phân bố đơn thuần cũng như xen kẻ với nhau tạo thành 6quần xã thực vật đặc trưng: Sen-súng, lúa ma, mồm mốc, cỏ ống, năng, tràm

1/ Quần xã Sen-Súng:

Hội đoàn sen – súng (Nelumbium nelumbo – Nymphaea spp.) chủ yếu trên

các vùng đầm lầy ngập nước quanh năm, dọc theo khu trũng thấp của dòngsông cổ, chiếm diện tích khoảng 158 ha

Những loài chim thường gặp: le hôi (Tachybaptus raficollis), le khoang cổ (Nettapus coromandelianus), vịt trời (Anas poecilorhyncha), trích cổ, trích

ré, gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), gà nước vằn (Rallus striatus), cuốc ngực nâu (Porzana fusca), mòng két (Anas crecca), bói cá (Ceryle rudis)

Quần xã sen-súng ở Tràm chim

a, Đặc điểm:

Trang 5

Họ Sen (Nelumbonaceae) là một họ thực vật có hoa chỉ có một chi duy

nhất là Nelumbo và có hai loài là sen hồng (Nelumbo nucifera) và sen trắng(Nelumbo lutea) Từ Nelumbo có nguồn gốc từ tiếng Sri Lanka nelum, để chỉcác loài sen

Sen hồng

Trang 6

Sen trắng

- Các loài trong chi Nelumbo có hoa rất giống với các loài hoa súng trong

họ Nymphaeaceae (họ Súng) Lá của các loài sen có thể phân biệt được với

lá của các loài trong họ Nymphaeaceae, do lá sen có hình khiên (lá tròn), trong khi đó Nymphaeaceae có vết khía hình chữ V đặc trưng từ mép lá vào

tâm của lá Quả ở trung tâm chứa các hạt của các loài cũng có đặc trưngphân biệt và được gọi là bát sen

Bát sen

- Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còncác lá thì nổi ngay trên mặt nước Các thân già có nhiều gai nhỏ Hoa thườngmọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước Thông

Trang 7

thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể phát triển các thân rễ bò theo chiềungang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm chứng được cho biết nó có thể caotới trên 5 m Lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất

có thể có đường kính tới 20 cm

- Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng nhưtuyết tới màu vàng hay hồng nhạt Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5theo phân loại của USDA Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ

Trang 8

+ Hoa, các hạt, lá non và thân rễ ăn được Tại châu Á, các cánh hoađôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn, trong khi các lá to được dùng đểgói thức ăn Thân rễ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn (xúp,canh, món xào) và là phần được dùng nhiều nhất Các cánh hoa, lá non vàthân rễ có thể ăn sống, mặc dù cần quan tâm tới việc truyền các loại ký sinh

trùng sang người (chẳng hạn sán lá Fasciolopsis buski).

+ Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè Các hạt nhỏ lấy ra

từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi (khi non) hoặc sấy khô vàcho nổ tương tự như bỏng ngô Hạt sen già cũng có thể luộc cho đến khimềm và được dùng trong các món như chè sen hay làm mứt sen

Chè hạt sen Cơm gói lá sen

- Lá sen có đặc điểm không thấm nước Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch

Trang 9

- Một số thành phần của sen được sử dụng như các vị thuốc: trong đó hạtsen được dùng làm thuốc trị các chứng mất ngủ thông thường và có tác dụng

an thần

Súng:

a, Đặc điểm

Chi Súng (danh pháp khoa học: Nymphaea) là một chi chứa các loài

thực vật thủy sinh thuộc họ Súng (Nymphaeaceae) Tên gọi thông thường

của các loài trong chi này, được chia sẻ cùng với một số chi khác trong họ

này, là súng Các lá của chi Nymphaea có vết khía chữ V nối từ mép lá tới

cuống lá ở khu vực trung tâm Chi này có khoảng 50 loài, với sự phân bốrộng khắp thế giới

- Súng là loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh,rạch, láng nước, bàu trũng khắp mọi khu vực của Việt Nam Vùng ĐồngTháp Mười có nhiều bông súng nhất Việt Nam Hiện tại, việc khai thác loàihoa này còn tự phát, chưa có quy hoạch Tuy nhiên các loài cây này có khảnăng tái sinh mạnh Chưa thấy tài liệu nào thống kê tại Việt Nam có baonhiêu loài súng, mặc dù có một số tài liệu nói rằng có khoảng 5 loài Trong

một số tài liệu có nhắc tới súng lam (Nymphaea stellata = Nymphaea nouchali), súng đỏ (Nymphaea rubra), súng trắng (Nymphaea lotus = Nymphaea pubescens)

- Những loài súng ở Tràm Chim – Đồng Tháp:

Trang 10

Súng trắng

Súng đỏ

b, Tầm quan trọng:

Tại các chợ ở miền tây Nam Bộ, có thể thấy bán những bó cọng bôngsúng mập mạp nâu nâu mang bông có màu tím nhạt, cuộn tròn, tươi rói

Trang 11

Bông súng cắt khúc có thể được thưởng thức bằng cách chấm mắm kho, trộngỏi, hay ăn sống, cũng như có thể thể xào, nấu canh.

Gỏi bông súng

Bông súng chấm mắm kho Canh bông súng nấu cá

2/ Quần xã Tràm

Rừng tràm (Melaleuca leucadendra L.) là thảm thực vật thân gỗ có diện

tích lớn nhất, diện tích khoảng 1.826 ha Do tác động con người, hầu hếtnhững cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại là

những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi (họ Myrtaceae),

nhưng do được bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân bố theo kiểu

tự nhiên Hai kiểu phân bố được ghi nhận: tập trung (khoảng 1.826 ha) vàtràm phân tán

Trang 12

Vỏ cây tràm lá rộng

(Melaleuca quinquenervia)

cho thấy lớp vỏ dễ bóc.

Đây là một góc rừng tràm, nhìn từ đài quan sát thật đúng là: “ mênh mông rừng tràm”

Tràm phân tán có sự hiện diện thảm cỏ xen kẽ gồm các loài Năng ống

(Eleocharis dulcis), Cỏ Mồm (Ischaemum rugosum và I indicum), hoàng đầu Ấn (Xyris indica), Nhĩ Cán Vàng (Utricularia aurea), Cỏ Ống (Panicum repens), Súng (Nymphaea lotus), Cú Muỗi

(Caprimulgusmaeruru), chèo Bẻo (Dicrurus macrocercus), Hút Mật (Aethopiga siparaja), Vành Khuyên (Zosterops palpebrosa), Chim Sẻ (Carpodacus erythrinus), Én (Apus affinis), Rẻ Quạt (Rhipidura albicollis), Chích Chòe (Lucustella lanceolata)

Những loài chim thường gặp: Cò Trắng (Egretta garzetta), Cò Bợ (Ardeola bacclus), Cò Lửa (Ixobrychus sinensis), Cò Lép, Vạc (Nycticorax nycticorax), Diệc Lửa (Ardea purpurea), Diệc Xám (Ardea cinerea), Điêng Điểng (Anhinga melanogaster), cồng cộc (Pharacrocoraxniger), Tu Hú, Cú Ngói (Streptopelia Tranquebarica), Cú Cườm (Caprimulgusmaerurus), Cú (Tyto Capensis).

a, Đặc điểm:

- Tràm (Melaleuca leucadendra L.) là cây gỗ lâu năm, cao tới 2–30 m,

lớp vỏ cây dễ tróc

- Lá của chúng là thường xanh, mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài

1-25 cm và rộng 0,5-7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám

Trang 13

Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra)

- Cây ra hoa hàng năm từ tháng 1 đến tháng 5, nở rộ từ tháng 3 đến tháng

4, hoa mọc thành cụm dày dặc dọc theo thân, mỗi hoa với các cánh hoa nhỏ

và một chùm nhị mọc dày dặc; màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hayánh lục Hoa tràm thụ phấn nhờ ong và côn trùng Mùa hoa tràm rộ cũng làmùa xuất hiện ong mật tự nhiên và cũng là thời điểm thường xảy ra những

vụ cháy rừng do sự bất cẩn của những người dân vào Vườn thu mật ong

- Quả là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt nhỏ

Hoa và quả tràm

Trang 14

Do đặc điểm của rừng tràm như trên, nên các cơ quan quản lý Vườn cần cónhững biện pháp chống cháy rừng vào thời điểm lượng rơi trên sàn rừng cao vàomùa khô.

b, Tầm quan trọng:

- Nhìn chung, mùa ra hoa các loài ưu thế trên và các loài cây thảo khácthường xảy ra vào mùa khô Có lẽ vào mùa này sự thụ phấn xảy ra dễ dànghơn đối với các loài cỏ hoặc đó là mùa thuận lợi cho hoạt động của các loàicôn trùng - những tác nhân thụ phấn và phát tán hạt giống của thực vật

- Thân tràm rất cứng và chịu được nước nên tràm được sử dụng để đóng

Đồng Cỏ Mồm (Ischaemum spp.); chiếm diện tích khá nhỏ so với các

cộng đồng thực vật khác, khoảng 41,8 ha Bao gồm mồm đơn thuần và quần

xã mồm - Cỏ Ống (Ischaemum spp.- Panicum repens) Phân bố hiện diện

chủ yếu trên những dải liếp, bờ đất có địa hình cao cục bộ trong một vùng địa hình thấp

Những thân tràm cắm sâu vào đất phèn, vươn cao chọc thẳng

lên bầu trời

Trang 15

Quần xã mồm mốc

Những loài chim thường gặp: Cồng Cộc (Pharacrocoraxniger), Chiền Chiện (Prinia flaviventris), Cò Bợ (Ardeola bacclus), Cò Lửa (Ixobrychus sinensis), Cút nhỏ (Turnix syluatica), Diệc Lửa (Ardea purpurea), Diệc Xám (Ardea cinerea), Cú (Tyto capensis), Giang Sen (Mycteria leucocephala), Già Đãy (Leptoptilos dubius).

a, Đặc điểm:

- Hình dáng : Cỏ đứng hay bò ở gốc, cao 0,3 - 1,2m, thường phân nhánh

ở gốc với các thân hơi dẹt, mềm, ruột đỏ tím

Trang 16

- Lá: Lá hình mũi mác, đầu nhọn, gốc hình tim, lá dài 10 - 25 cm, rộng

1 cm, phiến phẳng và cứng, trơn hay có lông mềm, mép bén, bẹ lá mảnh,tròn ở gốc, trơn hay có lông, mép lá ngắn hay gần như không có

- Hoa: Hoa tạo thành cụm gồm 2 - 3 chùm thẳng, dài 5 - 12 cm Gié cao

4-8 cm; gié hoa cao 3,5 - 6 mm, vàng, lông gai dài bằng 1 - 2 lần gié hoa

- Trái: Trái hình xoan thuôn, hơi dẹt.

- Mồm mốc sinh trưởng tốt trong môi trường nước Cây ra hoa 2 đợt: đợt

1 từ tháng 5 đến tháng 7, rộ vào tháng 6; đợt 2 từ tháng 11

- Nơi sống: Mọc hoang ở Ấn Ðộ, Myanma, Nam Trung Hoa, Campuchia,Lào, thường gặp ở ven đường bờ nước tại vùng đồng bằng và Trung du ViệtNam, phổ biến ở Đồng Tháp, đây là loài cỏ lâu năm của các vùng đầm lầy,đất thấp, có thời kỳ ngập nước ngọt không dài, mức độ ngập ít nhưng đất ẩmgần như quanh năm, phát triển tốt trên loại đất khá mầu mỡ và sâu như cácbãi phù sa bồi ven sông, loài cỏ này có khả năng chịu mặn nên cũng thườngtạo nên các đám cỏ rộng ở các bãi đất cát ẩm ven biển hay phía sau các vùngrừng sát nam Việt Nam, trổ hoa vào tháng 12 - 2 dương lịch

Cỏ mồm

(Ischaemum spp.)

Trang 17

Rừng tràm với sự xen kẽ của cỏ mồm

b, Tầm quan trọng:

- Là thức ăn của các động vật ăn cỏ như trâu, bò,…

- Còn là bãi đậu lý tưởng của các loài chim

Trang 18

Đàn trâu và các loài chim trên đồng cỏ mồm

4/ Quần xã năng

Đồng cỏ Năng chiếm diện tích khoảng 2.968 ha, tạo thành một trong

những thảm cỏ rộng lớn; bao gồm đồng cỏ Năng kim (Eleocharis atropurpurea) - đây là bãi ăn của loài chim Sếu- khoảng 235 ha, Năng ống (Eleocharis dulcis), 1.277 ha, và hợp với các loài khác tạo thành các quần xã thực vật: Năng Kim – Năng ống, vài nơi xuất hiện của hoàng đầu Ấn (Xyris indica); Năng Kim - Cỏ Ống (E atropurpurea – P repens); Năng ống - Cỏ Ống (E dulcis – P.repens), khoảng 937 ha; Năng ống - Cỏ Ống – Lúa Ma (E dulcis - P repens – O.rufipogon), 443 ha; Năng ống - Cỏ Ống - Cỏ Chỉ (E dulcis - P repens–C.dactylon),khoảng72ha.

Những nơi có địa hình thấp và ngập nước quanh năm thì xen lẫn trongquần xã Năng là những loài thực vật thủy sinh như Nhĩ Cán Vàng

(Utricularia aurea), Súng Ma (Nymphaea indicum), Rong Đuôi Chồn (Ceratophyllum demersum).

Những loài chim thường gặp: Sếu (Grus antigone), Cò Trắng (Egretta garzetta), Cò Bợ (Ardeola bacclus), Trích Cồ, Trích Đất, Vịt Trời (Anas poecilorhyncha), Le Khoang Cổ (Nettapus coromandelianus), Diệc Lửa (Ardea purpurea), Diệc Xám (Ardea cinerea), Cò Lửa (Ixobrychus sinensis), Cò Lép.

a, Đặc điểm:

Chi Cỏ năng (danh pháp khoa học: Eleocharis) là một chi thực vật, bao

gồm khoảng 200-250 loài trong họ Cói (Cyperaceae) Chúng được gọi chung

là (cỏ/củ) năn(g).

Trang 19

Nói chung, cỏ năng là các loài cỏ dại có thân đặc, thường sống thủy sinh.

Chúng có các lá bị suy giảm xung quanh phần gốc của thân; những cái trônggiống như lá trên thực tế là thân nhưng chúng thực hiện phần lớn các chứcnăng quang hợp cho cây Một số loài có thân luôn luôn mọc ngầm dướinước Các loài này có xu hướng sử dụng cơ chế cố định cacbon C3 Các hoamọc thành các bông con tụ tập dày Phần lớn các loài mọc lên từ các thân rễ,

và vài loài có thân củ Phần lớn các loài trông khá giống nhau, với một cụm

hoa ở trên đầu của phần thân đơn Eleocharis được tìm thấy khắp mọi nơi

trên thế giới Một trong những loài được biết đến nhiều nhất là cỏ năng ống

(Eleocharis dulcis).

Năng ống, năng ngọt (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.)

- Cỏ nhiều năm, có thân rễ (có khi có củ nhỏ hình cầu dẹp bên dưới).Thân hình trụ, cao 0,4 - 1,5 m, rộng 3 - 5 mm, có màng ngăn ngang Látiêu giảm, còn bẹ ngắn Bông chét hình trụ, dài 1,5 - 6 cm, bằng hoặcrộng hơn thân, có nhiều hoa, vảy hình chữ nhật hay tam giác, có một gângiữa nổi rõ và nhiều gân bên, màu nâu nhạt, xếp sát bên Bao hoa 6 - 8mảnh, bằng hay dài gấp đôi quả, có lông cứng hướng xuống Quả hìnhtrứng ngược hay bầu dục, dẹp, hai mặt lồi, đầu nhụy xẻ 2 - 3 Năng ống

ra hoa quả từ tháng 3 - 12

Cỏ năng ống

(Eleocharis dulcis)

Trang 20

từ 2-4m.

Năng kim (Eleocharis ochrostachys Steud.)

- Cỏ nhiều năm, có thân rễ và có củ nhỏ Thân mảnh, hình trụ hay hơi cócạnh, mọc thành bụi thưa, cao 20 - 60 cm, to 2 - 3 mm Lá tiêu giảm, còn

bẹ Bông chét hình trụ hay hơi có cạnh, dài 0,5 - 2 cm, rộng 3 - 4 mm, ít

Năng ống (Eleocharis

dulcis)

Ngày đăng: 14/04/2015, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w