Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia (VQG)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP THIÊN NHIÊN TẠI vườn quốc gia Tràm Chim (Trang 29)

II/ Du lịch sinh thái

2/ Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia (VQG)

Tràm Chim:

- Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập trên cơ sở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim tại Quyết định số 253/1998/TTg, ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Sau một năm từ khi được thành lập, VQG Tràm Chim đã tổ chức đón du khách đến tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học.

- So với số lượng du khách đến tỉnh Đồng Tháp thì lượng khách đến VQG Tràm Chim tương đối còn khiêm tốn. Khách quốc tế chỉ chiếm từ 0,6 – 0,7%; khách nội địa từ 3,0 – 5,0%.

- Khách quốc tế và nội địa đến Vườn quốc gia Tràm Chim chủ yếu với mục đích tham quan du lịch, giải trí câu cá và nghiên cứu nói chung.

- Trong cơ cấu doanh thu của VQG Tràm Chim hiện nay có 4 loại dịch vụ cơ bản đó là: dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển khách tham quan chủ yếu bằng đường thủy (tàu, xuồng) từ khu hành chính đến các điểm tham quan, nghiên cứu. Các dịch vụ khác như câu cá, ăn uống, bán hàng lưu niệm v.v… Trong đó doanh thu của dịch vụ câu cá luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là dịch vụ vận chuyển và dịch vụ lưu trú cuối cùng là các dịch vụ khác.

- Về đội ngũ lao động của VQG cho thấy trình độ học vấn nói chung của đội ngũ lao động VQG còn hạn chế với khoảng 36,8% có trình độ phổ thông trung học; 26,3% trình độ trung cấp. Trình độ cao đẳng và đại học đạt 31,6%. Điều đáng quan tâm là đại đa số lao động trực tiếp tham gia hoạt động du lịch của VQG chưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ, vì vậy tính chuyên nghiệp về du lịch của đội ngũ còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch hiện có của VQG.

- Tuy nhiên một điểm đáng ghi nhận là nhận thức của đội ngũ lao động đối với vị trí vai trò của du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, đối với bảo tồn các giá trị môi trường và đa dạng sinh học VQG là khá tốt. Kết quả điều tra cho thấy có tới 84.2% số cán bộ, nhân viên được điều tra nắm rất vững khái niệm về du lịch sinh thái, về những tác động nói chung, của du lịch sinh thái nói riêng đến môi trường và đa dạng sinh học VQG. Đây là một tín hiệu tích cực đối với phát triển du lịch của VQG trong thời gian tới đây.

- Về hiện trạng sản phẩm du lịch: Các sản phẩm du lịch chủ yếu hiện nay ở VQG Tràm Chim bao gồm:

+ Tham quan cảnh quan (các kiểu sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười ) bằng xuồng hoặc ô tô

+ Quan sát chim đặc biệt là quan sát Sếu đầu đỏ

+ Giải trí trong khung cảnh thiên nhiên ( câu cá, picnic )

+ Nghiên cứu hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười ( do khách tự nghiên cứu, VQG chỉ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ )

- Phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở VQG Tràm Chim đã có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao nhận thức của khách du lịch về những giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó có đa dạng sinh học với nhiều loài chim nước quý hiếm được ghi trong sách đỏ quốc gia và quốc tế mà tiêu biểu là loài Sếu đầu đỏ. Điều này cũng bước đầu

đã khẳng định dược mối quan hệ giữa phát triển du lịch ở VQG với bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được kỳ vọng của công tác bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước nói chung, bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng ở VQG Tràm Chim.

- Qua điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở VQG Tràm Chim có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

+ Tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Tràm Chim là khá phong phú, trong đó giá trị đa dạng sinh học với sự tồn tại của một số loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu mà tiêu biểu là Sếu đầu đỏ, cũng như một số loài thực vật đặc hữu của hệ sinh thái đất ngập nứơc Đồng Tháp Mười. Là cơ sở quan trọng để xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn, có sức cạnh tranh trong nước và khu vực.

+ Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã được nâng cấp với sự hỗ trợ từ nhà nước, tuy nhiên còn tương đối hạn chế so với yêu cầu. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay ở VQG chưa đáp ứng được những nguyên tắc chung của du lịch sinh thái, đặc biệt là về kiến trúc, trang thiết bị…Hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại những điểm tập trung dịch vụ du lịch còn hạn chế.

+ Các sản phẩm du lịch hiện nay mới chỉ phát triển ở mức độ là các sản phẩm du lịch tự nhiên, chưa phải là những sản phẩm du lịch sinh thái theo đúng bản chất, đặc biệt là yếu tố về diễn giải môi trường: Sự đóng góp cho bảo tồn từ hoạt động du lịch; việc thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế.

+ Các tour (chương trình) du lịch được xây dựng nhìn chung đã hướng tới việc khai thác đầy đủ nhất những giá trị về cảnh quan và đa dạng sinh học của VQG. Tuy nhiên việc thiết kế các tuyến du lịch đó còn chưa được khảo sát kỹ lưỡng và quá dài, vì vậy dễ gây cảm giác nhàm chán và có sự lập lại giữa các tuyến du lịch cũng như trong một tuyến du lịch. Đây là hạn chế cần khắc phục trong những bước phát triển du lịch tiếp theo ở VQG.

- Kết quả điều tra xã hội học đối với nhóm đối tượng là cộng đồng dân cư sống trong “vùng đệm” của VQG cho thấy:

+ Dân cư ở vùng đệm VQG hiện vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông truyền thống (70,3%) và một số nghề khác như buôn bán nhỏ (5,4%), thủ công (2,7%), làm thuê (10,8%) v.v. Đáng lưu ý trong số những nghề mà cộng đồng dân cư vùng đệm còn dựa vào để sinh sống làng nghề giăng câu đánh bắt cá với tỉ lệ khá cao là 8,1 %

+ Bên cạnh những nghề chính, phần lớn đều có nghề phụ để tăng thu nhập trong đó nghề phụ chủ yếu là làm thuê (chiếm 78,4 %) kế đến là nghề giăng câu đánh bắt cá trong VQG (chiếm 18,9%) nghề đánh bắt chim, động vật hoang dã trong VQG (chiếm 2,7%).

+ Cuộc sống của cộng đồng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ các hộ có mức thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo quốc gia mới (350.000 đ/ tháng) ở khu vực này chiếm tới 72,9%. Số hộ có thu nhập bình quân 400.000 – 500.000 đ/tháng chiếm 16,2% từ 500.000 đ đến 1.000.000 đ/tháng chiếm 10,9 %. Không có hộ gia đình nào trong tổng số 37 hộ được điều tra thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/tháng.

+ Thực trạng trên là sức ép quá lớn của cộng đồng đối với công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước ở VQG

+ Xuất phát từ tình trạng trên, 94,6% người dân được hỏi đến sự mong muốn được tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch như chèo thuyền đưa đón khách tham quan trong VQG (94,6%), cung cấp thực phẩm đồ ăn (57,5%) hướng dẫn khách tham quan (12,1%) sản xuất và cung cấp bán hàng lưu niệm cho khách du lịch (21,2%)…để qua đó có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình để cải thiện mức sống hiện nay.

+ Một điểm đáng lưu ý là 86,5% số người dân được hỏi có nhiều khả năng sẽ không “xâm phạm” khai thác tài nguyên VQG nếu như được tạo điều kiện tìm việc làm và tăng thu nhập từ hoạt động du lịch. Chỉ có 5% cho rằng vẫn duy trì việc giăng câu, săn bắt động vật hoang dã trong VQG ngay cả khi được nhận công ăn việc làm thông qua hoạt động du lịch là do muốn có thu nhập cao hơn để đáp yêu cầu sinh hoạt của gia đình.

- Như vậy có thể thấy sự phát triển du lịch ở VQG tạo được cho cộng đồng ở vùng đệm có thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập sức ép của cộng đồng lên môi trường nói chung giá trị đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng ở VQG sẽ được hạn chế nhiều.

- Mặc dù hoạt động du lịch nói chung du lịch sinh thái nói riêng khu vực VQG Tràm Chim đã có khởi sắc đặc biệt trong những năm gần đây nhiều hình thức dịch vụ mà cộng đồng sống ở vùng đệm tại các xã Phú Thọ, Phú Đức, Phú Hiệp, Tân Công Sính và Thị Trấn Tràm Chim có khả năng tham gia như đã nêu, song mức độ tham gia của cộng đồng còn hết sức hạn chế và mang tính tự phát. Vườn quốc gia chưa có kế hoạch hợp tác cụ thể nào với chính quyền địa phương để hướng dẫn và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và hoạt động du lịch. Điều này thể hiện rõ ở việc hoạt động du lịch mới giới hạn trong phạm vi VQG với sự điều hành và thực hiện bởi đội

ngũ nhân viên VQG. Hoạt động du lịch hiện chưa lan tỏa ra “vùng đệm” với sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.

Du lịch bằng ghe, xuồng ở VQG Tràm Chim

Nhìn chung tổ chức không gian du lịch trong VQG đã tuân thủ những nguyên tắc chung của tổ chức không gian du lịch sinh thái trong các VQG, khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên việc xây dựng được một khu du lịch sinh thái bền vững ban quản lý VQG và người dân cần nắm rõ các vấn đề sau:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP THIÊN NHIÊN TẠI vườn quốc gia Tràm Chim (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w