0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ (Trang 42 -42 )

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ TÂY NAM BỘ

- Tên doanh nghiệp: Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ - Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex TAY NAM BO

- Trụ sở: Số 21 - CMT8 - P.Thới Bình - Quận Ninh Kiều - Tp. Cần Thơ - Tel: (07103) 821656 - 821655 - 765767 - 826906

- Fax: (07103) 822746

- Email: taynambo@petrolimex.com.vn - Website: www.petrolimextnb.com.vn

- Văn phòng đại diện: Đặt tại 21-23 Hồ Tùng Mậu - Quận I - TP. Hồ Chí Minh.

- Mã số thuế: 1800158559

- Số tài khoản: 0111000000474 tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ.

- Trước ngày 30/04/1975 thị trường xăng dầu ở phía Nam cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh đều do 3 hãng lớn là: Caltex (Mỹ), Esso (Anh), Shell

(Hà Lan) khống chế toàn bộ. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ban quân quản tiếp quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của 3 hãng trên và thành lập Công ty Xăng dầu miền Nam trực thuộc Tổng cục vật tư.

- Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho tàng, bồn bể, đường ống,...) do các hãng của tư bản như hãng Shell, Esso, Caltex để lại với tên gọi ban đầu là Công ty Xăng dầu cấp I khu vực Tây Nam Bộ. Ngày 07/01/1976, Tổng cục vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết định thành lập Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ trực thuộc Công ty Xăng dầu Miền Nam (Công ty Xăng dầu Khu vực II ng ày nay).

- Tháng 7/1977 Tổng Công ty Xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi tên Tổng kho xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ thành Tổng kho xăng dầu Cần Thơ trực thuộc Công ty Xăng dầu Khu Vực II.

- Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty Xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC.QĐ đổi tên Tổng kho Xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ thành Xí nghiệp Xăng dầu Hậu Giang.

- Ngày 26/12/1988 Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam ban hành Quyết định số 2209/XD.QĐ đổi tên Xí nghiệp Xăng dầu Hậu Giang thành Công ty Xăng dầu Hậu Giang và về trực thuộc Petrolimex Việt Nam.

- Từ ngày 01/01/2004 Công ty Xăng dầu Hậu Giang đổi tên thành Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại.

- Từ khi thành lập đến nay Công ty không ngừng lớn mạnh, hiện có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với tổng sức chứa trên 120.000m3/tấn. Với những đóng góp cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng Công ty đã được Nhà Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba, huân chương lao động hạng Nhì và nhiều danh hiệu cá nhân khác.

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

- Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Hậu Giang cũ) là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh của Công ty trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh/thành phố (Tp.Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bao gồm Văn phòng Công ty đặt tại trung tâm Thành phố Cần Thơ, các chi nhánh ở các tỉnh cùng với hệ thống kho bể và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

- Công ty có chức năng chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu ... đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân công. Ngoài mặt hàng chủ yếu là xăng dầu Công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác,...), vận tải xăng dầu, dịch vụ hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó Công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

3.2.2 Nhiệm vụ

- Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Miền Tây ngoài ra còn tham gia tái xuất sang thị trường Campuchia.

- Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty giao. Ngày càng mở rộng thêm các loại hình dich vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần. Bên cạnh đó phải khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho Công ty và xã hội.

- Trong công tác kinh doanh tạo ra được nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định. Khai thác lợi thế là trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ thống đại lý, tổng đại lý. Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách nhà nước,

góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Đất nước Việt Nam nói chung.

3.3 MÔI TRƯỜNG VI MÔ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.3.1 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

3.3.1.1 Cơ cấu tổ chức công ty a) Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức của công ty được cấu trúc theo kiểu trực tuyến chức năng. Người đứng đầu là Giám đốc công ty, được Tổng Giám đốc Petrolimex Việt Nam ủy nhiệm tổ chức chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất, đại diện cho mọi nghĩa vụ, quyền hạn của công ty trước pháp luật và cấp trên về các hoạt động tại công ty. Dưới Giám đốc có hai Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc kinh doanh và một Phó Giám đốc kỹ thuật; bên dưới nữa là các phòng ban, đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý nhân viên thuộc phòng ban của mình, đồng thời làm tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty.

Giám đốc công ty Phó Giám đốc

kinh doanh

Phó Giám đốc Kỹ thuật

P.Kinh doanh P.Kế toán tài chính P.Quản lý kỹ thuật P.Tổ chức hành chính CNXD Hậu Giang CNXD Sóc Trăng CNXD Bạc Liêu 10 CHXD thuộc công ty Tổng kho XD Miền Tây Kho khác 13 CHXD thuộc chi nhánh 11 CHXD thuộc chi nhánh 14 CHXD thuộc chi nhánh P.Thanh tra bảo vệ

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc công ty

Là người điều hành công ty, đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.

Phó Giám đốc

Là người giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

Phó Giám đốc kinh doanh

Phụ trách về hoạt động kinh doanh như tổ chức giao dịch với khách hàng, Marketing, tổ chức kế toán, xúc tiến bán hàng.

Phó Giám đốc kỹ thuật

Phụ trách về mặt kỹ thuật, các trang thiết bị, chất lượng xăng dầu, tiến hành công tác nghiên cứu, thiết kế phục vụ cho việc đầu tư các công trình.

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ CÁC PHÒNG BAN Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ

Là người có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, Phó Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực chuyên môn được giao.

Là người tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc công ty giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị.

Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty

Là đại diện của Tổng Công ty tại địa bàn được phân công, có trụ sở, con dấu, bộ máy quản lý và điều hành vốn và tài sản; được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Tổng công ty; có quyền chủ động trong hoạt động theo phân cấp quản lý của công ty, chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với công ty. Công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Phòng kinh doanh

Tham mưu với Ban Giám đốc về công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chính sách bán hàng, giá bán, thu thập tổng hợp, phân tích, chọn lọc, sử dụng các thông tin trong kinh doanh đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn về tài chính trong phạm vi địa bàn mà Tổng Công ty phân công trên cơ sở thực hiện đầy đủ nguyên tắc, chế độ của Nhà nước.

Phòng kế toán tài chính

Có chức năng thực hiện nhiệm vụ về kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty, đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng nguyên tắc của chế độ kế toán tại Việt Nam cũng như quy định hạch toán kế toán của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

Phòng quản lý kỹ thuật

Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý chất lượng, số lượng xăng dầu, bồn bể, xây dựng ban hành các định mức kỹ thuật như hao hụt, barem bồn bể, dụng cụ đo đếm, quản lý theo dõi các công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn theo quy định của pháp luật, quy chế của Tổng Công ty và của Công ty quy định.

Có chức năng tham mưu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự, cán bộ công nhân viên, lao động và tiền lương cho công ty, hệ thống hóa các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng.. đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Phòng Thanh tra bảo vệ

Đảm bảo an ninh, trật tự cho hoạt động kinh doanh của công ty. Kiểm tra tính hiệu quả trong công tác bán hàng và chất lượng cho hàng hóa.

Tổng kho xăng dầu Miền Tây

Có chức năng quản lý hàng hóa ở kho, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, giảm phí hao hụt; xuất nhập đúng theo quy định của công ty và đảm bảo đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phải kiểm kê thực hiện đo đạc tính số lượng hàng hóa xuất, nhập, tồn, hao hụt đối chiếu các phòng vụ của Công ty trước khi lập báo cáo.

Cửa hàng xăng dầu

Có nhiệm vụ bán hàng hóa theo quy định của công ty, theo dõi và thu hồi công nợ, báo cáo, hạch toán sổ sách, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của cửa hàng một cách nhanh chóng, kịp thời để công ty có những chính sách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

3.3.1.2 Tình hình nhân sự của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Số lượng lao động

Bảng 1: TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ NĂM 2008

ĐVT: Nhân viên

Đơn vị Số lượng lao

động Tỷ lệ (%) 1. Bộ phận trực tiếp 342 76,51 2. Bộ phận gián tiếp 105 23,49 Tổng cộng 447 100 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Qua bảng 1 cho thấy tổng số lao động tại công ty năm 2008 là 447 người, trong đó bộ phận lao động gián tiếp, làm việc tại văn phòng chiếm 23,49% tổng số lao động toàn công ty; bộ phận lao động trực tiếp, làm việc tại các cửa hàng xăng dầu và hệ thống các kho chiếm 76,51% trong tổng số nhân viên. Trong các năm vừa qua công ty không ngừng tổ chức cho nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động.

Trình độ lao động

Bảng 2: TÌNH HÌNH TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ NĂM 2008

ĐVT: Nhân viên

Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Cao học 4 0,89 2. Đại học, Cao đẳng 111 24,83 3. Trung cấp 93 20,81 4. Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 214 47,87 5. Chưa qua đào tạo 25 5,59

Tổng cộng 447 100

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Qua bảng 2 cho thấy số lượng nhân viên có trình độ cao học là 0,89%; trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm 24,83%, đây là hai nhóm nhân viên có trình độ cao nhất tại công ty và đồng thời họ cũng là những nhà quản trị, cán bộ quản lý, chuyên viên làm việc tại văn phòng công ty và văn phòng các chi nhánh. Số lượng lao động có trình độ trung cấp chiếm 20,81%, trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất 47,87%, số lao động ch ưa qua đào tạo chuyên môn là 5,59%. Nhóm lao động từ trung cấp đến chưa qua đào tạo làm việc chủ yếu tại hệ thống các cửa hàng và các kho xăng dầu, đây là những người trực tiếp cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Như vậy, việc phân bố số lượng

nhân viên ở các bộ phận của công ty tuỳ thuộc vào khối lượng cũng như tính chất công việc mà có sự yêu cầu về trình độ thích hợp.

3.3.2 Khái quát chung về tình hình kinh doanh của công ty

3.3.2.1 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Các lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và khí hóa lỏng, kinh doanh kho, cảng (giữ hộ, cấp lẻ, nhập ủy thác), vận chuyển xăng dầu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu, cung ứng tàu biển, dịch vụ ao lường, rửa xe….

Hình thức kinh doanh: bán buôn, bán lẻ, bán qua tổng đại lý, bán qua đại lý, điều động nội bộ ngành, tái xuất.

Địa bàn kinh doanh: TP.Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu

3.3.2.2 Mạng lưới phân phối hàng hóa

Bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức tự sản xuất sản phẩm để bán hay doanh nghiệp thương mại kinh doanh theo kiểu mua hàng hóa về sau đó bán lại cho người tiêu dùng thì đều cần có một mạng lưới phân phối riêng cho chính công ty mình. Mạng lưới phân phối sẽ đưa sản phẩm, hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, thông qua mạng lưới này sản phẩm sẽ được di chuyển theo từng cấp đơn vị, đảm bảo an toàn cho sản phẩm về chất lượng cũng như công tác bảo quản sản phẩm, hàng hóa. Hệ thống phân phối của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ tương đối đa dạng, được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Hình 2: Sơ đồ mạng lưới phân phối hàng hóa của công ty

Công ty

Đại lý

Chi nhánh Tổng Đại lý Cửa hàng

Người tiêu dùng Cửa hàng

Qua sơ đồ mạng lưới cho thấy công ty đã áp dụng các kênh phân phối hàng hóa cụ thể như sau:

Công ty – Người tiêu dùng: kênh phân phối này dành cho những khách hàng mua hàng hóa với số lượng lớn, họ thường là các hộ kinh doanh chuyên ngành công nghiệp.

Công ty – Cửa hàng – Người tiêu dùng: đây là các cửa hàng xăng dầu trực thuộc công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được đặt tại địa bàn Thành phố Cần Thơ, các cửa hàng này có nhiệm vụ bán lẻ xăng dầu cho phương tiện lưu thông trên đường hoặc hình thức cấp lẻ, bán buôn trực tiếp.

Công ty – Tổng đại lý - Đại lý – Người tiêu dùng: Tổng đại lý là các

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ (Trang 42 -42 )

×