Kiểm soát và quản lý các chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Trang 128)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

5.2.3 Kiểm soát và quản lý các chi phí

- Tăng cường quản lý và thường xuyên kiểm tra công tác luân chuyển hàng hóa nhằm tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất.

- Công ty có thể áp dụng một định mức hao hụt cho các kho xăng dầu và hệ thống cửa hàng bán lẻ, trước mắt công ty cần khảo sát tình hình thực tế và tình hình hao hụt tại đơn vị sau đó tiến hành cải tạo, nâng cấp bồn bể nhằm giảm chi phí hao hụt đến mức tối đa.

- Tăng cường việc mua hàng nhập thẳng từ Tổng công ty, giảm thiểu lấy hàng từ cảng Nhà Bè nhằm làm giảm chi phí vận chuyển và chi phí hao hụt.

- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí trong ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai công tác quản lý chi phí đến từng bộ phận trực thuộc công ty để đề ra biện pháp cụ thể nhằm tối thiểu hóa các loại chi phí.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm của cán bộ, công nhân viên công ty nên thiết lập quy chế khen thưởng hoặc khiển trách về việc sử dụng tiết kiệm, lãng phí tài sản chung của doanh nghiệp.

5.2.4 Công ty cần giảm các khoản phải thu

Qua việc phân tích tỷ số các khoản phải thu trên tài sản lưu động (trang 98) cho thấy tình hình công ty bị chiếm dụng vốn khá cao do vậy mà công cần phải tăng cường thu hồi các khoản nợ này bằng cách cho hưởng chiết khấu thanh toán. Thêm vào đó, đối với những khách hàng trả tiền mua hàng chậm chạp, không trả nợ đúng thời hạn thì công ty không nên cung cấp cho những đối tượng này vì như vậy thì vốn của công ty sẽ bị chiếm dụng quá lâu. Nếu công ty thực hiện tốt công tác thu hồi nợ thì tình hình tài chính của công ty sẽ được cải thiện, khả năng xoay vòng vốn sẽ tăng đồng thời sẽ giảm được các khoản đi chiếm dụng của Tổng công ty hoặc các nhà cung cấp vốn, từ đó góp phần giảm bớt các món nợ phải trả.

5.2.5 Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số cửa hàng

Đối với những cửa hàng nằm ngoài trung tâm thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), thành phố Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu thì công ty nên đầu tư kinh phí để nâng cấp, sửa chữa thiết bị truyền dẫn, trụ bơm…nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa giao cho khách hàng, từ đó tăng sức cạnh tranh đối với các công ty khác, góp phần nâng cao doanh số bán cho công ty.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuát kinh doanh cho dù có khoa học và chặt chẽ đến đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của công ty. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.

Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ em nhận thấy rằng công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng do tình hình xăng dầu thế giới biến động nhiều nên ảnh hưởng lợi nhuận của công ty khá lớn. Năm 2007 là năm công ty đạt mức lợi nhuận thấp nhất là vì giá xăng dầu nhập khẩu tăng nhiều làm cho chi phí cũng tăng lên nhưng không vì thế mà công ty có thể tự nâng giá bán vì giá bán là do Tổng công ty quyết định.

Công ty có tỷ số nợ trên tổng tài sản là khá cao, điều này mặc dù sẽ giúp công ty tiết kiệm được thuế nhưng lại rủi ro nhiều, khó mở rộng quy mô kinh doanh vì không có sự chủ động về vốn kinh doanh, đồng thời phải chịu chi phí lãi vay lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung thì ngành xăng dầu cũng không ngừng vươn lên. Hiện nay, công ty xăng dầu Tây Nam Bộ có không ít đối thủ cạnh tranh hoạt động chung địa bàn do vậy mà công ty nên chú trọng giữ vững và mở rộng thị phần, luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như đảm bảo chất lượng nguồn hàng hóa từ đó nâng cao uy tín trên thương trường.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với công ty

- Công ty cần mở rộng thêm thị trường hoạt động, phát triển mạng lưới kinh doanh nhiều hơn nữa. Nghiên cứu mức tiêu thụ của từng vùng để mở thêm

một số cửa hàng bán lẻ đồng thời tìm kiếm những doanh nghiệp tư nhân ký kết hợp đồng làm đại lý với công ty.

- Luôn đảm bảo chất lượng và số lượng xăng dầu cho khách hàng, đặt sự tín nhiệm của khách hàng lên hàng đầu.

- Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp cũng như nắm được tình hình thực tế của thị trường từ đó điều chỉnh những sai sót, hạn chế nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, nâng cao khả năng chủ động so với đối thủ cạnh tranh.

- Hạn chế tối đa hao hụt hàng hóa trong khâu xuất – nhập – tồn. Có chính sách tồn trữ hàng hóa thích hợp với nhu cầu thị trường để tránh tình trạng làm mất khách hoặc ứ đọng vốn.

- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dụng cụ đo lường xăng dầu ở các cửa hàng đồng thời đầu tư trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng xăng dầu và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

- Đào tạo cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh về nghiệp vụ bảo quản, đo lường chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.

6.2.2 Đối với Nhà nước

- Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh, điều kiện pháp lý công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, nghiêm cấm mọi hành vi trục lợi, liên kết tăng giá và các hành vi khác làm mất ổn định thị trường.

- Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn hàng với giá rẻ hơn và các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mở rộng kênh phối, khai thác thêm thị trường tiềm năng.

- Đối với thị trường xăng dầu được thả nổi cho các doanh nghiệp tự định giá như hiện nay Nhà nước cũng phải theo dõi, quản lý nhằm tránh tình trạng đẩy giá bán quá cao ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng.

- Có những biện pháp tích cực hơn trong việc ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

- Các ban ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu xăng dầu của các công ty đầu mối, đảm bảo đủ lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Dương Hữu Hạnh (2004). Quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê, TP.HCM.

2. Nguyễn Tấn Bình (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Quốc gia Tp HCM.

3. Ts Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương (2003). Kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê.

4. GVC. Nguyễn Thị My – TS. Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh (Lý thuyết, bài tập và bài giải), NXB Thống kê.

5. TS Trương Đông Lộc, Th.s Trần Bá Trí, Th.s Nguyễn Văn Ngân, Th.s Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2008). Bài giảng Quản trị tài chính, Đại học Cần Thơ.

6. Nguyễn Tấn Phước (1996). Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê.

7. Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ năm 2006 -2008.

8. Các Website: www.petrolimex.com.vn www.petrolimextnb.com.vn www.google.com.vn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)