7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.3.1 Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty
4.3.1.1 Môi trường vĩ mô a) Yếu tố kinh tế - xã hội
- Dân số nước ta hiện nay khoảng 86,5 triệu người, mật độ dân số 240,8 người/km2, đứng thứ 13 trên thế giới.
- Tổng giá trị GDP năm nay đạt khoảng 90 tỷ USD nên mức thu nhập bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam trong năm nay lần đầu tiên đạt hơn 1000 USD, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam đã thoát nghèo, bởi giá tiêu dùng tính bình quân năm 2007 tăng 8,3% nhưng năm 2008 tăng tới 23%, cộng với đồng USD tăng giá khoảng 2,35%. Nếu tính quy về mức năm 2007, thì con số thu nhập bình quân đầu người năm 2008 chỉ hơn 900 USD/người. Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2008 tăng 6,23% so với năm 2007. Tốc độ tăng tuy thấp hơn mức tăng 8,48% GDP của năm 2007 và thấp hơn mục tiêu kế hoạch điều chỉnh tăng 7% nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.
- Chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng 22,97%, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
- Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Dự báo tỷ lệ người lao động thiếu việc làm của Việt Nam năm 2009 sẽ tăng từ mức 5,1% hiện nay lên 5,4%.
Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam năm 2008 vẫn tăng trưởng nhưng với mức độ thấp hơn những năm qua vì điều kiện kinh doanh có những biến động phức tạp, khó lường do ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô và nhiều loại nguyên vật liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao sau đó giảm mạnh cùng với khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ đã nhanh chóng dẫn tới suy giảm kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Công ty xăng dầu Tây
Nam Bộ là một trong các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Từ những thông tin trên cho thấy thu nhập bình quân/ đầu người có tăng nên đời sống nhân dân được cải thiện, việc trang bị thêm phương tiện xe cộ đi lại dễ dàng hơn do đó nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xăng dầu cũng được nâng cao. Đây là cơ hội cho công ty nâng cao sức tiêu thụ cho các sản phẩm xăng dầu chính mà công ty đang kinh doanh. Tuy nhiên, năm 2008 là năm giá cả xăng dầu nhập khẩu có nhiều biến động nên đã gây ra không ít tác động đến tâm lý người tiêu dùng trong nước. Xăng dầu là sản phẩm ít có sản phẩm thay thế nhưng với các mức giá cứ liên tục tăng trong 7 tháng đầu năm 2008 thì sản lượng tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng phần nào đồng thời khâu tồn trữ hàng tồn kho cũng gặp nhiều khó khăn. Đây là một thách thức tạm thời mà công ty cần có những quyết định phù hợp để kinh doanh ổn định hơn.
- Nhiều địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đều đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn mức bình quân, đó là Vĩnh Phúc (21,8%), Bình Dương (21,5%), Đồng Nai (20,7%), Hải Phòng (18,5%), Thành phố Cần Thơ (17,6%), Thanh Hóa (16,9%)…
- Điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2008 là thành tựu trong thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 theo giá thực tế đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP, tăng 22,2% so với năm 2007. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tiếp tục phá kỷ lục mới, năm 2008, cả nước thu hút được 64 tỷ USD với 1171 dự án đăng ký mới (60,3 tỷ USD) và 311 dự án bổ sung vốn (3,7 tỷ USD), tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, tại hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam, cộng đồng quốc tế đã tiếp tục cam kết hỗ trợ trên 5 tỷ USD nguốn vốn ODA.
Thành phố Cần Thơ là một trong các tỉnh thành đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn hơn mức bình quân. Thông tin này sẽ tạo ra cơ hội đẩy mạnh doanh thu của phương thức bán buôn trực tiếp cho công ty xăng dầu Tây Nam Bộ vì khi đó các hộ công nghiệp sẽ tăng cường mức tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Vốn đầu tư từ
nước ngoài tăng lên rất nhiều so với năm 2007, điều này là một tín hiệu đáng mừng vì lúc đó nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên.
- Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO trong thời gian 3 năm tạo điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mạnh mẽ.
Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO nhằm thúc đầy tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu đã tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường của Việt Nam trong đó xăng dầu là một ngành kinh doanh béo bở mà họ không thể bỏ qua. Là thành viên của Tổ chức WTO nước ta có được những cơ hội lẫn thách thức cho các ngành nghề nói chung, tuy nhiên đối với ngành kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam thì cơ hội từ việc tham gia vào thị trường chung của thế giới sẽ khó khai thác và tận dụng được. Nguyên nhân của vấn đề trên là vì nước ta sử dụng xăng dầu nhập khẩu là chủ yếu nên giá vốn hoàn toàn phụ thuộc vào giá nhập từ nước ngoài, đây là điểm mà công ty không thể cạnh tranh với các công ty ngoài nước về vấn đề giá. Thêm vào đó, công ty của Việt Nam có tình hình tài chính, công nghệ, trình độ quản trị thua kém các công ty nước bạn rất nhiều. Cùng với những thách thức mà các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung phải gánh chịu vừa nêu thì công ty xăng dầu Tây Nam Bộ còn một số đe dọa khác đó là công ty nằm ở trung tâm Thành phố Cần Thơ – thành phố trung tâm về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do vậy mà Cần Thơ sẽ trở thành tâm điểm thu hút đầu tư của nước ngoài ở khu vực đồng bằng này. Hiện nay công ty chiếm giữ thị phần nhiều nhất ở Thành phố Cần Thơ do đó công ty cần có những quyết định phù hợp trong chiến lược kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.
b) Yếu tố nhà nước và chính trị
- Tình hình chính trị luôn ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. - Chính sách của nhà nước và pháp luật có nhiều thay đổi tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh
doanh ngành xăng dầu nói riêng. Theo Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam. Với nội dung Nghị định này thì giá bán xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tự quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu.
- Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư hào phóng để thu hút đầu tư. Nhưng hệ thống ưu đãi đầu tư hiện tại vẫn còn điểm yếu và hạn chế. Hiện nay, các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
c) Yếu tố tự nhiên
- Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, Việt Nam đang phải gánh chịu các loại ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn, chất vi sinh, một số nơi còn ô nhiễm kim loại nặng nhưng tình trạng ô nhiễm nước vẫn là vấn đề đáng lo ngại và nổi trội trong thời gian gần đây.
- Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
- Bên cạnh yếu tố ô nhiễm môi trường thì vấn đề năng lượng ngày càng khan hiếm đã tác động không nhỏ đến sự hoạt động của các doanh nghiệp. Dầu
mỏ và khí đốt là hai nguồn năng lượng đang trở nên cạn kiệt vì nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày một gia tăng. Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế rằng thời điểm khủng hoảng năng lượng thế giới đang đến gần khi mà các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt trên thế giới đang cạn kiệt nhanh với tốc độ 4-5% hàng năm.
- Bộ Năng lượng Mỹ dự báo đến năm 2037, nhu cầu dầu mỏ v à khí đốt trên thế giới sẽ lớn hơn khả năng cung cấp, nhưng nhiều nhà khoa học Mỹ và thế giới cho rằng mốc thời gian mà Bộ Năng lượng Mỹ đưa ra là không thực tế vì chưa tính đầy đủ tốc độ gia tăng dân số thế giới và việc sử dụng năng lượng quá lãng phí như hiện nay.
- Thế giới hiện đang sản xuất và tiêu dùng 75 triệu thùng dầu/ngày. Với tốc độ tiêu dùng hiện nay, đến năm 2015, nhu cầu dầu mỏ và khí đốt của thế giới sẽ tăng thêm 2/3, tức cần thêm tới 60 triệu thùng/ngày.
- Các nhà khoa học cho rằng cho dù các giếng dầu ở Iraq được khai thác hết công suất, các mỏ dầu ở Trung Á hoặc Siberi được khai thác với những công nghệ tiên tiến nhất thì sản lượng khai thác tăng thêm cũng chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu tăng thêm của thế giới .
d) Yếu tố kỹ thuật
- Ngày nay hầu như tất cả các công ty đều bị lệ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật. Những công ty dẫn đầu về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thường chiếm thế chủ động trong cạnh tranh và tấn công thị trường bằng những giải pháp kỹ thuật giải quyết những vấn đề phát sinh.
- Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu xây dựng các bồn bể chứa ngày càng hiện đại với hệ thống công nghệ xuất nhập bán tự động của các kho chứa…
- Thêm vào đó thì sự tiến bộ của công nghệ đã giúp cho công tác kiểm định chất lượng ngày càng được nâng cao, tiết kiệm thời gian, công sức và mang lại hiệu quả cao.
- Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, tiết giảm mọi nguồn chi luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp do đó việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào quá trình sản xuất – kinh doanh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn gia tăng doanh số doanh nghiệp…
- Công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp xử lý số liệu nhanh chóng bằng những phần mềm được viết sẳn theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống mạng đã giúp công việc truyền dẫn số liệu luôn mang lại hiệu quả cao mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí.
4.3.1.2 Môi trường tác nghiệp a) Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh của công ty trước ngày 01/01/2004 được chia làm 2 nhóm chính: nhóm đối thủ thuộc các công ty quốc doanh và nhóm thứ hai là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh. Nhưng kể từ ngày 01/01/2004 thì Quyết định 1505/QĐ-BTM về quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu được áp dụng do đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có mã số thuế, giấy phép đăng ký doanh đều phải ký kết hợp đồng làm Tổng đại lý hoặc đại lý cho các công ty quốc doanh. Như vậy, với quyết định trên thì các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu đã chuyển thành Tổng đại lý hoặc đại lý của các đối thủ cạnh tranh.
- Hiện tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ có các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn và chiếm lĩnh một thị phần đáng kể ở khu vực ĐBSCL như:
+ Công ty cổ phần dầu khí Petromekong, thị phần chiếm 24%
+ Chi nhánh công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp- Petimex: bắt đầu đi vào hoạt động năm 1995, hiện nay chiếm giữ 18% thị phần.
+ Chi nhánh công ty dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh – Saigonpetro: có mặt tại Cần Thơ tháng 5/1999. Hiện tại thì công ty này chiếm khoảng 10% thị phần.
- Tổng hợp thị phần kinh doanh xăng dầu tại ĐBSCL (Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Petrolimex Tây Nam Bộ 35% PetroMekong 24% Petimex 18% SaigonPetro 10% Petec 5% Công ty khác 8%
Hình 15 : Biểu đồ biểu diễn thị phần kinh doanh xăng dầu tại ĐBSCL
b) Khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn xem khách hàng là “thượng đế” của họ. Khách hàng là một phần của công ty vì nhu cầu tiêu dùng của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng. Nhu cầu này có thể xuất phát từ nhu cầu tự nhiên hoặc mong muốn, sở tích, thói quen, tập tính sinh hoạt…Xăng dầu vừa là sản phẩm công nghiệp vừa là hàng tiêu dùng thiết yếu, thêm vào đó các sản phẩm bán ra trên thị trường hiện nay đều do các công ty đầu mối nhập khẩu từ nước ngoài nên chúng không có sự khác biệt nào lớn, từ đặc điểm này mà khách hàng có thể đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Hành vi mua hàng của khách hàng lúc này không dựa vào tiêu chí đặc tính nổi trội của sản phẩm mà dựa vào uy tín của công ty, dịch vụ bán hàng và hỗ trợ sau mua hàng…Trong ngành xăng dầu hiện nay, giá cả là vấn đề cạnh tranh nổi bật giữa các doanh nghiệp. Giá cả của công ty nào phù hợp nhất cùng với hoa hồng dành cho đại lý hưởng cao nhất sẽ là điểm thu hút các doanh nghiệp tư nhân ký kết hợp đồng làm đại lý cho chính công ty mình. Xăng dầu là một sản phẩm đặc biệt bởi vì khách hàng của nó rất đa dạng, không loại trừ thành phần kinh tế hay tầng lớp dân cư nào. Tổng đại lý, đại lý không những là kênh phân phối hữu hiệu mà còn là khách hàng đặc biệt của công ty, do đó công ty cần có những chính sách phát triển và duy trì nhóm khách hàng này. Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một công ty ra đời từ những năm đất nước còn khó khăn nhất, cùng với chất
35% 24% 18% 10% 5% 8% Petrolimex Tây Nam Bộ PetroMekong Petimex SaigonPetro Petec Công ty khác
lượng xăng dầu và chăm sóc khách hàng tốt nên đã tạo được sự tín nhiệm rất cao từ phía khách hàng. Hiện nay, công ty vẫn duy trì mối quan hệ tốt với những