Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng từng chỉ rõ: “Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự v
Trang 1Lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng vai trò
của lý luận hiện nay
Tác giả : Th.s Trần Viết Quang - Trường Đại học Vinh
Trong các bài viết, bài nói chuyện của mình, Hồ Chí Minh đề cập rất nhiều đến vấn đề lý luận
và vai trò của lý luận đối với thực tiễn Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của lý luận có ý nghĩa
to lớn, định hướng cho công tác tư tưởng, lý luận trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
1 Theo Hồ Chí Minh, "lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử" (1) Và lý luận Mác -Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế giới Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh nói một cách cụ thể: "lý luận là đem thực tế trong lịch
sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế" (2) Lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, nhưng lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm Tri thức lý luận thể hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, nhờ đó, nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính qui luật của các sự vật, hiện tượng khách quan Lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng từng chỉ rõ: “Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự” (3)
Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người Lý luận một khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành "lực lượng vật chất" V.I.Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” (4) Lý luận có thể dự kiến được sự vận động trong tương lai, từ đó vạch ra phương hướng cho thực tiễn, chỉ rõ những phương pháp hành động có hiệu quả nhất để đạt mục đích của thực tiễn Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt động của con người nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát Đánh giá vai trò và ý nghĩa lớn lao của lý luận đối với thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mặt mà đi" (5) "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp" (6) Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập từ tay Thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã cảnh báo rằng, do "kém về lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông "mà nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc phải bệnh chủ quan Cũng vì kém lý luận mà cán bộ ta "gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy Kết quả thường thất bại"(7) Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực, do sự chi phối của hệ tư tưởng và thái độ không khoa học nên lý luận có nguy cơ xa rời cuộc sống và trở nên ảo tưởng, giáo điều Vì vậy, trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ: lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là "kim chỉ nam" cho hành động cách mạng; và "…lý luận không phải
là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động"(8) Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả Do đó, trong lúc học tập
lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"(9) Lý luận mà xa rời thực tiễn, tách khỏi thực tiễn thì sớm muộn sẽ trở nên giáo điều, sách vở, là lý luận suông Đồng thời, thực tiễn mà không được hướng dẫn, chỉ đạo, soi sáng bởi
Trang 2lý luận thì dễ trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh và phát triển
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường, hạ thấp vai trò lý luận lý luận khoa học Chúng ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, trình độ dân trí thấp, khoa học - kỹ thuật chưa phát triển Đây chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh kinh nghiệm nảy sinh Hồ Chí Minh nhận xét rằng, trong Đảng ta còn "có những cán
bộ, những đảng viên cũ, được làm việc, có kinh nghiệm Cố nhiên, những anh em đó rất qúi báu cho Đảng Nhưng họ lại mắc phải cái bệnh coi khinh lý luận Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi Có kinh nghiệm mà không có lý luận thì cũng như một mắt sáng, một mắt mờ" (10) Bởi vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận cũng như
Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa vai trò của lý luận, tách lý luận với thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, hiểu lý luận một cách trừu tượng mà không thâu tóm được thực chất cách mạng và khoa học của nó, nặng về diễn giải những gì đã có sách vở mà không bám sát thực tiễn, thoát ly đời sống hiện thực; tiếp nhận những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, từ đó, biến chúng trở thành những tín điều Hồ Chí Minh phê phán kiểu học thuộc lòng sách vở về chủ nghĩa Mác - Lênin mà không học tinh thần Mác - Lênin Theo Hồ Chí Minh, học tập lý luận Mác - Lênin
là "phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, học lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta"(11) Như vậy, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin để nắm được linh hồn sống, bản chất khoa học và cách mạng của nó chứ không phải đơn thuần là học thuộc lòng, học vẹt Đồng thời, "chúng ta phải luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc lý luận phải liên hệ với thực tế" để chống chủ nghĩa giáo điều Một biểu hiện khác của bệnh giáo điều là áp dụng một cách rập khuôn, máy móc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước khác; là áp dụng kinh nghiệm tiến hành chiến tranh cách mạng vào quá trình xây dựng kinh tế trong thời kỳ hòa bình; áp dụng máy móc kinh nghiệm của địa phương này vào địa phương khác, v.v ở đây, bệnh giáo điều thể hiện thành "giáo điều kinh nghiệm" Hồ Chí Minh lưu ý rằng, "không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều" (12)
Khắc phục bệnh giáo điều là công việc khó khăn, phức tạp, thường xuyên, liên tục vì căn bệnh này luôn có nguy cơ tái phát dưới những hình thức mới Hiện nay không ít người có lối tư duy bắt chước, sao chép, rập khuôn những "cái mới" từ nước ngoài, bất chấp thực tế lịch sử, truyền thống, văn hóa và hoàn cảnh cụ thể của dân tộc ta Sao chép cái mới như vậy không phải
là đổi mới tư duy, mà là "bệnh giáo điều mới" và nó cũng tai hại không kém các biểu hiện của
Sự yếu kém và coi khinh lý luận, bệnh lý luận suông là nguyên nhân làm cho con người mắc
cả bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều Vì vậy, theo Hồ Chí Minh phải chấm dứt được
"bệnh kém lý luận, bệnh coi khinh lý luận, bệnh lý luận suông" trong cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng, biện pháp cơ bản để khắc phục và ngăn ngừa bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là phải thường xuyên quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
2 Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng Tuy nhiên, tính chất khó khăn và phức tạp của sự nghiệp đổi mới cũng như chiều sâu và tầm cỡ của nó đang đặt ra rất nhiều vấn đề lý luận lớn lao và gay cấn, đòi hỏi phải được giải quyết Có thể nói, chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà thực tiễn đang đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi lý luận luận phải lí giải một cách thấu đáo, có căn cứ khoa học; hơn nữa lý luận phải mở đường cho thực tiễn phát triển Chưa bao giờ lý luận lại cần thiết và có tầm quan trọng lớn lao như hiện nay Lý luận trở thành thiết thân đối với sự nghiệp đổi mới nói riêng, đối với toàn bộ vận mệnh của chủ nghĩa xã hội nói chung Giai đoạn hiện nay của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát
Trang 3triển lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra” (13)
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của lý luận, trong những năm qua, công tác tư tưởng, lý luận được Đảng ta hết sức chú trọng Chúng ta coi đổi mới tư duy lý luận là khâu đột phá, là điều kiện và tiền đề cho những đổi mới trong hoạt động thực tiễn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đặt ra vấn đề phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, coi
đó là điểm khởi đầu để đi đến xác định đường lối đổi mới của Đảng Nhiệm vụ đổi mới tư duy đòi hỏi chúng ta phải không ngừng bồi dưỡng tư duy lý luận để khắc phục tư duy giáo điều, tư duy kinh nghiệm, những căn bệnh làm cho chúng ta không nhận thức được đúng những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Từ đó đến nay, các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương đều đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác lý luận Đảng ta đã có hai nghị quyết riêng về công tác tư tưởng, lý luận: Nghị quyết 01 - NQ/TW ngày 28 tháng 3 năm 1992 của Bộ Chính trị khóa VII "Về công tác
lý luận trong giai đoạn hiện nay" và Nghị quyết 16 - NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (Hội nghị Trung ương 5) "Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư
Đánh giá về tình hình tư tưởng, lý luận, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chỉ ra rằng: từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, trình độ lý luận của Đảng ta đã có bước phát triển rõ rệt Đảng đã không ngừng đổi mới phương pháp tư duy, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mở ra bước chuyển biến quan trọng trong trong tư duy lý luận "Tuy nhiên, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mới dừng lại ở những nét khái quát chung, còn không ít vấn
đề cụ thể được đặt ra từ thực tiễn cha có lời giải đáp hoặc giải đáp chưa có sức thuyết phục; nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn giản đơn, hiểu biết về chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa sâu sắc, có mặt còn lệch lạc; phương pháp tư duy chưa vươn tới tầm biện chứng, còn dừng lại ở trình độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thực dụng"(14) "Công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong hơn 15 năm qua đã đạt được thành tựu quan trọng: những kết quả nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới của Đảng; góp phần tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội"(15) Tuy vậy, công tác tư tưởng, lý luận, công tác tổ chức, cán bộ nhìn chung vẫn có nhiều yếu kém, bất cập "Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng"(16), chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới để phục vụ việc hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tư tưởng trong xã hội Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập nêu trên là do "Đảng ta chưa đặt đúng mức việc chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công tác tư tưởng, lý luận trong giai đoạn mới Chưa xây dựng được quy chế bảo đảm dân chủ, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động lý luận và công tác tư tưởng Chậm tăng cường, đổi mới công tác xây dựng đội ngũ làm công tác tư tưởng, lý luận Cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện làm việc ở nhiều cơ quan, đơn vị làm công tác tư tưởng,
lý luận còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu"(17)
Vì vậy, Hội nghị chỉ ra rằng, để đẩy nhanh quá trình đổi mới đất nước, chúng ta cần phải tăng cường công tác lý luận Công tác lý luận phải theo kịp sự phát triển và yêu cầu của cách mạng; góp phần khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội, tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của
Qua ba năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, nhiều vấn đề nóng hổi, quan trọng nảy sinh từ thực tiễn đã được quan tâm nghiên cứu
và đã có những kết luận kịp thời như: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Trang 4con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện mới, phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực, v.v Có những vấn đề được tổ chức nghiên cứu và thảo luận sổi trong mọi tầng lớp nhân dân như vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân
Để việc tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận có hiệu quả, cần phải bảo đảm được các yêu
- Tính khách quan Trong tổng kết thực tiễn và nghiên cứ lý luận đòi phải có thái độ trung thực, tránh tổng kết thực tiễn theo kiểu "tô hồng" hoặc "bôi đen"; không được lấy ý đồ sắn có để
áp đặt cho việc tổng kết thực tiễn; không được lấy việc tổng kết thực tiễn để chứng minh cho
- Tính khái quát cao Khi phân tích, đánh giá, khái quát thục tiễn phải rút ra được những kết luận có tính quy luật, chỉ ra được các mối liên hệ có tính bản chất Đó là những kết luận có tính phổ biến, tính điển hình và phải có giá trị thực tiễn cao
- Tính mục đích đúng đắn Công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận cần phải đạt những yêu cầu như: phát triển lý luận, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới, bức xúc nảy sinh từ thực tiễn, từng bước cụ thể, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng Nói một cách khác, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận phải hướng tới mục đích xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới
Trong giai đoạn hiện nay của cách mạng, việc nâng cao vai trò của lý luận cần tập trung vào
Thứ nhất, lý luận phải thật sự làm cơ sở khoa học cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước Lý luận phải cung cấp được những căn cứ khoa học đáng tin cậy cho việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Muốn vậy, Đảng và Nhà nước cần coi trọng lý luận, coi trọng đội ngũ cán bộ lý luận, cán bộ khoa học, biết sử dụng họ vào công tác nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, đường lối, chính sách Thứ hai, lý luận phải làm cơ sở khoa học cho việc định hướng xã hội chủ nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước Đổi mới là tất yếu, nhưng đổi mới không phải là từ bỏ con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, mà ngược lại phải khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với những bước
đi, hình thức, biện pháp phù hợp Lý luận cần làm sáng tỏ, giải đáp đúng đắn những vấn đề quan trọng hiện nay như: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện mới; kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, v.v
- Thứ ba, lý luận phải dự báo xu hướng vận động của sự nghiệp đổi mới Sự nghiệp đổi mới của chúng ta diễn ra trong điều kiện khó khăn, phức tạp, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường Lý luận phải biết dự kiến nhiều khả năng có thể xảy ra để có những biện pháp tác động, các phương án giải quyết chủ động, thích hợp nhất
- Thứ tư, lý luận phải định hướng cho hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, làm "kim chỉ nam" cho hoạt động của cán bộ, đảng viên Trong điều kiện hiện nay, nếu không có sự định hướng đúng đắn của lý luận khoa học thì hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên sẽ trở nên mò mẫm, mất phương hướng Để lý luận phát huy vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên, chúng ta phải thường xuyên bổ sung, phát triển lý luận; kết hợp nghiên cứu lý luận với tuyên truyền, giáo dục, học tập
lý luận; vận dụng lý luận để giải đáp những vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra./
Trang 513 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.5.
14 Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nhà xuất bản CTQG, H, 2002, tr.132.
15 Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nhà xuất bản CTQG, H, 2002, tr.132.
17 Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nhà xuất bản CTQG, H, 2002, tr.132.