- VSV liên quan đến sinh tổng hợp các chất, sản phẩm sử dụng trong chăn nuôi: Nấm men, nấm mốc - VSV trong cơ thể động vật và các sản phẩm chăn nuôi: hệ vi sinh vật đường ruột, hệ vi si
Trang 12/23/2014 1
Vi sinh vật ứng dụng trong
chăn nuôi
Giáo viên: TS Nguyễn Thị Tuyết Lê
Bộ môn: Dinh dưỡng & Thức ăn
Tel 0912 563 942
Email: tuyetle.hua@gmail.com
ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: Vi sinh vật (dùng cho chuyên ngành chăn nuôi
& CNTY) T.S Nguyễn Khắc Tuấn, NXBNN 1996
Nguồn tài liệu khác:
Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm
Văn Ty (1997) Vi sinh vật học NXB Giáo dục.
website:
https://sites.google.com/site/tuyetlenguyenthi/
-Bài giảng
- Lịch thực hành
- Điểm thi và các thông báo
Nội dung môn học
Giới thiệu
Chương I Ứng dụng vi sinh vật trong bảo quản và
chế biến thức ăn trong chăn nuôi
Chương II Ứng dụng vi sinh vật trong sinh tổng
hợp các sản phẩm dùng trong chăn nuôi
Chương III Vi sinh vật trong cơ thể động vật bình
thường - Vai trò của vsv trong đường tiêu hoá
Chương IV Vi sinh vật trong các sản phẩm chăn
nuôi
Chương V Khử trùng, tiêu độc trong chăn nuôi
Giới thiệu Đối tượng nghiên cứu:
- VSV có liên quan đến bảo quản, chế biến, sản xuất
TA chăn nuôi: vi khuẩn lactic (Lactobacillus sp.), nấm men (Saccharomyces sp….)
- VSV liên quan đến sinh tổng hợp các chất, sản phẩm
sử dụng trong chăn nuôi: Nấm men, nấm mốc
- VSV trong cơ thể động vật và các sản phẩm chăn nuôi: hệ vi sinh vật đường ruột, hệ vi sinh vật trong thịt, trứng, sữa
- VSV liên quan đến xử lý chất thải chăn nuôi
Trang 22/23/2014 7
Mục đích:
• Sử dụng vsv một cách có hiệu quả trong chế biến,
bảo quản thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi
• Tạo ra các chế phẩm sinh học có giá trị sử dụng cao
trong nuôi dưỡng và phòng bệnh cho vật nuôi
• Thiết lập các biện pháp quản lý, nuôi dưỡng hợp lý
để nâng cao khả năng kháng bệnh, sinh trưởng
phát triển của vật nuôi
• Sử dụng vi sinh vật như là một biện pháp sinh học
để xử lý chất thải chăn nuôi, làm giảm ô nhiễm môi
trường
Chương I ỨNG DỤNG VSV TRONG BẢO QUẢN
VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Nội dung chương I:
Sử dụng vi sinh vật trong bảo quản thức
ăn chăn nuôi
Sử dụng vi sinh vật trong chế biến thức ăn
chăn nuôi
Tác dụng và hiệu quả của thức ăn lên men
Mở đầu
Giá trị của thức ăn không chỉ được đánh giá theo số lượng và thành phần các chất dinh dưỡng chứa trong đó mà còn theo phẩm chất sinh học thực sự của nó.
Có nghĩa là khi đưa vào sử dụng
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn vẫn giữ nguyên hoặc tăng hơn giá trị ban đầu.
- Không gây độc cho động vật sử dụng
Điều này phụ thuộc vào: công tác bảo quản và chế biến.
3.1 ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TRONG
BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Nguyên lý:
- Tiêu diệt/ức chế sự sinh trưởng của các vsv có hại
- Hạn chế hoặc ngăn ngừa tác động tự phân hủy của enzyme TB
Nguyên tắc:
-Nguyên tắc sống (Bioza):bảo đảm quá trình hoạt động sinh lý của thức ăn bình thường chỉ ngăn cản sự hoạt động của VSV
- Nguyên tắc hạn chế sự sống (Anabioza ): hạn chế sự hoạt động của enzyme tế bào và VSV
- Nguyên tắc tiêu diệt sự sống (Abioza ): đình chỉ hoàn toàn sự hoạt động của hệ thống enzyme và VSV
Ba phương pháp bảo quản chung:
Phương pháp vật lý
Trang 32/23/2014 13
CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TĂCN
3.1.1 PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ
a Bảo quản khô:
- Phơi khô, sấy khô…
Ưu điểm: +Ức chế sự sinh trưởng của vsv và các enzyme
tự phân giải + Giữ lại được phần lớn các chất dinh dưỡng
Hạn chế: Mất một số enzyme (thiamin, VTM C)
b Bảo quản lạnh
Ưu điểm: Ức chế quá trình sinh trưởng của vsv
- Làm chậm quá trình tự phân hủy (enzyme)
- VD: Bảo quản nguyên liệu sản xuất bột cá
Hạn chế: Bảo quản thời gian dài sẽ làm giảm chất lượng
TA (mất chất dinh dưỡng); Chi phí bảo quản cao
Rơm, cỏ khô đóng bánh, đóng kiện
Máy ép rơm rạ Máy thu gom, đóng bánh rơm rạ
c Bổ sung muối
- Ứng dụng: Bảo quản nguyên liệu (cá tạp, cá phế phẩm…) trong chế biến, sản xuất bột cá chăn nuôi
- Bảo quản lạnh (ướp đá) + 5% muối/16 ngày; ướp đá + 15% muối/30 ngày Không sử dụng quá 15% muối
d Các tia phóng xạ (X, gamma)
- Sử dụng đối với một số nguyên liệu dạng bột dễ bị ảnh hưởng (thay đổi chất lượng) khi xử lý nhiệt
Tăng nguy cơ nhiễm xạ
PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ
Trang 42/23/2014 19
a Oxy
- Bảo quản kín: điều kiện không có oxy (Hút chân
không…) hạn chế nhóm vsv hiếu khí
b Sử dụng hóa chất sát trùng, tiêu độc, kháng
khuẩn
- Phun sát trùng kho, nhà xưởng, dây truyền chế
biến thức ăn chăn nuôi…
- Nguyên liệu thức ăn: ngô, sắn, cám, đậu tương…
- Xông hơi sát trùng nguyên liệu, sản phẩm
- Bổ sung chất chống mốc, chống oxy hóa, chất
chống thối….
3.1.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
Kiểm soát sâu mọt bằng khử trùng xông hơi trong nguyên liệu, sản phẩm
1/ Phương pháp lên men
a Phương pháp làm khô sinh học
b Phương pháp lên men lactic (ủ chua/ủ
xanh)
2/ Sử dụng chế phẩm sinh học: Bacteriocin,
enzyme…
3.1.3 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC:
Bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng vi sinh vật
Là phương pháp sử dụng các VSV có lợi lên men trực tiếp
thức ăn cần bảo quản để tạo ra một môi trường không thuận lợi cho VSV thối hỏng hoạt động
Biến đổi sau lên men:
- Các VSV phát triển mạnh đạt số lượng tế bào lớn
- Sự tích luỹ với nồng độ cao các chất gây ức chế VSV thối rữa như rượu, axit hữu cơ
Thức ăn sau khi lên men đã chuyển sang dạng "chín sinh học“:
- Không còn nguyên được trạng thái và mùi vị ban đầu
- Thức ăn trên cơ bản vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có
- Mang một hương vị rất đặc trưng mà gia súc thích ăn, dễ tiêu hoá hấp thu và hoàn toàn không độc hại
3.1.3.1 Phương pháp lên men
a Phương pháp làm khô sinh học
Nguyên lý : Lợi dụng sự sinh nhiệt của VSV trong quá trình TĐC để
làm khô thức ăn
VSV ưa nhiệt trong thức ăn có phạm vi nhiệt độ thích ứng từ 25
-45 o C đến 70 - 90 o C Chúng là các nhóm vi khuẩn có nha bào ở trong
đất và nước như:
- Streptococcus thermophilus có thể duy trì ở nhiệt độ 70-75o C/15phút
- Lactobacillus bungaricus ở 71o C/ 30 phút
- Bacillus subtilis ở 100o C/ 15 - 20 phút.
Quá trình lên men sinh nhiệt: là kết quả của ba yếu tố tác động:
- Tác dụng hô hấp của tế bào thực vật
- Tác dụng phân giải của enzyme tế bào
- Tác dụng lên men của VSV
Trong đó tác dụng lên men của VSV đóng vai trò hết sức quan trọng
Cách tiến hành: Áp dụng ủ cỏ khô
Phương pháp có thể được tiến hành theo hai cách:
Cách 1: Chất đống cỏ cao đường kính 6 - 7 m, nén chặt,
đậy kín Nhiệt độ trong đống cỏ tăng cao dần sẽ làm bay dần hơi nước và làm cho cỏ khô
Cỏ khô có trạng thái biến đổi như: cứng khô, màu nâu nhạt hoặc sẫm, có mùi thơm dễ bay hơi như mùi bánh nướng Trong thức ăn có chứa các sản phẩm lên men là axit lactic 8%, axit axetic 2% Sau khi cỏ khô, lượng dinh dưỡng như đường, đạm có thể bị mất đi khoảng 14%
Cách 2: Chất đống cỏ và làm như trên nhưng đến khi
nhiệt độ trong đống cỏ tăng cao thì tãi cỏ ra thành các lớp mỏng vừa phải để làm bay hơi nước nhanh Các biến đổi
Trang 52/23/2014 25 2/23/2014 26
b Phương pháp ủ chua thức ăn xanh
*Nguyên lý: Lợi dụng các vi khuẩn lactic có sẵn trong thức ăn (thân, lá cây) lên men đường trong điều kiện yếm khí để sản sinh axit lactic Độ axit tích luỹ tới 2-6% VCK, độ pH giảm xuống ≤ 4,2 sẽ ức chế hầu hết VSV gây hư hỏng thức ăn
* Điều kiện lên men:
+ TĂ phải có hàm lượng đường tan tối thiểu + Nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men là 30oC, độ ẩm 75%
+ Đảm bảo không có oxy (yếm khí)
* Phương pháp:
TĂ xanh được cắt ngắn độ dài vừa phải (đối với hố/bể ủ sử dụng cả cây) cho vào túi/thùng/bể/hố ủnén chặt (yếm khí) buộc/đậy kín/phủ bạt/phủ đất cát lên trên
*Đánh giá: Thức ăn ủ chua chất lượng tốt có màu vàng chanh, chua thơm nhẹ, không mốc hỏng
Lợi ích của ủ xanh:
- Tránh được tổn thất chất dinh dưỡng so với phơi khô (phơi khô hao phí có dinh dưỡng 20 -30%, còn ủ xanh chỉ mất 10%).
- Ủ xanh không phụ thuộc nhiều vào thời tiết như phơi khô.
- Ủ xanh có thể khử được một số chất độc tồn
dư (ngọn lá sắn, bã sắn…).
- Thức ăn ủ xanh mùi vị thơm ngon trâu bò thích ăn.
- Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp
- Dự trữ thức ăn trong vụ đông xuân
Trang 62/23/2014 31
Bacteriocin:Là những phân tử peptid do VK sinh tổng hợp
có hoạt tính kìm hãm đặc hiệu hay ức chế mạnh mẽ sự
sinh trưởng và phát triển của một số VK gây hại
• Bacteriocin lớp I có phổ kháng khuẩn khá rộng
Bacteriocin lớp IIa lại có phổ kháng khuẩn hẹp
• Ví dụ: Nisin là một bacteriocin được sinh ra bởi
Lactococcus lactis và Streptococcus lactis Nisin liên kết
với anion phospholipid → di chuyển vào TB gây rối loạn
quá trình trao đổi ion giết chết VSV
3.1.3.2 Sử dụng chế phẩm sinh học:
enzyme, bacteriocin…
• Nisin bị phá hủy ở pH=8,0 nhiệt độ 37oC từ 15-30 phút
Được dùng trong công nghiệp chế biến pho mát, bảo quản đồ hộp, nước ép quả đóng hộp, rau quả tươi…
• Liều dùng trong thực phẩm là 20 U.I/g thực phẩm
* Enzyme: Sử dụng các enzyme phân giải chất xơ (cellulase, pectinase…) trong ủ chua thức ăn xanh tăng cường quá trình lên men lactic
Nisin có tác dụng với một số vi khuẩn (Enterococcus, Listeria
monocytogenes, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Clostridium botulinum ), nhưng không có tác dụng với nấm men,
nấm mốc.
3.2 ỨNG DỤNG VSV TRONG
CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
3.2.1 CƠ SỞ SINH HÓA HỌC
Cơ sở sinh hoá 3.2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI SỬ DỤNG VI SINH VẬT
Trang 73.2.2.1 Phương pháp đường hóa
a Nguyên lý: Nhiều nhóm vsv có khả năng đường hóa xơ, tinh
bột nhờ khả năng sản sinh enzyme amylase, cellulase,
pectinase… có hoạt tính cao và số lượng lớn Sản phẩm cuối
cùng của quá trình đường hóa là các đường glucose
b Ứng dụng:
+Đường hóa xơ: Các nhóm vsv có khả năng phân giải xơ tốt
như Nấm mốc (Aspergillus, Mucor, Penicillium…); Xạ khuẩn
(Streptomyces); Vi khuẩn: Ruminococcus albus
Quá trình đường hóa xơ:
Cellulase
(C6H10O5)n + nH2O -> nC6H12O6
Chưa có ứng dụng trong chăn nuôi do chưa phân lập được
giống vsv phù hợp
+ Đường hóa tinh bột :
- Các nhóm vsvcó khả năng phân giải tinh bột tốt: Nấm men
(Saccharomyces cerevisiae…); Nấm mốc (Aspergillus niger,
A oryzae…); vi khuẩn (Bacillus subtilis, B amylolique facicus )
- Quá trình đường hóa tinh bột
(C6H10O5)n + nH2O -> Dextrin ->nC6H12O6
-Cách tiến hành: Tinh bột (ngô, khoai, sắn, gạo ) được đồ chín (hoặc để sống) rải đều trên nia dày 2-3cm, đảm bảo độ ẩm thường xuyên từ 60-65%, nhiệt độ 30-32oC/2-3 ngày Mốc mọc có màu nâu sẫm cho vào thùng/chum/vại đậy kín để ở
43-47oC/1-2 ngày
TĂ sau khi đường hóa có thể nấu chín với TĂ khác, hoặc ủ men rượu cùng với TĂ khác để nuôi gia súc
3.2.2.2 Phương pháp lên men
a Phương pháp lên men latic
+ Là phương pháp sử dụng vi khuẩn lactic để lên men sản sinh
axit lactic và một số thành phần đặc biệt khác
+Một số giống vk lactic: Lactobacillus acidophilus; L.
plantarum; Streptococcus lactis; Pediococcus acidilactici …
+Nguyên lý: Là quá trình chuyển hóa đường yếm khí sinh
a.lactic Căn cứ vào sản phẩm tạo thành 2 loại lên men:
- Lên men đồng hình:Lên men cho sản phẩm hầu hết là axit
lactic (90-98%), chỉ còn lại một lượng không đáng kể các sản
phẩm phụ như các axit bay hơi, rượu…
- Lên men dị hình: Là qui trình lên men cho ra sản phẩm chủ
yếu là axit lactic (40%), ngoài ra còn một lượng khá lớn các
sản phẩm khác như axit xucxinic (20%), axit axetic (20%),
rượu etilic (10%), H2và CO2(10%)
Lên men đồng hình:
C 6 H 12 O 6 → CH 3 CHOHCOOH + COOHCH 2 CH 2 COOH + CH 3 COOH
+ CH 3 CH 2 OH + CO 2 + H 2 + Q
Lên men lactic dị hình:
Lactobacillus acidophilus Lactococcus lactis Pediococcus sp.
*Ứng dụng lên men lactic:
+ Lên men thức ăn xanh :
-Cách 1: ủ chua truyền thống thân cây ngô, ngọn lá sắn, ngọn
lá mía, cỏ….Cách tiến hành xem phần 3.1.3.1, mục b
-Cách 2: ủ khô TĂ xanh cắt nhỏ trộn với 20-30% TĂ tinh,
đảm bảo độ ẩm 60% cho vào thùng/túi ủ, nén chặt tạo yếm
khí, để 3-4 ngày tùy theo nhiệt độ bên ngoài
-Cách 3: ủ ướt TĂ xanh thái nhỏ, ngâm ngập trong nước
đậy kín, sau 3-5 ngày sử dụng
+ Lên men TĂ tinh bột:
- Một số chủng Lactobacillus phân lập từ sắn có thể sử dụng
để bảo quản sắn tươi, các loại tinh bột khác (rong riềng,
khoai, bã sắn…) tăng protein, tăng tỷ lệ tiêu hóa
- TĂ tinh bột trộn đều với giống VK lactic, ẩm 60%, nhiệt
độ 25-30oC, yếm khí
Quá trình lên men trong hố ủ có thể chia thành 6 pha:
- Pha 1: lên men hiếu khí do lượng oxy còn sót trong
hố ủ + Hô hấp tế bào sản sinh CO2+ H2O+nhiệt
- Pha 2: Pha chuẩn bị/pha tăng sinh (pha lag): vk
lactic hoạt động axit lactic
- Pha 3-4: Lên men yếm khí với vk lactic sản sinh
axit lactic giảm pH của môi trường
- Pha 5: pha ổn định Phụ thuộc vào pha 4 Nếu lượng
axit lactic đủ pH ≤4, TA ủ chua được bảo quản ổn định Nếu không đủ axit lactic a butyric được sx
do vk gây thối hoạt động (clostridia) thủy phân protein
- Pha 6: Lên men hiếu khí, TA hao hụt
Trang 82/23/2014 43 2/23/2014 44
Diễn biến quá trình lên men trong hố ủ
b Phương pháp lên men bởi nấm men Nguyên lý: Là quá trình lên men đường trong thức ăn tạo ra
sản phẩm cuối cùng là rượu (C 2 H 5 OH)
C 6 H 12 O 6 -> 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 + Q calo
Một số giống nấm men: Saccharomyces serevisiae, Torula ustilis, Candida tropicalis…
Ứng dụng:
+ Lên men TĂ tinh bột : TĂ tinh trộn với nấm men giống theo
tỷ lệ nhất định, bổ sung nước sạch đảm bảo độ ẩm 55-60%
cho vào túi/thùng…ủ kín yếm khí, nhiệt độ 25-32oC trong 1-3 ngày tùy theo nhiệt độ bên ngoài TĂ lên men tốt có mùi thơm rượu nhẹ, mềm ra, không biến chua khi bảo quản dài
+ Lên men TĂ thực vật : sử dụng để làm giàu protein cho các
nguyên liệu như sắn, bã sắn, vỏ chuối, bã củ cải đường…
Trang 9c Lên men bởi nấm mốc
• Nguyên lý: sử dụng các chủng nấm mốc hữu ích để lên men
phân giải các hợp chất hữu cơ trong thức ăn tạo thành các sản
phẩm lên men có thể sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc
• Một số giống nấm mốc hữu ích : Aspergillus oryzae, A sojae,
Rhizopus oligosporus …
• Ứng dụng:
+ Chế biến thực phẩm cho người: phomat, tương, xì dầu, rượu
sake, miso….từ đậu tương, ngô, gạo…
+ Chế biến TĂ gia súc: sử dụng để làm giàu protein
Cách làm: Cơ chất (bột sắn, bã sắn, vỏ chuối…) bổ sung
thêm ure và muối amon, bổ sung nước cho đủ độ ẩm 55-60%
ủ ở nhiệt độ 35-40oC tăng hàm lượng protein: từ 2-3% lên
18-20% đối với bột sắn; từ 4,85% lên 15,5% đối với chuối khô
a Sự biến đổi sau lên men
Tăng số lượng tế bào vsv có ích (protein đơn bào):
- Protein, peptit, axit amin, vitamin, axit nucleic
- Oligosaccharid: + Glucan, manan có tác dụng làm chất dinh dưỡng cho vi sinh vật có ích trong ruột động vật và tăng phản ứng miễn dịch,
+ Mannan hút các vi khuẩn có hại (E.coli) và ngăn không cho
chúng định cư tại ruột
Tăng giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hoá hấp thu
Thay đổi trạng thái mầu sắc mùi vị
Tác dụng làm “ chín sinh học ”
Có sự chuyển hoá các thành phần của thức ăn:
→Đạm vô cơ thành đạm hữu cơ
→ Đạm của thực vật thành đạm của TB vsv
→ Chuyển hoá chất bột đường hình thành các chất hữu cơ khác
3.2.3 TÁC DỤNG CỦA THỨC ĂN LÊN MEN
b Tác dụng của thức ăn lên men
* Tăng khả năng thu nhận thức ăn và nâng cao được tỷ lệ
tiêu hoá hấp thu
TA được làm mềm, mùi vị thơm ngon kích thích tính
thèm ăn, gây ngon miệng ăn nhiều hơn, tiêu hoá tốt hơn
Lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn do tác dụng kích thích tiết
dịch vị của mùi vị thức ăn
Chất lượng dịch vị cũng tốt hơn do độ axit của dịch vị tăng
Do trong thức ăn lên men có một lượng lớn các VSV có lợi
giúp con vật tăng cường sự tiêu hóa TA
*Tác dụng khử độc, khử mùi và làm mềm TĂ
Một số loại TĂ có độc tố như sắn hoặc chớm mốc hoặc khô
cứng, có gai lông cứng, thô nháp hoặc có mùi khó chịu sẽ
được làm mềm và khử mùi hôi sau khi lên men tăng khả
năng sử dụng, tiêu hoá
VD: a HCN ở sắn chiếm 2,65mg% sau khi lên men 48h
*Nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa quá trình lên men thối trong đường ruột
Tăng số lượng VSV có ích trong đường tiêu hoá: đảm bảo cân bằng hệ sinh thái đường ruột
TĂ ủ chua sản sinh axit lactic làm giảm độ pH trong đường ruột Ức chế các VK thối rữa và một số vk gây bệnh tăng cường khả năng phòng bệnh
Các sản phẩm của quá trình TĐC của vsv như Mannan hút
các vi khuẩn có hại (E.coli) và ngăn không cho chúng định
cư tại ruột; các chất kháng khuẩn bacteriocins; các axit hữu
cơ, rượu… kìm hãm vsv gây bệnh
Các vsv có ích trong TĂ lên men có thể tăng cường miễn dịch (tăng sinh kháng thể và sự di chuyển của tế bào thực bào): PSP - Polysaccharid peptid của TB VSV là chất tăng khả năng miễn dịch quan trọng
* Giúp tận dụng thức ăn:
Có thể sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp
để chăn nuôi mà vẫn đem lại hiệu quả nuôi dưỡng tốt
như sắn, bã sắn, bã dong riềng
Các thức ăn bị chớm hôi mốc khi bảo quản do sau khi lên
men sẽ khử hết mùi hôi và các độc tố có thể có trong đó
* Tăng hiệu quả kinh tế do:
Con vật sinh trưởng phát triển nhanh, tăng trọng tốt và
tăng được sản phẩm như trứng, sữa, thịt
Giảm được lượng thức ăn sử dụng, giảm chi phí thức ăn
Giảm chi phí về thuốc kháng sinh Do đó tạo ra các sản
phẩm chăn nuôi sạch không có tồn dư chất kháng sinh
Lượng phân thải ra ít hơn, độ thối cũng giảm đi nên giảm
được công lao động trong vệ sinh chuồng trại, giảm ô
nhiễm môi trường
Ôn tập chương I
1 Các phương pháp bảo quản/dự trữ TA chăn nuôi:
-Phương pháp làm khô sinh học -Phương pháp ủ chua/ủ xanh (Nêu nguyên lý, các nhóm vsv tham gia, cách tiến hành)
2 Các phương pháp chế biến TA chăn nuôi:
a Phương pháp lên men
-Lên men lactic -Lên men với nấm men -Lên men với nấm mốc
b Phương pháp đường hóa: đường hóa xơ, đường hóa tinh bột
Nguyên lý, tên loại vsv thực hiện quá trình lên men, viết được phản ứng sinh hóa, nêu ví dụ các bước lên men cụ thể từng loại TA với từng loại vsv
3 Tác dụng của thức ăn lên men: nêu các tác dụng chính và giải thích
Trang 10Đề tiểu luận (Chọn 1 trong 2 đề)
1 Nếu người chăn nuôi muốn tận dụng tốt nguồn phụ phẩm công
nông nghiệp như rơm, thân cây ngô, ngọn lá mía, bã sắn, bã
đậu, ngô, khoai, sắn, cám gạo… làm thức ăn chăn nuôi, để giảm
chi phí và nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì em có thể tư vấn/trợ
giúp họ như thế nào ?
2 Phương pháp khử trùng bằng nhiệt độ và khử trùng bằng hóa
chất được áp dụng như thế nào trong chăn nuôi? Cho ví dụ cụ
thể Hãy tư vấn để các trang trại chăn nuôi có thể thực hiện tốt
được công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
Yêu cầu: - Viết tay, không quá 5 tờ giấy A4
- Cấu trúc: + Đặt vấn đề/Mở đầu
+ Nội dung chính
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo