động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nộidung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng vàcung ứng dịch vụ thanh toán”.Như vậy,
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN TẤT PHÚ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 3HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN TẤT PHÚ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐĂNG KHÂM
Trang 5Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độclập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồngốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Tất Phú
Trang 6MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm ngân hàng thương mại 5
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 11
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15
1.2.1 Khái quát về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 15
1.2.2 Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 22
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 28
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 28
1.3.2 Các nhân tố khách quan 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 36
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 36
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển 36
2.1.2 Cơ cấu tổ chức – nhân sự 37
2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội 2013-2015 40
Trang 7TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 48
2.2.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội 48
2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội 54
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 61
2.3.1 Kết quả đạt được 61
2.3.2 Hạn chế 62
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 66
3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 66
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội trong 5 năm tới 66
3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội 67
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 68
3.2.1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng và phân công theo hướng chuyên môn hoá 69
Trang 83.2.4 Hoàn thiện quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân 74
3.2.5 Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro 76
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 79
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 79
3.3.2 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 80
KẾT LUẬN 83
Trang 9Viết tắt Nguyên nghĩa
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamTMCP Thương mại cổ phần
NHTM Ngân hàng thương mại
KHCN Khách hàng cá nhân
TSĐB Tài sản đảm bảo
NHBL Ngân hàng bán lẻ
CNTT Công nghệ thông tin
QLRRTD Quản lý rủi ro tín dung
SGD Sở giao dịch
Trang 10Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 2013-2015 41Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại BIDV -Chi nhánh Bắc Hà Nội 2013-2015 43Bảng 2.3: Kết quả hoạt động dịch vụ BIDV Bắc Hà Nội 2013-2015 46Bảng 2.4: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của hoạt động cho vay cá nhân tại BIDVChi nhánh Bắc Hà Nội các năm 2013-2015 51Bảng 2.5 Dư nợ cho vay cá nhân theo sản phẩm tại BIDV Chi nhánh Bắc HàNội qua các năm từ 2013-2015 53Bảng 2.6 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân/ Dư nợ cho vay KH cá nhânbình quân tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội qua các năm 55Bảng 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN BIDV Chi nhánh Bắc HàNội, Thành Đô và Hoàn Kiếm các năm 2013-2015 58
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Thu dịch vụ ròng tại BIDV Bắc Hà Nội từ 2013-2015 46Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay cá nhân tạiBIDV Bắc Hà Nội qua các năm 2013-2015 52Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay cá nhân tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội giaiđoạn 2013-2015 56Biểu đồ 2.4 Vòng quay vốn cho vay qua các năm 2013-2015 tại BIDV Bắc
Hà Nội, Thành Đô và Hoàn Kiếm 57Biểu đồ 2.5 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Bắc HàNội, Thành Đô và Hoàn Kiếm qua các năm 2013-2015 59
Trang 11Sơ đồ 1.2 Hình thức cho vay KHCN qua người bán lẻ 20
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức BIDV Bắc Hà Nội 38
Sơ đồ 2.2 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV 50
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bán lẻ kiến nghị 71
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cho vay KHCN là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu đời trên thế giới
và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhất là ở các nước đang có tiềm lực vềkinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động, nhưng mới phát triển 1 vài năm gầnđây ở Việt Nam Trong xu hướng hội nhập quốc tế, các ngân hàng nướcngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàngthương mại cổ phần, công ty tài chính… đang cạnh tranh mạnh mẽ các sảnphẩm tín dụng tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân Năng động nhất chính
là các NHTM cổ phần, liên tục đưa ra các sản phẩm tiện ích như: cho vay siêutốc, đăng ký vay qua mạng Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vaydài, cho vay tới 80% giá trị ngôi nhà hay xe ô tô Đồng thời các NHTM cổphần chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí phối hợp với côngđoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi nhân viên làm việc, cùngvới đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng
Với số dân gần 90 triệu người của nước ta hiện nay, phần đông là dân sốtrẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng đangtăng cao, nên thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là thị trường đầy tiềmnăng sinh lợi mà các ngân hàng đang khai thác triệt để để tìm kiếm lợi nhuận.Tuy nhiên, hiện các NHTM lớn trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam nóichung và BIDV nói riêng đang chú trọng tới việc cho vay KHDN là chủ yếu,trong đó tập trung vào các dự án lớn, dài hạn, chưa chú trọng tới phát triểnhoạt động cho vay KHCN, doanh số cho vay rất thấp nên đây vẫn còn là thịtrường vô cùng tiềm năng
Với cương vị là chuyên viên KHCN đang làm việc tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội, tôi đã có cơ hội tìmhiểu nhiều hơn về các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt
Trang 13là trong lĩnh vực cho vay đối với KHCN Nằm trong định hướng chung củatoàn hệ thống BIDV về chú trọng phát triển hoạt động NHBL, BIDV Bắc HàNội cũng đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN, hướng đến
là Chi nhánh đầu tầu về bán lẻ trên địa bàn phía bắc sông Hồng theo nghịquyết và chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Banlãnh đạo Chi nhánh đã xác định nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN
là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lược lâu dài đảm bảo an toàn và hiệu quảtrong thời điểm hiện nay Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ là vấn đề bức xúc và nhận được nhiều sựquan tâm của Ban lãnh đạo Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội
Xuất phát từ các nguyên nhân nêu trên, qua thời gian tìm hiểu và có cơ hộitiếp cận nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân, tôi đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội,luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động và hiệu quả hoạt động chovay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhântại BIDV Bắc Hà Nội
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân tại BIDV Bắc Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hiệu quả hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân tại BIDV Bắc Hà Nội
Trang 14Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Luận văn nghiên cứu các vấn đề
về hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bắc Hà Nội trong giaiđoạn từ năm 2013 đến 2015
2 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp giữa phương
pháp tiếp cận hệ thống lý thuyết, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử với tìmhiểu, nghiên cứu tài liệu về cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Bắc Hà Nội.Bên cạnh đó gắn lý luận với thực tiễn, gắn lý thuyết về cho vay khách hàng cánhân với các yếu tố ảnh hưởng, các điều kiện thực tế tại BIDV Bắc Hà Nội, từ
đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại BIDV Bắc Hà Nội
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thuthập, tốn ít thời gian và tiền bạc trong quá trình thu thập
Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ:
- Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng hợp về hoạt động cho vay đối vớikhách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2013-2015.Các báo cáo bao gồm:
Trang 15Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Bắc Hà Nội bao gồm:
- Thu nhập lãi suất là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, cáckhoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng,tín dụng tài sản cố định và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận đượctrên từng loại tài sản cụ thể này Tất cả thu nhập lãi suất trừ đi phần chi phíliên quan là phần chịu thuế, với sự ngoại trừ thu nhập lãi suất của chứngkhoán miễn trừ thuế
- Thu nhập ngoài lãi suất khác bao gồm thu nhập ròng từ bộ phận hoạtđộng kinh doanh, từ cho thuê tài chính trực tiếp
- Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản ký gửi, các khoảnvay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác trên từng loại nợ phảitrả cụ thể Chi phí lãi suất là loại chi phí được trừ ra khi xác định thuế thunhập của ngân hàng
- Dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản tiền trích từ thu nhập để hìnhthành một khoản dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh.Theo quy định dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản chi phí ngoài lãi suất,làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, giảm tài sản trên bảng cân đối kế toán
Về quản trị, dựa trên kiến thức và sự nhận biết về chất lượng của các khoảntín dụng có thể dự phòng ít hơn hay nhiều hơn mức qui định và tin tưởng rằng
sẽ đủ bù đắp cho các khoản tổn thất tín dụng có thể xảy ra
- Chi phí hoạt động bao gồm khoản khấu hao tài sản cố định, chi phíthuê văn phòng máy móc, và thuế trên máy móc thiết bị
- Chi phí khác là loại chi phí chung cho chi phí hoạt động còn lại củangân hàng Khoản này thường bao gồm các khoản chi phí như quảng cáo,bảo hiểm, bưu phí
Trang 16- Thu nhập trước thuế là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập hoạt động vàtổng chi phí.
- Thu nhập ròng là khoản thu nhập trước thuế trừ đi khoản thuế thu nhậpphải nộp cho ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương của năm đó
Báo cáo kết quả công tác cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
Báo cáo kết quả công tác tín dụng là một tập hợp các số liệu liên quanđến tình hình công tác tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng,bao gồm tổng số khoản vay được phê duyệt, tổng số khoản vay triển khaithành công, tổng số khoản vay phải điều chỉnh
Báo cáo danh mục cho vay khách hàng cá nhân của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội
Báo cáo danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại chovay thuộc sở hữu của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau,được cơ cấu theo một tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị củangân hàng
Các danh mục tài liệu, hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân
Thu thập các tài liệu liên quan đến các văn bản, tài liệu hướng dẫn chínhsách cho vay, nghiệp vụ chuyên môn, quy trình thẩm định tài chính trong hoạtđộng cho vay và báo cáo tổng kết công tác phê duyệt cho vay khách hàng cánhân
- Nguồn bên ngoài: các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình hoạtđộng cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng và của BIDV chi nhánhBắc Hà Nội nói chung…
Trang 174.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Thu thập từ các bộ phận: quản trị rủi ro, phòng kiểm soát nội bộ,Phòng tín dụng, các Phòng giao dịch nơi trực tiếp làm tín dụng như giám đốcđơn vị, lãnh đạo mảng, trưởng nhóm…Nội dung thu thập chủ yếu là các thôngtin cá nhân, các tài liệu nghiệp vụ chuyên môn, phỏng vấn quan điểm đối vớicác yếu tố phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Chinhánh Bắc Hà Nội
- Lập bảng câu hỏi để điều tra khách hàng cá nhân
- Quan sát, trò chuyện với nhân viên trong ngân hàng.
- Phương pháp biểu thị số liệu:
+ Phương pháp Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệthống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của cáchiện tượng nghiên cứu Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu nàynhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng Các số liệu đãthu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đốichiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất
Trang 18hiện tượng nghiên cứu Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này baogồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
+ Đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả
có tính chất quy ước các số liệu thống kê Đồ thị thống kê được sử dụng trong
đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trìnhbày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển vềmặt lượng của hiện tượng Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý củangười đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằnghình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê Căn cứ vào nội dung phản ánh,hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột
- Phương pháp phân tích thông tin:
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoahọc, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng vàquá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý
và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra Quá trình phântích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến độngcũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiệntượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng nhưtính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiệntượng trong thời gian ngắn Trong đề tài này, các phương pháp phân tíchthống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thờigian, phương pháp so sánh…
+ Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Trang 19Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa cácthời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm.
+ Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đãđược lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm
Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khácnhau; So sánh các đối tượng tương tự; So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệtvới trung bình hoặc tiên tiến
5 Kết cấu luận văn
Chương 1 Các vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Chương 2 Thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Trang 20CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo từng quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế khác nhau đưa ranhiều khái niệm về ngân hàng thương mại:
Tại Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên
cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tàichính
Tại Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp và cơ sở nào
thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức kháccác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay
dịch vụ tài chính (theo “Đạo luật ngân hàng” của Pháp - năm1941)
Tại Đan Mạch: Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ ký thác,
buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và hành nghề địa ốc, các phươngtiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo
hiểm,… (theo luật ngân hàng của Đan Mạch – năm 1930)
Tại Việt Nam, theo luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín
dụng, khái niệm về ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau: “Ngân
hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận”.
“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng” và “Hoạt
Trang 21động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nộidung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng vàcung ứng dịch vụ thanh toán”.
Như vậy, thực chất ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp nhưngsản phẩm của nó là cung ứng các sản phẩm dịch vụ về tài chính, tiền tệ Có thểphân loại ngân hàng thương mại theo nhiều tiêu thức khác nhau, song nhìnchung có hai loại hình ngân hàng thương mại là Ngân hàng chuyên doanh vàNgân hàng đa năng Ngân hàng kinh doanh đa năng thực hiện nhiều nghiệp vụngân hàng, còn ngân hàng chuyên doanh chỉ tập trung làm một số ít các nghiệp
vụ ngân hàng Ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản là chức năngtrung gian tài chính, chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo phươngtiện thanh toán cho nền kinh tế
1.1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại
a Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính
Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian quan trọngtrong nền kinh tế, nó tồn tại như một tất yếu khách quan trong quá trình pháttriển của mỗi quốc gia, ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụ trung giantài chính thông qua một số lĩnh vực sau đây:
- Ngân hàng thương mại là trung gian về vốn: Xuất phát từ nhu cầutrong xã hội có các cá nhân dư tiền, chưa sử dụng và có nhiều cá nhân, doanhnhân cần thiết một lượng vốn để đầu tư sản xuất Để kết nối hai nhu cầu này,
hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian làm thỏa mãn cả hainhu cầu, có nghĩa bằng chức năng hoạt động của mình ngân hàng thương mạinhận tiền gửi của người có tiền nhàn rỗi và cho vay các nhu cầu cần vay đầu
tư phát triển sản xuất Như vậy, ngân hàng thương mại đã đóng vai trò trunggian về vốn trong xã hội và là trung gian thúc đẩy dòng vốn từ trạng thái nhànrỗi sang hoạt động đầu tư phát triển
Trang 22- Ngân hàng thương mại là trung gian về kỳ hạn vốn: Nguồn tiền nhànrỗi trong xã hội được ngân hàng thương mại tập hợp nhận gửi thông quanhiều kỳ hạn gửi (kỳ hạn gửi phụ thuộc thời gian nhàn rỗi) khác nhau Bêncạnh đó, nhu cầu đầu tư và thời gian vay của người vay cũng khác nhau phụthuộc thời gian của phương án kinh doanh và nguồn trả nợ nên để đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng sử dụng vốn huy động không kỳhạn để cho vay có kỳ hạn, dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung –dài hạn Ngân hàng thương mại đã tập hợp nhiều loại kỳ hạn của người gửikhác nhau để thỏa mãn nhiều kỳ hạn vay của người vay khác nhau đã thể hiệnvai trò trung gian về mặt kỳ hạn của ngân hàng thương mại Cơ chế chuyểnthời hạn như nêu trên dựa trên quy luật số lớn
- Ngân hàng thương mại là trung gian về rủi ro: Tiền nhàn rỗi trong xãhội gửi vào ngân hàng thương mại không kỳ hạn hay có kỳ hạn thì bất cứ lúcnào người gửi cũng có thể đến ngân hàng để rút sử dụng và sẽ được nhận lạitiền gốc và lãi đầy đủ (rất hiếm khi ngân hàng thương mại không thanh toán
đủ gốc và lãi) Điều đó khẳng định rủi ro của người gửi tiền vào ngân hàng làrất thấp Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại đem tiền cho khách hàng vaytheo một kỳ hạn vay nhất định, người vay có thanh toán đầy đủ gốc và lãi chongân hàng khi đến hạn hay không lại phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người
đi vay (trên thực tế tồn tại một số người vay không thể thanh toán đầy đủ nợgốc và lãi) Trong mối quan hệ với người gửi tiền, ngân hàng đảm bảo khảnăng thanh toán đầy đủ và với người vay, ngân hàng gặp rủi ro ở một mức độnhất định Như vậy, NHTM đã phát hành giấy nhận nợ có rủi ro thấp để chovay và đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn Do đó, ngân hàng thương mại đangđóng vai trò trung gian về rủi ro
- Ngân hàng thương mại là trung gian về thanh toán: Việc trao đổi muabán hàng hóa trong xã hội là một tất yếu, hoạt động mua bán hàng hóa đòi hỏi
Trang 23phải có sự thanh toán Khi giao thương hàng hóa ở mức độ thấp người mua,người bán có thể trao đổi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt Tuy nhiên, khilượng hàng hóa mua bán tăng lên, việc trao đổi hàng hóa và thanh toán khôngthể thực hiện trực tiếp, lúc này ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò làmtrung gian thanh toán thay cho các thương gia, doanh nghiệp Các doanhnghiệp, thương gia chỉ cần mở tài khoản tại ngân hàng thương mại và yêu cầungân hàng thanh toán thay cho mình để được nhận hàng hóa (hoặc thay mặtngười bán nhận tiền khi bán hàng) Vai trò trung gian thanh toán này là vai tròđặc thù và phát triển mạnh nhất của Ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng thương mại là trung gian về thông tin: Ngân hàng thươngmại là nơi tiếp nhận thông tin của nền kinh tế như một hoạt động sẵn có, songngân hàng thương mại cũng là nơi xử lý và cung cấp các thông tin có liênquan để phục vụ hoạt động kinh doanh, công bố và tư vấn cho khách hàng.Tính chất tập trung hóa, chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cao khiếnNHTM có khả năng thu thập và xử lý thông tin tốt, đây là cơ sở để NHTM tưvấn cho Chính phủ và khách hàng
b Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh có điều kiện
Ngân hàng thương mại có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là trunggian chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu theo nhu cầu phát triển kinh tế,khách hàng của ngân hàng có số lượng lớn thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội,sản phẩm chính của ngân hàng thương mại là cung cấp các sản phẩm dịch vụtài chính và hoạt động đầu tư, mối liên hệ giữa các ngân hàng thương mại vớinhau và giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng Trung ương là mối quan
hệ ràng buộc chặt chẽ thể hiện qua các hoạt động thanh toán, vay mượn… lẫnnhau Do ngân hàng thương mại giữ vai trò rất quan trọng và có mối quan hệchặt chẽ với hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia, sự có mặt của một ngânhàng trong hệ thống ngân hàng thương mại đòi hỏi các điều kiện hoạt động cụ
Trang 24thể về vốn, tài sản, bộ máy quản lý, trình độ điều hành, sản phẩm dịch vụ, quytrình vận hành nghiệp vụ… Đây cũng là những điều kiện cần để ngân hàngTrung ương cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng thương mại.
c Ngân hàng thương mại có các sản phẩm - dịch vụ đặc thù
Khác với các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, ngân hàng thương mạicung cấp các sản phẩm vô hình, chủ yếu là dịch vụ tài chính như: Các sảnphẩm liên quan đến hoạt động gửi tiền, các sản phẩm liên quan đến hoạt động
sử dụng vốn (cho vay, đầu tư, góp vốn, kinh doanh chứng khoán…) và cungcấp các dịch vụ trung gian tài chính để thu phí như thanh toán, tư vấn, thu chi
hộ, quản lý hộ …
Các nhóm sản phẩm dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại cócác đặc điểm là không có bản quyền, dễ thay đổi và hay bị bắt chước Do vậy,chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại là không thể dị biệt hóasản phẩm (như sản phẩm hàng hóa thông thường) mà phải là chính sách giá(lãi suất), chất lượng dịch vụ và kênh phân phối (hệ thống chi nhánh và cácđiểm giao dịch)
Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn xây dựng uy tín và hình ảnh củamình trong xã hội Đó là việc xây dựng hình ảnh tốt và uy tín cao trong xãhội, hình ảnh và lòng tin của Ngân hàng thương mại được xây dựng và vunđắp qua quá trình phát triển, thể hiện bằng vốn, quy mô hoạt động, mô hình tổchức, hiệu quả kinh doanh, kinh nghiệm điều hành, trình độ nghiệp vụ chuyênmôn Ngân hàng nào được nhiều người dân biết đến với niềm tin cao có cơ
sở vững chắc để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển lâu dài.Ngược lại, ngân hàng thương mại có sự tín nhiệm và lòng tin thấp sẽ không
có cơ sở vững chắc để hoạt động kinh doanh, điều này rất dễ dẫn đến sự phásản, đổ vỡ của Ngân hàng
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Ngân hàng là một trong những nhân tố
Trang 25quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ Trangthiết bị phải hiện đại, bắt mắt tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đếngiao dịch Công nghệ hiện đại cho phép các NHTM tạo ra khả năng phát triểnsản phẩm mới có tính chất riêng biệt, độc đáo gắn với khả năng sáng tạo vàtạo ra thương hiệu, uy tín của sản phẩm rất cao
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay,yếu tố công nghệ đã xâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống Vì vậy, cơ sởvật chất kỹ thuật của Ngân hàng là một trong những yếu tố sống còn, đảm bảokhả năng thích nghi, đáp ứng nhu cầu khách hàng của Ngân hàng
Ngoài ra, công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao hiệuquả hoạt động, hiệu quả kinh doanh nhờ tăng trưởng nguồn thu dịch vụ, tiết kiệmchi phí và hơn hết là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
d Hoạt động của Ngân hàng thương mại bị kiểm soát chặt chẽ
Như đã trình bày ở trên, mối liên hệ giữa các ngân hàng thương mại vớinhau, giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng Trung ương và ngân hàngthương mại với xã hội là quan hệ ràng buộc, ngân hàng thương mại có sự ảnhhưởng lớn đến hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, xã hội, doanh nghiệp vàngân hàng Trung ương Do đó, trong kinh doanh ngân hàng thương mại cầnphải thuân thủ các điều kiện mà ngân hàng Trung ương quy định như: tỷ lệ dựtrữ bắt buộc đảm bảo khả năng thanh khoản, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu,
tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, điều kiện tín nhiệm,… Hàngnăm ngân hàng thương mại chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các tổ chức và cơquan chức năng như: Ban kiểm soát của Hội đồng quản trị, cơ quan kiểm toánđộc lập, cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Trung ương…
Như vậy, hoạt động của ngân hàng thương mại chịu sự kiểm soát của
03 chủ thể: Ngân hàng tự kiểm soát; kiểm soát bởi các cơ quan quản lý nhànước; kiểm soát bởi hiệp hội Ngân hàng Ngay từ khi thành lập bằng các điều
Trang 26kiện hoạt động và trong quá trình hoạt động vẫn tiếp tục chịu sự kiểm soátchặt chẽ của các cơ quan chức năng nhằm phòng tránh, ngăn ngừa rủi ro đổ
vỡ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiền tệ, đến nền kinh tế và kiểm soát
để khuyến nghị các ngân hàng hoạt động theo đúng chuẩn mực quy định
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Hoạt động của các ngân hàng thương mại rất đa dạng như hoạt động huyđộng vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư, góp vốn, hoạt động thanh toánquốc tế, mua cổ phần, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảohiểm… Trong đó các hoạt động cơ bản bao gồm:
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Trước hết các NHTM phải có một số vốn chủ sở hữu làm tiền đề chohoạt động kinh doanh của mình Số vốn này do các chủ sở hữu ngân hàngđóng góp, hay từ các quỹ tạo ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng Tuynhiên nguồn vốn chính của các NHTM là vốn huy động từ các tổ chức, cánhân trong nền kinh tế Trước kia, các ngân hàng chủ yếu là nhận tiền gửi từnhững người gửi tiền, ngày nay do sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, cácNHTM đã đưa ra rất nhiều hình thức khác để huy động vốn nhằm đảm bảo và
mở rộng hoạt động của mình Ngân hàng tập trung được một số vốn lớn thôngqua việc cung cấp các dịch vụ như: tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm, tàikhoản tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi Bên cạnh đó, khi cần vốn chonhu cầu thanh khoản hay đầu tư, cho vay, các NHTM có thể đi vay từ ngânhàng trung ương, từ các NHTM khác, hay vay trên thị trường tài chính trongnước và quốc tế Ngoài vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, nguồn vốn ngânhàng còn bao gồm một số nguồn khác, nhưng chúng chiếm tỷ trọng nhỏ
Huy động vốn là hoạt động mà ngân hàng phải bỏ ra chi phí như: chiphí giao dịch, chi phí trả lãi tiền gửi và các chi phí có liên quan khác Để bùđắp những chi phí đó, các NHTM phải tiến hành hoạt động cho vay, đầu tư và
Trang 27các hoạt động trung gian khác và đem lại thu nhập cho ngân hàng.
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
* Hoạt động ngân quỹ: Là việc ngân hàng thương mại dự trữ tiền mặt
tại quỹ của ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán Các ngân hàngthương mại phải dự trữ tiền mặt hàng ngày để đảm bảo thanh toán đột xuất,thanh toán trong ngày và dự kiến thanh toán ngày hôm sau
* Cho vay các loại: Là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại,
cho vay là quá trình ngân hàng thương mại xem xét thẩm định phương ánkinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng với các điều kiện cho vay cụ thể đểquyết định cho khách hàng vay một khoản tiền thực hiện phương án kinhdoanh theo nguyên tắc vay có thời hạn, có mục đích và hoàn trả cả gốc và lãi
* Hoạt động góp vốn: Là hoạt động ngân hàng thương mại đem vốn
góp với chủ đầu tư để thực hiện một dự án hay một phương án kinh doanhnhưng không tham gia quản lý, điều hành, kinh doanh cùng chủ đầu tư
* Hoạt động đầu tư: Là hoạt động ngân hàng thương mại đem vốn đầu
tư vào một dự án hay một phương án kinh doanh và có tham gia quản lý, điềuhành và kinh doanh cùng chủ đầu tư
1.1.2.3 Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính khác
Mặc dù mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của ngân hàng là lợinhuận nhưng ngân hàng thương mại vẫn cần có sự an toàn, tránh được các rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của mình Do vậy, ngoài các nghiệp vụ chính
là tín dụng, ngân quỹ, đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại hiện đạingày nay ngày càng quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tối
đa nhu cầu của khách hàng, qua đó ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi
ro thấp nhất Các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp vô cùng phong phú,gồm có:
* Dịch vụ thanh toán: Đây là nghiệp vụ mang tính dịch vụ đơn thuần mà
Trang 28không cần sử dụng đến nguồn vốn của ngân hàng, thêm vào đó nó còn tạo ramột nguồn vốn tương đối lớn cho ngân hàng thông qua quá trình thanh toán.
Ngân hàng thương mại có thể thực hiện dịch vụ thanh toán trong nướcthông qua các phương tiện thanh toán như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,thẻ… hoặc thanh toán quốc tế dưới các hình thức như: chuyển tiền, nhờ thu,L/C… Thông qua các dịch vụ thanh toán, ngân hàng thương mại không nhữngthu được các khoản phí mà còn tăng sức cạnh tranh của mình đối với các đối thủ
* Dịch vụ bảo hiểm: Bao gồm trong đây có các loại hình như: bảo hiểm
kinh doanh, bảo hiểm nhà ở và đồ dùng… Khi xác định cung cấp loại hìnhdịch vụ này, ngân hàng thương mại cũng xác định sẽ phải cạnh tranh gay gắtvới các đối thủ chuyên doanh về bảo hiểm Tuy nhiên, các ngân hàng thươngmại vẫn cung cấp dịch vụ này vì mục đích đa dạng hoá danh mục sản phẩmcũng như tăng thêm thu nhập cho bản thân mình
* Dịch vụ bảo lãnh: Cũng như bảo hiểm, bảo lãnh là một nghiệp vụ
ngoại bảng của ngân hàng thương mại Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằngvăn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh)
về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh)khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã camkết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngânhàng số tiền đã được trả nợ thay Qua dịch vụ này, ngân hàng có thể khẳngđịnh uy tín của mình với các khách hàng và đồng thời ngân hàng cũng thuđược phí bảo lãnh, góp một phần vào thu nhập cho ngân hàng
* Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng trên thị trường trong nước và thị trường Quốc tế khi ngân hàng nhà nước cho phép: Ngân
hàng thương mại có thể kinh doanh giao ngay (spots), giao dịch ngoại hối kỳhạn (forwards), hoặc giao dịch hoán đổi (swaps), giao dịch quyền chọn(options) Trong xu thế mở cửa giao lưu với quốc tế, để trở thành các ngân
Trang 29hàng thương mại phát triển đa năng thì nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ngàycàng trở nên quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại Bởi nó không chỉđem lại lợi nhuận trực tiếp do tỷ giá thay đổi theo chiều hướng có lợi choNgân hàng thương mại mà còn hỗ trợ để mở rộng các nghiệp vụ khác.
* Dịch vụ uỷ thác: Nghiệp vụ này đã được các ngân hàng thương mại
trên thế giới quan tâm từ rất sớm, bao gồm: uỷ thác cho cá nhân và uỷ tháccho doanh nghiệp Uỷ thác cho cá nhân gồm: quản lý thanh lý tài sản theo dichúc, giám hộ và bảo quản tài sản, quản lý điều hành tài sản theo hợp đồngvới nội dung là chuyển nhượng tài sản từ người uỷ thác sang cho người chịuthác để người này nắm giữ và điều hành tài sản vì lợi ích của người uỷ thác
Uỷ thác cho doanh nghiệp gồm: quản lý quỹ hưu trí, uỷ thác làm đại lý chocác tổ chức…
Nhìn chung, nghiệp vụ uỷ thác mang lại cho ngân hàng những khoảnthu nhập đáng kể và quan hệ tốt đẹp với những khách hàng có doanh số hoạtđộng lớn
* Dịch vụ tư vấn: Là loại dịch vụ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
ký kết và cung cấp cho bên được tư vấn những trợ giúp của những nhân viênđược đào tạo về chuyên môn một cách khách quan độc lập
Hơn bất cứ một doanh nghiệp nào, ngân hàng thương mại là một doanhnghiệp mà hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao bởi đốitượng kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ và nguồn vốn chủ yếucủa ngân hàng là do đi vay dưới nhiều hình thức Chính vì vậy trong hoạtđộng của mình, ngân hàng là một doanh nghiệp có quan hệ với rất nhiềukhách hàng, lưu giữ nhiều thông tin của các tổ chức kinh tế, hơn nữa, ngânhàng còn có các nhân viên đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.Điều này giúp cho các chuyên gia của ngân hàng có thể đưa ra các lời khuyêntối ưu cho các khách hàng, giúp cho họ giải quyết các vấn đề trong kinh
Trang 30doanh của mình một cách có hiêu quả nhất.
Dịch vụ tư vấn không chỉ giúp cho ngân hàng thu được các khoản phí
mà còn nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng Ngoài cácdịch vụ trên, ngân hàng thương mại còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ khácnhư: quản lý ngân quỹ, cho thuê két…
Nói tóm lại, các ngân hàng thương mại hiện nay, ngoài việc thực hiệncác nghiệp vụ truyền thống còn thực hiện đa dạng hoá các nghiệp vụ khácbằng cách đầu tư vào các thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vàoviệc cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng sao cho có thể trở thànhngân hàng đa năng hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để từ đóthu về các khoản lợi nhuận
Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, danh mục các dịch
vụ của ngân hàng tăng lên nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của kháchhàng và phí thu được từ việc cung cấp dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ caotrong lợi nhuận của ngân hàng
Như vậy, hoạt động ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọngtrong nền kinh tế, nó điều hòa linh hoạt dòng vốn trong nền kinh tế, thực hiệntrung gian tài chính, trung gian thanh toán và các hoạt động này là nhân tốtích cực tạo động lực cho phát triển kinh tế
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái quát về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Các khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân: Khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
là cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; có mục đích sử dụng vốn vay hợp
Trang 31pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; có phương
án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy địnhcủa pháp luật; thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định củaChính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cho vay khách hàng cá nhân: Nếu phân loại hoạt động cho vay theo
đối tượng khách hàng thì hoạt động này bao gồm cho vay doanh nghiệp, chovay các tổ chức tài chính và cho vay khách hàng cá nhân như đã trình bày ởtrên Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay KHCN củaNHTM nên ta sẽ xem xét về hoạt động này Cho vay KHCN là một hình thức
tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân: “Đó là quan hệ kinh tế
mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng.”
1.2.1.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Cho vay KHCN của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùngcủa cá nhân và hộ gia đình Khác với cho vay kinh doanh, ở đây người vay sửdụng tiền vay vào mục đích không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với sửdụng tiền vay, vì vậy cho vay KHCN có những đặc điểm như sau:
Các sản phẩm cho vay KHCN rất phong phú vì khách hàng vay vốn rất đa dạng và mục đích sử dụng vốn linh hoạt
Như đã nói ở trên, do đối tượng của cho vay KHCN hướng đến là tất cảngười dân có thu nhập trong xã hội, mà tùy theo hoàn cảnh, thu nhập, vàmong muốn của mỗi người mà mục đích vay vốn của họ là hoàn toàn khácnhau Những khách hàng là cá nhân, có thu nhập cao trong xã hội thì nhu cầutiêu dùng của họ khác hoàn toàn với những cá nhân có thu nhập thấp, trungbình Hoặc tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi người, có người có những nhucầu về nhà ở, về những vật dụng xa xỉ, về những phương tiện đi lại có giá trị
Trang 32cao như ô tô, xe máy… nhưng cũng có những người vay với mục đích đi duhọc hoặc để trang trải các nhu cầu chi tiêu cho y tế… Chính vì vậy sản phẩmcho vay KHCN cũng phải đa dạng và phong phú, nhằm đáp ứng tối đa nhucầu tiêu dùng của mọi người dân, mọi tầng lớp trong xã hội.
Giá trị mỗi món vay nhỏ nhưng khối lượng các món vay lớn
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thu nhập hàng tháng của kháchhàng mà giá trị các khoản vay thường khác nhau Tuy nhiên, có một điểmchung là giá trị các khoản vay này thường rất nhỏ so với các khoản vay chohoạt động sản xuất kinh doanh do đây là khoản vay phục vụ cho mục đíchtiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, thêm vào đó, giá trị của hàng hóa tiêudùng thường không quá lớn hoặc khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy từtrước đối với những nhu cầu của mình…
Trong điều kiện hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêudùng của người dân cũng theo đó đi lên, người tiêu dùng sẽ vay nhiều hơn đểđáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình do không phải ai cũng có khả năng chitrả cho nhưng nhu cầu tiêu dùng của mình bằng nguồn thu nhập trong thờiđiểm hiện tại Điều này dẫn đến số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn làrất đông khiến tổng quy mô cho vay KHCN trở nên rất lớn
Cho vay KHCN thường có rủi ro cao hơn các khoản cho vay trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Do nguồn trả nợ của cho vay KHCN độc lập với khoản vay, chủ yếu là
từ thu nhập của người đi vay, mà nguồn thu nhập này có thể thay đổi nhanhchóng tùy theo tình trạng công việc, tình hình kinh tế chung hay tình hình sứckhỏe của họ Thêm vào đó, việc thẩm định và quyết định cho vay đối vớimột khoản cho vay KHCN cũng thường gặp khó khăn do vấn đề thông tinkhông đầy đủ hoặc thiếu tính chính xác Các thông tin cá nhân đưa ra thườngkhông rõ ràng và minh bạch như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, việc
Trang 33thẩm định xác minh cũng gặp nhiều khó khăn… Ngày nay, để hạn chế bớt rủi
ro, trong hầu hết các khoản cho vay KHCN ngân hàng đều đòi hỏi phải cóđảm bảo bằng tài sản
Các khoản cho vay KHCN thường có lãi suất cao
Điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay KHCN có chi phí và rủi
ro cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng Cho vay KHCN thườngnhạy cảm theo chu kỳ, khi nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao,nhu cầu về tiêu dùng của họ cũng tăng lên do họ thấy lạc quan về tương lai,ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái đại bộ phận dân cư đều có xuhướng thắt chặt tiêu dùng, tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu Mặt khác, người tiêudùng thường ít nhạy cảm với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trảhàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng
Thời hạn cho vay KHCN khá đa dạng, cả ngắn, trung và dài hạn
Thời hạn cho vay KHCN còn tùy thuộc vào mục đích vay vốn, giá trịmỗi khoản vay, thu nhập hàng tháng của khách hàng và thỏa thuận giữa kháchhàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng Nếu khách hàng vay vốn vớimục đích phục vụ nhu cầu mua bất động sản, ô tô… thì giá trị các khoản vaythường lớn, thời hạn trả nợ thường dài, ngược lại nếu là các khoản vay nhỏhơn như mua xe máy, du học… thì thời hạn trả nợ thường ngắn hơn
1.2.1.3 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Căn cứ vào phương thức hoàn trả: Căn cứ vào tiêu chí này, cho vay
KHCN được chia ra làm hai loại là cho vay KHCN trả góp và cho vay KHCNphi trả góp
- Cho vay KHCN trả góp
Là loại cho vay KHCN trong đó người đi vay phải trả cho ngân hàng(bao gồm cả tiền gốc và lãi) làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong
Trang 34thời hạn cho vay Hình thức này thường áp dụng đối với những khoản vay lớn
và thời hạn cho vay dài Ví dụ: vay để mua nhà, bất động sản, mua ô tô… Vớiloại cho vay này, thông thường có ba phương pháp trả góp phổ biến:
Phương pháp lãi gộp: gốc và lãi được tính gộp và chia đều cho các
- Cho vay KHCN phi trả góp
Là loại cho vay KHCN mà trong đó khách hàng chỉ thanh toán chongân hàng một lần khi đến hạn
Căn cứ vào nguồn gốc của khoản vay
- Cho vay KHCN trực tiếp
Là hình thức khách hàng trực tiếp vay tiền từ ngân hàng để phục vụ chomục đích tiêu dùng của mình
Cho vay trả theo định kỳ: Là phương thức trong đó khách hàng vay vàtrả trực tiếp với ngân hàng với mức trả và thời hạn trả được quy định khi cho vay.Với hình thức này, tiền vay có thể được cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển thẳng vàotài khoản cá nhân của khách hàng, đồng thời ghi Nợ tài khoản cho vay
Thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi vượt trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định vàtrong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi
Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻcho những khách hàng có tài khoản ở ngân hàng, có đủ điều kiện được cấp thẻ
và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người đó có thể được phép sử dụng
- Cho vay KHCN gián tiếp
Trang 35Hiện nay, phần lớn các hoạt động cho vay của ngân hàng là cho vaytrực tiếp, nhưng bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phát triển một số hình thứccho vay gián tiếp như:
Hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian:
Sơ đồ 1.1 Hình thức cho vay KHCN gián tiếp
(1) Phân tích tín dụng trước khi cho vay
(2) Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp cho khách hàng
(3) Các tổ chức trung gian thu nợ hộ cho ngân hàng
(4) Các tổ chức trung gian hoàn trả tiền cho ngân hàng
Ngân hàng cho vay qua các tổ chức trung gian như các Hội nông dân, Hộiphụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội thanh niên, sinh viên… Các hội này thường cómục đích hoạt động với các thành viên khác nhau nhưng chủ yếu đều tập trungvào các mục đích xã hội như giúp người dân xóa đói giảm nghèo, các khoản vaytrợ cấp để phát triển kinh tế, giúp người nông dân làm giàu…
Hình thức cho vay thông qua người bán lẻ:
Sơ đồ 1.2 Hình thức cho vay KHCN qua người bán lẻ
Ngân hàng
Trung gian:
tổ, đội, hội, nhóm
Khách hàng (thường là nông dân, người buôn bán nhỏ).
(2) (1)
Trang 36(1) Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng với người vay (khách hàng)
(2) Người vay mua hàng (nguyên liệu cho sản xuất, nuôi trồng, thiết bị….) (3) Người bán tập trung các hoá đơn bán hàng gửi lên ngân hàng đề nghị thanh toán Sau đó ngân hàng thu nợ của khách hàng.
Cho vay bằng hình thức này sẽ hạn chế việc người vay sử dụng tiền vaysai mục đích Tuy nhiên nên thường xuyên kiểm tra, giám sát, tránh trườnghợp các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng với giá đắtcho người vay vốn
Căn cứ vào mục đích vay
- Cho vay KHCN cư trú: Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản vay nhằm
mục đích phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộgia đình Đặc điểm của khoản vay này là thời gian dài và quy mô tương đối lớn
- Cho vay KHCN không cư trú: Đây là khoản cho vay tiêu dùng phục
vụ các nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch,học hành hoặc giải trí… Đặc điểm của các khoản vay này là quy mô nhỏ, thờigian ngắn
Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay
- Cho vay cầm cố: Cho vay cầm cố là hình thức ngân hàng cho khách
hàng vay tiền và giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa
vụ của khách hàng trong hợp đồng cầm cố Số tiền vay sẽ dựa vào nhu cầucủa khách hàng, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng và mức chovay tối đa của ngân hàng
- Cho vay cầm cố lương, thu nhập: Đây là hình thức cho vay chủ yếu được
áp dụng cho những khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, ngoài việc trangtrải cho cuộc sống hàng ngày vẫn tích lũy được một khoản để trả nợ Số tiền chovay được quyết định dựa trên nhu cầu vay (có mục đích sử dụng rõ ràng), thu nhậpròng thường xuyên của khách hàng, mức cho vay tối đa của ngân hàng Khi nhận
Trang 37tiền vay khách hàng phải cam kết nếu không trả được nợ khi đến hạn (thường làquá 3 kỳ trả nợ), ngân hàng có quyền nhận lương của khách hàng để thu nợ.
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay: Hình thức
này áp dụng chủ yếu đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài như:Cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, cho vay mua sắmphương tiện đi lại… Mức cho vay của ngân hàng trong hình thức này phụthuộc vào tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sảnmua sắm, mức tối đa thường từ 70-80% giá trị tài sản mua sắm
Căn cứ vào loại tài sản được tài trợ
- Cho vay tài trợ bất động sản: Hình thức cho vay này áp dụng đối với
những khách hàng có nhu cầu vay để phục vụ mục đích mua mới hoặc sửachữa nhà ở, căn hộ và trong một số trường hợp bao gồm cả đất đai Quy môcủa các khoản vay này thường lớn, thời hạn dài nhất trong danh mục cho vaycủa ngân hàng (khoảng từ 10 đến 20 năm), do đó loại hình này thường chứađựng những nguy cơ rủi ro đáng kể Các khoản cho vay này thường phải đikèm với tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng
-Cho vay tài trợ hàng tiêu dùng lâu bền: Hàng tiêu dùng lâu bền là
những mặt hàng có thời gian sử dụng lâu dài như ô tô, xe máy… Đặc điểmcủa loại hình cho vay này là quy mô thường không lớn, thời gian trả nợnhanh, tài sản đảm bảo có thể là tài sản được hình thành từ tiền vay
-Tài trợ nhu cầu tiêu dùng khác: Loại hình cho vay này áp dụng đối với
những khách hàng vay vốn với mục đích tài trợ các nhu cầu như đi học, xuấtkhẩu lao động, đi công tác… đối với các khoản vay này, yếu tố quyết định cócho vay hay không chủ yếu là dựa vào thu nhập của khách hàng vì giá trị cácmón vay thường là khá nhỏ
1.2.2 Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Trang 381.2.2.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay Khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Theo định nghĩa tại từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng pháthành năm 2007 thì “hiệu quả” là “kết quả thực của việc làm mang lại” Tronghoạt động kinh doanh, thuật ngữ “hiệu quả” được hiểu là hiệu số giữa tổng giátrị kinh tế thu về được của một hoạt động kinh doanh nào đó so với tổng chiphí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh đó Như vậy, hiệu quả củamột hoạt động, xét theo một cách tổng quát là tổng hợp các lợi ích do hoạtđộng đó mang lại và được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa kết quả vàchi phí, nguồn lực phải đầu tư để thực hiện hoạt động đó
Hiệu quả cho vay KHCN của NHTM được thể hiện trên các khía cạnhnhư sau:
*) Hiệu quả tài chính: Hiệu quả tài chính của hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân của ngân hàng thương mại chính là lợi ích thu được của Ngânhàng từ hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng này Lợi ích thuđược có thể xem xét trên các yếu tố lợi ích thu được (lợi nhuận, doanh số…)trong mối tương quan với các yếu tố đầu vào (dư nợ tín dụng, chi phí huyđộng vốn và các chi phí khác…) Như vậy, hiệu quả tài chính đối với hoạtđộng cho vay KHCN chính là yếu tố thu được trên cơ sở các yếu tố đầu vàocủa hoạt động cho vay như dư nợ, chi phí huy động nguồn vốn
*) Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của hoạt động cho vay KHCN của
Ngân hàng thương mại bao hàm cả khái niệm hiệu quả tài chính đối với bản thânNHTM và các lợi ích của hoạt động cho vay KHCN đối với nền kinh tế nóichung Thông qua chức năng phân phối lại vốn, tín dụng góp phần thúc đẩy sảnxuất phát triển, tăng trưởng kinh tế Cụ thể: tín dụng nói chung làm cho quy môsản xuất ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận tối đa cho những nhà sản xuất lớn; tíndụng thúc đẩy quá trình cạnh tranh, tạo ra sức bật cho nền kinh tế Theo đó, cho
Trang 39vay đối với KHCN của NHTM có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cá nhân,
hộ gia đình trong phát triển kinh tế Vốn vay được cung ứng đủ số lượng, đúngthời hạn và lãi suất hợp lý, các dịch vụ kèm theo tận tình, chu đáo và an toàn, sửdụng vốn vay một cách có hiệu quả có vai trò thúc đẩy kinh tế cá thể, hộ gia đìnhphát triển, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển
*) Hiệu quả kinh tế - xã hội: Hiệu quả kinh tế - xã hội là một phạm trù
phản ánh hiệu quả đem lại xét trên cả hai khía cạnh là kinh tế và xã hội Tíndụng nói chung và tín dụng đối với KHCN nói riêng được coi như một công
cụ trong chính sách tiền tệ quốc gia để thực hiện điều hoà lưu thông tiền làmcho tiền tệ ổn định Thông qua tín dụng, Ngân hàng Trung ương tiến hànhviệc phát hành thêm tiền vào lưu thông hoặc bớt tiền ra khỏi lưu thông tuỳtheo yêu cầu phát triển kinh tế Như vậy, yêu cầu quy luật lưu thông tiền tệđược tôn trọng, ổn định tình hình kinh tế, xã hội
Tín dụng phải huy động được tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trongnền kinh tế và thực hiện cho vay đầu tư phát triển nền kinh tế (cụ thể ở đây làphát triển cơ sở hạ tầng xây dựng và các công trình công cộng) theo địnhhướng của Nhà nước một cách hiệu quả nhất Điều này có nghĩa là đối tượngđầu tư sẽ tham gia vào việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ,năng suất cao hơn so với trước khi đầu tư tín dụng và biểu hiện cao nhất làsản phẩm được xã hội chấp nhận, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiết kiệm vàđầu tư, giữa tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng tín dụng, cũng như mối quan
hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Ngoài ra hiệu quả tín dụng còn phảnánh qua việc giải quyết công ăn việc làm và các phúc lợi công cộng khác
Vốn cho vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng thời hạntheo hợp đồng đã thoả thuận, hạn chế được tối đa rủi ro và có lãi nhất Tuynhiên đây là một vấn đề có tính hai mặt bởi lẽ nếu rủi ro thấp thì lãi thu đượcthường không cao và ngược lại Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp, đúng
Trang 40mục đích, đối tượng được đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế tài chính hoặc hiệuquả kinh tế xã hội Các dịch vụ ngân hàng kèm theo phải làm thoả mãn tốtnhất nhu cầu của khách hàng
Với quan niệm về hiệu quả cho vay, việc nâng cao hiệu quả cho vayKHCN là rất cần thiết bởi nó đảm bảo lợi ích cho cả người đi vay và ngườicho vay là đạt hiệu quả trong kinh doanh là có lãi, giảm thiểu và kiểm soátđược rủi ro, nâng cao được hình ảnh, uy tín Việc nâng cao hiệu quả cho vayKHCN đòi hỏi sự nỗ lực, trách nhiệm và sự chia sẻ của cả người đi vay vàcho vay cũng như các cơ quan hữu quan liên quan
Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ xem xét hiệuquả của hoạt động cho vay KHCN của NHTM dưới giác độ hiệu quả tàichính Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả cho vay đối với KHCN sẽ được sử dụng
để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với KHCN tại Ngân hàng thươngmại Để phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đối vớingân hàng, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng đượcchỉ ra ở phần tiếp theo của luận văn này
Như vậy, hiệu quả của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là tổng hợp các lợi ích do hoạt động này mang lại cho NHTM, được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa doanh lợi thu được và với chi phí, nguồn lực bỏ ra
để thực hiện hoạt động cấp tín dụng này
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay KHCN của NHTM
Hiệu quả cho vay = (Kết quả cho vay) / (Đầu vào)
Theo đó, để đánh giá được hiệu quả cho vay KHCN của NHTM, cầnđánh giá dựa trên một số chỉ tiêu như sau:
Chi tiêu phản ánh Vòng quay vốn cho vay (Doanh số cho vay khách hàng cá nhân/Dư nợ cho vay KH cá nhân bình quân)
Vòng quay vốn = Doanh số cho vay