Mục đích nghiên cứu của đề tàiMột là, làm rõ hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mạiHai là, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bắc Hà Nội.Ba là, đề xuất các giải pháp đối với Ngân hàng và những kiến nghị với Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤCCÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu luận văn 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 4
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm hoạt động bảo lãnh ngân hàng 6
1.1.3.1 Khái niệm 6
1.1.3.2 Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 7
1.1.4 Chức năng và vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 8
1.1.4.1 Chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 8
1.1.4.2 Vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 9
1.1.5 Các hình thức bảo lãnh của ngân hàng thương mại 11
1.1.5.1 Căn cứ theo mục đích bảo lãnh 11
1.1.5.2 Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh 13
1.1.5.3 Căn cứ theo điều kiện thanh toán 16
Trang 21.1.5.5 Căn cứ theo quy trình phát hành bảo lãnh 17
1.1.6 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 17
1.2 Hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 18
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại .18 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 20 1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng 20
1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định tính 22
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 23
1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan 23
1.2.3.2 Các nhân tố khách quan 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI BIDV – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 27
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bắc Hà Nội 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội 28
2.1.3 Khái quát hoạt động của Chi nhánh từ năm 2009 - 2011 30
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 31
2.1.3.2 Tình hình hoạt động cho vay 33
2.1.3.3 Các hoạt động khác 37
2.2 Thực trạng về hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội 39
2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh tại BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội.39 2.2.2 Quy trình nghiệp vụ cấp bảo lãnh tại BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội 40
2.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội43 2.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 43
2.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính 54
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội 59
Trang 32.3.2 Một số tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 64
3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội 64
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội trong 5 năm tới 64
3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Bắc Hà Nội 65
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội 66
3.2.1 Xây dựng chính sách hoạt động bảo lãnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển 66
3.2.2 Thực hiện tốt công tác xếp loại khách hàng 68
3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng 69
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý, giám sát trong và sau khi cấp bảo lãnh 70
3.2.5 Hoàn thiện chính sách về phí cấp bảo lãnh 71
3.2.6 Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ Ngân hàng 73
3.3 Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp 75
3.3.1 Về phía Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 75
3.3.2 Về phía Khách hàng 76
3.3.3 Về phía Ngân hàng Nhà nước 77
3.3.4 Về phía Chính phủ 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH CẤP BẢO LÃNH TẠI BIDV BẮC HÀ NỘI
Trang 4DANH MỤCCÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bắc Hà NộiNHTM Ngân hàng thương mại
TF Phân hệ tài trợ thương mại
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
Trang 5Bảng 2.2: Huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cho vay của BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội 33Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tại BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội 34Bảng 2.5: Nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV Bắc Hà Nội từ 2009 – 2011 36Bảng 2.6: Doanh số/ Số món bảo lãnh phát sinh qua các năm 2009-2011 tại
Bảng 2.7 Số dư bảo lãnh qua các năm 2009-2011 tại BIDV Bắc Hà Nội 45Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ bảo lãnh qua các năm 2009-2011 tại BIDV Bắc Hà
Bảng 2.9 Doanh thu từ phí dịch từ 2009-2011 tại BIDV Bắc Hà Nội 51Bảng 2.10 Bảng phí bảo lãnh áp dụng tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 56Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế qua các
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn qua các năm tại BIDV Bắc
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Bắc Hà Nội 35Biểu đồ 2.4 Dư nợ xấu tại BIDV Bắc Hà Nội từ 2009 - 2011 38Biểu đồ 2.5 Tăng trưởng doanh số phát hành, số món bảo lãnh từ 2009-2011
Biểu đồ 2.6 Dư nợ bảo lãnh theo loại bảo lãnh từ 2009-2011 tại BIDV Bắc
Biểu đồ 2.7 Dư nợ bảo lãnh theo loại tiền từ 2009-2011 tại BIDV Bắc Hà
Biểu đồ 2.8 Dư nợ bảo lãnh theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009 - 2011
Biểu đồ 2.9 Tổng doanh thu từ phí bảo lãnh từ phí bảo lãnh từ 2009-2011 tại
Biểu đồ 2.10 Cơ cấu doanh thu từ phí dịch vụ qua các năm 2009-2011 tại
Trang 6Biểu đồ 2.11 Dư nợ bảo lãnh quá hạn qua các năm tại BIDV Bắc Hà Nội 53
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh/tổng doanh thucủa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Bắc HàNội tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng vớitầm vóc của Chi nhánh Đặc biệt trong những năm gần đây phát sinh nhiều khoảnbảo lãnh phải thực hiện thay nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng dẫn đến dư nợ xấucủa Chi nhánh tăng lên
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế những năm qua gặp nhiều khó khăn do ảnhcủa cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu từ năm 2008, dẫn đến nguồn thu
từ lãi vay bị ảnh hưởng Do đó, BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội phải không ngừng tìmkiếm các loại hình hoạt động ngoài việc cho vay truyền thống để đem lại nguồn thukhác, trong đó, bảo lãnh là một loại hình hoạt động có tiềm năng đem lại nguồn thu
từ phí bảo lãnh khá lớn cho ngân hàng
Mặt khác, sự cạnh tranh diễn ra giữa các ngân hàng thương mại ở Việt Namngày một gia tăng, đòi hỏi phải không ngừng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ,cung cấp các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh ngày càng đa dạng củanền kinh tế Với vị thế của một ngân hàng có thương hiệu lớn, có uy tín trong vàngoài nước, BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng có nhiều lợithế trong việc phát triển và khai thác sản phẩm bảo lãnh
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên và bản thân hiện đang công tác tạiPhòng ……… – BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội, tôi xin lựa chọn đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là: Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bắc Hà Nội.
Một là, làm rõ hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
Trang 8Hai là, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bắc Hà Nội.
Ba là, đề xuất các giải pháp đối với Ngân hàng và những kiến nghị với Nhànước cũng như các cơ quan chức năng có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng bảo lãnh tại BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương
mại
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội trong giai đoạn 2009 đến 2011
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổnghợp, so sánh và tư duy logic để làm rõ nét nội dung bài viết Dựa trên việc thu thập
số liệu thô từ trong nội bộ BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội để tổng hợp, phân tích quacác năm nhằm phát hiện ra xu thế biến động, kết quả đạt được qua các năm Bêncạnh đó, kết hợp với việc thu thập thông tin từ các ngân hàng khác để so sánh, đúcrút những mặt được và chưa được trong việc triển khai sản phẩm bảo lãnh Từ đó,kết hợp với khung lý thuyết và kinh nghiệm công tác thực tế của tác giả để đúc rút
ra các ưu và khuyết điểm, các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnhtại đơn vị nghiên cứu
- Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng
Trang 9CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
Theo Peter Rose trong cuốn “ Commercial Bank Management” thì “ Ngânhàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất– đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chứcnăng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.Theo định nghĩa này, ngân hàng là một tổ chức tài chính bao gồm nhiều chức năng.Đối với mô hình ngân hàng hiện đại ngày nay, ngân hàng có các chức năng cơ bảnbao gồm: Chức năng tín dụng, chức năng thanh toán, lập kế hoạch đầu tư, chứcnăng tiết kiệm, chức năng quản lý tiền mặt, chức năng ủy thác, v.v…
Đứng trên phương diện các các hoạt động chủ yếu, ngân hàng được địnhnghĩa theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa XII thông qua ngày16/06/2010 như sau: “ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiệntất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo Quy định củaLuật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Hoạt động Ngân hàng được quy định trongLuật các tổ chức tín dụng bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụthanh toán qua tài khoản
Thông qua các hoạt động của mình, ngân hàng thương mại ngày càng đóngmột vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội Về căn bản, vai tròcủa Ngân hàng thương mại bao gồm:
- Vai trò trung gian: Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyển
các khoản tiết kiệm từ các tổ chức, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi thành các khoảncấp tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần kinh tế khác để đầu tư
- Vai trò thanh toán: Ngân hàng được sự ủy nhiệm của khách hàng để thực
hiện việc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ Ngày nay, sự phát triểnmạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đã góp phầnlàm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là
Trang 10mảng dịch vụ thanh toán điện tử Theo chiến lược phát triển thanh toán điện tửkhông dùng tiền mặt của Chính phủ, ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
- Vai trò người bảo lãnh: Ngân hàng cũng là đơn vị có vai trò bảo lãnh cho
khách hàng khi tham gia các hợp đồng kinh tế Ngân hàng cam kết thực hiện trả nợcho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán ( mở LC, bảo lãnh pháthành trái phiếu doanh nghiệp, bảo lãnh vay vốn) hay thực hiện bảo lãnh thực hiệnhợp đồng, bảo lãnh dự thầu cho khách hàng v.v…
- Vai trò thực hiện chính sách: Mục tiêu chính của ngân hàng thương mại là
kinh doanh và có lợi nhuận Tuy nhiên, với vai trò là thành phần quan trọng trong
hệ thống tài chính tiền tệ của mỗi quốc gia, ngân hàng thương mại cũng góp phầnvào việc thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần vào sự tăngtrưởng của nền kinh tế cũng như thực hiện các mục tiêu xã hội khác
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
Theo quan điểm của ngành Marketing thì một sản phẩm mới ra đời cần thiếtphải có sự hội tụ của 3 yếu tố, đó là: phát sinh nhu cầu, khả năng cung ứng và sựcho phép của luật pháp Đối với hoạt động bảo lãnh, manh nha sự ra đời của nó bắtnguồn từ thời kì trung cổ tại Hy Lạp Khi đó, bảo lãnh được các cá nhân sử dụngnhư một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong các hoạt động thương mại và các giaodịch hết sức sơ khai với nhau Đến những năm 60 của thế kỷ XX, hoạt động bảolãnh ngân hàng mới bắt đầu xuất hiện ở Mỹ và đến những năm 70 thì nó mới chínhthức được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế
Như vậy ba yếu tố dẫn đến sự ra đời và hình thành của hoạt động bảo lãnhngân hàng cụ thể là gì? Những chỉ dẫn dưới đây sẽ làm rõ điều đó
Thứ nhất, sự phát sinh nhu cầu bảo lãnh Sự phát triển của xã hội loài ngườitrong quan hệ thương mại và tín dụng đã làm nảy sinh những nhu cầu mới Khiquan hệ thương mại và tín dụng phát triển càng mạnh mẽ, những mối quan hệ chằngchịt phát sinh và thậm chí vượt qua biên giới của mỗi vùng, mỗi quốc gia thì sự
Trang 11thiếu hụt về thông tin và dẫn đến sự thiếu tin tưởng và tín nhiệm của đối tác cũnghình thành Đương nhiên, sau đó các rủi ro tiềm tàng càng nhiều và khả năng xảy ratổn thất càng lớn Do đó, để hạn chế rủi ro trong kinh doanh thì cần có một công cụ
để ngăn ngừa nó Hình thức tín dụng chứng từ (L/C) hay bảo đảm hối phiếu, v.v đãhạn chế, kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế Tuy nhiên, các điềukhoản khác trong hợp đồng kinh tế cũng cần được bảo đảm thực hiện – đó chính là
cơ sở hình thành của hoạt động bảo lãnh
Thứ hai, khả năng cung ứng Các ngân hàng thương mại với chức năng làtrung gian tài chính, tiềm lực tài chính mạnh, có mối quan hệ sâu rộng với mọithành phần của nền kinh tế nội địa cũng như quốc tế có khả năng cung ứng sảnphẩm bảo lãnh cho các thành phần khác nhau của nền kinh tế
Thứ ba, sự cho phép của pháp luật: Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đềuxây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực hoạtđộng bảo lãnh Đối với Việt Nam, khi hệ thống ngân hàng còn duy trì hình thức mộtcấp, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ban đầu được thực hiện qua Ngân hàng Ngoạithương Sau đó, khi chuyển đổi mô hình từ ngân hàng một cấp thành hai cấp thìhoạt động bảo lãnh đã được nhiều ngân hàng khác triển khai và đẩy mạnh pháttriển Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật
để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cũng như chặt chẽ trong hoạt động bảo lãnh ngânhàng Cụ thể:
- Quyết định số 192/QĐ-NH ngày 17/09/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về bảo lãnh vay vốn nước ngoài;
- Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/09/1994 của Ngân hàng Nhà nước về
Quy chế nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng;
- Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước v.v ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng;
- Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 v/v ban hành quy chế
bảo lãnh ngân hàng - đây là quyết định đang có hiệu lực hiện nay và thay thế cácquyết định trước đó Trong Quyết định số 26 đã làm rõ hơn một số điểm và khắcphục hạn chế của các quy định được ban hành trước đó ví dụ như việc quy định các
Trang 12hồ sơ khách hàng phải cung cấp khi đề nghị bảo lãnh, quy định về việc khách hàng
và ngân hàng có thể tự thỏa thuận mức phí bảo lãnh thay vì quy định rõ mức phíkhông được vượt quá 2%/số tiền bảo lãnh/năm như trong Quyết định 283 trướcđây
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm hoạt động bảo lãnh ngân hàng
nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”
Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày16/06/2010 định nghĩa về hoạt động bảo lãnh ngân hàng như sau: “ Bảo lãnh ngânhàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảolãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàngkhi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết;khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận”
Như vậy, trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng có ít nhất 3 chủ thể tham gia, đólà: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Bên bảo lãnh: Trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, bên bảo lãnh chính là các
tổ chức tín dụng Điều 3 của Quyết định số 26 nêu rõ tổ chức tín dụng được thựchiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt độngtheo Luật các tổ chức tín dụng, các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép
Trang 13hoạt động thanh toán quốc tế được phép thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhậnbảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Bên được bảo lãnh: Chủ thể này chính là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước có đủ điều kiện để được bảo lãnh do các tổ chức tín dụng đề ra
Bên nhận bảo lãnh: chính là các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước được
quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng
Bảo lãnh ngân hàng đã tạo ra mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi
ro giữa các chủ thể Trách nhiệm tài chính trước hết thuộc về khách hàng ( bên đượcbảo lãnh), trách nhiệm của ngân hàng (bên bảo lãnh) chỉ là thứ cấp khi khách hàngkhông thực hiện được nghĩa vụ đối với bên thứ ba ( bên nhận bảo lãnh) Mối liên hệgiữa ngân hàng và khách hàng sẽ ràng buộc khách hàng phải thực hiện các cam kết
và cũng góp phần hạn chế thiệt hại tài chính cho bên nhận bảo lãnh khi có rủi ro xảy
ra do bên được bảo lãnh không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng
1.1.3.2 Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Thứ nhất, bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng
Hoạt động bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng do khi phát sinh số dư bảo lãnhngân hàng không phải giải ngân, có nghĩa là không có luồng tiền đi ra khỏi ngânhàng Do đó, hoạt động bảo lãnh được theo dõi ngoại bảng trong hạch toán kế toán.Chỉ khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng phải thực hiện chi trả thay chokhách hàng của mình, lúc đó, ngân hàng phải giải ngân nhận nợ bắt buộc cho kháchhàng và tạo thành khoản vay (khoản vay nhận nợ bắt buộc) được hạch toán nộibảng.Khoản vay này, nếu không được khách hàng tức là bên được bảo lãnh trả nợthì sẽ tạo thành khoản nợ quá hạn và làm tăng dư nợ xấu của ngân hàng
Thứ hai, hoạt động bảo lãnh mang tính đa phương
Như đã nghiên cứu ở phần trên, trong quan hệ bảo lãnh có ít nhất 3 chủ thể
và từ đó tạo lập thành các mối quan hệ giữa các bên với nhau như sau:
Mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Giữa hai bênphát sinh mối quan hệ khi ký kết các giao dịch, hợp đồng kinh tế và là điểm xuấtphát ban đầu cho các mối quan hệ khác trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Trang 14Mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh: Khi có nhu cầu, bênđược bảo lãnh sẽ đề nghị các tổ chức tín dụng ( bên bảo lãnh) bảo lãnh cho mìnhtrong việc thực hiện các giao dịch, hợp đồng kinh tế với đối tác Mối quan hệ nàyđược ràng buộc trong hợp đồng cấp bảo lãnh ký kết giữa hai bên Hợp đồng cấp bảolãnh này dựa trên cơ sở đề nghị của khách hàng, hợp đồng kinh tế của khách hàng
ký kết với đối tác và khi hợp đồng cấp bảo lãnh được ký kết, nó hoàn toàn độc lậpvới hợp đồng kinh tế ban đầu Trong hợp đồng cấp bảo lãnh sẽ quy định cụ thể cácđiều khoản về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tài sản bảo đảm, nghĩa vụ củakhách hàng trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, v.v
Mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Sau khi ký kết hợpđồng cấp bảo lãnh với khách hàng của mình ( bên được bảo lãnh), ngân hàng sẽphát hành thư bảo lãnh và thông báo về thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh Đây làmột cam kết đơn phương và quy định chi tiết về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhtrong trường hợp có vi phạm hợp đồng kinh tế
Thứ ba, bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập
Tính độc lập của hoạt động bảo lãnh ngân hàng được thể hiện ở việc hợpđồng bảo lãnh là hợp đồng phái sinh xuất phát từ hợp đồng kinh tế ban đầu Ngânhàng đơn phương cam kết với bên nhận bảo lãnh và được thể hiện qua thư bảo lãnhhoặc hợp đồng cấp bảo lãnh được ký kết ba bên Cam kết này hoàn toàn độc lập vớihợp đồng kinh tế ban đầu, có nghĩa là ngân hàng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụtài chính thay cho khách hàng của mình (bên được bảo lãnh) đối với bên nhận bảolãnh khi có sự vi phạm điều khoản trong hợp đồng kinh tế bất kể lý do phát sinh,xảy ra vi phạm đó là gì
1.1.4 Chức năng và vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
1.1.4.1 Chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng ra đời xuất phát từ nhu cầu phát sinh thực tếcủa cuộc sống Khi ra đời, hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã góp phần thúc đẩy sựphát triển kinh tế, tạo dựng niềm tin giữa các bên Do đó, để có được đóng góp đó,bảo lãnh có những chức năng sau:
Trang 15Thứ nhất, là công cụ bảo đảm.Có thể nói, công cụ bảo đảm là chức năng
quan trọng nhất của hoạt động bảo lãnh Khi ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngânhàng đã cam kết chắc chắn sẽ thực hiện nghĩa vụ chi trả bồi thường cho bên nhậnbảo lãnh nếu như khách hàng của mình (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặcthực hiện không đúng, không đầy đủ các theo hợp đồng kinh tế Do đã có được sựbảo đảm chắc chắn từ phía ngân hàng mà hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh
và bên nhận bảo lãnh sẽ diễn ra thuận lợi hơn, tạo sự tin tưởng giữa các bên vớinhau Do đó, bảo lãnh được coi như một công cụ bảo đảm, một chất xúc tác trongviệc ký kết các hợp đồng kinh tế giữa các bên liên quan
Thứ hai, là công cụ tài trợ Bên cạnh chức năng là công cụ bảo đảm, bảo
lãnh cũng là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh Được ngânhàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh sẽ không phải phát sinh luồng tiền đi ra khỏidoanh nghiệp, được thu hồi vốn nhanh, được vay nợ, được kéo dài thời gian thanhtoán hàng hóa dịch vụ v.v…Như vậy, dù bản thân khách hàng (bên được bảo lãnh)không nhận được vốn trực tiếp từ phía ngân hàng như hoạt động cho vay thì bênđược bảo lãnh vẫn nhận được những lợi ích về ngân quỹ như trường hợp cho vay
Thứ ba, là công cụ đôn đốc.Ngân hàng khi thực hiện phát hành bảo lãnh
cũng có nghĩa là đã cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng củamình đối với bên nhận bảo lãnh trong trường hợp xảy ra nghĩa vụ bảo lãnh Nhưvậy, trong thời gian bảo lãnh còn hiệu lực, để đảm bảo an toàn trong hoạt động củamình, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bên thực hiện đúng vàđầy đủ trách nhiệm của mình Do đó, hoạt động bảo lãnh chính là một công cụ đônđốc, giám sát và tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia và làm mối quan hệgiữa các bên lành mạnh hơn
1.1.4.2 Vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Để làm rõ vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng cần đứng trên ba giác độ
để nghiên cứu Đó là bản thân ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế
Đối với ngân hàng
Trang 16Cùng với các sản phẩm dịch vụ khác, bảo lãnh đem lại thu nhập từ nguồn thuphí song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng Bên cạnh yếu tố thu nhập,phát triển hoạt động bảo lãnh cũng là một hình thức làm phong phú, đa dạng các sảnphẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng, tăng cường khả năng bán chéo sản phẩm Từ đó,ngân hàng có thể đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các nhu cầu của khách hàng và thuhút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng đến với mình.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở các phần trên, hoạt động bảo lãnh cũng tiềm
ẩn không ít các rủi ro khi phải trả thay nghĩa vụ bảo lãnh Cho nên, song song vớiviệc mở rộng và phát triển thì việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các hoạtđộng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng là việc làm rất cần thiết
Đối với khách hàng
Bảo lãnh đóng một vai trò tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh củamỗi doanh nghiệp Thực tế trong quan hệ đối tác làm ăn, nhiều doanh nghiệp cònhạn chế về năng lực, uy tín, sự thiếu hụt thông tin về đối tác Do đó, thông qua bảolãnh của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốnphù hợp, kéo dài thời gian thanh toán hàng hóa, dịch vụ và dễ dàng hơn trong việcthỏa thuận ký kết các hợp đồng kinh tế
Đối với nền kinh tế
Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng như một công cụ bảo đảm, tạo sự tintưởng lẫn nhau giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Dựa trên sự tin tưởnglẫn nhau đó mà hình thành các mối quan hệ lâu dài Bảo lãnh ngân hàng khi đó trởthành chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, thươngmại và đầu tư, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn của nền kinh tế
Bên cạnh đó, bảo lãnh ngân hàng còn góp phần đẩy mạnh sự phát triển củahoạt động ngoại thương, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Các giao dịch quốc tế,xuyên quốc gia thường yêu cầu có bảo lãnh của ngân hàng, do đó bảo lãnh cũng gópphần không nhỏ vào sự phát triển của hoạt động ngoại thương
Trang 171.1.5 Các hình thức bảo lãnh của ngân hàng thương mại
Để phân loại các hình thức bảo lãnh của ngân hàng thương mại, người ta dựavào các tiêu chí khác nhau Cụ thể:
1.1.5.1 Căn cứ theo mục đích bảo lãnh
Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee)
Trong cuốn Ngân hàng thương mại xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học Kinh
tế Quốc dân năm 2007, GS.TS Phan Thị Thu Hà, định nghĩa về bảo lãnh dự thầunhư sau: “ Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư ( hay chủthầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu trong trường hợp bên dự thầu viphạm các qui định trong hợp đồng dự thầu”
Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều các hoạt động được thực hiện thông quaviệc đấu thầu ( đấu thầu xây dựng, cung cấp thiết bị v.v…) Để tìm kiếm được đốitác có đầy đủ năng lực cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho mình ( bỏthầu, trúng thầu nhưng không ký hợp đồng, không kê khai đúng các yêu cầu của chủthầu), chủ thầu hay chủ đầu tư thường yêu cầu khách hàng phải ký quỹ khi tham gia
dự thầu Nếu nhà thầu vi phạm các điều khoản khi tham gia dự thầu thì sẽ bị mất sốtiền ký quỹ Tuy nhiên, việc ký quỹ gây tồn đọng vốn cho nhà thầu và do đó, có thểđược thay thế bằng hình thức bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng
Mức ký quỹ bảo lãnh thông thường là từ 1 – 10% giá chào thầu và thời hạnhiệu lực chỉ kết thúc khi bên được bảo lãnh ( nhà thầu) không trúng thầu hoặc kýkết hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc chấp nhận sẽ ký kết hợp đồng sau khi đã cóthông báo trúng thầu của chủ đầu tư
Bảo lãnh thanh toán ( Payment Guarantee)
Trong quan hệ thương mại, thời hạn thanh toán có thể là một thời gian saukhi bán hàng Theo đó, người bán đồng ý bán hàng cho người mua và người mua cóthể thanh toán sau một thời gian nhất định Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn sẽ thuhồi được tiền bán hàng hay tiền cung cấp dịch vụ, người bán sẽ yêu cầu người mua
có một bảo lãnh của ngân hàng Đó chính là hình thức bảo lãnh thanh toán Nhưvậy, bảo lãnh thanh toán ra đời dựa trên quan hệ tín dụng thương mại, là cam kết
Trang 18của ngân hàng với người bán hàng (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ thanh toán thaycho khách hàng của mình khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả hay trảkhông đầy đủ cho người bán.
Bảo lãnh vay vốn (Repayment Guarantee)
Nếu như bảo lãnh thanh toán hình thành dựa trên quan hệ tín dụng thươngmại thì bảo lãnh vay vốn hình thành dựa trên quan hệ vay vốn giữa bên được bảolãnh và bên nhận bảo lãnh Theo đó, ngân hàng khi phát hành bảo lãnh vay vốn tức
là đã cam kết với bên cho vay về việc sẽ hoàn trả đầy đủ cho bên cho vay nếu nhưkhách hàng của mình (bên được bảo lãnh- bên đi vay) không trả nợ hoặc trả nợkhông đầy đủ cho bên cho vay theo như thỏa thuận đã ký kết giữa hai bên
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ( Performance Guarantee)
Trong hoạt động kinh tế, các hợp đồng như hợp đồng cung cấp hàng hóa,hợp đồng xây dựng, thiết kế v.v…phát sinh thường xuyên và khá phổ biến Từ đóphát sinh nhiều vấn đề rủi ro có thể xảy ra cho bên mua hàng hóa, dịch vụ khi bêncung cấp sản phẩm vi phạm hợp đồng ( cung cấp không đúng mẫu mã sản phẩm,chất lượng sản phẩm dịch vụ không được không đúng như quy định trong hợp đồng,không thực hiện hợp đồng như đã cam kết, không cung cấp đúng tiến độ,v.v ) Do
đó, bên mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ cần có sự bảo đảm của một bên thứ ba vàngân hàng là một sự lựa chọn tốt nhất Đây chính là sản phẩm bảo lãnh thực hiệnhợp đồng mà các ngân hàng đang cung cấp hiện nay Theo đó, ngân hàng cam kết
sẽ bồi thường cho bên mua hàng hóa dịch vụ nếu như bên cung cấp ( khách hàngcủa ngân hàng) không thực hiện đầy đủ các điều khoản như đã ký kết trong hợpđồng kinh tế
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (Advanced Payment Guarantee)
Khi ký kết các hợp đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ, bên cung cấp có thể yêucầu bên mua ứng trước một phần tiền được gọi là tiền đặt cọc Số tiền đặt cọc này
có thể coi là một trong những yếu tố ràng buộc để người mua có nghĩa vụ nhậnhàng cũng như tạo một nguồn vốn để người cung cấp sản xuất, trang trải các chi phíđầu vào Tuy nhiên để đề phòng người cung cấp không cung cấp hàng hóa và khônghoàn trả số tiền đã đặt cọc trước đó, người mua thường yêu cầu phải có bảo lãnh
Trang 19(5)Ngân hàng phát hành
Ngân hàng thông báo
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm ( Quality Guarantee)
Đây là hình thức bảo lãnh mà ngân hàng cam kết cho bên mua sản phẩm dịch
vụ (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ thực hiện thay nghĩa vụ cho khách hàng của mình(bên được bảo lãnh- bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ) nếu như khách hàng cung cấpsản phẩm không đáp ứng được chất lượng như yêu cầu và bên cung cấp không bồithường hay có thiện chí phối hợp khắc phục sửa chữa sản phẩm, dịch vụ đó
1.1.5.2 Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh
Theo tiêu chí phương thức phát hành, có thể chia bảo lãnh ngân hàng thành
ba loại cơ bản, đó là: Bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp và đồng bảo lãnh
Bảo lãnh trực tiếp
Đây là hình thức bảo lãnh mà ngân hàng phát hành bảo lãnh theo yêu cầutrực tiếp từ phía khách hàng (bên được bảo lãnh) và sẽ trực tiếp thực hiện nghĩa vụtài chính đối với bên nhận bảo lãnh trong trường hợp có phát sinh nghĩa vụ bảolãnh Hình thức này được cụ thể trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp
Trang 20NH phát hành bảo lãnh đối ứng
Bên nhận bảo lãnh
NH phát hành bảo lãnh NH thông báo bảo lãnh
Bên được bảo lãnh
(1)
(2)(9)
(1): Khách hàng (bên được bảo lãnh) và bên nhận bảo lãnh tiến hành ký kết cáchợp đồng kinh tế Trong đó, bên nhận bảo lãnh yêu cầu đối tác cung cấp một bảolãnh của một ngân hàng thương mại
(2) Trên cơ sở hợp đồng kinh tế được ký kết, bên được bảo lãnh đề nghị ngânhàng phát hành bảo lãnh cho mình Ngân hàng sẽ tiến hành phân tích mức độ rủi ro,lợi nhuận thu được để ra quyết định có cấp bảo lãnh hay không
(3) Sau khi phân tích và chấp nhận bảo lãnh, ngân hàng phát hành sẽ phát hànhmột thư bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh thông qua ngân hàng thông báo hoặc trựctiếp thông báo đến bên nhận bảo lãnh
(4) Ngân hàng thông báo sẽ thông báo đến bên nhận bảo lãnh tính hợp lệ, hợppháp của thư bảo lãnh
(5) Nếu nghĩa vụ bảo lãnh xảy ra, ngân hàng phát hành sẽ thực hiện nghĩa vụ đóvới bên nhận bảo lãnh
(6) Ngân hàng truy đòi khách hàng của mình số tiền đã trả thay cho khách hàng
Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp được minh họa cụ thể theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Bảo lãnh gián tiếp
Trang 21(1) Khách hàng (bên được bảo lãnh) và bên nhận bảo lãnh tiến hàng ký kết cáchợp đồng kinh tế Trong đó, bên nhận bảo lãnh yêu cầu đối tác cung cấp một bảolãnh của một ngân hàng thương mại.
(2) Bên được bảo lãnh đề nghị ngân hàng của mình ( ngân hàng phát hành bảolãnh đối ứng) để yêu cầu một ngân hàng mà bên nhận bảo lãnh chỉ định để pháthành bảo lãnh
(3) Nếu chấp thuận yêu cầu từ bên được bảo lãnh, ngân hàng phát hành bảo lãnhđối ứng sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh phát hành theo yêu cầu của kháchhàng và cam kết sẽ trả số tiền ngân hàng phát hành phải trả thay nếu nghĩa vụ bảolãnh xảy ra
(4) + (5): Ngân hàng phát hành sẽ phát hành bảo lãnh và thông báo cho bên nhậnbảo lãnh ( hoặc thông qua một ngân hàng thông báo), theo đó, ngân hàng phát hành
sẽ cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh trong trườnghợp có nghĩa vụ bảo lãnh xảy ra
(6) Khi xảy ra nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh đòi tiền ngân hàng phát hành(7) Ngân hàng phát hành thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh(8) Ngân hàng phát hành truy đòi ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng
(9) Ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng truy đòi khách hàng của mình (bênđược bảo lãnh)
Đồng bảo lãnh
Có những thương vụ bảo lãnh mà giá trí bảo lãnh tương đối lớn, phức tạp,mức độ rủi ro cao mà một ngân hàng không thể một mình đứng ra bảo lãnh được donhững quy định hạn chế về dư nợ bảo lãnh của pháp luật hay không thể gánh chịuđược rủi ro nếu có tổn thất xảy ra Do đó, các ngân hàng cùng bắt tay nhau để thựchiện nghiệp vụ đồng bảo lãnh Đồng bảo lãnh là hình thức bảo lãnh mà có từ hai tổchức tín dụng trở lên cùng tham gia bảo lãnh cho một khách hàng, trong đó có một
Trang 22tổ chức tín dụng đóng vai trò đầu mối bảo lãnh Ngân hàng đầu mối sẽ phát hànhthư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh trên cơ sở hợp đồng cấp bảo lãnh được ký đồngthời giữa bên được bảo lãnh và các tổ chức tín dụng cùng tham gia đồng bảo lãnh.Ngân hàng đầu mối cũng sẽ đóng vai trò thu phí và phân chia cho các ngân hàngtham gia theo tỷ lệ của số tiền bảo lãnh của mỗi ngân hàng Khi nghĩa vụ bảo lãnhxảy ra, ngân hàng đầu mối sẽ thu xếp và truy đòi số tiền bảo lãnh như cam kết banđầu của các tổ chức tín dụng để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh
1.1.5.3 Căn cứ theo điều kiện thanh toán
Bảo lãnh có điều kiện
Là hình thức bảo lãnh mà theo đó ngân hàng chỉ thực hiện nghĩa vụ trả thaykhi bên thụ hưởng (bên nhận bảo lãnh) xuất trình đầy đủ các chứng từ đã được bênthứ ba xác nhận hay phán quyết của tòa án về việc bên được bảo lãnh đã vi phạmnghĩa vụ trong hợp đồng Bảo lãnh có điều kiện có ưu điểm là đảm bảo tốt hơn lợiích của bên được bảo lãnh nhưng lại gây ra sự chậm trễ trong việc thanh toán chobên nhận bảo lãnh và rắc rối trong khâu kiểm tra chứng từ của Ngân hàng
Bảo lãnh vô điều kiện
Đây là hình thức bảo lãnh mà khi xảy ra nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảolãnh chỉ cần xuất trình thư bảo lãnh gốc cùng văn bản đề nghị ngân hàng thực hiệntrả thay thì lập tức ngân hàng đó phải thực hiện việc chi trả Ưu điểm của hình thứcnày là việc đảm bảo lợi ích cho bên nhận bảo lãnh cũng như sự thuận tiện trongkhâu kiểm tra hồ sơ chứng từ cho ngân hàng Tuy nhiên, nhược điểm của nó là việcngăn chặn các rủi ro xảy ra gây nên tổn thất cho bên được bảo lãnh rất khó khăn
1.1.5.4 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
Bảo lãnh trong nước
Là hình thức bảo lãnh mà nghiệp vụ phát sinh trong phạm vi biên giới một quốc gia, một vùng lãnh thổ Quy trình, thủ tục thực hiện bảo lãnh trong nước đơn giản hơn nhiều so với bảo lãnh quốc tế
Bảo lãnh quốc tế
Trang 23Là hình thức bảo lãnh mà nghiệp vụ phát sinh vượt biên giới mỗi quốc gia,vùng lãnh thổ Bảo lãnh quốc tế sẽ phải tuân thủ theo quy định pháp luật nhiềuvùng, lãnh thổ quốc gia và đòi hỏi phải thẩm định rủi ro chặt chẽ trong đó có cả rủi
ro về mặt pháp luật Bảo lãnh quốc tế thường hay được sử dụng trong việc pháthành bảo lãnh trái phiếu ra nước ngoài, bảo lãnh vay vốn nước ngoài,v.v… vàthường do phía đối tác nước ngoài yêu cầu cung cấp bảo lãnh
1.1.5.5 Căn cứ theo quy trình phát hành bảo lãnh
Xét về hình thức quy trình phát hành bảo lãnh, có thể phân thành 2 loại cơbản đó là: bảo lãnh theo món và bảo lãnh theo hạn mức
Bảo lãnh theo món
Đối với những khách hàng không có nhu cầu phát sinh bảo lãnh thườngxuyên, hoặc chưa đủ điều kiện để được cấp hạn mức tín dụng thì hay áp dụng hìnhthức phát hàng bảo lãnh theo món Khi đó, mỗi khi khách hàng phát sinh nhu cầubảo lãnh sẽ nộp đơn đề nghị bảo lãnh, ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồngcấp bảo lãnh cho mỗi lần cụ thể đó
Bảo lãnh theo hạn mức
Đây là hình thức bảo lãnh áp dụng với những khách hàng có nhu cầu thườngxuyên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp hạn mức bảo lãnh tại ngânhàng Mỗi khi khách hàng phát sinh nhu cầu bảo lãnh, khách hàng chỉ cần nộp đơn
đề nghị lên ngân hàng trong phạm vi hạn mức đã được phê duyệt và không cần phải
ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh mới
1.1.6 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
Bảo lãnh cũng là một hình thức cấp tín dụng và nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi rođối với bản thân ngân hàng thương mại Bảo lãnh đem lại nguồn thu nhập từ phícho ngân hàng đồng thời cũng chứa đựng những rủi ro như một khoản cho vaythông thường
Đối với hoạt động bảo lãnh, ngân hàng không phải giải ngân cho khách hàng
mà tài trợ thông qua uy tín của mình Tuy nhiên, khi khách hàng (bên được bảolãnh) vi phạm các cam kết trong hợp đồng kinh tế với bên nhận bảo lãnh và không
Trang 24thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình thì ngân hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng Khoản trả thay này, ngân hàng có quyền truy đòi vàhạch toán như một khoản vay đối với khách hàng Trong trường hợp, khách hàngkhông trả nợ được thì khoản vay đó sẽ trở thành một khoản nợ xấu và cấu thành tàisản xấu trong danh mục tài sản của ngân hàng thương mại Do đó, ngân hàng cũngcần nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, tài sản bảo đảm khi thực hiệnbảo lãnh cho khách hàng
Những biện pháp bảo đảm cũng sẽ trở thành tấm đệm đảm bảo, hạn chế tổnthất xảy ra cho ngân hàng Tuy nhiên, việc xử lý tài sản bảo đảm cũng là một vấn đềgây nhiều rắc rối, thủ tục và thời gian cho ngân hàng Bên cạnh đó, việc soạn thảocác văn bản như thư bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh không chặt chẽ cũng dẫn đếnnhững tranh chấp không cần thiết và gây tổn hại đến uy tín của ngân hàng
Yếu tố đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng là một vấn đề đángquan tâm trong việc để xảy ra rủi ro trong hoạt động cấp bảo lãnh của ngân hàngthương mại
1.2 Hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
Theo từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 2007 thì
“hiệu quả” là “ kết quả thực của việc làm mang lại” Trong hoạt động kinh doanh,thuật ngữ “hiệu quả” được hiểu là hiệu số giữa tổng giá trị kinh tế thu về được củamột hoạt động kinh doanh nào đó so với tổng chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạtđộng kinh doanh đó
Tuy nhiên, đặc điểm của hoạt động ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ,bên cạnh đó, bảo lãnh là hình thức tài trợ mà ngân hàng không cần xuất tiền mà chỉtài trợ bằng việc sử dụng uy tín của mình Do đó, việc hạch toán những chi phí phải
bỏ ratrong hoạt động bảo lãnh là việc hết sức khó khăn và không thể thực hiện dễdàng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
Trang 25Hoạt động bảo lãnh liên quan đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế, do đó hiệuquả hoạt động bảo lãnh ngân hàng thương mại cần được xem xét trên ba góc độchính như sau:
- Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: hiệu quả bảo lãnh
là mở rộng bảo lãnh dựa trên bảo đảm an toàn vốn, phù hợp với chính sách tín dụngcủa ngân hàng, không phát sinh khoản dư nợ bảo lãnh quá hạn, đem lại lợi nhuậncho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàngtrên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và pháttriển
- Xét trên góc độ lợi ích của khách hàng: hiệu quả bảo lãnh là sự đáp ứng
đúng nhu cầu, phù hợp mục đích sử dụng của khách hàng với các mức phí, thủ tụccấp bảo lãnh đơn giản, thuận tiện nhằm thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫnđảm bảo được các nguyên tắc trong hoạt động bảo lãnh
- Xét trên góc độ tổng thể nền kinh tế: khoản bảo lãnh có hiệu quả phải hỗ
trợ cho hoạt động kinh doanh, góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, giảiquyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khai thác hiệuquả các khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốnphục vụ phát triển kinh tế
Trên cơ sở đó ta có thể định nghĩa: “ Hiệu quả hoạt động bảo lãnh là sự
tăng quy mô bảo lãnh nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu bảo lãnh của khách hàng, đảm bảo an toàn vốn, uy tín và tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội”
Tóm lại, hiệu quả hoạt động bảo lãnh là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánhmức độ thích nghi của Ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bênngoài, thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ xem xét hiệu quả hoạt động bảolãnh trên góc độ ngân hàng tức là hiệu quả được thể hiện trên giác độ đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng, tăng quy mô bảo lãnh đồng thời phải đảm bảo tính an toàn
Trang 26vốn, đảm bảo uy tín và sinh lợi cho ngân hàng Để phản ánh hiệu quả bảo lãnh đốivới ngân hàng, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu được chỉ ra ở phần tiếp theo của bàiviết.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng
Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu hoạt động bảo lãnh
qua các năm
= Dư nợ bảo lãnh năm nay-Dư nợ bảo lãnh năm trướcDư nợ bảo lãnh năm trước x 100%
= Doanhsố bảo lãnhnăm nay−Doanh số bảo lãnhnămtrước Doanh số bảo lãnhnăm trước x 100%
Chỉ tiêu này phản ảnh sự tăng trưởng về quy mô bảo lãnh qua các năm, thểhiện việc hoạt động bảo lãnh có được mở rộng hay không, sự chú trọng của ngânhàng trong việc đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh cũng như uy tín của ngân hàng ngàycàng được củng cố
Đây là chỉ tiêu phản ánh vai trò, vị trí của hoạt động bảo lãnh trong các mảnghoạt động tín dụng khác của ngân hàng Chỉ tiêu này chỉ ra mối tương quan, tỷtrọng cũng như sự chú trọng, quan tâm đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh trong tổng thểcác hoạt động tín dụng khác của ngân hàng Ngoài việc xem xét chỉ tiêu này, người
ta còn quan tâm đến một chỉ tiêu nữa để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh củaNgân hàng đó là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tỷ trọng dư nợ bảo lãnh/tổng dư nợ tíndụng qua các năm
Cơ cấu bảo lãnh là chỉ tiêu định lượng phản ánh mức độ phát triển theo chiềusâu của hoạt động bảo lãnh ngân hàng Cơ cấu bảo lãnh có thể phân theo các tiêu
Trang 27chí như: loại hình bảo lãnh, đối tượng khách hàng, v.v…Điều này thể hiện sự phongphú của hoạt động bảo lãnh, và theo nguyên tắc “ không bỏ trứng vào một giỏ”trong hoạt động kinh doanh Một ngân hàng có cơ cấu bảo lãnh hợp lý sẽ góp phầnhạn chế rủi ro xảy ra dẫn đến tổn thất và qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động bảolãnh của ngân hàng thương mại.
Nhóm chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh
= Doanhthutừ phí bảo lãnhnămnay −Doanhthutừ phí bảo lãnhnămtrước Doanhthutừ phí bảolãnh nămtrước x 100%
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng về phí bảo lãnh thu được quacác năm Là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh hiệu quả thu được từ hoạt động bảo lãnh củangân hàng
Tỷ trọng doanh thu từ phí bảo lãnh/tổng doanh thu phí dịch vụ
Là những chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp, vai trò của hoạt động bảo lãnhhay nói cách khác là vai trò của nguồn thu từ phí hoạt động bảo lãnh trong tổngnguồn thu từ phí dịch vụ Ngoài ra, người ta còn xem xét đến tốc độ tăng trưởng củacác tỷ trọng này qua các năm để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh đối vớingân hàng
Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro của hoạt động bảo lãnh
= Dư nợ bảo lãnh quá hạn nămnay−Dư nợ bảo lãnhquá hạn nămtrước Dư nợ bảo lãnhquá hạn nămtrước x 100%
Ngoài mục tiêu sinh lời, thì việc đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng cũng làmột chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh Do đó,đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện hoạt động bảo lãnh có hiệu quảhay không? Tốc độ tăng mạnh là một dấu hiệu của việc đi xuống của hiệu quả hoạtđộng bảo lãnh tại ngân hàng
Tốc độ tăng số vụ bảo lãnh phải thực hiện trả thay qua các năm
Trang 28Việc xem xét đến việc tăng hay giảm về số lượng vụ bảo lãnh mà ngân hàngphải trả thay cũng là một việc làm hết sức cần thiết Song song với đó, cần đánh giá
cụ thể, nghiên cứu tỉ mỉ từng vụ bảo lãnh phải trả thay để có biện pháp ứng xử phùhợp cũng như hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tại ngân hàng
1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định tính
Trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng, ngoài các chỉtiêu có thể lượng hóa được cũng cần xem xét đến các chỉ tiêu khác cũng không kémphần quan trọng, đó là các chỉ tiêu định tính được xem xét dưới đây
Mỗi bước trong quy trình bảo lãnh đều được ngân hàng xây dựng một cách
cụ thể và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng Một quytrình khoa học, chặt chẽ, đầy đủ sẽ góp phần hạn chế tối đa những tổn thất có thểxảy ra đối với ngân hàng
Tuy nhiên, khi quy trình bảo lãnh quá máy móc, quá chặt chẽ thì sẽ lại gâyphiền hà, mất thời gian cho khách hàng cũng như bên nhận bảo lãnh Đôi khi, còndẫn đến tình trạng mất khách hàng, bỏ lỡ những thương vụ bảo lãnh đem lại nguồnthu từ phí hấp dẫn
Do đó, việc xây dựng một quy trình bảo lãnh vừa đảm bảo tính khoa học,chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa tạo sự thuận tiện và đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của khách hàng là một vấn đề mà các ngân hàng cần phải quan tâm Mộtquy trình bảo lãnh đem lại hiệu quả cho hoạt động bảo lãnh đối với bản thân ngânhàng cần phải đáp ứng được cả hai yêu cầu trên
Việc tuân thủ các quy định pháp luật
Hoạt động bảo lãnh tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật sẽ tránhđược những rủi ro pháp lý xảy ra cho các bên, trong đó có bản thân ngân hàng Do
đó, đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh của một ngânhàng thương mại
hàng
Trang 29Đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, chấtlượng của công tác thẩm định luôn đóng vai trò hết sức quan trọng để phòng ngừa,hạn chế rủi ro cũng như đánh giá đầy đủ khả năng sinh lời của mỗi khoản cấp tíndụng Một ngân hàng có quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, công tác thẩm định tốt sẽ làđiều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lãnh.
Tính hợp lý của mức phí bảo lãnh
Xây dựng một hệ thống phí bảo lãnh hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng để thu hútkhách hàng mới, khách hàng tốt đến với ngân hàng, tăng tính cạnh tranh so với đốithủ Do đó, việc nghiên cứu và thường xuyên có sự điều chỉnh phù hợp mức phí cấpbảo lãnh là nhiệm vụ cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh củangân hàng
Thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ Ngân hàng
Con người luôn là yếu tố quan trọng trong bất kì một lĩnh vực nào của nềnkinh tế Đối với đặc điểm của ngành Ngân hàng là một ngành dịch vụ thì yếu tố conngười là chiến lược mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải xây dựng một cách cụ thể
và có định hướng rõ ràng Phong cách làm việc, trình độ của mỗi cán bộ Ngân hàng
sẽ góp phần xây dựng thương hiệu của ngân hàng đó Do đó, để đánh giá chất lượngcủa mỗi ngân hàng thì yếu tố con người góp phần quan trọng Khi xem xét đến hiệuquả hoạt động bảo lãnh chúng ta cũng cần đánh giá trình độ chuyên môn và tácphong làm việc của những cán bộ trực tiếp tham gia nghiệp vụ cấp bảo lãnh đó
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
Bên cạnh việc xem xét, đánh giá các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt độngbảo lãnh của ngân hàng, chúng ta cũng cần xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng Từviệc nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, ta có thể rút ra được những biệnpháp để nâng cao hiệu quả trong nghiệp vụ cấp bảo lãnh của ngân hàng
1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan
Mức ký quỹ, tài sản bảo đảm trong hoạt động bảo lãnh
Trang 30Số tiền ký quỹ và tài sản bảo đảm được coi là tấm đệm chống đỡ, bù đắp mộtphần thiệt hại cho ngân hàng khi có tổn thất do rủi ro xảy ra trong hoạt động bảolãnh Số tiền ký quỹ hay giá trị tài sản bảo đảm càng cao thì càng giúp giảm thiểurủi ro cho ngân hàng Tuy nhiên, việc này lại gây ra ứ đọng vốn của doanh nghiệp
và khả năng thu hút khách hàng bị hạn chế Do đó, để vừa có thể mở rộng hoạt độngbảo lãnh lại vừa nâng cao khả năng quản trị rủi ro thì ngân hàng cần có chính sách
về số tiền ký quỹ, tài sản bảo đảm hợp lý và linh hoạt tương ứng với xếp hạng tínnhiệm của từng đối tượng khách hàng
Tính đa dạng của các loại hình bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng khó mang lại hiệu quả cao nếu như các sảnphẩm bảo lãnh nghèo nàn, kém đa dạng và không đáp ứng đầy đủ được nhu cầungày càng phong phú của khách hàng Hiện nay, các mối quan hệ kinh tế diễn rangày càng phức tạp, đa dạng và tạo nên nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng nóichung và sản phẩm bảo lãnh nói riêng ngày càng đa dạng Do đó, ngân hàng cần có
sự nghiên cứu, theo dõi, cập nhật những nhu cầu mới phát sinh của khách hàngcũng như động thái của đối thủ cạnh tranh để có thể cung cấp những sản phẩm mớiđáp ứng được những nhu cầu trên Đây là cơ sở để giữ chân những khách hàng tốt
và phát triển, mở rộng đến những đối tượng khách hàng mới
Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng
Nhân tố con người – chất xám giữ vai trò quan trọng và tác động trực tiếpđến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động bảo lãnh Một ngânhàng có đội ngũ nhân viên tốt, có chất lượng, có đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng
Để có thể làm tốt nghiệp vụ bảo lãnh đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có khả năngthẩm định khách hàng tốt, am hiểu về tình hình kinh tế xã hội, hệ thống pháp luậtđiều chỉnh Một sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết, trình độ chuyên mônyếu kém sẽ gây ra những sai sót và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động bảo lãnh
và qua đó tác động xấu đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
Chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Trang 31Chiến lược hoạt động kinh doanh là một hệ thống các đường lối, chủ trương,chính sách, kế hoạch định hướng phát triển của ngân hàng.Chiến lược kinh doanhcủa ngân hàng bao gồm: chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động, chiến lượcmarketing, chiến lược về nguồn nhân lực, chính sách tín dụng… Trong đó, chínhsách tín dụng cũng được cụ thể hóa đến từng loại hình, bao gồm cả hoạt động bảolãnh Một chính sách tốt sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả hoạt độngbảo lãnh của ngân hàng Do đó, việc xây dựng một chính sách phát triển hoạt độngbảo lãnh đúng đắn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, theo sát đối thủ cạnhtranh sẽ là điều kiện để ngân hàng tăng cường khả năng thu hút khách hàng mới,tăng khả năng sinh lời Song song với đó, các chính sách khác như chính sáchmarketing, chính sách nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động cũng sẽ tác động giántiếp đến hiệu quả của hoạt động bảo lãnh trong ngân hàng.
1.2.3.2 Các nhân tố khách quan
Tình hình kinh tế, chính trị xã hội
Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh đã chỉ ra rằng: khinền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định thì mới hình thành nên hoạt độngbảo lãnh Môi trường kinh tế xã hội sẽ tác động lớn đến sự phát triển hoạt động bảolãnh ngân hàng Nền kinh tế được duy trì ổn định, có sự tăng trưởng ổn định qua cácnăm, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ tạo điều kiện để các doanhnghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc Thông qua đó, hoạt độngbảo lãnh không chỉ được mở rộng mà còn hạn chế rủi ro xảy ra gây tổn thất chongân hàng Trái lại, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, tình hình vĩ mô nhiềubất ổn sẽ tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vàtiếp theo là ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là yếu tố tác động trực tiếp và không nhỏ đến hoạt độngbảo lãnh của ngân hàng Hiệu quả hoạt động bảo lãnh không chỉ chịu tác động từcác văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động bảo lãnh mà cònchịu sự tác động của các chính sách về đầu tư, về thuế, về đấu thầu, v.v… Việc xây
Trang 32dựng một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ sẽ tạo ra một hành langpháp lý tốt và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lãnh Bên cạnh đó, các
cơ chế chính sách còn tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và qua đó tác động gián tiếp đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng và bên nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh là hoạt động tài trợ dựa trên uy tín, sự tín nhiệm giữa các bên thamgia Do đó, đạo đức khách hàng là một trong những yếu tố không nhỏ tác động đếnhiệu quả của hoạt động bảo lãnh Nếu khách hàng (bên được bảo lãnh) có hành vi
cố tình cung cấp các thông tin sai lệch, thiếu chính xác sẽ gây khó khăn cho côngtác thẩm định và từ đó tác động đến hiệu quả công việc Bên cạnh đó, còn có nhiềutrường hợp khách hàng chây ì, chậm thanh toán cho ngân hàng khoản tiền mà ngânhàng đã thực hiện trả thay
Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức cũng có thể xuất phát từ bên nhận bảo lãnh Rủi
ro đạo đức xảy ra khi bên nhận bảo lãnh cố ý lừa đảo ngân hàng và bên được bảolãnh để đòi thanh toán Trong hình thức bảo lãnh vô điều kiện, bên được bảo lãnhchỉ cần xuất trình giấy tờ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà không cần xuấttrình các giấy tờ chứng minh sự vi phạm của bên được bảo lãnh Khi đó, ngân hàngtiến hành thanh toán chỉ dựa trên bề mặt chứng từ để thanh toán trước và nếu cókhiếu kiện thì thực hiện sau Khi đó, quyền lợi của bên được bảo lãnh sẽ khôngđược bảo đảm và gây ra những thiệt hại không đáng có
Rủi ro đạo đức là yếu tố rất khó có thể lượng hóa được Thông thường, kháchhàng có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng thì thường có sự tin tưởng lẫn nhau hơn
là những khách hàng mới Do đó, việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài là một nhiệm
vụ quan trọng đối với ngân hàng Công việc này đòi hỏi ngân hàng phải có mộtchính sách marketing và chính sách khách hàng linh động và hợp lý Bên cạnh đó,việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, trình độ chuyên môn của cán bộ côngnhân viên, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh… cũng là yếu tố cần thiết đểhạn chế rủi ro đạo đức từ phía khách hàng và bên nhận bảo lãnh
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI BIDV – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bắc Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội
Ngày 31/10/1963, chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam (BIDV) - Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập Tiền thân của chi nhánh làphòng cấp phát cấp 3, sau chuyển thành chi điếm 3 Ngân hàng Kiến thiết thành phố
Hà Nội thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
Năm 1981, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư vàXây dựng khu vực 3 – Thành phố Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam Với việc chuyển đổi này, nhiệm vụ mới của Chi nhánh là thu hút, quản lý cácnguồn vốn phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản các công trình do ngân sách nhà nướccấp phát vốn hoặc không đủ vốn tự có; đại lý thanh toán và kiểm soát các công trìnhthuộc diện được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
Năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập thaythế cho Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cũ Do đó, Chi nhánh được đổi tên thànhChi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam huyện Gia Lâm thuộc Ngânhàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội Đến tháng 8/2000, Chi nhánh đượcchuyển sang trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sởgiao dịch 1
Đến ngày 15 tháng 10 năm 2002, Chi nhánh chính thức tách khỏi chi nhánhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở Giao dịch 1 để trở thành chi nhánhcấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được đổi tên thànhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Trang 34Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số2124/QĐ-TTG v/v phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam Trên cơ sở đó, ngày 23/04/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN v/v thành lập và hoạt động Ngân hàngthương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam Trên cơ sở chuyển đổi
mô hình hoạt động, Hội đồng Quản trị đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-HĐQTngày 01/05/2012 v.v thành lập chi nhánh, sở giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh được chính thức đổi tên thành Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội
Trải qua bao thăng trầm cùng sự phát triển của đất nước, của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sau nhiều lần đổi tên cũng như được bổ sung
về chức năng nhiệm vụ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chinhánh Bắc Hà Nội là một trong những chi nhánh ngân hàng đóng vai trò quan trọngthúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước và là một chi nhánh lớn của hệ thốngBIDV.Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc
Hà Nội có trụ sở chính tại 137A- Nguyễn Văn Cừ - Phường Ngọc Lâm- Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội Tên đầy đủ tiếng Việt là: Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội Tên đầy đủ tiếng Anh là : Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet
Nam- North Ha Noi Branch
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội làchi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tínhđến 30/06/2012, đội ngũ cán bộ công nhân viên là 160 người, đứng đầu là Giám đốc
và 3 Phó Giám đốc Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh bao gồm 5 khối, bao gồm 20phòng như sơ đồ dưới đây:
Trang 35Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Ban Giám đốcKhối Quan hệ khách hàngKhối quản lý rủi roKhối tác nghiệpKhối quản lý nội bộKhối trực thuộc
Trang 362.1.3 Khái quát hoạt động của Chi nhánh từ năm 2009 - 2011
Là một chi nhánh cấp 1 của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam, Chi nhánh Bắc Hà Nội luôn luôn nhận thức được những cơ hội và tháchthức trong hoạt động kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế Chi nhánh Bắc Hà Nộitọa lạc trên địa bàn Quận Long Biên- cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Hà Nội, nơiđây có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao song cũng chịu sự cạnh tranh gay gắtcủa các tổ chức tín dụng trên địa bàn như: Ngân hàng TMCP Công thương có 3 chinhánh , 1 phòng giao dịch, 5 điểm giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm, NH TMCP Ngoạithương có 1 chi nhánh, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN có 4 chi nhánh
và 2 điểm giao dịch và mạng lưới hoạt động của 14 ngân hàng TMCP khác như:ACB, Techcombank, MB, v.v…
Tuy nhiên, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của BIDV Việt Nam, được sự quan tâmcủa các cấp chính quyền trên địa bàn, đặc biệt là sự hợp tác hiệu quả của kháchhàng và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thờigian qua Kết quả của một số mảng hoạt động kinh doanh chính đạt được như sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản củaChi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc
% Tăng trưởng
2011 so 2010
Trang 372.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Với những bất ổn kinh tế kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ năm 2008đến nay, hoạt động huy động vốn của BIDV nói chung và BIDV Bắc Hà Nội nóiriêng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức Bên cạnh đó, BIDV Bắc Hà Nộilại nằm trên địa bàn mà thu nhập dân cư còn hạn chế hơn so với các khu vực kháctrên địa bàn Hà Nội, song song với đó lại chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tổchức tín dụng khác Tuy nhiên, bằng việc áp dụng đồng bộ chính sách hợp lý trên
cơ sở tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, xây dựng triển khai các cơchế phối hợp trong huy động vốn Nhờ đó, thời gian qua nguồn vốn huy động củaChi nhánh luôn có được sự tăng trưởng qua các năm Cụ thể:
Bảng 2.2: Huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc
(Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NH TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội)
Xét về cơ cấu huy động vốn: Nguồn vốn huy động từ dân cư còn chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động từ dân cư mangtính ổn định cao hơn nguồn vốn huy động từ các tổ chức Tuy nhiên, đây là đặcđiểm đặc thù của BIDV Bắc Hà Nội Do nằm trên địa bàn mà thu nhập của dân cưcòn thấp hơn so với mặt bằng chung trên địa bàn Hà Nội và chịu sự cạnh tranh từnhiều ngân hàng thương mại khác Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ dân cư có sựgia tăng qua các năm và có tốc độ tăng trưởng ổn định- Đây là sự nỗ lực và cố gắng
Trang 38của cả đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh để gia tăng nguồn vốn huyđộng nói chung và nguồn vốn từ dân cư nói riêng
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế qua các năm tại
BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
Để làm rõ đặc điểm của nguồn vốn huy động tại BIDV Bắc Hà Nội cần xemxét đặc điểm của từng đối tượng huy động tại Chi nhánh
Thứ nhất, tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Trong những năm gần đây, Chi
nhánh mở rộng mạng lưới khách hàng bao gồm các doanh nghiệp lớn trong vàngoài địa bàn ( các công ty liên doanh thuộc các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnhThái Bình, Hải Dương, các công ty thuộc ngành đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng,các công ty kinh doanh bất động sản trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh,v.v…) nên đã thu hút được khối lượng tiền gửi lớn với chi phí thấp Đặc biệt, chinhánh Kho bạc Nhà nước Long Biên là một khách hàng quan trọng của Chi nhánh,quản lý tiền gửi của hai chi cục hải quan trên địa bàn nên số dư tiền gửi thường rấtlớn, chiếm trên 70% tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế
Thứ hai, tiền gửi từ dân cư: Chi nhánh không ngừng nỗ lực, củng cố và xây
dựng lòng tin đối với người dân bằng nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa nguồnvốn nhàn rỗi trong dân cư: tác phong phục vụ chuyên nghiệp, tận tình tại quầy, đadạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kì hạn và lãi suất linh hoạt Nguồnvốn dân cư tương đối ổn định và tăng trưởng đều
Trang 39Thứ ba, vay từ các tổ chức tín dụng khác: Chủ yếu là vay BIDV Việt Nam,
nhưng lãi suất thường khá cao Trong thời gian qua, số vốn vay này chiếm tỷ trọngtương đối cao và đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh Dovậy, để cải thiện tình hình thu nhập hiện nay, Chi nhánh cần nâng cao khả năng tựhuy động vốn để giảm thiểu số vốn vay từ BIDV Việt Nam
2.1.3.2 Tình hình hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội luôn luôn được điềuhành chủ động, linh hoạt và kịp thời Bên cạnh đó, hoạt động cho vay là một trongnhững nghiệp vụ có thế mạnh của chi nhánh Chi nhánh Bắc Hà Nội là chi nhánhngân hàng có tổng dư nợ cho vay cao nhất trên địa bàn Quận Long Biên và lớn thứ
tư trong hệ thống BIDV
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cho vay của BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội
Số tiền
+/-%
so với năm 2009
Số tiền
+/-% so với năm 2010
(Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NH TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội)
Dư nợ cho vay tại Chi nhánh có mức tăng trưởng đều qua các năm và qua 3năm 2009, 2010, 2011 tốc độ tăng trưởng trung bình của dư nợ vay là 11% Ngànhnghề cho vay tại BIDV Bắc Hà Nội cũng khá đa dạng Theo tiêu chí lĩnh vực ngànhnghề cho vay, có thể phân chia thành 9 lĩnh vực chủ yếu bao gồm: công nghiệp tàuthủy, vận tải biển, sản xuất sơ sợi, sản xuất thép, kinh doanh thương mại, đầu tư vàkinh doanh bất động sản, xây lắp, khai thác mỏ, điện và ngành khác
Trang 40Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là tuy dư nợ có sự tăng trưởng qua các năm
nhưng doanh số giải ngân và doanh số thu nợ không tăng trưởng tương xứng, thậm
chí còn có xu hướng giảm qua các năm Nguyên nhân là do ảnh hưởng trực tiếp từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã khiến các doanh nghiệp gặp trở ngại
trong cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh làm chu kỳ sản xuất
kinh doanh dài hơn, khối lượng hàng tồn kho tăng, vốn bị chiếm dụng nhiều và ảnh
hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tại BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội
2008 Số tiền
+/-%
so với năm 2009
Số tiền
+/-% so với năm 2010
Theo tài sản bảo đảm
Dư nợ không có
TSBĐ
(Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NH TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội)
- Xét về cơ cấu theo thời hạn cho vay:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn qua các năm tại BIDV Bắc Hà Nội