Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội, đánh giá các biện pháp xử lý nợ xấu Chi nhánh đã và đang áp dụng để rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với xu hướng phát triển chung trong lĩnh vực ngân hàng, các ngânhàng thương mại Việt Nam đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mìnhtheo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng tín dụng Tuy nhiên, không thể phủnhận rằng hiện tại và trong tương lai, tín dụng vẫn đem lại nguồn lợi nhuận chínhcho các ngân hàng thương mại Việc kiểm soát chất lượng tín dụng là một phầnkhông thể thiếu trong quản trị ngân hàng với mục tiêu đảm bảo hoạt động tín dụng
an toàn và hiệu quả Chính vì thế, làm thế nào để hạn chế, quản lý và xử lý nợ xấuđang là một đề tài được các nhà quản trị ngân hàng ngày một quan tâm Ngày nay,nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết
bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôntăng lên, các ngân hàng thương mại cũng phải luôn mở rộng quy mô cho vay, điều
đó có nghĩa là rủi ro cho vay cũng phát sinh nhiều hơn và nợ xấu có thể tăng lênnhiều hơn Do đó, đi đôi với sự phát triển của tín dụng thì vấn đề nợ xấu và xử lý nợxấu đang gia tăng cần phải được quan tâm giải quyết một cách sâu sắc
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội làmột trong những chi nhánh hàng đầu của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam (BIDV) Hoạt động cho vay chiếm trên một nửa thu nhập củaChi nhánh và có tác động lớn tới nguồn thu của các hoạt động khác như: hoạt độngthanh toán, tài trợ thương mại Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫntồn tại nhiều rủi ro và nợ xấu do nhiều nguyên nhân khác nhau Trong những nămqua, nợ xấu trong cho vay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh củachi nhánh Vì vậy, yêu cầu về xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu ở mức thấp nhất là mụctiêu hàng đầu trong công tác quản trị tín dụng nói riêng cũng như điều hành kinhdoanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà
Nội Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội” để nghiên cứu
Trang 22 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu của Ngânhàng thương mại
- Phân tích thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội, đánh giá các biện pháp xử lý nợ xấu Chi nhánh
đã và đang áp dụng để rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xử lý nợ xấu tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về nợ xấu và xử lý nợ xấu
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: tập trung trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014
+ Về không gian: nghiên cứu nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê,kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, tư duy logic… để luận giải các vấn đề
đề cập trong nội dung bài viết
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Các danh mục,Phụ lục, Nội dung chính của Luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nợ xấu và xử lý nợ xấu của ngân hàngthương mại
Chương 2: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội
Trang 3CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo khoản 1 điều 2 của Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèmtheo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồmnhiều hoạt động khác của ngân hàng thương mại như bảo lãnh, tài trợ ngoại thương,cho thuê tài chính
1.1.2 Các biểu hiện của rủi ro tín dụng
Theo phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiện nay, người ta chia rủi ro trongcho vay thành 4 cấp độ theo mức độ rủi ro
1.1.2.1 Không thu được lãi đúng hạn
Cấp độ thấp nhất khi người vay không trả được lãi đúng hạn, khi đó ngân hàng
sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh nhập nội bảng để theo dõi.Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp kháchhàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cânđối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng
1.1.2.2 Không thu được vốn đúng hạn
Khi không thu được vốn đúng hạn thì rủi ro sẽ ở mức cao hơn, một phần do
Trang 4một lượng vốn vay lớn bị mất, khi đó ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang nợ quáhạn phát sinh Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tíndụng Tuy nhiên đấy chưa phải là khoản mất mát thực tế của Ngân hàng vì có thểtiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch được đề ratrình Ngân hàng
1.1.2.3 Không thu đủ lãi
Khi Ngân hàng không thu đủ lãi thì tình hình trở nên nghiêm trọng hơn Tìnhhình kinh doanh của khách hàng có thể đã gặp khó khăn không hiệu quả trong việc
sử dụng vốn Lúc này Ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng nhưgiảm lãi, tư vấn cho khách hàng hoặc có thể cung cấp hàng những khoản tín dụngcần thiết cho khách hàng nếu dự án đang đầu tư là khả thi
1.1.2.4 Không thu đủ vốn vay
Tình huống xấu nhất khi Ngân hàng không thu đủ vốn cho vay và lúc nàyNgân hàng đã bị mất vốn Tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vàomục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xóa nợ coi như khép một hợp đồng tíndụng không hiệu quả
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng, việc phân loại rủi ro tín dụng tùythuộc vào mục đích nghiên cứu, phân tích
- Theo đối tượng sử dụng vốn vay:
+ Rủi ro khách hàng cá thể: đây là rủi ro tín dụng đối với các khách hàng cá
nhân, hộ gia đình Thông thường số lượng khách hàng sẽ rất nhiều, tuy nhiên mức
độ rủi ro của từng khoản vay đơn lẻ sẽ thấp, mức độ ảnh hưởng của việc mất khảnăng thanh toán của mỗi nhóm vay là nhỏ, loại hình giao dịch và cơ cấu giao dịch
dễ quản lý
+ Rủi ro khách hàng công ty, tổ chức kinh tế: tùy theo quy mô của kháchhàng là lớn hay nhỏ thì mức độ ảnh hưởng của rủi ro từ các khoản vay sẽ được đánhgiá cao hay thấp
Trang 5+ Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: những ngân hàng hoạt động trên phạm
vi toàn cầu có sự phân chia theo lãnh thổ quốc gia Nếu hoạt động trong một phạm
vi quốc gia, ngân hàng phân chia rủi ro tín dụng tập trung theo khu vực địa lý
- Theo phạm vi ảnh hưởng:
+ Rủi ro giao dịch đơn lẻ: là rủi ro liên quan đến một khoản tín dụng cụ thể,
do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt và đánh giá khách hàng
+ Rủi ro danh mục hệ thống: là rủi ro liên quan đến danh mục các khoản vay,
do những hạn chế trong quá trình quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng
- Theo giai đoạn phát sinh:
+ Rủi ro trong thẩm định: là rủi ro mà ngân hàng đánh giá sai khách hàng
trong khâu thẩm định khoản vay mà nguyên nhân chủ yếu do sự thiếu thông tin từkhách hàng Ngoài ra, rủi ro này còn xảy ra do sự yếu kém của cán bộ tín dụngtrong khâu thẩm định khách hàng
+ Rủi ro khi cho vay: là rủi ro xảy ra khi giải ngân vốn sai mục đích làmkhoản vay không phát huy hiệu quả, rủi ro này có thể phát sinh trong quá trình đưa
ra quyết định cho vay khi thiếu thông tin hoặc có sự luồn lách, hỗ trợ của cán bộ tíndụng để cung cấp vốn sai mục đích cho khách hàng
+ Rủi ro trong quản lý, thu hồi nợ: là rủi ro phát sinh trong quá trình giám sátthu hồi nợ, không theo dõi hoạt động của khách hàng thường xuyên dẫn tới kháchhàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc không hiệu quả
- Theo tính chất rủi ro:
+ Rủi ro khách quan: là rủi ro do nguyên nhân khách quan gây ra, dẫn đếnthất thoát vốn mặc dù người đi vay và ngân hàng đã thực hiện đầy đủ các quy định
về quản lý và sử dụng khoản vay Các nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro chủyếu xuất phát môi trường kinh tế, môi trường pháp lý…
+ Rủi ro chủ quan: là rủi ro thuộc về lỗi của ngân hàng hoặc bên đi vay cốtình gây ra Nếu ngân hàng có những biện pháp hợp lý thì có thể khắc phục và hạnchế những rủi ro này
- Theo mức độ tổn thất:
Trang 6+ Rủi ro đọng vốn: là rủi ro khi đến hạn trả nợ mà Ngân hàng vẫn chưa thuhồi được vốn vay theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.
+ Rủi ro mất vốn: là rủi ro xảy ra khi người đi vay đã mất khả năng trả nợcho ngân hàng Điều này cho thấy vốn của các tổ chức tín dụng đã cấp ra nhưngkhông có khả năng thu hồi về, làm cho các tổ chức tín dụng bị mất vốn
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
- Sự biến động trong cơ cấu dư nợ:
Dựa vào cơ cấu dư nợ mà ta có thể xác định rủi ro của ngân hàng cho vaycao hay thấp Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanh nghiệp hoặc thànhphần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất địnhhoặc cho vay tiêu dùng quá nhiều, sẽ có rủi ro lớn do mức độ tập trung vốn cho vaycao Nếu kết cấu vay ngoại tệ của ngân hàng quá lớn có thể dẫn đến rủi ro khi có sựthay đổi tỷ giá hối đoái Như vậy dựa vào kết cấu dư nợ cho vay theo thành phầnkinh tế, đối tượng, nghề nghiệp, loại tiền vay…kết hợp với việc phân tích các yếu tốliên quan đến khách hàng có thể đánh giá rủi ro trong cho vay cao hay là thấp
- Tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ:
Nợ cần chú ý là các khoản nợ nhóm 2 theo Quyết định NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN.Đây là những khoản nợ thuộc nhóm nợ tốt, tuy nhiên, ngân hàng có đủ cơ sở đểđánh giá là khách hàng suy giảm khả năng trả nợ Những khoản nợ thuộc nhóm này
493/2005/QĐ-có khả năng chuyển thành nợ xấu cao Đây chỉ là một trong những chỉ tiêu gián tiếpđánh giá rủi ro tín dụng Tuy nhiên, đây lại là một chỉ tiêu rất quan trọng đề ngânhàng có những dự đoán và chuẩn bị cho những rủi ro sắp tới khi dư nợ chuyển từnhóm 2 lên nhóm nợ xấu.Tỷ lệ dư nợ các nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên càng nhiều, rủi
ro cho Ngân hàng càng cao
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa nợ quá hạn so với tổng dư nợ, đây làchỉ tiêu mà hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro tronghoạt động tín dụng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng
Trang 7trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay Nếu tỷ lệ nợ quá hạncao thì có thể nói hoạt động tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả và nguy cơrủi ro tín dụng rất có thể xảy ra Ngân hàng cần đánh giá lại các khoản vay, quytrình cho vay và áp dụng các biện pháp xử lý để làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn Ngượclại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì rủi ro tín dụng nếu có xảy ra cũng không ảnhhưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Theo quy định củaNHNN hiện nay thì chỉ tiêu này không được vượt quá 3%.
- Tỷ lệ nợ xấu: bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu còn được dùng đểphân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này đượctính bằng tỷ lệ giữa tổng nợ xấu so với tổng dư nợ Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN,
nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ mới hạch toán nợ xấu theo thời gian quá hạn trên 90 ngày, việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng đang gặp nhiều khó khăn Đó là do tình hình tài chính của một bộ phận lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước rất khó khăn, vốn tự có chỉ đạt 5 – 10% tổng vốn hoạt động, khả năng sinh lời rất thấp…nếu áp dụng phương pháp phân tích dòng tiền tương lai và xếp hạng tín dụng như ngân hàng ngoại thương và một số ngân hàng khác đang triển khai thì rất nhiều doanh nghiệp, thậm chí tập đoàn lớn không đủ tiêu chuẩn vay vốn và toàn bộ nợ của họ hiện tại có thể xếp hạng là nợ xấu.
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu,chính vì thế, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng vàphản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay của một ngân hàng Nợ xấu phản ánh khảnăng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức rủi rothông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn
- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:
Tỷ lệ trích lập Dự = Dự phòng RRTD trích lập x 100%
Trang 8phòng RRTD Tổng dư nợ bình quân
Tùy theo cấp độ rủi ro mà ngân hàng phải trích lập DPRR từ 0-100% giá trị củatừng loại cho vay (sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã được định giá lại) Như vậynếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càngcao Thông thường tỷ lệ này dao động từ 0-5%
1.2 NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1 Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm nợ xấu
* Theo thông lệ quốc tế
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc,“về cơ bản mộtkhoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc cáckhoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trảtheo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có
lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.(Theo TS Lê Xuân Nghĩa, 2006, Tìm chuẩn mực trong xếp hạng nợ xấu, Ngânhàng Nhà nước Việt Nam)
Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên
90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ Đây được coi là định nghĩa của Chuẩnmực kế toán quốc tế IAS (International Accounting Standards) đang được áp dụngphổ biến hiện hành trên thế giới
Một định nghĩa mới về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tếIFRS (International Financial Reporting Standards) và IAS 39 vừa được Uỷ banChuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đời và được khuyến cáo áp dụng ở một số nướcphát triển vào đầu năm 2005 Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trảcủa khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn.Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương phápphân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (khách hàng) Hệ thống nàyđược coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó
Trang 9khăn
* Theo chuẩn mực ở Việt Nam
Để hiểu rõ về nợ xấu theo chuẩn mực Việt Nam, trước hết cần tìm hiểu kháiquát quá trình nhận thức về nợ xấu và cơ chế xử lý nợ xấu của hệ thống NHTMtrong thời gian qua
+ Quan niệm về nợ xấu của ngân hàng trước năm 2000
Trước năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chưa có quy định cụ thể về nợxấu mà chỉ có các quy định về nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do các nguyên nhânkhách quan hoặc chủ quan trong hoạt động tín dụng của các NHTM
Khi đó, nợ xấu trong thời kỳ này bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi
và việc phân loại nợ xấu được xác định theo thời gian quá hạn bao gồm: nợ quá hạndưới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ quá hạn từ trên 180 ngày đến
360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày, trong đó các khoản nợ quá hạn trên 360 ngàyđược gọi là nợ khó đòi Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổchức tín dụng (TCTD) chỉ có thể chuyển nợ quá hạn đối với từng kỳ hạn trả nợ bịquá hạn, không được chuyển toàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn Việc áp dụng cácbiện pháp xử lý nợ cụ thể được căn cứ vào nguyên nhân khách quan hoặc chủ quandẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi không thu hồi được
+ Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg.
Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số149/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng phát sinh
trước thời điểm 31/12/2000 của các NHTM (Nguồn: Hệ thống văn bản pháp luật
Việt Nam giai đoạn 2001-2010)
Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợxấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọngphát sinh trước thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngânhàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhưng vẫn không thu hồi
Trang 10được nợ Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị củaNHNN và các NHTM, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép đưa vào trong đề án xử lý
nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưa quá hạn trước thời điểm 31/12/2000nhưng NHTM có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ
Như vậy, khác với giai đoạn trước, các NHTM phân loại các khoản nợ xấutồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khảnăng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảođảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còntồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 03 nhóm nợ tương ứng vớicác cơ chế xử lý kèm theo khác nhau, bao gồm:
- Nợ xấu tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1);
- Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi(nợ tồn đọng nhóm 2);
- Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ đang còn tồn tại,hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3)
+ Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành
“Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụngtrong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi thông tư02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành, việc xác định vàphân loại nợ xấu của các TCTD đã bước đầu theo sát với thông lệ quốc tế (phân loạicăn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn củakhoản cấp tín dụng) Theo đó, các TCTD có thể thực hiện xác định, phân loại cáckhoản nợ dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính thành 05nhóm nợ: nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3 (nợ
Trang 11dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).Tương ứng với mỗi nhóm nợ, NHNN quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối vớitừng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; Nhóm 2 là 5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là50% và Nhóm 5 là 100%, riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý,TCTD trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.
Đồng thời, Quyết định trên cũng quy định: “Nợ xấu là những khoản nợ được
phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”
Tóm lại, nợ xấu theo thông lệ quốc tế và theo chuẩn mực ở Việt Nam đều cóđặc điểm chung đó là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ gốc/lãi trên 90 ngày và/hoặccác khoản nợ mà TCTD có lý do chắc chắn để đánh giá là không có khả năng thuhồi nợ gốc và lãi khi đến hạn
1.2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
a) Nguyên nhân khách quan
Sự tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài thường khó dự đoán, khókiểm soát, gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng, ngân hàng và thường baogồm các loại sau:
- Sự thay đổi chính sách của Nhà nước:
Khi các chính sách kinh tế vĩ mô có những thay đổi bất thường, không đồng
bộ tạo ra một môi trường pháp lý và môi trường hoạt động bất ổn, không thể dựđoán trước đối với ngân hàng với tư cách là bên cho vay và các doanh nghiệp với tưcách là bên đi vay thì cả hai đối tượng này sẽ gặp phải những rủi ro tất yếu dẫn đếntình trạng mất khả năng thanh toán và thậm chí có thể dẫn đến đổ vỡ cả một hệthống ngân hàng Mỗi một cú sốc, nhất là cú sốc trong khu vực tiền tệ, thường gâynên các áp lực đối với bảng cân đối kế toán của ngân hàng và sự lành mạnh của toàn
bộ hệ thống NHTM
Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao và kéo dài sẽ phải đối mặt với nguy cơmất vốn và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Đặc biệt, nợ xấu sẽ phát sinhnếu diễn biến nền kinh tế vĩ mô xấu đi nghiêm trọng và làm tiêu tan những dự định
Trang 12ban đầu mà bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (doanh nghiệp) đã dựa vào đó để
ra các quyết định Ban đầu có thể chỉ có một ngân hàng đơn lẻ rơi vào tình trạngkhông lành mạnh hoặc đổ vỡ, nhưng khi sự đổ vỡ lây lan và mang tính hệ thống thì
đó là một diễn biến kinh tế vĩ mô
- Môi trường tự nhiên:
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Điều kiện tự nhiên là yếu
tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soátcủa con người Vì vậy khi có thiên tai, địch hoạ xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng
sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, doanh nghiệp không cónguồn thu điều đó đồng nghĩa với ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với kháchhàng của mình
- Môi trường kinh tế xã hội:
Môi trường kinh tế xã hội trong nước biến động chịu ảnh hưởng của nhữngbiến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực của nền kinh tếtrong đó ngân hàng là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn nhất Khi nền kinh tế rơivào tình trạng khủng hoảng, môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn làm giảm khả năngtrả nợ của người vay khiến chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng suy giảm.Bên cạnh đó, một số nguyên nhân từ kinh tế vĩ mô như tình trạng tăng trưởng tíndụng quá mức và tập trung vào một số ngành, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồnvốn từ bên ngoài quốc gia, hiệu quả của hoạt động giám sát hệ thống, ảnh hưởng từnhững cú sốc bên ngoài cũng khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao
Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủcũng là nguyên nhân gây rủi ro lớn cho kinh doanh tín dụng của ngân hàng Bêncạnh đó hoạt động kinh doanh tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào thói quen, truyềnthống, tập quán của người dân Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chếviệc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Những tác động của môi trường bên ngoài tới bên vay làm cho họ bị tổn thất
Trang 13tài chính dẫn đến việc không thực hiện được đầy đủ và đúng hạn cam kết trả nợ gốc
và lãi đối với ngân hàng thậm chí là mất khả năng thanh toán đi đến phá sản hoặcgiải thể
Nhóm tác động bất khả kháng như biến động thị trường, thay đổi về lãi suất,
tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực và nhữngnguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách của kinh tế vĩ mô gây ra cho các kháchhàng những gánh nặng nợ nần không đáng có
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Nhiều khách hàng có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, giá thành cao,doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên gặp rủi ro cao Đồngthời, tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việcthẩm định, đánh giá doanh nghiệp, và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng
Một số khách hàng có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán lừađảo, móc ngoặc, sử dụng vốn sai mục đích, vay không có ý định trả nợ Trong đó,
có giám đốc doanh nghiệp nhà nước còn có những hành vi phạm pháp như biếu xénhoặc có ý chuyển tài sản Nhà nước sang tài sản cá nhân, mất mát vỡ nợ thì Nhànước chịu
b) Nguyên nhân chủ quan
Đây là nhóm nguyên nhân có tác động quan trọng đến việc phát sinh nợ xấu
Đa số các khoản nợ xấu có thể phòng tránh nếu bản thân ngân hàng chủ động hạnchế tốt các nguyên nhân chủ quan Điều này được phản ánh qua thực tế hoạt độngcủa nhiều ngân hàng trên thế giới với tỷ lệ nợ xấu chiếm mức thấp trong tổng dư nợkhi họ chú trọng các biện pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh do nguyên nhân này Cóthể tóm tắt lại một số nguyên nhân chính như sau:
- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
+ Sự quản lý yếu kém của Ngân hàng:
Sự quản lý yếu kém trong hoạt động ngân hàng thể hiện ở một số nội dungnhư: chậm điều chỉnh, ban hành mới các cơ chế, chính sách phù hợp; chỉ đạo nghiệp
vụ không sâu sát, kịp thời; không có các chính sách phòng ngừa rủi ro hoặc có
Trang 14nhưng không hoàn thiện
Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đi đôi với rủi ro có thể xảy ra Cácngân hàng thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên quá cao, gia tăng dư nợ tín dụng trongkhi chưa hoàn thiện được các chính sách tín dụng hoặc chính sách tín dụng khôngphù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu Nợxấu có thể phát sinh từ tất cả các khâu trong quá trình cấp tín dụng của NHTM baogồm: giai đoạn trước khi cho vay, giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý khoảnvay của khách hàng
Ở giai đoạn thẩm định, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc không chấphành nghiêm túc chế độ tín dụng, điều kiện cho vay; xem xét, đánh giá khách hàng,khoản vay không kỹ, không tốt sẽ dẫn đến phát sinh nợ xấu trong tương lai Trừ một
số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như:kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chínhsách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâuthẩm định của cán bộ tín dụng Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sựcủa khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà kháchhàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và vềđâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý Cán bộ ngânhàng đôi khi còn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiệnkịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm Mặt khác, tưcách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay củakhách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu
Ở giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay: Giải ngân không tuânthủ theo quy định tín dụng; yếu kém trong kiểm soát, theo dõi (không kiểm soáthoặc kiểm soát không chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, việckiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng bịbuông lỏng, việc kiểm soát, theo dõi danh mục khoản vay không được thực thi mộtcách có hiệu quả) sẽ dẫn đến khả năng phát sinh nợ xấu trong tương lai
+ Trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ tín dụng:
Chất lượng cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được
Trang 15các khách hàng tốt, dự án tốt Cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ởnhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều vùng, lãnh thổ, thậm chí nhiều quốc giakhác nhau Để có được sự đánh giá chính xác về khách hàng, họ phải thực sự amhiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, môi trường màkhách hàng sống Cán bộ tín dụng phải có kỹ năng phân tích tổng thể và chi tiết cácthông tin về khách hàng cũng như về dự án đề nghị vay vốn, đồng thời mỗi cán bộtín dụng cũng cần có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng vayvốn Như vậy, cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo bài bản và tự đào tạo kỹ lưỡng
và toàn diện
Mặc khác, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng,ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các khoản cho vay Nợ xấu rất dễ phát sinhkhi cán bộ tín dụng cố ý làm sai quy trình tín dụng hay bỏ sót một vài bước trongquy trình để nhằm nhận được những khoản "bồi dưỡng" từ khách hàng
+ Nạn tham nhũng, hối lộ trong hoạt động ngân hàng:
Cũng như các ngành kinh tế khác, nạn tham nhũng và hối lộ đã gây tổn thấtlớn cho hoạt động ngân hàng Tình trạng tham nhũng làm suy yếu hệ thống tàichính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân bổ các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế
và dẫn đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
Do vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế nên ngân hàng là nơi tậptrung nguồn lực tiền tệ của xã hội Sự thoái hoá, biến chất của một số cán bộ ngânhàng tạo cơ sở cho tệ nạn tham nhũng Các vụ án tham nhũng, hối lộ có quy mô lớnxảy ra đa phần có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, khả năng thu hồi những khoảnnày rất thấp
+ Nguồn cung cấp thông tin hạn chế:
Ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặpnhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng, rất khó kiểm chứng đượctoàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng Ngân hàng vẫnchưa có sự liên thông với các cơ quan khác như Thuế, Hải quan, để kiểm chứng
Trang 16những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp
+ Nguyên nhân từ bảo đảm tiền vay:
Bản chất của bảo đảm tiền vay là công cụ bảo đảm cho việc thực hiện tráchnhiệm trong quan hệ vay vốn giữa Ngân hàng và khách hàng Tuy nhiên Ngân hàngthường coi trọng tài sản thế chấp mà không quan tâm kỹ đến các điều kiện khác.Ngân hàng thường yên tâm với tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh mà thiếu sự giámsát chặt chẽ tới các khoản vay, trong khi đó điều kiện về tài sản không được duy trìphù hợp với cam kết trong hợp đồng tín dụng do quyền sở hữu về tài sản của kháchhàng không còn giá trị pháp lý hay tính phát mại của tài sản bị giảm sút…
+ Khâu quản trị rủi ro của một số ngân hàng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới nợ xấu, đặc biệt
là khâu định hướng khách hàng mục tiêu, kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng ảnh hưởngđến nợ xấu phát sinh tăng hoặc giảm
1.2.1.3 Phân loại nợ xấu
Nợ xấu được phân vào ba nhóm với khả năng thu hồi giảm dần:
a) Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm::
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãiđầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
b) Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến
60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
c) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Trang 17(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạnhoặc đã quá hạn;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên
60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi) Các khoản nợ khoanh, chờ xử lý
1.2.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu của ngân hàng thương mại
- Tổng số nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ
các khoản nợ xấu của ngân hàng Chỉ tiêu này chưa cho biết trong tổng số nợ đó, nợkhông có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu Vànhư vậy, nó chưa phản ánh một cách chính xác số nợ cho vay không có khả năngthu hồi của ngân hàng Ví dụ: hai ngân hàng cùng có tổng số nợ xấu nhưng ngânhàng có số nợ xấu không có khả năng thu hồi cao hơn hoặc tiềm lực tài chính thấphơn sẽ có nguy cơ rủi ro cao hơn
- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/tổng dư nợ cho vay và cho thuê: Chỉ
tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng Cho biết với 100 đơn vịtiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác địnhkhó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định
Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao Nếu như tỷ lệ này lớn hơn 7% thìngân hàng bị coi là có chất lượng tín dụng yếu kém, còn nếu nhỏ hơn 5% thì đượcđánh giá là có chất lượng tín dụng tốt, các khoản cho vay an toàn Tuy nhiên cáccon số được sử dụng để tính chỉ số này được đo tại một thời điểm nhất định nênchưa phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng
- Tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ xấu: Các chỉ số này phản ánh
chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi - một cấu phần quan trọng của nợ xấu Đây là
Trang 18những chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngânhàng Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của ngân hàng càng cao Cụthể, với hai ngân hàng có cùng số nợ xấu thì ngân hàng nào có tỷ lệ nợ khó đòi/nợxấu cao hơn sẽ có chỉ tiêu tuyệt đối về nợ khó đòi lớn hơn và tất nhiên là nguy cơmất vốn sẽ cao hơn.
- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro
có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành cáckhoản nợ mất vốn Nếu tỷ lệ này cao, có nghĩa là khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ
bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngânhàng và ngược lại
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ xấu: tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi ngân
hàng trong từng thời kỳ có thể phân chia cơ cấu nợ xấu theo các tiêu chí cụ thể,trong đó chủ yếu phân chia theo các tiêu chí như sau:
+ Cơ cấu nợ xấu theo từng nhóm nợ: đối với chỉ tiêu này, ngân hàng thường
phân loại nợ xấu thành nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5 theo Quyết định493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN của Ngân hàng Nhà nước
+ Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế: danh mục cho vay của các ngânhàng thường bao gồm các thành phần kinh tế chủ yếu là các tổ chức kinh tế và các
cá nhân, hộ gia đình Việc phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế là một trongnhững công tác quan trọng giúp ngân hàng có định hướng cụ thể đối với từng thànhphần kinh tế, từ đó ngân hàng có thể đưa ra những chính sách phù hợp trong việckiểm soát và xử lý nợ xấu
+ Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh: trong hoạt động tín dụng, cácngân hàng cho vay thường chú trọng đa dạng hoá các ngành nghề và lĩnh vực chovay, theo đó ngân hàng hạn chế cho vay những lĩnh vực có tỉ suất lợi nhuận thấp,tiềm ẩn nhiều rủi ro; đồng thời mở rộng và tăng cường cho vay các lĩnh vực sinh lợicao Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển của từngngành nghề mà ngân hàng sẽ phân loại nợ xấu theo ngành nghề là khác nhau, chính
Trang 19vì vậy cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối.
1.2.1.4 Tác động của nợ xấu
a) Đối với Ngân hàng thương mại
- Nợ xấu xảy ra làm phát sinh tăng chi phí, giảm lợi nhuận ngân hàng: khicác khoản cho vay phát sinh nợ xấu, việc đầu tiên các ngân hàng phải làm là tìm cácbiện pháp để thu hồi nợ Quá trình thu hồi nợ xấu vừa làm mất thời gian do phátsinh thêm nhiều công việc cho cán bộ ngân hàng, vừa phát sinh thêm các khoản chiphí cho việc thu hồi nợ Đối với các khoản nợ phức tạp và liên quan đến nhiều bênthì thời gian để thu hồi được nợ càng kéo dài và chi phí càng tốn kém Như vậy, đểthu hồi được các khoản nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chấp nhận hy sinh một phần lợinhuận của mình để trang trải chi phí cho việc thu hồi nợ (nói theo cách khác là tăngchi phí quản lý, từ đó làm giảm lợi nhuận) Ngoài ra, các khoản nợ xấu không thuđược sẽ làm giảm lợi nhuận trong hoạt động của ngân hàng
Bên cạnh những chi phí trước mắt và có thể lượng hoá được như đã nêu,ngân hàng cũng phải chấp nhận bỏ qua chi phí cơ hội và các chi phí không thểlượng hoá được như: các khoản nợ xấu làm chậm vòng quay vốn tín dụng, làm mất
cơ hội để ngân hàng thực hiện các khoản cho vay mới; về cá nhân cán bộ: nợ xấuphát sinh gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho cán bộ cho vay, làm mất thời gian xử
lý nợ và mất cơ hội của cán bộ trong việc tiếp cận, thẩm định các khách hàng vàkhoản vay mới, gây tâm lý ngần ngại của cán bộ đối với việc tiếp tục cho vay… Tất
cả những vấn đề này có nguy cơ làm tăng chi phí trong tương lai, từ đó giảm lợinhuận và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
- Nợ xấu xảy ra làm mất cân đối dòng tiền, tiềm ẩn nguy cơ mất khả năngthanh toán: khi ngân hàng không thu hoặc chậm thu được vốn và lãi cho vay, trongkhi ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động từ tổ chức và dân cư đểcho vay theo thời hạn đã xác định Điều này có thể dẫn tới tình trạng ngân hàng mấtcân đối thu chi tạm thời trong thời gian ngắn Nếu tình trạng này xảy ra đối với cáckhoản nợ nhỏ lẻ, cá biệt và không thường xuyên thì mức độ ảnh hưởng đối với ngânhàng là nhỏ, không đáng kể Tuy nhiên, nếu tình trạng chậm trả hoặc không trảđược nợ của khách hàng kéo dài và mang tính đồng loạt với quy mô lớn thì mức độ
Trang 20ảnh hưởng đến khả năng cân đối dòng tiền, cân đối thu chi là rất lớn, ngân hàng cóthể phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Nợ xấu xảy ra làm giảm sút năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng: nhưbất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào, khi rủi ro và tổn thất xảy ra, hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng, đôi khi bị giảm sút nghiêm trọng Ngânhàng cũng vậy, nợ xấu làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả,thậm chí không còn hiệu quả, năng lực tài chính giảm sút Ngân hàng buộc phải thuhẹp quy mô hoạt động làm cho uy tín, sức cạnh tranh của ngân hàng hạn chế
b) Đối với các chủ thể khác trong nền kinh tế
- Đối với khách hàng vay: như đã nêu trên, khi một khoản nợ xấu xảy ra,ngân hàng mất đi cơ hội thực hiện khoản vay mới Điều này cũng đồng nghĩa vớiviệc người đi vay mất cơ hội tiếp cận với khoản vay của ngân hàng Nợ xấu cànglớn, ngân hàng càng thu hẹp quy mô và đối tượng cho vay, thận trọng hơn trong chovay Như vậy, người đi vay sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong tiếp cận vốn vay,không có nguồn vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh hay tiêu dùng Đốivới các chủ thể vay trực tiếp gây ra nợ xấu (là người chậm trả hoặc không trả nợ) thìkhả năng tiếp tục được vay từ chính ngân hàng đó hay ngân hàng khác là rất khókhăn, thậm chí không thể vay tiếp do hệ thống ngân hàng sẽ có những cảnh báo đốivới các đối tượng vay này
- Đối với khách hàng tiền gửi: các ngân hàng huy động vốn từ các chủ thểcho vay để thực hiện hoạt động cho vay Khi hoạt động cho vay không đem lại hiệuquả, ngân hàng không thể thu hồi lại được gốc và lãi của khoản vay, ngân hàng phải
sử dụng nguồn vốn tự có của mình để trả lại cho người gửi tiền Đến mức độ nào
đó, khi nguồn vốn của chính ngân hàng cũng không thể bù đắp nổi cho tổn thất dorủi ro tín dụng gây ra, ngân hàng mất khả năng thanh toán và người gửi tiền phải đốimặt với nguy cơ không thể thu hồi lại vốn đã gửi ngân hàng
c) Đối với nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút
và cung cấp tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế Do đó,
Trang 21nợ xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Ở mức độ thấp, nợ xấu khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh hoặc tiêu dung của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khảnăng tăng trưởng của nền kinh tế
Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫnđến phá sản thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng,gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
xã hội và sự phát triển của đất nước
1.2.2 Xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Khái niệm về xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu là những hoạt động của ngân hàng được triển khai khi nợ xấu
đã phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra
1.2.2.2 Các phương thức xử lý nợ xấu
Các phương thức xử lý nợ xấu chủ yếu mà ngân hàng thường áp dụng bao gồm:
a) Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ:
Đối với các khoản nợ xấu của khách hàng là doanh nghiệp, sau khi phân tíchthực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đánh giá khách hàng cókhả năng phát triển để thanh toán nợ xấu cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ áp dụngbiện pháp cấu trúc lại hay tái cơ cấu doanh nghiệp
Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình thực hiện tái cơ cấu hoạt động sản xuấtkinh doanh, tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp có hiện trạng kinh doanh, tài chínhkém nhưng có khả năng phục hồi Việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp được thựchiện giữa các bên có liên quan: nhà đầu tư, nhà kinh doanh, ngân hàng cho vay nợvới mục đích cao nhất là hồi sinh, tăng giá trị cho doanh nghiệp
Nói chung, đề xuất xử lý nợ xấu theo giải pháp cấu trúc lại chỉ được áp dụngcho các khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4 và đối với các khách hàng được quyếtđịnh tiếp tục duy trì quan hệ Khi đã có quyết định tiếp tục duy trì quan hệ với đốitượng khách hàng này, khoản nợ có thể được quản lý thông qua việc giám sát chặtchẽ, nhằm đảm bảo rằng bên vay thực thi các hành động cần thiết để cải thiện tình
Trang 22hình của họ, và sửa chữa sai sót Đặc biệt, trong trường hợp không trả được nợ lầnđầu, ngân hàng cần có hành động cương quyết để thuyết phục khách hàng trongviệc thực thi các biện pháp cứng rắn để củng cố vị thế của khách hàng Ngân hàngduy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để giám sát tiến trình xử lý nợ Trên cơ
sở đó, ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp:
Thứ nhất, điều chỉnh kỳ hạn nợ: Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ thông thường
được thực hiện thông qua việc hoãn hoặc/và giảm khối lượng nợ gốc phải thanhtoán của kỳ hạn trả nợ, nhưng không được giảm tổng số nợ phải trả Nếu được sửdụng một cách cẩn thận, việc điều chỉnh kỳ hạn nợ là một hình thức được chấp nhậnkhi thực hiện cơ cấu lại nợ
Thứ hai, gia hạn nợ: Đây là phương án tránh áp lực trả nợ của khách hàng
để hỗ trợ khách hàng tiếp tục kinh doanh Ngân hàng cũng có thể xem xét cấp thêmtín dụng giúp khách hàng vượt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi cáckhoản nợ trước Đây không phải là biện pháp tốt vì nó mang tính mạo hiểm cao
Thứ ba, giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả: Giải pháp này có thể
được xem xét áp dụng tuỳ thuộc vào thiện chí trả nợ vay của khách hàng và tuân thủtheo các quy định hiện hành của Nhà nước và của từng ngân hàng Việc giảm, miễnlãi đối với khách hàng coi như sự hy sinh một phần doanh thu của ngân hàng để cóthể tận thu hồi được nguồn vốn đã cho vay
b) Bán nợ, gán nợ, xiết nợ
- Bán nợ: Biện pháp này được ngân hàng sử dụng đối với các khoản nợkhông có tài sản đảm bảo hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ Ngân hàng sẽchuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc tổ chức hoặc cá nhân khác cóchức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình Khi bán các khoản nợ xấu,ngân hàng thường chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồi vốnnhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại Để thực hiện có hiệu quảbiện pháp này, bên cạnh việc nhanh chóng đưa các khoản nợ xấu ra khỏi bảng tổngkết tài sản, các ngân hàng thường thành lập một tổ chức có tính chuyên môn hoácao gọi là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Công ty này sẽ tiếp nhận các
Trang 23khoản nợ và thực hiện mua bán tiếp theo
- Gán nợ: là việc tài sản cầm cố, thế chấp sẽ được thỏa thuận chuyển quyền
sở hữu cho ngân hàng để trừ nợ (gồm cả vốn gốc, lãi và các phí khác) khi kháchhàng không trả được nợ
c) Xử lý tài sản
Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng không cókhả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ… NHTM chủ động xử lý các tài sảnđảm bảo nợ vay kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất đai, tài sản gắn liền với đấtthuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau: Tự bán công khai trênthị trường; Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Bán cho Công ty mua bán
nợ của Nhà nước Trong trường hợp khoản vay không được thanh toán đầy đủ thìngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo theo nguyên tắc và cơ chế theo luật định
d) Đòi nợ bên bảo lãnh
Đối với các khoản cho vay có sự bảo lãnh của bên thứ ba: Ngân hàng yêucầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay Trường hợp bên bảolãnh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay, ngân hàng chủ động xử lý tài sản bảolãnh tương tự như các tài sản thế chấp cầm cố của bên vay
Mặc dù biện pháp này là không mong muốn do việc phát mại tài sản bảođảm hoặc đòi nợ bên bảo lãnh thường rất phức tạp với nhiều thủ tục, tốn nhiều thờigian, khả năng thu hồi đầy đủ nợ thường không cao, song ngân hàng vẫn buộc phảithực hiện để thu hồi vốn Cho đến nay, đây là một trong số các biện pháp thu hồivốn có hiệu quả nhất cho các ngân hàng, đặc biệt các khoản nợ do cơ sở pháp lýchưa đầy đủ, khách hàng lừa đảo ngân hàng…
e) Sử dụng các biện pháp pháp lý
Biện pháp kiện khách hàng ra toà để đòi nợ được ngân hàng lựa chọn khi cácbiện pháp trên không khả thi Ngân hàng có thể nhờ toà án can thiệp buộc kháchhàng trả nợ, chuyển giao tài sản đảm bảo tiền vay, phát mại tài sản của khách hànghoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ và ngân hàng với tư cách
là chủ nợ chính có thể làm đơn xin toà mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệptheo luật phá sản Theo quy định của luật này, kể từ ngày Toà quyết định mở thủ tụcgiải quyết yêu cầu phá sản, các khoản nợ chưa tới hạn được coi là tới hạn, các chủ
Trang 24nợ không được tính lãi đối với thời gian chưa tới hạn Việc ngừng tính lãi (dù nợchưa trả) là không có lợi cho ngân hàng Cho nên, yêu cầu phá sản doanh nghiệp làbiện pháp cuối cùng để ngân hàng thu hồi nợ.
Trên thực tế, việc phải sử dụng đến giải pháp này thường không đem lại hiệuquả cao cho việc đòi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rối, khách hàng thường làkhông còn khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo có tranh chấp về pháp lý hoặc không đủgiá trị bù đắp cho khoản vay, việc xử lý tài sản hoặc thu hồi nợ thông qua cơ quanThi hành án thường mất nhiều thời gian, tốn kém về chi phí và thời gian
f) Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
Theo thông lệ quốc tế, muốn xoá nợ tồn đọng phải có nguồn tiền nhất định
Ở Việt Nam, tiền dùng để xử lý nợ là từ quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng hoặc từNgân sách nhà nước Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng chonhững tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụtheo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phíhoạt động của TCTD
Những trường hợp được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro là khi khách hàng vayvốn, bên được bảo lãnh vay vốn, bên được hưởng dịch vụ thanh toán là những tổchức bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân bị chết, mất tích hoặc không thực hiện đượccác nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ thuộc nhóm
Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các ngân hàng vậndụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng Thực chất của biện pháp này là ngânhàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên ảnh hưởng đếnkết quả kinh doanh của ngân hàng Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảmthu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi được
g) Sự trợ giúp của Chính phủ
Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do các khoản vay theo chính sách củaChính phủ, các ngân hàng phải trông chờ vào nguồn bù đắp từ Ngân sách Nhànước Thực chất các khoản vay theo chính sách có thể coi như khoản vay có bảolãnh của bên thứ ba là Chính phủ Do vậy, khi ngân hàng không thể thu hồi được nợ
từ khách hàng thuộc đối tượng này thì Chính phủ phải đứng ra giải quyết cho ngân
Trang 25hàng Chính phủ có thể sử dụng Ngân sách mua toàn bộ số nợ xấu của NHTM để
xử lý dần trong một số năm nhằm giải thoát cho các NHTM không bị sa lầy vàokhủng hoảng nợ xấu, giúp ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh Biệnpháp này có hạn chế là thủ tục, trình tự xử lý phức tạp, kéo dài, có sự tham gia củanhiều cơ quan chức năng, không thể áp dụng thường xuyên vì vốn ngân sách cóhạn, việc xử lý một khối lượng lớn nợ xấu rất tốn kém làm giảm ngân sách đầu tưcho các lĩnh vực khác, gây ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá về xử lý nợ xấu
- Sự thay đổi của cơ cấu nợ xấu: Sự biến động của cơ cấu các nhóm nợ trong
nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác hạn chế và xử lý nợ xấu Theo đó,
tỷ lệ dư nợ của các nhóm có mức độ rủi ro cao hơn ngày càng giảm thì chứng tỏcông tác hạn chế nợ xấu càng tốt Nếu một khoản nợ xấu có thể được chuyển lênnhóm nợ tốt hơn sẽ dẫn đến nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu giảm, khả năng thu hồi nợđược cải thiện
- Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi/tổng dư nợ: đây là chỉ tiêu quan trọngthường dùng để đánh giá công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Tỷ lệ nàycàng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ xấu càng hiệu quả và ngược lại
Tỷ lệ các khoản nợ
Tổng nợ xấu đã thu hồi
x 100%
Tổng dư nợ cho vay
- Mức giảm tỷ lệ nợ ngoại bảng/tổng nợ xấu: Để đánh giá công tác xử lý nợxấu, ngoài các chỉ tiêu như trên thì chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ nợ ngoại bảng/tổng nợxấu cũng là một chỉ tiêu cần chú ý Những khoản nợ đã được chuyển sang hạch toánngoại bảng là những trường hợp khách hàng có nợ gần như không có khả năng thuhồi, tuy nhiên các tổ chức tín dụng vẫn tích cực theo dõi và áp dụng nhiều biện phápthu hồi nợ Nếu dư nợ hạch toán ngoại bảng càng giảm thì chứng tỏ công tác xử lýcàng tốt
1.2.2.4 Mục tiêu của xử lý nợ xấu
Nợ xấu làm cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân không vay được vốn, sản xuấtkinh doanh khó khăn đình trệ, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống và tăng trưởngkinh tế Nợ xấu còn làm cho tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng không lành
Trang 26mạnh, thanh khoản khó khăn, ngân hàng thương mại đứng trước nguy cơ đổ vỡ, đedọa an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mô Xuất phát từ những tác động của nợxấu, có thể thấy được mục tiêu quan trọng nhất của xử lý nợ xấu là cải thiện thanhkhoản, tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng,đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an toàn hệ thống
1.2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại
Xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có các giải pháp đồng
bộ, từ nhiều phía cả Nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp Việc xử lý nợ xấu củacác ngân hàng thương mại chịu sự tác động của các yếu tố chủ yếu sau:
- Nhân tố chủ quan:
Thứ nhất, năng lực tài chính của NHTM:
Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại là một nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến công tác xử lý nợ xấu Đối với các ngân hàng có tiềm lực tài chínhmạnh, có đủ nguồn tài chính để trích dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng trích dựphòng rủi ro, đặc biệt dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu thì việc xử lý nợ xấutốt hơn các ngân hàng nhỏ
Thứ nhất, hành lang pháp lý: Hầu hết Chính phủ các nước đều nhận ra tác
động tiêu cực của các khoản nợ xấu đối với nền kinh tế và đã phối hợp thực hiệncác biện pháp như ban hành luật, quy định về xử lý nợ xấu Hàng lang pháp lý phải
rõ ràng, thuận lợi và đủ mạnh để giải quyết nợ xấu, cụ thể phải có các Luật có hiệulực về thế chấp, tịch thu tài sản và phá sản ngân hàng, có chính sách thích hợp, cógiới hạn ngân sách cứng đối với những doanh nghiệp có vấn đề
Trang 27Hệ thống luật pháp là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động tài chính ngânhàng Một hệ thống luật hoàn chỉnh là yêu cầu quan trọng cho sự phát triển của hoạtđộng ngân hàng Sự thiếu chặt chẽ, hoàn chỉnh của môi trường pháp luật tác độngxấu tới hoạt động ngân hàng nói chung và nợ xấu ngân hàng nói riêng Kẽ hở của hệthống văn bản pháp luật tạo điều kiện cho khách hàng lừa đảo, chiếm dụng vốnngân hàng, chây ỳ không chịu trả nợ hoặc gây khó khăn cho quá trình xử lý nợ củangân hàng Hệ thống pháp luật hay thay đổi, kém minh bạch, hiệu lực thực thi yếucũng có thể làm cho hệ thống ngân hàng trở nên kém lành mạnh và trong đó thường
là tỷ lệ nợ xấu cao, tồn đọng lâu trong các ngân hàng Ở một số nước hệ thống phápluật vừa thiếu, vừa yếu chính là rào cản lớn nhất đối với ngân hàng trong việc xử lý
nợ xấu
Thứ hai, môi trường kinh tế:
Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp, các hộ giađình và ngay cả Nhà nước cũng có thể gặp khó khăn trong việc trả số nợ hiện tạicủa họ Một doanh nghiệp yếu kém, nợ nần nhiều, làm ăn không có lãi, thị phần suygiảm sẽ khó có khă năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn Vì vậy, những diễn biến kinh tế
vi mô ở khu vực sản xuất vật chất, cụ thể là khu vực các doanh nghiệp, sẽ ngay lậptức tác động đến hệ thống ngân hàng, đặc biệt là đến danh mục tín dụng ngân hàng,đồng thời cũng ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu
Ngược lại, trong điều kiện môi trường kinh tế lành mạnh phát triển, minhbạch, sự phát triển đầy đủ của các thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thịtrường bất động sản tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại được chủ độnglựa chọn nhiều biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất
Thứ ba, sự quan tâm, quyết tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành và chính
quyền địa phương trong việc xử lý nợ xấu Hậu quả của gánh nặng nợ xấu tồn đọnggây ra cho hệ thống ngân hàng không phải chỉ do ngành ngân hàng gây ra mà mộtphần là do hậu quả của các chính sách, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, sự điều hành chỉđạo yếu kém của lãnh đạo đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nước Việc xử lý nợxấu theo chỉ đạo của Nhà nước hầu hết phải chờ cơ chế của Chính phủ, các Bộngành và Ngân hàng Nhà nước, vì vậy cần đòi hỏi có sự triển khai đồng bộ và thống
Trang 28nhất để tránh việc triển khai xử lý nợ mất nhiều thời gian.
1.2.3 Kinh nghiêm xử lý nợ xấu ở một số nước trên thế giới
1.2.3.1 Kinh nghiêm xử lý nợ xấu tại Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bấtđộng sản tan vỡ - tình cảnh khá tương đồng với Việt Nam hiện nay Để giải cứunhững tổ chức tín dụng có nguy cơ phá sản, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyếtđịnh bơm 700 tỷ USD Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấungân hàng thương mại, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời chonhững đơn vị yếu kém Phần còn lại - nhưng chiếm tỷ trọng lớn - là để mua cổphiếu ưu đãi của các ngân hàng
Với mục đích thứ ba, FED lựa chọn mua cổ phiếu ưu đãi thay vì loại phổthông Cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khảnăng sinh lời nhưng lại không có quyền tham gia vào việc điều hành ngân hàng.FED chỉ muốn đẩy một ít dòng tiền để ngân hàng có vốn đầu tư và thoát khỏi tìnhtrạng tồi tệ - về mặt bản chất chính là FED cho vay - nhưng họ chủ trương nắmquyền kiểm soát các ngân hàng nên việc họ chọn loại cổ phiếu ưu đãi như phân tích
ở trên là rất thích hợp
1.2.3.2 Kinh nghiêm xử lý nợ xấu tại Hàn Quốc
Tính đến năm 1998, nợ xấu của toàn bộ hệ thống tài chính Hàn Quốc lên tới
118 ngàn tỉ won, bằng 18% tổng dư nợ (tương đương khoảng 27% GDP của HànQuốc năm 1998), trong đó có 42% là nợ quá hạn từ 3 – 6 tháng, và 58% là nợ quáhạn trên 6 tháng
Để giải quyết lượng nợ xấu khổng lồ, Chính phủ Hàn Quốc đã cải tiến lạichức năng và nhiệm vụ của KAMCO, vốn là một Công ty quản lý tài sản nợ thuộcNgân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) KAMCO được sở hữu bởi ba đơn vị: BộTài chính và Kinh tế (đóng góp 42,8% vốn), KDB (28,6%), và các định chế tàichính khác (28,6%) Cty này được vận hành bởi một uỷ ban gồm các đại diện đến từ
Bộ Tài chính và kinh tế, Bộ Kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban Giám sát tài chính,
Trang 29Hiệp hội các ngân hàng, Cty bảo hiểm tiền gửi KDB và ba chuyên gia độc lập (mộtluật sư, một chuyên gia kiểm toán, và một chuyên gia kinh tế).
Tính tới tháng 4/2003, KAMCO đã mua tổng cộng 1.101 ngàn tỉ won nợ xấutheo giá sổ sách của toàn bộ hệ thống tín dụng với tổng số tiền 39,8 ngàn tỉ won vàđồng thời bán được 65,9 ngàn tỉ won theo giá sổ sách với tổng số tiền thu về là 31,1ngàn tỉ won
KAMCO mua các khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính dựa trên các tiêuchí và phương pháp khác nhau Khi một tổ chức tài chính đề nghị bán nợ xấu,KAMCO sẽ phân tích, định giá, và đàm phán vớí giá bán cuối cùng Việc định giá
nợ xấu của KAMCO được dựa trên khả năng mất vốn của các khoản nợ, theo cácquy định về an toàn vốn Sau đó, KAMCO tiến hành định giá nợ xấu dựa trên đặcđiểm của từng khoản nợ
Có thể nói, những hành động quyết đoán của KAMCO trong giai đoạn đầu
đã giúp cho các Công ty mua bán nợ xấu tư nhân của Hàn Quốc mạnh dạn hơn thamgia vào thị trường Nếu như năm 1997, toàn bộ giá trị các thương vụ mua bán nợxấu tại Hàn Quốc đều do KAMCO tiến hành thì con số này giảm xuống còn 58,15%vào năm 1998 và 2,81% vào năm 2000 Chính nhờ có sự tham gia của các Công tymua bán nợ xấu tư nhân mà nợ xấu của Hàn Quốc đã giảm mạnh từ 17% tổng dư nợvào tháng 3/1998 xuống còn 2,3% vào cuối năm 2002
Bên cạnh đó, để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, Chính phủHàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt - một số đã tỏ ra rất có hiệu quảtrong một khoảng thời gian nhất định như:
(1) Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổicác tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế
(2) Tính vào chi phí: Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dựphòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòngđịnh giá lại tài sản Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của
tổ chức tín dụng
Trang 30(3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO hay tổ chức tàichính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổchức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễngiảm thuế
1.2.3.3 Kinh nghiêm xử lý nợ xấu tại Malaysia
Bài học từ Malaysia rất đáng được ghi nhận khi nền kinh tế nước này nhanhchóng thoát khỏi suy thoái và hồi phục (Thái Lan sau khi hồi phục lại mất một thờigian suy giảm) nhờ những giải pháp về xử lý nợ Giải pháp chính phủ Malaysia đãthực hiện để giải quyết nợ xấu chính là thành lập một công ty mua bán nợ quốc gia(AMC), một công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Vào tháng 6/1998, Malaysia đã thành lập ra Danaharta (một Công ty Quản lýtài sản-AMC) Nhiệm vụ chính là loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán củacác định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi củacác khoản nợ Hoạt động này giúp cho các tổ chức tài chính thoát khỏi gánh nặng
nợ đang ngăn cản chức năng trung gian tài chính
Danaharta đã thành công trong việc xử lý các khoản nợ xấu Danaharta đãmua 23.1 tỷ Ringgit Malaysia, tương đương 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngânhàng, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009
Việc mua bán nợ được thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu
đề ra Các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC Mức chiết khấubình quân là 57%, tức là các ngân hàng buộc phải chấp nhận mất hơn nửa các khoản
nợ Sau khi thực hiện bán nợ cho AMC, các tổ chức này có thể tập trung vào hoạtđộng trung gian tài chính của mình
Bước thứ hai của Danaharta là quản lý tài sản, bước vô cùng quan trọng vìDanaharta phải cân bằng các mục tiêu: không thở thành nhà kho của nợ xấu, tối đahóa giá trị phục hồi, không làm rối loạn thị trường khi bán ra các tài sản, tạo ra lợinhuận trên vốn
Trang 31Danaharta thiết lập một cơ chế minh bạch và rõ ràng trong việc xử lý các tàisản, chỉ định các chuyên gia quản lý và xem xét các chuyên viên này, cơ chế chàobán mở và được thực hiện bởi các hãng chuyên nghiệp.
Bên cạnh Danaharta, Malaysia còn lập ra Danamodal, một công ty đầu tư vàkinh doanh vốn nhà nước Danamodal đã bơm 6.4 tỷ Ringgit Malaysia vào 10 tổchức tài chính để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng Kết quả, hệ số
an toàn vốn tối thiểu tăng lên 12.7%
Song hành với việc bơm vốn là việc các cổ đông ngân hàng chấp nhận việcgiảm cổ phần trong tổ chức tài chính, thay đổi hội đồng quản trị, ban lãnh đạo.Danamodal chỉ định đại diện vốn trong các tổ chức tài chính để giám sát quản lýmột cách cẩn thận và tiến hành những thay đổi cần thiết
Ngoài ra, Malaysia còn đưa ra kế hoạch sáp nhập 58 tổ chức tài chính vào 6nhóm Kế hoạch này được sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương Malaysia và đượcthực hiện dựa trên những cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tronglĩnh vực tài chính
Sau khi tiến hành các bước trên, Malaysia đã tập trung xây dựng thị trườngtrái phiếu để tránh cho việc thị trường tài chính bị mắc kẹt trong nợ xấu Đây là điều
mà Việt Nam sẽ rất cần tiếp thu từ Malaysia trong việc phát triển thị trường tàichính trong thời gian tới Phát triển thị trường trái phiếu là ưu tiên vì nó là một kênhhuy động vốn thay thế cho ngân hàng Thị trường trái phiếu còn thiếu sót và khiếmkhuyết là nguyên nhân quan trọng của tình trạng nợ xấu của Malaysia năm 1997 (và
cả Việt Nam trong thời gian vừa qua) Một số chính sách thực hiện thúc đẩy thịtrường trái phiếu:
- Đơn giản quy trình đăng ký phát hành trái phiếu để các doanh nghiệp có thể pháthành nhiều loại trái phiếu theo mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư, các loại tráiphiếu với kỳ hạn dài
- Tập trung phát triển thị trường chứng khoán và mở rộng đối tượng khách hàng
- Kế hoạch dài hạn phát triển để thị trường trái phiếu sôi động với nhiều nhà pháthành, nhà đầu tư, trung gian tài chính
Trang 32- Bảo hiểm cho thị trường trái phiếu để hỗ trợ hồ sơ tín dụng của doanh nghiêp.
1.2.3.4 Bài học cho Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 và mới nhất là năm
2008 đã tác động xấu đến hệ thống ngân hàng tại những quốc gia nói trên với tỷ lệ
nợ xấu tăng cao Chính phủ các nước đã thực hiện nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu,nâng cao niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng như thực hiện cơ chế bảohiểm tiền gửi toàn bộ; bơm vốn cho các ngân hàng và định chế tài chính; thành lậpcông ty mua bán nợ xấu hoặc công ty quản lý tài sản; tạo ra một cơ chế thỏa thuận
xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng và bên đi vay nhằm thương lượng phương án
xử lý nợ Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước là một bài học hay cho Việt Namtrong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay Tính đến cuối tháng12/2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng Việt Nam là 3,63% tổng dư nợ tíndụng Đây là con số chưa báo động nhưng đáng quan ngại Việc tìm các giải phápphù hợp để xử lý nợ xấu là rất cần thiết nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.Một số biện pháp được Việt Nam thực hiện bao gồm:
- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợxấu, thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia (Công ty mua bán nợ và tài sản tồnđọng của doanh nghiệp (DATC) - là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thuộc sựquản lý của Bộ Tài chính, được thành lập năm 2003 và Công ty Quản lý tài sản củacác tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) - là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sởhữu 100% vốn, chịu sự thanh tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước(NHNN), được thành lập vào 26/7/2013) Tuy nhiên, chỉ nên xem VAMC là giảipháp mang tính tạm thời và về lâu dài cần tính đến phương án cho phép các tổ chứctài chính yếu kém được phá sản nhằm đảm bảo yếu tố nguyên tắc thị trường và sựcông bằng và lạnh mạnh của hệ thống
- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợxấu thông qua đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàngyếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt cũng như thực hiệnmua bán sáp nhập
Trang 33- Phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vàokhu vực ngân hàng được xem là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồnlực trong nước gặp khó khăn.
- Xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia có phân định trách nhiệm và cơchế phối hợp hiệu quả giữa NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính và Bảohiểm tiền gửi Việt Nam
- Trong quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nâng cao niềmtin công chúng là vấn đề hết sức quan trọng, các cơ quan chức năng cần sớm nghiêncứu, xem xét nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam
và thông lệ quốc tế
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
và các dịch vụ khác, BIDV còn phải thực hiện các nhiệm vụ khi Nhà nước giao cho
Từ đầu những năm 2000, nhằm đưa lĩnh vực ngân hàng tài chính Việt Namphát triển ngang tầm với các nước trong khu vực, Chính phủ đã có kế hoạch cổphần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước theo nguyên tắc nhà nước nắm giữ cổphần chi phối, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành phù hợp vớitiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại nhà nướcphát triển nhanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục là nòng cốt trong cung cấpdịch vụ ngân hàng và nắm giữ thị phần lớn Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 2124/QĐ-TTG v/v phê duyệt phương án cổ phần hóaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Trên cơ sở đó, ngày 23/04/2012, Thống đốc
Trang 35Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN v/v thành lập vàhoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động, Hội đồng Quản trị đã ban hành Quyếtđịnh số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/05/2012 v.v thành lập chi nhánh, sở giao dịch thuộcNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh được chính thức đổitên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội.Mặc dù chuyển đổi sang mô hình ngân hàng cổ phần, các ngân hàng thương mạinhà nước vẫn phải duy trì tỷ lệ Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% trừ Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam Trong số các ngân hàng thương mại nhà nước đã cổphần, tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Nhà nước nắmgiữ 64,46% cổ phần, còn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank), vốn Nhà nước chiếm 77,11% Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có tới 95,76% vốn Nhà nước Chính điều này đãảnh hưởng đến cơ chế xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nhà nước nóichung và BIDV nói riêng Tại các quốc gia khác, để giải quyết khủng hoảng nợ xấu
do ngân hàng gây ra, Chính phủ sẽ thực hiện quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân,thực hiện giám sát hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, tại Việt Nam, do chủ sở hữu làNhà nước nên cơ chế như vậy là không khả thi Mặt khác, BIDV và các ngân hàngquốc doanh thường thực hiện cho vay theo chủ trương, chính sách của Nhà nướcnên việc xử lý nợ xấu cần có cơ chế hỗ trợ riêng với sự hỗ trợ từ Nhà nước xóa nợbằng ngân sách thay vì xử lý theo cơ chế thị trường
2.1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh
Hoạt động cho vay của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội là một trong nhữngnghiệp vụ có thế mạnh của chi nhánh Chi nhánh Bắc Hà Nội là chi nhánh ngân hàng
có tổng dư nợ cho vay cao nhất trên địa bàn Quận Long Biên và lớn thứ tư trong hệthống BIDV hiện nay với thành phần kinh tế và ngành nghề cho vay khá đa dạng
a Về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:
Từ 2012-2014, danh mục cho vay theo nhóm khách hàng thay đổi theohướng giảm dần tỷ trọng cho vay các DNNN, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với
Trang 36thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự pháttriển Năm 2012, tỷ trọng cho vay các DNNN chiếm 60% tổng dư nợ, Năm 2013, tỷtrọng này là 46% và đã giảm xuống chỉ còn 35% trong năm 2014, trong khi đó, tỷtrọng dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dư nợ bán lẻ (cá nhân, hộ giađình) ngày một tăng lên; lý giải điều này là do khi thành lập BIDV có định hướngBIDV Bắc Hà Nội là chi nhánh bán buôn của hệ thống Mặc dù tỷ trọng cho vay cácDNNN đã giảm dần qua các năm, tuy nhiên dư nợ cho vay các doanh nghiệp nàyvẫn chiếm phần lớn tại Chi nhánh Trong những năm qua kinh tế quốc doanh đangdần không theo kịp với diễn biến nhanh của nền kinh tế thị trường, phương thứcquản lý lạc hậu đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp nhà nước, ảnh hưởng tới việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nàytại Chi nhánh
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng, phòng Kế hoạch tổng hợp, BIDV chi
nhánh Bắc Hà Nội)
b Về cơ cấu dư nợ theo ngành nghề:
Hiện nay, BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện đánhgiá các lĩnh vực, khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vayđối với các lĩnh vực có rủi ro cao …Trong những năm vừa qua Chi nhánh cũng đãchú trọng đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực, hạn chế cho vay những lĩnh vực có tỉsuất lợi nhuận thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro (như cho vay sắt thép, vận tải biển, bất
Trang 37động sản); đồng thời mở rộng và tăng cường cho vay các lĩnh vực sinh lợi cao (dịch
vụ thương mại, dệt may, xơ sợi…)
Bảng 2.1: Dư nợ vay theo ngành nghề tại BIDV Bắc Hà Nội
Ngành nghề
Tuyệtđối(tỷđ)
Tỷtrọng(%)
Tuyệtđối (tỷđ)
Tỷtrọng(%)
Tuyệtđối (tỷđ)
Tỷtrọng(%)
nợ cho vay thi công đóng tàu, dư nợ mua tàu biển); ngành thép (bao gồm sản xuất
và kinh doanh thương mại) và bất động sản là ba ngành chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh; cụ thể ngành vận tải biển đóng tàu chiếmkhoảng 36% tổng dư nợ, ngành thép và ngành bất động sản mỗi ngành chiếmkhoảng 20% tổng dư nợ Việc tập trung lớn dư nợ vào một số ngành nghề như trêncũng là nguy cơ rủi ro nợ xấu tiềm ẩn với chi nhánh khi thị trường của hai ngànhvận tải biển, thép và bất động sản có biến động
Đối với các khách hàng thuộc ngành thép: các khách hàng của Chi nhánh bịảnh hưởng của sự tăng, giảm thất thường của giá thép thành phẩm, giá phôi nguyênliệu nên thu nhập của khách hàng trong năm bị biến động và khác với kế hoạch dự
Trang 38tính của doanh nghiệp Ngoài ra, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của thépnhập khẩu từ Trung Quốc có giá thành rẻ với chất lượng cũng không thua kémnhiều đã dẫn đến hàng sản xuất ra khó tiêu thụ, gián tiếp ảnh hưởng đến việc trả nợcho Chi nhánh, một số khoản nợ phải chuyển sang nợ xấu Mặt khác, lĩnh vực kinhdoanh sắt thép phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng Trongnhững năm qua, khi thị trường bất động sản đóng băng và các dự án xây dựng bịđình trệ đã dẫn tới ngành sắt thép gặp nhiều khó khăn, nợ xấu đối với ngành nàyngày một gia tăng.
Đối với các khách hàng thuộc ngành vận tải biển, đóng tàu: giai đoạn
2008-2009 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu sụt giảm 12%(theo Thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới đây là mức giảm cao nhất trongthập kỷ qua) Trong giai đoạn này, hàng hóa sản xuất ra bị đình trệ, không tiêu thụđược, các đơn hàng vận chuyển bằng đường biển cũng giảm theo, trong khi đó cáchàng tàu vẫn phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh như lương cho công nhân,bảo trì, bảo dưỡng tàu…Thêm nữa, thời gian để đóng một con tàu là tương đối dài,trong khi đó giá mua tàu đã được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng Nguyênvật liệu dùng để đóng tàu lại chủ yếu là nguyên liệu ngoại nhập, biến động về giánguyên vật liệu cũng như biến động về tỷ giá khiến cho doanh nghiệp không có lãinhiều, thậm chí là lỗ, dẫn tới dư nợ xấu của ngành này tăng lên đáng kể, đặc biệt làkhoản nợ xấu đến từ các doanh nghiệp nhà nước Cho đến năm 2014, ảnh hưởng từcuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2009 vẫn mang nhiều hệ lụy, mặc dù dư
nợ ngành vận tải biển và đóng tàu đã được xử lý rủi ro nhiều khoản nhưng dư nợxấu của ngành này hầu như đều là dư nợ không thể thu hồi được
Đối với các khách hàng thuộc ngành bất động sản: Lĩnh vực kinh doanh bấtđộng sản là một trong những ngành đang chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảngkinh tế Tính thanh khoản của thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng so vớithời điểm phát triển nóng vào năm 2008, các giao dịch về lĩnh vực này gần nhưkhông được thực hiện Những khó khăn mà Ngân hàng cho vay đối với các doanhnghiệp kinh doanh bất động sản chủ yếu do các doanh nghiệp này không bán được
Trang 39sản phẩm, hàng tồn kho về các căn hộ, chung cư, biệt thự nhiều đồng thời giá trị tàisản đảm bảo bị giảm sút giá trị, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
2.2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
2.2.1.1 Thực trạng phân loại nợ giai đoạn 2012-2014
Dư nợ cho vay tại Chi nhánh có mức tăng trưởng đều qua các năm và qua 3năm 2012, 2013, 2014 tốc độ tăng trưởng trung bình của dư nợ vay là 5% Tuynhiên, điểm đáng chú ý là tuy dư nợ có sự tăng trưởng qua các năm nhưng doanh sốgiải ngân và doanh số thu nợ không tăng trưởng tương xứng, thậm chí nợ xấu tạiChi nhánh trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên Nguyên nhân là do ảnh hưởngtrực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã khiến các doanh nghiệp gặptrở ngại trong cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh làm chu kỳsản xuất kinh doanh dài hơn, khối lượng hàng tồn kho tăng, vốn bị chiếm dụngnhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp, ảnhhưởng tới khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng
Bảng 2.2: Phân loại nhóm nợ trong cho vay tại BIDV Bắc Hà Nội
Phân loại nợ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tuyệtđối (tỷđ)
Tỷtrọng (%)
Tuyệtđối (tỷđ)
Tỷtrọng (%)
Tuyệtđối (tỷđ)
Tỷtrọng (%)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng, phòng kế hoạch tổng hợp của
Chi nhánh giai đoạn 2012-2014)
Qua kết quả phân nhóm nợ giai đoạn 2012-2014 cho thấy chất lượng tíndụng doanh nghiệp của chi nhánh đang có xu hướng giảm sút Dư nợ nhóm 2 của
Trang 40Chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm, năm 2013 tăng 47 tỷ so với năm 2012, năm
2014 tăng 48 tỷ so với năm 2013 Dư nợ nhóm 2 chưa phải là nhóm nợ xấu, tuynhiên khi phân tích, đánh giá chi tiết hơn và phân lớp các khách hàng thuộc đốitượng nhóm 2 thì có thể thấy rủi ro nợ xấu tiềm ẩn từ những khách hàng này: trong
cơ cấu khách hàng dư nợ nhóm 2 đến cuối năm 2012 của Chi nhánh có khoảng 30%
dư nợ là của các khách hàng nhóm 1 do ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh khôngthuận lợi đã bị xếp xuống nhóm 2, một tỷ lệ rất nhỏ các khách hàng nhóm nợ xấu đãphục hồi và chuyển lên nợ nhóm 2, còn lại đa phần là các khách hàng đã được xếploại là nợ nhóm 2 trong những năm qua và theo đánh giá là hoạt động kinh doanhkhông có nhiều tiến triển, hoạt động chủ yếu phải dựa vào vốn vay ngân hàng, cóhoàn trả được nợ vay nhưng không đúng hạn… (các doanh nghiệp này được phânloại nợ nhóm 2 nhưng mức điểm đánh giá đã gần sát với mức điểm của nhóm nợxấu) Như vậy, rủi ro tiềm ẩn từ các khoản nợ nhóm 2 của chi nhánh là tương đốilớn, nếu không thực thi các biện pháp kịp thời thì có khả năng sẽ chuyển thànhnhóm nợ xấu và khó có khả năng thu hồi nợ Tuy nhiên, có thể thấy được nợ xấu có
xu hướng giảm dần, năm 2012 nợ xấu là 971 tỷ đồng (tỷ lệ 11,9% trong tổng dưnợ), năm 2013 là 821 tỷ đồng (tỷ lệ 10,5% tổng dư nợ) và năm 2014 là 527 tỷ đồng(7,2% tổng dư nợ) Điều này chứng tỏ chi nhánh đã áp dụng các biện pháp thu hồi
nợ xấu và đạt được những kết quả khá khả quan, nợ xấu đã giảm về cả số tuyệt đối
và tương đối qua các năm
2.2.1.2 Phân tích nợ xấu theo các nhóm nợ
Như các nhà quản lý ngân hàng thường nói, lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro,lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn Bên cạnh những kết quả tích cực về hoạtđộng kinh doanh, Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội cũng có những khoản nợ xấu tươngđối cao trong các năm vừa qua Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốncũng như chất lượng tín dụng tại chi nhánh
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ xấu theo từng nhóm nợ tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội