1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tằng cường huy động vốn tại BIDV chi nhánh bắc hà nội

94 472 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 213,59 KB

Nội dung

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn, tập trung vào nội dung huy động vốn từ khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội trong mối quan hệ với sử dụng vốn và kết quả kinh doanh. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn để góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn vốn huy động là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của Ngânhàng Năng lực của đội ngũ nhân viên cũng như của các nhà quản lý Ngân hàngtrong việc thu hút nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức làmột thước đo quan trọng về sự chấp nhận của công chúng đối với Ngân hàng.Nguồn vốn huy động là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó nó là nguồngốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của Ngân hàng

Ta có thể thấy rõ điều này ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chinhánh Bắc Hà Nội Trong 03 năm từ năm 2008 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởngtín dụng của Chi nhánh luôn rất cao, tuy nhiên lợi nhuận kinh doanh cũng như thunhập của cán bộ công nhân viên chi nhánh thì vẫn còn rất khiêm tốn Lý giải chothực tế này đó là sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng củaChi nhánh Không tự chủ được nguồn vốn huy động, Chi nhánh phải mua lại vốncủa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, điều này đã làm gia tăng đáng kể chiphí huy động vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chinhánh

Là một cán bộ nhân viên của Chi nhánh, với mong muốn đóng góp một phầnnhỏ vào sự phát triển ngày một vững mạnh của Chi nhánh, tôi đã quyết định chọn

nghiên cứu đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội”

Trang 2

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn để góp phần nângcao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Bắc Hà Nội.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác huy động vốn, tập trung vào nội dung huyđộng vốn từ khách hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánhBắc Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2010

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp logic, phươngpháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê dựa trên số liệu thứ cấp tại ngânhàng để làm rõ nội dung nghiên cứu

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung Luận văn được trình bày theo 3chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn của ngân hàng thương

mại

Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chínhquan trọng nhất, là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh

tế Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hộiđều gửi tiền tại Ngân hàng Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ chotoàn xã hội Tiền từ ngân hàng được đẩy vào những nơi đang thiếu vốn, gópphần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tếcho đất nước

Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, tính chất và các mụctiêu hoạt động Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét tổ chức này trênphương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Điển hình đó là quanđiểm của Peter S.Rose về ngân hàng: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấpmột danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm vàdịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một

tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”

Trên phương diện các hoạt động chủ yếu, Luật các tổ chức tín dụng do Quốchội khóa XII thông qua ngày 16/06/2010, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại làloại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa XII thông qua ngày16/06/2010, hoạt động ngân hàng được hiểu là việc kinh doanh, cung ứng thường

Trang 4

xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Huy động vốn; Cấp tín dụng; Cungứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

1.1.2.1 Huy động vốn

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cấp tín dụng, đầu tư

và cung cấp các dịch vụ khác Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngânhàng thương mại - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động củangân hàng Ngân hàng huy động vốn nhằm thực hiện cấp tín dụng và thực hiện cácdịch vụ ngân hàng

Ngân hàng huy động các nguồn vốn khác nhau (tài sản nợ) bao gồm: nhậntiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi tiết kiệm; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; vayvốn của Ngân hàng Nhà nước; vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính vàcác hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãicho người gửi tiền theo thỏa thuận

1.1.2.2 Cấp tín dụng

Cấp tín dụng là việc ngân hàng thương mại thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sửdụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyêntắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanhtoán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng thương mại,

nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất, do

đó ngân hàng luôn xây dựng chính sách tín dụng trước khi thực hiện hoạt động này.Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thànhhướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cườngchuyên môn hóa trong việc phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạtđộng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời Một chính sáchtín dụng phải được xây dựng dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng nhu cầu tín dụng của

Trang 5

khách hàng và khả năng sinh lời và rủi ro tiềm tàng của khách hàng Nội dung củachính sách tín dụng bao gồm: chính sách khách hàng, qui mô và giới hạn tín dụng,lãi suất và phí tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, cácđiều kiện giải ngân và thanh toán,

1.1.2.3 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Ngân hàng cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toánséc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng vàcác dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.Ngoài việc giúp ngân hàng huy động vốn, thu phí, hoạt động cung ứng dịch vụthanh toán còn là thước đo về chất lượng dịch vụ của ngân hàng Ngân hàng nàothực hiện tốt hoạt động thanh toán thì sẽ thu hút được khách hàng và tạo sự tintưởng cho họ khi sử dụng dịch vụ này

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho ngân hàng thực hiện việcthanh toán một cách nhanh chóng và chính xác Thông qua mạng thanh toán điện tửnội bộ và thanh toán điện tử liên ngân hàng, hoạt động thanh toán đã không bị giớihạn về mặt không gian cũng như thời gian

1.2 Công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và vai trò công tác huy động vốn trong Ngân hàng thương mại

Trang 6

Hoạt động huy động vốn từ khách hàng của ngân hàng thương mại có thểđược hiểu là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, là những giá trịtiền tệ mà ngân hàng huy động được từ lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế,các cá nhân trong xã hội Ngân hàng thương mại huy động vốn thông qua quá trìnhthực hiện các nghiệp vụ huy động vốn từ: nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có

kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, tráiphiếu; vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, Ngân hàng Nhà nước và cáchình thức huy động vốn khác

1.2.1.2 Vai trò của công tác huy động vốn trong ngân hàng thương mại

Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngânhàng nhưng xét một cách toàn diện nó đóng vai trò rất quan trọng Không có hoạtđộng huy động vốn xem như không có hoạt động của ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng thương mại, huy động vốn là cơ sở chính góp phần manglại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh như cho vay, đầutư… do đó, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng.Không có hoạt động huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không có đủ nguồnvốn tài trợ cho hoạt động của mình Mặt khác, thông qua nghiệp vụ này, các ngânhàng có thể đo lường sự tín nhiệm, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng Từ đó,ngân hàng thương mại có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huyđộng vốn để giữ vững và mở rộng mối quan hệ với khách hàng Có thể nói, nghiệp

vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” cho ngân hàng

Đối với khách hàng, hoạt động huy động vốn cung cấp cho khách hàngmột kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho những khoản tiền của họ được sinhlợi, tạo cơ hội cho họ gia tăng tiêu dùng trong tương lai Ngoài ra, nó cung cấpcho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi, giúpcho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng khác như dịch vụthanh toán, tín dụng…

Trang 7

Đối với nền kinh tế, hoạt động huy động vốn giúp cho việc chu chuyểnnguồn vốn giữa các thành phần kinh tế được thực hiện một cách hiệu quả, đồng thờicũng góp phần cung cấp, phân phối hàng hóa cho thị trường tài chính tiền tệ, từ đóthúc đẩy đầu tư sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

1.2.2 Các hình thức huy động vốn

Nguồn vốn ban đầu của ngân hàng mới đủ để ngân hàng tồn tại về mặt pháp

lý Để có thể hoạt động kinh doanh, ngân hàng phải huy động vốn từ nhiều nguồn

và nhiều hình thức khác nhau

1.2.2.1 Huy động tiền gửi

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển

và mang tính đặc thù riêng có của ngân hàng thương mại Do vậy, đây cũng làđiểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngânhàng Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khácnhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, ngân hàng thương mạiphải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau Phânloại theo mục đích sử dụng, hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thươngmại có thể chia thành:

A, Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán)

Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạibằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Tàikhoản này mở cho các đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu giữ

và thực hiện thanh toán qua ngân hàng

Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cánhân đều được ngân hàng thực hiện Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàngcũng sử dụng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của họ Do vậy, đôi khi số dư nàynhà rỗi tạm thời cho đến khi được huy động vào thanh toán Những lúc tạm thờinhàn rỗi số dư này trở thành nguồn vốn của ngân hàng, do đó ngân hàng có thể sử

Trang 8

dụng cho hoạt động của mình Tuy nhiêm, do tài khoản tiền gửi thanh toán là loạitài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báotrước cho ngân hàng, nên ngân hàng rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền gửinày Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường ngân hàng trả lãi suất thấp, hoặcthậm chí không trả lãi cho khách hàng Do không được hưởng lãi cao, nên kháchhàng thường duy trì số dư tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ đápứng nhu cầu chi trả hàng ngày của họ Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi thanh toáncủa từng khách hàng thường không lớn, nhưng do là trung tâm tập trung tiền tệ vàcung cấp dịch vụ thanh toán, nên ngân hàng thương mại có số lượng khách hàng rấtđông khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả khách hàngtrở nên lớn đáng kể.

B, Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ đượcchi trả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạtđộng thanh toán song lãi suất lại thấp Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửitiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi cho kỳ hạn Người gửi không được sửdụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loạitiền gửi này Về nguyên tắc, người gửi chỉ có thể rút tiền theo thời hạn đã thỏathuận, nhưng trên thực tế để thu hút loại tiền gửi này với kỳ hạn dài, các ngân hàngthường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chỉ được hưởng lãi suấtkhông kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi suất tương ứng theo loại kỳ hạn nhất định dongân hàng qui định

Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hàng chủ động trong quá trình sửdụng Vì vậy, để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàngthường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi ởcác đơn vị, mỗi kỳ hạn có một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạncàng dài lãi suất càng cao

Trang 9

C, Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (cáckhoản tiền tiết kiệm) Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều

có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với cáckhoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại Nó mang tính ổn định

và tạo nền vốn vững chắc cho ngân hàng Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền gửitiết kiệm, các ngân hàng đưa ra các hình thức huy động đa dạng như:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ

hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng có tiền tạm thời nhàn rỗi muốngửi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng chưa thiết lập được kếhoạch sử dụng tiền trong tương lai Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiềngửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi Với sổtiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nàotrong giờ giao dịch Tuy nhiên, khác với hình thức tài khoản tiền gửi cá nhân mỗilần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được cácgiao dịch ngân quỹ như gửi, rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịchthanh toán như tiền gửi thanh toán Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này kháchhàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ đểchi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng Do vậy, ngân hàngthường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này Mặc dù, số dư trên tài khoản tiền gửitiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng thường không lớn nhưng nếu ngân hàng thuhút được số lượng khách hàng khá lớn thì tổng khối lượng vốn huy động qua hìnhthức tiền gửi này có thể trở nên lớn đáng kể

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được thiết kế dành cho khách hàng có nhu cầu gửi tiền

vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai.Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu

Trang 10

nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý.

Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân, viên chức hưutrí Mục tiêu quan trọng của họ khi lựa chọn hình thức tiền gửi này là lợi tức cóđược theo kỳ hạn Lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suấttiền gửi không kỳ hạn và nó đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượngkhách hàng này Mức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi, tùy theo loạiđồng tiền gửi và theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi

Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩmtiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầugửi tiền đa dạng của khách hàng

+ Các loại tiết kiệm khác: ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính hầu hết các

ngân hàng thương mại đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như: tiếtkiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang, với nét đặc trưng riêngnhằm làm cho sản phẩn của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng vàtạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh

1.2.2.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi, các tổ chức tín dụng nóichung và ngân hàng thương mại nói riêng còn có thể huy động vốn bằng cách pháthành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành đểhuy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạnnhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng vàngười mua Các hình thức huy động giấy tờ có giá được sử dụng phổ biến là: pháthành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,

Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổchức, cá nhân Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sửdụng đến để mua, trên thực tế đây còn là một kênh đầu tư của người có vốn trong xãhội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp Các kỳ phiếu, trái phiếu

Trang 11

này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cần thiết bằng cách bán, chuyểnnhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng.

Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khảnăng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ độngtrong sử dụng Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhậnđược những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng, haysau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn cònthiếu và được sự đồng ý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Ở nước ta các hình thức huy động này còn thấp so với nguồn huy động khác,nguồn vốn này tùy theo thời điểm khi nào cần thì ngân hàng mới huy động

1.2.2.3 Các hình thức huy động vốn khác

Với mục tiêu huy động được vốn từ khách hàng, ngân hàng thương mại cònthực hiện một số hình thức huy động vốn khác như: vay các tổ chức tín dụng, vayvốn của Ngân hàng trung ương, các nguồn vốn khác:

- Vay các tổ chức tín dụng: Các ngân hàng thương mại thường vay vốn từ

các tổ chức tín dụng để bù đắp thiếu hụt trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.Các ngân hàng thương mại có thể giao dịch trực tiếp với nhau qua thị trường liênngân hàng trong nước và quốc tế Lãi suất đi vay các ngân hàng thương mại thườngcao và phải phụ thuộc vào khả năng cân đối nguồn vốn của ngân hàng cho vay.Nguồn vốn này thường có thời hạn ngắn, thường qua đêm hoặc không quá mộttuần, chi phí cao nên các ngân hàng chỉ vay khi thật cần thiết và mang tính tạm thời

- Vay ngân hàng Trung ương: Ngân hàng thương mại vay ngân hàng

Trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ tại ngân hàng Trungương, thiếu hụt dự trữ, đáp ứng nhu cầu thanh khoản Ngân hàng Trung ương chocác ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn như:

+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn

Trang 12

+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.

+ Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác Ngân hàng Trung ương luôn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đốivới các NHTM Việc cho vay của Ngân hàng Trung ương phụ thuộc vào chính sáchtiền tệ nới lỏng nhằm đẩy mạnh, khuyến khích đầu tư, cho vay và lãi suất cao khithực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát hay phạt trong trường hợpthiếu dự trữ bắt buộc Nguồn vốn này thường có thời hạn ngắn và chiếm tỷ trọngnhỏ trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại

- Nguồn vốn khác: Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên trong quá trình hoạt

động các ngân hàng thương mại còn có thể tạo lập vốn từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Vốn trong thanh toán: là vốn có được do ngân hàng làm trung gian thanhtoán trong nền kinh tế Cụ thể: số vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản củangười chi trả nhưng chưa chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do phải luânchuyển, xử lý chứng từ thanh toán Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tạingân hàng nhưng chưa thanh toán theo một số hình thức thanh toán như séc bảo chi,thư tín dụng, thẻ ký quỹ

Khi công nghệ thanh toán của ngân hàng ngày càng hiện đại, quy trình, thủtục thanh toán được cải tiến thì thời gian của mỗi khoản thanh toán được giảm điđáng kể, do đó vốn mà ngân hàng có được trong mỗi khoản thanh toán cũng giảm.Nhưng do ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và việc thanh toán được thựchiện qua ngân hàng ngày càng tăng, làm cho số vốn ngày có điều kiện gia tăng

+ Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong vàngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa xã hội

+ Ngoài ra, ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanhnghiệp, cũng như thu hộ lợi tức chứng khoán cho khách hàng… qua nghiệp vụ nàycũng tạo thêm nguồn vốn cho ngân hàng

Trang 13

Trong các phương thức huy động vốn từ khách hàng của ngân hàng thươngmại, huy động vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn (trên 80%)trong toàn bộ vốn kinh doanh của ngân hàng Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rấtlớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn này có

xu hướng ngày càng gia tăng, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, trongđiều kiện tái cơ cấu và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng

1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường kết quả công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

Để đánh giá kết quả công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại ta có thể sử dụng các chỉ tiêu đo lường sau:

1.2.3.1 Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng tưởng và tính ổn định của nguồn vốn

Tính ổn định ở đây bao gồm ổn định về quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinhdoanh của mình Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy độngtiền gửi là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả Saukhi đã huy động được khối lượng vốn lớn thì điều mà ngân hàng cần quan tâm lúcnày là tốc độ tăng trưởng ổn định của nó vì có thể lúc này quy mô vốn lớn, nhưng sẽ

là khó khăn cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay hay đầu tư nếu ngân hàngkhông kiểm soát, không dự đoán được xu hướng biến động của dòng tiền rút ra vàdòng tiền gửi vào

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động được đo lường như sau:

Trang 14

dài sẽ tạo điều kiện cho việc cân đối vốn để phục vụ cho nhu cầu đầu tư và chovay nhằm đạt mục tiêu sinh lời.

Có thể thấy công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốnhuy động được lại không đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động củangân hàng, không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh hay cơcấu vốn của ngân hàng lại không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắnhạn, trung hạn và dài hạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ Đối với ngân hàng, domỗi nguồn vốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng trong việc khai thác và huyđộng nên cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi trong cơ cấu “đầu ra”: cho vay,đầu tư, bảo lãnh và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinhdoanh Cơ cấu nguồn vốn huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạchcủa ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngânhàng phải thường xuyên nghiên cứu tiếp cận thị trường

Cơ cấu từng nguồn vốn huy động được tính bởi:

1.2.3.2 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là tất cả các khoản chi mà Ngân hàng chi ra để phục

vụ cho hoạt động huy động vốn Nói cách khác là khoản tiền mà Ngân hàng phải bỏ

ra để có được quyền sử dụng khoản vốn đó Chi phí huy động càng cao có nghĩa làlãi suất huy động càng lớn, càng khuyến khích người gửi tiền vào nhưng nếu chi phíhuy động quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng Các ngânhàng luôn tìm cách để đạt được mục tiêu huy động càng nhiều vốn với chi phí thấp.Chính vì thế, việc xem xét chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và sự biến độngcủa chi phí này luôn được các Ngân hàng quan tâm, là một việc làm thường xuyêntrong công tác quản trị nguồn vốn huy động

Trang 15

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ởkhoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí khôngdưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn

Chi phí huy động được đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân,được tính bằng bình quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượng từng

nguồn Chỉ tiêu huy động bình quân là chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn trung

bình của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, có nghĩa là để được quyền sử dụngmột đồng vốn huy động thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để trả chongười sở hữu khoản vốn đó Trong trường hợp các yếu tố khác biến đổi không đáng

kể, chi phí huy động bình quân càng nhỏ thì hoạt động huy động vốn của ngân hàngcàng có hiệu quả

Bên cạnh chi phí chính là chi phí trả lãi, trong quá trình huy động vốn cònphát sinh các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấnphát hành biểu mẫu, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo,… Tuy chiphí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí huy động nhưng nếutiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng

1.2.3.3 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Nguồn vốn huy động được phân chia vào tài sản của ngân hàng như tiền mặttại quỹ, cho vay, đầu tư, Danh mục tài sản của ngân hàng cũng được xem dướigóc độ cơ cấu thời hạn để xác định sự phù hợp với nguồn vốn Huy động vốn và sửdụng vốn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cái này quyết định cái kia và ngược lại.Việc huy động vốn phải dựa trên cơ sở kế hoạch đầu tư, cho vay và sử dụng vốnphải căn cứ vào khả năng huy động vốn của ngân hàng Nếu ngân hàng huy độngvốn trên thị trường trong khi không thể đầu tư và cho vay sẽ dẫn đến tình trạng thừavốn Ngược lại, nếu hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng vượt quá khả nănghuy động thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro thiếu vốn Một ngân hàng muốn tồn tại vàphát triển phải đảm bảo điều hòa mối quan hệ này phù hợp và có hiệu quả

Trang 16

Về nguyên tắc, nguồn vốn huy động loại thời hạn nào phải cho vay theo thờihạn đó Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng như trong điều kiện nền kinh tế

ổn định, ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tưvào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng ở một tỷ lệ nhất định Nếu lớn hơn nữatức là sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn thì đến một thời điểm nào đó, ngânhàng phải chịu sức ép về khả năng thanh toán vì dư nợ cho vay là một tài sản kémlỏng và cho vay dài hạn là loại tài sản kém lỏng nhất

Sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn còn thể hiện giữa lãi suất củatừng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho nguồn vốn Về nguyên tắc, lãi suất trêntài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn vốn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thờihạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí

1.2.3.4 Mức độ đa dạng của các hình thức huy động vốn

Hình thức huy động vốn là những cách thức ngân hàng sử dụng để thu hútnguồn vốn Hình thức huy động càng đa dạng, phong phú thì vốn chảy vào ngânhàng càng nhiều Vì vậy, độ đa dạng của các hình thức huy động vốn chính là chỉtiêu để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại

Sự đa dạng các công cụ huy động vốn được thể hiện trước hết là ở số lượngcác công cụ ngân hàng sử dụng Tuỳ theo đặc điểm, mục tiêu chiến lược kinhdoanh, mỗi ngân hàng đưa ra những loại công cụ huy động vốn khác Thực tế, sốlượng các công cụ huy động càng nhiều thì ngân hàng càng có nhiều điều kiện thuhút được vốn, tuy nhiên số lượng các công cụ vốn lại bị hạn chế bởi khả năng quản

lý của ngân hàng Một ngân hàng sử dụng nhiều công cụ huy động vốn không hoàntoàn đồng nghĩa với việc công tác huy động vốn của ngân hàng đó có hiệu quả tốt,

mà nó chỉ được coi là có hiệu quả khi những công cụ đó thực sự thích hợp với ngânhàng Cụ thể đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng, đội ngũ cán

bộ công nhân viên có trình độ cao thì ngân hàng nên đa dạng hoá các loại công cụhuy động vốn

Trang 17

Đa dạng về số lượng các công cụ là chưa đủ, ngân hàng phải đa dạng cả về

kỳ hạn huy động, loại tiền sử dụng, số dư tiền gửi và cả phân loại nhóm khách hàng

Đó là khả năng huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau trong đó có cả nội tệ, ngoại

tệ và với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền cảm thấy hợp lý

và chấp nhận được Do vậy, để công tác huy động vốn thực sự đạt được hiệu quảcao, ngân hàng cần phải tính toán, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên

cơ sở năng lực bản thân đưa ra các hình thức huy động đa dạng, phong phú nhằmthu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM vàmỗi loại nguồn vốn huy động lại chịu ảnh hưởng khác nhau bởi các nhân tố đó Dovậy, các ngân hàng cần phải nghiên cứu đặc điểm của từng nguồn vốn và các nhân

tố ảnh hưởng để có những biện pháp huy động phù hợp với mục tiêu tăng trưởngtương ứng của mình

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh đều xâydựng riêng cho mình một chiến lược, nó như là kim chỉ nam cho các hoạt động kinhdoanh hàng ngày của doanh nghiệp Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạtđộng kinh doanh cũng phải xây dựng chiến lược cho riêng mình tùy thuộc vào môitrường và bản thân nội tại của ngân hàng Dựa trên việc xác định vị trí hiện tại củamình trong hệ thống, ngân hàng cần thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội

và thách thức Đồng thời ngân hàng cũng phải dự đoán thay đổi của môi trường đểxây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến lược phát triển quy mô

và chất lượng nguồn vốn nói chung là một bộ phận Do đó, quy mô, cơ cấu và tốc

Trang 18

độ tăng trưởng nguồn vốn huy động sẽ thay đổi theo chiến lược kinh doanh từngthời kỳ và gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn.

1.3.1.2 Địa điểm, cơ sở vật chất các điểm giao dịch

Mạng lưới điểm giao dịch cũng như phạm vi hoạt động của ngân hàng cóảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng Ngân hàng có trụ sởchính bề thế, nằm ở vị trí thuận lợi sát địa bàn dân cư hoặc gần trung tâm thươngmại sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác huy động vốn Lẽ tự nhiên, khi dân chúng

có tiền nhàn rỗi họ sẽ tìm đến các chi nhánh ngân hàng gần nhà mình nhất để gửi,như thế vừa tiết kiệm thời gian đi lại vừa đảm bảo an toàn cho số tiền của họ Ngàynay, các ngân hàng đều cố gắng mở thật nhiều điểm giao dịch để thu hút tiền gửicủa người dân cũng như đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác Với một mạnglưới điểm giao dịch rộng trải khắp cả nước, đến cả những vùng sâu vùng xa, cácngân hàng sẽ có điều kiện cung cấp các dịch vụ của mình cho người dân một cáchchu đáo và tiện lợi nhất Tuy nhiên để mở thêm nhiều phòng, điểm giao dịch thì cácngân hàng cần phải cân nhắc về khả năng vốn, khách hàng mục tiêu, địa điểm hoạtđộng và các yếu tố khác để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng quản lý, kinhdoanh không hiệu quả

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cũng là điều kiện quan trọng để đánh giá tìnhhình hoạt động của một ngân hàng Khi đến giao dịch, điều đầu tiên mà khách hàng

có thể đánh giá một ngân hàng như thế nào là thông qua bề ngoài của nó Nếu ngânhàng có trụ sở làm việc bề thế, trang thiết bị hiện đại, vị trí thuận lợi cho giao thông

sẽ tạo được nhiều cảm tình với khách hàng và từ đó có khả năng thu hút nhiềukhách hàng đến giao dịch hơn Bởi vậy, xây dựng một hệ thống cơ sở vật chấtkhang trang cùng với trang thiết bị hiện đại luôn là một mục tiêu ưu tiên hàng đầucủa các ngân hàng thương mại hiện nay

1.3.1.3 Chính sách khách hàng

Mục đích người gửi tiền và vay tiền là nhờ ngân hàng quản lý, chi trả hộtrong thanh toán hoặc tiết kiệm để hưởng lãi Trong điều kiện hiện nay ít có sự khác

Trang 19

nhau về sản phẩm ngân hàng và giá cả Khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngânhàng mà theo họ là thuận tiện nhất chứ không đơn thuần là nơi cất trữ tiền tệ vàkiếm lời từ lãi suất Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải có một hệ thống chínhsách khách hàng toàn diện để duy trì và mở rộng hoạt động huy động vốn nói riêng

và toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình Trước hết, ngân hàng cần nắm bắt đượcđộng cơ, thói quen và những mong muốn của người gửi tiền, thậm chí từng đốitượng khách hàng gửi tiền thông qua phân tích lợi ích của khách hàng Trên cơ sở

dữ liệu đó, tiến hành phân đoạn khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu từ đóxây dựng chính sách sản phẩm, giá và marketing phù hợp với từng đối tượng kháchhàng Chính sách khách hàng phải được triển khai thực hiện một cách đồng bộ trongtoàn hệ thống của ngân hàng

1.3.1.4 Yếu tố con người

Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất mang tính quyết định trong bất cứmột ngành nghề hoạt động nào, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng Hình ảnh củamột ngân hàng được lưu lại trong tiềm thức của khách hàng hay không trước hếtđược thể hiện qua thái độ của nhân viên giao dịch Nhân viên giao dịch được coi là

bộ mặt của ngân hàng và khách hàng là những người có quyền lựa chọn, vì vậy họ

sẽ chọn nơi làm họ hài lòng nhất để gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ khác

do ngân hàng cung cấp

Tiếp đó là trình độ của cán bộ ngân hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa cán bộ ngân hàng càng cao, mọi thao tác nghiệp vụ thực hiện nhanh chóng,chính xác, tác phong chuyên nghiệp sẽ gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng

Khách hàng luôn mong muốn giao dịch kinh doanh với các ngân hàng cónhân viên dễ mến, lịch sự và có kiến thức Trong điều kiện khó có thể duy trì sựkhác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay thì chất lượng phục vụ trở thành công

cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng Muốn nâng cao chất lượng phục vụ, giữ vữngkhách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới thì đội ngũ cán bộ nhân viên

Trang 20

ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, tác phong chuyên nghiệp, có thái độphục vụ niềm nở, ân cần và chu đáo.

1.3.1.5 Công nghệ ngân hàng

Ngày nay, công nghệ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng – lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, luôn đòihỏi sự đổi mới và nâng cấp để có thể đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội Công nghệngân hàng ngày càng trở nên phổ biến cũng bởi sự thuận tiện và đa dạng mà nómang lại Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được sử dụngrộng rãi, cùng với hệ thống máy rút tiền tự động, home banking, dịch vụ thẻ tíndụng, hệ thống thanh toán điện tử, dịch vụ ngân hàng đang dần đi vào đời sống xãhội và tác động không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Công nghệ ngân hàng hỗ trợ rất lớn đối với các hoạt động kinh doanh củangân hàng thương mại, nó đã làm thay đổi căn bản các hoạt động của ngân hàng vàlàm cho chúng trở nên dễ dàng hơn Khi áp dụng các công nghệ hiện đại, ngân hàng

sẽ mở rộng được các dịch vụ cung cấp, giảm được thời gian giao dịch và đảm bảo

an toàn, thuận tiện cho khách hàng Điều này có tác động đáng kể đến số lượngcũng như chất lượng của các khoản vốn huy động của ngân hàng, chỗ đứng củangân hàng trên thị trường sẽ ngày càng vững vàng hơn

1.3.1.6 Hình ảnh và uy tín của ngân hàng

Một ngân hàng thương mại với hình ảnh tốt và thương hiệu mạnh sẽ gópphần đáng kể trong việc thu hút khách hàng đến gửi tiền Uy tín của một ngân hàngđược gây dựng bởi niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng đó Thực hiện đượcđiều này là cả một quá trình dài Khách hàng bao giờ cũng gửi tiền tại những ngânhàng có uy tín cao vì đối với họ những ngân hàng này có thể đáp ứng nhu cầu củamình một cách tốt nhất cùng với sự đảm bảo an toàn cho đồng vốn đầu tư ở mứccao nhất Một ngân hàng có uy tín bao giờ cũng thu hút được nhiều khách hàng hơnnhững ngân hàng khác cho dù có trả một mức lãi suất thấp hơn Những ngân hàng

Trang 21

có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách hàng, đây là tiền đề cho việc họ huyđộng được những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm được thời gian.

Mặt khác khi là khách hàng của một ngân hàng có uy tín, người gửi tiền cóthể được tạo điều kiện giao dịch rộng rãi với các đối tác, vì đối tác hoàn toàn tintưởng vào uy tín của ngân hàng đặc biệt trong nghiệp vụ bảo lãnh hay thanh toánquốc tế… Chính vì vậy, ngân hàng phải không ngừng tạo dựng và nâng cao hìnhảnh của mình trong lòng khách hàng để có thể chiếm ưu thế so với các đối thủ kháctrong công tác huy động vốn nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung

1.3.2.2 Pháp luật và chính sách Nhà nước

Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của bất

kỳ một doanh nghiệp nào cũng như đối với ngân hàng thương mại, bởi thông qua hệthống pháp luật, nhà nước định hướng các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoạtđộng theo đúng mục tiêu điều hành đất nước của chính phủ Theo đó, pháp luật quy

Trang 22

định hành lang vận hành đối với các tổ chức kinh tế Môi trường pháp luật có tácđộng hai mặt đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Với hoạt độngcủa Ngân hàng, đó là Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của Ngân hàng Nhànước và hệ thống những quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất huy động/chovay, tỷ lệ dự trữ, hạn mức tín dụng, các hệ số an toàn Trong sự ràng buộc về luậtpháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi, làm ảnh hưởng tới quy mô,hiệu quả và chính sách huy động vốn của ngân hàng Ví như khi nền kinh tế xảy ralạm phát, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, rút bớt tiền rakhỏi lưu thông bằng cách tăng lãi suất cơ bản hay tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc Điềunày làm cho các ngân hàng thương mại huy động vốn khó khăn hơn và ngược lại.

1.3.2.3 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội

Là doanh nghiệp đặc biệt nên hoạt động huy động vốn của ngân hàng thươngmại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh tế xã hội Tình hình kinh tế xã hộiđược hiểu là các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và các mô thức tiêudùng Cụ thể là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, thất nghiệp, chỉ sốlạm phát, Trong điều kiện nền kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập dân cư cao

và ổn định thì nguồn tiền vào ra các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động đượcdồi dào, cơ hội đầu tư cũng được mở rộng Ngược lại khi nền kinh tế đang suy thoáithì khả năng khai thác vốn đưa vào nền kinh tế bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khókhăn trong huy động vốn

Bên cạnh môi trường kinh tế - xã hội, môi trường chính trị cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến công tác huy động vốn của ngân hàng Một môi trường chính trị ổnđịnh, các thể chế vững vàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Ngược lại, các bất ổn trong công tác chính trị hay ngoại giao, cáccuộc bãi công, biểu tình luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng bịhạn chế bởi sự sụt giảm niềm tin của người dân

Như vậy đối với các nhân tố khách quan không đo lường trước được, ngânhàng luôn phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro để có thể đảm bảo hoạt động

Trang 23

kinh doanh nói chung, hoạt động huy động vốn nói riêng được vận hành một cáchhiệu quả.

1.3.2.4 Yếu tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là trung tâm của hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do vậy,đây là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của ngân hàng Hoạtđộng huy động vốn phải đặt trong mối tương tác với khách hàng Khi đó, ngân hàngcần xác định được tâm lý, đặc tính văn hóa, thu nhập, thói quen tiêu dùng, củakhách hàng Đối với nhóm khách hàng có thu nhập, có trình độ thường sử dụng cácdịch vụ ngân hàng nhiều hơn các nhóm còn lại, nhờ đó ngân hàng có điều kiện đểthu hút lượng tiền nhàn rỗi và mở rộng việc huy động vốn Đối với các nhóm kháchhàng khác, ngân hàng muốn huy động cần phải xây dựng được các chính sách huyđộng phù hợp với đặc tính của nhóm khách hàng đó

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội đượcthành lập vào ngày 31 tháng 10 năm 1963, tiền thân là Phòng cấp phát 3, sauchuyển thành chi điếm với tên gọi là Chi điếm 3 - Ngân hàng Kiến Thiết thành phố

Hà Nội thuộc Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam - Bộ tài chính Khi đó, Chi điếm 3gồm 25 cán bộ phụ trách cấp phát vốn cho 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh

Năm 1981, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Xâydựng khu vực 3 thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Với quyếtđịnh này, nhiệm vụ mới của Chi nhánh là thu hút và quản lý các nguồn vốn dành

Trang 24

cho đầu tư và xây dựng cơ bản các công trình không do ngân sách nhà nước cấphoặc không đủ vốn tự có, đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diệnngân sách đầu tư

Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ra quyết địnhthành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thay thế cho Ngân hàng đầu tư

và xây dựng cũ Trong thời gian này, ngân hàng có chức năng huy động vốn trung

và dài hạn trong và ngoài nước và nhận vốn từ ngân sách nhà nước cho vay các dự

án chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển Theo đó, chi nhánh được đổi tênthành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Gia Lâm thuộc Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội và đến tháng 8 năm 2000 được chuyển sangtrực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở giao dịch I

Ngày 15 tháng 10 năm 2002, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnhuyện Gia Lâm chính thức tách khỏi Sở Giao dịch I, trở thành Chi nhánh cấp 1 trựcthuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được đổi tên thành Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội Trải qua quá trình hoạtđộng với bao thăng trầm, sau nhiều lần đổi tên và được bổ sung về chức năng,nhiệm vụ song về bản chất thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Bắc Hà Nội vẫn là một ngân hàng thương mại quốc doanh đóng vai trò phục

vụ cho sự nghiệp đầu tư và phát triển của đất nước

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được xây dựng theo mô hình Tổngcông ty Nhà nước, một loại hình Doanh nghiệp đặc biệt chuyên hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tương lai hướng tới trở thành tập đoàntài chính, ngân hàng đa năng phát triển vững mạnh và tăng cường hội nhập quốc tế.Nằm trong mô hình chung đó, BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội là một chi nhánh cấp

1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 25

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội có trụ sởđóng tại 137A Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, là đại diện pháp nhân của Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có Bảng tổng kết tài sản, hạch toánphụ thuộc Hội sở chính Tính đến 31/12/2010, BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội có

194 cán bộ (trên 88% số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học), đứng đầu làBan giám đốc gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được chia làm 5 khối, gồm 20 phòng, đơn vịtrực thuộc (chi tiết theo sơ đồ kèm theo) thực hiện các hoạt động kinh doanh chínhgồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thực hiện thanh toán trong nước và quốc tế, hoạtđộng ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ,

Trang 26

Sơ đồ mô hình tổ chức BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Trang 28

2.1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội trong các năm gần đây

-Mặc dù chịu ảnh hưởng và tác động không nhỏ của cuộc suy thoái kinh tế thếgiới cũng như trong nước, nhưng với sự đồng thuận nhất trí cao trong Ban lãnh đạo,

sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên, Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội đã luôn hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanhđược giao trong những năm vừa qua

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Tổng tài sản của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội tăng trưởng ổn định qua cácnăm với quy mô tăng trưởng trung bình là 1.077 tỷ đồng/năm Đặc biệt, tính từ năm

2006 đến 31/12/2010 tổng tài sản của Chi nhánh đã tăng đến 2,4 lần từ 2.998 tỷđồng lên 7.305 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng tăng trưởng có kiểm soát: đến 31/12/2010, dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh đạt 7.222 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với năm 2006 và tương ứngvới mức tăng trưởng bình quân giai đoạn là 24,9%/năm Mức tăng trưởng này đượcđánh giá là phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như tăng trưởng tíndụng của toàn ngành ngân hàng

Chất lượng và cơ cấu tín dụng: Từ tháng 11 năm 2006, Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam đã xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống xếp hạngtín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế Đến năm 2010, tỷ lệ nợ xấu được kiểmsoát ở mức 0,86%, đảm bảo được kế hoạch Hội đồng quản trị đặt ra Tỷ lệ nợnhóm 2 trên tổng dư nợ đến 31/12/2010 là 27,7%, cao hơn nhiều so với trung

Trang 29

bình của hệ thống là 11,3% Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh tăng dần qua từngnăm trong giai đoạn 2006 - 2010, hiện chiếm 77% tổng dư nợ; tỷ trọng dư nợ cótài sản đảm bảo được giữ ổn định quanh mức 79% tổng dư nợ; tỷ trọng trung dàihạn trên tổng dư nợ đã giảm dần qua các năm, chiếm 32% tổng dư nợ và đạtđược mức giới hạn giao năm 2010.

Cùng với tín dụng, nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng dần qua cácnăm Đến 31/12/2010, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 3.838 tỷ đồng, tăng

740 tỷ đồng (tăng 23,9%) so với năm 2009, đạt 101% kế hoạch giao năm 2010 Huyđộng vốn bình quân đạt 3.462 tỷ đồng, tăng 912 tỷ đồng (tăng 35,7%) so với năm

2009, hoàn thành 100% kế hoạch giao Tuy quy mô huy động vốn có tăng trưởngnhưng còn nhỏ, đến cuối năm 2010, nguồn vốn huy động của Chi nhánh mới chỉđáp ứng được 53% nhu cầu tín dụng, phần vốn còn lại Chi nhánh phải mua vốn củaBIDV với lãi suất cao Cùng với đó, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh chưa bềnvững, phụ thuộc nhiều vào các tổ chức kinh tế và định chế tài chính, chiếm 78%tổng tiền gửi; tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn cao chiếm trên 80% tổng nguồn vốn;huy động vốn ngoại tệ khiêm tốn ở mức 8% tổng nguồn vốn huy động

Những nhân tố trên đã có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinhdoanh cũng như chất lượng cuộc sống của cán bộ nhân viên Chi nhánh Lợi nhuậntrước thuế năm 2010 của Chi nhánh là 79 tỷ đồng, tuy có tăng so với năm 2009(77,9 tỷ đồng) nhưng vẫn thấp hơn năm 2008 (88,6 tỷ đồng) Cùng với đó, thu nhậptrước thuế bình quân mỗi cán bộ công nhân viên có xu hướng giảm: năm 2008 đạt0,565 tỷ đồng, năm 2009 là 0,466 tỷ đồng và năm 2010 chỉ là 0,428 tỷ đồng

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội có sự

ổn định và tăng trưởng qua các năm Tuy nhiên, cùng với những hệ lụy của nămtrước và muôn vàn khó khăn mới, để đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch kinhdoanh năm 2011 cũng như sự phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, vấn

đề trước mắt và trọng tâm đặt ra với Chi nhánh là phải đẩy mạnh và sớm ổn định

Trang 30

nguồn vốn huy động tại chỗ nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu sử dụng vốncủa mình.

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội

2.2.1 Quy mô, tốc độ và cơ cấu huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội

2.2.1.1 Quy mô huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Bắc Hà Nội

A Về quy mô huy động vốn

Đánh giá quy mô huy động vốn của Chi nhánh, ta có thể so sánh số liệu huyđộng vốn cuối kỳ của chi nhánh với các chi nhánh khác của ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam cũng như các ngân hàng khác trên cùng địa bàn

Bảng 2.1 Quy mô huy động vốn tại các Chi nhánh của BIDV

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên tại các Chi nhánh

Là những chi nhánh cùng hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng cóthể thấy quy mô huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội là còn hạn chế Năm

2008, số dư huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh Bắc Hà Nội là 2.514 tỷ đồng bằng0,7 lần số dư huy động vốn của chi nhánh Cầu Giấy và bằng 0,5 lần chi nhánh HàThành Năm 2010, số dư huy động vốn của chi nhánh đạt 3.838 tỷ đồng bằng 0,9lần số dư huy động vốn của chi nhánh Cầu Giấy tuy nhiên cũng chỉ bằng 0,5 lần chinhánh Quang Trung

Trang 31

Biểu đồ 2.3 Quy mô huy động vốn các CN BIDV

Nguồn: Báo cáo thường niên tại các Chi nhánh

Lý giải có sự chênh lệch lớn này là sự khác biệt về môi trường hoạt động.Khác với các chi nhánh Hà Thành, Quang Trung, Cầu Giấy có trụ sở và các phònggiao dịch, điểm giao dịch nằm chủ yếu tại các Quận chính của thành phố Hà Nội,nơi có mật độ dân cư lớn, thu nhập của người dân cao, BIDV - Chi nhánh Bắc HàNội nằm trên địa bàn quận Long Biên, một quận mới thành lập cách đây không lâu.Dân cư chủ yếu là người lao động nông nghiệp đang dần chuyển sang các ngànhnghề kinh doanh khác và người lao động các tỉnh tập trung tại các khu công nghiệp,

vì vậy mức thu nhập của người dân trong vùng không cao Thêm vào đó, hệ thốngcác ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chứctài chính trên địa bàn tập trung với số lượng lớn, sản phẩn huy động vốn của các tổchức này cũng mang tính cạnh tranh nhằm thu hút lượng vốn nhàn rỗi nên khả nănghuy động vốn trong phạm vi địa lý quanh chi nhánh là không cao

Quy mô huy động vốn của Chi nhánh Bắc Hà Nội là thấp so với các chinhánh khác trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng so sánh với các ngân hàng kháccùng địa bàn hoạt động là quận Long Biên, có thể thấy quy mô huy động vốn củachi nhánh là tương đối tốt

Biểu đồ 2.4 Quy mô huy động vốn các Ngân hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên tại các Ngân hàng

Trong những năm gần đây, thương hiệu BIDV cũng như BIDV - Chi nhánhBắc Hà Nội đã được nâng cao trên địa bàn quận Long Biên Các sản phẩm huy độngvốn của Chi nhánh ngày một đa dạng và linh hoạt, tạo được sự cạnh tranh so với các

tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Số dư huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh Bắc

Hà Nội năm 2010 là 3.838 tỷ đồng, gấp 1,3 lần số dư huy động vốn cuối kỳ của Chinhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long Biên và gấp 2,5 lần

Trang 32

số dư huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương ChươngDương Thị phần huy động vốn trên địa bàn quận Long Biên của Chi nhánh tăngdần qua các năm: năm 2008 là 25%, năm 2009 là 26%, năm 2010 là 27%.

Trang 33

B Về tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Cùng với chỉ tiêu quy mô, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy độngcũng góp phần đánh giá tính ổn định của nguồn vốn huy động tại Chi nhánh

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Huy động vốn cuối kỳ 2,514 3,098 23 3,838 24Huy động vốn bình quân 2,096 2,550 22 3,462 36

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Theo Bảng trên, nguồn vốn huy động cuối kỳ của Chi nhánh trong nhữngnăm qua tăng trưởng đều và ổn định, quy mô tăng trưởng bình quân 662 tỷđồng/năm, tương đương 23,5%/năm Trong đó, tăng trưởng năm 2010 so với 2009

là 24%, tương đương 740 tỷ đồng; 2009 so với 2008 là 23%, tương đương 584 tỷđồng, cao hơn mức tăng trưởng của hệ thống là 14%

Nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh đạt tăng trưởng bình quân là

683 tỷ đồng, tương đương 29%/năm Năm 2010, đánh dấu năm Chi nhánh có tốc độtăng trưởng bình quân cao nhất trong giai đoạn 2006 – 2010, huy động vốn bìnhquân đạt 3.462 tỷ đồng, tăng 912 tỷ đồng (tăng 35,7%) so với năm 2009, hoàn thành100% kế hoạch giao

Trong năm 2010, Chi nhánh đã triển khai đa dạng các hình thức huy độngvốn, qua đó đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn, nhất là từ trong dân cư Bên cạnh

đó, công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng luôn được quan tâm, Chi nhánh đưa rachính sách ưu đãi đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định, có những giảipháp phù hợp, linh hoạt, kết hợp với đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu cácsản phẩm dịch vụ gửi tiền với nhiều tiện ích cho khách hàng, đổi mới phong cáchgiao dịch, tổ chức tốt công tác thanh toán và dịch vụ đối với khách hàng

Trang 34

2.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội

-Công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà vốn huy động được lạikhông đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch cũng như cơ cấu vốn của ngânhàng không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dàihạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ Đối với ngân hàng, do mỗi nguồn vốn cónhững điểm mạnh, điểm yếu riêng trong việc khai thác và huy động nên cơ cấu vốnbiến đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi trong cơ cấu “đầu ra” và kéo theo sự thay đổi tronglợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh Cơ cấu nguồn vốn huy động phụthuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu sự tác động củacác nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu tiếp cận thịtrường

A Theo đối tượng huy động

Quận Long Biên với diện tích 6.038,24 ha, có 301 tổ dân phố và 14 phườngtrực thuộc, mức độ tập trung dân cư tương đối lớn khoảng 75.000 người, trên địabàn tập trung các khu công nghiệp như: Sài Đồng, Đài Tư, và một số khu đô thịmới như: Việt Hưng, Ô Cách, Thạch Bàn, Sài Đồng, Tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa Quận năm 2010 đạt khoảng 10,9% và có xu hướng tăng trong những năm tiếptheo Mức thu nhập trung bình của người dân còn thấp, không có sự tăng trưởng độtbiến do vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác tăng trưởng huy động vốn của chinhánh

Bảng 2.3 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng

Trang 35

Nhóm khách hàng dân cư: Từ năm 2008 đến 2010, quy mô nguồn vốn huy

động từ dân cư liên tục tăng trưởng nhanh, năm 2008 đạt 485 tỷ đồng, năm 2009 đạt

720 tỷ đồng và năm 2010 đạt 1.109 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2008 Tốc

độ tăng trưởng trung bình nguồn vốn huy động dân cư của Chi nhánh trong 3 nămvừa qua là cao, đạt 51%/năm Tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cư trên tổng nguồnvốn do vậy cũng được cải thiện đáng kể: năm 2008 tỷ trọng này là 19% thì năm

2010 đã đạt 29% Nếu so sánh với các Ngân hàng khác có thể tỷ trọng này chưa caonhưng nó thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Chi nhánh Năm 2010, trước diễn biếncăng thẳng, phức tạp, sự cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn gay gắt hơn khinguồn vốn từ các doanh nghiệp và định chế tài chính ngày càng khó khăn, công táchuy động vốn dân cư đã được Chi nhánh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầutrong hoạt động của mình Trên cơ sở kế hoạch huy động vốn dân cư do Hội sởchính giao, Chi nhánh tổ chức phân giao kế hoạch đến từng đơn vị, bộ phận tại chinhánh trong đó cụ thể hóa chỉ tiêu kế hoạch đến Phòng Quan hệ khách hàng cánhân, Dịch vụ khách hàng cá nhân, các Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm và đến từngcán bộ Quan hệ khách hàng cá nhân, Dịch vụ khách hàng cá nhân và các cán bộkhác; xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ đối với từng đơn vị,

bộ phận, cán bộ theo Tháng/Quý; đã triển khai việc động viên khen thưởng tới cácđơn vị, bộ phận, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách kịp thời

Nhóm khách hàng tổ chức kinh tế và định chế tài chính: Nguồn vốn huy

động từ các tổ chức kinh tế và định chế tài chính của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọngcao trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại có sự giảm dần cả về tỷ trọng và tốc

độ tăng trưởng Năm 2008, nguồn vốn huy động từ các tổ chức chiếm 81%/tổngnguồn vốn, năm 2009 chiếm 76% và năm 2010 là 71% Tốc độ tăng trưởng củanguồn vốn này cũng có xu hướng giảm dần: năm 2009 tốc độ tăng trưởng là17%/năm đến năm 2010, tốc độ này chỉ còn 15%/năm Tiền gửi tổ chức kinh tế vàđịnh chế tài chính tập trung chủ yếu ở một số khách hàng tiền gửi truyền thống củaChi nhánh như: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (trên 500 tỷ), Văn phòng Ngânhàng phát triển (trên 500 tỷ), Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội – khu vực Long

Trang 36

Biên (trên 300 tỷ)… thường xuyên duy trì ở mức 50% tổng nguồn vốn huy động.Với các tổ chức kinh tế khác, đặc biệt là các tổ chức đồng thời có quan hệ tín dụng,

sử dụng các dịch vụ ngân hàng, mặc dù đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi để thuhút nguồn tiền gửi song kết quả đạt được còn hạn chế, nguồn vốn huy động tại chỗchưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngày càng tăng của khách hàng Kỳ hạn tiền gửicủa các tổ chức kinh tế chủ yếu là ngắn hạn khiến cho nền vốn của chi nhánh không

ổn định, nguy cơ rút vốn và áp lực chia sẻ thị phần này là rất cao

B Theo loại tiền huy động

Từ cuối năm 2008 đến nay, hoạt động huy động vốn của các ngân hàngthương mại bắt đầu nóng lên, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động đểthu hút nguồn vốn VND (có thời điểm lãi suất huy động các ngân hàng thươngmại cổ phần lên đến 21%/năm) Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ bắt buộc, cácngân hàng rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn vốn VND Đồng thời với tìnhtrạng này là sự chỉ đạo điều hành chỉ tiêu huy động vốn và giao hệ số K (nay là

hệ số Q - chỉ tiêu dư nợ/huy động vốn bằng VND) của Hội sở chính Trước tìnhhình đó, BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp để giữvững nguồn vốn VND

Bảng 2.4 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Cơ cấu theo loại tiền

Trang 37

Chính vì vậy, nguồn vốn huy động VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu/ tổngnguồn vốn, trung bình khoảng 87,7%/tổng nguồn huy động và có sự tăng trưởngcao và ổn định qua các năm Năm 2009, nguồn vốn huy động VND của chi nhánh là2.686 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2008, chiếm 84%/tổng nguồn vốn Năm 2010

là 3.531 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2009 và chiếm đến gần 92% tổng nguồn vốnhuy động của chi nhánh

Trái ngược với nguồn vốn huy động VND, trong những năm qua, quy mônguồn vốn huy động ngoại tệ luôn có xu hướng giảm dần Năm 2008, số dư huyđộng vốn ngoại tệ quy đổi của chi nhánh là 404 tỷ đồng thì đến năm 2010 số dưnày chỉ còn 307 tỷ đồng Lý giải cho sự biến động mạnh này là sự tác động liêntiếp của hai văn bản: Thông tư 26/2009/TT-NHNN do Ngân hàng nhà nước banhành ngày 30/12/2009 quy định về việc mua - bán ngoại tệ của một số Tập đoàn,Tổng công ty Nhà nước Theo đó, 7 Tập đoàn Tổng công ty Nhà nước phải bánlại nguồn ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng bao gồm: Ngoại tệ trên tài khoản tiềngửi ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn gửi tại tổ chức tín dụng tại thời điểmngày 31/12/2009; Ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai từ ngày 01/01/2010.Với số dư tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/12/2009 (trừcác khoản ký quỹ, đặt cọc hay bảo lãnh cho nghĩa vụ nợ trong tương lai), cácTập đoàn, Tổng công ty Nhà nước phải thực hiện bán ngay 30% Số ngoại tệ cònlại, sẽ thực hiện bán cho tổ chức tín dụng được phép trong vòng 2 tháng đầu năm

2010 Thông tư số 03/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định mức lãi suấttiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại các tổchức tín dụng tối đa là 1,0%/năm Nguồn vốn USD của các tổ chức kinh tế giảmmạnh dẫn đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ năm 2009 là 2%, đến năm

2010, tốc độ này là âm 25% Cùng với quy mô và tốc độ tăng trưởng giảm, tỷtrọng nguồn vốn huy động ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động của chinhánh cũng giảm dần qua các năm Năm 2010, tỷ trọng này chỉ là 8%, bằng 1/2

tỷ trọng năm 2008 (16%)

Trang 38

Cơ cấu theo kỳ hạn

Tổng huy động 2.514 100 3.098 100 3.838 100

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Huy động vốn ngắn hạn: Nguồn vốn huy động ngắn hạn là nguồn vốn huyđộng rất nhạy cảm với lãi suất do thời gian nhàn rỗi được dài, khách hàng đã kếhoạch hoá từ trước khi quyết định gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định.Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động củaBIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội Tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn ngắn tại Chi nhánh

có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm từ 29% năm 2008 lên 55% năm 2010.Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ lạm phát cao, lãi suất liên tục tăng, dẫn đến ngườigửi tiền luôn kỳ vọng lãi suất tăng nên chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn Trong giai đoạnnày, tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn tăng nhanh còn do phần tiền gửi tăng thêm của đốitượng khách hàng mới từ nhóm các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ,

… thường gửi kỳ hạn tuần hoặc nhỏ hơn 3 tháng

Ngược lại với tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn, nguồn vốn huy độngtrung - dài hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của chi nhánh vàngày càng có xu hướng sụt giảm Nguồn vốn huy động trung dài hạn từ mức 822 tỷđồng (chiếm 33% nguồn vốn huy động) năm 2008 đã giảm xuống cả về số tươngđối lẫn tuyệt đối, chỉ còn 768 tỷ đồng (chiếm 20% nguồn huy động) năm 2010

Trang 39

Do tác động của yếu tố lãi suất và lạm phát đã tác động đến tâm lý người gửitiền (luôn kỳ vọng lãi suất tăng cao), nguồn vốn huy động không kỳ hạn tại Chinhánh cũng có sự biến động và không ổn định So với năm 2008, nguồn tiền gửikhông kỳ hạn tính đến cuối năm 2009 đã giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đươnggiảm 31,9% Tuy nhiên, sang năm 2010, với những thay đổi trong chính sách kháchhàng, chính sách quảng cáo, tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch, tổ chức tốt côngtác thanh toán và dịch vụ đối với khách hàng, nguồn tiền gửi không kỳ hạn đã có sựtăng trưởng trở lại Số dư huy động vốn không kỳ hạn năm 2010 đạt 950 tỷ đồng,tăng 295 tỷ đồng (tăng 45%) so với năm 2009.

2.2.2 Chi phí huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội

-Chi phí huy động vốn là yếu tố quan trọng không chỉ với BIDV mà còn vớitoàn hệ thống các NHTM trong việc đánh giá hiệu quả của việc huy động vốn vàxác định kết quả kinh doanh của ngân hàng Nhằm nghiên cứu nội dung này, ta cóthể xem xét chỉ tiêu như: lãi suất bình quân huy động và chi phí huy động vốn

2.2.2.1 Lãi suất bình quân huy động vốn tại Chi nhánh

Nhằm đảm bảo cho hoạt động thông suốt của hệ thống, Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam đã thực hiện cơ chế điều chuyển và tập trung vốn nội bộ (FTP)

Có nghĩa là, tất cả các chi nhánh của BIDV trong cả nước khi huy động được baonhiêu vốn sẽ được thực hiện điều chuyển hết về trung tâm vốn tại Hội sở chính nhưmột khoản tiền gửi và được hưởng lãi suất theo quy định tại từng thời điểm Trongtừng thời kỳ, trung tâm vốn tại Hội sở chính sẽ có trách nhiệm phối hợp với các Bancủa BIDV đưa ra mức lãi suất tùy theo tình hình thị trường Các chi nhánh căn cứvào mức lãi suất do BIDV đưa ra để đưa ra mức lãi suất huy động và cho vay choriêng của chi nhánh trong từng thời kỳ Trên cơ sở thực hiện cơ chế FTP, trong thờigian qua, Chi nhánh Bắc Hà Nội luôn cố gắng đưa ra những mức lãi suất huy độnghợp lý nhằm ổn định nguồn vốn huy động

Trang 40

Lãi suất bình quân huy động vốn tăng hay giảm có tác động rất lớn đếnchi phí trả lãi khách hàng nói riêng cũng như chi phí huy động vốn tại Chi nhánhnói chung.

Bảng 2.6 Lãi suất huy động vốn tại Chi nhánh Bắc Hà Nội

(Đơn vị:%/năm)

VND Ngoại tệ VND Ngoại tệ VND Ngoại tệ

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Do sự biến động mạnh của lãi suất cơ bản trong năm 2008, với 8 lần điềuchỉnh từ 8,25%/năm lên đến 14%/năm, sau đó giảm xuống còn 8%/năm, lãi suấthuy động của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội cũng biến động và tăng lên rất cao.Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 7,8%/năm (năm 2007) lên12,1%/năm Lãi suất bình quân đầu vào cũng tăng từ 7,05%/năm (năm 2007) lên8,44%/năm, tăng 16,3% Năm 2009 với những chính sách điều chỉnh của NHNN,lãi suất huy động đã được điều chỉnh giảm so với năm 2008 Tuy nhiên, lãi suất huyđộng bình quân đầu vào năm 2009 vẫn cao hơn năm 2008 Đó là do có sự thay đổitrong cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2009, nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm đến52%/tổng nguồn vốn đã làm cho lãi suất bình quân huy động có sự tăng cao là8,66%/năm

Kinh tế Việt Nam năm 2010 cùng với sự hồi phục của kinh tế thế giới, đã bắtđầu có những nét khởi sắc tuy nhiên những dấu hiệu bất ổn thách thức vẫn tiếp tụchiện diện, đặc biệt là lạm phát và tỷ giá Những diễn biến của tình hình kinh tế thếgiới và trong nước năm 2010 đã ảnh hưởng đến kết quả điều hành chính sách tiền tệcủa Ngân hàng Nhà nước và hoạt động ngân hàng nói chung Từ tháng 10/2010,trước sức ép từ xu hướng tăng lạm phát, thâm hụt thương mại và yêu cầu của Chính

Ngày đăng: 28/05/2016, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính phủ nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ – CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị"định số 59/2009/NĐ – CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Năm: 2009
2. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB giaothông vận tải
Năm: 2009
3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2009
4. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2006
5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ của các đơn vị trực thuộc , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ của các đơn vị trực thuộc
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Năm: 2009
6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết"hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Năm: 2010
7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Công văn số 2210/CV-PTSPBL ngày 14/05/2010 về hướng dẫn tạm thời chính sách bán lẻ của BIDV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số"2210/CV-PTSPBL ngày 14/05/2010 về hướng dẫn tạm thời chính sách bán lẻ của BIDV
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Năm: 2010
8. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), Công văn số 7670/CV – NVKD2 ngày 22/09/2006 về Hướng dẫn tiền gửi phân tầng theo số dư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số"7670/CV – NVKD2 ngày 22/09/2006 về Hướng dẫn tiền gửi phân tầng theo số dư
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Năm: 2006
9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Quyết định số 7038/QĐ – ALCO3 ngày 31/12/2010 về định giá chuyển vốn nội bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 7038/"QĐ – ALCO3 ngày 31/12/2010 về định giá chuyển vốn nội bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Năm: 2010
10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004), Quyết định số 2906/QĐ – HĐH của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy trình nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2906/"QĐ – HĐH của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy trình nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Năm: 2004
12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2005), Quyết định số 0322/QĐ – NVKD2 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy định về Tiết kiệm dự thưởng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 0322/"QĐ – NVKD2 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy định về Tiết kiệm dự thưởng
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Năm: 2005
13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và giai đoạn 5 năm 2006 – 2010 của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và giai"đoạn 5 năm 2006 – 2010 của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Năm: 2010
14. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (2010), Báo cáo đánh giá kết quả huy động vốn 03 năm 2007 - 2009 của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội 2007 – 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá kết quả huy động vốn 03 năm 2007 - 2009"của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội 2007 – 2009
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Năm: 2010
15. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (2010), Báo cáo kết quả điều tra thông tin khách hàng tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả điều tra thông tin khách hàng tiền gửi tại Chi"nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Năm: 2010
16. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (2008), Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng, đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng, đơn vị trực thuộc"Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
Năm: 2008
17. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25/09/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành sửa đổi bổ sung Quy chế tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ- NHNN ngày 13/09/2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày"25/09/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành sửa đổi bổ sung Quy chế tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ- NHNN ngày 13/09/2004
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2006
18. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày"24/03/2008 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2008
19. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25/09/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày"25/09/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2006
20. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN"ngày 21/11/2002 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w