1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh tại BIDV chi nhánh bắc hà nội

104 465 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về kế hoạch kinh doanh, luận văn hướng đến những mục đích cụ thể sau:Làm rõ bản chất, vai trò của kế hoạch kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại;Phân tích các nhân tố tác động đến việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Làm căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh Ngân hàng ĐTPT Bắc Hà Nội.Luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đặt ra để cho Chi nhánh Ngân hàng ĐTPT Bắc Hà Nội phát triển an toàn và bền vững đến năm 2015.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập và nhập sâuvào nền kinh tế khu vực và thế giới

Để đáp ứng được nhu cầu hội nhập, các Ngân hàng thương mại trong nướcđang nhanh chóng cơ cấu lại, củng cố tiềm lực tài chính, phát triển mạng lưới,chuẩn bị cho cổ phần hóa, xây dựng kế hoạch và kế hoạchchủ động hội nhập…đểnâng cao năng lực cạnh tranh Đây là những chuẩn bị rất cơ bản bởi Ngân hàng làmột trong những điểm nút trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Sự cạnh tranhgiữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài và giữa các ngân hàngtrong nước với nhau chắc chắn sẽ diễn ra hết sức gay gắt

Cùng với quá trình cổ phần hóa để hội nhập và hội nhập sâu hướng tới mộtngân hàng hiện đại hoạt động theo thông lệ, chuẩn mực đủ sức mạnh, sức cạnhtranh để tồn tại và phát triển bền vững; Xây dựng được vị thế, thương hiệu, hình ảnhđích thực, lâu dài BIDV cần phải đổi mới tư duy, đổi mới hoạt động, đổi mới trongquản trị điều hành – quản lý kinh doanh Đột phá để tạo đà phát triển thì việc xâydựng kế hoạch kinh doanh cho toàn hệ thống và mỗi Chi nhánh là một yêu cầu cấpthiết

Là thành viên của BIDV, BIDV Bắc Hà Nội phải xây dựng kế hoạch kinhdoanh và đưa ra lộ trình thực hiện để tất cả các cấp quản lý và cán bộ công nhânviên đều nắm rõ mục tiêu định hướng hoạt động trong những năm tới Để Chi nhánhphát triển an toàn, ổn định, bền vững và hội nhập Do vậy, từ thực tiễn quản lý vànhững kiến thức được đào tạo tại chương trình Quản trị Kinh doanh Thương mại,

tôi lựa chọn đề tài “ Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội đến năm 2015”

Nội dung chính của luận văn gồm các vấn đề sau:

1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về kế hoạch kinh doanh, luận vănhướng đến những mục đích cụ thể sau:

Làm rõ bản chất, vai trò của kế hoạch kinh doanh trong hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng thương mại;

Phân tích các nhân tố tác động đến việc xây dựng kế hoạch kinh doanh củaNgân hàng Làm căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh Ngân hàngĐT&PT Bắc Hà Nội

Trang 2

Luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và thựchiện kế hoạch kinh doanh đã đặt ra để cho Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc HàNội phát triển an toàn và bền vững đến năm 2015.

2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về các đối tượng sau:

+ Lý luận về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở ngân hàngthương mại;

+ Thực trạng về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàngthương mại;

Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội.Địa chỉ 137A Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên – Tp Hà Nội

+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006-2010, kiến nghị giải pháp 2011-2015

3 Phương pháp nghiên cứu:

a) Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các tài liệu sẵn có từ các nguồntài liệu liên quan đến đề tài

b) Phương pháp duy vật biện chứng: Nghiên cứu kế hoạch kinh doanh củaNgân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau,thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến

c) Luận văn sử dụng khung lý thuyết về nghiên cứu và phân tích trường hợp.Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của Ngânhàng Thương mại trong giai đoạn hiện tại và áp dụng nghiên cứu trường hợp Chinhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội

d) Nguồn dữ liệu cần thu thập:

+ Tìm các sự kiện có ý nghĩa đối với Ngành, với BIDV;

+ Xác định các từ chuyên môn sau đó tìm trên mạng Internet;

+ Tìm các sự kiện có liên quan đến đề tài: Kế hoạch kinh doanh của các ngânhàng khác;

Trang 3

+ Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

- Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Luận văn lấy ý kiến từ phía các cá nhân là những người có kinh nghiệm côngtác lâu năm trong ngành, hiện đang giữ các vị trí quan trọng, đặc biệt là lãnh đạocác phòng dịch vụ khách hàng, các cán bộ và chuyên viên phòng kế hoạch tổng hợp,phòng tài chính kế toán

4 Những đóng góp của luận văn:

Trên phương diện lý luận: tác giả luận văn đưa ra cơ sở lý luận về kế hoạchkinh doanh đối với Ngân hàng thương mại

Trên phương diện thực tiễn: tác giả luận văn phân tích các nhân tố tác độngđến việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh và cácgiải pháp để thực hiện kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tới của các ngân hàngthương mại nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc HàNội nói riêng

5 Tổng quan nghiên cứu:

Một số đề tài luận văn thạc sỹ đã được nghiên cứu tại Ngân hàng ĐT&PTViệt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội như sau:

- Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện thẩm định cho vay doanh nghiệp kinhdoanh vận tải biển tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội – Tácgiả Nguyễn Xuân Trường – ĐH Kinh tế Quốc dân – 2008

- Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệpnhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội – Tác giả TrầnThị Mai Phương – ĐH Kinh tế Quốc dân – 2009

- Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn các doanh nghiệpxây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc HàNội – Tác giả Phạm Trung Thủy – ĐH Kinh tế Quốc dân – 2010

Từ trước đến năm 2011 chưa có ai nghiên cứu về Kế hoạch kinh doanh củaNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội Đề tài nghiêncứu “Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội đến năm 2015” là đầu tiên được nghiêncứu ở Chi nhánh

Trang 4

6 Kết cấu luận văn:

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nộidung gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh

doanh ở ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội từ năm 2006đến năm 2010

Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường xây dựng và thực hiện kế

hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc

Hà Nội đến năm 2015

Trang 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG

VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH

Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Những vấn đề chung về kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

Kế hoạch kinh doanh từ lâu đã được coi như là một công cụ để thiết lập cũngnhư thực hiện các quyết định chiến lược Tuy nhiên vai trò này không phải lúc nàocũng được thừa nhận một cách nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thểthiếu được đối với đối tượng này, nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc đối vớiđối tượng khác Kế hoạch kinh doanh có nhiều nghĩa khác nhau và đã từng là chủ

đề của nhiều ý kiến trái ngược, cho dù nó liên quan đến doanh nghiệp hay là nềnkinh tế quốc dân

Hiểu một cách tổng quát nhất, kế hoạch kinh doanh là một phương thức quản

lý theo mục tiêu, nó “Là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụngcác quy luật xã hội tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý cácđơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hộitheo những mục tiêu thống nhất”

Theo cách hiểu trên, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại đượcxác định là một phương thức quản lý ngân hàng theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộcác hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý ngânhàng vào lĩnh vực tài chính ngân hàng của ngân hàng thương mại mình nhằm đạtđược những mục tiêu đã đề ra Hay nói một cách khác “kế hoạch kinh doanh củangân hàng thương mại là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hìnhảnh mong muốn về trạng thái tương lai của ngân hàng và quá trình tổ chức triểnkhai thực hiện mong muốn đó”

Như vậy, kế hoạch kinh doanh trong ngân hàng thương mại là thể hiện kỹnăng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đề ra.Công tác này bao gồm các hoạt động:

Lập kế hoạch: Đây là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác kế

hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó là quá trình xác định mục tiêu, chỉ

Trang 6

tiêu kế hoạch và đề xuất chính sách, giải pháp áp dụng Kết quả của việc soạn lập kếhoạch là một bản kế hoạch của ngân hàng được hình thành và nó chính là cơ sở choviệc thực hiện các công tác sau của kế hoạch kinh doanh Bản kế hoạch kinh doanhcủa ngân hàng thương mại là hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu vàcác chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần thiết cho việc thực hiện mụctiêu phát triển ngân hàng thương mại đặt ra trong thời kỳ kế hoạch nhất định Kếhoạch kinh doanh chính là thể hiện ý đồ phát triển của các nhà lãnh đạo và quản lýđối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và các giải pháp thực thi.

Mặc dù là định hướng tương lai, nhưng quá trình soạn lập kế hoạch khác với

dự báo thường nhằm mục đích trả lời câu hỏi cái gì sẽ xảy ra thông qua con đườngngoại suy, nó cũng khác với cái mà chúng ta gọi là triển vọng cũng nhằm mục đíchtrả lời câu hỏi đã nêu nhưng bằng nội suy Trong khi quá trình soạn lập kế hoạchxác định cách thức trả lời câu hỏi chúng ta sẽ làm gì Bản kế hoạch cũng khác vớichương trình, thường tồn tại trong ý nghĩ như là một hình ảnh cơ học về ngân hàngthương mại trong môi trường của nó với ý niệm rằng tương lai là hoàn toàn có thể

dự đoán được

Như vậy có thể hiểu bản kế hoạch kinh doanh được hình thành thông quanhững câu hỏi mang tính bản chất của nó như sau: (1) Trạng thái của ngân hàngthương mại hiện tại, kết quả và những điều kiện hoạt động kinh doanh? (2) Ngânhàng thương mại muốn được phát triển như thế nào (hướng phát triển của ngânhàng thương mại)? Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của ngân hàngthương mại nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra?

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch kinh doanh là những hoạt động tiếp sau của công tác lập kế hoạch

kinh doanh nhằm đưa kế hoạch vào thực tế hoạt động của ngân hàng thương mại.Đây là quá trình tổ chức, phối hợp hoạt động của các bộ phận, các yếu tố nguồn lựccủa ngân hàng thương mại, triển khai các hoạt động khác nhau theo các mục tiêu kếhoạch đặt ra Quá trình triển khai kế hoạch không chỉ đơn giản là xem xét nhữnghoạt động cần thiết của ngân hàng thương mại mà nó còn thể hiện ở khả năng dựkiến, phát hiện những điều bất ngờ có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động vàkhả năng ứng phó những điều bất ngờ đó Quá trình kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh

kế hoạch giúp ngân hàng thương mại không chỉ xác định được tất cả những rủi rotrong hoạt động của mình mà còn có khả năng quản lý rủi ro với sự hỗ trợ của việctiên đoán có hiệu quả và xử lý những rủi ro đó trong quá trình thực hiện mục tiêuđặt ra Công tác đánh giá kế hoạch sẽ là cơ sở giúp ngân hàng thương mại xây dựng

Trang 7

những phương án kế hoạch tiếp sau một cách chính xác và sát thực hơn.

1.1.2 Phân loại kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, hệ thống kế hoạch của ngân hàng thươngmại được phân chia thành những bộ phận khác nhau

1.1.2.1 Theo góc độ thời gian

Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiệnchỉ tiêu đề ra Theo góc độ này, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại baogồm ba bộ phận cấu thành:

Kế hoạch dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm Quátrình soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi:

* Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà ngân hàng thươngmại đã có mặt;

* Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính củanhu cầu, giá cả và hành vi cạnh tranh;

* Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính;

* Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo

Cần lưu ý rằng kế hoạch dài hạn không đồng nghĩa về kế hoạch chiến lược vì

kế hoạch chiến lược bao trùm nội dung khác không phải chỉ đứng trên góc độ thờigian

Kế hoạch trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn racác khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm

Kế hoạch ngắn hạn: thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến

độ, hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng, … Kế hoạchngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các ngân hàngthương mại cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn

Tuy nhiên, việc phân chia thời hạn của các kế hoạch chỉ mang tính chấttương đối, nhất là đối với những điều kiện thị trường hiện nay thay đổi với tốc độnhanh hơn nhiều so với cách đây vài thập kỷ Do vậy, trong những lĩnh vực mà điềukiện thị trường biến động nhiều (chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng nhanh, vòngđời sản phẩm ngày càng ngắn thì những kế hoạch cho từ 3 đến 5 năm cũng có thểcoi là rất dài hạn

Ba loại kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn cần phải được liên kết chặt chẽvới nhau và không được phủ nhận lẫn nhau Cần thiết phải nhấn mạnh đến tầm quantrọng của việc giải quyết mối quan hệ giữa các loại kế hoạch theo thời gian vì trên

Trang 8

thực tế, đã nảy sinh nhiều lãng phí từ các quyết định theo những tình huống trướcmắt mà không đánh giá được ảnh hưởng của các quyết định này đối với các mụctiêu dài hạn hơn Nhiều kế hoạch ngắn hạn đã không những không đóng góp gì chomột kế hoạch dài hạn mà còn gây nhiều trở ngại, hay có những đòi hỏi nhiều đối vớicác kế hoạch dài hạn Ví dụ việc quyết định cho vay số tiền lớn đối với khách hàngnày sẽ ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng của ngân hàng trong thời gian dài hạntới Hay việc sa thải một số nhân viên không có lý do chính đáng có thể cản trở mụctiêu dài hạn của ngân hàng thương mại trong việc phát triển một chương trình nhân

sự đúng đắn và có hiệu quả

Để thực hiện được mối quan hệ giữa kế hoạch dài, trung và ngắn hạn, cácnhà lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng thương mại nên thường xuyên xem xét và sửađổi các quyết định trước mắt xem chúng có phục vụ các chương trình dài hạn haykhông và các nhà quản lý cấp dưới nên được thông báo một cách thường xuyên về

kế hoạch dài hạn của ngân hàng thương mại sao cho các quyết định của họ phù hợpvới các mục tiêu dài hạn của ngân hàng thương mại

1.1.2.2 Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch:

Chúng ta có thể chia hệ thống kế hoạch ngân hàng thương mại làm hai bộphận là kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp)

 Kế hoạch chiến lược

Khái niệm chiến lược xuất phát từ tiếng Hy Lạp và xuất hiện đầu tiên tronglĩnh vực quân sự Chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật của tướng lĩnh” để tìm ra conđường đúng đắn nhất giành chiến thắng Lập kế hoạch chiến lược cho ngân hàngthương mại phổ biến vào những năm 1960, khi mà cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạnghơn trong khi tiến bộ về khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn khiến cho cácdoanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mục tiêu phát triển công nghệ và sảnphẩm mới, thâm nhập thị trường, lựa chọn các phương thức phát triển v.v…

Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các ngân hàng thương mại là định hướnglớn cho phép ngân hàng thương mại thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranhcủa mình và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó Soạn lập kếhoạch chiến lược không phải từ những kỳ vọng mà ngân hàng thương mại mongmuốn đạt tới mà là xuất phát từ khả năng thực tế của ngân hàng thương mại và nhưvậy nó là thể hiện sự phản ứng của ngân hàng thương mại đối với hoàn cảnh kháchquan bên trong và bên ngoài của hoạt động ngân hàng thương mại

Thường thì kế hoạch chiến lược được soạn thảo cho thời gian dài, tuy vậy nó

Trang 9

không đồng nghĩa với kế hoạch dài hạn Nhiều ngân hàng thương mại đã dựa vàonhững kế hoạch chiến lược ngắn hạn Nói đến kế hoạch chiến lược không phải lànói đến góc độ thời gian của chiến lược mà nói đến tính chất định hướng của kếhoạch và bao gồm toàn bộ mục tiêu tổng thể phát triển ngân hàng thương mại.Trách nhiệm soạn thảo kế hoạch chiến lược trước hết là lãnh đạo ngân hàng thươngmại, vì thế kế hoạch chiến lược đòi hỏi trách nhiệm rất cao, quy mô hoạt động rộnglớn của các nhà quản lý.

 Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp)

Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chươngtrình áp dụng cho các bộ phận của ngân hàng thương mại trong khuôn khổ các hoạtđộng của ngân hàng thương mại, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạchchiến lược Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạchriêng biệt trong tổng thể hoạt động kinh doanh như: kế hoạch tín dụng, kế hoạchhuy động vốn, kế hoạch quản lý rủi ro, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính…

Kế hoạch chiến lược tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đếntương lai của ngân hàng thương mại, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp liên quan đếntất cả các lĩnh vực và tất cả các bộ phận của ngân hàng thương mại, quy trình kếhoạch chiến lược đòi hỏi chủ yếu là sự tham gia của các nhà lãnh đạo trong khi kếhoạch tác nghiệp huy động tất cả các cán bộ phụ trách bộ phận

1.2 Lý luận về xây dựng kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về xây dựng kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

Xây dựng kế hoạch (lập kế hoạch) là chức năng đầu tiên trong bốn chứcnăng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Lập kế hoạch làchức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựachọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác địnhđược các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra

Cho đến nay thì có rất nhiều khái niệm về chức năng lập kế hoạch Với mỗiquan điểm, mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có khái niệm riêng nhưng tất cả đều cốgắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này

Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì: “Lập kế hoạch là một loại ra quyếtđịnh đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn chongân hàng thương mại của họ” Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm tra Lập kế hoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của một

Trang 10

cây sồi lớn, rồi từ đó mọc lên các “nhánh” ngân hàng thương mại, lãnh đạo và kiểmtra Xét theo quan điểm này thì lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yêú đốivới mỗi nhà quản lý.

Với cách tiếp cận theo quá trình:

Kế hoạch sản xuất kinh doanh có thể coi là quá trình liên tục xoáy trôn ốcvới chất lượng ngày càng tăng lên kể từ khi chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho tới lúcchuẩn bị ngân hàng thương mại thực hiện kế hoạch nhằm đưa hoạt động của ngânhàng thương mại theo đúng mục tiêu đã đề ra

Theo STEYNER thì: “Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lậpcác mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạtđược mục tiêu đã định Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi vàbao gồm cả chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằmhoàn thiện hơn nữa”

Theo cách tiếp cận này thì lập kế hoạch được xem là một quá trình tiếp diễnphản ánh và thích ứng được với những biến động diễn ra trong môi trường của mỗingân hàng thương mại, đó là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn của môitrường bằng việc xác định trước các phương án hành động để đạt được mục tiêu cụthể của ngân hàng thương mại

Với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò:

Theo RONNER: “Hoạt động của công tác lập kế hoạch là một trong nhữnghoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực của doanhnghiệp một cách có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh.”

Theo HENRYPAYH: “Lập kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bảncủa quá trình quản lý cấp công ty, xét về mặt bản chất thì hoạt động này nhằm mụcđích xem xét các mục tiêu, các phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cách tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh.”

Như vậy, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn cácphương thức để đạt được các mục tiêu đó Lập kế hoạch nhằm mục đích xácđịnh mục tiêu cần phải đạt được là cái gì? và phương tiện để đạt được các mụctiêu đó như thế nào? Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mụctiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu

đã đặt ra, và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phốihợp các hoạt động

Trang 11

1.2.2 Vai trò và nội dung của xây dựng kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Vai trò của xây dựng kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trongnhững công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước Còn trong phạm vi một doanhnghiệp, tổ chức hay một ngân hàng thương mại thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, làchức năng quan trọng của quá trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sảnxuất kinh doanh có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra

Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phươnghướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môitrường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên những tiêuchuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra Hiện nay, trong cơ chế thị trường có thểthấy lập kế hoạch có các vai trò to lớn đối với các ngân hàng thương mại Bao gồm:

Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc phốihợp nỗ lực của các thành viên trong một ngân hàng thương mại Lập kế hoạch chobiết mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của ngân hàng thương mại Khi tất cảnhân viên trong cùng một ngân hàng thương mại biết được ngân hàng thương mạimình sẽ đi đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì để đạt được mục tiêu đó, thì chắc chắn

họ sẽ cùng nhau phối hợp , hợp tác và làm việc một cách có ngân hàng thương mại.Nếu thiếu kế hoạch thì quĩ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là đường ziczăcphi hiệu quả

Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của ngân hàng thươngmại Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trởthành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại, mỗi nhà quản lý.Lập kế hoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được nhữngthay đổi trong nội bộ ngân hàng thương mại cũng như môi trường bên ngoài và cânnhắc các ảnh hưởng của chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp

Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãngphí nguồn lực của ngân hàng thương mại Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đãđược xác định, những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ

sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ độngvào các hoạt động hiệu quả và phù hợp

Trang 12

Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công táckiểm tra đạt hiệu quả cao Một tổ chức hay ngân hàng thương mại nếu không có kếhoạch thì giống như là một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian Một khi ngânhàng thương mại không xác định được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằngcách nào, thì đương nhiên sẽ không thể xác định đựợc liệu mình có thực hiện đượcmục tiêu hay chưa, và cũng không thể có được những biện pháp để điều chỉnh kịpthời khi có những lệch lạc xảy ra Do vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thìcũng không có cả kiểm tra.

Như vậy, lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối với mỗi ngân hàng thươngmại, mỗi nhà quản lý Nếu không có kế hoạch thì nhà quản lý có thể không biết tổchức, khai thác con người và các nguồn lực khác của ngân hàng thương mại mộtcách có hiệu quả, thậm chí sẽ không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổchức và khai thác Không có kế hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ sẽ rấtkhó đạt được mục tiêu của mình, họ không biết khi nào và ở đâu cần phải làm gì

Còn đối với mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết tự lập

kế hoạch cho bản thân mình thì chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu củachúng ta cần phải đạt tới là gì? Với năng lực của mình thì chúng ta cần phải làm gì

để đạt được mục tiêu đó? Không có kế hoạch chúng ta sẽ không có những thời gianbiểu cho các hoạt động của mình, không có được sự nỗ lực và cố gắng hết mình đểđạt được mục tiêu Vì thế mà chúng ta cứ để thời gian trôi đi một cách vô ích vàhành động một cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh ta Vìvậy mà việc đạt được mục tiêu của mỗi cá nhân ta sẽ là không cao, thậm chí cònkhông thể đạt được mục tiêu mà mình mong muốn

Tóm lại, chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm củamọi quá trình quản lý Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra được những kếhoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả nhữngmục tiêu đã đề ra của ngân hàng thương mại

1.2.2.2 Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

Trình bày các mục tiêu cơ bản, mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực Một số chỉtiêu có thể ở dạng cụ thể và định lượng được (dựa trên các con số và chỉ tiêu) như:chỉ tiêu về quy mô hoạt động (dư nợ tín dụng bình quân, huy động vốn bình quân,định biên lao động); chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng hoạt động (tỷ lệ nợ xấu, tỷ trọng

dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợnhóm 2/tổng dư nợ); chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động (thu dịch vụ

Trang 13

ròng, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người, tỷ trọng thudịch vụ ròng/tổng doanh thu)….

Mô tả về lịch sử ngân hàng: Ngân hàng được thành lập như thế nào và pháttriển sau đó để trở thành như hiện tại trình bày Lịch sử ngân hàng thương mại cầnđược trình bày khái quát, bao gồm ngày tháng của những sự kiện chính kể từ ngàythành lập Nêu những sự kiện lớn ảnh hưởng đến ngân hàng? Thí dụ như Quyết địnhcủa Chính phủ hay những lý do khác làm ảnh hưởng đến ngân hàng thương mại

Mô tả địa điểm của ngân hàng thương mại: Trụ sở chính đóng tại đâu? Tên

và địa chỉ? Địa điểm của ngân hàng thương mại có những lợi thế gì? Ví dụ tiếp cậnnguồn vốn của dân? Khách hàng?

Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh của ngân hàng thương mại: Huy độngvốn, cho vay, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá, chiết khấu thương phiếu vàgiấy tờ có giá,…

Giới thiệu về cơ cấu, bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại: vẽ sơ đồ bộmáy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng

Phân tích các nhân tố tác động đến việc xây dựng kế hoạch kinh doanh củangân hàng thương mại: môi trường kinh tế xã hội, thị trường, khách hàng, đối thủcạnh tranh Phân tích môi trường bên trong ngân hàng thương mại: hoạt động huyđộng vốn, hoạt động tín dụng,…

Từ kết quả phân tích trên mà ngân hàng thương mại có thể xây dựng đượccác mục tiêu chung, kế hoạch chung và kế hoạch riêng cho từng bộ phận: Kế hoạchhuy động vốn, kế hoạch tín dụng, kế hoạch dịch vụ, kế hoạch mở rộng mạng lưới vàkênh phân phối, kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch quản lý rủi

ro, kế hoạch quản trị điều hành và quản lý kinh doanh…

1.2.3 Căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài ngân hàng thương mại.Đây là cơ sở hết sức quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàngthương mại, vì nó bao gồm những yếu tố mà bản thân ngân hàng thương mại khôngthể kiểm soát được nhưng nó lại có tác động rất lớn đến hoạt động và sự phát triểncủa ngân hàng thương mại và theo hai hướng là: Cơ hội từ bên ngoài và thách thức

từ bên ngoài, nó bao gồm các phân đoạn là: Kinh tế - Công nghệ - Văn hóa xã hội –Nhân khẩu học – Chính trị luật pháp và Toàn cầu

Vì vậy, ngân hàng thương mại phải có những phương án đúng trong việc

Trang 14

nghiên cứu, tiếp cận để các yếu tố đó đem lại lợi ích cho mình Vì nếu ngược lại sẽ

là những nguy hại khôn lường trong tương lai Để phân tích từ các nhân tố bênngoài khi đó phải dựa vào thông tin đại chúng, các dự báo, các nghiên cứu hệ thốngthông tin quản lý

a.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó ngânhàng thương mại hoạt động Trong nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang liên kếtvới nhau, nên ngân hàng thương mại ít nhiều cũng phải rà soát, theo dõi, dự đoán vàđánh giá xu hướng trong tương lai Các nhân tố chủ yếu mà nhiều ngân hàng thươngmại thường phân tích là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái

và tỷ lệ lạm phát Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong cácgiai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng.Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư

mở rộng hoạt động của các ngân hàng thương mại Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút,suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnhtranh Thông thường khi nền kinh tế sa sút sẽ gây chiến tranh giá cả trong các ngànhsản xuất, đặc biệt là các ngành đã trưởng thành, gây khó khăn cho ngân hàngthương mại trong công cuộc thu hồi vốn Mức lãi suất sẽ quyết định đến hoạt độnghuy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại Chính sách tiền tệ và tỷ giáhối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho ngân hàng thương mại nhưng có thể

sẽ là những nguy cơ cho sự phát triển của chúng Lạm phát và vấn đề chống lạmphát cũng là một nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích Trên thực tế,nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể không thể làmchủ được Lạm phát tăng lên, dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, rút cục là cácngân hàng thương mại sẽ giảm nhiệt tình đầu tư phát triển sản xuất Như vậy lạmphát cao là mối đe dọa đối với ngân hàng thương mại

a.1.2 Môi trường công nghệ

Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho kế hoạch kinh doanh củangân hàng thương mại Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệlàm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiệnnhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoặc hoàn thiện hơn

Thế kỷ XX là thế kỷ của khoa học và công nghệ Do đó, việc phân tích vàphán đoán biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết Những

ví dụ thường được dẫn ra với sự xuất hiện của điện tử, tin học và công nghệ sinh

Trang 15

học Thực tế, sự biến đổi công nghệ ảnh hưởng đến mọi ngân hàng thương mại.

Sự thay đổi của công nghệ có thể làm cho các sản phẩm hiện có bị lạc hậuchỉ sau một đêm Đồng thời nó cũng tạo ra hàng loạt khả năng về sản phẩm mới.Một chu kỳ lý thuyết bao gồm các pha: bắt đầu, phát triển, chín muồi và tạn lụi.Thực tế đối với một số ngân hàng thương mại và cũng là một số sản phẩm sẽ manglại có giai đoạn phát triển mới sau giai đoạn tàn lụi Hơn nữa, sự thay đổi công nghệcũng ảnh hưởng tới các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độứng xử của người lao động Do đó, khi mà ngân hàng thương mại đầu tư vào cácdoanh nghiệp như vậy cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mình

Như vậy “sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, cả cơ hội

và đe dọa” Internet là một ví dụ, sự xuất hiện của nó mở đường cho quá trình hủydiệt sáng tạo trải rộng trong nhiều ngành Thế kỷ XXI là thế kỷ của Khoa học vàcông nghệ Do đó, việc phân tích, dự đoán sự biến đổi của công nghệ là rất quantrọng và cấp bách Với công nghệ Internet, Công nghệ không dây, Công nghệ sinhhọc và hàng loạt các phát minh mới đang hàng ngày, hàng giờ ra đời định hình lạicấu trúc cạnh tranh ở hầu hết các ngành và các quốc gia

Các kiến thức công nghệ là đặc biệt quan trọng, chắc chắn trong không giantoàn cầu Các cơ hội và đe dọa của công nghệ trong môi trường vĩ mô tác động lêncác ngân hàng thương mại kể cả bằng việc mua từ bên ngoài hay tự sáng tạo ra côngnghệ mới Công nghệ có xu hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm, tạo ranhiều sản phẩm mới Từ đó, đòi hỏi trong kế hoạch kinh doanh của ngân hàngthương mại phải thường xuyên quan tâm đến sự thay đổi cũng như những đầu tưcho tiến bộ công nghệ

a.1.3 Môi trường Xã hội – Dân số

Các thay đổi về Xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe dọa sự bùng nổ về dân số

ở các đô thị và di cư cơ học đã làm tăng đột biến các nhu cầu phải đáp ứng về hạtầng cơ sở Với thu nhập và đời sống ngày càng cao làm cho nhu cầu của Xã hội vàngười dân quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc sức khỏe của cá nhân cũng như cộngđồng Với chủ trương mở cửa với bên ngoài và tiến bộ nhanh chóng của thông tin

đã tác động đến thái độ tiêu dùng của người dân theo hướng du nhập những lối sốngmới, nó cũng là nhân tố làm tăng cơ hội cho nhà sản xuất Sự thay đổi tháp tuổi, nơilàm việc và gia đình Nền giáo dục và kỹ năng ngày càng cao cùng với sự phát triển

đã nâng cao trình độ dân trí Bởi vậy, họ đòi hỏi nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ

và chất lượng sản phẩm Sự xuất hiện của các Hiệp hội những người tiêu dùng là

Trang 16

một cản trở đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải quan tâm, nên cần phân tíchrộng rãi các yếu tố Xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.

a.1.4 Môi trường Chính trị, luật pháp

Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của các

cơ hội và đe dọa từ môi trường Sự ổn định về chính trị và an toàn Xã hội, sự nhấtquán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hệthống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định.Chính phủ (nhà nước) là nguồn tác động lớn nhất với vai trò phát triển hạ tầng vàdịch vụ công, bởi chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất

Chính phủ đóng vai trò khá quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh củaDoanh nghiệp Tất cả các luật lệ, chính sách kinh tế mà chính phủ ban hành đều cóảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng thương mại

Chính phủ có thể điều chỉnh việc kinh doanh của ngân hàng thương mạithông qua các Luật các tổ chức tín dụng, Luật lao động, Luật thương mại, Luậtdoanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế Xuất nhập khẩu, Luật bảo vệ môi trường, cácchính sách về lương, tài chính tiền tệ đều có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch kinhdoanh

a.1.5 Môi trường Quốc tế

Phân đoạn toàn cầu bao gồm các thị trường toàn cầu có liên quan, các thịtrường hiện tại đang thay đổi, các sự kiện chính trị quốc tế quan trọng, các đặc tínhthể chế và văn hóa cơ bản trên các thị trường toàn cầu Việt Nam đã gia nhậpASEAN, APEC, WTO Việc gia nhập các tổ chức và diễn đàn kinh tế này đã đặtcác ngân hàng thương mại trong nước vào các thị trường mở

Các Doanh nghiệp có thể nhận diện và thâm nhập vào các thị trường toàn cầu

và đáng giá như Nam Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan và các Doanh nghiệp phải nhận racác thiệt hại có thể xảy ra bởi đe dọa khủng bố ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu Khithâm nhập vào thị trường mới có thể khuyếch tán những kiến thức mới mà họ đã sángtạo ra, cũng như học hỏi nhiều hơn từ thị trường mới Các Doanh nghiệp cần nhậndiện về các đặc tính khác nhau về Văn hóa, Xã hội và thể chế của các thị trường toàncầu Về phía ngân hàng thương mại có các chính sách khuyến khích cho vay và ápdụng các sản phẩm dịch vụ để thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu này

Ví dụ, Trung Quốc nhấn mạnh vào quan hệ cá nhân, trong khi Nhật Bản lạigắn với quan hệ tập thể, Hàn Quốc nhấn mạnh vào quan hệ cộng đồng, các hãng ởcác quốc gia khác nhau cạnh tranh trên các thị trường này có thể học tập lẫn nhau

Trang 17

Nhưng dù sao vốn Văn hóa vẫn là điều quan trọng cho sự thành công ở hầu hết cácthị trường trên thế giới.

Việc thâm nhập vào các thị trường toàn cầu, với một sân chơi bình đẳngkhông bị phân biệt trong thương mại quốc tế hay được hưởng qui chế tối huệ quốcnhưng cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn với ngân hàng thương mại nhỏ Các sản phẩmmới có công nghệ cao, sản phẩm được nhà nước bảo trợ cần phải xem xét nhìn lại

để xây dựng lại kế hoạch kinh doanh của mình Vì vậy, có những lĩnh vực sẽ khótồn tại khi hội nhập sâu về kinh tế, do phải thực hiện các cam kết về giảm thuế, camkết về không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Các ngânhàng thương mại xem xét, cân nhắc việc áp dụng các chính sách tín dụng với cácdoanh nghiệp thuộc lĩnh vực này

1.2.3.2 Môi trường vi mô

a Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đây là cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong một ngành Vìcác ngân hàng thương mại trong một ngành cùng lệ thuộc lẫn nhau, các hành độngcủa một ngân hàng thương mại thường kéo theo các hành động đáp trả của các ngânhàng thương mại khác Hiếm khi có được sự đồng nhất của các ngân hàng thươngmại trong một ngành, bởi chúng luôn khác nhau về các nguồn lực, khả năng và cáchgây khác biệt với các đối thủ Các công cụ thường sử dụng trong cuộc chạy đua tạogiá trị cho khách hàng và giá, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng Nếu sựcạnh tranh trong ngành yếu, các ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội để tăng giá vànhận được lợi nhuận cao hơn Nếu sự cạnh tranh mạnh mẽ dẫn đến cuộc chiến vềgiá cả Cạnh tranh làm hạn chế khả năng sinh lời do việc giảm lợi nhuận biên trêndoanh số

Trước hết cần nhận biết được các đối thủ cạnh tranh hiện tại của mình là ai?Thông thường chúng ta nhận biết họ thông qua các tín hiệu trên thị trường Sau khinhận biết được các đối thủ cạnh tranh hiện tại, ta sẽ tiến hành phân tích các mặtmạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, phân tích mục đích cần đạt được của họ làgì? Phân tích kế hoạch hiện tại của họ và tiềm năng họ có thể khai thác

Cụ thể là ta cần đi phân tích những khả năng sau của đối thủ: Khả năngtăng trưởng của đối thủ cạnh tranh, hiện nay quy mô hoạt động lớn hay nhỏ; khảnăng thích nghi; khả năng đáp ứng, khả năng đối phó tình hình; khả năng chịuđựng, kiên trì

Sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có tầm quan trọng đến mức có

Trang 18

thể nó cho phép đề ra các thủ thuật phân tích đối thủ cạnh tranh, duy trì các hồ sơ vềđối thủ và từ đó có cách ứng xử cho phù hợp Ở đây, ta lại nhắc lại câu nói bất hủcủa Tôn Tử “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, không hiểu địch như khônghiểu mình, thì thắng một thua một, và không hiểu địch không hiểu mình thì trămtrận thua cả trăm”.

b Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Chúng ta không thể coi thường các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, bởi vì họ sẽ

có ưu thế hơn như họ có công nghệ mới, có khả năng tài chính mạnh Do vậy, khixâm nhập và ngành họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh vô cùng nguy hiểm Chính vìvậy mà ngân hàng thương mại cần phải có biện pháp để phản ứng, các biện phápthường được sử dụng là: mưu kế, liên kết với tất cả các đối thủ cạnh tranh để bảo vệthị trường, tự tạo ra hàng rào cản trở xâm nhập

c Phân tích khách hàng

Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh

Sự tín nhiệm của khách hàng cso thể là tài sản có giá trị nhất đối với ngân hàngthương mại Sự tín nhiệm đó đạt được do ngân hàng thương mại đã thỏa mãn tốthơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh Một vấn đềmấu chốt ở đây là khả năng ép giá của khách hàng (lãi suất) hoặc đòi hỏi chất lượngcao hơn và nhiều dịch vụ hơn Khách hàng có thể ép trong trường hợp họ gửi số tiềnlớn, sử dụng dịch vụ nhiều (chuyển tiền, thanh toán L/C, thanh toán TT, …) Tuynhiên ở đây ngân hàng thương mại không phải thụ động mà cần phải tác động đếnkhách hàng để giữ mối quan hệ tốt với họ thông qua giá cả, chất lượng dịch vụ Từ

đó, coi khách hàng như là những người cộng tác với ngân hàng thương mại, cungcấp thông tin cần thiết cho ngân hàng thương mại

d Phân tích nguồn lực của ngân hàng thương mại

* Nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, bao gồm 3cấp: Lực lượng đội ngũ quản trị viên cao cấp, lực lượng đội ngũ quản trị viên điềuhành, lực lượng công nhân viên chức Khi phân tích nguồn nhân lực cần chú ý: bộmáy lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư cách đạo đức, mức độ thuyênchuyển cán bộ và bỏ việc, kinh nghiệm

* Phân tích tài chính

Cần phân tích khả năng tài chính của ngân hàng thương mại Thực trạng tàichính – kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Phân tích các chỉ tiêu như:

Trang 19

Tổng tài sản, huy động vốn cuối kỳ, dư nợ tín dụng cuối kỳ, thu dịch vụ ròng, chênhlệch thu chi, trích DPRR, lợi nhuận trước thuế, số lao động bình quân.

* Phân tích khả năng tổ chức

Việc đánh giá công tác tổ chức của ngân hàng thương mại thường ẩn dướidạng câu hỏi: Phải chăng tổ chức của ngân hàng thương mại đã phù hợp với yêu cầucủa kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại và chúng đủ sức để đảm bảoviệc thực hiện chiến lược đề ra Nội dung chính của việc phân tích này tập trungvào: Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của ngân hàng thương mại trên haimặt (hệ thống tổ chức và quy chế hoạt động) Khả năng thích ứng của ngân hàngthương mại trước những biến động của môi trường và điều kiện kinh doanh Kếhoạch có phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại trong thời kỳtới không? Phong cách làm việc của ngân hàng thương mại có phù hợp không?

* Phân tích các hoạt động khác: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tíndụng, hoạt động thanh toán, hoạt động kinh doanh thẻ, công nghệ,… để qua đó làmcăn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng hoạt động cụ thể của ngân hàngthương mại trong thời gian tới

1.2.4 Quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

Có nhiều cách tiếp cận về qui trình xây dựng kế hoạch kinh doanh của ngânhàng thương mại, song nói một cách chung nhất, qui trình xây dựng kế hoạch kinhdoanh của ngân hàng thương mại gồm các bước tuần tự, cho phép vạch ra các mụctiêu tại những thời điểm khác nhau trong tương lai, dự tính các phương tiện cầnthiết và tổ chức triển khai sử dụng các phương tiện nhằm đạt các mục tiêu

Lập kế hoạch kinh doanh, đây là giai đoạn đầu tiên trong qui trình xây dựng

kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại với nội dung chủ yếu là xác địnhcác nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, các chương trình và các chỉ tiêu kế hoạch tácnghiệp để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra Kế hoạch sẽ chỉ có nghĩa khi chúng tatính đến một tổng thể gồm nhiều vấn đề ràng buộc lẫn nhau

Lập kế hoạch là một quá trình đòi hỏi có tri thức Nó đòi hỏi chúng ta phảixác định các mục tiêu một cách có ý thức, có căn cứ và đưa ra các quyết định trên

cơ sở mục tiêu, sự hiều biết và những đánh giá thận trọng Lập kế hoạch phải tuânthủ theo một qui trình với các bước đi cụ thể

Bước 1: Nhận thức cơ hội trên cơ sở xem xét đánh giá môi trường bên trong

Trang 20

và bên ngoài của ngân hàng thương mại, xác định thành phần cơ bản của môitrường tổ chức, đưa ra các thành phần có ý nghĩa thực tế đối với ngân hàng thươngmại, thu thập và phân tích thông tin về thành phần này; tìm hiểu các cơ hội có thể cótrong tương lai và xem xét một cách toàn diện, rõ ràng, biết được ta đang đứng ởđâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu của mình Hiều rõ tại sao chúng ta phải giảiquyết những điều không chắc chắn và biết chúng ta hy vọng thu được gì Việc đưa

ra mục tiêu thực hiện của ngân hàng thương mại trong thời kỳ kế hoạch phụ thuộcvào những phân tích này

Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn ngân hàng thương mại và chocác đơn vị cấp dưới Các mục tiêu sẽ xác định kết quả cần thu được và chỉ ra cácđiểm kết thúc trong các việc cần làm, nơi nào cần phải được chú trọng ưu tiên và cái

gì cần hoàn thành bằng một hệ thống các kế hoạch, các chính sách, các thủ tục, cácngân quỹ, các chương trình

Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược: Ngân hàng thương mại so sánh các nhiệm

vụ, mục tiêu (yếu tố mong muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong

và bên ngoài (yếu tố giới hạn mục tiêu mong muốn) Xác định sự cách biệt giữachúng và bằng việc sử dụng những phương pháp phân tích chiến lược đưa ra cácphương án chiến lược khác nhau Lập kế hoạch chiến lược phác thảo hình ảnhtương lai của ngân hàng thương mại Kế hoạch chiến lược xác định các mục tiêu dàihạn, chính sách có thể thực hiện mục tiêu

Bước 4: Xác định các chương trình, dự án: Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ;các bước tiến hành; các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố khác cần thiết để tiếnhành chương trình hành động cho trước; những yêu cầu về ngân sách cần thiết

Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng (tác nghiệp) và ngânsách Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: Đáp ứng đòi hỏi củathị trường; nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quản lý một cách có hiệuquả hơn các nguồn lực; Đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã lựa chọn, cụthể là: thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình triển khai chiến lược

Để thực hiện những mục tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải được cụ thể hóabằng hệ thống các kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp đểchỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Hệ thốngcác kế hoạch chức năng bao gồm: kế hoạch huy động vốn, kế hoạch tín dụng, kếhoạch chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, kế hoạch dịch vụ, kế hoạch mở rộngmạng lưới và kênh phân phối, kế hoạch đào tạo và phát triển công nghệ thông tin,

Trang 21

kế hoạch quản lý rủi ro, kế hoạch quản trị điều hành và quản lý kinh doanh.

1.3 Tổ chức và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

1.3.1 Quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

Tổ chức thực hiện kế hoạch là một khâu hợp thành chu trình kế hoạch, nếuthiếu vắng công đoạn này thì chu trình kế hoạch không thể tồn tại Tổ chức thực thi

kế hoạch là kết nối các bước trong chu trình kế hoạch thành một hệ thống, nhất làvới lập kế hoạch So với các khâu khác trong quá trình kinh doanh, ngân hàng thựcthi có vị trí đặc biệt quan trọng, vì đây là bước thực hiện hóa kế hoạch trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thương mại

Chúng ta biết rằng, nếu đưa vào thực hiện một kế hoạch tốt không nhữngmang lại lợi ích to lớn cho ngân hàng mà còn góp phần làm xã hội phát triển Tuynhiên, để có được một kế hoạch tốt thì các nhà lập kế hoạch phải trải qua một quátrình nghiên cứu, tìm kiếm công phu Nhưng dù tốt đến đâu thì kế hoạch cũng trởthành vô nghĩa nếu không được thực hiện Những luận giải trên đây cho chúng tathấy vị trí quan trọng của thực hiện kế hoạch, từ đó có ý thức tự giác trong việc tổchức thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại

Bước 1: Các hoạt động triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch Kết quả hoạtđộng trong quá trình này được thể hiện bằng những chỉ tiêu thực tế của hoạc độngkinh doanh của ngân hàng thương mại Đây là khâu mang tính quyết định đến việcthực hiện những chỉ tiêu đặt ra trong các kế hoạch Nội dung của quá trình này baogồm việc thiết lập và tổ chức các yếu tố nguồn lực cần thiết, sử dụng các chínhsách, các biện pháp cũng như các đòn bẩy quan trọng tác động trực tiếp đến các cấpthực hiện nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại, nhằm bảo đảm các yêucầu tiến độ đặt ra trong các kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cả về thời gian, quy mô vàchất lượng công việc

Bước 2: Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch Nhiệm vụquả quá trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theo dõi, phát hiệnnhững phát sinh không phù hợp với mục tiêu Khi phát hiện những phát sinh khôngphù hợp với mục tiêu, điều quan trọng là cần phải tìm được các nguyên nhân dẫnđến vấn đề đó Những nguyên nhân này có thể thuộc về các cấp thực hiện kế hoạch,

ý thức chủ quan của các nhà lãnh đạo, quản lý hay là những phát sinh đột xuất nảysinh trong quá trình triển khai kế hoạch

Bước 3: Điều chỉnh thực hiện kế hoạch Từ những phân tích về hiện tượngkhông phù hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch đưa ra các quyết định điều chỉnh cần

Trang 22

thiết và kịp thời Các quyết định điều chỉnh đó có thể:

Một là, thay đổi nội dung của hệ thống tổ chức Với cách điều chỉnh này, hệthống các mục tiêu đặt ra ban đầu trong kế hoạch không bị thay đổi Trên cơ sởphân tích đánh giá các khâu, các bộ phận có liên quan đến hệ thống quản lý và hệthống tổ chức sẽ được điều chỉnh, nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra Có thểnói điều chỉnh tổ chức là hình thức điều chỉnh tích cực nhất vì nó không ảnh hưởngđến mục tiêu của ngân hàng thương mại và những nhu cầu dịch vụ vẫn được đápứng đầy đủ trên thị trường

Hai là, thực hiện sự thay đổi một số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mụctiêu đặt ra ban đầu Hình thức điều chỉnh thứ 2 hày chỉ nên áp dụng khi không thểthực hiện được sự thay đổi tổ chức hoặc chi phí của quá trình thay đổi tổ chức quálớn, không bảo đảm được yêu cầu hiệu quả kinh tế

Ba là, quyết định chuyển hướng kinh doanh là một trong những điều kiện bấtkhả kháng Các hướng chuyển đổi thường là những phương án dự phòng mà ngânhàng thương mại đã xác định trong quá trình lập kế hoạch

Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh nêu trên khôngphải là một trình tự tác nghiệp đơn giản mang tính chất tuần tự mà nó được thựchiện đan xen nhau, tác động hỗ trợ nhau, trong đó khâu lập kế hoạch là quan trọngnhất Quy trình này đòi hỏi tính linh hoạt và nghệ thuật quản lý rất lớn Nếu nhưmột khâu nhất định của quá trình không phù hợp với mục tiêu đề ra thì nó có thểdẫn tới những hậu quả mang tính dây chuyền không lường trước được

1.3.2 Phân công và phối hợp thực hiện kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi sự tham gia không chỉ của cácnhà kế hoạch mà còn là công việc của các nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại, cácphòng ban chức năng và sẽ tốt hơn nếu kéo được sự tham gia của tất cả các cán bộcông nhân viên trong ngân hàng thương mại vào việc thảo luận và soạn lập cũngnhư tổ chức thực hiện kế hoạch Công tác thực hiện kế hoạch kinh doanh được phânchia cụ thể cho những thành phần tham gia như sau:

Các nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại:

Ban giám đốc ngân hàng thương mại là người chịu trách nhiệm toàn diệnmọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, trong đó có công tác kếhoạch Đối với công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh lãnh đạo ngân

Trang 23

hàng thương mại là những người thiết kế quá trình kế hoạch hóa, xác định chu kỳ

cơ bản và trình tự thực hiện công tác kế hoạch hóa Người lãnh đạo phải làm cho kếhoạch dễ tiếp cận và dễ hiểu cho mọi thành viên của ngân hàng thương mại lôi kéomọi người lao động vào công việc này

Trong nội dung của quy trình lập kế hoạch, lãnh đạo ngân hàng thương mại

có nhiệm vụ lập kế hoạch, ra các quyết định và kế hoạch hóa chiến lược Ban lãnhđạo ngân hàng thương mại xác định xác mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp

và các giải pháp chính sách cơ bản để đạt được mục tiêu chung đó Để thực hiệnchức năng của mình, yêu cầu các nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại phải có khảnăng phân tích và hiểu biết rộng rãi trong lĩnh vực này

Các phòng ban chức năng:

Số lượng các phòng ban chức năng được tổ chức phù hợp với qui mô và tínhchất hoạt động của doanh nghiệp như: Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chứchành chính, phòng tài chính kế toán, phòng quản trị tín dụng, phòng quan hệ kháchhàng… Trong quy trình lập kế hoạch, lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chịutrách nhiệm xây dựng các kế hoạch tác nghiệp cũng như đề xuất các chính sách, giảipháp cần thiết theo chức năng quản lý của mình nhằm thực hiện các kế hoạch chứcnăng một cách có hiệu quả cao nhất Để thực hiện hoạt động trên, các chuyên viên,cán bộ các phòng ban chức năng cần phải thực hiện phân tích môi trường bên ngoài

và bên trong ngân hàng, tham gia đánh giá và xét duyệt phương án, kế hoạch đã đề

ra cho ngân hàng

Phòng Kế hoạch tổng hợp và các phòng thực hiện kế hoạch

Đây là bộ phận chính thực hiện công tác lập kế hoạch và theo dõi việc thựchiện kế hoạch Trong công tác lập kế hoạch, vai trò của phòng kế hoạch tổng hợp vàcác phòng ban liên quan thể hiện các chức năng cụ thể sau:

- Phòng Kế hoạch tổng hợp tham gia với tư cách là tư vấn, cố vấn việc lập kếhoạch cho ngân hàng thương mại, làm sáng tỏ những mục tiêu của ngân hàngthương mại, thảo luận cùng nhà lãnh đạo cấp cao của ngân hàng thương mại để họquyết định kế hoạch kinh doanh

- Phòng kế hoạch thực hiện cung cấp thông tin có giá trị, chính xác cho cácchuyên viên chức năng các phòng ban và cùng với các phòng ban phối hợp trongviệc phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của ngânhàng thương mại

- Người làm kế hoạch kinh doanh thường thực hiện các hoạt động tư vấn về

Trang 24

những vấn đề kỹ thuật lập, quản lý, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá

kế hoạch cho các phòng ban chức năng; tiến hành phổ biến những phương pháp kếhoạch một cách đúng đắn và cập nhật nhất

- Cùng với Ban lãnh đạo ngân hàng thương mại, phòng Kế hoạch tổng hợp tổchức các khóa học cần thiết cho người tham gia vào công tác lập kế hoạch và thựchiện kế hoạch kinh doanh để có thể chuẩn bị áp dụng những đổi mới trong quá trình

kế hoạch hóa, tạo môi trường sáng tạo cho người lao động tham gia công việc kếhoạch hóa

- Tùy theo quy mô của ngân hàng thương mại mà chúng ta có thể tổ chứcphòng (ban hay nhóm) kế hoạch với các quy mô khác nhau Bộ phận phụ trách côngtác kế hoạch trong ngân hàng thương mại bao gồm các nhà kế hoạch chuyên nghiệp

và các chuyên viên Để tổ chức và điều hành công tác lập và thực hiện kế hoạchkinh doanh, cần phải có người lãnh đạo phụ trách bộ phận này Lãnh đạo phòng Kếhoạch tổng hợp có trách nhiệm đưa ra các nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị,kiểm tra việc soạn thảo các văn bản kế hoạch, tổ chức hội nghị chuyên đề, hìnhthành, phân phối văn bản, tổng kết hội nghị,…

- Để thực hiện chức năng chính trong việc lập và thực hiện kế hoạch kinhdoanh, ngoài các cán bộ chuyên viên cơ hữu nằm trong các phòng kế hoạch, cầnphải có đội ngũ các nhà tư vấn kế hoạch Các nhà tư vấn có thể giúp ngân hàngthương mại đưa ra các đánh giá khách quan về kết quả cũng như các mục tiêu pháttriển chung của ngân hàng thương mại Nhà tư vấn có thể là người ngoài hoặc trongngân hàng, họ phải hiểu biết sâu sắc về lý thuyết cũng như thực hành về lập và thựchiện kế hoạch kinh doanh, thực sự là niềm tin và kính trọng cho mọi người để thựchiện chức năng hòa giải trong các trường hợp tranh cãi nhau Những nhà tư vấn nằmtrong nội bộ ngân hàng phải có hiểu biết mọi mặt các hoạt động của ngân hàng, cònnhững nhà tư vấn bên ngoài cần có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập và thựchiện kế hoạch Trách nhiệm của các nhà tư vấn là: giúp chuẩn bị các quyết định về

kế hoạch, hướng dẫn, giảng dạy và tư vấn kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh cũngnhư xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện

- Để thực hiện tốt chức năng của mình, nhà kế hoạch của ngân hàng thươngmại cần có những phẩm chất nhất định Một số tiêu chuẩn cần nhấn mạnh là:

+ Là nhà lý luận tốt, có thói quen suy luận trừu tượng;

+ Có chuyên môn về kế hoạch sâu, biết sử dụng hiểu biết của mình vào việclập kế hoạch và tổ chức điều hành việc thực hiện kế hoạch kinh doanh trong ngân

Trang 25

hàng thương mại;

+ Có khả năng giao tiếp ở mức độ chuyên nghiệp với các chuyên viên, chuyêngia ở các chuyên môn khác nhau như: Tín dụng, tài chính, hành chính, và các lĩnhvực khác;

+ Có sở thích và kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh, có kinhnghiệm lãnh đạo;

+ Là người trưởng thành, hiểu biết sâu rộng tất cả các mối quan hệ: kinhdoanh, kỹ thuật, kể cả chính trị, xã hội

Phổ biến, tuyên truyền kế hoạch

Sau khi bản kế hoạch được thông qua, các phòng ban và toàn thể nhân viêntrong ngân hàng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch Việc đầu tiên là phổ biến đểmọi thành viên trong ngân hàng thương mại đều tham gia Giúp mọi người hiểu rõ

về mục đích, yêu cầu của kế hoạch; về mục tiêu kinh doanh của ngân hàng Đồngthời còn giúp mỗi cán bộ chủ động tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thựchiện mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng

Việc phổ biến phải luôn được thực hiện ngay cả khi kế hoạch đang được tổchức thực hiện, để củng cố lòng tin của mọi người vào việc thực hiện kế hoạch

Duy trì kế hoạch

Duy trì kế hoạch là làm cho kế hoạch tồn tại được và phát huy hết tác dụngtrong môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay Muốn cho kếhoạch được duy trì, đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của tất cả cán bộ côngnhân viên Nếu việc thực hiện kế hoạch gặp phải những khó khăn do môi trườngthực tế biến động, thì các phòng ban liên quan cần phối hợp chủ động điều chỉnh kếhoạch cho phù hợp với hoàn cảnh mới

Điều chỉnh kế hoạch

Điều chỉnh kế hoạch là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trongtiến trình tổ chức thực hiện kế hoạch Nó được thực hiện bởi các phòng ban liênquan có thẩm quyền để cho kế hoạch ngày càng phù hợp với tình hình thực tế Việcđiều chỉnh kế hoạch diễn ra hết sức linh hoạt, năng động, vì thế các phòng ban chủđộng điều chỉnh biện pháp, phương pháp thực hiện kế hoạch Đảm bảo cho kếhoạch được thực hiện đúng mục tiêu đề ra Một nguyên tắc cần phải chấp hành khiđiều chỉnh kế hoạch là: Để kế hoạch tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh biện pháp,

cơ chế thực hiện hoặc bổ sung, hoàn chỉnh theo yêu cầu thực tế Nếu điều chỉnh làmthay đổi mục tiêu, nghĩa là thay đổi kế hoạch thì coi như kế hoạch đã thay đổi

Hoạt động điều chỉnh kế hoạch đòi hỏi chính xác, hợp lý, nếu không sẽ làm

Trang 26

sai lệch, biến dạng kế hoạch, làm cho kế hoạch trở nên kém hiệu quả, thậm chíkhông tồn tại được Muốn đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng trên đây, cácphòng ban liên quan phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực thi kịp thờiphát hiện những sai lệch, sai sót để điều chỉnh, bổ sung.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch

Thực hiện kế hoạch diễn ra trên phạm vi toàn ngân hàng, do tất cả các cán bộcông nhân viên tham gia Mà trình độ quản lý cũng như thực hiện của mỗi ngườikhác nhau nên ban lãnh đạo cần tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện

kế hoạch Qua kiểm tra, đôn đốc các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của kế hoạch lạđược khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công nhân viên tập trung chú ý những nộidung ưu tiên trong quá trình thực hiện kế hoạch

Kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà quản lý nắm chắc tình hình thực hiện kếhoạch, từ đó đánh giá được khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của côngtác tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong ngân hàng; giúp phát hiện nhữngthiếu sót trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch để điều chỉnh; tạođiều kiện phối hợp nhịp nhàng các phòng ban, đối tượng thực hiện kế hoạch; tạo ra

sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện kế hoạch; kịp thời khuyến khích nhữngnhân tố tích cực trong thực hiện kế hoạch để tạo ra những phong trào thiết thực choviệc thực hiện kế hoạch

Công tác kiểm tra đôn đốc này còn giúp cho các cán bộ công nhân viên biếtđược những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện; giúp họ nhận thứcđúng vị trí của mình để họ yên tâm thực hiện kế hoạch được giao; cũng giúp chocác đối tượng nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thực hiện kế hoạchchung của ngân hàng

Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch, vừa kịp thời

bổ sung, hoàn thiện kế hoạch, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện kế hoạch,giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu kế hoạch

Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Tổ chức thực hiện kế hoạch được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì kếhoạch Trong quá trình đó người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quảthực hiện kế hoạch, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc kế

Trang 27

hoạch Đánh giá tổng quát trong quá trình thực hiện kế hoạch được hiểu là quá trìnhxem xét, kết luận về chỉ đạo – điều hành và chấp hành kế hoạch của các đối tượngthực hiện kế hoạch.

Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực hiện kếhoạch là ban lãnh đạo, các phòng ban liên quan Cơ sở để đánh giá tổng kết công tácchỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch trong ngân hàng là kế hoạch được giao

Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo – điều hành của cácphòng ban, chúng ta còn xem xét đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh doanhcủa tất cả các cán bộ công nhân viên Thước đo đánh giá là kết quả đạt được và

ý thức chấp hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong từngđiều kiện nhất định

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là một trong bốn NHTM NN Ngày26/04/1957 Chính phủ nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số177/TTg khai sinh ra Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của Ngân hàngĐT&PT Việt Nam) Quá trình phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam vớinhững tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam 26/04/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam 26/04/1981

- Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 14/11/1990

Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội là đơn vị thành viên trực thuộcNgân hàng ĐT&PT Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển có thể khái quátnhư sau:

Về lịch sử hình thành:

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội được thành lập ngày31/10/1963, với tiền thân là Phòng cấp phát 3, sau chuyển thành chi điểm với têngọi là chi điểm 3 – Ngân hàng kiến thiết thành phố Hà Nội, thuộc Ngân hàng kiếnthiết Việt Nam Khi đó, chi điểm 3 gồm 25 cán bộ phụ trách cấp phát vốn tại haihuyện Gia Lâm và Đông Anh

Đến năm 1981, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xâydựng khu vực 3 – thành phố Hà Nội, thuộc NHNN Việt Nam

Năm 1990, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển GiaLâm - trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (chi nhánh cấp 2)Tháng 08/2001, tách khỏi Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

và sáp nhập trở thành 1 Chi nhánh trực thuộc Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam

Ngày 10/10/2002, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam đã có Quyết định số 80/QĐ – HĐQT vv thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu

Trang 29

tư và Phát triển Bắc Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,trên cơ sở tách, nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khu vực GiaLâm- trực thuộc Sở giao dịch.

Về tên gọi và trụ sở:

Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội

Tên viết tắt: Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.

Tên gọi tắt : Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam, North Hanoi Branch.

Tên gọi tắt bằng tiếng Anh: BIDV North Hanoi Branch

Trụ sở đặt tại: Số 137A đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Gia Thuỵ - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội.

Về địa vị pháp lý:

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội là đại diện pháp nhâncủa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có Bảng tổng kết tài sản,hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội có chức năng, nhiệm

vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quantheo Luật các ngân hàng thương mại tín dụng, theo điều lệ ngân hàng thương mại vàhoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo Quy chế ngân hàngthương mại hoạt động của Chi nhánh và theo uỷ quyền của Tổng Giám đốcNHĐT&PT Việt Nam

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội thực hiện các hoạt động Ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo Luật các ngân hàngthương mại tín dụng và theo điều lệ ngân hàng thương mại hoạt động của Ngânhàng ĐT&PT Việt Nam, cụ thể như sau:

* Huy động vốn

Huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi của các ngân hàng thươngmại, cá nhân và các ngân hàng thương mại tín dụng khác dưới hình thức gửi tiềnkhông kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệtheo quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

Trang 30

* Cho vay

Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống, các

dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác đối với ngânhàng thương mại cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn vàngắn hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với quy định của Pháp luật củaNgân hàng Nhà nước và Ủy quyền của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

* Cầm cố thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác;

* Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác;

* Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định;

* Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thươngmại khác theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam;

* Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và cácdịch vụ ngân quỹ;

* Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án,

tư vấn vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật;

* Thực hiện các nghiệp vụ mua bán chuyển đổi ngoại tệ với các khách hàng vàngân hàng thương mại trong nước và các dịch vụ Ngân hàng đối ngoại khác theoquy định của Tổng giám đốc của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

b Chi nhánh được thực hiện các hoạt động dưới đây sau khi được sự chấpthuận hoặc được Tổng giám đốc của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giao

* Vay vốn các ngân hàng thương mại tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam vàcác ngân hàng thương mại tín dụng nước ngoài

* Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giákhác trong nước và quốc tế

* Cho vay, bảo lãnh, đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ trên mức ủy quyền

* Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các ngân hàngthương mại cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanhnghiệp nước ngoài tham gia dự thầu, thực hiện các hợp đồng tại Việt Nam

* Đầu tư dưới các hình thức góp vốn liên doanh mua cổ phần và các hình thứcđầu tư ra ngoài của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam;

* Kinh doanh vàng bạc trên thị trường trong nước và quốc tế theo quy định củaNgân hàng Nhà nước

Trang 31

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Chi nhánh

Cơ cấu ngân hàng thương mại của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnBắc Hà Nội được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Bộ máy ngân hàng thương mại BIDV Bắc Hà Nội

Chức năng chung của các Phòng:

1 Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kếhoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộcchức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnhvực nghiệp vụ được giao

2 Chủ động ngân hàng thương mại triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếpthực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quychế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinhdoanh của toàn Chi nhánh

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thựcđảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phầnđảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh

Trang 32

3 Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trìnhnghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức chức năng, nhiệm

vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh

4 Ngân hàng thương mại lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưutrữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trongphạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành củaChi nhánh, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước

5 Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ vềphong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chấtlượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấntượng tốt đẹp về Chi nhánh/BIDV Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng côngnghệ thông tin vào nghiệp vụ mà phòng được giao quản lý Thường xuyên tự kiểmtra việc thực hiện nghiệp vụ được phân công

6 Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ướclao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng Chi nhánh vữngmạnh Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triểnnguồn lực nhân lực của Chi nhánh

2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội

2.2.1 Các căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội

2.2.1.1 Phân tích môi trường kinh tế xã hội

a Môi trường Chính trị và Pháp luật

- Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế thì Việt Nam là một trong những quốcgia có tình hình an ninh, chính trị ổn định, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, dulịch, thương mại….thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài

- Nhà nước ta đã khẳng định việc nắm vững những nội dung định hướng củanền kinh tế thị trường và tập trung làm tốt các chức năng định hướng sự phát triển bằngcác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng và tạomôi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi theo các nguyên tắc thị trường

Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các dự án, vận hành các loại thịtrường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh Phát triển mạnh các thành phầnkinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh

Trang 33

Với một loạt các sự kiện mang tầm vóc quốc tế tại Việt Nam: Hội nghịAPEC của 21 nền kinh tế lớn với các nguyên thủ quốc gia tham dự, Việt Nam trởthành thành viên thứ 150 của Ngân hàng thương mại Thương mại Thế giới (WTO);

Mỹ đã chính thức trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho ViệtNam và đưa chúng ta ra khỏi danh sách các nước vi phạm quyền tự do tôn giáo;việc các nước đề cử Việt Nam là ủy viên thường trực không chính thức của LiênHiệp Quốc đã mở ra một thời kỳ mới với nhiều thời cơ, vận hội, cơ hội đối với ViệtNam, tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi tạo đà để phát triển mạnh mẽ, toàn diệnnền kinh tế

Là thời cơ, cơ hội để các doanh nghiệp trong đó có các Ngân hàng hội nhập

cả chiều sâu và chiều rộng với thị trường quốc tế trên tinh thần bình đẳng, hợp táccùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực hoạt động

Vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế về chính trị, ngoại giao, kinh

tế được nâng lên tầm cao mới về vị thế và uy tín, hình ảnh trong cộng đồng quốc tế,tạo điều kiện ổn định bền vững để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Những cam kết và mở cửa về tự do hóa thương mại khi gia nhập WTO củaViệt Nam đang được Nhà nước thể chế hóa, chỉ đạo tích cực để ngày càng thuận lợi,thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mạnh vào các lĩnh vựcKinh tế - Xã hội

Cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả Bộ máy nhà nước đangđược Chính phủ chỉ đạo tạo môi trường lành mạnh, thông thoáng, tháo gỡ cho cácdoanh nghiệp và người dân đẩy mạnh quá trình phát triển và hội nhập

Chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí bước đầu đã có một số kếtquả tạo được niềm tin trong xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ, pháttriển kinh tế xã hội và gia nhập WTO là điều kiện để mở rộng thị trường và chấpnhận cạnh tranh quốc tế

Quốc hội đã sửa đổi và hoàn thiện một số luật nhằm đáp ứng nhu cầu hộinhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng thông thoáng và minh bạchcho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như: Luật đầu tư và Luật doanhnghiệp 2005, cùng với Luật đấu thầu, Luật cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ, Luậtchứng khoán, Luật giao dịch điện tử… sửa đổi Luật lao động… Đã đánh dấu bướctiến quan trọng trong việc thể chế hóa kinh tế thị trường và đường lối hội nhập kinh

tế quốc tế

Trang 34

Nhà nước quan tâm xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật ngày càng hoànthiện, tạo điều kiện cho môi trường sản xuất, kinh doanh Sau hơn 20 năm đổi mới

đã có trên 200 Luật và pháp luật đã được ban hành nhằm đổi mới cơ chế quản lýkinh tế xã hội, thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xãhội…

Những đổi mới trong quan điểm của Đảng về kinh tế, về tự do hóa thươngmại – Đầu tư và cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước (đặc biệt là cổ phần hóa cácNgân hàng thương mại nhà nước) trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho hệ thốngNgân hàng thương mại Việt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính minhbạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng thông lệ quốc tế trong hoạtđộng ngân hàng

Đối với thành phố Hà Nội, Bộ chính trị đã có Nghị quyết 15 NQ/TW ngày

12 tháng 12 năm 2000 đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội thời

kỳ 2001 – 2010 Thành phố Hà Nội phải phát triển Kinh tế Khoa học Công nghệ Văn hóa – Xã hội toàn diện bền vững Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ thànhphố lần thứ 13 -14 ngành Ngân hàng và Thành phố Hà Nội đã xây dựng và triểnkhai thực hiện đề án: Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2010 và địnhhướng đến năm 2020 Chương trình “Phát triển dịch vụ trình độ cao, chất lượng caogiai đoạn 2006 – 2010” của thành ủy Hà Nội, đề án xây dựng Hà Nội thành trungtâm tài chính – Ngân hàng hàng đầu của khu vực phía Bắc và giữ vai trò quan trọngcủa cả nước đã tạo những cơ hội, điều kiện rất thuận lợi cho hệ thống các Ngânhàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội phát triển, hội nhập

-b Môi trường Kinh tế

Tốc độ phát triển kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm

(2005-2010 đạt 7,056%/năm Tổng sản phẩm trong nước quý I/(2005-2010 tăng 5,83% so vớicùng kỳ năm 2009, quý II/2010 tăng 6,4%, bằng 109,8% tốc độ tăng quý I/2010.Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳnăm trước, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%, đóng góp0,59 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng6,50%, đóng góp 2,63 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,05%, đóng góp 2,94điểm phần trăm Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm tuy chưabằng mục tiêu 6,5% đề ra cho cả năm nhưng đã gấp 1,6 lần tốc độ tăng trưởng 6tháng đầu năm 2009 và tăng cả trong ba khu vực Xu hướng tăng trưởng quý saucao hơn quý trước trong 6 tháng đầu năm cho thấy nền kinh tế nước ta đang phục

Trang 35

hồi nhanh và đạt mức tăng trưởng cao Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá pháttriển liên tục và mang tính bền vững: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt kỷlục, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/6/2010 đạt 8,4 tỷUSD, bằng 80,9% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 438 dự án đượccấp phép mới đạt 7,9 tỷ USD, tuy giảm 19,9% về số dự án nhưng tăng 43% về sốvốn so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bổ sung của 121 lượt dự án được cấpphép từ các năm trước với 525 triệu USD Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thựchiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài, lĩnh vực công nghiệp chế biến,chế tạo đạt 2,87 tỷ USD cấp mới và tăng thêm, chiếm 34% tổng vốn đăng ký 6tháng đầu năm; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đạt 2,2 tỷUSD, chiếm 25,5%; kinh doanh bất động sản 1,78 tỷ USD, chiếm 21,2%, trong đóchủ yếu là cấp mới với 1,75 tỷ USD

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu có số vốn đăng ký lớn nhất với gần 2,2 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốnđăng ký cấp mới; tiếp đến là Quảng Ninh 2,1 tỷ USD, chiếm 27,2%; thành phố HồChí Minh 1,1 tỷ USD, chiếm 13,6%; Nghệ An 1 tỷ USD, chiếm 12,7%; Quảng Ngãi

340 triệu USD, chiếm 4,3%; Hà Tĩnh 206,1 triệu USD, chiếm 2,6%

Trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 6 tháng đầunăm, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với 2,2 tỷ USD, chiếm 28% tổng vốn đăng kýcấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1,6 tỷ USD, chiếm 19,8%; Nhật Bản 1,2 tỷ USD,chiếm 15%; Hoa Kỳ 991,5 triệu USD, chiếm 12,5%; Đài Loan 795,9 triệu USD,chiếm 10,1%; Đảo Cay-men 363 triệu USD, chiếm 4,6%; quần đảo Virgin thuộcAnh 204,9 triệu USD, chiếm 2,6%; Xin-ga-po 184,1 triệu USD, chiếm 2,3%.Những năm trước vốn đầu tư chủ yếu đầu tư dịch vụ và bất động sản, đến năm

2009, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhàđầu tư nước ngoài với 7,4 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới,chiếm 45,1% tổng vốn đăng ký mới; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống

5 tỷ USD, chiếm 30,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo với 2,2 tỷ USD, chiếm13,6% Năm 2010 chuyển hướng vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệpcông nghệ cao Tỷ lệ đầu tư phát triển trong GDP tăng nhanh trong những năm qua

Chính sách tiền tệ có hai vấn đề lớn, đó là vĩ mô và lạm phát khá ổn định vàtrong tầm kiểm soát Năm 2009 là năm được đánh giá là thành công của Chính phủ

Trang 36

trong chỉ đạo phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại khi giữ được mức lạm phát khôngcao, theo đó chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân mỗi tháng trong quý I và quý II đều

ở mức 0,44% Sang năm 2010, tuy chỉ số giá tiêu dùng quý I có biểu hiện tăng caotrở lại với mức tăng bình quân tháng là 1,35%, nhưng sang quý II mức tăng bìnhquân tháng đã giảm xuống còn 0,21%, bằng 15,6% mức tăng bình quân tháng trongquý I/2010 và bằng một nửa mức tăng bình quân tháng trong quý II/2009 Điều nàycho thấy các chính sách bình ổn giá đã bước đầu phát huy tác dụng Tuy nhiên, giátrên thị trường thế giới còn có những biến động khó lường, đặc biệt là giá các mặthàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất do kinh tế thế giới trên đà phục hồi,nhiều nền kinh tế lớn đang kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao Điều này chắc chắn sẽtác động mạnh đến thị trường giá cả và sản xuất trong nước trong thời gian tới

Trong thời gian gần đây, tỷ giá hối đoái giữa VND với USD đã biến độngtheo chiều hướng không ổn định, giá trị VND sụt giảm Trong khi đồng USD mấtgiá so với các đồng tiền khác như đồng euro, yên…, còn VND lại giảm giá so vớiUSD, nên tỷ giá VND với các ngoại tệ khác càng bất lợi hơn đối với nước ta

Điều đó có tác động đến thương mại quốc tế trong điều kiện tỷ lệ nhập siêucủa nước ta khá cao, các khoản nợ nước ngoài đến hạn phải trả, bởi vì phải làm ramột lượng hàng hóa nhiều hơn bằng VND mới có thể trả được 1 đơn vị ngoại tệ;những doanh nghiệp vay thương mại với lãi suất cao, thời hạn ngắn để đầu tư dàihạn càng gặp nhiều khó khăn Thực trạng đó có liên quan đến vấn đề cơ bản: "đô

la hóa"

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục dựa vào đầu tư (từ trong nước và nước ngoài).Tuy nhiên khu vực thương mại và dịch vụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong vài nămtới Lạm phát sẽ được kiểm soát thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP

Tiến trình cổ phần hóa của các DNNN đang được đẩy mạnh và bắt đầu đivào chiều sâu (trừ lĩnh vực thuộc bí mật an ninh, quốc phòng) Các lĩnh vực về kinhdoanh được coi là nhạy cảm như Ngân hàng, Tài chính, Viễn thông đã được cổ phầnhóa mạnh mẽ trước năm 2010

Chính sách ngoại giao “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cảcác nước” đã thiết lập và mở cửa cho các quốc gia đều có cơ hội đầu tư vào ViệtNam và quan hệ trao đổi thương mại – hàng hóa ngày càng gia tăng, đã thu hútnhiều nhà đầu tư của Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu, khu vực châu Á và các nướcĐông Âu cũ….đầu tư mạnh vào Việt Nam, vào một số lĩnh vực quan trọng: côngnghệ cao, hạ tầng cơ sở…

Trang 37

Chính sách ngoại giao “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cảcác nước” đã thiết lập và mở cửa cho các quốc gia đều có cơ hội đầu tư vào ViệtNam và quan hệ trao đổi thương mại – hàng hóa ngày càng gia tăng, đã thu hútnhiều nhà đầu tư của Mỹ, Nhật và Liên minh Châu Âu, khu vực châu Á và các nướcĐông Âu cũ ….đầu tư mạnh vào Việt Nam vào một số lĩnh vực quan trọng: côngnghệ cao, hạ tầng cơ sở ….

Nhà nước đã chủ động, tích cực thể chế hóa hệ thống pháp luật – kinh tế - xãhội phù hợp với yêu cầu thị trường, yêu cầu hội nhập và mở cửa để các thành phầnkinh tế trong nước và ngoài nước đều bình đẳng

Các thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khai thông, phát triển và mởrộng, nhất là các thị trường đầu tư vốn: thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ.Thị trường bất động sản đã bắt đầu hoạt động trở lại, nhất là ở các khu công nghiệp,khu đô thị, dân cư – chung cư – trung tâm thương mại – văn phòng do nhu cầu đầu

tư nước ngoài và trong nước ngày càng nhiều

Nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh, và cũng nhiều doanh nghiệp không đủsức cạnh tranh phải phá sản Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân, các tập đoànlớn phát triển mạnh

Tiến trình cổ phần hóa của các DNNN ngày càng nhanh hơn, tập trung vàhiệu quả hơn

c Môi trường Văn hóa xã hội

Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số

cả nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85,789 triệu người Tốc độtăng dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2% Trong tổng dân số, dân số thànhthị 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân số; dân số nông thôn 60,4 triệu người,chiếm 70,4%; dân số nam 42,5 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số; dân số nữ43,3 triệu người, chiếm 50,5% Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2009 ở mức 98,1nam trên 100 nữ

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, các nhu cầu về nhà ở rất lớn; xu hướng

và tâm lý tiêu dùng của dân cư dễ dàng biến đổi theo hướng thử nghiệm cái mới,thích khẳng định một vị trí nhất định trong xã hội

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến lựclượng lao động chuyển dịch nhanh theo hướng từ lao động ở nông thôn chuyển dịchđến thành thị (tỷ lệ dân số nông nghiệp giảm xuống đồng thời số người lao độngcông nghiệp và dịch vụ tăng lên), lao động phi chính thức sang lao động chính thức

Trang 38

Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ tuổi laođộng cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao độngtrong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động Số lao động trong

độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: laođộng khu vực thành thị gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độ tuổiđang làm việc; lao động khu vực nông thôn 31,9 triệu người, chiếm 73% Tỷ lệ laođộng có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số lao độngtrong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là27,8% Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên chiếm 5,3%tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó thành thị 14,4%; nông thôn 1,8%;nam 5,6%; nữ 5% Tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độtuổi thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008),trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp xỉ năm 2008; khu vựcnông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008

Mọi thành phần kinh tế và cá nhân đều có thể trở thành nhà đầu tư tài chính,thành các cổ đông thông qua đầu tư cổ phiếu, trái phiếu

Khi thu nhập dân cư tăng lên đáng kể trong vài năm gần đây, nhu cầu sửdụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt trong tầng lớp thanhniên thành thị Thành phố Hà Nội là nơi phát triển các dịch vụ Ngân hàng đa dạng,phong phú Các thói quen tiết kiệm tích lũy, sử dụng các sản phẩm thẻ, thanh toánkhông dùng tiền mặt, sử dụng các kênh phân phối hiện đại dần hình thành và pháttriển mạnh

Trong đời sống xã hội hiện nay thì các dịch vụ Ngân hàng đã trở nên ngàycàng thiết thực, gần gũi đáng tin cậy và cũng dần trở thành nhu cầu cần thiết củamỗi người, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện cho các sảnphẩm dịch vụ của Ngân hàng phát triển mạnh mẽ Nó cũng là cơ hội tạo nên hìnhảnh của Ngân hàng hoạt động tốt

d Môi trường công nghệ

Tốc độ phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới đã diễn ra rất nhanhchóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng

Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóng với thông lệ quốc tế, việc đầu tư vàxây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ quản trị điều hành và kinh doanhđang là một nhu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng hiện nay

Trang 39

Xu thế sát nhập – hợp tác – mua bán – thôn tính lẫn nhau do yếu kém về quy

mô, sức cạnh tranh ….sẽ ngày càng phát triển là một tất yếu

Sở hữu trí tuệ được pháp luật thừa nhận và được tuân thủ, công nghệ cao vềtin học – internet…hướng đến các dịch vụ ngân hàng điện tử, quản trị ngân hàngngày một gia tăng ở trình độ ngày càng cao

Trên cơ sở thực tiễn phát triển và những bài học kinh nghiệm của quốc tế vàcông nghệ Ngân hàng, BIDV đã chủ động nắm bắt và có kế hoạch dự tính trước xuhướng phát triển của công nghệ ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới và đãnhanh chóng áp dụng phát triển các kênh phân phối mới như: máy rút tiền tự động(ATM), thiết bị thanh toán thẻ (POS)…tại các trung tâm thương mại, cửa hàng,ngân hàng điện tử (internet banking), đã nối mạng với Ngân hàng Công thương,Ngân hàng ACB qua banknet, Phone banking (dịch vụ vấn tin qua điện thoại …).Các sản phẩm mới với công nghệ cao đã xóa dần khoảng cách địa lý giữa ngân hàngvới khách hàng, làm thay đổi cách thức quản lý, hoạt động của Ngân hàng

Với môi trường công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, với chính sáchphát triển công nghệ thông tin của BIDV đã tạo điều kiện rất tốt cho BIDV Bắc HàNội tiếp cận, triển khai các sản phẩm mới về thương mại điện tử trong công nghệNgân hàng

e Môi trường quốc tế

Hiện nay, trên thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triểnmạnh mẽ Nền kinh tế Việt Nam cũng đang hội nhập phát triển theo xu thế đó Hoạtđộng của Việt Nam trong các ngân hàng thương mại ASEAN, AFTA và đặc biệt làviệc ra nhập WTO, Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận một sân chơi bình đẳng đãgiúp Việt Nam củng cố thế và lực trên trường quốc tế, đồng thời cũng tạo ra ngàycàng nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước kinh doanh thành công

Khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phảichịu một sức ép cạnh tranh rất lớn: Hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, các ưu đãi của nhànước đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài… Đây làthách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt cho ngành Ngân hàng phát triển mạnh

mẽ hơn, nhờ vào sự mở rộng thị trường trong nước, cả về chiều rộng và chiều sâu,cùng với khả năng vươn ra thị trường khu vực và thế giới Bên cạnh đó, áp lực cạnhtranh từ các ngân hàng thương mại tài chính, ngân hàng nước ngoài cũng đòi hỏi hệthống ngân hàng của Việt Nam cần được cải cách nhanh hơn và mạnh mẽ hơn để có

Trang 40

thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế đối với các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng với yêu cầu chất lượng ngày càng cao

Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển rất mạnh nên tất cả các dịch

vụ liên quan đến thị trường chứng khoán đều quan trọng đối với Ngân hàng như:đầu tư, bảo lãnh, môi giới, tư vấn,… Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nướcvới các Ngân hàng nước ngoài và giữa các Ngân hàng với nhau chắc chắn sẽ diễn rahết sức gay gắt

Các cam kết mở cửa của Việt Nam về lĩnh vực Ngân hàng – Trong khuônkhổ hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Lộ trình đến năm 2009 Việt Namloại bỏ dần hạn chế đối với các Ngân hàng Mỹ Lúc đó thị phần của họ sẽ tăng lên

và hàng loạt nghiệp vụ mới sẽ xuất hiện ở nước ta Trong khuôn khổ WTO thì từ01/4/2007 được phép thành lập Ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài ở ViệtNam Trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO, những chi nhánh Ngân hàng nướcngoài chưa có quan hệ tín dụng với khách hàng là người Việt Nam thì mức độ huyđộng vốn so với vốn pháp định theo lộ trình như sau: 01/01/2007 được huy độnggấp khoảng trên 6 lần so với vốn pháp định đã góp đủ Từ 2008 gấp 8 lần Từ 2009gấp 9 lần Từ 2010 gấp 10 lần và từ 2011 được hưởng chế độ đổi xử quốc gia Thực

tế, trong năm 2009, có năm ngân hàng nước ngoài đã thành lập chi nhánh thuộc sởhữu 100% vốn nước ngoài tại VN

Về năng lực cạnh tranh các Ngân hàng Thương mại Việt Nam phải đối mặtvới ưu thế của Ngân hàng nước ngoài về: năng lực tài chính, tài trợ thương mại, đầu

tư dự án, các dịch vụ thanh toán quốc tế, công nghệ, các loại hình dịch vụ, hiệu quảhoạt động, chất lượng tài sản…

Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cần ứng phó khi hội nhập: Mở rộngmạng lưới hoạt động, tăng vốn điều lệ, nâng cao sức cạnh tranh, xúc tiến cổ phầnhóa Ngân hàng TM Nhà nước, tăng cường hợp tác với các đối tác như liên kết cácNgân hàng Thương mại Nhà nước, Ngân hàng với các Tập đoàn, Tổng công tytrong nước… Phát triển các loại hình dịch vụ và mở rộng đối tượng khách hàng,nâng cao chất lượng dịch vụ

Đối với BIDV nói chung và Chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng phải tập trungphát triển các kênh phân phối, cơ cấu lại khách hàng, cơ cấu lại Tài sản Nợ - Tài sản

Có, tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính Phát triển mạnh các sảnphẩm dịch vụ Ngân hàng với chất lượng ngày càng hoàn thiện…để nâng cao sứccạnh tranh và phát triển bền vững

Ngày đăng: 28/05/2016, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Brinkley, Allan (1992), Chiến lược và ứng dụng, New York, NXB Alfred A.Kmopt Khác
2. Nguyễn Thành Bang, Võ Duy Kiệt, Phạm Văn Nghiêm (1991), Kế hoạch hóa và quan hệ thị trường, NXB Giáo dục Khác
3. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
4. PGS.TS. Hoàng Minh Đường – PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc (1998), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
5. GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, TS. Lê Danh Vĩnh (2006), Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
6. PGS.TS Lê Văn Tâm - PGS.TS Ngô Kim Thanh (2009), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
7. GS.TS. Hoàng Đức Thân – GS.TS. Đặng Đình Đào (2001), Kinh tế thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
8. Harold Koontz, Cyril odonell, Heint weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật Khác
9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội 2006,2007,2008,2009,2010, Hà Nội Khác
10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội, Báo cáo hoạt động kinh doanh 2008, kế hoạch kinh doanh 2009; Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009, kế hoạch kinh doanh 2010; Báo cáo hoạt động kinh doanh 2010, kế hoạch kinh doanh 2011,Hà Nội Khác
11. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo quy chế cho vay của Ngân hàng thương mại tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005 ngày 03/02/2005 về sửa đổi bổ sung một số điều tại Quyết định số 1627, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w