1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập quản lý văn hóa tại huyện Phú Xuyên

48 990 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2 PHẦN MỘT: BÁO CÁO TỔNG QUÁT VỀ NƠI THỰC TẬP 5 1.Vị trí địa lí (Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội) của huyện Phú Xuyên 5 1.1 Vị trí địa lí 5 1.2 Về kinh tế 5 1.3 Về văn hóa xã hội 6 2. Khái quát về đơn vị kiến tập: 8 PHẦN HAI: NHẬT KÝ THỰC TẬP 9 PHẦN BA: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 11 QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI Ở CƠ SỞ 11 I. THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ HỘI 12 1. Thực trạng di tích văn hóa của huyện Phú Xuyên: 12 1.1 Hội vật cầu 13 1.2. Lễ hội chạy lợn 14 1.3 Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống 16 2. Vai trò của lễ hội trong đời sống người dân : 23 3. Những thuận lợi và khó khăn trong lễ hội : 23 4. Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo: 26 5. Công tác tham mưu: 28 6. Công tác quản lý lễ hội: 29 7. Công tác thanh tra kiểm tra các di sản văn hóa trên căn cứ vào luật Di sản văn hóa Số: 282001QH10 Điều 66, Điều 67, Điều 68: 33 8. Công tác bảo tồn lễ hội 34 9. Nhiệm vụ và phương hướng: 37 II. Ý thức của người dân địa phương và một biện pháp để quản lí di sản văn hóa phi vật thể: 38 1. Ý thức của người dân điạ phương: 38 2. Ý thức của khách du lịch trong việc bảo tồn quản lí nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể: 38 3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn tốt di sản văn hóa của huyện Phú Xuyên: 39 III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: 45 1. Đề nghị Bộ VHTTDL: 46 2. Đề Nghị UBND tỉnh: 46 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN MỘT: BÁO CÁO TỔNG QUÁT VỀ NƠI THỰC TẬP 5

1.Vị trí địa lí (Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội) của huyện Phú Xuyên 5

1.1 Vị trí địa lí 5

1.2 Về kinh tế 5

1.3 Về văn hóa xã hội 6

2 Khái quát về đơn vị kiến tập: 8

PHẦN HAI: NHẬT KÝ THỰC TẬP 9

PHẦN BA: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 11

QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI Ở CƠ SỞ 11

I THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN - HÀ HỘI 12

1 Thực trạng di tích văn hóa của huyện Phú Xuyên: 12

1.1 Hội vật cầu 13

1.2 Lễ hội chạy lợn 14

1.3 Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống 16

2 Vai trò của lễ hội trong đời sống người dân : 23

3 Những thuận lợi và khó khăn trong lễ hội : 23

4 Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo: 26

5 Công tác tham mưu: 28

6 Công tác quản lý lễ hội: 29

7 Công tác thanh tra kiểm tra các di sản văn hóa trên căn cứ vào luật Di sản văn hóa Số: 28/2001/QH10 Điều 66, Điều 67, Điều 68: 33

8 Công tác bảo tồn lễ hội 34

9 Nhiệm vụ và phương hướng: 37

Trang 2

II Ý thức của người dân địa phương và một biện pháp để quản lí di sản văn

hóa phi vật thể: 38

1 Ý thức của người dân điạ phương: 38

2 Ý thức của khách du lịch trong việc bảo tồn quản lí nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể: 38

3 Một số giải pháp nhằm bảo tồn tốt di sản văn hóa của huyện Phú Xuyên: 39 III ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: 45

1 Đề nghị Bộ VHTTDL: 46

2 Đề Nghị UBND tỉnh: 46

KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian kiến tập tại Nhà văn hóa huyện Phú Xuyên em xin cảm ơn sựnhiệt tình của Cô Lê Hồng Vân ( Giám đốc) Giám sát , quản lý và điều hành toàn bộmọi hoạt động của Nhà văn hoá, chú Hoàng Văn Toản ( Phó giám đốc) Phụ trách vềhoạt động – phong trào của Nhà văn hoá, anh Nguyễn Văn Chung chuyên viên Nhàvăn hóa đã giúp đỡ em trong quá trình tim hiểu, thu thập thông tin

Tuy nhiên đây là lần đầu tiên em tiếp xúc với công việc thực tế và hạn chế

vê nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi tìm hiểu đánh giátrình bày về Nhà văn hóa và những di sản văn hóa phi vật thể của huyện PhúXuyên Rất mong được sự giúp đỡ của quý cô,chú anh chị

Trang 4

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban nhân dân

VHDG : Văn hóa dân gianTDTT : Thể dục thể thaoCHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩaCVĐ : Cuộc vận động

MTTQ : Mặt trận tổ quốcNTM : Nông thôn mớiMTTQ TP : Mặt trận tổ quốc thành phốCNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaBVHTTDL : Bộ văn hóa thông tin du lịch

TTg : Thủ tướngDTLSVH : Di tích lịch sử văn hóa

Trang 5

PHẦN MỘT: BÁO CÁO TỔNG QUÁT VỀ NƠI THỰC TẬP

1.Vị trí địa lí (Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội) của huyện Phú Xuyên

1.1 Vị trí địa lí

Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính cấp huyện của Thủ đô, nằm ở phíaNam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40 km; phía Bắc giáp huyện ThườngTín; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Phú Xuyên có 2 thị trấn và 26 xã, được chia thành 2 vùng là phía Tây vàphía Đông phân cách bởi Quốc lộ 1A:

Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là11.329,9ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùngchiếm 3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng Trước đây PhúXuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đôngcao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội Một số xã giápsông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000 ha

Trên địa bàn huyện có trên 30 km sông chảy qua đó là sông Hồng, sôngNhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình Phú Xuyên cũng có hệthống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc-Nam dài gần 12 km chạyqua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ dài 7 km, điểm đầu đường Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài

12 km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xãhội của Phú Xuyên

1.2 Về kinh tế

Phú Xuyên có tiềm năng đất đai trù phú và nguồn lao động dồi dào Vềnông nghiệp, miền Đông huyện chiếm 17,4% diện tích đất canh tác, là vùng đấtbãi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp, chănnuôi; miền Tây huyện với hơn 60% diện tích canh tác là vựa lúa quan trọng củaThủ đô, có khả năng lớn về nuôi cá nước ngọt, các loại gia cầm, gia súc

Bên cạnh đó, Phú Xuyên cũng là cái nôi của rất nhiều làng nghề nổi tiếng

Trang 6

như: giày da Phú Yên, may mặc Vân Từ, khảm trai Chuyên Mỹ, đồ gỗ Tân Dân,Văn Nhân, cơ kim khí Đại Thắng được bày bán ở nhiều các quận nội thành HàNội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trên cả nước Sản phẩmmây giang đan, cỏ tế Phú Túc được xuất khẩu sang thị trường các nước Châu

Âu, Châu Phi, Châu Mỹ Kinh tế từ tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giải quyếtviệc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định tình hình chính trị ở

cơ sở Đến nay, trên địa bàn huyện có 37 làng được công nhận làng nghề theotiêu chí cấp thành phố trong số 98/138 làng của toàn huyện có nghề (bằng 71%).Sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có chỗ đứng trên thịtrường trong nước và thế giới

1.3 Về văn hóa xã hội

Phú Xuyên là huyện nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội - Thủ đô nướcCHXHCN Việt Nam Phú Xuyên có vinh hạnh được sinh ra trong cái nôi củanền văn minh Đồng bằng sông Hồng Vùng đất cổ xứ Đoài, trấn Sơn Nam xưa.Cho nên còn lưu giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc nói chung vàcủa Kinh đô Thăng Long nói riêng

Thực vậy, từ trống đồng Hoàng Hạ (xã Văn Hoàng) đào thấy ngày17/3/1937 Hiện đang trưng bày tại bảo tàng, đây là loại trống cổ và đẹp của cảnước, chế tác từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên Rồi 8 ngôi mộ thuyền tìmthấy ở Châu Can ngày 15/9/1974 Đó là cách mai táng từ thời các Vua Hùng(Cắt một đoạn gỗ to xẻ đôi, khoét rỗng giữa, đặt người chết vào, chằng buộc kỹđem chôn Cùng những ngôi mộ tìm thấy ở Xuân La (xã Phượng Dực) mà trong

đó đồ tùy táng là những mũi tên bằng đồng Đồng thời với 101 di tích văn hóađược các cấp công nhận và xếp hạng

Ngoài ra, nhân dân Phú Xuyên còn lưu giữ được những chứng tích phi vậtthể rất có giá trị như "Hò cửa đình và múa hát bài bông" ở làng Phú Nhiêu (xãQuang Trung) Nghề nặn tò he ở thôn Xuân La (xã Phượng Dực) và hát ca trù ởChanh Thôn xã Văn Nhân) Ba nơi trên đều được TW Hội VHDG Việt Namcông nhận là Địa chí Văn Nghệ dân gian Đồng thời phong danh hiệu cho cácbậc nghệ nhân này Các làng nghề truyền thống như: Khảm trai sơn mài Chuyên

Trang 7

Mỹ, Giầy da Phú Yên, Cỏ tế Phú Túc, mộc Tân Dân, may Vân Từ

Trong kho tàng Di sản Văn hóa của huyện Phú Xuyên, không thể không

kể đến những Lễ hội cổ truyền nổi tiếng như Hội vật cầu, hội Đánh gậy ởThượng Liễu (xã Tân Dân), Hội chạy lợn ở Trại Diền (xã Hồng Thái), Hội rướcnước ở Cát Bi (xã Thụy Phú)

Đất Phú Xuyên là đất hiếu học - cả học văn và học võ - đã đi vào câu canhư làng Ứng Thiên (Ứng Hòa, xã Phúc Tiến):

"Em là con gái Ứng Thiên

Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng

Bao giờ chiếm được Bảng rồng

Bõ công gánh nước vun trồng cho rau."

Quý chữ, đến mức có con rồi, vẫn nuôi chồng ăn học để đi thi Cho nênhuyện Phú Xuyên có hẳn một làng khoa bảng, như họ Vũ ở thôn Nghĩa Lập xãChâu Can, hoặc "Làng 18 Quận công" - làng Giẽ Hạ (xã Phú Yên); dòng họNguyễn (xã Hồng Minh)

Khi có chính sách mở cửa, TW Đảng đã chỉ đạo "Hòa nhập nhưng khônghòa tan" Luôn giữ gìn cái cốt của dân tộc mình Vì vậy, trong Nghị quyết TW 5khóa 8 đã nêu: "Hãy phát huy và giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc." Từ đó chúng ta không tiếc công sức tiền của tu bổ những côngtrình văn hóa, tìm kiếm các nghệ nhân mời về truyền dạy cho lớp trẻ những điệumúa dẻo những lời ca ngọt ngào, đằm thắm mà tổ tiên đã để lại

Xác định phát triển kinh tế là trung tâm thì giữ gìn bảo tồn các di sản vănhoá là nhiệm vụ then chốt Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, xâydựng tiêu chí người Phú Xuyên thanh lịch, văn minh Động viên nhân dân nângcao tinh thần bảo vệ các di sản văn hoá; phát huy xã hội hoá trong bảo vệ tôn tạocác di tích, tu sửa các di tích để trở thành các điểm tham quan du lịch Bằng hìnhthức xã hội hoá tiếp tục xây dựng để 100% thôn có nhà văn hoá và các thiết chếphục vụ cho văn hoá, văn nghệ - TDTT đủ điều kiện phục vụ cho các lứa tuổi,các đối tượng Khuyến khích củng cố và phát triển mạnh hơn văn hoá phi vậtthể; đầu tư để các điểm văn hoá: múa Bài bông, hò cửa đình, ca trù, nghề nặn tòhe được mở rộng và phát triển Duy trì và tổ chức tốt các lễ hội truyền thốngcủa các địa phương Củng cố và tạo điều kiện để các câu lạc bộ, các đội văn

Trang 8

nghệ phát triển có hiệu quả.

2 Khái quát về đơn vị kiến tập:

a Sự hình thành và phát triển của Nhà văn hóa:

Với chức năng là một thiết chế văn hoá thì Nhà văn hoá thông tin huyệnPhú Xuyên cũng có một bô máy hoàn chỉnh và khá đầy đủ:

Thứ nhất - ban giám đốc:

- Giám đốc: Bà: Lê Hồng Vân

Giám sát , quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của Nhà văn hoá

- Phó giám đốc:

- Ông: Hoàng Văn Toản

Phụ trách về hoạt động – phong trào của Nhà văn hoá

- Ông: Nguyễn Đình Chi

Phụ trách về hoạt động – cổ động tuyên truyền

Thứ hai, các tổ, phòng ban chức năng:

Nhìn chung tất cả các cán bộ, công chức trong cơ quan qua sự hình thành

và phát từ khi thành lập phát triển cho đến nay mọi cán bộ đều được đào tạo vềchuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần nhiệt huyết với công việc Mỗi cán bộ côngchức đều được phân công phụ trách công việc theo lĩnh vực chuyên môn đượcđào tạo, hầu như hàng năm đều có đánh giá cán bộ cuối năm đơn vị

Mỗi khi trong huyện hay các xã phường có tổ chức các hoạt động phongtrào văn nghệ quần chúng, hay các lễ hội…nhà văn hóa đều tham gia nhiệt tình.Ngoài ra Nhà văn hóa còn có ý thức tự giác tham gia đóng góp những tiết mụcvăn nghệ, và tổ chức một số hoạt động tuyên truyền trong lễ hội để người dânhiểu rõ hơn về Lễ hội

Trang 9

PHẦN HAI: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Nơi kiến tập: Nhà văn hóa huyện Phú Xuyên

Thời gian kiến tập: Từ 29/02/2016 đến ngày 29/04/2016

Nhiệm vụ được giao: Tìm hiểu, điều tra, khảo sát quản lí nhà nước và hướng

dẫn tổ chức lễ hội;

NHẬT KÝ THỰC TẬP

TT Tuần Nội dung công việc trong tuần

1 Tuần thứ nhất

- Đến Nhà Văn hóa huyện Phú Xuyên gặp gỡ,

trao đổi với trưởng phòng Nhà văn hóa là cô : LêHồng Vân Rồi gặp anh Nguyễn Văn Chung đểhướng dẫn kiến tập

- Tìm hiểu tổng quan bộ máy hoạt động Nhà văn

hóa

- Chuẩn bị tài liệu về đề tài, và đọc các tài liệu

tham khảo và chuẩn bị đề cương viết bài báo cáo

2 Tuần thứ hai

- Tìm hiểu một số thông tin về các lễ hội

- Đi khảo sát các làng nghề truyền thống như

Nghề khảm trai, nghề giầy…

- Đi thực tế tìm hiểu các di tích văn hóa phi vật

thể huyện Phú Xuyên như : Lễ hội Chạy lợn, Hộivật cầu…

3 Tuần thứ ba

- Giao lưu văn nghệ cùng các cô chú anh chị ở

Nhà văn hóa

- Đi nghe tuyên truyền bầu cử Hội đồng nhân dân

- Thu thập tài liệu viết báo cáo

- Tập dàn dựng một số chương trình văn nghệ.

4 Tuần thứ tư

- Nhóm tiếp tục đi khảo sát các làng nghề truyền

thống như tò he, nghề khảm trai…

- Thu thập và nghiên cứu Hội Vật cầu, Hội rước

nước…

- Nghiên cứu các làng nghề

Trang 10

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để tập cùng

các anh chị, chuẩn bị cho Hội thi dân ca dân vũsắp tới

6 Tuần thứ sáu

- Tập văn nghệ

- Nhóm đi thực tế lấy một số nguồn thông tin để

viết báo cáo, như nguồn gốc về các lễ hội, cáclàng nghề

- Khảo sát về các làng văn hóa, các khu du lịch.

7 Tuần thứ bảy

- Tiếp tục tập văn nghệ để tham gia Hội dân ca

dân vũ

- Nghiên cứu lễ hội làng nghề truyền thống, một số

lễ hội khác, những hủ tục con tồn tại trong lễ hội

- Nghiên cứu về những gì đã làm được để bảo

vệ các di sản văn hóa phi vật thể và những cáichưa làm được

8 Tuần thứ tám - Nghỉ viết báo cáo.

9 Tuần thứ chín

- Kết thúc thực tập

- Giao lưu văn nghệ cùng các cô chú anh chị nhà

văn hóa huyện Phú Xuyên

Trang 11

PHẦN BA: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI Ở CƠ SỞ

Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn,thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia Trên khắp đất nước ta, địaphương nào cũng có lễ hội, diễn ra quanh năm, phần lớn là vào đầu năm Lễ hội

đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thoả mãn khát vọngtrở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởngthụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân Trong số đó các lễ hội của đồng bào dân tộcthiểu số có những nét đặc sắc riêng rất giá trị, vì vậy việc bảo tồn và phát huynhững giá trị văn hoá tinh thần đó là hết sức cần thiết

Lễ hội mang tính chất thuần tuý là hướng đến được giao lưu tình cảm, vuichơi giải trí và cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, người ngườikhoẻ mạnh, nhà nhà no ấm thì các yếu tố liên quan đến lễ hội cũng không cầu kỳ

mà thường là những sản vật do bà con tự sản xuất được như con gà, gùi lúa

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, cộng đồng người Việt đã xâydựng cho mình một nền văn hóa phong phú và đa dạng mang nhiều bản sắc dântộc Bản sắc đó được thể hiện rõ nét trong các lễ hội dân gian Việt Nam

Lễ hội dân gian Việt Nam còn là một pho sử khổng lồ thể hiện những phongtục tín ngưỡng, văn hóa và cả những sự kiện xã hội quan trọng Trong bất kỳ một lễhội nào cũng chứa đựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa sâu xa là sự thờ cúng các

vị thần thánh Thần , thánh ở đây chính là người có công dựng làng, lập nước, cócông truyền nghề, có công đánh giặc, chống thiên tai, dịch bệnh

Dân làng mở hội nhằm hồi tưởng công lao của các vị thần, mặt khác dânlàng còn hy vọng rằng ước nguyện của làng về một cuộc sống chung no đủ, giầu

có, bình an được trở thành hiện thực Họ đã gửi gấm những ước nguyện vào lờicầu khẩn các vị thần linh của làng

Một không khí thiêng liêng, vui tươi trong sáng, tràn đầy tình nhân ái lantruyền trong suốt thười gian mở hội Qua lễ hội, con người đều muốn sống tốtlành với nhau và cảm thấy gắn bó với làng với nước

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng

Trang 12

văn hóa rất đặc trưng Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ởkhắp mọi miền đất nước Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nayvẫn được duy trì Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượngthiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần Đó chính là hình ảnh hội tụnhững phẩm chất cao đẹp nhất của con người Giúp con người nhớ về nguồncội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ítvào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông cóthời gian nhàn rỗi

Tuy nhiên bên cạnh đó để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đápứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và pháttriển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vàokho tàng di sản văn hóa thế giới Cần phải có những chính sách quản lí của nhànước đối với các di sản văn hóa vật thể cũng như di sản văn hóa phi vật thể đặcbiệt là lễ hội…

I THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN - HÀ HỘI

1 Thực trạng di tích văn hóa của huyện Phú Xuyên:

Phú Xuyên là huyện nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội - Thủ đô nướcCHXHCN Việt Nam Phú Xuyên có vinh hạnh được sinh ra trong cái nôi củanền văn minh Đồng bằng sông Hồng Vùng đất cổ xứ Đoài, trấn Sơn Nam xưa.Cho nên còn lưu giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc nói chung vàcủa Kinh đô Thăng Long nói riêng

Để bảo tồn và phát huy các lễ hội này là vấn đề muôn thuở, nhưng cũng làvấn đề mang tính thời sự nóng hổi, bởi thực trạng nền văn hóa dân tộc đang cónguy cơ mai một và có nhiều vấn đề mà toàn xã hội cần quan tâm bên cạnh hiện

tượng xâm thực văn hóa ngày càng gia tăng

Trong kho tàng Di sản Văn hóa của huyện Phú Xuyên, không thể không

kể đến những Lễ hội cổ truyền nổi tiếng như Hội vật cầu, hội Đánh gậy ởThượng Liễu (xã Tân Dân), Hội chạy lợn ở Trại Diền (xã Hồng Thái), Hội rước

Trang 13

nước ở Cát Bi (xã Thụy Phú) Ngoài ra còn có một lễ hội rất nổi tiếng đó là lễhội làng nghề truyền thống

Sới vật cầu trên sân đình có hình con nhạn Lỗ cầu cái đào ở giữa sânchính rốn con nhạn Quả cầu được làm từ củ chuối hột, cỡ bằng cái thúng khảo(đường kính 30 - 40cm), nặng khoảng 20kg, đảm bảo tươi, nhẵn và trơn Quảcầu được bọc bằng giấy hồng điều có gắn hình tứ linh: Long, Ly, Qui, Phượngđặt trên mâm bồng trong kiệu Đúng giờ Thìn (10 giờ sáng) người ta rước kiệu

ra đình Quả cầu được đặt vào lỗ cái Sau tiếng 'cắc' trống vang lên; cuộc vật bắtđầu Quả cầu từ dưới lỗ được rung lên Cả chục chàng trai lăn xả vào quả cầutranh giành, mong đưa về được sân nhà Nắng xuân hanh vàng Mưa xuân lấtphất Quả cầu trơn đẫm nước, đẫm nhựa và tắm bùn Còn các chàng trai thì nhễnhại mồ hôi, cơ bắp nổi lên cuồn cuộn Tất cả chìm trong tiếng trống thúc, tiếngngười hò reo không ngớt

Thi vật gồm 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút Khi giáp nào thắng cuộc (đưa đượcnhiều số lần quản cầu về sân mình nhất), tiếng hò reo lại vang dậy như sấm Kếthôi, quả cầu được ném xuống hồ bán nguyệt trước cửa đình Người dự hộithường ào xuống tranh giành lấy một miếng về ăn lấy 'khước' của thần làng

Vật cầu Tân Dân quả là một lễ hội đặc sắc, mỗi năm lôi cuốn hàng ngàn

du khách vào cuộc vui ồn ã, bất tận Đây là một hoạt động văn hóa truyền thốnghết sức độc đáo và ý nghĩa biểu hiện tinh thần đoàn kết, thượng võ của nhân dântrong xóm, ngoài làng Hội thi đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách gần

xa đến tham quan cổ vũ lễ hội

Trang 14

Hội vật cầu Tân Dân huyện Phú Xuyên

1.2 Lễ hội chạy lợn

Lễ hội Chạy lợn ở Hà Nội là một lễ hội Hà Nội truyền thống thường được

tổ chức hàng năm vào mồng 7 Tết âm lịch ở Trại Diền (thôn Duyên Yết, HồngThái, Phú Xuyên, Hà Nội)

Hằng năm cứ đến sáng mùng 7 Tết người dân nơi đây lại linh đình tổchức lễ hội Chạy lợn độc đáo trong những ngày đầu năm Với những người dânthôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, lễ hội “Chạy lợn” đã

đi vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây Nó không chỉ là lễ hội mang ýnghĩa tâm linh, thiêng liêng mà còn góp phần giáo dục truyền thống và phát triển

du lịch ở vùng đất này Mỗi khi mùa Xuân mới đến, lễ hội “Chạy lợn” lại được

tổ chức hoành tráng; với phần lễ trang nghiêm và phần hội phong phú, khuyếnkhích sự sáng tạo của người dân để tăng thêm tính độc đáo, hấp dẫn cho lễ hộitrong những ngày Tết đến Xuân về

Có hai thuyết giải thích nguồn gốc của lễ hội Chạy lợn “độc nhất vô nhị”này Theo truyền thuyết của làng Duyên Yết, vào đời Hùng Vương thứ 18 khiđức Cao Sơn Đại vương dẫn quân đi đánh giặc đã nghỉ chân tại làng Các bô lão

đã xin được làm cỗ khao quân, nhưng với điều kiện là phải làm thật nhanh và

Trang 15

đầy đủ món Lễ hội Chạy lợn tái hiện cảnh đức thánh Cao Sơn Đại vương khaoquân trước giờ lên đường đánh giặc Ngoài ra còn có thuyết thứ hai cho rằng đây

là cuộc mổ lợn “thần tốc” nhằm kịp khao đội quân lên đường cho trận Ngọc Hồi– Đống Đa do Vua Quang Trung lãnh đạo Khi nghe tin đoàn quân tham giatrận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm KỷDậu 1789 hành quân qua làng và không có thời gian dừng lại, người dân làng đã

“thần tốc” mổ lợn “Chạy lợn” bắt nguồn từ ý nghĩa đó

Hội chạy lợn

Các thanh niên trai tráng trong làng chuẩn bị lễ hội chạy lợn sẵn sàng trước

sân đình

Trang 16

Lễ hội “Chạy lợn” không chỉ là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, thiêng liêng

mà còn góp phần giáo dục truyền thống và phát triển du lịch ở vùng đất này Xuânmới Kỷ Sửu, lễ hội “chạy lợn” sẽ được tổ chức hoành tráng; với phần lễ trangnghiêm và phần hội phong phú, khuyến khích sự sáng tạo của người dân để tăngthêm tính độc đáo, hấp dẫn cho lễ hội trong những ngày Tết đến Xuân về

1.3 Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống

Lễ hội quy tụ hơn 100 gian hàng của các làng nghề trong huyện với cácnhóm sản phẩm nghề tiêu biểu như: khảm trai, sơn mài (Chuyên Mỹ); đan cỏ tế(Trí Trung, Phú Túc, Hoàng Long); chế biến lương thực, thực phẩm (HoàngMai); may màn, chăn, ga, gối, đệm (Đại Thắng); đồ mộc dân dụng (Tân Dân);

đồ mộc cao cấp (Chanh Thôn, Văn Nhân); giày da (Phú Yên); túi, ví, lót giày, tơlưới, võng (Sơn Hà); tò he (Phượng Dực); may mặc (Vân Từ); đan lưới (QuangTrung); giường, tủ, cửa xếp (Phú Minh)… Bên cạnh đó, 30 gian hàng của cáclàng nghề thuộc các quận, huyện khác của Hà Nội cũng sẽ được trưng bày tại lễhội như: thêu ren (Quất Động); sơn mài (Duyên Thái), tượng thờ (Sơn Đồng);gốm sứ (Bát Tràng); lụa (Vạn Phúc)…

Ngoài phần trưng bày các sản phẩm nghề truyền thống, lễ hội còn có nhiềuhoạt động đặc sắc như: lễ rước vinh danh Tổ nghề và tri ân các bậc tiền nhân; trưngbày sinh vật cảnh; chương trình giao lưu “Nghệ nhân, doanh nhân và thế hệ trẻhuyện Phú Xuyên với nghề truyền thống”… Đặc biệt, tại lễ hội sẽ trưng bày ba tácphẩm của các nghệ nhân làng nghề huyện Phú Xuyên đăng ký xác lập kỷ lục ViệtNam gồm: sản phẩm giày da của làng nghề Phú Yên (nặng 70kg, dài 2,72m, rộng1,1m, cao 1,3m), bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của làng nghề khảm traiChuyên Mỹ (cao 1,42m, rộng 1,2m) và tác phẩm “Hoa sen hồng” của làng nghề tò

he Phượng Dực (nặng khoảng 40kg, đường kính 1m)

Bên cạnh đó, một số hoạt động văn hoá, nghệ thuật mang đậm bản sắctruyền thống huyện Phú Xuyên cũng sẽ được tổ chức như: hò cửa đình, múa hát bàibông, ca trù Chanh thôn…; hội thi nặn tò he, đan cỏ tế, thao diễn tay nghề…

Sau lễ hội lần này, Phú Xuyên sẽ lấy ngày 26/10 hàng năm là ngày truyềnthống tôn vinh các làng nghề Hiện nay, Phú Xuyên có 124 làng nghề, đứng thứ

Trang 17

3 về số lượng làng nghề trên địa bàn thành phố

Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên được tổ chứckhông chỉ góp phần củng cố, nâng cao giá trị văn hóa - lịch sử các làng nghề;đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của nghề thủ công truyền thống đối với sựnghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương mà còn tạo cơ hộigiao lưu, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của làng nghềPhú Xuyên ra thị trường trong và ngoài nước

Sau hơn 3 năm thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt nam”, Huyện ủy Phú Xuyên và các cấp ủy đảng đã thườngxuyên quan tâm lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tổchức triển khai thực hiện CVĐ ở địa phương Đồng thời, đề cao tính gương mẫucủa người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viêntrong việc hưởng ứng CVĐ, gắn với đẩy mạnh Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua yêu nước, các CVĐ: “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư (KDC)”; “Ngày vì ngườinghèo”, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM)

Ban chỉ đạo (BCĐ) CVĐ huyện đã chủ động, tích cực trong công tác nắmthông tin, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo triển khai, tổ chức thựchiện CVĐ; phối hợp chặt chẽ với Đài truyền thanh huyện, MTTQ và các đoànthể kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, thông tin về CVĐ Hàngtháng cấp phát tài liệu tuyên truyền do Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy banMTTQ TP phát hành, kịp thời đưa thông tin nội dung CVĐ về KDC Vận độngcán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam khi tiêudùng cá nhân, coi đó là biểu hiện của lòng yêu nước, ý thức tiết kiệm và cũng lànét đẹp văn hóa trong tiêu dùng, đồng thời góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinhdoanh trong nước, coi đây là một chủ trương lớn của Đảng, có ý nghĩa quantrọng trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đài Truyền thanh huyện Phú Xuyên mở chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân tộcphát thanh vào 2 buổi sáng chủ nhật và thứ hai hàng tuần đã tập trung đẩy mạnhcông tác tuyên truyền vận động các cơ quan, đơn vị đến các tầng lớp nhân dân

Trang 18

nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong mua sắm tài sản công hoặc tiêu dùng cánhân theo hướng ưu tiên mua sắm, sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ

do các doanh nghiệp, nhà sản xuất của Việt Nam làm ra, xem đây là hành độngthiết thực thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt.Vận động các doanh nghiệp (DN), nhà sản xuất hàng hóa, nhà phân phối tronghuyện cam kết và thực hiện trách nhiệm sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượngtốt, giá cả phù hợp, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng; đưa hàng về bán lẻ ởvùng nông thôn xa trung tâm huyện; phấn đấu xây dựng thương hiệu hàng hóa địaphương như hàng mây giang đan xã Phú Túc; hàng khảm trai, sơn mài xã ChuyênMỹ; hàng may mặc comlê cao cấp xã Vân Từ; hàng giầy da xã Phú Yên

Đặc biệt, từ năm 2011, BCĐ CVĐ phối hợp với UBND huyện tổ chứcthành công Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên lần thứnhất với 150 gian hàng từ các làng nghề truyền thống, các công ty, DN tham giatrưng bày, bán tại lễ hội

Năm 2012, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức vinhdanh làng nghề, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc giữ gìnbảo tồn và phát triển nghề truyền thống BCĐ CVĐ huyện phối hợp với UBND xãChuyên Mỹ tổ chức Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống xã Chuyên Mỹ lầnthứ nhất với 138 gian hàng các loại; các mặt hàng truyền thống như khảm trai, sơnmài của địa phương là chủ đạo, cùng các mặt hàng mây giang đan, guột; hàng gỗdân dụng cao cấp; hàng may mặc, hàng giầy da của các xã trong huyện đượcmang đến tham dự, góp phần làm cho Lễ hội thêm phong phú Tháng 10/2013, tại xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên diễn ra Lễ hội vinh danh làngnghề da giầy truyền thống với 200 gian hàng các loại thật phong phú, đa dạng.Trong Lễ hội đã tổ chức các hoạt động rước kiệu của các KDC về trung tâm Lễ hội

và nghi thức tế lễ Cụ tổ nghề da giầy có từ 100 năm nay, tổ chức thi tay nghề vàphát động tiếp tục thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu thực hiện tốt công tác nhân cấy nghề, bảotồn và phát huy nghề truyền thống, vinh danh nghệ nhân của các làng nghề

Trang 19

Ông Phạm Kim Tinh - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ, Phó Trưởng BCĐCVĐ huyện Phú Xuyên cho biết: Nhằm phát huy thế mạnh làng nghề, năm

2014, huyện Phú Xuyên tiếp tục tổ chức Lễ hội vinh danh làng nghề truyềnthống lần thứ hai (cấp huyện) với quy mô lớn để kỷ niệm 60 năm ngày giảiphóng huyện Phú Xuyên Ngay từ bây giờ, các làng nghề trong huyện đã rộnràng chuẩn bị các mặt hàng truyền thống, được nhiều người tiêu dùng yêu thích

để mang đến Lễ hội, quảng bá thương hiệu làng nghề và phục vụ nhu cầu tiêudùng trong dịp Tết Nguyên đán 2014

Với thế mạnh là huyện có nhiều làng nghề truyền thống, có vị trí địa lýthuận lợi, diện tích đất nông nghiệp rộng và đang được chuyển đổi, khai thác theohướng nâng cao hiệu quả, năng suất cây trồng, để thúc đẩy kinh tế tăng trưởngnhanh, bền vững, huyện Phú Xuyên cũng đang triển khai chương trình xây dựng

và phát triển làng nghề truyền thống huyện giai đoạn 2011 - 2015 Mục tiêu phấnđấu đến năm 2015 có 100% làng có nghề Đây chính là cơ hội để ngành nghề PhúXuyên phát triển nhằm tiếp tục cụ thể hoá Nghị quyết Đảng bộ huyện khoáXXIII, tập trung quy hoạch xây dựng các khu, cụm điểm công nghiệp làng nghề,xây dựng NTM theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn

Trong các lễ hội trên mỗi lễ hội đều có một sự kiện quan trọng, cuộc sốngcon người ngày càng phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì lễ hội cũngphát triển Qua lễ thức đã thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhândân các dân tộc nước ta

Những lễ hội truyền thống trên là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm

Trang 20

tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Lễhội là sự kiện tưởng nhớ tỏ lòng chi ân công đức của các vị thần đối với cộngđồng dân tộc giúp cho các làng nghề truyền thống ở nơi đây ngày một phát triểncũng như các lễ hội như: Hội chạy lợn, hội Vật Cầu…ngày càng cải tiến đượcnhiều người biết đến

Một số hình ảnh về lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phúxuyên – Hà Nội

Nghệ nhân làng nghề khám phá ở xã Chuyên Mỹ

Gian hàng tò he trong lễ hội.

Trang 21

 Không gian tổ chức lễ hội

Không gian tổ chức lễ hội được chọn những không gian liêng thiêng thiênnhiên là nơi mở lễ hội hàng năm như các khu rừng cấm đầu nguồn nước, đìnhlàng…chính là một trong những cách ứng xử của con người, xét đến cùng đó làthái độ trân trọng thế giới tự nhiên của con người

Trong lễ hội có những không gian linh thiêng tự nhiên mà còn có cảkhông gian linh thiêng xã hội Đây là các quần thể kiến trúc gắn liền với các địađiểm thiên nhiên linh thiêng, quần thể kiến trúc đó có thể to nhỏ và có các kiểuloại khác nhau Tùy từng nơi từng dân tộc và từng đối tượng khác nhau, nhưngnhất nhất chúng đều gắn với khoảng không gian nhất định

Các lễ hội này góp phần làm cho cuộc sống của người dân được cải thiện,vào mùa hội những mặt hàng dịch vụ được tăng lên cao tạo điều kiện cho ngườidân cải thiện thu nhập, không những vậy lễ hội còn tác động đến du lịch Lễ hộicũng là loại kinh tế mở nó vừa giới thiệu quảng bá được những chương trình dulịch hấp dẫn du khách, tạo sự giao lưu đan xen giữa các vùng miền góp phầnlàm cho kinh tế phát triển hơn nữa làm giàu cho kho tàng văn hóa, bản sắc dântộc tăng doanh thu cho các công ty du lịch Lễ hội làm cho công ty du lịch thêmhấp dẫn, làm thu hút khách thay đổi diện mạo của các điểm du lịch xóa đi sựnhàn chán đơn điệu của các điểm du lịch

Trong quá trình diễn ra lễ hội việc trưng bày và giới thiệu các sản phẩmtruyền thống của địa tới khách du lịch có thể gọi là kinh tế xuất khẩu tại chỗ làmcho các sản phẩm địa phương đó được quảng cáo, giới thiệu và biết đến tớinhiều vùng miền khác nhau Đây là điều kiện tốt để kinh doanh là cơ hội để đónnhiều đối tượng khách từ nhiều vùng miền cả nước, tăng doanh thu cho địaphương đó và góp phần thay đổi cuộc sống người dân vùng có lễ hội

 Ảnh hưởng của lễ hội đối với chính trị xã hội

Sự vận động của xã hội luôn luôn chi phối và tác động mạnh mẽ đến cáchoạt động xã hội như chính trị Trong quá trình phát triển thì du lịch là mục tiêuđáng quan tâm của Đảng và nhà nước ta Du lịch mang lại một nguồn thu lớn tạođiều kiện cho đất nước phát triển thì chính trị cũng đi vào ổn định, hơn nữa nhà

Trang 22

nước có những chính sách đầu tư vào ngành du lịch làm cho du lịch ngày càngphát triển.

Lễ hội cũng có ảnh hưởng lớn đến chính trị văn hóa của cả nước Vì nóthể hiện cho cội nguồn của đất nước bởi vì thông qua lễ hội lịch sử của một đấtnước đó được tái xác định với một hệ thống biểu tượng nó làm sống lại cộnguồn của đất nước Đồng thời lễ hội mang tính đối ngoại vừa là một phầnchương trình hoạt động của Chính phủ với khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạnvới tất các nước trên thế giới”

 Ảnh hưởng của lễ hội đối với văn hóa

Lễ hội du lịch là lễ hội văn hóa do các đơn vị, các tổ chức trong ngành dulịch phối hợp với các cơ quan chức năng trong ngành văn hóa thông tin đứng ra

tổ chức Lễ hội là một công cụ văn hóa đa năng để giới thiệu những cái hay cáiđẹp của đất nước trong thời đại mới Lễ hội ảnh hưởng lớn đến văn hóa vì khiđến lễ hội con người sẽ sống hòa đồng hơn, vui vẻ hơn nói năng lịch sử hơn

Trong lễ hội người ta thường khai thác giá trị truyền thống, văn hóa ẩnthực, thủ công mỹ nghệ nên các văn hóa của lễ hội góp phần làm cho lễ hộiphong phú hơn, hấp dẫn hơn Đặc biệt là khi tham gia lễ hội du khách có dịptham gia các trò chơi dân gian họ gặp gỡ giao lưu các nền văn hóa với nhau,thông qua nghi thức cúng tế, dâng hương, rước kiệu du khách có thể hiểu đượcnết văn hóa đặc sắc góp phần làm giàu vốn tri thức của nhân dân

 Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch

Trong điều 79 Luật du lịch đã xác định rõ nhà nước tổ chức hoạt độnghướng dẫn du lịch xúc tiến du lịch với các nội dung tuyên truyền giao tiếp rộngrãi về đất nước, con người Việt Nam danh lam thắng cảnh di tích lịch sử…có lễhội sẽ làm cho du lịch phát triển hơn, lễ hội làm cho du lịch trở nên hấp dẫn tạocho số lượng khách đông hơn Lễ hội luôn tác động đến du lịch và làm cho dulịch ngày càng phát triển Có người cho ràng lễ hội và du lịch luôn có sự tácđộng qua lại với nhau và cùng nhau phát triển Du khách đến lễ hội đông kéotheo nhu cầu khác nhau, khi đó những mặt hàng ngành du lịch tăng lên về ssodlượng khách lớn hàng năm

Trang 23

2 Vai trò của lễ hội trong đời sống người dân :

Các lễ hội ở Phú Xuyên đều mang tính nhân văn sâu sắc, hướng thiện, cầuphúc, cầu lộc, cầu mùa, và mong muốn cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp Bêncạnh đó, còn có các lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống, các lễ hội thựchiện các nghi lễ, tập tục của dân tộc… Đồng thời lễ hội cũng là nơi bảo tồn, giữgìn những giá trị của văn hoá, nghệ thuật truyền thống

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạodựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức

Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồndân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành Ðồngthời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần Tuy nhiên thờigian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó

đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa vàcác hiện tượng tiêu cực khác

Các lễ hội mang được bản sắc dân tộc tôn vinh các giá trị truyền thốngcủa dân tộc cũng như nước Việt Nam

Là sợi dây gắn kết giữa các vùng miền với nhau tạo nên sự đoàn kết gắnkết với nhau của cac dân tộc

3 Những thuận lợi và khó khăn trong lễ hội :

a Thuận lợi :

Người dân đã có ý thức hợp tác quản lý và tổ chức lễ hội để bảo tồn vàphát huy nét đẹp văn hóa của địa phương mình cũng như xây dựng được sựđoàn kết cho mọi người

Những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội từng bước đi vào nềnnếp Hoạt động lễ hội diễn ra phong phú, đa dạng, phát huy được vai trò chủ thể,năng lực sáng tạo các giá trị văn hóa của nhân dân; giáo dục truyền thống “Uốngnước nhớ nguồn”, tôn vinh người có công với dân, với nước, đáp ứng nhu cầuvăn hóa tinh thần của nhân dân, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh; bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc diễn

ra nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Các lễ hội đã được chuẩn

Trang 24

bị và tổ chức thực hiện chu đáo, thiết thực, tiết kiệm, an toàn Tại các lễ hội,phần lễ diễn ra trang trọng, ấm cúng, phù hợp với thuần phong mỹ tục, có ýnghĩa giáo dục cao và phần hội có nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi,mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, phát huy được giá trị văn hóa truyềnthống tốt đẹp của các dân tộc.

b Khó khăn :

Lễ hội ngày càng bị mai một bởi phần lễ trong lễ hội đã không được giớitrẻ quan tâm như xưa Trong lễ không thể thiếu phần hội vì hội là để vui chơi ,không bị ràng buộc bởi những nghi lễ , tôn giáo , tuổi tác

Bên cạnh những người dân có ý thức còn có 1 số người vẫn chưa phát huyđược những bản sắc tốt đẹp của địa phương mình , không có ý hợp tác để thựchiện tốt nhiệm vụ tổ chức và quản lý lễ hội

Vẫn còn nhiều thanh niên uống rượu và đánh nhau , gây sự chưa có ý thức

Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹpvăn hoá ngàn đời của ông cha ta

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần củangười dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Người ViệtNam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” Lễ hội là

sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những làngnghề truyền thống nơi đây Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩmchất cao đẹp của con người ; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú;những người chữa bệnh cứu làng nghề; những nhân vật truyền thuyết đã chiphối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sốnghạnh phúc Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần

Ngày đăng: 25/09/2016, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w