1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề thực hiện văn hoá công sở của các cán bộ công chức phòng nội vụ UBND huyện ba vì

66 606 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

MỤC LỤC VÀI NÉT VỀ HUYỆN BA VÌ BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu của đề tài. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 2 4. Nguồn tài liệu tham khảo. 3 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 3 6. Phương pháp nghiên cứu. 4 7. Bố cục đề tài. 4 PHẦN I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN BA VÌ 5 1.1. Vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Ba Vì. 5 1.1.1. Vị trí, vai trò của UBND Huyện Ba Vì 5 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Huyện Ba Vì 5 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND Huyện BaVì 8 1.2. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí, hoạt động về công tác hành chính của phòng Nội Vụ Huyện Ba Vì. 8 1.2.1. Tổ chức và hoạt động của phòng 8 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Ba Vì 11 1.2.3. Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả việc các vị trí của phòng Nội Vụ. 13 PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 17 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ 17 1.1. Giới thiệu chung về văn hoá. 17 1.1.1. Khái niệm văn hóa 17 1.1.2.Vai trò của văn hoá 17 1.1.3. Đặc trưng và chức năng của văn hoá 18 1.2. Giới thiệu chung về Văn hoá công sở. 20 1.2.1. Khái niệm về văn hoá công sở 20 1.2.2. Đặc điểm của công sở 21 1.2.3. Vai trò của văn hoá công sở. 22 1.2.4. Nhiệm vụ của công sở. 22 1.3. Văn hóa giao tiếp. 23 1.3.1. Khái niệm giao tiếp 23 1.3.2. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp 25 1.3.3. Vai trò và chức năng của giao tiếp. 26 1.3.3.1. Vai trò 26 1.3.3.2. Chức năng 26 1.3.4. Các nguyên tắc giao tiếp. 27 1.3.5. Một số kỹ năng trong giao tiếp hành chính. 29 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ 31 2.1. Quy định của pháp luật về văn hóa công sở 31 2.1.1. Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 31 2.1.2 Các nguyên tắc thực hiện các quy chế văn hóa công sở tại Phòng Nội vụ Huyện Ba Vì. 32 2.1.3. Mục đích ban hành quy chế văn hóa công sở. 33 2.2. Thực trạng áp dụng quy chế văn hóa công sở tại Phòng Nội Vụ UBND huyện Ba Vì . 34 2.2.1. Về quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc nơi công sở. 34 2.2.2. Những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở. 38 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ 39 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ nâng cao văn hóa công sở . 39 3.1.1. Phương hướng 39 3.1.2. Nhiệm vụ 39 3.2. Các giải pháp nâng cao văn hóa công sở. 40 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 42 3.1. Đánh giá chung. 42 3.1.1. Ưu điểm. 42 3.1.2. Hạn chế 43 3.1.3. Nguyên nhân. 44 3.2. Đề xuất, kiến nghị 44 KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 49 PHẦN III: PHỤ LỤC

Trang 1

MỤC LỤC VÀI NÉT VỀ HUYỆN BA VÌ

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Nguồn tài liệu tham khảo 3

5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục đề tài 4

PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ - PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN BA VÌ 5

1.1 Vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Ba Vì 5

1.1.1 Vị trí, vai trò của UBND Huyện Ba Vì 5

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Huyện Ba Vì 5

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND Huyện BaVì 8

1.2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí, hoạt động về công tác hành chính của phòng Nội Vụ - Huyện Ba Vì 8

1.2.1 Tổ chức và hoạt động của phòng 8

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Ba Vì 11

1.2.3 Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả việc các vị trí của phòng Nội Vụ 13

PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 17

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ 17

Trang 2

1.1 Giới thiệu chung về văn hoá 17

1.1.1 Khái niệm văn hóa 17

1.1.2.Vai trò của văn hoá 17

1.1.3 Đặc trưng và chức năng của văn hoá 18

1.2 Giới thiệu chung về Văn hoá công sở 20

1.2.1 Khái niệm về văn hoá công sở 20

1.2.2 Đặc điểm của công sở 21

1.2.3 Vai trò của văn hoá công sở 22

1.2.4 Nhiệm vụ của công sở 22

1.3 Văn hóa giao tiếp 23

1.3.1 Khái niệm giao tiếp 23

1.3.2 Đặc trưng cơ bản của giao tiếp 25

1.3.3 Vai trò và chức năng của giao tiếp 26

1.3.3.1 Vai trò 26

1.3.3.2 Chức năng 26

1.3.4 Các nguyên tắc giao tiếp 27

1.3.5 Một số kỹ năng trong giao tiếp hành chính 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ 31

2.1 Quy định của pháp luật về văn hóa công sở 31

2.1.1 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 31

2.1.2 Các nguyên tắc thực hiện các quy chế văn hóa công sở tại Phòng Nội vụ - Huyện Ba Vì 32

2.1.3 Mục đích ban hành quy chế văn hóa công sở 33

2.2 Thực trạng áp dụng quy chế văn hóa công sở tại Phòng Nội Vụ - UBND huyện Ba Vì 34

2.2.1 Về quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc nơi công sở 34 2.2.2 Những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở 38

Trang 3

CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN

HÓA CÔNG SỞ 39

3.1 Phương hướng, nhiệm vụ nâng cao văn hóa công sở 39

3.1.1 Phương hướng 39

3.1.2 Nhiệm vụ 39

3.2 Các giải pháp nâng cao văn hóa công sở 40

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 42

3.1 Đánh giá chung 42

3.1.1 Ưu điểm 42

3.1.2 Hạn chế 43

3.1.3 Nguyên nhân 44

3.2 Đề xuất, kiến nghị 44

KẾT LUẬN 47

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 49 PHẦN III: PHỤ LỤC

Trang 4

VÀI NÉT VỀ HUYỆN BA VÌ

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà

Nội Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộcKinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi,một xã giữa sông Hồng Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh HòaBình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc Thực hiệnNghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8năm 2008 Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bànhuyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đônggiáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất Phía Nam giáp cáchuyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phíaTây Nam huyện) Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh giới làsông Hồng (sông Thao) nằm ở phía Bắc Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao,Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tườngtỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa,diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội Huyện có hai hồ khálớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô) Các hồ này đều

là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một

số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy Trên địa bàn huyện cóvườn quốc gia Ba Vì Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã basông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã

ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường,đối diện với thành phố Việt Trì

Trang 5

(Hình ảnh núi Ba Vì)

Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình,với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh"phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước Đóchính là Vườn Quốc Gia Ba Vì Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươiđẹp như: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổitiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyênsinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị Nơi có nhiều trang trại đồng quê,nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú Có nguồn nước khoáng nóng thiênnhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

(Hình ảnh đồi chè xã Ba Trại, huyện Ba Vì)

Về kinh tế xã hội(số liệu hết năm 2010): Trong những năm qua, được sựquan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba

Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ

XX (2005-2010) Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra Tổng giá trịsản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh

tế đạt 16%

- Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ

Trang 6

đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba

Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750tấn/năm

- Sản xuất công nghiệp: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% sovới cùng kỳ Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã VậtLại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả

- Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so vớicùng kỳ Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với

Ba Vì Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch

(Hình ảnh đàn bò sữa của xã Vân Hoà, Huyện Ba Vì)

- Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dânđược quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dụcđược quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã

có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có

96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển

- Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hộiđược giữ vững

- Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đượccủng cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra

Với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và

Trang 7

bảo vệ tổ quốc được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của Thành ủy,HĐND, UBND và các Sở ngành Thành phố, sự đóng góp của các doanh nghiệp.Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đạihội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra ( năm 2010- 2015) Xây dựng Ba Vì trởthành huyện phát triển của thành phố Hà Nội vững bước trên con đường hộinhập và phát triển.

Trang 8

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài này là do em tự thực hiện và không sao chép cáccông trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình Cácthông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng

Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của đề tài

Hà nội, ngày 12 tháng 03 năm 2016

SINH VIÊN

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự

hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trongsuốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rấtnhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè Để hoàn thành

được bài báo cáo kiến tập về đề tài: “Vấn đề thực hiện văn hoá công sở của các cán bộ công chức Phòng Nội Vụ - UBND huyện Ba Vì”.Được sự đồng ý

của Phòng Nội vụ - UBND Huyện Ba vì đã tạo điều kiện giúp đỡ em được tìm

hiểu,quan sát và tiếp xúc với công việc thực tế của cơ quan Trong quá trình làm

bài báo cáo do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của em cònnhiều thiếu sót vậy nên em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét từ cácthầy,cô giáo để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô giáo trong khoa Quản trị Vănphòng, ThS.Lâm Thu Hằng giảng viên khoa Quản trị văn phòng; các bác, các

cô, chú, anh, chị trong phòng Nội vụ - UBND huyện Ba vì đã hướng dẫn, giúp

đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành thời gian thực tập Đồng thời giúp em củng

cố, trau dồi kiến thức thực tế để em hoàn thành tốt công việc về sau./

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh như hiện nay, việc đẩy mạnh thực hiện văn hóa công sở

là vấn đề quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đượcmột nền hành chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại,hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.Thực tế cho thấy công tác cán bộ hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thànhbại của một chủ chương, một công việc cụ thể Nhất trong giai đoạn Đảng Nhànước và nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, mở rộng quan

hệ quốc tế, theo đó mỗi cán bộ công chức, viên chức hơn ai hết phải tự rèn luyện

và hoàn thiện mình từ trình độ, năng lực, công tác lễ tiết tác phong, thái độ phục

vụ để thực sự là công bộc của dân

Công sở là nơi cán bộ, công chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyết nhữngcông việc liên quan đến người dân Vì vậy, từ nề nếp đến phong cách làm việc

và thái độ tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức để ảnh hưởng đến hiệu quảcông việc và hiệu lực quản lý nhà nước

1 Lí do chọn đề tài.

Nền văn hoá Việt Nam là thành quả của hàng ngàn năm lao động sáng tạođấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng dân tộc Việt Nam.Văn hoá công sở là một phần quan trọng của bộ mặt văn hoá Việt Nam qua quátrình giao lưu, chọn lọc, tiếp thu và phát triển những tinh hoa văn hoá của nhânloại Hài hoà văn hoá trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộctrong xu thế toàn cầu hoá hiện nay là một nhiệm vụ thiết yếu của Đảnh Nhànước và nhân dân ta Trong đó, chủ chốt là sự ý thức của cán bộ, công chức,viên chức trong việc thực hiện văn hoá nơi công sở

Hiện nay, kinh tế đang trên đà phát triển, sự giao lưu văn hoá giữa cácquốc gia ngày càng được đẩy mạnh thì văn hoá càng trở thành một trong nhữngtrung tâm của sự chú ý mà đặc biệt là văn hoá công sở Những năm gần đâyĐảng và nhà nước không ngừng quan tâm đến vai trò của văn hoá nói chung vàvăn hoá công sở nói riêng, đối với việc bồi dưỡng cán bộ, công chức đồng thời

Trang 12

phát huy nhân tố con người nhằm tiến tới mục tiêu “xây dựng một nền văn hoátiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” Chúng ta đang tiến hành xây dựng phong tràovăn minh công sở Đây là việc làm cần thiết để nâng cao năng lực và hiệu quảhoạt động của nền hành chính quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế Muốnvậy chúng ta cần có nhũng bước đi đúng đắn trong việc khắc phục nhũng hạnchế, tích cực đổi mới nhằm hoàn thiện các chính sách pháp luật Chính vì tầm

quan trọng đó mà tôi chọn đê tài “Vấn đề thực hiện văn hoá công sở của các cán bộ công chức Phòng Nội Vụ - UBND huyện Ba Vì”.

2 Mục tiêu của đề tài.

Hiện nay, đã có quy chế quy định cụ thể về văn hoá công sở Tuy nhiênvấn đề áp dụng vào trong đời sống thực tế hay nói cách khác là áp dụng vàotrong công sở hành chính nước ta hiện nay nói chung và phòng Nội Vụ nói riêngvẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc Mặc dù cán bộ, công chức, viên chức trong

cơ quan hành chính nhà nước đã hiểu quy chế quy định những gì? Cần phải thựchiện ra sao nhưng việc thực hiện không đúng vẫn còn tồn tại làm cho việc thựchiện quy chế văn hoá công sở không có gì đổi mới Chúng ta phải làm thế nào

để giải quyết tốt những vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất để xây dựng mộtnền văn minh công sở tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong tương lai

Nhằm nâng cao kiến thức cụ thể của bản thân về lĩnh vực văn hoá công sở

để giúp ích cho công việc sau này Chính vì vậy mà người nghiên cứu nghĩ rằngmình cần đi sâu vào tìm hiểu các chính sách pháp luật để làm rõ hơn các vấn đềvăn hoá công sở hiện nay, tìm ra ưu khuyết điểm trong việc áp dụng và thựchiện quy chế trong quản lý và xử lý…trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp vàtìm ra một hướng đi cụ thể

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nội dung: đề tài của tôi tập trung vào tìm hiểu “Vấn đề thực hiện văn hoá công sở của các cán bộ công chức Phòng Nội Vụ - UBND huyện Ba Vì”.

Phạm vi không gian: phòng Nội vụ - UBND huyện Ba Vì

Trang 13

Phạm vi thời gian: đề tài này được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từtháng 1 - 2015 đến tháng 3 - 2016.

4 Nguồn tài liệu tham khảo.

Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/1007 của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước;

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;

Giáo trình quản trị văn phòng Cơ sở văn hóa Việt Nam Nghi thức nhànước…;

Một số báo cáo thực tập tốt nghiệp của các khóa trước ví dụ như: Đề tàiThực trạng văn hóa trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay…

Cổng thông tin điện tử huyện Ba Vì: http://bavi.hanoi.gov.vn/

Theo nghiên cứu của Ts.Trần Mai ước (2003) trường Đại học Ngân hàng

TP Hồ Chí Minh với đề tài bàn luận về văn hoá cồng sở đã chỉ ra những quanđiểm của chính tác giả về vai trò, thực trạng của văn hoá công sở và đưa ra cácgiải pháp cơ bản để tiếp tục thực hiện quy chế văn hoá công sở hiệu quả, gópphẩn thực hiện vào mục tiêu xây dựng được một nền hành chính phục vụ trongsạch, minh bạch, vững mạnh chuyên nghiệp , hiện đại và hoạt động có hiệu quả

Tác giả Nguyễn Hoàng Linh Chi(2014) với đề tài văn hoá công sở trongcác cơ quan hành chính nhà nước cũng đã chỉ ra được thực trạng văn hoá công

sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ta hiện nay và cũng đã đưa ra đượcnhững khuyến nghị, biện pháp cải thiện: cần cải thiện cách ăn mặc của nhân

Trang 14

viên, cách giao tiếp và đặc biệt là phải biết quý trọng nhân dân Những điều nàykhông chỉ nói ở miệng, nói cho nhau nghe mà phải được thực hiện dựa trênnhững văn bản bắt buộc do nhà nước ban hành kèm theo sự khen thưởng, khenngợi, xử phạt đúng người.

Những nghiên cứu trên cũng đã phần nào chỉ ra được thực trạng cũng nhưlàm sáng tỏ một số vấn đề trong thực hiện văn hoá công sở Tuy nhiên vấn đề

“Văn hoá công sở” vẫn luôn là một chủ đề muôn thuở mà chúng ta cần học hỏi,rèn luyện và đi sâu vào nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp

để làm rõ nhũng vấn đề của đề tài như: phương pháp lịch sử, phương pháp sosánh, phương pháp sưu tầm, phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Trong đó phương pháp sưu tầm và phương pháp phân tích tổng hợp tàiliệu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài mình

Chương I: Cơ sở lí luận về văn hóa công sở.

Chương II: Thực trạng về văn hóa công sở của cán bộ công chức tại Phòng Nội Vụ - UBND huyện Ba Vì.

Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại cơ quan.

Phần III: Kết luận và đề xuất kiến nghị.

Trang 15

PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA

VÌ - PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN BA VÌ 1.1 Vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Ba Vì.

1.1.1 Vị trí, vai trò của UBND Huyện Ba Vì

UBND huyện Ba Vì do HĐND huyện Ba Vì bầu là cơ quan chấp hànhcủa HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trướcHĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên;

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của

cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảothực hiện chủ trương biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh -quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện Ba Vì

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Huyện Ba Vì

Uỷ ban nhân dân Huyện Ba Vì là cơ quan hành chính Nhà nước ở địaphương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và

Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003 UBND huyện có chức năng nhiệm vụ cụ thểnhư sau:

* Trong lĩnh vực kinh tế:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - phường hội hàng năm trình Hộiđồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nộiphê duyệt, tổ chức kiểm tra và thực hiện kế hoạch đó;

- Lập dự toán thu ngân Nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sáchđịa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách của huyện, lập dự toán điềuchỉnh ngân sách của địa phương;

- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện ngân sách theo quyđịnh của pháp luật;

- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn

Trang 16

* Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai:

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chươngtrình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địaphương và thực hiện các chương trình đó;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường thực hiện các biện pháp chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp bảo vệ rừng, trồng rừng và khai tháclâm sản, phát triển ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản;

- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ giađình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của phápluật;

- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Ủy ban nhân dân cácphường, thị trấn

* Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải :

- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền xây dựng quyhoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện ; quản lýviệc thực hiện quy hoạch đã được duyệt;

- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng

cơ sở theo sự phân cấp;

- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thựchiện pháp luật về xây dựng; thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở vàquỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phâncấp của Ủy ban nhân dân tỉnh

* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, phường hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao:

- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thôngtin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện saukhi có thẩm quyền của cấp trên phê duyệt;

Trang 17

- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổcập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề, tổchức các trường mầm non, thực hiện chủ trương phường hội hoá giáo dục trênđia bàn, chỉ đạo việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáoviên, quy chế thi cử;

- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động,

tổ chức thực hiện phong trào xóa đói, giảm nghèo, hướng dẫn hoạt động từthiện, nhân đạo

* Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường:

- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụsản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;

- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục hậu quảthiên tai bão lũ

* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn phường hội Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì:

- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang

và quốc phòng toàn dân, thực hiện kế hoạch xây dựng phòng thủ biên giới, quản

lý lực lượng dự bị động viên, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,công tác huấn luyện tự vệ;

- Tổ chức đăng ký, khám, tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết định việc nhậpngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trườnghợp vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện nghĩa vụ giữ gìn an ninh trật tự an toàn phường hội,thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn phường hội

* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về dân tộc và tôngiáo;

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôngiáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào

Trang 18

của công dân địa phương.

* Trong việc thi hành pháp luật:

- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việcchấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhànước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận ;

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Ủy ban nhân dân thị trấn, phường thựchiện các biện pháp bảo vệ tài sản Nhà nước, tổ chức chính trị - phường hội, tổchức phường hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm,tải sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của phápluật

* Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:

- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật;

- Quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng các công trình công cộng đượcgiao trên địa bàn, việc xây dựng trường phổ thông quốc lập các cấp, việc xâydựng và sử dụng các công trình công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giaothông đô thị, nội thành, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị ở địa phương;

- Quản lý các cơ sở văn hóa - thông tin, thể dục thể thao của thị phường,huyện thuộc tỉnh; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa vàdanh lam thắng cảnh do huyện quản lý

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND Huyện BaVì

* Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì (Phụ Lục số 01)

1.2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí, hoạt động về công tác hành chính của phòng Nội Vụ - Huyện Ba Vì.

1.2.1 Tổ chức và hoạt động của phòng

Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Mục 2 Điều 1 tại Quyết định

số 16/2010/QD-UBND của UBND huyện Ba Vì về việc quy định chức năng,

Trang 19

nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ.

Biên chế của Phòng Nội vụ do UBND huyện Ba Vì quyết định trong phạm

vi chỉ tiêu biên chế quản lý Nhà nước của huyện được UBND thành phố giao hàngnăm

- 1 Trưởng phòng, 3 phó trưởng phòng và 7 công chức thừa hành nhiệm vụ

- Trưởng Phòng Nội vụ huyện chịu trách nhiệm trước UBND huyện vềmọi hoạt động của ngành, đồng thời chịu trách nhiệm với Giám đốc Sở nội vụ

về việc triển khai thực hiện các mặt công tác chuyên môn của ngành

- Phó trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng, được trưởng phòngphân công phụ trách một số công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp vớiTrưởng phòng và liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về những phần việcđược phân công phụ trách Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyềnthực hiện một số công việc cụ thể khi Trưởng phòng đi vắng Có trách nhiệmbáo cáo công việc giải quyết với Trưởng phòng

- Công chức giúp việc thừa hành:

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo phòng về kết quả thựchiện các lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công (kể cả nhiệm vụ được phân côngđột xuất hoặc được người giao phối hợp với cán bộ, công chức trong phòng vàcác phòng, ban, đơn vị khác)

+ Chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm

để triển khai thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cơ sở thựchiện có hiệu quả, kịp thời lĩnh vực công tác được giao; theo dỗi, tổng hợp, soạnthảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, văn bản sơ kết, tổng kết, báo cáo thườngxuyên và đột xuất của phòng hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo phòng về lĩnh vựccông tác được phân công

+ Trực tiếp thụ lý hồ sơ, giải quyết công việc về chuyên môn nghiệp vụthuộc lĩnh vực được phân công, đồng thời báo cáo Trưởng phòng khi giải quyếtcông việc

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng

Trang 20

- Căn cứ vào tính chất, mức độ, thời gian giải quyết từng công việc vànhiệm vụ của từng cán bộ, công chức, lãnh đạo phòng phân công nhiệm vụ chocông chức chuyên môn nghiệp vụ thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết theo phiếugiao việc cụ thể, có xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và thời gian hoàn thành Đúngthời hạn cán bộ, công chức phải báo cáo về kết quả giải quyết theo đúng yêu cầulãnh đạo phòng đã giao để xử lý các bước tiếp theo.

- Trong trường hợp xết thấy không đủ điều kiện và thời gian để thực hiện,cán bộ, công chức phải báo cáo ngay khi nhận nhiệm vụ để người có thẩmquyền quyết định Nếu lãnh đạo vẫn quyết định thì cán bộ được giao nhiệm vụphải nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu và thời hạn đã giao

Xử lý, giải quyết công việc chuyển đến theo đường công văn:

- Văn bản do các cơ quan, tổ chức và cá nhân gửi đi qua đường công văn:

Do chuyên viên hành chính của phòng nhận hàng ngày tại Văn phòng HDND vàUBND huyện 2 lần 1 ngày: buổi sáng lúc 9 giờ, buổi chiều lúc 16 giờ để xử lý;

- Căn cứ phiếu xử lý của cơ quan có thẩm quyển, cán bộ hành chính vào

sổ theo dõi và báo cáo với trưởng phòng để xử lý; việc phân công giao nhiệm

vụ cho cán bộ, công chức và đôn đốc về thời gian thực hiện (Nếu Trưởng phòng

đi vắng từ 01 ngày trở lên thì báo cáo với Phó Trưởng phòng)

Xử lý các công việc nghiệp vụ hàng ngày:

- Các nhiệm vụ UBND huyện giao; căn cứ nội dung, thời gian công việcđược giao, lãnh đạo phòng giao cho chuyên viên thụ lý giải quyết (kể cả soạnthảo văn bản giải quyết) chuyên viên có trách nhiệm giải quyết) báo cáo với lãnhđạo phòng kiểm tra

- Nhiệm vụ do lãnh đạo phòng phân công: căn cứ vào nhiệm vụ củaphòng thuộc các lĩnh vực công tác được giao, lãnh đạo phòng phân công nhiệm

vụ và thời gian hoàn thành cho cán bộ, công chức bằng phiếu giao việc hoặcnghị quyết hội nghị giao ban phòng

- Chuyên viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nội dung và đúng thời gianbáo cáo với lãnh đạo phòng

Trang 21

Chế độ tài chính phục vụ công tác:

Phòng thực hiện theo quy định hiện hành và theo Quy chế chỉ tiêu nội bộcủa Phòng, đảm bảo kinh phí của việc gì thì chi phục vụ việc đó

Chế độ khen thưởng, kỷ luật:

- Cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được khen thưởng theo đúngquy định của Luật cán bộ công chức Luật thi đua khen thưởng

- Cán bộ công chức phòng không hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm ảnhhưởng đến uy tín của chính quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước tùy theo mức

độ sẽ bị xử lý kỷ luật theo Luật cán bộ công chức

Yêu cầu cán bộ, công chức phòng Nội vụ nghiêm túc thực hiện quychế này

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc phải kịpthời báo cáo lãnh đạo phòng để xem xét chỉ đạo giải quyết

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Ba Vì

* Vị trí chức năng

Phòng Nội vụ huyện Ba Vì là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,

là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước,cải cách hành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước, CBCC cấp xã, phường, thị trấn, hội, tổ chức phichính phủ, tôn giáo, thi đua khen thưởng…

Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tàikhoản tại kho bạc Nhà nước để giao dịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở nội vụ thành phố Hà Nội

*Nhiệm vụ và quyền hạn

Về nhiệm vụ:

Phòng nội vụ huyện Ba Vì được giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng như

Trang 22

-Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ và tổ chứctriển khai thực hiện theo quy định trên địa bàn huyện, lập kế hoạch dài hạn, 5năm và hàng năm, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vựcquản lý nhà nước được giao

-Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao

-Tổ chức và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch sau khi được phê duyệt thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao

-Về tổ chức, bộ máy :tham mưu giúp việc cho UBND huyện quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn huyệntheo hướng dẫn của UBND cấp thành phố Về quản lý và sử dụng biên chế hànhchính, sự nghiệp: Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biênchế hành chính, sự nghiệp hàng năm Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm traviệc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp qua các năm

-Về công tác xây dựng chính quyền: giúp UBND huyện và các cơ quan cóthẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân theo phân công của UBND và hướng dẫn của UBND thành phố Vềcán bộ, công chức, viên chức: tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyểndụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chínhsách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối vớicán bộ, công chức, viên chức

Trang 23

UBND huyện.

Phòng có quyền quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaUBND xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giaotrên cơ sở của pháp luật

- Phòng được quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sựnghiệp thuộc huyện, UBND xã báo cáo cung cấp số liệu, thông tin liên quan đếnlĩnh vực, chức năng nhiệm vụ của phòng giúp UBND huyện quản lý công tácnội vụ trên địa bàn

- Phòng còn có quyền giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn

vị thuộc huyện trong các lĩnh vực phòng phụ trách hoặc do UBND huyện yêucầu

- Được quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm vềcông tác nội vụ của các đơn vị theo thẩm quyền

*Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, phòng Nội vụ - UBND huyện Ba vì có tổng số cán bộ, côngchức, nhân viên là 15 người Tất cả đều có trình độ Đại học và trên Đại học Độingũ cán bộ, nhân viên có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác

7 Phùng Thị Mai Phương Chuyên viên

8 Nguyễn Thị Huyền Trang Chuyên viên

11 Phùng Thị Mai Hương Chuyên viên

Trang 24

( Sơ đồ tổ chức bộ máy của phòng Nội vụ -Phụ Lục số 02)

1.2.3 Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả việc các vị trí của phòng Nội Vụ.

- Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ – CP ngày 04/02/2008 của chính phủ,quy định tổ chức, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xãthuộc tỉnh

- Căn cứ Quy chế số 01/QC-NV ngày 04/01 2016 của Phòng Nội vụ quyđịnh về chế độ làm việc của Phòng Nội vụ

Phòng Nội vụ phân công nhiệm vụ của cán bộ, công chức của Phòng năm

2013 như sau:

1 Ông Nguyễn Xuân Sơn – Trưởng phòng:

- Phụ trách chung, chỉ đạo, điều hành tổ chức xây dựng chương trình, kếhoạch, biện pháp, thời gian thực hiện công tác hàng năm, quý, tháng, tuần

- Kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở công việc đối với cán bộ, công chức củaPhòng trong thực thi nhiệm vụ

- Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm duyệt chi, thanh quyết toán kinh phí củaphòng

- Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, công chức, viên chức của cácPhòng, ban đơn vị sự nghiệp, UBND các xã, thị trấn

- Phân công, giao nhiệm vụ cho từng cán bộ, công chức trong phòng

2 Ông Nguyễn Lê Dũng – Phó trưởng phòng:

- Phụ trách công tác xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã, bao gồm côngtác tổ chức cán bộ, quản lý biên chế, chế độ chính sách tiền lương, tiền công đốivới cán bộ chuyên trách, công chức; cải cách hành chính và quy chế dân chủ tại

xã, thị trấn

- Trực tiếp phụ trách theo dõi công tác cải cách hành chính

- Trực tiếp làm công tác Kế toán tài chính của phòng

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng phân công

3 Ông Phùng Văn Bạch – Phó Trưởng phòng:

Trang 25

- Phụ trách công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính; công tácThi đua - Khen thưởng; Công tác tôn giáo; Các Hội, tổ chức phi Chính phủtrong huyện; Công tác thanh niên.

- Trực tiếp phụ trách công tác Tôn giáo

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng phân công

Trang 26

4 Ông Nguyễn Đức Anh – Phó trưởng phòng:

- Phụ trách công tác quản lý biên chế, tiền lương, tiền công chế độ chínhsách của cán bộ viên chức và lao động hợp đồng khối giáo dục Trực tiếp phụtrách khối trường tiểu học, THCS

- Phụ trách công tác quản lý Nhà nước về Văn thư – Lưu trữ

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng phân công

5 Ông Bùi Huy Giáp – Chuyên viên:

- Phụ trách; tổng hợp theo dõi công tác CCHC của huyện

- Phụ trách công tác thủ quỹ của phòng

- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác khi được lãnh đạo phòng phâncông

6 Bà Phùng Thị Mai Phương – chuyên viên:

- Phụ trách công tác chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viênchức các Phòng, ban, đơn vị sự nghiệp, UBND các xã, thị trấn trong huyện

- Phụ trách công tác bảo quản, lưu giữ hồ sơ địa giới hành chính củahuyện

- Trực tiếp phụ trách khối mầm non

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng phân công

7 Bà Nguyễn Thị Huyền Trang – chuyên viên:

- Phụ trách theo dõi khối hành chính và đơn vị sự nghiệp Phòng thuộcUBND huyện

- Theo dõi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổng hợp công tác CCHC, quy chếdân chủ của huyện

- Phối hợp thực hiện công tác tổng hợp; Thực hiện các nhiệm vụ khác khiđược Trưởng phòng phân công

8 Bà Bùi Hồng Thủy – Chuyên viên:

- Phụ trách công tác tổng hợp báo cáo, thống kê về thi đua, khen thưởng

và tôn giáo, hội, tổ chức phi chính phủ

- Trực tiếp phụ trách công tác thi đua – khen thưởng

Trang 27

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công.

9 Ông Nguyễn Đức Thủy – chuyên viên:

- Phụ trách công tác văn thư, hành chính của phòng, tiếp nhận công văn

đi, đến; Gửi nhận văn bản của Phòng

- Trực tiếp phụ trách công tác QLNN về Văn thư – Lưu trữ

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo phòng phân công

10 Bà Phùng Thị Mai Hương – chuyên viên:

- Phụ trách công tác quản lý nhà nước, tổng hợp báo cáo, thống kê về thiđua, khen thưởng và tôn giáo, hội, tổ chức phi chính phủ

- Trực tiếp phụ trách công tác quản lý hội và công tác thanh niên

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo phòng phân công

11 Bà Nguyễn Thị Doan – chuyên viên:

- Phụ trách theo dõi công tác bộ máy chính quyền cấp xã và các công táckhác do lãnh đạo phân công

Cán bộ hợp đồng làm việc theo sự phân công của Lãnh đạo cơ quan.Trên đây là phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức PhòngNội vụ Yêu cầu cán bộ, công chức phòng Nội vụ thực hiện nghiêm túc phâncông nhiệm vụ theo thông báo này Trong quá trình thực hiện phát sinh vướngmắc, khó khăn kịp thời báo cáo Lãnh đạo phòng xem xét chỉ đạo giải quyết

Trang 28

PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN

Đề tài: “Vấn đề thực hiện văn hoá công sở của các cán bộ công chức Phòng Nội Vụ - UBND huyện Ba Vì”.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ

1.1 Giới thiệu chung về văn hoá.

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Nghiên cứu về văn hoá công sở trước hết ta làm rõ khái niệm về văn hoá

Đã có hàng ngàn bài viết, công trình nghiên cứu luận bàn về khái niệmhay định nghĩa về văn hoá, nhưng cho đến nay giới nghiên cứu khoa học giảngdạy về văn hoá trong nước cũng như trên thế giới vẫn chưa thống nhất được mộtkhái niệm chung nhất

Văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội

Là một hệ thống (các giá trị, các cơ cấu, kĩ thuật, thể chế các tư tưởng )được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người được bảo tồn

và truyền lại qua các thế hệ sau

Hệ thống văn hoá có chức năng như là một khuân mẫu chuẩn mực cáchành vi xã hội

Nói tóm lại “ Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”

1.1.2.Vai trò của văn hoá

Vai trò của văn hóa sẽ được phát huy nếu như nó được gắn liền với vănminh trong các hoạt động của các cơ quan, đó là việc xây dựng các phạm trù đạođức tốt đẹp, có văn hóa trong giao tiếp công vụ Nhận thức được tầm quan trọngcủa văn hóa công sở trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 ban hànhQuy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Các quy địnhcủa Chính phủ về văn hóa ứng xử là minh chứng cho sự quyết tâm của Chính

Trang 29

phủ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại,đáp ứng các tiêu chí cải cách hành chính và chủ trương hiện đại hóa nền hànhchính, đảm bảo tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chínhnhà nước.

1.1.3 Đặc trưng và chức năng của văn hoá

Văn hoá có bốn đặc trưng cơ bản đó là:

Đặc trưng thứ nhất: Tính hệ thống là đặc trưng hàng đầu của văn hóa

"văn hóa là một hệ thống hữu cơ " ) Chính nhờ có tính hệ thống mà văn hóa,với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện đượcmột trong ba chức năng cơ bản của mình là chức năng tổ chức xã hội Chínhvăn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọiphương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

Đặc trưng thứ hai: Tính giá trị "văn hóa là một hệ thống của các giá

trị vật chất và tinh thần ".Văn hóa có nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá trị".Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị Nó là thước đo mức độ nhân bản của

xã hội và con người Đặc trưng tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậuquả của văn hóa hoặc những hiện tượng phi văn hóa

Các giá trị văn hóa theo chất liệu có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ ( chân, thiện, mĩ); theo thời gian có thể chia thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời Trong các giá trị nhất thời lại có thể phân biệt giá trị đã

lỗi thời, giá trị hiện hành và giá trị đang hình thành Sự phân biệt các loại giá trịtheo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việcđánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cựcđoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời

Đặc trưng thứ ba : Tính lịch sử "văn hóa do con người tích lũy qua

quá trình hoạt động thực tiễn " Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó baogiờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ Tínhlịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; và chính nó buộc văn hóa

Trang 30

thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị.

Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể ) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận

Truyền thống văn hóa được tồn tại nhờ giáo dục Chức năng giáo dục là

chức năng quan trọng thứ ba của văn hóa Nhưng văn hóa thực hiện chức nănggiáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng

cả những giá trị đang hình thành Các giá trị đã ổn định và những giá trị đanghình thành tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ nó

mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở conngười, trồng người (dưỡng dục nhân cách) Từ chức năng giáo dục, văn hóa cóchức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử

Đặc trưng cuối cùng: Tính nhân sinh (văn hóa do con người sáng tạo

) Nó là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người.Nói một cách hình tượng, văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác độngcủa con người, là "phần giao" giữa tự nhiên và con người Đặc trưng này chophép phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạocủa con người (như các tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) Sự tác động củacon người đối với tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng đểchế tạo đồ dùng, đẽo gỗ tạc tượng) hoặc mang tính tinh thần (như việc đặt tên,tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: vịnh Hạ Long, núi Ngũ HànhSơn, hòn Vọng Phu )

Chức năng của văn hoá

Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn

hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng Chức năng giao tiếp là chức

năng thứ tư của văn hóa Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa lànội dung của nó; điều đó đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc,

Trang 31

lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau vàgiao tiếp giữa các nền văn hóa.

Văn hóa có mặt ở mọi nơi, ở mọi hoạt động sản xuất vật chất, tinh thầncủa con người Có thể nói văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần docon người sáng tạo, tích lũy, bảo tồn, duy trì và phát triển theo dòng lịch sử pháttriển của nhân loại

1.2 Giới thiệu chung về Văn hoá công sở.

1.2.1 Khái niệm về văn hoá công sở

Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor định nghĩa: “Văn hóa là tổngthể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trongquá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên cácgiá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêngcủa mỗi dân tộc”

Từ quan niệm chung về văn hóa đã có rất nhiều quan niệm khác nhau vềvăn hóa công sở Nhìn từ góc độ chủ thể văn hóa, người ta chia văn hóa thànhvăn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng Cộng đồng là một tập hợp người cóquan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất và tinh thần Công sở là một

tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, đượcpháp luật nhà nước điều chỉnh để tiến hành quản lý các công việc có tính chuyênngành và phục vụ lợi ích công Công sở được phân biệt với các tổ chức xã hộikhác xét trên nội dung công việc, hình thức tổ chức

Vậy văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và giátrị tinh thần được các thành viên trong các tổ chức bảo tồn, duy trì và phát huy

từ quá khứ đến hiện tại, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người trải qua cácnền văn minh khác nhau, với các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, thể hiệnbản chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch

sử nhất định

Khái niệm văn hoá công sở cũng được quy định tại khoản 1 Điều 70 của

Luật cán bộ công chức: “công sở là trụ sở làm việc của cơ quan Đảng Cộng Sản

Trang 32

Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hôị, đơn vị sự nghiệp công lập

có tên gọi riêng có địa chỉ cụ thể, bao gồm các công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuân viên trụ sở làm việc”.

1.2.2 Đặc điểm của công sở

Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việchành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tincho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiệnmột nhiệm vụ được nhà nước giao Công sở là nơi thường xuyên tiếp xúc vớinhân dân, với các cơ quan hữu quan, đồng cấp và cấp trên Cơ sở hạ tầng, trangthiết bị hiện đại nơi công sở chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình làm việc vàgiao tiếp, yếu tố quan trọng hơn cả chính là yếu tố con người Con người sẽquyết định văn hóa công sở, quyết định sự thành bại cũng như dấu ấn ghi lại của

cơ quan, tổ chức trong suốt quá trình tổ chức đó hoạt động Văn hoá công sởgiống như bất cứ loại hình văn hoá nào khác, là một loạt hành vi và quy ước màcon người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình vớinhững người khác

Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học,

có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất

đi tính dân chủ Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp nhưhiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra phương pháp giúp làm việc nhanhhơn và đạt hiệu quả cao hơn thì việc xây dựng giá trị riêng của bản thân thôngqua việc hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phong cách ứng xử cùnghành vi văn minh, lịch sự chốn công sở là điều hết sức quan trọng

Văn hoá nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ,công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ vănhoá của mỗi người Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của

các cơ quan hành chính nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước (tại Quyết định số

129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007), có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2007 Trên

Trang 33

cơ sở đó, đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành “Quy chế văn hóa công sở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” (kèm theo Quyết định số 454/QĐ-NHNN ngày 26/2/2008 và Quyết định số 2228/QĐ-NHNN ngày 08/10/2013) và “Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” (theo Quyết định số 31/2008/QĐ-

NHNN ngày 07/11/2008)

1.2.3 Vai trò của văn hoá công sở.

Vai trò có bốn vai trò cơ bản sau:

Một là, Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ

hành chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình

Hai là, Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho

con người

Ba là, Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người

Bốn là, Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con

người

Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò củacông sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính Mộtcông sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan

hệ tốt giữa cán bộ, công chức, viên chức trong công việc, các chuẩn mực ứng

xử, các nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài

cơ quan

1.2.4 Nhiệm vụ của công sở.

Công sở là nơi thường xuyên tiếp súc và giải quyết công việc hàng ngàycủa người dân Vì vậy, từ việc xây dựng nề nếp hoạt động của công sở cho đếnthái độ tiếp dân, phong cách làm việc có tân tình và có tính chuyên nghiệp haykhông đều ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả công việc

Công sở thực hiện nhiệm vụ của khối gián tiếp, nhằm thực hiện chức năngcủa tổ chức, cơ quan Ở đây, cán bộ, công chức của bộ máy hành chính tham giavào các hoạt động chung như xây dựng văn bản, xử lý hồ sơ, thông tin, tổ chức

Ngày đăng: 24/09/2016, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w