Trong quá trình thực tập và thực hiện báo cáo, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời gian, thông tin, tư liệu, song được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô Học viện Hành chính cũng như tập
Trang 1
MỤC LỤC MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I 4
BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN THANH MIỆN 4
1 Thời gian thực tập 4
2 Địa điểm thực tập: 4
3 Nội dung thực tập 4
4 Quá trình thực tập: 4
II Giới thiệu tổng quan về Huyện Thanh Miện 5
1 Đặc điểm tự nhiên: 5
2 Đặc điểm về Kinh tế_xã hội 6
III Giới thiệu chung về Phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện 7
1 Vị trí, chức năng phòng Nội vụ 7
2 Nhiệm vụ và quyền hạn phòng Nội vụ 7
3 Cơ cấu tổ chức và biên chế phòng Nội vụ 10
4 Các mối quan hệ công tác của Phòng Nội vụ 11
PHẦN II 12
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP 12
I Cơ sở lý luận 12
1 Công vụ và hoạt động công vụ 12
2 Cán bộ, Công chức 14
3 Quyền và Nghĩa vụ của CBCC trong quá trình thực thi công vụ 14
II Thực trạng hoạt động thực thi Công vụ của Cán bộ, Công chức phòng 16
Nội vụ Huyện Thanh Miện 16
1 Những thành tựu đạt được trong quá trình thực thi Công vụ 16
2 Những mặt hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực thi Công vụ 19
3 Những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 21
III Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Công vụ của Cán bộ, công chức phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện 25
1 Nhóm giải pháp về vấn đề nhân sự 25
2 Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất 26
3 Nhóm giải pháp về Quy chế 27
PHẦN III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ SAU ĐỢT THỰC TẬP 30
1 Kiến nghị với cơ quan thực tập 30
2 Kiến nghị với Học viện Hành Chính 30
KẾT LUẬN 31
Trang 2
LỜI CẢM ƠN Quá trình thực tập là khoảng thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là dịp
để mỗi sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tích luỹ cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cần thiết Trong quá trình thực tập và thực hiện báo cáo, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời gian, thông tin, tư liệu, song được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô Học viện Hành chính cũng như tập thể cán bộ, công chức tại cơ quan thực tập mà tôi đã hoàn thành bài Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp “ Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của Cán bộ, công chức Phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện; Tỉnh Hải Dương” đúng thời gian và yêu cầu.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và tập thể cán
bộ, công chức làm việc tại Phòng Nội vụ huyện Thanh Miện; Tỉnh Hải Dương đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ thực tập và đề tài báo cáo Tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên; Thạc
sĩ Đào Thị Thanh Thủy cùng các thầy cô Khoa Hành Chính Học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Đề tài, để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất.
Trong quá trình thực tập, tôi đã cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm để tổng hợp viết báo cáo Tuy nhiên, với kiến thức còn chưa hoàn thiện, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều Vì vậy, không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Giảng viên hướng dẫn cùng các thầy cô trong Khoa; để báo cáo thực tập của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Phạm Công Huy
Trang 3
LỜI NÓI ĐẦUThực hiện kế hoạch của Học viện Hành Chính về việc tổ chức cho sinh viênkhóa 9 (2008_2012) đi thực tế tại các cơ quan Nhà nước trong thời gian 2 tháng (từ26/3 đến 18/5/2012) Tôi đã chủ động liên hệ thực tập tại phòng Nội vụ HuyệnThanh Miện Trong thời gian thực tập 2 tháng tại đây, tôi đã tiến hành tìm hiểu cơcấu tổ chức và thực trạng hoạt động của UBND Huyện, cũng như hoạt động củaPhòng Nội vụ Tìm hiểu về việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trênthực tế, nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản quản lý Nhà nước Trong thời gian kểtrên tôi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các hoạt động của Phòng Nội vụ
Với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, Phòng Nội vụ đã kịp thờitham mưu giúp UBND Huyện xử lý, giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyềnquản lý Tuy nhiên,trong quá trình hoạt động,Phòng Nội vụ còn gặp một số nhữnghạn chế, tồn tại nhất định Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Phòng, tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp: “ Nâng cao hiệu quả thực thi
công vụ của Cán bộ, công chức Phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương”.
Bài Báo cáo đã tập trung làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của cơquan Nội vụ cấp Huyện, nhằm khẳng định vai trò quan trọng của cơ quan nàytrong hệ thống các phòng ban chuyên môn của Huyện Nêu ra thực trạng hoạtđộng, những tốn tại hạn chế, những nguyên nhân của tồn tại hạn chế, từ đó đưa racác nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của Cán bộ, côngchức Phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện trong thời gian tới
Kết cấu nội dung của Đề tài gồm:
Phần I Báo cáo về quá trình thực tập tại Phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện Phần II Nội dung báo cáo thực tập.
Phần III Một số Đề xuất, kiến nghị sau đợt thực tập.
Trang 4
PHẦN I BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN
THANH MIỆN.
I Báo cáo Tổng quan.
1 Thời gian thực tập
Từ ngày 26/3 đến ngày 18/5 năm 2012
2 Địa điểm thực tập: Tại phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương.
3 Nội dung thực tập.
- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan thựctập
- Nắm rõ quy trình công vụ của cơ quan nơi thực tập
- Nắm được các thủ tục hành chính có liên quan đến cơ quan thực tập
- Làm quen với môi trường công việc mới, đưa những lý luận được học vào thựctiễn công việc được cơ quan thực tập giao cho
- Rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân trong quá trình thực thi công vụ nơi thực tập
4 Quá trình thực tập:
Thời gian Công việc thực hiện
Tuần 1
Xin liên hệ thực tập tại nơi thực tập
Tìm hiểu Tổng quan về cơ quan thực tập
Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vu, quyền hạn của phòngNội vụ
Tuần 2 Xác định, xây dựng đề cương báo cáo thực tập
Liên hệ tìm hiểu tài liệu phục vụ làm đề cương sơ lược
Tuần 3 Tìm hiểu công tác hoạt động chung của Phòng Nội vụ
Tìm hiểu công tác tiếp dân của Phòng
Tuần 4 Thực hiện nhiệm vụ mà Phòng Nội vụ giao: Kiểm tra hồ
sơ lý lịch CBCC các xã, thị trấn
Tuần 5 Xin tài liệu, số liệu phục vụ việc làm bài Báo cáo
Làm nhiệm vụ tiếp dân cùng đ/c Phó phòng Nội vụ
Tiếp tục hoàn thiện bài Báo cáo thực tập
Trang 5
Tuần 6 Làm nhiệm vụ phòng Nội vụ giao: Tìm hiểu đơn thư, cùng
giải quyết đơn thư cùng đ/c Phó phòng Nội vụ
Tuần 7 Hoàn thiện bài Báo cáo thực tập
xã hội trong Huyện
2 Đặc điểm về Kinh tế_xã hội.
Năm 2011, Tình hình phát triển kinh tế_xã hội của Huyện không ngừng được cảithiện và nâng cao
Trang 6
• Về lĩnh vực kinh tế:
- Sản xuất Nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng 16.348ha đạt 102,38% kế hoạch, diện tích cấy lúađạt 14.469ha đạt 103% kế hoạch, năng suất lúa đạt 124,23 tạ/ha Công tác phòngchống dịch bệnh gia súc, gia cầm được đảm bảo theo đúng kế hoạch, đạt tỷ lệ caonên không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn Huyện Nuôi trồng thủy sản tiếptục được duy trì với tổng diện tích 775 ha, sản lượng ước đạt 4.228 tấn, giá trị sảnxuất ước đạt 41,5 tỷ đồng
- Công nghiệp_dịch vụ:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực về mức tăngtrưởng Tổng giá trị sản xuất ước đạt 127,4 tỷ đồng Các sản phẩm công nghiệpchủ yếu của Huyện là: May mặc, vật liệu xây dựng, mây tre đan xuất khẩu, sảnphẩm xay xát…trong đó ngành may mặc luôn giữ vai trò chủ đạo Tiếp tục thu hútvốn đầu tư phát triển các cụm công nghiệp nằm trên địa bàn của Huyện Hoạt độngdịch vụ tiếp tục được mở rộng, củng cố khai tác tốt hoạt động chợ nông thôn, thịtrường hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng củanhân dân
• Về lĩnh vực Văn hóa_xã hội:
Tích cực tuyên truyền các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước vào trong đời sống xã hội Tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụphát triển kinh tế xã hội của Huyện Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa” tiếp tục được nâng cao Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dântiếp tục được tăng cường, chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh,nâng cao sức khỏe cho nhân dân Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,giữ vững cuộc sống bình yên cho nhân dân
Trang 7
Thanh Miện là địa phương có giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, lànơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá của dân tộc như: nhà tưởng niệm cố Phó chủtịch nước Nguyễn Lương Bằng, nhà tưởng niệm liệt sỹ…cùng với 81 đình chùa,trong đó có 15 di tích được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh
Là huyện có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, vì vậy đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân”
III Giới thiệu chung về Phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện.
1 Vị trí, chức năng phòng Nội vụ.
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện, tham mưa giúpUBND Huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức,biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, chínhquyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;cán bộ công chức xã, thị trấn; hội tổ chức hội; tổ chức phi chính phủ, văn thư lưutrữ
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo,quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND Huyện, đồng thời chịu sự chỉđạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
2 Nhiệm vụ và quyền hạn phòng Nội vụ.
2.1 Nhiệm vụ:
Trình UBND Huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên địa bàn và
tổ chức triển khai thực hiện theo quy định
Trình UBND Huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch thựchiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch khiđược phê duyệt
Về tổ chức bộ máy:
Trang 8Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp.
Tham mưu giúp chủ tịch UBND Huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính,
sự nghiệp hàng năm
Giúp UBND hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sựnghiệp
Về công tác xây dựng chính quyền
Giúp UBND Huyện và các cơ quan có liên quan có thẩm quyền tổ chức thựchiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp theo sự phân công củaUBND Huyện và UBND Tỉnh
Tham mưu giúp UBND Huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia táchđịa giới hành chính trên địa bàn
Giúp UBND trong việc hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiệnpháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn Huyện
Về Cán bộ, Công chức, Viên chức
Tham mưu giúp UBND Huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổnhiệm, thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiếnthức quản lý đối với CBCC, viên chức
Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý CBCC cấp xã, thị trấn
Trang 9
Về công tác tôn giáo
Giúp UBND Huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện cácchủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Tôn giáo và công táctôn giáo trên địa bàn
Về công tác thi đua, khen thưởng:
Tham mưu, đề xuất với UBND Huyện tổ chức các phong trào thi đua và triểnkhai chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
Về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các viphạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND Huyện vàGiám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác Nội vụ trên địa bànhuyện
Quản lý, tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khenthưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với CBCC,viên chức thuộc phạm vi quản lý của phòng Nội vụ
2.2 Quyền hạn của Phòng Nội vụ.
Được tổ chức các hội nghị để phổ biến chủ trương, quyết định của Nhà nước,UBND Tỉnh, UBND Huyện và ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên mônnghiệp vụ thuộc lĩnh vực liên quan đến công tác chuyên môn của Phòng
Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại các đơn vị trực thuộc UBNDHuyện và đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật
Kiến nghị với cấp trên những biện pháp giúp cơ sở giải quyết khó khăn và sửađổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp thuộc các lĩnh vực liên quan màPhòng quản lý
3 Cơ cấu tổ chức và biên chế phòng Nội vụ.
Phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 4 chuyên viên
3.1 Trưởng phòng.
Trang 10
Người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, HĐND,UBND Huyện
về toàn bộ hoạt động của phòng, là người tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ củaPhòng Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND Huyện phê chuẩn các chức danhlãnh đạo của UBND xã, thị trấn; giúp UBND Huyện trình UBND Tỉnh phê chuẩnchức danh bầu cử theo quy định của Pháp luật,; Chủ tài khoản của cơ quan
3.2 Phó trưởng phòng.
Người giúp việc cho Trưởng phòng, được giao phụ trách 1 số lĩnh vực cụ thể,được ủy quyền ký một số văn bản hành chính Chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng và Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện và trước pháp luật vềcông việc phụ trách và nội dung văn bản đã ký
Phó trưởng phòng giúp trưởng phòng tham mưu cho UBND Huyện ở các lĩnh vực:Công tác xây dựng chính quyền; công tác cải cách hành chính; công tác quản lý nhànước về công tác thành lập hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn; thực hiện cácnhiệm vụ khác theo kế hoạch, phân công công tác của trưởng phòng
3.3 Các chuyên viên của Phòng.
Chuyên viên 1:
Tham mưu giúp trưởng phòng về công tác tôn giáo: Hướng dẫn, kiểm tra tổchức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Tôngiáo và công tác tôn giáo trên địa bàn Huyện
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàncủa Huyện
Chuyên viên 2:
Tham mưu giúp trưởng phòng về Công tác thi đua, khen thưởng: Tham mưu đềxuất với UBND Huyện tổ chức các phong trào thi đua, triển khai thực hiện chínhsách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Huyện; Xây dựng và quản lýquỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của Pháp luật
Chuyên viên 3:
Tham mưu giúp trưởng phòng ở các nhiệm vụ sau:
Về tổ chức bộ máy:
Trang 11
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn cấpHuyện theo hướng dẫn của UBND Tỉnh; soạn thảo các quyết định có liên quan đếncông tác tổ chức bộ máy trên địa bàn Huyện quản lý
Về quản lý sử dụng biên chế hành chính:
Xây dựng chỉ tiêu biên chế hàng năm đối với cơ quan, đơn vị để báo cáo UBNDHuyện xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp
Giúp trưởng phòng thực hiện các quy định về chế độ chính sách đối với CBCC,viên chức ( xếp ngạch, chuyển ngạch, nâng lương, chuyển xếp lương…)
Công tác văn thư, lưu trữ
Làm nhiệm vụ kế toán phòng
Chuyên viên 4:
Giúp trưởng phòng tham mưu cho UBND Huyện các nhiệm vụ sau:
Quản lý hồ sơ CBCC, viên chức của các phòng ban của Huyện, đơn vị sựnghiệp,xã, thị trấn
Giúp trưởng phòng xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ; Tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm của Phòng, làm nhiệm vụ thủquỹ của phòng
4 Các mối quan hệ công tác của Phòng Nội vụ.
4.1 Đối với UBND Huyện.
Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND Huyện
Phòng là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND Huyện quản lý nhà nướcthuộc lĩnh vực được giao trên địa bàn toàn Huyện Phòng có trách nhiệm báo cáotình hình hoạt động, kết quả công tác nhận và triển khai nhanh chóng các chỉ thịcủa UBND Huyện, phản ánh những vướng mắc, đề xuất hướng giải quyết…
4.2 Đối với Sở Nội vụ.
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, và chịu sự kiểm tra,giám sát của Sở Nội vụ, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chấp hành các quy định theongành
Trang 12
4.3 Đối với các phòng ban chuyên môn, thuộc UBND Huyện:
Phòng Nội vụ có mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo tínhthống nhất giúp UBND Huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý trên địa bàn
4.4 Đối với các xã, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Huyện:
Phòng Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, đôn đốc các nhiệm
vụ chuyên môn theo quy định thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Phòng
PHẦN II NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
“ Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của Cán bộ, công chức phòng Nội vụ Huyện Thanh Miện_Tỉnh Hải Dương”.
I Cơ sở lý luận
1 Công vụ và hoạt động công vụ.
Công vụ là một khái niệm rộng về phạm vi và quan trọng về ý nghĩa trong nềnhành chính nhà nước Nói đến công vụ là nói đến hoạt động của nhà nước, vớinhiều yếu tố hợp thành như thể chế công vụ, đội ngũ cán bộ công chức, các cơquan, tổ chức của nhà nước….Theo như một số quan điểm của các nhà quản lý,nhà nghiên cứu hành chính ở Việt Nam cho rằng: Công vụ là hoạt động mang tínhquyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước được thực thi bởi đội ngũ Cán bộ, Côngchức nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong quá trình quản lý các mặtcủa đời sống xã hội Hoạt động công vụ được điều chỉnh bởi ý chí của nhà nướcnhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực được thực thi bởi đội ngũ Cán bộcông chức nhằm thực hiện các chính sách của Nhà nước trong quá trình quản lýtoàn diện các mặt của đời sống XH Quan niệm này đã nên bật được những đặcđiểm:
Trang 13
Chủ thể của hoạt động công vụ là Cán bộ công chức Mục đích nhằm thực hiệnnhững chính sách của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đờisống XH
Hoạt động công vụ mang tính quyền lực nhà nước, gắn liền với nhà nước Cótính chất thường xuyên, chuyên nghiệp, đảm bảo cho hoạt động của nhà nước diễn
ra bình thường, liên tục Hoạt động thực thi công vụ được đảm bảo bằng ngân sáchnhà nước Dựa trên những đặc trưng cơ bản ấy, có thể đưa ra khái niệm về Công
vụ như sau: “ Công vụ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do các Cán bộ, Công chức tiến hành theo quy định của
pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhà nước và toàn XH”.
Hoạt động công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước(quyền lực công) Nói đến hoạt động công vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ,công chức trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụngười dân và xã hội Về mặt pháp lý, trách nhiệm của cán bộ, công chức thườngđược xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ Do đó, hoạtđộng công vụ thể hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức nhân danh quyền lựccông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật Với
ý nghĩa quan trọng như vậy, bất kỳ Nhà nước nào cũng phải xây dựng một nềncông vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến trách nhiệm công vụ Nền công vụcủa mỗi quốc gia luôn phải tương thích với thể chế chính trị và tổ chức bộ máynhà nước hiện hành Các quốc gia có thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhànước khác nhau thì quan niệm về hoạt động công vụ cũng có những điểm khácnhau Tuy nhiên, xét đến cùng thì bản chất và mục tiêu cuối cùng của hoạt độngcông vụ đều giống nhau Công vụ là lao động đặc thù của cán bộ, công chức trong
bộ máy nhà nước, nhân danh quyền lực công để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và phục vụ nhân dân
2 Cán bộ, Công chức.
Trang 142.2 Công chức.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương củađơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
( Luật Cán Bộ, Công chức năm 2008 )
3 Quyền và Nghĩa vụ của CBCC trong quá trình thực thi công vụ.
3.1 Quyền của CBCC trong quá trình thực thi công vụ.
Cán bộ, công chức được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ
Cán bộ, công chức được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc kháctheo quy định của pháp luật
Cán bộ, công chức được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạnđược giao
Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 15
Cán bộ, công chức được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ
(Điều 11_Luật CBCC 2008)
3.2 Nghĩa vụ của CBCC trong quá trình thực thi công vụ.
Cán bộ, Công chức thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Cán bộ, công chức có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy,quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi pháthiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mậtnhà nước
Cán bộ, công chức chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữgìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Cán bộ, công chức cần bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sảnnhà nước được giao
Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho
rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản
với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việcthi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng khôngchịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trêntrực tiếp của người ra quyết định Người ra quyết định phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình
( Điều 9_Luật CBCC 2008)
II Thực trạng hoạt động thực thi Công vụ của Cán bộ, Công chức phòng
Nội vụ Huyện Thanh Miện.
1 Những thành tựu đạt được trong quá trình thực thi Công vụ.
1.1 Công tác tổ chức, củng cố chính quyền.
Trang 16
Tham mưu với UBND Huyện thống kê đầy đủ trình độ của 381 cán bộ,côngchức làm việc ở cấp xã, thị trấn báo cáo về Sở Nội vụ
Tham mưu với UBND Huyện xác định các mốc lô giới, địa giới hành chính của
2 xã Tân Trào và Diên Hồng Báo cáo Sở Nội vụ xác định lại địa giới hành chínhcủa 2 xã kể trên
Tham mưu với UBND Huyện ra quyết định cho công chức, viên chức từ huyệnđến cơ sở xã thị trấn đi học chuyên môn để nâng cao trình độ Trong đó có 38 cán
bộ, công chức trẻ dưới 35 tuổi được cử đi đào tạo phục vụ cho công tác quy hoạchnguồn
Tham mưu với UBND Huyện ra quyết định phê chuẩn và chuyển xếp lươngcho 175 Cán bộ, công chức làm việc ở các xã, thị trấn Đồng thời ra quyết địnhluân chuyển vị trí công tác cho 16 cán bộ xã, thị trấn ổn định tổ chức
Thực hiện Nghị định 92/CP ngày 22/10/2009 và thông tư liên tịch số 3 ngày27/5/2010 về chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên trách cơ sở hưởng lươngtheo bằng cấp chuyên môn Phòng Nội vụ Huyện đã tiến hành kiểm tra lại toàn bộ
381 hồ sơ, lý lịch cán bộ, công chức các xã, thị trấn Thực hiện việc chuyển, xếplương theo đúng trình độ, chuyên môn Về trình độ học vấn: có 103 CBCC có trình
độ sơ cấp; 158 CBCC có trình độ Trung cấp; 96 CBCC có trình độ Cao đẳng; 24CBCC có trình độ đại học ( Hệ Tại chức)
Phối hợp với ban tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm quy hoạch cán bộ đối với chứcdanh Hiệu trưởng,hiệu phó của 20 trường Mầm non, 19 trường tiểu học, 20 trườngtrung học cơ sở trên địa bàn toàn Huyện
Phối hợp với BHXH giải quyết tồn đọng sổ BHXH của 32 công chức, viênchức từ huyện đến cơ sở Tham mưu với UBND Huyện tổng hợp cơ cấu đội ngũcán bộ giáo viên của 20 trường Mầm non;
19 trường tiểu học; 20 trường trung học cơ sở báo cáo số lượng giáo viên đểUBND Huyện có biện pháp điều động luân chuyển giáo viên theo quy định
Trong năm 2011, Phòng Nội vụ đã tham mưu giúp UBND Huyện luân chuyển
3 vị trí lãnh đạo của các trường cụ thể: Luân chuyển đ/c Hiệu trưởng trường THCS