Nhóm giải pháp về Quy chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức phòng nội vụ huyện thanh miện; tỉnh hải dương (Trang 27 - 30)

III. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Công vụ của Cán bộ, công chức phòng

3. Nhóm giải pháp về Quy chế

3.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của Cán bộ, Công chức.

Phòng Nội vụ Huyện Thanh miện cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của Cán bộ, công chức một cách cụ thể hơn. Nhằm đánh giá một cách chính xác nhất năng lực, trách nhiệm của mỗi Cán bộ, công chức trong phòng. Có kế hoạch thật cụ thể về việc xây dựng những tiêu chí đánh giá. Tìm ra những Cán bộ, công chức thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm để làm cơ sở quy hoạch nguồn Cán bộ lãnh đạo. Là cơ sở cử Cán bộ, công chức đi tập huấn, học tập nâng cao năng lực. Đây là việc làm cần thiết, thể hiện tính công bằng trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với mỗi chuyên viên trong Phòng.

Thông qua bộ tiêu chí hoàn chỉnh, cụ thể đã kịp thời khen thưởng, khích lệ những chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bên cạnh đó có những biện pháp xử lý đối với những chuyên viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trên thực tế, công tác đánh giá này gặp vô vàn khó khăn. Bởi lẽ, theo quy chế làm việc của

hoán đổi nhiệm vụ vẫn thường xuyên diễn ra. Khi xảy ra vụ việc rất khó để quy trách nhiệm.

Đối với mỗi chuyên viên trong Phòng cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình thực thi công vụ.

Đi kèm với bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động này, cần bổ sung những biện pháp khen thưởng kịp thời, xử lý nghiêm những chuyên viên không hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện đúng với vai trò tham mưu trong phạm vi mà phòng phụ trách.

3.2 Nâng cao chất lượng các Báo cáo công tác.

Báo cáo công tác là 1 kênh thông tin quan trọng, là cầu nối giữa chuyên viên với lãnh đạo phòng, giữa lãnh đạo phòng với UBND Huyện. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý báo cáo công tác định kỳ cần phải nâng cao chất lượng. Để người nhận báo cáo có thể khái quát được tình hình công tác của nhân viên cấp dưới.

Báo cáo công tác định kỳ thường diễn ra hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngoài ra còn có những báo cáo về những nhiệm vụ khác trong hoạt động thực thi công vụ.

Các báo cáo cần phải nêu nổi bật những thành tựu, những khó khăn, mặt mạnh, mặt yếu, mặt tồn tại. Bên cạnh đó, cần phải đề xuất những phương án giải quyết kịp thời. Đảm bảo cho hoạt động thực thi công vụ diễn ra 1 cách thường xuyên, liên tục có hiệu quả.

Các báo cáo phải có những nội dung chính xác, thể hiện đúng tình hình hoạt động của phòng, cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, giúp người lãnh đạo có những quyết định kịp thời, chính xác.

Chuyên viên được giao nhiệm vụ viết báo cáo, cần phải nêu rõ những thành tựu đạt được, những điều chưa đạt được 1 cách khách quan nhất. Báo cáo phải chi tiết cụ thể tránh báo cáo chung chung không nhìn thẳng vào vấn đề gây khó khăn cho công tác ra các quyết định quản lý. Với tầm quan trọng này, việc nâng cao chất lượng báo cáo là việc làm cần thiết.

3.3 Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước ở cấp cơ sở. Phòng Nội vụ phải thường xuyên xuống các xã, thị trấn kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình hoạt động. Là cơ sở để báo cáo công tác với UBND. Trên thực tiễn với việc thường xuyên xuống cơ sở như vậy sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất hạn chế những sai phạm ở các địa phương. Khi có sự việc xảy ra sẽ nhanh chóng nắm bắt được tình hình, khi xử lý không gặp khó khăn, trở ngại, lúng túng thiếu cơ sở.

Trong công tác kiểm tra: Phòng Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước ở cấp cơ sở, Kiểm tra hoạt động quản lý,ngăn ngừa những sai phạm. Đồng thời, đề xuất những phương án giải quyết. Trong công tác giám sát: Phòng Nội vụ có trách nhiệm giám sát hoạt động của các xã, thị trấn trong địa bànm mà Huyện quản lý.

Việc giám sát này có vai trò quan trọng, phòng ngừa những sai phạm trong hoạt động quản lý.

Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên này góp phần đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước dưới cơ sở 1 cách liên tục, có hiệu quả. Bởi lẽ, khi xuống kiểm tra, giám sát thường xuyên như vậy sẽ ngăn ngừa được những sai phạm trong quản lý, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của những CBCC cấp xã trong quá trình thực thi công vụ như: lợi dựng chức vụ, quyền hạn. Trục lợi bất chính, cố tình làm trái những quyết định quản lý cấp trên...

Để hoạt động thực thi công vụ thực sự có hiệu quả Phòng Nội vụ cần thường xuyên cử chuyên viên xuống cơ sở, làm việc với các xã, thị trấn. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước ở các địa phương trong địa bàn Huyện.

PHẦN III.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ SAU ĐỢT THỰC TẬP

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức phòng nội vụ huyện thanh miện; tỉnh hải dương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w