1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn nguyên lý công tác tư tưởng i đề tài nâng cao công tác giáo dục văn hóa đạo đức của người cán bộ, đảng viên huyện ba vì

35 5,3K 87

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 495 KB

Nội dung

Đại hội lần thứ VIII đánh giá sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức lốisống diễn ra nghiêm trọng hơn: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viênthiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưở

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA TUYÊN TRUYỀN

-TIỂU LUẬN

Môn: NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG I

Đề tài: NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC VĂN HÓA

ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Trang 2

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụngsáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam , kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trítuệ của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết của cán bộ lãnhđạo chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào Kiênđịnh đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan,nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc

Khẩn trương triển khai cụ thể hoá, thể chế hoá và tổ chức thực hiện cóhiệu quả Nghị quyết Đại hội XI Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn các nhiệm

vụ phát triển kinh tế và đạo đức cách mạng là trung tâm, xây dựng Đảng làthen chốt và phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã, đang diễn ra sâusắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiệnthắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước, tiến đến mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dânchủ văn minh" Từ đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ởcác cấp có đức, có tài, vừa hồng vừa chuyên, ngang tầm, đáp ứng yêu cầucủa nhiệm vụ cách mạng

Bác Hồ đã dạy: "Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành cônghay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém " Người cách mạng phải có đạo đứccách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnhđạo được nhân dân Đạo đức là nền tảng là gốc của mọi cán bộ, đảng viên

Có đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị trong sạch, lành mạnh, cán bộđảng viên sẽ có uy tín, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, đứng trước sự thay đổi to lớn của nền kinh tế thị trường một

bộ phận cán bộ, đảng viên đã thoái hoá biến chất, làm suy giảm lòng tin củaquần chúng nhân dân với Đảng, với chế độ

Trang 3

Tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã nhận định: "Sự suy thoái về phẩmchất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng" Đại hội lần thứ VIII đánh giá sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức lốisống diễn ra nghiêm trọng hơn: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viênthiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí,kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về đạo đức lối sống" và "Điều đáng longại không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá vềphẩm chất đạo đức"

Đảng ta đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng tiêu cực nêutrên Song đến nay tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lốisống của một bộ phận cán bộ đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã nhận định: "Tình trạng suythoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáođiều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phítrong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng" ,Đại hội Đảng lần thứ X nhấn mạnh: "Đấu tranh phòng chống tham nhũnglãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụtrực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội"

Trước tình hình đó, việc nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ,lãnh đạo quản lý là việc cần thiết và cấp bách Tình hình đạo đức cán bộlãnh đạo quản lý ở huyện Ba Vì cũng không nằm ngoài cái chung đó Vì thế,

để góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết vấn đề này tôi lựa chọn đề tài:

"Nâng cao giáo dục văn hóa đạo đức của người cán bộ-đảng viên ở huyện

Ba Vì hiện nay"

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề đạo đức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảngđặc biệt quan tâm trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán

bộ, đảng viên Nhiều bài viết, bài nói của Người đã trở thành những côngtrình nghiên cứu về đạo đức cách mạng như:

- "Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng", Nxb Sự thật, Hà Nội 1976

Trang 4

- "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng", Nxb Thông tin

lý luận, Hà Nội, 1986

- "Hồ Chí Minh về đạo đức", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993

Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã được một số tác giả nghiên cứu trên

cơ sở học tập đạo đức, phong cách làm việc của Người, đề xuất các giảipháp xây dựng đạo đức mới:

- "Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh", Nxb Thông tấn, Hà Nội,

2004

- "Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của công chức theo tư tưởng

Hồ Chí Minh", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998 - Thang Văn Phúc chủ

biên

- Giáo trình: "Đạo đức học Mác - Lênin" GS, TS Nguyễn Ngọc Long và

PGS TS Nguyễn Thế Kiệt (Chủ biên) - Học viện chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh - Viện triết học - Nxb Lý luận chính trị Hà Nội 2004

- "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ, lãnh đạo quản lý", GS TS Nguyễn Ngọc Long, tạp chí lý luận

chính trị, số 4-2001

Nhận xét:

Trên đây là những công trình nghiên cứu mà các tác giả đã đưa ranhững chuẩn mực, nguyên tắc , yêu cầu đạo đức cho bộ phận cán bộ-đảngviên Khi nghiên cứu các công trình các tác giả thống nhất giữa giáo dụcđạo đức chung và giáo dục đạo đức riêng từ đó biện chứng những mối quan

hệ về đạo đức trên cơ sở kinh tế thị trường Từ đó đưa ra những giải phápcho việc nâng cao giáo dục đạo đức cán bộ-đảng viên hiện nay

Trên thực tế, ở huyện Ba Vì trong những năm qua cùng với sự hộinhập, phát triển kinh tế của cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đãgặt hái được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hoá xã hội Hiện thực đó đã được thông qua các văn bản, đánh giátổng kết của huyện Ba Vì và được Đảng, Nhà nước công nhận

Trang 5

Song, thực tế cho thấy tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một

bộ phận cán bộ, đảng viên ở huyện Ba Vì nói riêng và cả nước nói chungtrong những năm qua không giảm Vấn đề đặt ra là: Nguyên nhân sâu xanào khiến cho những giải pháp của chúng ta đề ra chưa được thực hiện mộtcách có hiệu quả

Cho nên việc nghiên cứu vấn đề đạo đức, xây dựng đạo đức cách mạngcho cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung, ở huyện Ba Vì nói riêng cần tiếptục làm sáng tỏ thêm Từ đó có những giải pháp chủ yếu để xây dựng đạođức cách mạng cho đội ngũ cán bộ này

3 Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3 1 Mục đích

Qua thực tế ở huyện Ba Vì, đề tài đã phân tích thực trạng, nguyên nhântình hình đạo đức của cán bộ lãnh đạo quản lý, từ đó đưa ra những giảipháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ này ởhuyện Ba Vì hiện nay

đã được công bố có liên quan đến nội dung của đề tài

Trang 6

4 2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài có sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó tư tưởng chỉ đạo và phương phápcủa đề tài là quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Đề tài sử dụng một số phương pháp cụ thể, trong đó chủ yếu là phươngpháp lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích điều tra xã hội học, phươngpháp so sánh

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

5 1 Đối tượng

Đề tài tập trung nghiên cứu đạo đức, thực trạng các cán bộ, đảng viên ởhuyện Ba Vì

5 2 Phạm vi

Cán bộ, đảng viên huyện Ba Vì từ năm 2006-2011

6 Ý nghĩa của đề tài

Góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về đạo đức, đạođức cách mạng của người cán bộ đảng viên, bổ sung thêm những cơ sởkhoa học có thể tham khảo cho việc hoạch định chiến lược và chính sách cụthể liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên ở Ba Vì hiện nay

Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạymôn: Triết học; Kinh tế chính trị; Đạo đức; Văn hoá xã hội trong TrườngChính trị huyện; Trung học chuyên nghiệp ở huyện Ba Vì

7 Kết cấu đề tài

Gồm 3 phần:

Phần Mở ĐầuPhần Nội Dung(gồm 3 chương)Phần kết luận

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Yếu tố và vai trò hình thành nên văn hóa đạo đức

để nâng cao đạo đức cho người cán bộ, đảng viên hiện nay

1 1 1 2 Văn hóa đạo đức

Văn hóa đạo đức là hệ thống giá trị , chuẩn mực đạo đức hình thànhtrong đời sống xã hội, được cộng đồng xã hội thừa nhận, lĩnh hội, bảo vệ vàtrao chuyển Hệ giá trị này vận hành trong đời sống xã hội nhờ hoạt độngđạo đức của xã hội và của mỗi cá nhân

Văn hóa đạo đức thể hiện sâu sắc khía cạnh nhân tính của một nền vănhóa, biến đổi theo lịch sử phát triển mỗi dân tộc Như vậy với tư cách là mộthình thái ý thức xã hội, khái niệm văn hóa đạo đức rộng hơn và bao hàm cảkhái niệm đạo đức Triết học quan tâm tới đạo đức như một hình thái ý thứcphản ánh đời sống đạo đức của xã hội, còn văn hóa đạo đức lại quan tâm tới

hệ giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội, tới hoạt động đạo đức của conngười thông qua hành vi đạo đức của mỗi cá nhân và cộng đồng cũng nhưphẩm chất nhân văn của nền đạo đức xã hội biểu hiện ở bản than hệ giá trị-chuẩn mực được đánh giá theo chuẩn tiến bộ nhất của dân tọc và nhân loại

1 1 2 Các yếu tố cấu thành

1 1 2 1 Giá trị đạo đức

Là một loại giá trị tinh thần được hình thành trong đời sống xã hội, thểhiện qua các đạo lí, nguyên tắc, quy tắc đã được cộng đồng chấp nhận, lựa

Trang 8

chọn đáp ứng tối ưu nhu cầu duy tri sự ổn định, bền vững của cộng đồngtrong một thời gian nhất định

1 1 2 2 Chuẩn mực đạo đức

Cụ thể hóa các giá trị đạo đức, quy định về phép ứng xử của con ngườitrong đời sống xã hội, từng hoàn cảnh cụ thể với những khuôn mẫu bắtbuộc con người phải thực hiện

1 1 2 3 Hoạt động đạo đức

Hoạt động đạo đức là yếu tố cấu thành vô cùng quan trọng của văn hóađạo đức Được quyết định bởi ý thức đạo đức và biểu hiện sinh động hành

vi đạo đức mà con người vận dụng trong các mối quan hệ của mình

1 1 2 4 Con đường giáo dục đạo đức

Để biến nhu cầu đạo đức của xã hội thành đạo đức cá nhân , cần tiếnhành giáo dục qua con đường trực tiếp và con đường gián tiếp

Con đường trực tiếp là sự truyền đạt tri thức đạo đức trực tiếp cho đốitượng giáo dục qua sự nhận thức trong quá trình giảng dạy tại nhà trường

và gia đình

Con đường gián tiếp là con đường tác động đến đạo đức cá nhân củađối tượng giáo dục thông qua việc tổ chức các phong trào cách mạng thựctiễn Qua việc tham gia hoạt động và qua kết quả của phong trào mà mỗingười tự rút ra bài học, tìm ra kinh nghiệm cho mình

1 1 2 5 Nội dung hình thành văn hóa đạo đức

Trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa

Mục đích của xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, giải phóng xãhội, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do và toàn diện Vì vậy, trungthành với lí tưởng của chủ nghĩa xã hội không chỉ là yêu cầu về chính trị

mà còn là yêu cầu về đạo đức cách mạng

Lao động tích cực và trung thực

Lao động là một giá trị đạo đức của cá nhân Nhưng khi xã hội xuấthiện giai cấp thì ý nghĩa đạo đức của lao động bị loại bỏ, các giai cấp thốngtrị chỉ coi lao động như một phương tiện để bóc lột Chúng chỉ khai thác giá

Trang 9

trị kinh tế của lao động chứ không đếm xỉa đến giá trị đạo đức và các giá trị

xã hội khác của lao động Từ đó làm cho lao động, vốn coi là một giá trịđạo đức quý giá nhất của con người, trở thành hình thức khổ sai , đày ải conngười Trong chủ nghĩa xã hội mọi thành quả lao động đều trực tiếp hoặcgián tiếp thuộc về nhân dân Vì vậy, lao động trong chủ nghĩa xã hội vừa lànghĩa vụ thiêng liêng, vừa là niềm vui, là trách nhiệm của mỗi người Qualao động, con người tự khẳng định mình và đóng góp sức mình vào sự pháttriển xã hội

Có lòng yêu nước tha thiết và tinh thần quốc tế trong sáng

Lòng yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu và có sức sốngdiệu kì trong lịch sử dân tộc Việt Nam Chính long yêu nước đã tạo nên lịch

sử hào hung dựng nước, giữ nước Có lòng yêu nước trở thành tiêu chíthiêng liêng , thành tình cảm lớn, nhu cầu tự nhiên trong đời sống đạo đứccon người Việt Nam

Có lòng nhân ái đối với cộng đồng

Mỗi con người tồn tại và phát triển là nhờ cộng đông xã hội Vì vậy, từ

xa xưa, giữa con người với con người đã có tình yêu thương cao đẹp đối vớinhau Lòng nhân ái cũng là truyền thống quý báu của dân tộc ta Tình cảm

“thương người như thể thương thân”Lá lành đùm lá rách”…

1 2 Sự cần thiết nâng cao công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên

Mỗi chế độ có hệ thống những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức riêng

để điều chỉnh hành vi của con người Nhu cầu đạo đức xuất phát từ xã hội ,nhưng biểu hiện đạo đức lại thông qua hành vi của cá nhân Con người mộtmặt bị ảnh hưởng bởi các truyền thống đạo đức cũ, mặt khác trong một môitrường xã hội cụ thể và trình độ cụ thể của từng người cũng chi phối cácquan niệm và hành vi đạo đức của họ Do đó để tất cả mọi người trong xã hộiđều có thể tiếp nhận và thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực chung, phải tiếnhành đạo giáo dục đạo đức Trong điều kiện mới của nước ta hiện nay, giáodục đạo đức trở thành một nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng

Trang 10

Khi bàn về con người, C Mac coi con người như là một hệ thốngnhững năng lực thể chất và năng lực tinh thần Theo C Mac, đạo đức củacon người thuộc về những năng lực tinh thần-những năng lực không thểthiếu được, hơn nữa chính nhờ chúng mà những năng lực thể chất có sựđịnh hướng phát triển đúng đắn Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cao vàđánh giá rất đứng mức vai trò của đạo đức Theo Người, nhân cách conngười bao gồm cả Đức và Tài, trong đó Đức là gốc, Tài là quan trọng Nhưvậy đạo đức là một yếu tố , một mặt của nhân cách cá nhân Song, nhâncách , nhân cách đạo đức cá nhân không tự nhiên mà có, nó do sự giáo dụcrèn luyện bền bỉ lâu dài mới có được

Giáo dục đạo đức ở đây bao gồm cả sự giáo dục về phía xã hội và sự

tự giáo dục của mỗi cá nhân Nếu như giáo dục từ phía xã hội sẽ giúp chomỗi cá nhân hình thành ý thức đạo đức thì sự tự giáo dục của bản thân mỗingười sẽ giúp họ có khả năng điều chỉnh và duy trì thường xuyên các hành

vi đạo đức Từ đó có thể thấy rằng giáo dục đạo đức là con đường cơ bảnnhất để hình thành văn hóa đạo đức cá nhân

Giáo dục đạo đức từ phía xã hội sẽ giúp cho con người nhận thức đượcnhững quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức mà xãhội đặt ra, đồng thời nó còn giúp cho mỗi cá nhân có khả năng lựa chọn ,đánh giá các hiện tượng đạo đức xã hội, đánh giá tư cách ý thức và hành vicủa bản thân mình Trong đời sống của bất kì xã hội nào cũng tồn tại những

hệ thống những quan niêm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để định hướnghoạt động người

Giáo dục đạo đức thong qua “sự tự giáo dục” sẽ giúp cho mỗi cá nhân

tự ý thức được trách nhiệm , nghĩa vụ đạo đức cá nhân với người khác vàvới xã hội Mỗi người với tư cách là chủ thể đạo đức phải tự giác, tựnguyện điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đứccủa xã hội Đồng thời cần đi vào hoạt động thực tiễn để rèn luyện và duytrì thường xuyên các hành vi đạo đức để ngày càng hoàn thiện hơn về nhâncách Nhìn chung trong xã hội, có một hiện tượng phổ biến là con người

Trang 11

luôn có nhu cầu hướng tới giá trị đạo đức, sống thiện, có ích, làm tròn nghĩa

vụ đạo đức đối với xã hội

Hiện nay , đất nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường đinhhướng xã hội chủ nghĩa Một trong những nhân tố đảm bảo cho nền kinh tếthị trường phát triển đúng định hướng chính trị là người lao động phải cóvăn hóa đạo đức Mặt khác, nền kinh tế thị trường cũng tác động tới vănhóa đạo đức cán bộ, đảng viên ở cả 2 mặt:tích cực và tiêu cực

Tác động tích cực:nền kinh tế thị trường với những vận động kháchquan của nó đã đặt cá nhân vào đúng vị trí là chủ thể của quá trình vận hànhnền kinh tế, từ đó vai trò của cá nhân cũng được đề cao trong mọi lĩnh vựchoạt động Nếu trước đây lấy giá trị tập thể và xã hội làm chuẩn mực thìnay lấy giá trị cá nhân làm con người phát triển sáng tạo, năng động mangđặc thù cá nhân Kinh tế thị trường đề cao vai trò cá nhân, làm cho tráchnhiệm của mỗi cá nhân cũng trở nên rõ ràng hơn

Tác động tiêu cực:Nền kinh tế tạo cho con người có thể làm giàu, vìvậy mà con người có thể bất chấp tất cả vì lợi ích cá nhân Sự thay đổi cơchế vận hành của nền kinh tế kéo theo sự thay đổi quan niệm về thang giátrị đạo đức, biểu hiện coi trọng giá trị chính trị xã hôi sang chạy theo cácgiá trị kinh tế vật chất;từ chỗ lấy con người xã hội , tập thể làm mẫu mựcchuyển sang quá nặng về con người cá nhân, thậm chí chủ nghĩa cá nhân…Trước tình hình đó, vai trò của giáo dục đạo đức càng quan trọng , nótrở thành một yếu tố không thể thiếu trong việc hinh thành và phát triển vănhóa đạo đức cho cán bộ đảng viên

Trang 12

Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu công tác giáo dục

đạo đức huyện Ba Vì hiện nay

2 1 Những yếu tố tác động tới công tác giáo dục đạo đức cho cán

bộ đảng viên huyện Ba Vì

2 1 1 Điều kiện tự nhiên

Địa lý

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện

có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đônggiáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất Phía Namgiáp các huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của HòaBình (về phía Tây Nam huyện) Phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ,với ranh giới là sông Đà (ở phía Tây) và sông Hồng (sông Thao) (ở phíaBắc) Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới làsông Hồng Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là

428, 0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội Huyện có hai hồ rất lớn là hồ SuốiHai, và hồ Đồng Mô Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn

sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội,rồi đổ nước vào sông Đáy Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì Ởranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung

Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạcgiữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diệnvới thành phố Việt Trì)

Trang 13

Dân số

Theo thống kê năm 2008, dân số huyện Ba Vì sau khi sát nhập vào HàNội là 250 000 người, gồm các dân tộc: Kinh, Mường,

Hành chính

Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31

xã Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Tây,huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội Tuy nhiên trước đó, ngày 10 tháng 7năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454, 08ha và dân số 2 701 ngườicủa xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì được sáp nhập vào thành phố Việt Trì,

Phú Thọ, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điềuchỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ [1]

Hiện tại, Huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã:

Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô,

Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang,

Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn,

Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, TiênPhong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài

Giao thông

 Đường bộ: có quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây

với Hưng Hóa tỉnh Phú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ Trên

quốc lộ này, đoạn cuối tại xã Thái Hòa, có cầu Trung Hà, bắc qua sôngHồng

 Đường thủy: sông Hồng, sông Đà và sông Tích

Lịch sử

Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26/7/1968 trên cơ sở hợp nhất cáchuyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây Thời kỳ1975-78 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thànhphố Hà Nội Từ năm 1991 đến năm 2008 thuộc Hà Tây Từ 1 tháng 8năm

2008, Ba Vì là một huyện của Hà Nội

Trang 14

2 1 2 Sự ảnh hưởng của đặc điểm con người Việt Nam

Trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm của dân tộc, con người ViệtNam đã tạo nên cho mình những đặc điểm xác định về tư duy và lối sống.Làm rõ những đặc điểm ấy cùng cơ sở hình thành và biến đổi của chúng có

ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang đổi mới và hộinhập quốc tế Tuy nhiên, khi nghiên cứu đặc điểm về tư duy và lối sốngcủa con người Việt Nam hiện nay, chúng ta cần quan tâm một số vấn đềsau đây

Một là, đặc điểm về tư duy và lối sống của con người Có hai góc độnghiên cứu về con người là góc độ sinh học và góc độ xã hội Tương ứngvới hai góc độ đó, đặc điểm của con người sẽ bao gồm cả đặc điểm sinhhọc và đặc điểm xã hội Nói đến đặc điểm xã hội của con người trước hết

là nói đến đặc điểm về tư duy và lối sống Nhưng tư duy và lối sống là gì?

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về hai khái niệm này Tuy nhiên, khinghiên cứu về tư duy và lối sống của con người thì tư duy cần được hiểutheo nghĩa rộng là hình thức phán ánh cao nhất chỉ có ở con người, baogồm ý nghĩ, ý thức, suy nghĩ, nếp nghĩ, tri thức, hiểu biết, quan niệm,quan điểm, tư tưởng, nhận thức lý tính Còn lối sống là phương thức hoạtđộng của con người, bao gồm nếp sống, thói quen, phong tục, tập quán,cách sống, cách làm, cách ăn, cách mặc, cách ở, cách sinh hoạt Giữa tưduy và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau Tư duy chỉ đạo hoạt độngcủa con người, làm cho hoạt động của con người khác với hoạt động củacác loài động vật khác Thông qua việc nghiên cứu lối sống của một cộngđồng người nào đó, chúng ta có thể nhận biết được tư duy của cộng đồngngười ấy Ngược lại, lối sống cũng có ảnh hưởng đến tư duy, vì tư duycủa con người hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện sinh hoạt vậtchất và thông qua hoạt động sống của chính bản thân con người

Hai là, đặc điểm chung về tư duy và lối sống của con người Việt Nam.Đặc điểm chung về tư duy và lối sống của con người Việt Nam là đặc điểm

Trang 15

chung của con người Việt Nam thuộc 54 dân tộc sống trên đất nước ViệtNam Tuy nhiên, “đặc điểm chung của con người Việt Nam” cần đượchiểu không phải là đặc điểm chung của tất cả người Việt Nam, mà là đặcđiểm chung của đa số người Việt Nam Chúng ta khó tìm ra được đặc điểmchung về tư duy và lối sống của tất cả người Việt Nam Chẳng hạn, cần cùthường được coi là một đặc điểm chung của con người Việt Nam, nhưngthực ra đó chỉ là đặc điểm của đa số người Việt Nam; bởi, trên thực tế, vẫn

có một số người Việt Nam không cần cù (mặc dù số người này chỉ chiếm tỷ

lệ rất nhỏ)

Ba là, đặc điểm của con người Việt Nam hiện nay Khái niệm “hiệnnay” thường được hiểu trong quan hệ so sánh với khái niệm “quá khứ” hoặckhái niệm “truyền thống” Đặc điểm của con người Việt Nam hiện nay lànhững đặc điểm có ở đa số con người Việt Nam hiện nay và cũng có thể làđặc điểm vốn có ở đa số con người Việt Nam trong quá khứ Bởi vì, trong

số các đặc điểm của con người Việt Nam hiện nay, có một số đặc điểmđược hình thành từ cách đây hàng ngàn năm (thậm chí hình thành trước khinhà nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam xuất hiện), một số đặc điểm hìnhthành trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam và một số đặc điểmmới hình thành trong thời kỳ hiện nay Nhưng “hiện nay” là giai đoạn nào?

Có người hiểu hiện nay là giai đoạn từ 1945 đến nay Có người lại hiểuhiện nay là giai đoạn từ đầu thế kỷ XX (khi nuớc ta bắt đầu tiếp thu văn hoáphương Tây) đến nay Cũng có người hiểu hiện nay là giai đoạn từ 1986(khi nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế) đến nay.Khi nói đến đặc điểm của con người Việt Nam hiện nay thì khái niệm hiệnnay cần được hiểu theo nghĩa thứ ba Bởi vì, con người Việt Nam từ trước

1986 có những đặc điểm như ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, coithường thuơng nghiệp, coi thường người buôn bán Còn con người ViệtNam từ 1986 đến nay không có hoặc về cơ bản không có những đặc điểm

ấy Con người Việt Nam từ 1986 về trước không phải là con người ViệtNam hiện nay

Trang 16

Bốn là, các đặc điểm chung và riêng về tư duy và lối sống của conngười Việt Nam Trong số các đặc điểm về tư duy và lối sống của conngười Việt Nam không chỉ có những đặc điểm của riêng con người ViệtNam, mà còn có những đặc điểm chung của con người Việt Nam với một

số hoặc tất cả dân tộc khác, những đặc điểm chung đó xuất hiện do ngườiViệt Nam tiếp thu học hỏi từ các dân tộc khác Ví dụ, hệ tư tưởng và lốisống Nho giáo là một đặc điểm về tư duy và lối sống của một bộ phận đáng

kể con người Việt Nam, đặc điểm này được du nhập từ người Trung Quốc.Đương nhiên, đó là một đặc điểm chung của một bộ phận đáng kể ngườiViệt Nam và một bộ phận đáng kể người Trung Quốc Các đặc điểm nhưyêu nước, cần cù, hiếu học, khoan dung, đoàn kết, trọng nghĩa cũng

là những đặc điểm chung của người Việt Nam và nhiều dân tộc khác

Năm là, đặc điểm tích cực và đặc điểm tiêu cực về tư duy và lối sốngcủa con người Việt Nam hiện nay Trong số các đặc điểm về tư duy và lốisống của con người Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm tích cực và một

số đặc điểm tiêu cực Chẳng hạn, trọng tình hơn lý (chín bỏ làm mười,một trăm cái lý không bằng một tí cái tình) là một quan niệm sống của một

bộ phận đáng kể người Việt Nam hiện nay Trong điều kiện xây dựng nhànước pháp quyền, đây là một đặc điểm tiêu cực mà chúng ta cần ra sứckhắc phục Bởi, nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi người đều phải sống vàlàm việc theo pháp luật, nếu cái lý của pháp luật được thay bằng cái tìnhcảm tính của con người thì pháp luật sẽ không còn có ý nghĩa

Sáu là, đặc điểm bản sắc về tư duy và lối sống của con người ViệtNam Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khoá VIII) đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản tạo nên bản sắc dân tộc ViệtNam: “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thầnđoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc;lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sángtạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống

”(1) Nói đến bản sắc dân tộc Việt Nam là nói đến đặc điểm bản sắc của

Trang 17

con người Việt Nam Vì vậy, có thể cho rằng, lòng yêu nước nồng nàn, ýchí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân

- gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình,đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử,tính giản dị trong lối sống là những đặc điểm bản sắc về tư duy và lối sốngcủa con người Việt Nam Ngoài các đặc điểm tích cực, tư duy và lối sốngcủa con người Việt Nam còn có cả đặc điểm tiêu cực Tuy nhiên, nhữngđặc điểm tích cực là cơ bản

Bảy là, căn cứ khoa học của những nhận định về thói hư tật xấu củacon người Việt Nam Một số nhà nghiên cứu khi nói đến đặc điểm về tưduy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay đã kể ra nhiều đặc điểmtiêu cực hay “thói hư tật xấu” Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng, người ViệtNam dễ thoả mãn nên thường xuất hiện tâm lý hưởng thụ và đòi hỏi, từ đódẫn đến không chịu làm việc; thiếu tầm tư duy dài hạn và chủ động trongcông việc; không có ý thức nâng suy nghĩ đó thành lý luận để áp dụng;động cơ học tập không phải vì mục đích tự thân phát triển, ít khi học đếnđầu đến đuôi, kiến thức không có hệ thống, không cơ bản; nhưng thiếutính liên kết để tạo ra sức mạnh tập thể

2 2 Tăng cường công tác giáo dục đạo đức và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh của huyện trong những năm

qua

2 2 1 Thành tựu và nguyên nhân

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về

tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” Huyện Ba Vì đã đạt được một số thành tựu:

Năm 2007, đã thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức sinh hoạt để phân côngtrách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của Ban chỉ đạo những năm tiếptheo, tiếp tục tiến hành củng cố Ban chỉ đạo ” Ban chỉ đạo về học tập và

Ngày đăng: 29/03/2014, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tư tưởng-Văn hóa Trung ương :Tài liệu bồi dưỡng phương pháp giảng dạy lí luận chính trị , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng phương pháp giảng dạy lí luận chính trị
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
3. Đào Duy Quát: Công tác tư tưởng-Văn hóa cấp huyện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tư tưởng-Văn hóa cấp huyện
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
4. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW (khoá X), Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW(khoá X)
6. Giáo trình Nguyên lí công tác tư tưởng, tập 1, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguyên lí công tác tư tưởng
9. Hồ Sĩ Vịnh: Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới
2. C. Mác và Ăngghen:toàn tập, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, hà Nội, 2000 Khác
8. Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985 Khác
10. V. I. Lênin: toàn tập, Nxb, tiên bộ, Mátxcơva, 1977 Khác
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Website Đảng cộng sản Việt Nam http://www. cpv. org. vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w