Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông .... Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ ch
Trang 1LỜI CẢM ƠN!
Hoàn thành khóa luận này, Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo - Th.s Lê Thị Dung người luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, để
em hoàn thành khóa luân
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Sử - Địa trường Đại học Tây Bắc, cán bộ trung tâm thư viện trường Đại học Tây Bắc, thầy cô trường trung học phổ thông Mộc Lỵ đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè trong và ngoài lớp đã ủng hộ, động viên, đóng góp ý kiến để em hoàn thành khóa luận
Do thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, cho nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy cô
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Bố cục đề tài 6
CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Các khái niệm 7
1.1.2 Cơ sở xuất phát 11
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 19
1.2 Cơ sở thực tiễn 21
1.2.1 Thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 21
1.2.2 Nguyên nhân và định hướng 23
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO QUỐC GIA CHO HỌC SINH KHI DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 25
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung của chương trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX 25
2.1.1 Vị trí 25
2.1.2 Mục tiêu 26
Trang 32.1.3 Nội dung cơ bản 27
2.2 Những nội dung cần khai thác trong chương trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia 29
2.3 Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia khi dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX 33
2.3.1 Trong bài học nội khóa 33
2.3.2 Trong hoạt động ngoại khóa 47
2.4 Thực nghiệm sư phạm 53
2.4.1 Mục đích thực nghiệm 53
2.4.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 53
2.4.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 54
2.4.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 54
2.4.5 Kết quả thực nghiệm 54
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
Trang 4Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tình hình biển, đảo xuất hiện nhiều vấn đề tranh chấp rất phức tạp và nhạy cảm đe dọa đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Vấn đề này càng nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc cho đặt giàn khoan Hải Dương 981 (1/5/2014) thăm dò dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam Chủ quyền của đất nước bị xâm phạm một cách trắng trợn
Do đó, trong nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ:“Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, bảo vệ Đảng, nhà nước nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa” Chính vì vậy, việc tăng cường giáo dục cho
mọi thế hệ người Việt ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Tổ quốc càng có
ý nghĩa hơn bao giờ hết giúp các em nhận thức đúng chủ quyền dân tộc, những giá trị mà biển, đảo mang lại để từ đó có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước
Song, làm thế nào để giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo, ý thức bảo vệ Tổ quốc? Trong khi chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông nội dung về chủ quyền biển đảo chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến việc giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho họ sinh còn tồn tại nhiều bất cập Để khơi dậy
ý thức bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy lòng yêu nước cho thế hệ trẻ thì cần phải giúp họ hiểu sâu sắc về vấn đề chủ quyền biển đảo thông qua các nguồn tài liệu, các hoạt động ngoại khóa
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số
biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia cho học sinh
Trang 52
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua phần lịch
sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - SGK Lịch sử 10, chương trình chuẩn)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhiều cuốn sách, bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đã viết về vấn đề này, tiêu biểu trong số đó là:
Trong cuốn “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”, nhà xuất bản
Khoa học xã hội, 1984 Đã tóm tắt quan điểm của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa chứng tỏ các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ lâu
và liên tục là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam Việc Trung Quốc đưa ra yêu sách hai quần đảo đó là không có căn cứ pháp lý Hành động dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa là hành động xâm lược
Tác giả Trần Công Trục (2011) trong “Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông”
đã nhấn mạnh về vị trí vai trò của biển Đông trong lịch sử dân tộc, đồng thời tác giả đã giới thiệu rõ những định nghĩa mang tính chuyên ngành về nội thủy, lãnh hải, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
Bộ ngoại giao, ủy ban biên giới quốc gia “Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông”, nhà xuất bản Tri thức, Trần
Duy Hải chủ biên, 2013 Cuốn sách đã khái quát về biển Đông và tình hình biển Đông hiện nay, đưa ra các cơ sở pháp lí khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam
Bộ ngoại giao, ủy ban biên giới quốc gia “Tài liệu định hướng công tác tuyên huấn về biển đảo”, nhà xuất bản Tri thức, 2013 Cuốn sách đề cập nhiều
hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam và chủ trương của Việt Nam trong vấn đề biển Đông
Học viên ngoại giao Việt Nam “Đường lưới bò một yêu sách phi lý”, nhà
xuất bản Tri thức, 2013 Cuốn sách nói đến yêu sách đường lưới bò, đây là một yêu sách phi lý của Trung Quốc, đồng thời tác giả còn đưa ra các tư liệu, bằng
Trang 63
chứng phản bác lại yêu sách của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Cuốn sách “Kiên quyết giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc Việt Nam”,
nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, nhóm biên soạn Nguyễn Đức Cường, Phạm Lan Hương, Nguyễn Thị Nguyên, 2014 đã khái quát tình hình biển Đông, đề cập Công ước của Liên hợp Quốc về luật biển, các cơ sở pháp lý của Việt Nam và thế giới phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam Vai trò của biển, đảo đối với đất nước và khẳng định Việt Nam sẽ bảo vệ đến cùng chủ quyền biển, đảo của mình
Bộ sách của NXB Giáo dục 2014, gồm cuốn “Hoàng Sa, Trường Sa khát vọng hòa bình” của Bùi Tất Tươm - Vũ Bá Hòa; “Hoàng Sa, Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc”, của Hồng Châu - Minh Tân, tập I,II; “Kể chuyện biển đảo Việt Nam” của Lê Thông - Đặng Duy Lợi - Đỗ Anh Dũng - Nguyễn Thanh Long, tập I,II,III,IV; “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa” của Hãn Nguyên, Nguyễn Nhã đã nghiên
cứu về biển đảo của Việt Nam Đồng thời, cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng những nguồn tài liệu khoa học và hết sức quý giá trong việc khẳng định chủ quyền của dân tộc trên vùng biển, đảo của Tổ quốc
Trong triển lãm “Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các thời kì lịch sử”
tại Bảo tàng quân đội nhân nhân Việt Nam tháng 5 năm 2013 nhiều tư liệu, bằng chứng của Việt Nam, của các nước phương Tây, của Trung Quốc, đặc biệt là 19 Mộc bản triều Nguyễn khắc ghi đã chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Đây là một trong những bằng chứng quan trọng và khách quan trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tác giả Đậu Thị Hải Vân với công trình nghiên cứu khoa học “Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)”, Hà Nội, 2012 Luận
văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ
Trang 7bài viết “Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử” của tác
giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử (số 2 - 1992) đã khẳng định giá trị to lớn của việc giáo dục truyền thống dân tộc, ưu thế, sở trường của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ
Tất cả bài viết trên đều dừng lại ở một khía cạnh, một góc độ nhất định của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia, chưa đi sâu vào thực tiễn giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền ở trường phổ thông, tuy nhiên đó là các tài liệu quan trọng để chúng tôi hoàn thành khóa luận này
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông vận dụng qua phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, Lịch sử 10, chương trình chuẩn
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiểu quả giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử Việt Nam, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
Trang 85
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến chủ quyền biển, đảo Quốc gia và việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia cho học sinh
Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn) qua đó xác định nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Tiến hành khảo sát thực tiễn sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu lí luận có liên quan đến đề tài, đọc và phân tích các công trình, các tài liệu bao gồm: Sách, báo, tạp chí, internet, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài, từ đó chọn lọc để phục vụ nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát
Sự dụng phiếu điều tra đối với giáo viên và học sinh ở trường phổ thông để tìm hiểu thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia thông qua dạy học một số bài trong phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, SGK lịch sử 10 - chương trình chuẩn, nhằm xác định tính khả thi của biện pháp sư phạm đã đề xuất
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu học tập, giảng dạy và tham khảo thiết thực cho cả giáo viên, học sinh, sinh viên Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông
Trang 10Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục
lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen, cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua tổ chức cho họ các hoạt động giáo dục Theo nghĩa này, giáo dục bao gồm các bộ phận đức dục, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động [25;10]
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức,
có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho học sinh [25;10] Với nghĩa rộng như trên, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội
* Giáo dục ý thức
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, (2010), nhà xuất bản Đà Nẵng
thì: Ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong
tư duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải
có ý thức được làm việc của mình” [27;1486]
Như vậy “Giáo dục ý thức” là sự phản ánh hiện thực khách quan hình thức
thông qua giáo dục con người Là quá trình giáo dục làm khơi dậy sự phản ánh của hiện thực khách quan cho con người, làm con người nhận thức đúng đắn, ý thức được hành động của mình, như ý thức về chủ quyền biển, đảo quốc gia
Trang 118
* Khái niệm “Quốc gia”,“Chủ quyền biển, đảo”
Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: Lãnh thổ, dân
cư và quyền lực công cộng Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia [19;68]
Chủ quyền biển đảo là một khái niệm nằm trong khái niệm về chủ quyền
lãnh thổ quốc gia Trong Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông, Phan Ngọc Liên
(chủ biên), Hà Nội 2007 cho rằng: “Chủ quyền là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lý của quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo”
[19;104]
Trong tài liệu 100 câu hỏi về biển, đảo dành cho tuổi trẻ của Ban tuyên
giáo Trung ương, nhà xuất bản thông tin và truyền thông 2013 “Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia độc lập với lãnh thổ của mình Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó” [9;110]
“Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm Quốc gia có quyền đặt quy chế pháp lý đối với lãnh thổ Với tư cách là chủ sở hữu, nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp, tư pháp, hành pháp” [22;30]
Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước có độc lập chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển vùng trời”
Năm 1994 Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 (Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển) Theo công ước này, một nước ven biển có năm (05) vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa Như vậy, theo công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta
Trang 129
được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến gần một triệu km với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau Nước Việt Nam không còn thuần túy có hình dạng hình chữ S nữa mà mở rộng ra đến biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin, Malayxia, Indonexia, Thái Lan
Nội thủy: là vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở để tính chiều rộng
lãnh hải Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam Đường
cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác
Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng
12 hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước
ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ trên đất liền Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển Trong lãnh hải tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại
và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển
Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ
ranh giới ngoài của lãnh hải Trong vùng biển tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, kinh tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình
Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (trừ
lãnh hải thì chiều rộng là 188 hải lý) Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh
tế nhằm khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển xây dựng và lắp đặt
Trang 1310
các công trình và thiết bị nhân tạo Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
Thềm lục địa: Là vùng đáy và vùng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải
của nước ven biển trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của lục địa ở khoảng cách gần hơn Tuy nhiên, bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo của rìa lục địa dù thế nào cũng không được vượt quá 350 hải lý tính
từ đường cơ sở lãnh hải hoặc không vượt quá 100 hải lý bên ngoài đường thẳng sâu 2500m Đối với thềm lục địa, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế Song, quyền chủ quyền của nước ven biển trên thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc tuyên bố hay không
Từ những khái niệm nêu trên, chúng ta có thể khẳng định chủ quyền biển, đảo của Quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia
đối với vùng biển đảo của mình, có quyền quyết định mọi vấn đề trên vùng biển đảo thuộc chủ quyền, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
* “Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo”
Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sự phản ánh, sự tác động của hiện thực khách quan thông qua quá trình giáo dục con người, nhằm hướng tới một con người tốt đẹp có tư tưởng trong sáng, có ý thức dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo nhằm khơi dậy các suy nghĩ, ý chí, hành động, làm cho con người nhận thức đúng đắn, ý thức được thái độ, hành động của mình trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước
Nói một cách ngắn gọn “Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo”
là quá trình người giáo viên sử dụng các biện pháp sư phạm hay phương pháp dạy học để truyền đạt kiến thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh sao cho đạt hiệu quả cao nhất, qua đó hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Trang 14Thông qua những câu truyện truyền thuyết “Lạc Long Quân - Âu Cơ”, Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển hay câu truyện “ Sơn tinh Thủy tinh”,
đã nói lên rằng từ xa xưa tổ tiên ta không chỉ gắn bó với đất liền mà còn gắn bó với biển khơi
Vào khoảng thế kỉ VII trước công nguyên, cư dân Việt cổ sau hàng chục vạn năm sinh sống và mở rộng vùng cư trú từ các hang, mái đá trên vùng đồi núi, vùng trung du, đã tràn xuống khai phá và chiếm lĩnh vùng đồng bằng rộng lớn của các con sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, định cư ở đây hình thành các thị tộc, bộ lạc Các con sông này hằng năm mang phù sa đến tạo ra những cánh đồng phù xa màu mỡ, tơi xốp nhờ đó cuộc sống cư dân Việt cổ từ săn bắt, hái lượm chuyển dần sang trồng trọt và chăn nuôi, hình thành nền nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với sức kéo trâu bò
Nghề nông trồng lúa nước ra đời đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là “trị thủy”, công việc này đòi hỏi phải có sự góp sức của nhiều người và cần một
người chỉ đạo Nhu cầu trị thủy là một trong những cơ sở hình thành nhà nước đầu tiên trên đất nước ta, nhà nước Văn Lang - Âu Lạc Sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đã mở ra thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, hình thành nền văn minh Việt Nam đầu tiên - văn minh sông Hồng
Cuộc sống vật chất - tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc gắn bó chủ yếu với sông nước, điều này được minh chứng qua các hình khắc trên trống đồng Đông Sơn, một bảo vật của dân tộc Việt Nam Trên trống đồng có nhiều hình thù trong đó có khắc hình thuyền, hình đắp đê trên sông, hình sản xuất
Trang 15các con sông lớn, gọi là đê “Quai vạc” Nhờ việc làm này đã thúc đẩy nền kinh
tế nông nghiệp phát triển, năng suất cao, đời sống nhân dân ổn định
Bên cạnh đó nền kinh tế thương nghiệp cũng phát triển cả về nội thương và ngoại thương Các chợ làng, chợ huyện mọc lên nhiều nơi chủ yếu gần các con sông, dễ dàng cho việc đi lại, buôn bán Hoạt động ngoại thương, buôn bán với nước ngoài được mở rộng, từ sớm, các thuyền buôn Trung Quốc hay các nước phương Nam đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía Bắc và miền Trung Năm
1149 nhà Lý cho xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hóa, Lạch Trường (Thanh Hóa), Thị Nại (Bình Định) đều là những vùng cảng quan trọng Thời nhà Trần, ngoại thương khá phồn thịnh, các nước Giava, Miến Điện, Ấn Độ đều có thuyền buôn bán với Đại Việt thông qua con đường biển
Từ các thế kỉ XVI - XVII, ngoại thương lại có bước phát triển hơn, bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Giava, Xiêm… xuất hiện những thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp Nhiều thương cảng được hình thành, tiêu biểu như thương cảng Hội An
Sự phát triển của kinh tế ngoại thương đã giúp Đại Việt trở nên hùng mạnh hơn Xuất phát từ lí do đó, các triều đại phong kiến Việt Nam chú trọng chăm lo quản lý chặt chẽ về chủ quyền biển, đảo Ở thời Lý, thiết lập những Trang, thời
Trang 1613
Trần thiết lập Trấn, thời Lê đặt Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo
và cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là “Hồng Đức bản đồ” trong đó có cả
Hoàng Sa và Trường Sa, cho thấy hai quần đảo này thuộc chủ quyền Đại Việt Thời kì Nam Bắc - Triều rồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, với việc các chúa Nguyễn cho thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để xác lập quyền làm chủ quần đảo Hoàng Sa Đặc biệt thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng cho cắp cột mốc
và dựng bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Biển, đảo không chỉ gắn bó với quá trình dựng nước mà còn giữ vai trò quan trọng trong công cuộc giữ nước, chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, trên sông biển đã hình thành nên những trận thủy chiến oanh liệt như: chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống với Trận Bạch Đằng thứ hai năm 981, năm 1071 thời nhà Lý,
Lý Thường Kiệt chặn đứng quân Tống xâm lược ở sông Như Nguyệt
Đặc biệt dưới thời Trần, quân và dân ta đã ba lần đứng lên tiến hành kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên hung bạo Ở lần thứ ba - năm 1288, dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, nhân dân ta đã lập được chiến công vang dội nhất trên sông Bạch Đằng lịch sử, tiêu diệt toàn bộ đạo thủy quân sáu vạn tên, bắt các tướng Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ, buộc Thoát Hoan rút quân chạy trốn
về nước, chấm dứt hoàn toàn cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên
Thế kỉ XVI - XVII, thủy quân của chúa Trịnh và chúa Nguyễn (thời kì Đàng Trong và Đàng Ngoài) đã chiến thắng các hạm đội xâm lược của chủ nghĩa tư bản châu Âu như đánh thắng hạm đội của thực dân Tây Ban Nha năm
1595, hai lần đánh thắng hạm đội của thực dân Hà Lan trong các năm 1642,
1643, đánh thắng hạm đội của thực dân Anh năm 1702
Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã tổ chức, xây dựng được một đội thủy quân mạnh bậc nhất ở Đông Nam Á Quân Tây Sơn đã nhiều lần vào Nam ra Bắc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến là nhà Trịnh (Đàng Trong) và nhà Nguyễn (Đàng Ngoài), chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt Năm 1785, Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy thủy quân tiến công đánh bại 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài
Trang 1714
Mút trong trận quyết chiến, chiến lược lịch sử Năm 1789, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ thực hiện cuộc hành quân thần tốc bằng đường bộ và đường biển ra Bắc đánh bại 29 vạn quân Thanh và chính quyền nhà Lê, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc Đến giữa thế kỉ XIX, thủy quân của Nguyễn Trung Trực đã nhiều lần đánh vào lực lượng hải quân Pháp, gây cho chúng thiệt hại đáng kể, mà nổi tiếng nhất là trận đốt cháy chiến hạm Êxperăngxơ (Hy Vọng) của Pháp
Đánh giá về truyền thống chiến đấu trên sông, biển của dân tộc, Đại tướng
Võ Nguyên Giáp nhẫn mạnh: “Do nước ta có vị trí quan trọng, có bờ biển dài, nhiều sông lớn, nên từ xa xưa tới nay kẻ địch bên ngoài thường lợi dụng biển và sông để xâm lược nước ta Và ở trên biển, trên sông, trong quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm anh hùng, bất khuất Thật vậy, trong những trang sử vẻ vang của mình kể từ khi Vua Hùng dựng nước, dân tộc ta đã ghi biết bao sự tích anh hùng trên non sông nước ta nói chung trên sông, biển nước ta nói riêng” [6;10]
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng biển, đảo giữ vai trò quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Cho đến nay biển, đảo vẫn giữ vai trò như vậy, cho nên cần khơi dậy nguồn sức mạnh cho con người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo thiêng liêng
của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải giữ lấy nó” [3;40]
* Những tiềm năng kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, chiếm tỉ lệ khoảng 100km2 đất liền, vùng biển rộng trên 1 triệu km2 với hơn 400 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Trong
63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển, chính vì vậy biển, đảo có giá trị tiềm năng kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng rất lớn đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Trang 1815
Về kinh tế: Biển, đảo đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế
mũi nhọn như: Thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…
Trước hết là ngành khai thác thủy sản: Biển, đảo cung cấp nguồn lợi hải
sản rất quan trọng, theo các điều tra, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật, 2.400 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 225 loài tôm, trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3,1 đến 4,4 triệu tấn Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước
Bên cạnh đó, dọc ven biển Việt Nam có 37 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 30 vạn ha có thể nuôi tôm và 7 vạn ha có thể nuôi
cá, trai, sò huyết… Đến nay, tuy sản lượng nuôi trồng thủy sản của ta vẫn còn thấp (35 tấn/1km2), nhưng cũng đã tạo ra một hướng làm ăn mới cho nhiều địa
phương trong cả nước
Thứ hai, về tài nguyên khoáng sản: Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm
lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như: Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỉ tấn, trữ lượng khai thác 4 đến 5 tỉ tấn Ngoài ra, ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về nhiều loại khoáng sản như: Titan, băng cháy, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó có cát nặng, cát đen là những nguồn tài nguyên quý giá
Thứ ba, về giao thông hàng hải: Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển
Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hàng hải nước ta phát triển, quan hệ giao lưu buôn bán với thế giới được mở rộng Ngoài ra, Việt Nam còn có đường bờ biển dài đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành hàng hải, dọc bờ biển Việt Nam có 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu như Cái Lân, Cam Ranh…
Trang 1916
Và nhiều điểm cảng trung bình, với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm, điều này thúc đẩy việc giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới
Thứ tư, về du lịch: Do bờ biển dài, khúc khuỷu, đã tạo ra những cảnh quan
thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng Những vũng, vịnh, bái cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm
có trên thế giới như: Di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng, các thắng cảnh trên đất liền như Phong Nha, Bích Động… các di tích lịch sử văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm đều được phân bố ở vùng biển Đây là những điểm tham quan du lịch lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước
Ngoài ra biển, đảo còn cho Việt Nam tiềm năng phát triển các loại hình du lịch hiện đại như: Nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao (bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…) và có thể tổ chức các lễ hội mang tầm vóc khu vực như: Festival biển Nha Trang…
Xét về an ninh - quốc phòng: Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước,
cửa ngõ Quốc gia Biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ
quốc Cho nên biển, đảo giữ vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ, che chắn bảo
vệ đất liền Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược từ xa, quan trọng của Việt Nam
Với tất cả những tiềm năng nêu trên chứng tỏ biển, đảo giữ một vai trò rất lớn và quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước Cho nên cần tăng cường việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ
* Xuất phát từ tình hình biên giới, biển, đảo hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình biên giới, biển, đảo của nước ta thường xuyên xảy ra những tranh chấp phức tạp đe dọa đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Đặc biệt là tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trang 2017
Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm vừa qua Trung Quốc đã có những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Với âm mưu bành chướng và thôn tính, chi phối biển Đông,Trung Quốc
đã đưa ra yêu sách “Đường lưỡi bò”, (cách gọi khác là: “Đường chín đoạn”
hoặc “Đường chữ U”) Đường lưỡi bò hoàn toàn không có cơ sở pháp lí và lịch
sử, được vẽ một cách tùy tiện, mơ hồ, không có tọa độ và luôn thay đổi Yêu sách đường lưỡi bò phi lý chiếm 80% diện tích biển Đông, xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của năm nước Việt Nam, Philippin, Inđônêxia, Malaixia và Brunây, trái với công ước Luật biển 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia
Để thực hiện yêu sách này, tháng 5 năm 2011, tàu ngư chính của Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ở lô 148, 149 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý miền Trung Việt Nam
Không dừng lại ở đó, ngày 21 tháng 6 năm 2012, Trung Quốc ngang
nhiên công bố thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” bao gồm quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, sau đó Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động củng cố cơ quan lập pháp, hành pháp, quân đội và xây dựng cơ sở hạ tầng
ở “Tam Sa” như: Thành lập cơ quan chỉ huy quân sự, tổ chức bầu 45 đại biểu của “Hội đồng nhân dân Tam Sa”…
Nghiêm trọng nhất là vào ngày 1/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương nước sâu 981 vào thăm dò dầu khí trong thềm lục địa, thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta, chỉ cách đảo Lí Sơn - Quảng Ngãi 120 hải lí
Tiếp đó, Trung Quốc tăng cường bồi đắp, tái tạo các đảo ở Hoàng Sa mà Trung Quốc đã xâm chiếm của Việt Nam, xây dựng đường băng nhân tạo, căn
cứ quân sự, đưa tàu chiến, vũ khí, máy bay, dân thường ra biển Đông, tăng cường kiểm soát, sẵn sàng gây hấn với các nước Những hành động của Trung Quốc ngày càng có xu hướng mở rộng, táo tợn và liều lĩnh hơn, qua đó thấy rõ mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, điều này sẽ làm cho tình hình
Trang 2118
biển Đông trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn
Ngoài ra, Trung Quốc còn có nhiều hành động ngang ngược như: Tấn công cảnh sát biển Việt Nam, tấn công và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam Ngày 23/3/2013, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi mang số hiệu QNg
96382 TS đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin Nhiều tàu cá khác của ngư dân bị Trung Quốc đánh chìm hoặc bắt lại, chúng đánh đập ngư dân, bắt nộp phạt, phá hoại toàn bộ thiết bị thông tin liên lạc, máy định vị, xé cờ Tổ quốc Những cư dân vô tội, cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại bị Trung Quốc cướp bóc càng khổ cực hơn
Các hoạt động nói trên của Trung Quốc rất ngang ngược, trắng trợn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, coi thường luật pháp quốc tế, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình trên biển Đông
Không chỉ có tranh chấp ở trên biển, đảo trên đất liền cũng xuất hiện tranh chấp ở vùng biên giới Tây Nam giữa Việt Nam với Campuchia Xuất hiện các hành động như đòi xem xét lại hoặc xuyên tạc bản đồ biên giới giữa nước ta và Campuchia, tiến hành các hoạt động xâm nhập biên giới một cách bất hợp pháp…
Từ những vấn đề mang tính thời sự nêu trên cho ta thấy được tình hình biên giới, biển, đảo hiện nay có nhiều tranh chấp phức tạp, đe dọa trực tiếp đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta Chính vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia cho học sinh là một điều rất cần thiết và cấp bách
* Nhiệm vụ và ưu thế của bộ môn lịch sử
Ở trường phổ thông, môn lịch sử có nhiệm vụ và ưu thế rất lớn trên cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ
Về kiến thức: Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, lịch
sử địa phương, bao gồm sự kiện, hiện tượng, thời gian, không gian, nhân vật, các khái niệm, thuật ngữ, niên đại Những vấn đề về phương pháp nghiên cứu
Trang 2219
học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh, qua đó giúp các em nắm được kiến thức cơ bản, toàn diện về tiến trình phát triển của lịch sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc
Về kĩ năng: Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông hình thành cho học sinh
những kĩ năng, kĩ sảo cần thiết, từ việc có quan điểm lịch sử như xem xét sự kiện và nhân vật, làm việc với sách giáo khoa và các nguồn tài liệu, biết phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, nhận xét sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Ngoài ra còn giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy, lôgic, rèn luyện kĩ năng nói, viết, thuyết trình và sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, vận dụng kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn cuộc sống
Về thái độ: Môn lịch sử phải giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương,
đất nước, lòng tự hào dân tộc, có niềm tinh vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng
và nhà nước, sự phát triển của lịch sử dân tộc trong lao động cũng như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là thắng lợi tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đồng thời, thông qua kiến thức lịch sử giáo dục cho các em lòng biết ơn, noi gương theo các thế hệ cha anh, phấn đấu trong học tập và lao động, có ý thức vươn lên trong cuộc sống Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống, đặc biệt giáo dục cho các em ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
Như vậy, môn lịch sử có nhiệm vụ và ưu thế lớn, không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành kĩ năng, kĩ sảo cho học sinh mà còn giáo dục cho các em ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, lòng yêu quê hương đất nước
và lòng tự hào dân tộc
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
Trong bối cảnh hiện nay, khi tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, sự bùng
nổ dân số chưa kiểm soát được, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc quan tâm đến khai thác, sử dụng biển hợp lý kết hợp chặt chẽ với bảo vệ quốc phòng - an ninh trên biển và bảo vệ môi trường có ý nghĩa cực kì quan
Trang 2320
trọng Với những tiềm năng của biển đảo về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng sẽ là những động lực lớn góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh và hùng mạnh Tuy nhiên vùng biển, đảo cũng là nơi kẻ thù lợi
dụng để xâm lược nước ta cho nên: “Bảo vệ chủ quyền biển, đảo không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ một địa bàn sinh sống, địa bàn phát triển kinh tế, mà còn
là bảo vệ một địa bàn chiến lược lợi hại, nằm trong thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc” [15; 3]
Trong Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã
ra nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” nhằm nhanh chóng
đưa đất nước ta trở thành một quốc gia về biển Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có ý nghĩa rất quan trọng Đặc biệt thời gian gần đây tình hình biển, đảo xuất hiện nhiều tranh chấp phức tạp, đe dọa đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta thì những kiến thức về chủ quyền biển, đảo càng trở nên cần thiết đối với thế hệ trẻ nói chung
và đối với học sinh phổ thông nói riêng
Với những vai trò đó của biển, đảo thì việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông có
ý nghĩa quan trọng đối với cả giáo viên và học sinh
Đối với học sinh
Về kiến thức: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh,
giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về biển, đảo Tổ quốc như thời gian xác lập, triều đại xác lập chủ quyền biển đảo, các bằng chứng nói về sự xác lập đó hay vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vai trò của biển trong phát triển kinh tế đất nước
Về kĩ năng: Hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ sảo cần thiết, từ
việc có quan điểm lịch sử như xem xét sự kiện và nhân vật, làm việc với sách giáo khoa và các nguồn tài liệu, biết phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, nhận xét sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Ngoài ra còn giúp học sinh nâng cao năng lực tuy duy, logic, rèn luyện kĩ năng nói, viết, thuyết trình và sử dụng
Trang 2421
đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, vận dụng kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn cuộc sống
Về thái độ: Qua dạy học lịch sử, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự
hào dân tộc về lịch sử lâu đời của đất nước, bồi dưỡng ý thức tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về văn hóa dân tộc, về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong đó có ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc Giáo dục cho học sinh ý thức về nền kinh tế tự chủ, niềm tự hào về những thành tựu kinh tế - văn hóa của dân tộc, từ đó các em có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, xác định động cơ học tập vì lí tưởng cao đẹp, phục vụ lợi ích của Tổ quốc
Về phía giáo viên
Qua việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo giúp giáo viên thực hiện bải giảng của mình tốt và đạt hiệu quả cao hơn, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, làm cho tiết học trở nên sôi động, làm cho học sinh yêu thích môn lịch sử nhiều hơn
Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi dạy học lịch sử còn giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ truyền đạt những kiến thức cơ bản mà còn biết liên hệ thực tế, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử
Ngoài ra,còn khẳng định được tầm quan trọng của môn lịch sử đối với thế
hệ trẻ ngày nay, đối với sự tồn suy của đất nước, từ đó tránh được nguy cơ môn lịch sử trở thành môn tự chọn hay tích hợp
Trang 25Ở trường trung học phổ thông, vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được quan tâm, chú trọng Một số trường tiến hành việc giáo dục ý thức về bảo vệ chủ quyền, biển đảo thông qua các cuộc thi, các hoạt động văn hóa - văn nghệ Tuy nhiên, phần lớn chỉ mang tính chất hình thức, biện pháp thực hiện chưa hấp dẫn và cụ thể cho nên không tạo hứng thú cho học sinh, vì vậy kết quả đạt được không cao
Trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, mặc dù các giáo viên giảng dạy đều nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, song do nội dung này chưa được đề cập nhiều và
cụ thể trong chương trình sách giáo khoa, chương trình giảng dạy cho nên dường như việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo không được thực hiện thường xuyên Nếu có, giáo viên chỉ nói qua, chưa có phương pháp, biện pháp truyền đạt thực sự đạt hiệu quả, không tạo được biểu tượng sinh động để có thể tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh
Về phía học sinh, đa số các em đều không thích học môn lịch sử, cho nên những kiến thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc mà các em lĩnh hội được còn rất ít và yếu Các tư liệu cổ khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và được xác lập từ lâu, các khái niệm chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, số lượng các đảo, quần đảo, vai trò của biển, đảo trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hay tiềm năng về kinh tế - xã hội -
Trang 2623
an ninh quốc phòng của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay… kiến thức này các em hiểu rất mơ hồ
Từ thực trạng trên đặt ra một yêu cầu đó là phải tăng cường việc giáo dục
ý thức bảo vệ chủ quyền trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và khi dạy học Lịch sử nói riêng
1.2.2 Nguyên nhân và định hướng
Nguyên nhân
Qua thực tiễn, cho thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông chưa được quan tâm nhiều hoặc nếu có thì hiệu quả không cao Nguyên nhân là do:
Thứ nhất: Những nội dung kiến thức về chủ quyền biển, đảo chưa được
đề cập nhiều trong chương trình sách giáo khoa lịch sử, chủ yếu là nội dung cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Chính vì vậy, giáo viên thiếu cơ sở, tài liệu để thực hiện bài dạy có sự lồng ghép kiến thức về việc xác lập chủ quyền biển, đảo quốc gia Nếu có thì đại bộ phận giáo viên còn lúng túng chưa biết khai thác nội dung ở bài nào và phần nào, cho nên việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi dạy học lịch sử ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế
Thứ hai: Do phương pháp giảng dạy của giáo viên Phần lớn giáo viên
còn ỷ lại, ngại đổi mới, chủ yếu quan tâm truyền đạt những kiến thức cơ bản trong bài học, chưa mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế Chưa biết cách lồng ghép và khai thác nội dung kiến thức về chủ quyền biển, đảo vào dạy học lịch sử
ở trường phổ thông
Thứ ba: Do thời lượng của tiết học ít, giáo viên luôn thấy thiếu thời gian
dạy kiến thức mới, cho nên việc lồng ghép hay mở rộng kiến thức về chủ quyền biển, đảo khi dạy học lịch sử hầu như ít được thực hiện
Thứ tư: Đa số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của
việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi dạy học ở trường phổ thông, cho nên vấn đề này không được thực hiện thường xuyên
Thứ năm: Do điều kiện giảng dạy và học tập của cả giáo viên và học sinh
ở nhiều nơi còn khó khăn, (đặc biệt ở những trường vùng ba) nguồn lực phục vụ
Trang 2724
cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng trong nhà trường như cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu vừa chưa đồng
bộ, làm hạn chế việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia
Định hướng
Trong bối cảnh chủ quyển biển, đảo đang bị các thế lực bên ngoài nhòm ngõ
và xâm phạm thì việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia càng giữ vị trí quan trọng Chính vì vậy, chúng ta phải đưa ra những định hướng sau:
Thứ nhất: Về việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa môn lịch sử
Bên cạnh kiến thức cơ bản cần đưa một nội dung quan trọng mang tính thời sự hiện nay là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào những bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa lịch sử
Thứ hai: Tăng cường tập huấn cho giáo viên, điều này rất cần thiết cho
giáo viên trong việc cập nhận kiến thức chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm Cần có những chuyên đề chuyên sâu về việc giáo dục ý thức bảo
vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia cho học sinh trong từng nội dung kiến thức, từng giai đoạn lịch sử, từng lớp học, cấp học, các chuyên đề về các phương pháp khi dạy kiến thức về chủ quyền biển, đảo
Thứ ba: Đối với người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững
vàng, thường xuyên cập nhật những kiến thức, phương pháp mới Đồng thời phải ra sức học tập, rèn luyện để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ thao tác sư phạm,
tự bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, chủ quyền biển, đảo
Thứ tư: Tăng cường lồng ghép các nội dung về chủ quyền biển, đảo Việt
Nam khi dạy học lịch sử trong giờ nội khóa và giờ hoạt động ngoại khóa, làm như vậy sẽ làm cho hiệu quả của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia cao hơn
Thứ năm: Tổ chức thêm các cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo, đưa
kiến thức chủ quyền biển, đảo vào nội dung kiểm tra, có thể là kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì
Trang 2825
CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO QUỐC GIA CHO HỌC SINH KHI DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (SÁCH GIÁO
KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung của chương trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX
2.1.1 Vị trí
Khóa trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn) có vị trí quan trọng và không thể tách rời đối với tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam
Đây là phần mở đầu cho toàn bộ nội dung phần Lịch sử Việt Nam, phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam từ nguyên thủy đến giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến và trải qua hai phương thức sản xuất: Nguyên thủy và phong kiến Nhận thức đúng đắn, chính xác, nắm được quy luật
đi lên của lịch sử giai đoạn này mới có thể hiểu được bản chất và giúp cho việc học tập giai đoạn sau tốt hơn
Phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX thuộc phần lịch sử Cổ - Trung đại Việt Nam Tìm hiểu phần lịch sử này, giúp học sinh hiểu được về tiến trình hình thành của lịch sử dân tộc, trải qua một quá trình lâu dài hàng ngàn năm lao động, sáng tạo, các bộ lạc trên đất nước ta đã từng bước làm chuyển biến về mặt xã hội, đưa đến sự hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn hóa chung, một tổ chức chính trị - xã hội chung đó là nhà nước Văn Lang
- Âu Lạc, đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong lịch sử Việt Nam, mở
ra thời đại dựng nước và bước đầu giữ nước của dân tộc ta Tiếp đó là quá trình xây dựng đất nước về mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hóa của dân tộc
ta trong độc lập lâu dài vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tạo dựng nên một quốc gia giàu mạnh, lãnh thổ thống nhất và một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 2926
2.1.2 Mục tiêu
Căn cứ vào thực tiễn triển khai chương trình Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn), mục tiêu của phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX thể hiện trên những phương diện sau:
- Hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian dài trên một lãnh thổ rộng lớn Đây cũng là thời
kì xây dựng đất nước trên mọi mặt từ chính trị - kinh tế - văn hóa, đồng thời nhân dân Việt Nam phải liên tục cầm vũ khí đứng lên chống ngoại xâm, bảo vệ
sự biến đổi theo tình hình ở Đàng Trong và Đàng Ngoài về nông nghiệp, thủ công nghiệp đặc biệt là thương nghiệp với nền kinh tế hàng hóa đã tác động đến
xã hội về nhiều mặt
- Hiểu được trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt gia tăng, phong trào Tây Sơn bùng nổ, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đã xóa bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước, đồng thời hoàn thành thắng lợi hai cuộc kháng chiến (chống
Trang 302.1.3 Nội dung cơ bản
Khóa trình Lịch sử Việt Nam từ cội nguồn đến giữa thế kỉ XIX bao gồm
những nội dung cơ bản sau:
Các tài liệu khảo cổ học đã cung cấp những bằng chứng xác thực về sự có mặt của người vượn trên lãnh thổ Việt Nam Trải qua thời nguyên thủy mông muội lâu dài, tới khoảng thế kỉ VII trước công nguyên, sau hàng chục vạn năm sinh sống
và mở rộng vùng cư trú, các tộc người Việt cổ trên đất Bắc Việt Nam đã hợp nhất lại, dựng lên quốc gia đầu tiên là Văn Lang sau đó là Âu Lạc Một nền văn minh lúa nước hình thành với nhiều thành tựu văn hóa đặc sắc
Đầu thế kỉ II trước công nguyên, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại phương Bắc, trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân Âu Lạc đã đấu tranh kiên cường để tự giải phóng và giữ gìn nền văn hóa của tổ tiên
Trang 3128
Trong khoảng thế kỷ đầu Công nguyên, ở Nam Trung bộ ngày nay là Lâm
Ấp, Chăm- pa ra đời và phát triển Ở vùng Tây Nam Bộ quốc gia Phù Nam hình thành Trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang- Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Chăm pa, cư dân Phù Nam có nhiều nét đặc thù, nhưng cũng có nhiều nét chung cơ bản
Đặc biệt, sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta được mở ra
Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV là quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam Từ khi xây dựng nhà nước phong kiến độc lập ở các thế kỉ X, trải qua các triều đại Ngô, Đinh Tiền Lê, đến thế kỷ XV thì nhà nước phong kiến ngày càng phát triển và hoàn chỉnh hơn Đặc biệt đến thời Lê Thánh Tông trong quá trình xây dựng đất nước từ thế X đến thế kỷ XV, ông cha ta đã
để lại nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực
Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Đại Việt liên tục phải cầm vũ khí chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc Ở thời kỳ Tiền Lê, Lý, Trần, Lê cả nước đã đồng lòng đứng lên, chống lại những cuộc xâm lược của nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, đã ghi vào lịch sử dân tộc những chiến công hiển hách, làm giàu thêm truyền thống chống giặc ngoại xâm của cả nước ta
Bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến ở Việt Nam ngày càng bước vào con đường suy thoái Cuộc nội chiến giữa các thế lực phong kiến nổ ra và kéo dài nhiều thập kỷ, cuối cùng đã dẫn đến sự chia cắt đất nước thành hai miền
là Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền khác nhau Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng tạo cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị như Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An
Sang thế kỉ XVIII, nhà nước phong kiến của cả hai miền đều bị sụp đổ trước sự tấn công của phong trào Tây Sơn, đất nước bước đầu được thống nhất, vương triều Tây Sơn được thành lập Đồng thời, phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã anh dũng đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc
Trang 3229
Vương triều Tây Sơn tồn tại không lâu, nhà Nguyễn đã làm chủ cả nước với một chính quyền quân chủ chuyên chế phong kiến Sau khi nhà Nguyễn lên nắm chính quyền, một chính sách kinh tế được ban hành nhưng không giải quyết được tình trạng khủng hoảng xã hội, đời sống nhân dân khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược, đất nước ta bước sang một thời kỳ mới
2.2 Những nội dung cần khai thác trong chương trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia
Dựa vào nội dung cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn), giáo viên có thể khai thác nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quốc gia ở những vấn đề sau:
Nội dung thứ nhất: Ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo Quốc gia nói riêng hình thành từ rất sớm
Nội dung này được thể hiện qua bài 14: “Các quốc gia cổ đại trên đất
nước Việt Nam” (mục 1: Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc) Quốc gia Văn Lang -
Âu Lạc ra đời do yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm cùng với nhu cầu trị thủy để bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trước nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa Đời sống cư dân Văn Lang - Âu Lạc đa dạng bao gồm: Trồng lúa, săn bắt, chăn nuôi đặc biệt là đánh cá (thể hiện việc hướng ra biển, khai thác nguồn hải sản từ biển
để sinh sống) Từ khi ra đời, nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được xây dựng trên tất
cả các mặt chính trị - kinh tế - văn hóa - quân đội với mục đích bảo vệ đất nước Tuy nhiên các thế lực bên ngoài, tiêu biểu là nhà Tần tiến hành xâm lược nước ta, nhân dân Văn Lang - Âu Lạc với ý thức về một nền độc lập tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ đã cùng nhau đứng lên kháng chiến chống lại quân Tần xâm lược và kết quả thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập dân tộc và sự toàn vẹn về lãnh thổ
Nội dung thứ hai: Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo
Tổ quốc một cách hòa bình và liên tục của các triều đại phong kiến Việt Nam
Thế kỉ X mở ra thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam, nhà
Trang 3330
nước quân chủ được thành lập và từng bước phát triển đến đỉnh cao vào thế kỉ
XV trên một lãnh thổ thống nhất Các triều đại phong kiến Việt Nam từ khi giành được quyền tự chủ đã không ngừng thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền dân tộc trên đất liền và trên biển, điều này được thể hiện qua việc mở mang lãnh thổ, tổ chức quân đội, chính sách đối nội và đối ngoại Nội dung này phù hợp với:
Bài 17: “Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV”),(mục II)
Bài 21: “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI -
XVIII” (mục 4: Chính quyền ở Đàng Trong)
Bài 25: “Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ
XIX” (mục 1: Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao)
Nội dung thứ ba: Vai trò của biển, đảo trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc
Song song với quá trình dựng nước, dân tộc ta vẫn phải liên tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Với lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần chiến đấu kiên cường, nhân dân ta đã làm nên biết bao những chiến công oai hùng, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược Để có được những chiến thắng đó ngoài những yếu tố trên còn có vai trò to lớn của biển, đảo
Một trong những ví dụ tiêu biểu thể hiện vai trò của biển, đảo là vào năm
938, trên của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dàn thế trận đóng cọc gỗ, lập trận đánh tan thủy quân Nam Hán, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ
lâu dài cho dân tộc ta (Bài 16: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành
độc lập”, mục 2 Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu)
Cũng trên dòng sông Bạch Đằng ấy, Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống với trận Bạch Đằng thứ hai năm 981; Lý Thường Kiệt tấn công địch ở Khâm Châu, Liên Châu và Ung Châu vào năm 1075, chặn quân Tống ngoài biển năm 1077 Đặc biệt, thời nhà Trần với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỉ XIII) với trận Bạch Đằng lịch sử tiêu diệt thủy quân sáu
Trang 3431
vạn tên, bắt các tướng Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ buộc quân Nguyên phải rút quân
về nước Từ trong quá trình kháng chiến đó xuất hiện những vị tướng tài giỏi về chỉ huy quân đội tác chiến trên sông, biển như: Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái… đã lập công xuất sắc, làm rạng
rỡ nền nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta (Bài 19: “Những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV”, mục I, II)
Vào thời Tây Sơn, thủy quân Tây Sơn đã nhiều lần vào Nam ra Bắc đánh
đổ hai tập đoàn phong kiến là nhà Trịnh (Đàng Ngoài) và nhà Nguyễn (Đàng Trong) chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước Nguyễn Huệ đã tổ chức và xây dựng một đội thủy quân hùng mạnh vào bậc nhất Đông Nam Á Năm 1785, Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy thủy quân tiến công và đánh bại năm vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút, tiếp đó năm 1789, thực hiện cuộc hành quân thần tốc cả trên bộ, trên biển ra Bắc đánh bại 29 vạn quân Thanh và chính quyền nhà
Lê, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước (Bài 23:
“Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVII”, mục II)
Nội dung thứ 4: Ý thức về những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Trong lịch sử dân tộc, biển - đảo với những tiềm năng vô tận của mình, đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Ngày nay, biển
- đảo vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân ta
Ví dụ, khi dạy bài 14: “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” ở
mục 2 Quốc gia cổ Chăm - Pa, giáo viên khai thác nội dung về kinh tế và nhấn
mạnh:
Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh ở đồng bằng ven biển miền Trung đã hình thành quốc gia cổ Chăm - Pa Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa cận biển và tính hướng biển mạnh mẽ điều này được thể hiện qua hoạt động trao đổi buôn bán các sản phẩm như đồ sắt, đồ thủy tinh, đồ gốm với kĩ thuật tinh xảo được đưa đi trao đổi, buôn bán ở Philippin, Indonesia, Malaysia…
Trang 3532
Ở mục 3: Quốc gia cổ Phù Nam, giáo viên khai thác nội dung về kinh tế
và nhấn mạnh về hoạt động ngoại thương đường biển của Phù Nam rất phát triển với cảng thị Óc Eo - một thương cảng quốc tế quan trọng không chỉ của vương quốc Phù Nam mà còn là trung tâm kinh tế của Đông Nam Á Cuối cùng, giáo viên nhấn mạnh nền kinh tế trên biển đã làm cho Chăm - Pa, Phù Nam trở thành các quốc gia hùng mạnh một thời
Khi dạy bài 18: “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế
kỉ X - XV” Từ thế kỉ X - XV với ý thức vươn lên, nhân dân Việt Nam đã cần cù
lao động, xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước thống nhất đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương
Ở mục 3: Mở rộng thương nghiệp, giáo viên khai thác hoạt động ngoại
thương dưới các triều đại phong kiến có từ rất sớm, các thuyền buôn Trung Quốc hay các nước Phương Nam đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía Bắc
và miền Trung Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hóa Ngoài ra, trên đất nước ta lúc bấy giờ còn có các vùng cảng quan trọng như: Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải (Nghệ An)…
Bài 22: “Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII”, ở mục 3: Sự phát
triển của ngoại thương, giáo viên nhấn mạnh từ thế kỉ XVI - XVII, buôn bán
phát triển nhanh ở miền xuôi, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương, các hoạt động giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng Do chính sách
mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn nên hoạt động ngoại thương phát triển nhanh chóng Thuyền buôn các nước kể cả các nước châu Âu đến Việt Nam ngày càng nhiều, các chúa Nguyễn với cái nhìn cởi mở về biển, đã thực thi nhiều chính sách khuyến thương mạnh mẽ, tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại Đàng Trong phát triển Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa dẫn tới sự hình thành và hưng khởi của các đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong
Trang 36các vua triều Nguyễn đặc biệt là Gia Long và Minh Mạng đã lập đội thủy quân
ra đo đạc, cắm cờ, dựng bia xác lập chủ quyền trên các hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa
- Châu bản triều Nguyễn ngày 27 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 11 (1839)
- Sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835) Đây là sắc chỉ duy nhất còn nguyên vẹn đến ngày nay của dòng họ Đặng đã được ông Đặng Văn Thanh giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Quảng Ngãi mới đây
- Các câu chuyện truyền miệng về Hải đội Hoàng Sa (cách đây 200 năm) của người Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- Hiện vật, mô hình thuyền câu, di vật, đồ dùng của những người tham gia đội Hoàng Sa còn được lưu giữ lại trong bảo tàng, nhà truyền thống
Như vậy, trong chương trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế
kỉ XIX có bốn nội dung cơ bản, giáo viên khai thác các nội dung trên kết hợp cùng các biện pháp sư phạm cụ thể để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh
2.3 Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia khi dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX
2.3.1 Trong bài học nội khóa
2.3.1.1 Khai thác và sử dụng tài liệu tham khảo về chủ quyền biển, đảo
Sử dụng tài liệu văn học
Tài liệu văn học bao gồm các tác phẩm văn học ra đời gắn với hoàn cảnh lịch sử của sự kiện hoặc phản ánh sự kiện, nó góp phần làm cho bài giảng sinh động hơn, hấp dẫn hơn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
Trang 37Khi dạy bài 14: “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam”, mục 1, để
khẳng định ý thức chủ quyền biển, đảo quốc gia được hình thành từ rất sớm,
giáo viên sử dụng truyền thuyết về “Lạc Long Quân - Âu Cơ”, kết hợp với lời nói truyền cảm, giàu hình ảnh kể cho học sinh nghe: “Tục truyền rằng Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng kết hôn với Âu Cơ vốn thuộc giống tiên sinh ra một bọc có trăm trứng, đẻ ra trăm con Đến lúc trưởng thành, Lạc Long Quân nói với vợ: Nàng đem năm mươi con lên núi, ta dẫn năm mươi con xuống biển”, qua
đó, giáo viên nhấn mạnh ngày xưa tổ tiên ta có hai hướng để sinh tồn: Làm ruộng, săn bắn trên đất liền và đánh bắt hải sản ngoài biển, tiến hành công cuộc khai phá, chinh phục biển và các đảo ven biển, điều này chứng tỏ từ rất sớm dân tộc ta đã gắn bó với biển, đảo
Hay trong bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ
X - XV”, ở phần I, mục 2 Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, khi dạy phần
diễn biến giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến, giáo viên giảng giải: Quân Tống đã nhiều lần tấn công vào phòng tuyến trên sông Như Nguyệt nhưng đều bị thất bại nên rất chán nản, mệt mỏi Để làm mất dần ý chí chiến đấu của quân giặc, đêm đêm Lí Thường Kiệt cho quân lính vào hai ngôi đền Trương Hống - Trương Hát
ngân vang bài thơ “Nam quốc sơn hà” Giáo viên đọc bài thơ cả phần phiên âm
chữ Hán và dịch nghĩa:
Phiên âm Hán -Việt:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phận định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Trang 38hiện nay chưa xác định được chính xác tác giả nhưng có nhiều ý kiến cho rằng
đó là tác phẩm của Lí Thường Kiệt Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, 28 chữ) nhưng đã khẳng định được một chân lí hùng hồn: Nước Việt Nam
là một quốc gia có lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền tự chủ của dân tộc
là thiêng liêng, bất khả xâm phạm Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ nhân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vào thắng lợi hoàn toàn Đi vào lịch
sử, bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn
1000 năm Bắc thuộc Theo sách Việt Điện U Linh “Đêm đêm nghe tiếng vang trong đền, quân ta đều phấn khởi, quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan” Chớp lấy cơ hội đó, cuối mùa xuân năm 1077, Lí Thường Kiệt mở cuộc
tấn công lớn vào trận tuyến của địch và giành thắng lợi Như vậy, với việc sử dụng tài liệu văn học nêu trên đã biến giờ học lịch sử khô khan trở thành một tiết học sinh động, hấp dẫn Học sinh không chỉ nắm vững được các sự kiện cơ bản của cuộc kháng chiến chống Tống mà còn hiểu rõ cương giới, lãnh thổ nước ta
đã được khẳng định từ ngàn đời nay
Ở phần III, phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn, để khẳng định ranh giới chủ quyền của dân tộc, giáo viên có thể
sử dụng một đoạn trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi:
“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác
Trang 39Khi dạy bài 21: “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế
kỉ XVI - XVIII”, mục 4, giáo viên nhấn mạnh các chúa Nguyễn đã cho thành lập
đội Hoàng Sa, để cho học sinh thấy nỗi vất vả của đội Hoàng Sa khi thực thi chủ quyền tại quần đảo, giáo viên sử dụng lời ru của người dân đảo Lý Sơn nói đến Hải đội Hoàng Sa:
“Hoàng Sa trời đất mênh mông Người đi thì có mà không thấy về”
Ngày nay, câu chuyện về những người lính rong buồm đến Hoàng Sa được người dân Lý Sơn kể cho nhau nghe như những bản anh hùng ca Theo lời
kể của những người già trên đảo Lý Sơn, họ từng được nghe cha ông truyền miệng nhau về những chuyến rong buồm vượt biển đến Hoàng Sa gần 200 năm
trước Trước khi rong buồm vượt biển Đông, các thành viên của hải đội Hoàng
Sa được gia đình, họ tộc làm lễ "tế sống", gọi là Lễ khao lề tế (thế) lính Hoàng
Sa Lễ này thường diễn ra vào tháng 2 và 3 hằng năm ở đảo Lý Sơn Mỗi người lính được tạc một hình nhân để thế mạng và chôn vào các ngôi mộ gió, bởi chuyến đi của họ giống như cuộc ra đi của tráng sĩ Kinh Kha - khó có ngày về
Qua những đoạn tư liệu trên, yêu cầu HS phát biểu những suy nghĩ, cảm nhận của mình về việc thực thi chủ quyền biển, đảo của cha ông ta Sau đó, GV phân tích nhằm làm cho các em không chỉ hiểu sâu về nội dung kiến thức cơ bản của bài mà còn cung cấp cho các em những bằng chứng xác thực về chủ quyền biển đảo Tổ quốc từ rất sớm và thực thi một cách liên tục, hòa bình qua các triều đại phong kiến Việt Nam Trong bối cảnh thế giới đang có những chuyển biến
phức tạp, đặc biệt là vấn đề biển Đông đang “nóng bỏng” với sự bành trướng,
xâm lược của Trung Quốc xâm phạm đến vùng biển, đảo của Việt Nam, thì những tài liệu trên là những căn cứ xác thực góp phần giúp học sinh hiểu sâu hơn về chủ quyền biển, đảo của nước ta Qua đó, giáo dục học sinh ý thức về
Trang 40sử phong phú, bổ sung những kiến thức còn chưa có trong sách giáo khoa, mà còn làm sáng tỏ hơn những kiến thức cơ bản của bài học
Ngày nay, khi vấn đề tranh chấp biển Đông đang trở thành chủ đề nóng trong khu vực và trên thế giới thì việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua nguồn tài liệu lịch sử là bằng chứng xác thực nhất, khoa học nhất để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Thật vậy, để tạo biểu tượng rõ ràng, sinh động và gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên có thể dùng tài liệu lịch sử để cụ thể hóa các hiện tượng,
sự kiện lịch sử
Chẳng hạn, khi dạy bài 17:“Quá trình hình thành và phát triển của nhà
nước phong kiến (từ thế kỷ X-XVII)”, mục II: Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước
phong kiến ở các thế kỷ XI- XV Sau khi giảng cho HS hiểu về việc hoàn thiện
bộ máy nhà nước (tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật, quân đội, chính sách đối nội và đối ngoại) ở các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, giáo viên mở rộng thêm và nhấn mạnh về các triều đại phong kiến Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về chủ quyền dân tộc Ngay từ thời Lý chính quyền Thăng Long đã dành nhiều sự quan
tâm đến các vùng biển, đảo và được các sử gia ghi chép lại: “Năm 1149 vua Lý Anh Tông (1138-1175) đã cho khai mở trang Vân Đồn thiết lập trung tâm kinh
tế đối ngoại ở vùng đảo xa Đông Bắc Năm 1171 đích thân nhà vua đã đi tuần các hải đảo, xem tình hình núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa