1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập bệnh viện Trưng Vương

35 2,9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công " Và bác hồ kính yêu đã tặng năm chữ vàng cho cán bộ nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bệnh Viện Trưng Vương

Sinh viên thực hiện: Võ Thế Tân MSSV: 1211506335

Lớp: 12CDS04 Khóa: 2012-2015 Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Yến

Tp Hồ Chí Minh, năm 2015

1

Trang 2

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bệnh Viện Trưng Vương

2

Trang 3

MỤC LỤC

Contents

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

" Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công "

Và bác hồ kính yêu đã tặng năm chữ vàng cho cán bộ nhận viên nghành Y- Dược

" Lương Y Như Từ Mậu "

Đây là lời dạy, lời nhắc nhở về lương tâm của thầy thuốc, là một trong hai nghề luôn được nhân dân coi trọng và được tôn làm thầy

Kết hợp giữa việc học và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập để trờ thành một dược

sĩ tương lai

Bệnh viện Trưng Vương là một đơn vị có nhiệm vụ then chốt chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đây là một vị trí thuận lợi về giao thông góp phần không nhỏ đến độ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết Hằng năm bệnh viện đã khám và chữa bệnh chó hàng nghìn lượt bệnh nhân, đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân

Bên cạnh các khoa, phòng điều trị lâm sàng thì khoa Dược là một vị trí quan trọng với chuyên môn nhiệm vụ hầu cần cho nghành y tế nói chung và phân phối tân dược, đông dược, hóa chất, dụng cụ y tế

Khoa Dược bệnh viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu

và thuốc men, y cụ, y tế phục vụ cho việc điều trị nội ngoại trú, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân

4

Trang 5

Lời Cám Ơn

“ Uống nước nhớ nguồn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “

Để tiếp nối truyền thống đó của dân tộc ta em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đang giảng dạy tại : Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức, bài học quý báu trong suốt quá trình học tập vừa qua

Là học sinh trường Đại Học Nguyễn Tất Thành với em là niềm vui, niềm tự hào Ban đầu thật khó khi phải làm quen với những tiết học của nghành Dược Nhưng với

sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thành cô giáo cùng với lòng quyết tâm của bản thân

em đã vượt qua những khó khăn đó Đến nay sau 3 năm học tập tại trường em đã có vốn kiến thức cho riêng mình, kỳ thi tốt nghiệp sắp tới là vượt qua thử thách để kiểm chứng kết quả học tập của bản thân em trong suốt 3 năm qua

Bước chân vào cuộc sống có nhiều khó khăn , thử thách đòi hỏi bản thân em nói riêng và học sinh nghành dược nói chung phải tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng vững vàng và lòng say mê nghề nghiệp, đặc biệt là có lòng yêu thương để vượt qua thử thách nhằm giúp em chuẩn bị tốt hành trang đó

Ban Giám Hiệu nhà trường và Phòng Đạo Tạo đã tạo điều kiện tốt để cho em đi

thực tế tại cơ sở: Bệnh Viện Trưng Vương.

Qua thời gian đi thức tế tại cơ sở em viết bài bào cáo này để tổng kết tốm tắt quá

trình đi thức tế tại cơ sở Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và còn ít kinh

nghiệm về nghề nghiệp chuyên môn, việc hoàn thành thu hoạch này em không thể tránh khỏi thiếu sót, khiếm khuyết của bản thân Em rất mong thầy cô đóng góp ý kiến Đồng thời em cũng mong thầy cô bỏ qua thiếu sót khuyết điểm đó

" Em Xin Chân Thành Cám Ơn "

5

Trang 6

PHẦN 1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

1.1 Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:

Được khởi công xây dựng ngày 16/3/1963 với tên gọi là Bệnh viện Trưng Vương, chuyên môn chính lúc bấy giờ là sản - nhi phục vụ cho vợ con gia đình binh sĩ chế độ

cũ Một năm sau ngày khởi công, Khu Nhà điều hành được khánh thành và đi vào hoạt động Kể từ đó đến năm nay, các khu chức năng như: Dược - Xét nghiệm, Điện tuyến, Nội - Nhi, Nha khoa, Khoa Ngoại, Sản khoa và Săn sóc đặc biệt lần lượt được hình thành

Bệnh viên được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn từ ngày miền Nam giải phóng

 Tên Đơn Vị: Bệnh Viện Trưng Vương

 Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, P14, Q10, TP HCM

 Điện thoại: (08) 73036263 – 38656744 Fax : (08) 38650687

Hình1.1 Bệnh Viên Cấp Cứu Trưng Vương

6

Trang 7

1.2 Quy mô tổ chức của Khoa Dược bệnh viện Trưng Vương:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

7

Trang 9

1.3 Chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các bộ phận trong bệnh viên: 1.3.1 Chức năng:

 Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện

sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

1.3.2 Nhiệm vụ chung:

 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)

 Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu

 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

 Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện

 Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược

 Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện

 Tham gia chỉ đạo tuyến

 Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu

 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

Trang 10

DSCĐ Nguyễn Bích Ngọc

DSCĐ Nguyễn Văn Lâm

DSCĐ Nguyễn Phi Uyên Tâm

DT Huỳnh Thị Minh Hiền

DC Nguyễn Thanh Thúy

10

Trang 11

1.3.4.Hoạt động chuyên môn

 Kho chẵn cấp phát thuốc cho kho lẻ, kho BHYT và lên dự trù thuốc

 Kho lẻ cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng, đảm bảo 100% giao thuốc đến tận các khoa

 Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là Dược sĩ đại học

 Thủ kho giữ các thuốc khác là Dược sĩ cao đẳng và Dược sĩ trung học

 BHYT ngoại trú cấp phát thuốc cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế

 Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, có Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc

 Kho đảm bảo chống ẩm móc, sắp xếp trên kệ, giá cách xa tường 2m

 Kho luôn sắp xếp thuận tiên cho việc kiểm tra, vận chuyển, cấp phát, đảm bảo an toàn

 Thuốc trong kho trong bệnh viện được sắp xếp theo bảng chữ cái (A,B,C), được nằm trên các kệ theo đúng quy trình Thuốc trong kho được đặt trên

kệ được sắp xếp sao cho dễ thấy dễ lấy

 Các loại bông, băng, gòn, kim không được kho quản lí

 Kho chỉ quản lí thuốc và hóa chất

 Kho hóa chất : Hóa chất sát khuẩn,

 Kho được bảo quản ở nhiệt độ 27 độ C

 Kho được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng… Luôn tuân thủ các nguyên tắc bảo quản

11

Trang 12

 Các điều kiện bảo quản đặc biệt như:

 Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8 độ C

 Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-8 độ C

 Kho đông lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá – 10 độ C

 Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15 độ C

 Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 độ C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30 độ C

 Để đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt, ẩm độ các kho có sự đánh giá độ đồng điều về nhiệt và ẩm độ, việc đánh giá luôn tuân theo quy định chung của hướng dẫn có sẳn

Kho được chia làm 2 loại là kho chẳn và kho lẻ:

Kho chẳn: Nơi để thuốc theo thùng hoặc nguyên 1 khối hàng được nhập và

xuất theo quy trình

Hình 2.1.1 Kho Chẳn

12

Trang 13

Hình 2.1.2 Các kho khác bên kho chẳn

Quy trình Kho Chẳn:

Kho chẳn sẽ lên dự trù, đặt và nhận thuốc và sẽ kiểm tra về số lô, hạn dùng, cảm quang→Lên hóa đơn→ Hóa đơn sẽ chuyển qua phòng kế toán hành chính →Nhân viên phòng kế toán hành chính sẽ dò lại số lương, giá tiền trên máy tính theo phần mềm thống kê ở phòng hành chính→ kho chẳn sẽ báo lại số lượng hàng mới nhập

về cho kho lẻ

13

Trang 14

Kho lẻ: Nơi để các loại thuốc viên và cũng là nơi để cấp phát thuốc cho các

bệnh nhân nội trú

Hình 2.1.2 Kho Lẻ

Hình 2.1.3 Kệ thuốc bên kho lẻ

14

Trang 15

Trưởng Khoa

Tổ 5 Phó Trưởng Khoa

 Khỏ lẻ là nơi phát thuốc viên, dịch truyền nhỏ, các vacxin như viêm gan B, Uống ván

 Tủ lạnh được bảo quản ở nhiệt độ : 2 độ C

 Bảo quản : 27 độ C, Độ ẩm khoản 64% - 65%

 Tủ thuốc hướng tâm thần và thuốc gây nghiện được bảo quản trong tủ sắt đóng kín

 Kho lẻ phát thuốc cho bệnh nhân nội trú, và bệnh nhân nọi trú xuất viên: 1L <

5 Ngày

 Kho luôn làm nguyên tắc FIFO, luôn kiểm tra hạn dụng theo định kì thường là cuối tháng

Quy trình lãnh và nhận thuốc của bệnh nhân nội trú:

 7 Giờ sáng các Bác Sĩ khám bệnh→ Y lệnh → Điều dưỡng tổng hợp y lệnh→ thủ kho sẽ dựa vào y lệnh để nhận thuốc→Thuốc được kiểm tra và sau đó bên kho sẽ lấy thuốc theo y lệnh và xuất thuốc theo đúng quy trình và đưa cho điều dưỡng→ Sau đó đưa đến tay bệnh nhận nội trú

2.1.2.Trình bày cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho.

 Kho được theo dõi theo đúng quy trình như về nhiệt độ, độ ẩm, cũng như chế

độ vệ sinh khu vực kho, nơi làm việc, các phương tiện

 Kho luông theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 01 ngày 2 lần, lúc 09 giờ và 15 giờ hằng ngày để phòng chống nóng, ẩm kịp thời

 Kho luôn có nhiệt kế, kế ẩm ở những nơi cần thiết ghi chép lại số liệu hằng ngày để có kế hoạch phòng chống nóng ẩm

 Kho được sắp xếp sao cho thuận tiện việc đi lai, vận chuyển giao nhận hàng

 Kho luôn làm theo các chế độ quy định để khu vực luôn sạch sẽ, và để đảm bảo được chất lượng thuốc đang có

 Kho chẳn nhận hàng từ các công ty dược, các thủ kho ở kho luôn phải kiểm tra các giấy tờ:

 Kiểm tra hóa đơn nhập: tên công ty, ngày hóa đơn và ngày giao hàng phải khớp nhau

 Kiểm tra tên thuốc hóa chất , nồng độ , hàm lượng, chất lượng , số lượng hạn dùng phải đúng theo yêu cầu dự trù mới nhận

Qui Định Trong Kho Thuốc:

3 Kiểm Tra:

 Kiểm tra thể thức của đơn, phiếu thuốc có đầy đủ không?

 Kiểm Tra trên Chai, Hộp Thuốc, cách dùng liều dùng có đúng và rõ ràng chưa

 Kiểm tra chất lương thuốc có tốt chưa? Có nghi ngờ gì không ?

15

Trang 16

3 Đối Chiếu:

 Đối chiếu tên thuốc trên nhãn với tên thuốc trên đơn, phiếu thuốc

 Đối chiếu với nồng độ hoặc hàm lượng cửa đơn thuốc và nhãn thuốc

 Đối chiếu số lượng, Số khoản ghi trên đơn, phiếu với các thuốc chuẩn bị được giao

2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP

2.2.1 Ý Nghĩa:

 GSP là từ được viết tắt từ tiếng Anh GSP đầy đủ trong tiếng Anh là Good Storage Practices Dịch ra tiếng Việt thì sát nghĩa là Thực hành tốt bảo quản, nhưng riêng với nghành dược thì GSP được gọi là Thực hành tốt bảo quản thuốc

 GSP bao gồm các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng

2.2.2 Yêu Cầu:

16

Trang 17

Nhân Sự

 Theo qui mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho Mọi nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được qui định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản

 Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề

nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các qui định của Nhà nước

 Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc

 Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc tân dược Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học

cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc dược sĩ trung học

 Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các qui định của pháp luật có liên quan

 Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc

Nhà kho và trang thiết bị:

 Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách

hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chất lượng đã định

Địa điểm:

 Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt

 Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ

Thiết kế, xây dựng:

 Kho phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu

 Tuỳ theo mục đích, qui mô của kho (kho của nhà sản xuất, kho của nhà phân phối, kho của khoa dược bệnh viện ) cần phải có những khu vực xác định, được xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp:

 Khu vực tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản thuốc, nguyên liệu chờ nhập kho

 Khu vực lấy mẫu thuốc, nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng, trang

bị thích hợp và phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêu cầu của việc lấy mẫu

 Khu vực bảo quản thuốc

17

Trang 18

 Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường

đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy

 Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt

 Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để chống ẩm, chống thấm đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho,

và hoạt động của các phương tiện cơ giới Nền kho không được có các khe, vết nứt gãy là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng

Trang thiết bị:

Nhà kho phải đáp ứng các yêu cầu sau:

 Có các phương tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế để đảm bảo các điều kiện bảo quản

 Có đủ ánh sáng bảo đảm để các hoạt động trong khu vực kho được chính xác

 Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép

 Có các qui định và biện pháp để chống sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm

Các điều kiện bảo quản trong kho:

 Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác

Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh thì vận dụng các qui định sau:

o Nhiệt độ

o Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C

o Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C

o Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C

o Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 100C

o Độ ẩm : Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%

18

Ngày đăng: 11/09/2016, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w