nghĩa Việt Nam đã quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biệ
Trang 1A- LỜI MỞ ĐẦU
Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế
xã hội cũng như trong pháp luật dân sự Nó là một trong những tiền đề vật chấtcho sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luậtcho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng vàđịnh đoạt tài sản Mức độ xử sự ấy qui định giới hạn và khả năng thực hiện của
họ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất,kinh doanh… Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của nền kinh tế
Xuất phát từ vai trò chi phối của cơ sở kinh tế hạ tầng đối với pháp luật,
BLDS ra đời khẳng định vị trí trung tâm của chế định “tài sản và quyền sở hữu”.
Trước đây khi chưa có BLDS, vấn đề tài sản và quyền sở hữu được qui địnhtrong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp tưnhân, Luật Công ty, Luật Đất đai, Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Pháp lệnh hợpđồng kinh tế, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp, PLTK… Những qui định về quyền sở hữu trong các văn bản phápluật này đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở định hướng cho các quan hệ kinh tế, cácquan hệ dân sự BLDS ra đời, chế định tài sản và quyền sở hữu đóng vai tròtrung tâm, tạo cơ sở pháp lý cho các chế định khác trong Bộ luật cũng như cácvăn bản pháp luật khác về quan hệ tài sản Bởi lẽ, quyền sở hữu là cơ sở, là mụcđích của rất nhiều quan hệ pháp luật dân sự Vì thế, quyền sở hữu còn là tiền đề,
là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ đó Mục đích cuối cùng của
đa phần các hành vi dân sự và giao dịch dân sự là nhằm hướng tới xác lập hoặcchấm dứt quyền sở hữu của các chủ thể Vì vậy, quyền sở hữu là nội dung hếtsức quan trọng trong pháp luật dân sự Về mặt lý luận, quyền sở hữu là quyềntuyệt đối của các chủ thể trong Luật Dân sự, pháp luật luôn ghi nhận và bảo vệquyền sở hữu của chủ sở hữu thông qua các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
Trang 2B- NỘI DUNG
I KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU.
1 Khái niệm quyền sở hữu.
Các quan hệ sở hữu tồn tại như một yếu tố khách quan, khái niệm quyền sởhữu chỉ xuất hiện khi pháp luật xác nhận quan hệ sở hữu tồn tại trong xã hội.Khác với sở hữu là một phạm trù kinh tế thì quyền sở hữu là một phạm trù pháplý
Khái niệm này chỉ xuất hiện khi Nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnh cácquan hệ xã hội về sở hữu Lúc này trong xã hội có giai cấp, bản năng chiếm hữucủa con người được Nhà nước quy định thành luật thích ứng với các thể chế củamột xã hội nhất định
Như vậy, theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phảnánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợpcác quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ sở hữu trong một chế
độ xã hội nhất định Với chức năng thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của các chủ sởhữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêudùng, những tài sản khác theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự (BLDS) năm2005
Theo nghĩa chủ quan: được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một
chủ thể thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những
điều kiện nhất định Theo nghĩa này, quyền sở hữu chính là quyền năng dân sựcủa chủ thể đối với một tài sản cụ thể và xuất hiện trên cơ sở nội dung quy địnhcủa quy phạm pháp luật khách quan
Ngoài ra theo một phương tiện khác, quyền sở hữu còn được hiểu là một quan
hệ pháp luật dân sự - quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu Vì rằng, bản thân nóchính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xãhội (các quan hệ sở hữu) Vì vậy, theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ
ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự: chủ thể, khách thể, nội dung như mọiquan hệ pháp luật dân sự bất kì
2 Các quyền năng của chủ sở hữu.
2.1 Quyền chiếm hữu.
Luậtn dân sự Việt Nam xác định chiếm hữu là một quyền năng, là một trong
ba bộ phận cấu thành quyền sở hữu Điều 182 BLDS qui định: “Quyền sở hữu là
Trang 3quyền nắm giữ, quản lý tài sản” Nắm giữ tài sản là việc người chiếm giữ vật
trong phạm vi kiểm soát làm chủ và chi phối tài sản đó theo ý chí của mình,không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian (Điều 184 BLDS) Ví dụ: cất tiền vàotúi; quần áo, trang sức để vào tủ,…
Trong chiếm hữu theo luật Việt Nam, xét dưới góc độ chủ thể chiếm hữu, cóthể tồn tại hai khả năng: Người chiếm hữu tài sản đồng thời là chủ sở hữu tài sản
và người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu của tài sản
Xét theo việc chiếm hữu có căn cứ hay không có căn cứ, có thể chia chiếmhữu thành chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ phápluật
II CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU – MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1 Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu.
Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân,nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệquyền sở hữu Điều 58 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ
Trang 4nghĩa Việt Nam đã quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.
Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu
là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự củacon người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sởhữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu Còn phương thức bảo vệquyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sởhữu khỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hạivật chất cho chủ sở hữu Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự Trong bài viết này, em xin đề cập đến bảo vệ quyền sởhữu bằng các biện pháp của dân sự
BLDS năm 2005 đã dành hẳn Chương XV (Phần thứ hai), bao gồm 7 điều từĐiều 255 đến Điều 261 để quy định về bảo vệ quyền sở hữu Ngoài ra, quy định
về bảo vệ quyền sở hữu còn nằm rải rác ở một số điều khác, theo đó, chủ sở hữu
có quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua các phương thức sau:
- Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu;
- Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền
sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thườngthiệt hại;
- Yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành
vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêucầu bồi thường thiệt hại
2 Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
2.1 Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp.
2.1.1 Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 255 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật”
Như chúng ta đã biết, đặc trưng lớn nhất của quyền dân sự là nguyên tắc tựđịnh đoạt Theo BLDS thì chủ sở hữu có quyền tự thực hiện các biện pháp đểbảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của chính mình Ví dụ: chủ sở
Trang 5hữu nhà ở xây tường bao xung quanh nhà của mình để bảo vệ nhà của mình khỏi
bị xâm phạm từ bên ngoài, chủ vườn cây ăn quả rào vườn và thuê người bảo vệ,trông nom vườn cây của mình…
Quyền của chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyềnchiếm hữu hợp pháp đối với tài sản của mình không phải là tuyệt đối, mà có giới
hạn của nó Giới hạn đó chính là “không được xâm phạm đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” Các hành vi như: giăng dây điện
quanh ao cá, vườn cây để chống trộm, làm hố chông quanh gốc cây ăn quả …dẫn đến làm người khác bị chết (kể cả kẻ trộm), đều bị coi là hành vi trái phápluật, phải bồi thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủcác yếu tố cấu thành tội phạm
Các hành vi tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp trong thực tếrất đa dạng Hiệu quả của các biện pháp này đến đâu phụ thuộc vào chính khảnăng của bản thân chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp Vấn đề đặt ra là khichủ sở hữu không có năng lực hành vi dân sự để có thể tự mình bảo vệ quyền sởhữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản, thì pháp luật dự liệu như thếnào? Cũng giống như Bộ luật dân sự các nước, BLDS đã có một cơ chế để xử lývấn đề này, đó chính là chế định giám hộ Theo Điều 65 BLDS, người giám hộ
có nghĩa vụ:
“1 Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
2 Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
3 Quản lý tài sản của người được giám hộ;
4 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”.
Tất nhiên, bù lại, người giám hộ sẽ được thanh toán các chi phí cần thiết choviệc quản lý, bảo vệ tài sản của người được giám Nếu người giám hộ có hành vi
vi phạm pháp luật (như lợi dụng việc giám hộ để chiếm đoạt tài sản của ngườiđược giám hộ), thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Trong trường hợpnày, việc giám hộ bị chấm dứt để thay thế bằng một quan hệ giám hộ mới, vớimục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
Một biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu rất có hiệu quả của chủ sở hữu là biệnpháp đăng ký quyền sở hữu Cơ sở pháp lý của quyền này là Điều 167 củaBLDS Tuy nhiên, để xác định những loại tài sản nào phải đăng ký thì không chỉdựa vào Bộ luật dân sự mà còn dựa vào các văn bản pháp luật chuyên ngành (Bộluật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Hàng không dân dụng…) Thông thường, tài
Trang 6sản đó là nhà ở, quyền sử dụng đất, ô tô, xe máy, tàu thuỷ, thuyền, máy bay…Việc đăng ký tài sản rất có ý nghĩa, vì trong các hợp đồng dân sự đòi hỏi phảiđăng ký, nó là thời điểm hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu, đồng thời làcũng là thời điểm để chủ sở hữu có quyền “đối kháng” với người thứ ba khi tàisản có tranh chấp Tuy nhiên, cũng phải nói rằng việc đăng ký tài sản ở ViệtNam hiện nay được thực hiện chưa nghiêm túc Nguyên nhân là do thủ tục hànhchính còn rườm rà, lệ phí cao so với mức sống trung bình của người dân, songnguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưatốt Đây là một thực tế gây rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
Trên thực tế, biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp phápcủa mình là biện pháp diễn ra phổ biến nhất và cũng có hiệu quả nhất NgườiViệt Nam có truyền thống “duy tình”, trường hợp kiện nhau ra Toà cũng khôngphải là “thói quen” như là một nét văn hoá hết sức bình thường ở các nướcphương tây Tuy nhiên, với sự phát triển của cơ chế thị trường, trong những nămgần đây, các hành vi vi phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp bắt đầu
có xu hướng tăng Trong những trường hợp này, biện pháp tự bảo vệ xem rakhông còn phát huy tác dụng, và chủ sở hữu phải sử dụng đến các biện phápkhác để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình
2.1.2 Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành
vi vi phạm, bồi thường thiệt hại.
Điều 259 BLDS: “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó” và theo Điều 260 BLDS: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”.
Ví dụ 1: A là chủ sở hữu của một căn nhà B là hàng xóm của A, trong khiđào móng làm nhà, đã đào sát tường nhà A, làm sụt và nứt tường của nhà A
Ví dụ 2: C là chủ sở hữu một căn nhà D là hàng xóm của C đã để ống thoátnước mưa của nhà mình chảy dội sang nhà C, làm ngấm tường của nhà C Trongmột lần mưa to, lượng nước mưa chảy xuống nhiều đã làm hư hỏng bức tranhquý của nhà C treo trên tường
Các ví dụ trên xảy ra rất phổ biến trong thực tế Trong các trường hợp trên, A
và C với tư cách là chủ sở hữu có quyền gì đối với B và C không? Theo các quy
Trang 7định của BLDS Việt Nam, thì A và C, với tư cách là chủ sở hữu có quyền và lợiích hợp pháp bị xâm phạm, có quyền yêu cầu B và C – những người có hành vicản trở việc thực hiện quyền sở hữu của mình – phải chấm dứt hành vi vi phạm.Tức là A có quyền yêu cầu B phải ngừng việc đào móng sát tường nhà của mình
để tìm biện pháp khác; C có quyền yêu cầu D phải dẫn nước thoát theo đườngống khác để nước không chảy và ngấm sang tường nhà mình
Tuy nhiên, tường nhà của A đã bị sụt và nứt, bức tranh quý của nhà C đã bị
hư hỏng A và C có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo cách thức và mức dohai bên thoả thuận
Đây chính là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế thường thông qua conđường các bên “tự dàn xếp” Như chúng tôi đã nói ở trên, xuất phát từ nguyêntắc tự định đoạt, nên các bên hoàn toàn có quyền tự bàn bạc, thu xếp với nhau
mà không cần thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Cơ chế này tỏ rarất hữu hiệu trong rất nhiều trường hợp, vì nó có những lợi ích cơ bản sau đây:Thứ nhất, các bên không phải mất thời gian, chi phí để khởi kiện tại Toà ánhoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Thứ hai, xét về mặt tình cảm, như chúng tôi đã nói ở trên, với truyền thốngduy tình của người Việt Nam, thì phương thức tự dàn xếp này nếu thành công sẽgiữ gìn được mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa các bên, duy trì được tình làngnghĩa xóm;
Thứ ba, nếu dàn xếp được, thì thông thường là các bên sẽ tự nguyện chấm dứthành vi vi phạm, khắc phục và bồi thường thiệt hại, khỏi phải thông qua cơ chếthi hành bản án, quyết định dân sự - một vấn đề rất nhức nhối hiện nay khi cácbản án, quyết định dân sự còn tồn đọng, không được thi hành trên thực tế cònđang chiếm một tỷ lệ rất lớn;
Thứ tư, có một thực tế ở Việt Nam hiện nay là nhiều vụ án hình sự (giếtngười, cố ý gây thương tích, cố ý huỷ hoại tài sản…) có nguồn gốc từ các tranhchấp dân sự Nếu hoà giải thành thì có thể tránh được những trường hợp đaulòng, gây thiệt hại cho các bên đương sự và cho xã hội
Rõ ràng, cơ chế trên vừa đem lại lợi ích cho các bên cũng như cho Nhà nước.Nhận thức được những lợi ích này, Nhà nước ta đã thiết lập cả một thể chế, thiếtchế về hoà giải Về thể chế, đó là Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở
cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành Về thiết chế, đó là các Tổ hoà giải ở cơ
sở (xóm, thôn, tổ dân phố) dưới sự quản lý và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ của Ban Tư pháp xã phường và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc cùng cấp Cũng cầnphân biệt cơ chế hoà giải “tiền tố tụng” này với cơ chế hoà giải mang tính tố
Trang 8tụng do Toà án thực hiện sau khi thụ lý vụ kiện Đây chính là một trong nhữngđiểm ưu việt của pháp luật Việt Nam, được các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao.Cũng giống như biện pháp chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệquyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, biện pháp tự dàn xếp này cũng cógiới hạn của nó Giới hạn đó cũng chính là “lợi ích công cộng, quyền và lợi íchhợp pháp của người khác” Các hành vi như tự ý tổ chức “cưỡng chế đòi nợ”,thoả thuận dàn xếp với nhau để vi phạm quyền lợi của người thứ ba… đều bị coi
là hành vi trái pháp luật và bị xử lý (cả về mặt hình sự hoặc hành chính nếu có
đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc vi phạm) Pháp lệnh hoà giải cũng quy địnhphạm vi hoà giải không bao gồm các vụ việc có dấu hiệu hình sự hoặc hànhchính Trong những trường hợp trên, việc chủ sở hữu thực hiện các biện phápbảo vệ quyền sở hữu của mình đã vượt quá giới hạn cần thiết và do vậy, bị coi làbất hợp pháp
Cơ chế “tự dàn xếp” sẽ không phát huy tác dụng nếu bên vi phạm vẫn cố tình
vi phạm mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, các bênđương sự không thoả thuận được với nhau về cách thức, mức bồi thường thiệthại… Trong các trường hợp này, chủ sở hữu nếu muốn thực hiện việc bảo vệquyền sở hữu của mình, thì chỉ còn cách yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền khác can thiệp
2.2 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Theo Điều 255BLDS: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Xét về mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ pháp luật, thì trongquan hệ pháp luật dân sự, sự can thiệp này ở mức độ thấp nhất, xuất phát từchính bản thân quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính bình đẳng thoảthuận giữa các bên, Nhà nước chỉ can thiệp khi thật cần thiết Trong trường hợpquyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầungười có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại,nhưng không đạt được kết quả như mong muốn, thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu
Trang 9Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác – với tư cách là cơ quan côngquyền – buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phảitrả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sởhữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2.2.1 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản:
Phương thức kiện này được gọi phổ biến là kiện vật quyền (kiện đòi lại tàisản) Loại việc này diễn ra khá phổ biến tại các Toà án trong những năm vừaqua, đặc biệt là kiện đòi nhà, đất
Liên quan đến vấn đề này, Bộ luật dân sự đã quy định về nghĩa vụ hoàn trả tàisản do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.Theo đó, trong mọi trường hợp, người chiếm hữu, sử dụng tài sản của ngườikhác mà không có căn cứ pháp luật, thì có nghĩa vụ hoàn trả cho chủ sở hữu,người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó Điều kiện để thực hiện biện pháp kiện vậtquyền là:
+Vật rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thông qua quan
+Vật là đối tượng của việc kiện vẫn chưa bị xác lập quyền sở hữu theo thờihiệu
Liên quan đến vấn đề thời hiệu, Điều 247 BLDS đã quy định rất rõ ràng:
“1 Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản,
ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2 Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó”.
Vấn đề đặt ra là quan hệ pháp luật dân sự diễn ra trong thực tế rất sinh động,không phải trong trường hợp nào tài sản cũng chỉ rời khỏi chủ sở hữu sang người
Trang 10khác và dừng ở đó, mà có rất nhiều trường hợp người chiếm hữu, sử dụng tài sảnkhông có căn cứ pháp luật lại chuyển giao tài sản đó cho người thứ ba Vậy trongtrường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền đòi lại vật haykhông? Liên quan đến vấn đề này, Điều 257 và 258 BLDS quy định:
- Điều 257: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng
có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp,
bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.
- Điều 258: “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
Qua hai điều luật trên có thể thấy BLDS nghiêng về trường phái bảo vệ quyền
sở hữu một cách tuyệt đối Người thứ ba dù ngay tình hay không ngay tình khichiếm hữu vật do người chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ phápluật đã chuyển giao cho mình, thì trong mọi trường hợp, khi bị chủ sở hữu, ngườichiếm hữu hợp pháp kiện vật quyền, đều phải có nghĩa vụ hoàn trả tài sản (tấtnhiên trừ trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu)
Trong Bộ luật dân sự Việt Nam, có thể thấy quyền đòi lại vật của chủ sở hữu
là rất mạnh Trên cơ sở các quy định này, chủ sở hữu có quyền yêu cầu ngườichiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứpháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình phải trả lại tài sản đó, cho
dù người thứ ba là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.Tất nhiên, phương thức hoàn trả sẽ có sự khác nhau: nếu là không ngay tình thìngười chiếm hữu, người sử dụng, người được lợi về tài sản không có căn cứpháp luật phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụngtài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; còn nếu là ngay tình, thìchỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phảibiết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ phápluật (Điều 606 BLDS) Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tàisản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏchi phí ra để làm tăng giá trị của tài sản, thì sẽ được thanh toán những chi phí đókhi họ phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu