Tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ có nghĩa vụ phải đăng kí hợp đồng mẫu với cơ quan chức năng và trong mọi trường hợp ngôn ngữ của hợp đồng mẫu phải được thể hiện bằng tiếng vi
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Đề bài
Những khẳng định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
a Người tiêu dùng là người mua hàng hoá dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cho cá nhân gia đình tổ chức.
b Tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ có nghĩa vụ phải đăng
kí hợp đồng mẫu với cơ quan chức năng và trong mọi trường hợp ngôn ngữ của hợp đồng mẫu phải được thể hiện bằng tiếng việt.
Bài làm
a “Người tiêu dùng là người mua hàng hoá dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cho cá nhân gia đình tổ chức”
Đây là một khẳng định SAI
Bởi lẽ:
Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nêu như sau:
“ Người tiêu dùng là người mua hàng, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cho cá nhân gia đình tổ chức”
Do đó, chúng ta dễ dàng thấy rằng khẳng định trên chưa hoàn toàn đủ và đúng về người tiêu dùng Người tiêu dùng không chỉ là người mua hàng
mà còn là người sử dụng hàng hoá hay dịch vụ đó cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cho cá nhân, gia đình hay tổ chức Ví dụ: chị A mua một
lọ dầu gội đầu X để sử dụng cho mình và gia đình mình Anh B mua hai chiếc máy vi tính cho công ty của anh B Những người như chị A hay anh B chính là những người tiêu dùng Chị A hay anh B đã mua hàng và
Trang 2sử dụng hàng hoá đó cho mục đích sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc
tổ chức của mình
Pháp luật hiện hành Việt Nam nói chung hay Luật bảo về quyền lợi người tiêu dùng nói riêng có những quy định tương đối rõ ràng về thế nào
là người tiêu dùng và quyền lợi của người tiêu dùng Những quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng được quy định cụ thể tại điều 5,6,7 và 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có những nghĩa vụ được quy định tại điều 9 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
b “Tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ có nghĩa vụ phải đăng
kí hợp đồng mẫu với cơ quan chức năng và trong mọi trường hợp ngôn ngữ của hợp đồng mẫu phải được thể hiện bằng tiếng việt.
Đây là khẳng định SAI
Bởi lẽ:
Theo khoản 1 và 2 điều 14 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về Hợp đồng giao kết hợp đồng có nêu:
“ 1 Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự
2 Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Do đó, không phải trong mọi trường hợp ngôn ngữ của hợp đồng mẫu cũng phải thể hiện bằng Tiếng Việt Ngôn ngữ của hợp đồng mẫu có thể được thoả thuận hoặc thực hiện theo quy định khác của pháp luật Quy định này giúp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ dễ dàng cũng như
Trang 3linh hoạt hơn khi thực hiện giao kết hợp đồng mà vẫn không nằm ngoài
sự quản lý cũng như kiểm soát của nhà nước và pháp luât
Tài liệu tham khảo:
1 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
2 www.moj.gov.vn
3 www.phapluatvn.vn