0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ,THU HÚT VỐN VIỆN TRỢ CHÍNH THỨC(ODA) GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ KẾ HOẠCH 2006-2010 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 -44 )

HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH 2006 – 2010

1. Giải pháp

1. Nhóm các giải pháp về chính sách và thể chế: Nâng cao nhận thức về bản chất của ODA, phát huy tinh thần làm chủ trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này phục vụ các mục tiêu phát triển của cả nước, của các Bộ, ngành và địa phương; quản lý nguồn vốn đầu tư;thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng. Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản và dễ thực hiện của hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và sử dụng ODA. Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đối với ODA; tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA; xây dựng và áp dụng những chế tài cần thiết để khuyến khích những đơn vị thụ hưởng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những

trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA.

2. Nhóm các giải pháp về tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng ODA ở các cấp, thẩm định chương trình, dự án ODA. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA; đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác ODA của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA.

3. Nhóm các giải pháp về tăng cường năng lực thu hút và sử dụng ODA: Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ; nâng cao năng lực chuẩn bị chương trình, dự án ODA; tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

4. Nhóm các giải pháp về công khai, minh bạch: Xây dựng hệ thống các tiêu chí để làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào Danh mục yêu cầu tài trợ theo quy định hiện hành; xem xét việc mở rộng hơn diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng ngoài khu vực nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA; công khai hoá toàn bộ thông tin và tài liệu về ODA tới các Bộ, ngành và các địa phương để làm cơ sở chuẩn bị các chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn này.

5. Nhóm các giải pháp về thông tin, tuyên truyền: Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản và đơn vị thụ hưởng ODA có trách nhiệm theo thẩm quyền cung cấp đầy đủ và xác thực thông tin về việc tiếp cận và sử dụng vốn ODA cho các cơ quan dân cử, các phương tiện thông tin đại chúng một các nhanh chóng và kịp thời khi có

yêu cầu, góp phần giải trình và định hướng công luận về nguồn lực này;... đảm bảo tiến độ cho các dự án đầu tư.

6. Các giải pháp về tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ: Cải tiến chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) thường niên và giữa kỳ, các nhóm quan hệ đối tác ngành, Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE); phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và các địa phương trong việc vận động ODA đối với các nhà tài trợ; hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ; thúc đẩy các nhà tài trợ cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi ích chung với mục đích hợp lý hoá, hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ;...

Ngoài những giải pháp tầm vĩ mô nêu trên, Để giám sát quá trình thực hiện cũng đã thoả thuận sẽ xây dựng một hệ thống theo dõi, đánh giá theo các tiêu chí: (1) Giảm thời gian chuẩn bị dự án; (2) Giảm thời gian đưa dự án vào hiệu lực; (3) Cải thiện tỷ lệ giải ngân vốn ODA; (4) Giảm số lượng các trường hợp xin kéo dài thời gian thực hiện dự án.

2. Các kiến nghị

Từ những giải pháp đưa ra của nhà nước nhằm thực hiện tốt kế hoạch thu hút và sử dụng vốn trong giai đoạn 2006-2010 ta có thể đưa ra một số các kiến nghị sau đây nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả hơn nguồn vốn ODA của Việt Nam:

- Quy hoạch tổng thể làm căn cứ chủ động cho việc thu hút và sử dụng nguồn ODA

- Xây dựng hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc vận động, thực hiện nguồn vốn ODA; hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát thực hiện nguồn vốn ODA;

- Thu hút vốn ODA tập trung theo định hướng vào lĩnh vực cụ thể, tránh dàn trải Xây dựng quy hoạch phải có sự đánh giá chi tiết việc vận động và sử dụng ODA trên cả bình diện tổng thể nền kinh tế và của từng ngành, từng vùng;

- Xây dựng hệ thống tiêu chí ưu tiên vận động và sử dụng ODA một cách thống nhất...

- Đối với các nhà tài trợ trong việc cấp vốn cho các dự án đang thực hiện cần cập nhật thông tin hơn nữa cấp vốn một cách có hiệu quả nhất tránh lãng phí các nguồn lực của dự án làm gia tăng cả thời gian và chi phí của dự án. cần có những qui định cho các hoạt động cấp vốn này.

KẾT LUẬN

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I. I.Ý LUẬN CHUNG...2

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ODA...2

1. Khái niệm...2

1.1.Cơ cấu vốn ODA...2

1.2 Phân loại ODA...3

1.2.1. Theo hình thức...3

1.2.2. Theo nguồn cung cấp...4

1.2.3. Theo điều kiện...4

1.3. mục đích chính của vốn ODA...4

2.Đặc trưng của vốn...5

2.1. Vốn ODA mang tính chất ưu đãi...5

2.2.ODA là một giao dịch quốc tế chính thức...5

2.3. Mang tính ràng buộc...6

2.4. ODA là nguồn vốn có khă năng gây nợ nước ngoài...6

2.5. ODA cung cấp với mục đích rõ ràng dưới dạng taì chính hoặc hiện vật...6

3. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA...7

3.1.. Sử dụng ODA không hoàn lại cho các dự án các công trình thuộc các lĩnh vực xã hội...7

3.2. Sử dụng ODA vay ưu đãi...7

4. Vai trò của ODA đối với Việt Nam và các nước đang phát triển...8

4.1. Bổ xung cho nguồn vốn trong nước...8

4.2. Tăng khả năng thu hút vốn FDI thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nươc ...8

4.3. Tạo điều kiện tiếp thu những thành tựu công nghệ kĩ thuật hiện đại và phát triển nguồn lực ...9

4.4. Góp phần cải thiện thể chế cơ cấu kinh tê...9

4.5. Giảm đói nghèo, cải tiến các chi tiêu xã hội ...9

II. QUAN ĐIỂM THU HÚT, SỬ DỤNG ODA VÀ CÁC ĐỐI TÁC CỦA VIỆT NAM ...10

1.Quan điểm chung...10

2. Một số đối tác chủ yếu tài trợ cho Việt Nam...11

2.1. Nhật Bản...11

2.2. Ngân hàng thế giới (WB)...13

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2001 - 2005...14

I. KẾ HOẠCH VỐN ODA GIAI ĐOẠN 2001 – 2005...14

1. Giá trị ODA cam kế...14

2. Giá trị gíải ngân...15

II. KẾT QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2001 – 2005...16

1.Tình hình giải ngân và thành tựu đạt được giai đoạn 2001-2005...16

1.1.ODA cam kết và giải ngân:...16

1.2.ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005...17

2. Những mặt được chủ yếu trong sử dụng ODA thời kỳ 2001 - 2005 ...19

III. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA...22

1. Nguyên nhân của những thành tựu...22

2. Nguyên nhân của những hạn chế...23

2.1.Nguyên nhân khách quan...23

2.2. Nguyên nhân chủ quan...23

3.Kinh nghiệm sử dụng và giải ngân ODA hiệu quả của một số nước ...24

3.1. Trung Quốc: quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung...24

3.2. Ba Lan: Vốn vay không hoàn lại vẫn phải giám sát chặt...25

3.3. Malaysia: Phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá...26

4. Những bài học chủ yếu...27

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ GIẢI NGÂN HIỆU QUẢ VỐN ODA CHO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010...29

I. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA HIỆU QUẢ ...29

1. Nguyên tắc chỉ đạo thu hút...29

2. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA:...29

II. KẾ HOẠCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ...29

1.Tiêu chí định lượng của kế hoạch vốn ODA giai đoạn 2006-2010...29

1.1. ODA cam kết, giải ngân...29

1.2. Nguồn ODA thực hiện giai đoạn 2006-2010:...31

1.2.1. Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực. 31 1.2.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng, lãnh thổ: ...34

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU HÚT VÀ GIẢI NGÂN ODA TRONG NĂM 2006 – 2007 VÀ NHIỆM VỤ CÒN LẠI TRONG NĂM 2008 - 2010...37

1.Tình hình thu hút và giải ngân ODA 2006...37

2.Tình hình thu hút và giải ngân 2007...37

2.1. Kế hoạch 2007...37

2.2.Thực hiện...38

3. Nhiệm vự còn lại trong năm 2008-2010...39

4. Khả năng hoàn thành kế hoạch...39

IV. CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH 2006 – 2010...39

1. Giải pháp ...39

2. Các kiến nghị...41

KẾT LUẬN...42


Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ,THU HÚT VỐN VIỆN TRỢ CHÍNH THỨC(ODA) GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ KẾ HOẠCH 2006-2010 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 -44 )

×