1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động của nhóm lợi ích trong đời sống chính trị các nước phương tây

78 912 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 353,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu thế kỷ XXI, cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng bắt đầu từ Mỹ sau đó lan rộng ra toàn thế giới, đã khiến nhiều nước, kể cả các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức phải điều chỉnh mạnh mẽ về mô hình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận giữa các đảng phái chính trị cho thấy nhiều chính quyền kế tiếp nhau vẫn chưa thoát khỏi những lúng túng cơ bản về định hướng phát triển tại các nước này. Vai trò của những nhóm quyền lực vì lợi ích cục bộ hoặc vai trò của số đông dân chúng theo cảm tính tâm lý có thể chi phối định hướng mô hình phát triển trong từng giai đoạn của mỗi nước. Nhiều học giả đồng ý rằng lợi ích chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, nhưng cũng chính những lợi ích cực đoan đã dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho các cá nhân khác hoặc cho cả nhân loại. Điều kiện gì cho phép một cá nhân hoặc một nhóm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực và khuyến khích mặt tích cực của mỗi cá nhân hoặc nhóm? Trong thế giới hiện đại, các nhóm lợi ích hoạt động một cách công khai ở các quốc gia phương Tây và tuân thủ các quy định, luật pháp về vận động hành lang. Có rất nhiều loại nhóm lợi ích khác nhau đang hoạt động vì những mục đích cũng rất khác nhau. Có những nhóm vận động cho các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, nhưng cũng có những nhóm đấu tranh nhằm bảo vệ môi trường sống tự nhiên, hay những nhóm lợi ích hoạt động vì mục đích xã hội như bảo vệ trẻ em và phụ nữ; hay chống các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy… Tại nhiều quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp, hoạt động của các nhóm lợi ích diễn ra rất sôi động. Các nhóm lợi ích được xem như là lực lượng trung gian truyền tải, bổ sung thêm thông tin tới các nhà hoạch định chính sách. Hoạt động của các nhóm lợi ích, đặc biệt là hoạt động vận động hành lang, có thể gây ảnh hưởng và tác động đến các nhà hoạch định chính sách, cũng như đến các công chức, viên chức có thẩm quyền. Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số nhóm “hoạt động ngầm” trong lĩnh vực kinh tế. Họ có thể cấu kết với những người có quyền ra quyết định hoặc có thể tác động đến chính sách của nhà nước theo hướng đem lại lợi ích riêng của họ, làm tổn hại lợi ích của các nhóm khác, tổn hại đến lợi ích của số đông, và đặc biệt là lợi ích quốc gia. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (năm 2011), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối…”. Đây là lần đầu tiên người lãnh đạo cao nhất của Đảng nhắc tới khái niệm “lợi ích nhóm”. Để các nhóm lợi ích không thể lũng đoạn, cần có một hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế ra quyết định công bằng và minh bạch. Đây là điều kiện cần thiết để Việt Nam hội nhập với các đối tác nước ngoài cũng như đưa ra các quyết sách của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Có thể nói, sự tồn tại của các nhóm lợi ích ở phương Tây cũng như ở Việt Nam là một thực tế. Trong khi ở phương Tây, hoạt động của các nhóm lợi ích được công khai và được nhà nước kiểm soát, thì ở Việt Nam, dường như chúng ta còn khá lúng túng trong cách ứng xử với nhóm đối tượng này. Hành lang pháp lý cho việc kiểm soát những tác động của chúng cũng chưa được quan tâm xây dựng. Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động của các nhóm lợi ích ở phương Tây trong bối cảnh hiện nay rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, để trên cơ sở đó có thể đưa ra những gợi mở cho việc kiểm soát hoạt động của các nhóm lợi ích ở Việt Nam. Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về lý thuyết cũng như hoạt động của các nhóm lợi ích, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động của nhóm lợi ích trong đời sống chính trị các nước phương Tây” làm luận văn Thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM LỢI ÍCH TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

Chuyên ngành : Chính trị học

Mã số : 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Cần Thơ - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả của luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM LỢI ÍCH .7

1.1 Sự ra đời của nhóm lợi ích và khái niệm nhóm lợi ích trong đời sống chính trị phương Tây 7

1.2 Chức năng và phân loại nhóm lợi ích 17

1.3 Môi trường và hoạt động của các nhóm lợi ích ở các nước phương Tây 24

Chương 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM LỢI ÍCH Ở MỘT SỐ NƯỚC PHƯƠNG TÂY VÀ GỢI MỞ Ở VIỆT NAM .35

2.1 Hệ thống các mô hình hoạt động của các nhóm lợi ích ở một số nước phương Tây 35

2.2 Về hoạt động của nhóm lợi ích ở các nước phương Tây 40

2.3 Đánh giá hoạt động của nhóm lợi ích ở phương Tây và một số gợi mở cho Việt Nam hiện nay 47

KẾT LUẬN 68

TÓM TẮT 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu thế kỷ XXI, cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng bắt đầu từ

Mỹ sau đó lan rộng ra toàn thế giới, đã khiến nhiều nước, kể cả cácnước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức phải điều chỉnhmạnh mẽ về mô hình phát triển Tuy nhiên, các cuộc tranh luận giữacác đảng phái chính trị cho thấy nhiều chính quyền kế tiếp nhau vẫnchưa thoát khỏi những lúng túng cơ bản về định hướng phát triển tạicác nước này Vai trò của những nhóm quyền lực vì lợi ích cục bộ hoặcvai trò của số đông dân chúng theo cảm tính tâm lý có thể chi phối địnhhướng mô hình phát triển trong từng giai đoạn của mỗi nước Nhiều họcgiả đồng ý rằng lợi ích chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội,nhưng cũng chính những lợi ích cực đoan đã dẫn đến tổn hại nghiêmtrọng cho các cá nhân khác hoặc cho cả nhân loại Điều kiện gì chophép một cá nhân hoặc một nhóm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêucực cho xã hội và làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực và khuyến khíchmặt tích cực của mỗi cá nhân hoặc nhóm?

Trong thế giới hiện đại, các nhóm lợi ích hoạt động một cách côngkhai ở các quốc gia phương Tây và tuân thủ các quy định, luật pháp vềvận động hành lang Có rất nhiều loại nhóm lợi ích khác nhau đang hoạtđộng vì những mục đích cũng rất khác nhau Có những nhóm vận độngcho các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, nhưng cũng có những nhómđấu tranh nhằm bảo vệ môi trường sống tự nhiên, hay những nhóm lợiích hoạt động vì mục đích xã hội như bảo vệ trẻ em và phụ nữ; haychống các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy…

Tại nhiều quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp, hoạtđộng của các nhóm lợi ích diễn ra rất sôi động Các nhóm lợi ích được

Trang 5

xem như là lực lượng trung gian truyền tải, bổ sung thêm thông tin tớicác nhà hoạch định chính sách Hoạt động của các nhóm lợi ích, đặcbiệt là hoạt động vận động hành lang, có thể gây ảnh hưởng và tác độngđến các nhà hoạch định chính sách, cũng như đến các công chức, viênchức có thẩm quyền

Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số nhóm “hoạt động ngầm”trong lĩnh vực kinh tế Họ có thể cấu kết với những người có quyền raquyết định hoặc có thể tác động đến chính sách của nhà nước theohướng đem lại lợi ích riêng của họ, làm tổn hại lợi ích của các nhómkhác, tổn hại đến lợi ích của số đông, và đặc biệt là lợi ích quốc gia.Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (năm 2011), Tổng Bí thư

Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và

chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối…” Đây là lần đầu tiên người lãnh đạo cao nhất của Đảng

nhắc tới khái niệm “lợi ích nhóm” Để các nhóm lợi ích không thể lũngđoạn, cần có một hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế ra quyết địnhcông bằng và minh bạch Đây là điều kiện cần thiết để Việt Nam hộinhập với các đối tác nước ngoài cũng như đưa ra các quyết sách của các

tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội

Có thể nói, sự tồn tại của các nhóm lợi ích ở phương Tây cũng như

ở Việt Nam là một thực tế Trong khi ở phương Tây, hoạt động của cácnhóm lợi ích được công khai và được nhà nước kiểm soát, thì ở ViệtNam, dường như chúng ta còn khá lúng túng trong cách ứng xử vớinhóm đối tượng này Hành lang pháp lý cho việc kiểm soát những tácđộng của chúng cũng chưa được quan tâm xây dựng Do vậy, việc

Trang 6

nghiên cứu hoạt động của các nhóm lợi ích ở phương Tây trong bốicảnh hiện nay rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, để trên cơ sở đó

có thể đưa ra những gợi mở cho việc kiểm soát hoạt động của các nhómlợi ích ở Việt Nam

Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về lý thuyết cũng như hoạt động

của các nhóm lợi ích, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động của

nhóm lợi ích trong đời sống chính trị các nước phương Tây” làm luận

văn Thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành Chính trị học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Lý thuyết nhóm lợi ích và hoạt động của các nhóm lợi ích là đề tàiđược nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm Dưới những góc độnghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã cơ bản làm rõ đượcnhững nội dung cơ bản của lợi ích nhóm, điển hình là những công trìnhnghiên cứu sau:

- Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước trên thế giới (1998) của Tô Huy Rứa Tác giả đã phân tích, đánh giá mô

hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một số nước như:

Mỹ, Đức, Pháp Tác giả cũng nhận định rằng: các nhóm lợi ích khôngthể thiếu trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia

- Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (mô hình tổ chức và hoạt động)

(2007) do Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) Trong cuốn sách, tác giả đã

có những phân tích, đánh giá về vai trò của nhóm lợi ích và hoạt độngcủa các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị tại các nước phương Tây.Mặt khác, tác giả còn chỉ ra nhóm lợi ích là một phận không thể thiếutrong quá trình hoạt động chính trị của các chính khách

- Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích

ở một số nước trên thế giới (2007) của Bùi Đại Dũng Tác giả đã trình bày

Trang 7

nguồn gốc của nhóm lợi ích, nó ra đời có nhiệm vụ và vai trò rất quantrọng trong đời sống chính trị, kinh tế của các nước Phương Tây Chi tiêungân sách của các nhóm lợi ích đã trở thành những công cụ cần thiết đểtranh cử giành “quyền lực chính trị” của mỗi quốc gia Phương Tây.

- Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (2008) của Phan Xuân Sơn và Phạm Thế

Lực Các tác giả đã có những phân tích nguyên nhân dẫn tới thamnhũng, trong đó lợi ích nhóm là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thamnhũng của mỗi quốc gia Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những giảipháp quan trọng nhằm hạn chế tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

- Mâu thuẫn xung đột lợi ích: Thực trạng, xu hướng và giải pháp

(2011) của Hồ Bá Thâm Tác giả đã phân tích nguyên nhân nảy sinhnhững mâu thuẫn dẫn tới xung đột lợi ích, trong đó có lợi ích nhóm Từ

đó tác giả đưa ra thực trạng mâu thuẫn lợi ích của các nước và chỉ ranhững giải pháp căn bản nhằm hạn chế những mâu thuẫn xung đột lợi ích

- Nhóm lợi ích và vấn đề chống tham nhũng (2011) của Nguyễn

Hữu Khiển, tác giả đã phân tích về đặc điểm của nhóm lợi ích và vai tròcủa nó trong mỗi quốc gia Trong đó, tác giả nhấn mạnh nhóm lợi ích

có mối quan hệ mật thiết với tham nhũng; Lợi ích nhóm và phòng,

chống tham nhũng (2013) của Vũ Ngọc Lân Tác giả đã đưa ra một số

đánh giá về lợi ích nhóm ở Việt Nam trong những năm gần đây Bêncạnh đó, tác giả còn chỉ ra lợi ích là một trong những nguyên nhân dẫntới tham nhũng

Qua đó, cả hai tác phẩm đã chỉ ra những biện pháp chống thamnhũng từ những nhóm lợi ích, đảm bảo xây dựng nhà nước trong sạch

và vững mạnh

- Đảm bảo công bằng xã hội từ góc nhìn nhóm lợi ích (2013) của

Nguyễn Thị Mai Hoa Tác giả có phân tích, đánh giá về nhóm lợi ích có

Trang 8

tổ chức Qua đó, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy vai tròtích cực của nhóm lợi ích và đảm bảo công bằng trong phát triển kinh tế

- xã hội

- Nhận diện và ứng xử với vấn đề lợi ích nhóm (2013) của Phạm

Thị Túy, Trần Đăng Thịnh Các tác giả đã đưa ra khái niệm lợi íchnhóm, những phân tích cá nhân, từ đó đã là rõ những giải pháp phát huytích cực và hạn chế tiêu cực với vấn đề lợi ích nhóm

- Lợi ích nhóm - thực trạng và giải pháp (2014) của Lê Quốc Lý

(chủ biên) Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra những khái niệm về lợiích nhóm cùng những nhận diện về lợi ích nhóm Mặt khác, tác giả cònchỉ ra những giải pháp nhằm ngăn chặn lợi ích nhóm, góp phần vào quátrình phòng và chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu nhóm lợi ích khác.Những công trình nghiên cứu quý giá trên đã giúp tác giả rất nhiềutrong quá trình thực hiện luận văn này

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động của nhóm lợi ích trong hoạt động chính trị củacác nước phương Tây, trên cơ sở đó đưa ra những gợi mở cho việc kiểmsoát hoạt động của các nhóm lợi ích ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm liên quan đến nhóm lợi ích

- Đánh giá vai trò của các nhóm lợi ích trong đời sống chính trịmột số nước phương Tây điển hình (Anh, Pháp, Mỹ, Ý…)

- Đưa ra một số gợi mở cho việc kiểm soát hoạt động của các nhómlợi ích ở Việt Nam

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là hoạt động của các nhóm lợi íchtrong đời sống chính trị các nước phương Tây

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu hoạt động của các nhóm lợi ích ở các nướcphương Tây điển hình

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động của các nhóm lợi íchtrong khoảng thời gian từ năm 1995 đến nay

5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là Chủnghĩa Mác – Lênin (Chủ nghĩa Duy vận biện chứng, chủ nghĩa Duy vậtlịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộngsản Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu đề tài: kết hợp các phương pháp: lịch

sử - logic, phân tích - tổng hợp với phân tích - so sánh cùng tham vấnchuyên gia

6 Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài:

- Làm rõ thêm lý thuyết nhóm lợi ích nói chung; vai trò của nhómlợi ích trong các hệ thống chính trị khác nhau và hoạt động của nhómlợi ích ở một số nước phương Tây điển hình

- Trên cơ sở làm rõ về lý thuyết nhóm lợi ích nói chung, đề tàitổng hợp các quan điểm, nhận thức khác nhau về các nhóm lợi ích ởViệt Nam; đồng thời gợi mở một số hướng nhằm đưa hoạt động của cácnhóm lợi ích ngày càng minh bạch và có sự kiểm soát của pháp luật

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 2 chương, 6 tiết

Trang 10

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM LỢI ÍCH

1.1 Sự ra đời của nhóm lợi ích và khái niệm nhóm lợi ích trong đời sống chính trị phương Tây

1.1.1 Sự ra đời của nhóm lợi ích

Lợi ích, từ lâu đã được thừa nhận là động lực thúc đẩy sự pháttriển của xã hội Sự công bằng lợi ích chính là một trong những thước

đo của công bằng xã hội

Dưới thời phong kiến, một triều đình có nhiều nhóm lợi ích, nhưng

họ cùng chia sẻ một mục tiêu: ảnh hưởng tối đa vào vị vua đang trị vì

Từ tên hoạn quan đến những gia đình quý tộc, tất cả mọi người đềuchạy theo quyền lực để có bổng lộc từ hoàng cung Ngay cả Khổng Tửcũng phải xây dựng triết lý của mình dựa trên nền tảng căn bản là:Quân Sư Phụ (dân phải tuyệt đối trung thành và vâng lệnh Hoàng Đế vìông ta “thế thiên hành đạo” (thay trời để cai trị) và do đó, đạo Khổng

đã được các thể chế phong kiến ở Á Đông ca tụng và phổ biến

Vào thời Trung Cổ, ở Châu Âu, Vatican là trung tâm quyền lực củagiáo hội Thiên Chúa Các tu sĩ đã thao túng chi phối rất nhiều triều đình,

từ Pháp, Áo đến Anh, Tây Ban Nha Họ tạo nên những cuộc Thánh chiếnvới đạo quân Thập Tự Giá nổi tiếng, rồi cũng chính họ đập tan nhómquân này khi nghi ngờ về lòng trung thành của các tướng lĩnh

Trong khi không ai nghi ngờ rằng các nước tư bản Phương Tây đã

bị chi phối và bị điều khiển bởi những nhóm lợi ích của tầng lớp doanhnhân giàu có, thì ngay cả ở các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc vàothời chủ nghĩa xã hội cũng đối diện với sự vận động của các nhóm lợiích đứng phía sau hậu trường, gồm các phe phái trong đảng, các giađình, các mối quan hệ lợi ích

Trang 11

Ở phương Tây, các nhóm lợi ích hoạt động một cách công khaitheo luật pháp của các nước Tại Mỹ, các nhóm lợi ích của các nhómdân cư thiểu số (như người Mỹ gốc Phi, gốc Á Đông, người Mỹ theoHồi giáo…), các nghiệp đoàn lao động, các nhóm bảo vệ môi trường,các tổ chức từ thiện giúp đỡ người nghèo, các cơ quan truyền thông có

xu hướng thiên tả… đã liên kết và đánh bại phe tư bản thiên hữu để đưaTổng thống Obama lên nắm quyền cùng đa số thành viên đảng Dân chủtại Thượng viện Do đó, nếu nhận định rằng, chỉ các nhóm lợi ích củangười giàu có chi phối quyền lực ở Âu Mỹ thì cũng chưa hẳn là đúngtrong nhiều trường hợp

Ở các quốc gia đang phát triển, phần lớn các nhóm lợi ích thường

là những công ty lớn, những người giàu có muốn khuếch trương quyềnlực, các gia đình, phe nhóm trong một đảng phái cùng cạnh tranh, vậnđộng để gây ảnh hưởng lên chính phủ Nhưng khi xã hội đã có nhữngbước phát triển tiến bộ, con em của các nhóm lợi ích này đã có thêmkiến thức từ thế giới bên ngoài, có thể sẽ đem lại những thay đổi về cảthành phần và mục tiêu của các nhóm lợi ích Chẳng hạn như trườnghợp Đặng Tiểu Bình và một số người trong nhóm lợi ích của ông đãxoay chiều nền kinh tế của Trung Quốc để bắt kịp theo đà tiến bộ củathế giới Trong khi đó, Suharto hay Mubarak và phe nhóm của họ đãlàm trì trệ xã hội Indonesia và Ai Cập trong suốt nhiều thập niên

Nhìn một cách dài hơi hơn, trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại,dưới hình thức này hay hình thức khác, dường như khi nào cũng tồn tạicác nhóm lợi ích tìm cách chi phối và kiểm soát quyền lực nhà nước.Trong gần 200 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, chắc chắn cácchính phủ đều ít nhiều chịu sự kiểm soát của các nhóm lợi ích

Trang 12

Trong sự bất ổn của tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay, nhiều mũidùi đang nhắm về những “nhóm lợi ích” Các mạng truyền thông trênkhắp thế giới thường mang khuynh hướng “xã hội” nên họ thường nhằmtới mục tiêu đả kích những nhóm lợi ích mà họ cho rằng đại diện củacác tầng lớp giàu có trong xã hội

Nếu lòng tham là một căn tính của con người, thì sự vận động đểgia tăng lợi nhuận, tài sản hay quyền lực là điều không tránh khỏi.Ngay cả trong lĩnh vực tôn giáo, nơi Đức Phật, Chúa Jesus hay GiáoChủ Muhammad luôn cảnh báo con người về vấn đề lòng tham, thìnhiều vị lãnh tụ tôn giáo cũng không ngừng tranh chấp về quyền lực vàlợi lộc, qua các cuộc vận động Có thể nói ngay tại trong lĩnh vực tôngiáo tôn nghiêm và thiêng liêng, các nhóm lợi ích vẫn tồn tại

Các nhóm lợi ích cũng để lại những dấu ấn của mình qua các côngtrình có thể coi là lãng phí và quá độ với mức sống của người dân;nhưng qua thời gian, những kiến trúc như Taj Mahal của New Delhi,hay tháp Eiffel của Paris… lại trở thành những điểm đến tượng trưngcho nền văn hóa của quốc gia

Vì lòng tham, giữa các nhóm lợi ích liên tục diễn ra những trậnchiến âm thầm, và xã hội sẽ biến đổi theo bước chân của những kẻthắng thế Nếu mục tiêu của nhóm lợi ích này phù hợp với sự đổi mới

và tiến bộ của quốc gia, thì người dân sẽ được hưởng lợi Dù mục tiêu

và động lực của họ hoàn toàn phục vụ cho quyền lợi cá nhân, nhưngnhững biến động và thay đổi trong xã hội thường do các nhóm lợi íchkhởi xướng

Ngày nay, khi phân loại lợi ích, người ta thường chia thành ba loại:Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích tổng thể Lợi ích cá nhân bao gồmlợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của mỗi cá nhân Lợi ích nhóm là lợi

Trang 13

ích của một nhóm người, có mối liên kết hoạt động, có mục tiêu tươngđối chung, có ý thức liên kết để đạt được mục tiêu ấy Lợi ích tổng thể

là lợi ích chung của toàn xã hội, của quốc gia, vùng hoặc toàn cầu Nằm

ở tầng nấc thứ hai, lợi ích nhóm có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cánhân và lợi ích tổng thể

Các nhóm lợi ích, về thực chất là các phe phái chính trị tập hợplại với nhau vì một lợi ích chung nào đó Do đó, các nhóm lợi ích ởcác nước phương Tây cũng hết sức đa dạng, nhiều nhóm có lợi íchđối lập nhau và thậm chí có mâu thuẫn với lợi ích của quốc gia mà họđang sống

Sự ra đời của các nhóm lợi ích nằm ở chính mục tiêu mà họ theo

đuổi Đó là: Thứ nhất, các nhóm lợi ích ra đời nhằm bảo vệ những lợi

ích của họ về kinh tế Theo Madison, một trong những người sáng lập

nền cộng hoà Mỹ, “nguồn gốc lâu đời và phổ biến nhất tạo nên các phe

phái là ở sự phân chia khác nhau và không công bằng của cải” Cho

đến ngày nay, các tổ chức về thương mại, kinh doanh và nghề nghiệp lànhững tổ chức đông đảo và có thế mạnh hàng đầu trong số các nhóm lợiích ở các nước phương Tây

Thứ hai, các nhóm lợi ích cũng là sản phẩm của các phong trào xã

hội, phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử mỗi quốc gia.Chẳng hạn các phong trào đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, đòi tănglương và cải thiện điều kiện làm việc, đòi quyền bình đẳng của phụ nữtrong bầu cử

Thứ ba, các nhóm lợi ích ra đời nhằm tìm kiếm lợi ích từ chính phủ

trong lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực chính trị, tinh thần Đặc biệt, khichính phủ mở rộng các hoạt động của mình thì đồng thời cũng xuất hiệnthêm các nhóm lợi ích để gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ

Trang 14

nhằm nâng cao lợi ích của họ Chẳng hạn như sự ra đời của các tổ chứchưu trí, cựu chiến binh, hay cả những nhóm lợi ích thuộc chính phủ

Thứ tư, các nhóm lợi ích ra đời cũng nhằm đối phó với những quy

định của chính phủ Khi có thêm các công việc kinh doanh và nghềnghiệp hoạt động dưới sự điều hành của nhà nước, nhiều tổ chức mớilại ra đời để bảo vệ những lợi ích của họ Các nhóm lợi ích này thường

là những hiệp hội nghề nghiệp có hiểu biết sâu về lĩnh vực của mình.Trong số này, có những nhóm lớn và mạnh như Hiệp hội y tế, Hội luậtgia, Hội nhà báo

Nhìn chung, sự phát triển hết sức nhanh chóng của các nhóm lợiích này có thể được giải thích bởi sự đa dạng về mặt xã hội và sắc tộc ởcác quốc gia, đặc biệt khi làn sóng toàn cầu hóa ngày càng có tác độngmạnh mẽ đến đời sống xã hội ở mỗi quốc gia Việc đánh giá vai trò vàtác động của các nhóm lợi ích là hết sức khác nhau, tuỳ theo đối tượng,lĩnh vực và trường hợp cụ thể

1.1.2 Khái niệm nhóm lợi ích và một số khái niệm liên quan

a Khái niệm nhóm lợi ích

Khái niệm về “nhóm lợi ích” có rất lâu trong nghiên cứu xã hộiloài người Tuy nhiên các tên gọi và thuật ngữ chỉ hiện tượng này cóthể khác nhau Đây là một loại nhóm trong các nhóm, từ lâu đượcngành chính trị học, xã hội học và tâm lý xã hội nghiên cứu

Xã hội là một hệ thống lợi ích phức tạp cùng với sự tương tác lợiích trong từng nhóm, hoặc giữa các nhóm khác nhau trong trạng tháicạnh tranh liên tục để nắm giữ quyền sở hữu, phân phối nguồn lựccông và quyền được tham gia vào quá trình định hình, thông qua, xáclập các quyết định, chính sách của nhà nước với mục đích mang lạilợi ích nhóm cao nhất Theo A Bentley, “không hình thành, tồn tại

Trang 15

các nhóm đứng ngoài lợi ích Xã hội - đó là một tổng hợp của cácnhóm lợi ích khác nhau, số lượng của chúng bị quy định và giới hạnbởi một chỉ số duy nhất: Lợi ích - cái mà từ đó chúng liên kết, hìnhthành và hoạt động”

Có ý kiến khác lại cho rằng: Nhóm lợi ích là một tổ chức củanhững cá nhân với mục tiêu là tác động đến các quyết định chínhsách của nhà nước một cách có lợi cho nhóm mình [6, tr.110] Haytrong một quan niệm khác, “nhóm lợi ích là một nhóm người cóchung lợi ích từ một hoặc nhiều sự vật, sự kiện trong cùng mộtkhoảng thời gian” [7, tr.78]

Theo từ điển Bách khoa toàn thư BRITANICA: nhóm lợi ích là bất

kỳ sự tập hợp nào của các tổ chức hay các cá nhân, thường được thànhlập một cách chính thức trên cơ sở chia sẻ một hay nhiều mối quan tâmnhằm ảnh hưởng đến chính sách công trong lĩnh vực mình quan tâm.Các nhóm lợi ích hình thành một cách tự nhiên từ các cộng đồng cóchung lợi ích và tồn tại trong tất cả các xã hội [39, tr.42]

Đối với nhóm lợi ích, các tài liệu chuyên môn và phương tiệnthông tin đại chúng thường đề cập đến nhóm lợi ích dưới giác độ làlợi ích của một nhóm người, có mối liên kết hoạt động trong mộtdạng tổ chức nhất định, có mục tiêu cụ thể và có ý thức liên kết đểđạt được mục tiêu ấy Tuy nhiên, không chỉ những nhóm có ưu thếtrong xã hội, có mối liên kết hoạt động cụ thể mới có khả năng tácđộng đến quá trình lập chính sách Những nhóm có vị thế yếu trong

xã hội hoặc nhóm chịu mất mát lớn cũng có thể tạo ra những tác độngđến nội dung chính sách

Như vậy, đặc điểm chính để nhận diện nhóm lợi ích chính là mức

lợi ích nhóm Mức lợi ích ấy có thể cao hơn hoặc thấp hơn với mặt bằng

Trang 16

xã hội trong từng giai đoạn hoặc trong thời điểm nhất định Căn cứ vàothực tiễn này có thể xác định nhóm lợi ích là nhóm người có chung mứclợi ích khác biệt so với xã hội trong một giai đoạn do các điều kiện tựnhiên, chính trị, xã hội đem lại

Theo Từ điển của Nhà xuất bản Đại học Oxford: nhóm lợi ích lànhững tổ chức theo đuổi cải thiện những quyền lợi hay sự việc có tínhriêng biệt, nhưng không theo đuổi việc thành lập chính phủ hay mộtphần trong chính phủ [39, tr.45]

Tóm lại, nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức

cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ Là những nhóm vận động hành lang để tạo ra, hay thay đổi những luật lệ

và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng.

Hoặc: Nhóm lợi ích là những tổ chức của công dân, những người

có chung mục tiêu và muốn gây ảnh hưởng đến chính sách của nhànước theo hướng có lợi cho mình

Nhóm lợi ích còn được coi là một loại hình tập hợp người đặc biệt

- “nhóm gây áp lực”, hình thành, tồn tại trên cơ sở một, một số, hoặc

nhiều lợi ích chung - vì nó mà nhóm - tập hợp người tìm mọi phương

thức, con đường tác động tới chính sách công, nhằm đảm bảo và manglại lợi ích cho nhóm một cách cao nhất có thể Động cơ hành động củanhóm lợi ích có thể mang tính chất chính trị, kinh tế, đạo đức, niềmtin… Nhóm lợi ích sử dụng những phương thức khác nhau để đạt mụctiêu: Truyền thông, vận động hành lang, tài trợ

Nhìn tổng thể, các nhóm lợi ích đấu tranh, vận động nhằm vào các

bộ phận khác nhau của chính phủ để bảo đảm tối đa lợi ích cho nhóm

Trang 17

mình Đối với các nhóm lợi ích có tổ chức, hoạt động vận động diễn raliên tục, nhằm vào tất cả các cơ quan quyền lực của chính quyền vàtheo đuổi các mục tiêu của họ bằng tất cả những cách thức có thể Sứcmạnh của các nhóm lợi ích nằm ở lá phiếu ủng hộ cho các ứng cử viêntrong các cuộc bầu cử vào các chức vụ khác nhau của chính phủ vànhững đóng góp tài chính của họ cho các chiến dịch vận động tranh cử.

b Một số khái niệm liên quan

- Nhóm lợi ích có tổ chức:

Từ giữa thế kỷ XIX các nhà chính trị học và xã hội học đã bắt đầuquan tâm đến vai trò của các nhóm lợi ích có tổ chức và của các nhómgây áp lực trong quá trình hình thành các chính sách, pháp luật của nhànước Từ đó đến nay sự quan tâm đến vấn đề này ngày càng tăng lênđáng kể Thực chất của vấn đề là ở chỗ nhờ các nhóm đó mà xã hội cóđược khả năng đại diện một cách đầy đủ nhất các lợi ích của mình tronghoạt động của nhà nước hiện nay

Kinh nghiệm thế giới chỉ rõ rằng: một nhà nước, ngay cả nhànước đó thông minh đến mấy tự mình cũng không thể cân nhắc đượcmột cách đầy đủ nhất các lợi ích đa dạng của các giai cấp khác nhau,của các tầng lớp, giai tầng xã hội, của các nhóm cấu thành nên xã hội

cụ thể “Các nhóm lợi ích có tổ chức” thường hỗ trợ nhà nước cân nhắcđầy đủ và đúng đắn các lợi ích đó Trong một đất nước cụ thể, cácnhóm đó có số lượng từ vài chục cho đến vài nghìn Sự đa dạng các lợiích là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của dân chủ Trong xãhội có một số nhóm lợi ích không thể hoặc là rất khó được tổ chức,được thành lập (ví dụ, nhóm lợi ích của trẻ em, của những người mắcbệnh) Một số nhóm lợi ích khác thì chỉ mới được hình thành hoặc bắtđầu giải thể Chỉ có các nhóm lợi ích đã có tổ chức mới tác động có

Trang 18

hiệu quả đến sự hình thành chính sách, pháp luật của nhà nước Việclàm sáng tỏ và cân nhắc các đặc điểm hoạt động của các nhóm lợi ích

đã có tổ chức tạo thành một yếu tố rất quan trọng của quản lý dân sự,cũng như của quản lý nhà nước, trong đó có công vụ

Các nhóm lợi ích có tổ chức là các cộng đồng xã hội (các liênminh xã hội) làm thoả mãn một cách tích cực các lợi ích riêng của mìnhvới sự hỗ trợ của việc tác động có định hướng mục đích đến các cơquan nhà nước hoặc đến những người có chức vụ, quyền hạn trong các

cơ quan đó Theo cấu thành của mình các nhóm lợi ích có tổ chứcthường có số lượng rất đông Mục đích cơ bản của các nhóm như vậy làbảo vệ một cách có tổ chức các lợi ích tập thể của mình trong quan hệvới nhà nước hoặc với các nhóm xã hội khác Ví dụ, ở nhiều nước hiệnnay, các nhóm lợi ích có tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất là liên minh cácnhà chính trị, các nhà doanh nghiệp, các ngân hàng, các nhà quản lý,các giáo viên, các nhà nông nghiệp, cũng như các công đoàn

- Nhóm áp lực và nhóm đặc quyền:

Tùy đặc điểm và khả năng ảnh hưởng của mỗi nhóm mà người ta

sử dụng một số tên gọi khác nhau đối với các loại hình nhóm lợi ích

Có nhiều nhóm ban đầu hình thành một cách tự phát và sau đó phát huyvai trò của mình một cách tự giác Nhiều nhóm được hình thành mộtcách tự giác ngay từ ban đầu Hoạt động phát triển của nhóm lợi ích ởmức tự giác có vai trò bảo vệ và vận động cho quyền lợi của nhóm

Trong trường hợp này, người ta còn gọi những nhóm ấy là nhóm quyền

lợi Nhóm quyền lợi có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến quy trình xây dựng chính sách được gọi là nhóm áp lực Những nhóm vừa có khả

năng gây áp lực vừa có khả năng can thiệp trực tiếp vào việc quyết định

chính sách còn được gọi là nhóm đặc quyền Người ta còn gọi tên các

Trang 19

nhóm lợi ích theo mục tiêu chính của nhóm, ví dụ: nhóm lợi ích công,nhóm lợi ích tư, nhóm lý tưởng Người ta cũng có thể nhận diện, gọitên nhóm lợi ích theo nhiều yếu tố khác nhau tuỳ thuộc mục đích phântích Ví dụ, nhóm lợi ích có đặc trưng phân loại theo điều kiện tự nhiên,ranh giới địa lý hành chính, hoặc các yếu tố khác về đặc điểm nhân thânnhư giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc

- Vận động hành lang:

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về vận động hành

lang Theo nguyên nghĩa gốc tiếng Anh, vận động hành lang là lobby.

Vận động hành lang còn mang nghĩa rất thông dụng là vận động người

có chức, có quyền nhằm giúp mình đạt được mục đích về kinh tế, chínhtrị, xã hội

Ngoài ra, vận động hành lang còn được hiểu theo hai nghĩa: một

là, bất kỳ cá nhân, nhóm hay tổ chức nào tìm cách gây ảnh hưởng đến

hoạt động lập pháp hay chính sách; hai là, các cá nhân hay nhóm lợi ích

gây sức ép lên chính phủ để chính phủ hành động theo ý muốn của họ;

ba là, những hoạt động mà thông qua đó các cá nhân, các nhóm lợi ích

và những thể chế khác tìm cách ảnh hưởng tới chính sách công bằngviệc thuyết phục quan chức chính phủ ủng hộ lập trường của nhóm họ

Có thể hiểu vận động hành lang là một quá trình tác động của chủthể lên đối tượng có quyền lực nhằm đạt được các quyết định có lợi chomình Đó là những hoạt động có tính hệ thống nhằm tiếp cận, cung cấpthông tin, gây ảnh hưởng, thuyết phục các tổ chức, cá nhân có thẩmquyền trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách, vì lợi ích củacộng đồng, nhóm lợi ích hoặc của cá nhân [2, tr.11]

Vận động hành lang đã trở thành một hoạt động phổ biến trong đờisống chính trị các nước phương Tây Chính vì vậy, cùng với sự vận

Trang 20

động không ngừng của đời sống chính trị, vận động hành lang ngàycàng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của hệ thống chínhtrị và được pháp luật bảo vệ.

1.2 Chức năng và phân loại nhóm lợi ích

1.2.1 Chức năng của các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị:

Nhìn chung, các nhóm lợi ích ở các nước phương Tây thực hiệnmột số chức năng quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia:

Thứ nhất, nhóm lợi ích là cầu nối giữa người dân và nhà nước,

giữa cá nhân và các cơ quan nhà nước; hoạt động của chúng giúp chonhững người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước làm

sáng tỏ được những tâm trạng và quan điểm xã hội cần được chú ý khi

ra quyết định.

Các nhóm lợi ích dựa vào nhà nước, quốc hội với tư cách là một cơquan lắng nghe, tạo chỗ đứng cho các nhóm và đạt được những mụctiêu chính sách Ngược lại, các thành viên Quốc hội dựa vào các nhómquyền lợi để nhận được các thông điệp, phương pháp, thông tin quý giá

về cử tri, giúp họ tranh thủ sự ủng hộ của cử tri để có thể tái đắc cử,nhận được sự hỗ trợ về mặt chiến lược để thông qua hay ngăn chặn các

dự luật mà các thành viên ủng hộ hoặc phản đối Các nhóm lợi ích cầnnhà nước, quốc hội cũng như nhà nước, quốc hội cần các nhóm lợi ích

“Các nhóm lợi ích cũng có thể giúp cho công việc của các nhà điều tiết

và quan chức chính quyền khác dễ dàng hơn.” [36, tr.566]

Các nhóm lợi ích giúp hình thành các chính sách của nhà nước,quốc hội và theo dõi các hoạt động của nó bằng cách hối thúc các cơquan quyền lực nhà nước bày tỏ những quan điểm của họ Nhiều vấn đềlập pháp đã từng tồn tại hàng thập niên như các quyền dân sự, vấn đề

Trang 21

bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chăm sóc y tế chotrẻ em phản ánh sự đa dạng của các hoạt động vận động hành lang

Thứ hai, hoạt động của các nhóm lợi ích thúc đẩy tính tích cực của

dân cư trong đời sống chính trị; thông báo cho các thành viên của mình

về các quyết định của nhà nước đã được thông qua hoặc đang được soạnthảo, giải thích cho các thành viên của mình và những người khác biếtrằng làm như thế nào để có thể tác động đến việc thông qua các quyếtđịnh đó và thúc đẩy sự tác động đó

Các đại biểu dân cử tranh đấu cho các chính sách được đa số tánthành trong các cuộc thăm dò ý kiến vì họ muốn lôi kéo thêm các cử tritrong số những người này vào liên minh giúp họ thắng cử Do đó, nhómlợi ích là một cơ chế quan trọng qua đó người dân truyền đạt được cácsuy nghĩ, yêu cầu và quan điểm của họ tới những người đại diện Người

ta thường thấy có các nhóm lợi ích tập trung vào các vấn đề họ quantâm, dù các vấn đề đó có thể rất chuyên biệt Do đó, nhóm lợi ích đãgiúp người dân quan tâm hơn đến đời sống chính trị, một phần quantrọng trong đời sống mỗi người, không những thế, nó còn thể hiện sựquan tâm đến các quyền lợi mà bản thân họ cần được đảm bảo

Các nhóm này giúp người dân huy động hữu hiệu các nguồn tàinguyên của mình như: bỏ phiếu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và ápdụng quá trình luật pháp “Việc khuyến khích cử tri đi bầu trong cáccuộc bầu cử phải là ưu tiên hàng đầu Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp sẽ lànguyên nhân gây ra sự ngại, dù đó chưa phải là mức báo động Điều đókhông chỉ tạo ra một cuộc bầu cử mà người đắc cử không có được sựủng hộ của đa số cử tri đủ tư cách, mà còn khuyếch trương ảnh hưởngcủa những nhóm lợi ích giỏi tổ chức.” [32, tr.27]

Trang 22

Các nhóm lợi ích tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận vớicác vấn đề chính trị Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các nhóm lợi ích và

sự mở rộng của các phương tiện truyền thông cho thấy, nhiều khả năngnhững mối liên kết này sẽ được đông đảo quần chúng sử dụng Cácnhóm lợi ích qua những hoạt động vận động hành lang sẽ huy động cácthành phần dân chúng nhằm mục đích duy nhất là để họ ủng hộ cácchính sách của mình Truyền thông cũng cung cấp cho công chúngnhững chương trình, tin tức mang tính giải trí phục vụ cho lợi ích chínhtrị và thương mại

Thứ ba, các nhóm lợi ích bổ sung quyền đại diện chính thức tại

các cơ quan dân cử, hay tại các cơ quan quyền lực nhà nước khác

Để thắng cử, các ứng cử viên nhất thiết phải có tầm nhìn vượt quacác đối thủ, đảng phái để thực hiện các chiến dịch ủng hộ, qua đó sẽ làđại diện cho những nhóm lợi ích của mình Đây là chức năng quantrọng của nhóm lợi ích, nhằm duy trì nhân sự trong các cơ quan nhànước Những đại diện chính thức sẽ giúp các nhóm lợi ích thực hiện vàgiành được quyền lợi của nhóm trong chiến dịch quan trọng như bầu cửTổng thống, Thủ tướng

Bổ sung quyền đại diện chính thức sẽ giúp các nhóm lợi ích lớnchiếm được nhiều ghế trong hệ thống cơ quan nhà nước, những đại diệnnày là người sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích cho nhóm mình Mức

độ đại diện nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tiềm lực của nhóm lợi ích,hay số lượng quần chúng nhân dân ủng hộ Do vậy, việc giành đại diệnchính thức trở nên nóng hơn bao giờ hết khi có sự chuyển giao quyềnlực chính trị trong các cơ quan nhà nước ở các quốc gia phương Tây

Thư tư, nhóm lợi ích là phương tiện quan trọng để giải quyết các

xung đột trong xã hội, bởi vì các nhóm đó hỗ trợ cho việc soạn thảo cácthương thuyết và thoả hiệp cần thiết

Trang 23

Trong quá trình phát triển của các nước phương Tây, lợi ích trong

xã hội thuộc về các nhóm lợi ích, giai tầng xã hội là rất nhiều Chính

vì vậy, những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn về lợi ích luôn diễn rathường xuyên và có những tác động xấu đến sự ổn định và phát triểncủa mỗi quốc gia Khi xã hội phát triển sẽ kéo theo những hệ lụy của

nó Các xung đột trong xã hội vẫn thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnhvực như kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng Để ổn định và phát triển,cần có những tổ chức đại diện cho những giai tầng xã hội, có nhữngquan điểm, có uy tín; cũng như là cầu nối giữa dân chúng đến với các

cơ quan nhà nước Vì vậy, các nhóm lợi ích ra đời để hỗ trợ việcthương thuyết và thỏa hiệp khi các xung đột trong xã hội xảy ra Cácnhóm lợi ích có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những xung độttrong xã hội Bởi chính các nhóm lợi ích sử dụng những chiến thuật bêntrong, bên ngoài hoặc cả hai để lấy lại sự cân bằng và ổn định cho xãhội Trong đó vận động hành lang từ cơ sở là một phần cần thiết

1.2.2 Phân loại nhóm lợi ích:

Trước năm 1970, các nhóm lợi ích ở phương Tây tập trung chủ yếu vào

ba hình thức sau: nhóm lợi ích về kinh doanh, nhóm lợi ích về lao động và nhóm lợi ích về nông nghiệp Kể từ đó, sự đa dạng của các nhóm lợi ích trở nên phức tạp hơn nhiều Thêm vào đó, nhiều nhóm mới không thuộc ba nhóm trên đã xuất hiện:

Nhóm thực hiện lợi ích giai cấp, giai tầng: Các nhóm này hình

thành trên cơ sở theo đuổi những mục đích chung của giai cấp hay giaitầng nhất định Ở các nước như Anh, Mỹ, Pháp, chúng ta có thể thất

rõ những nhóm này: nhóm doanh nghiệp lo xây dựng những chính sáchđảm bảo sự tồn tại của chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ tư hữu tài sản

và chế độ kinh doanh tự do Nhóm công đoàn lo bảo vệ lợi ích cho

Trang 24

những người lao động trong điều kiện sự bóc lột của giai cấp tư sản đốivới công nhân ngày càng tinh vi, phức tạp.

Nhóm lợi ích về kinh tế: Các tổ chức kinh tế đóng vai trò nòng cốt

trong nền chính trị phương Tây Các tập đoàn lớn có uy tín với tư cách lànhững chủ thể quan trọng trong nền kinh tế các nước Các tổ chức này sửdụng những đòn bẩy ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chínhphủ để phục vụ cho lợi ích của họ Các công ty đa quốc gia lớn thường

sử dụng những nguồn lực to lớn của mình để đạt được các mục tiêuchính trị Họ thường là thành viên của nhiều hiệp hội thương mại đạidiện cho quan điểm của toàn bộ ngành công nghiệp trong tiến trình chínhtrị Các công ty cũng ủng hộ các nhóm "ô dù" như Hiệp hội Quốc gia củacác nhà sản xuất và Phòng thương mại Mỹ, những tổ chức đại diện chotoàn bộ cộng đồng doanh nghiệp Cuối cùng, các công ty cá nhân trựctiếp vận động các nghị sĩ và họ rót hàng triệu USD đóng góp cho cácchiến dịch vận động tranh cử của các ứng cử viên mà họ ủng hộ

Tổ chức Công đoàn: Ðầu thế kỷ XX, phong trào công đoàn ở các

nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ có sự phát triển khá chậm, nhưng vàonhững năm 1930 công đoàn đã giành được vị trí quan trọng trong hệthống chính trị Mỹ Ðạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia bảo vệ quyềnthương thuyết tập thể và làm cho công đoàn phát triển nhanh hơn Chỉtính riêng ở Mỹ, vào những năm 1950, số lượng thành viên công đoàn

đã lên tới 35% lực lượng lao động Tuy nhiên, vào những năm 1960, sốlượng thành viên công đoàn bắt đầu giảm xuống ở mức hiện hànhkhoảng 15% dân số lao động và sức mạnh chính trị của các tổ chứccông đoàn suy giảm cùng với sức mạnh kinh tế của họ Những lý do của

sự suy giảm số lượng thành viên công đoàn rất phức tạp, song sự suygiảm đó là do sự thay đổi bản chất của nền kinh tế toàn cầu và sự

Trang 25

chuyển đổi ở nước Mỹ từ một nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tếtheo hướng dịch vụ Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn vẫn có ảnhhưởng đáng kể khi họ tập trung năng lực vào một cuộc bầu cử hoặc mộtvấn đề nào đó.

Hiệp hội nghề nghiệp: Một hình thức quan trọng khác của các

nhóm lợi ích là hiệp hội nghề nghiệp Các nhóm này được tổ chức trên

cơ sở cùng có những công việc làm giống nhau như nhóm các nhàthương nghiệp, nhóm các nhà giáo, nhóm những người làm nghề y Những người cùng nghề này hình thành các hiệp hội từ cơ sở tới cấptrung ương

Ít ảnh hưởng nhưng được tổ chức chặt chẽ là các ngành nghề trongkhu vực công cộng Hầu hết các chuyên ngành trong chính phủ cácbang và địa phương đều có tổ chức toàn quốc của riêng mình Chẳnghạn như trong lĩnh vực chính sách nhà ở có các nhóm sau: Hiệp hộiQuốc gia của các Quan chức về Nhà ở và Tái phát triển, Hội đồng Quốcgia các Cơ quan nhà ở các bang và Hội đồng các Nhà chức trách về Nhà

ở công Những nhóm này bị luật liên bang và luật của bang hạn chếtham gia các hoạt động đảng phái Tuy nhiên, họ điều trần trước Quốchội về các vấn đề ảnh hưởng tới các chương trình của họ và tổ chức chocác thành viên của nhóm thảo luận với các đại diện ở bang hoặc quậncủa mình Do khách hàng của các chương trình công có thu nhập thấphiếm khi tổ chức thành những nhóm lợi ích có ảnh hưởng ở cấp độ quốcgia nên trong tiến trình chính trị ở các nước phương Tây, những hiệphội các nhà cung cấp dịch vụ này là đại diện quan trọng cho tầng lớpngười nghèo

Các nhóm liên chính phủ: Một hình thức nhóm lợi ích có liên quan

nữa là nhóm lợi ích đại diện cho các đơn vị của chính phủ liên bang và

Trang 26

địa phương, vận động cho những lợi ích của họ ở cấp độ quốc gia.Trong khi những nhóm này không có vai trò chính thức trong hệ thốngliên bang Mỹ - một hệ thống phân chia quyền lực giữa chính phủ quốcgia, bang và địa phương - thì họ có chức năng hoạt động như các nhómlợi ích khác Họ bày tỏ quan điểm của các thành viên tới Quốc hội vàchính quyền và dùng lý lẽ ủng hộ quan điểm của họ trên các phươngtiện truyền thông

Các nhóm lợi ích công: Hình thức nhóm lợi ích phát triển nhanh

nhất từ những năm 1970 là các "nhóm lợi ích công" Đó là nhóm ủng hộnhững lợi ích không phải là những lợi ích vật chất trực tiếp đối vớithành viên của họ mà là bày tỏ những giá trị của họ gắn với xã hội với

tư cách là một chỉnh thể Những nhóm lợi ích công đầu tiên được hìnhthành từ các phong trào đòi quyền dân sự, quyền của phụ nữ và cácphong trào môi trường trong những năm 1960 Qua thời gian, ủng hộviên của những phong trào này trải qua một quá trình phát triển, chuyểnđổi từ bày tỏ quan điểm bằng phản đối trên đường phố sang hành động

có tổ chức trong hệ thống chính trị Sau này các nhóm lợi ích công vậnđộng về những vấn đề mới như quyền của người tàn tật, ngăn chặn lạmdụng trẻ em hoặc bạo lực trong gia đình Những nhóm này cũng lànhững nhóm ủng hộ mạnh mẽ các chương trình làm lợi cho ngườinghèo Một số nhóm điển hình trong hình thức nhóm lợi ích này là Liênminh Quốc gia về nhà ở cho những người có thu nhập thấp, Quỹ bảo vệtrẻ em và Công dân Công cộng

Các nhóm lợi ích công nhìn chung thiếu nguồn lực tài chính củacác nhóm kinh doanh Mặc dù các vấn đề mà họ ủng hộ thường thu hútđược sự đồng tình của công chúng nhưng ít có tổ chức nào có đông đảothành viên Lý do của tình trạng này chính là bản chất mơ hồ trong mục

Trang 27

tiêu của họ đã tạo ra nhiều "kẻ ăn theo"- đó là một cá nhân có thể đượclợi từ nỗ lực của nhóm lợi ích mà không nhất thiết phải là thành viênhoặc ít nhất thì cũng không phải gắn bó chặt chẽ với nhóm Tuy nhiên,các nhóm này dùng chuyên môn và nỗ lực thu thập thông tin để đưa ranhững vấn đề mà không nhóm nào khác giải quyết Lúc đầu, hầu hết cácnhóm lợi ích công đều ở bên lề lĩnh vực chính trị Trong số các nhómlợi ích công điển hình có Liên đoàn Quốc gia của những người đóngthuế và Phụ nữ vì nước Mỹ Các cơ quan cố vấn bảo thủ như Quỹ Disản có thể cũng hoạt động như các nhóm lợi ích khi công tác nghiêncứu của họ có xu hướng ủng hộ thế giới quan bảo thủ

Các nhóm lợi ích lãnh thổ: Các nhóm lợi ích này hình thành theo

lãnh thổ Chúng thường chỉ quan tâm tới vấn đề của địa phương, nơichúng hình thành Trong quá khứ, các nhóm lợi ích này thường hìnhthành từ những người trong giới thượng lưu ở một vùng lãnh thổ.Những công dân thuộc tầng lớp thượng lưu này muốn giữ nét đặc trưngriêng tại lãnh địa của họ Từ 1960, các nhóm hành động tại cộng đồngđược hình thành đề góp phần giải quyết các công việc như chăm sócsức khỏe hay chăm nom những đối tượng nào đó hàng ngày

1.3 Môi trường và hoạt động của các nhóm lợi ích ở các nước phương Tây

1.3.1 Môi trường hoạt động của nhóm lợi ích phương Tây

- Kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện các nhóm lợi ích, trong đó

có nhóm đa số, nhóm thiểu số, nhóm tích cực và nhóm tiêu cực, nhưngchủ yếu là nhóm lợi ích tiêu cực Nhóm này bao gồm một số cá nhân,đơn vị có quyền lực nhất định, liên kết, móc ngoặc với nhau để mưucầu lợi ích cho bản thân và các thành viên trong nhóm Lợi ích này đi

Trang 28

ngược với lợi ích tập thể, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của ngườilao động, quần chúng nhân dân Chính vì vậy, “kinh tế thị trường càngphát triển, xã hội càng dân chủ thì việc hình thành các lợi íchnhóm/nhóm lợi ích càng là tất yếu Nhu cầu hợp tác, liên kết với nhau

để tạo ra “thế lực” lớn hơn những cá nhân đơn lẻ và cạnh tranh kinh tế

là động lực tạo nên các nhóm lợi ích” [23, tr 22]

Trên thực tế, một trong những biểu hiện của các nhóm lợi ích tiêucực là sự tồn tại các công ty "sân sau" của những doanh nghiệp, tậpđoàn nhà nước Họ tận dụng tối đa cơ chế xin - cho để trục lợi, thaotúng chính sách, thị trường, nhằm mang lại lợi ích cho nhóm

Nhóm lợi ích trong nền kinh tế thị trường hiện đại, biểu hiện tậptrung ở lợi ích nhóm của các nhà tư bản và nhóm lợi ích của các tầnglớp lao động Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, bản chất

và tác động của lợi ích của các nhà tư bản có tính chất hai mặt:

Một mặt, các nhà tư bản đóng vai trò nhà đầu tư và tổ chức quản lý

quá trình kinh tế thị trường tạo ra năng suất lao động với chất lượng củasản phẩm ngày càng cao, giá thành ngày càng giảm, đáp ứng nhu cầu xãhội ngày càng tăng Sự tích lũy tư bản đã thúc đẩy phát triển kinh tế thịtrường thông qua đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, pháttriển nguồn nhân lực và không ngừng cải cách phương thức tổ chức vàquản lý kinh tế Nhờ đó, chỉ hơn một trăm năm sau đã đi từ hợp tác giảnđơn và công trường thủ công lên trình độ đại công nghiệp cơ khí vàođầu thế kỷ XIX Trong quá trình phát sinh, phát triển kinh tế thị trường,nhóm lợi ích các nhà tư bản đã đóng vai trò tích lũy, đầu tư, tổ chức vàquản lý trong cạnh tranh phát triển như một tất yếu khách quan của quátrình phát triển kinh tế và xã hội hiện đại

Mặt khác, nhóm lợi ích là căn bệnh được lập trình sẵn của mọi nền

kinh tế thị trường, nhất là các nền kinh tế chuyển đổi không có lựa

Trang 29

chọn nào khác là phải đối diện và chuẩn bị hứng chịu những cơn giólạnh của nhóm lợi ích Lợi ích nhóm tiêu cực biểu hiện trong tất cả cáclĩnh vực đời sống xã hội

Các nước phương Tây đều có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát

triển cao Sự vận hành nền kinh tế thị trường và sự ra đời của hàng loạt

công ty, tổ chức kinh tế, các tập đoàn xuyên quốc gia là môi trường vàđộng lực cho hoạt động của các nhóm lợi ích Hầu hết các chủ thể kinh

tế này đều tham gia hoạt động của các nhóm lợi ích, xuất phát từ lợi íchcủa mình Các nhóm kinh tế thường xuyên theo dõi quá trình soạn thảochính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là những chính sách kinh tế, từ

đó tìm cách tiếp cận các nghị sĩ, quan chức nhà nước để gây ảnh hưởng.Với tiềm lực tài chính lớn, họ không ngần ngại đầu tư vào hoạt độngcủa các nhóm lợi ích Chính các hoạt động kinh tế phát triển mạnh là cơ

sở cho sự gia tăng hoạt động vận động hành lang Thực tế cho thấyrằng, ở đâu hoạt động kinh tế diễn ra sôi động; ở đó các hoạt động củacác nhóm lợi ích phát triển mạnh, điển hình như ở Mỹ, Canada, EU,Nhật Bản

- Nhà nước pháp quyền

Điểm xuất phát đầu tiên của cơ sở chính trị là các bản hiến pháp,tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền , trong đó quy định quyền tự

do, dân chủ của công dân trên tất cả các lĩnh vực Đây chính là căn cứ

để các nhóm, công dân có điều kiện hoạt động tự do trong khuôn khổpháp luật để bảo vệ và phát triển lợi ích của nhóm mình Nhà nướcpháp quyền cũng là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho các hoạtđộng của các nhóm lợi ích được phát triển trong khuôn khổ hiến pháp

và pháp luật Nguyên tắc nhà nước pháp quyền đã tạo ra một khungpháp lý cơ bản để hoạt động của các nhóm lợi ích diễn ra bình thường,

Trang 30

minh bạch, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực như sự lợi dụng củacác nhóm lợi ích để đưa hối lộ, lợi dụng quyền lực nhà nước để nhậnhối lộ, dẫn đến tha hóa quyền lực.

- Đa đảng cạnh tranh

Trên thực tế, về bản chất, chế độ đa đảng trong nền chính trị dođồng tiền chi phối luôn luôn là sự thống trị của một nhóm các tập đoànquyền lực Ralf Nader - nguyên ứng cử viên Tổng thống độc lập tại Mỹ,từng công nhận "chế độ đa đảng của Mỹ về thực chất là chế độ haiđảng, nhưng cuối cùng các tập đoàn tư bản thao túng cả hai" Tại một

số nước khác, quyền lực được quay vòng trong một nhóm các gia đìnhquyền thế Người dân có thể có một số tự do, nhưng trong giới hạn bảođảm sự thống trị của giai cấp tư sản; về hình thức, mọi người đều cóquyền, nhưng việc thực thi các quyền đó lại phụ thuộc rất lớn vào điềukiện kinh tế, tài chính Do đó, chỉ có tầng lớp giàu có mới thật sự cóđầy đủ các quyền tự do Kinh tế thị trường gắn với chính trị thị trường

đã làm cho sức mạnh kinh tế kết hợp với sức mạnh chính trị tập trungvào các tập đoàn tư bản đầu sỏ Ðó là lý do để người ta gọi đó là "dânchủ của các tập đoàn" (corporate democracy) Do vậy, tuy nhân dân laođộng là bộ phận chiếm số đông trong xã hội, nhưng có rất ít đại diệnđích thực cho lợi ích của họ tại Quốc hội Ðiều này là một trong nhữngcăn nguyên lý giải tại sao khoảng cách giàu nghèo lại không ngừng giatăng, ngay cả ở các nền kinh tế phát triển nhất Ðó cũng là một lý dodẫn tới sự ra đời của phong trào "chiếm phố Wall" - hành động của 99%

số dân Mỹ chống lại 1% giàu có với các cuộc xuống đường phản đối bấtcông Cũng vì thế mà ngày càng có nhiều cử tri tại các nước này bày tỏthất vọng đối với các cuộc bầu cử đã không thể đem lại được sự thayđổi tình hình một cách thực chất

Trang 31

Khi so sánh chế độ "một đảng" với "đa đảng", người ta mới chủyếu đề cập đến khía cạnh số lượng mà chưa chú ý đến khía cạnh tínhchất của đảng Do đó, họ đã cào bằng các đảng chính trị, dù trên thực tếcác đảng rất đa dạng, khác nhau cả về bản chất, về phương thức tổ chức

và hoạt động, cả về năng lực và vị trí trong xã hội Có đảng chỉ đại diệncho lợi ích một nhóm, một bộ phận thiểu số trong xã hội; có đảng hoạtđộng chủ yếu trên nghị trường, để vận động bầu cử và không ít đảngđược tổ chức rất lỏng lẻo, theo hình thức "đánh trống ghi tên" Cácđảng như vậy rốt cuộc chỉ là công cụ chính trị của các nhóm lợi íchkhác nhau tham gia cuộc cạnh tranh quyền lực vì lợi ích Tuy nhiên, dù

là chế độ đa đảng nhưng tại mỗi thời điểm luôn chỉ có một đảng haymột nhóm đảng nắm quyền, vẫn luôn là sự thống trị của bộ phận thiểu

số, thường là thiểu số giàu có, đối với toàn bộ xã hội Vì vậy, các chế

độ này không thể khắc phục được sự bất công, không thể bảo đảm đượcbản chất đích thực của dân chủ Và có thể thấy, “tính thường xuyên củacác cuộc bầu cử có nghĩa là không một đảng phái hay nhóm nào trongmột đảng được bảo đảm là sẽ nắm giữ chức vụ mãi mãi.” [32, tr.27]Thông qua ủy ban hành động chính trị, các cá nhân, nhóm lợi ích

đã tiến hành tài trợ cho các quỹ tranh cử của các ứng cử viên và cácđảng chính trị Vì số lượng các ủy ban hành động chính trị là rất nhiều,cùng một nhóm lợi ích có thể tài trợ cho chiến dịch tranh cử của cácđảng, các ứng cử viên đối lập nên cũng chưa tổ chức nào có thể thống

kê được con số chính xác về khoản tiền mà họ tài trợ cho các ứng cửviên Những ủy ban hành động chính trị thường đem lại các khoản tàitrợ lớn cho các ứng cử viên là các tổ chức kinh doanh, các tập đoàn lớn.Thường thì các “ông lớn” này không muốn làm mất lòng một đảng haymột ứng cử viên nhất định nào; song dù ai là người giành chiến thắng

Trang 32

thì họ cũng vẫn là người được lợi, bởi mối quan hệ giữa các đảng, cácứng cử viên với các nhóm lợi ích được xem là mối quan hệ hai bêncùng có lợi

Các nhóm lợi ích sẽ tài trợ cho các đảng chính trị, các ứng cử viên,đặc biệt là các đảng, ứng cử viên có tiềm năng, được dự đoán sẽ giànhchiến thắng Khi ứng cử viên đó giành chiến thắng, đảng đó trở thànhđảng cầm quyền, sẽ giúp các nhóm hiện thực hóa lợi ích của họ thôngqua các chính sách công Sự trao đổi qua lại này không được bất cứ mộtđiều luật nào của các nước phương Tây thừa nhận nhưng nó đã và đangdần trở thành quy luật tất yếu đối với bất cứ cuộc bầu cử nào tại cácquốc gia này

Nhìn vào số tiền tài trợ khổng lồ cho cả hai ứng cử viên trong cáccuộc tranh cử tổng thống và việc cùng một công ty, một tập đoàn có thểtham gia vào nhiều nhóm lợi ích khác nhau đã cho thấy sự tham giamạnh mẽ của các nhóm lợi ích vào hoạt động bầu cử của các nướcphương Tây; cũng như sự ảnh hưởng của các nhóm trong hệ thốngchính trị đất nước của các nước này Dường như bất cứ một cuộc chạyđua nào vào các vị trí trong hệ thống chính quyền cũng có “bóng dáng”của các nhóm lợi ích Với nhiều hoạt động khác nhau như: Ủng hộ tiềnbạc và tham gia tranh cử cho các đảng; tạo cơ hội cho các ứng cử viêngiành được tình hữu nghị và gây dựng uy tín

Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm lợi ích trong nềnchính trị nói chung và trong hoạt động bầu cử tổng thống, thủ tướng nói riêng của các nước phương Tây đã làm giảm bớt quyền lực của cácđảng chính trị và trở thành đối thủ đáng gờm cạnh tranh với các đảngchính trị Sức mạnh của nhóm lợi ích cho phép một ứng cử viên hoàntoàn có thể giành thắng lợi trong bầu cử mà không cần tới sự giúp đỡ

Trang 33

của các đảng Với sức mạnh là nguồn tài chính khổng lồ, cùng rất nhiềuhoạt động tinh vi của các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp, nhómlợi ích đang ngày càng khẳng định mình là một trong những nhân tố giữvai trò chi phối trong hệ thống chính trị các nước phương Tây.

- Xã hội dân sự phát triển mạnh

Hầu hết các quốc gia phương Tây đều có cơ cấu xã hội phức tạp:nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhiều dân tộc với những sắc thái vănhóa, niềm tin tôn giáo khác nhau Tuy nhiên, nét chung nhất giữa cáccộng đồng xã hội là nhấn mạnh những giá trị chủ đạo như tự do cá

nhân Mỗi người, mỗi nhóm người tự nguyện gia nhập một cộng đồng

nhưng vẫn giữ được chính kiến, sở thích riêng, quyền tự do lựa chọntheo ý mình Về hình thức các quan điểm, tư tưởng đều được tôn trọng

và có điều kiện thể hiện, đảm bảo cơ hội cho các cá nhân công dân, cácnhóm hay địa phương Cạnh tranh cũng là một giá trị của phương Tây

và có tác động rất lớn đến hoạt động chính trị nói chung và hoạt độngcủa các nhóm lợi ích nói riêng Các chủ thể chính trị như cử tri, nhómlợi ích, đảng chính trị, giới tinh hoa đã chi phối, định hướng phươngthức và nội dung của các chính sách nhà nước Sự liên kết hay đấutranh giữa các nhóm nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng hay lợiích của một bộ phận xã hội là lý do chính thúc đẩy hoạt động của cácnhóm lợi ích

Ở các nước phương Tây, theo nguyên tắc tổ chức nhà nước, quyềnlực nhà nước không chỉ nằm trong tay các cơ quan nhà nước mà phảichia sẻ một phần cho nhân dân, thông qua các nhóm lợi ích Các nhómnày sử dụng vận động hành lang để tác động lên quá trình xây dựng các

dự luật và các quyết định của nghị viện và chính phủ Như vậy thôngqua hoạt động vận động hành lang, các giai cấp, tầng lớp xã hội đã đề

Trang 34

xuất những ý kiến của mình, tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật,

ra quyết định cùng với nghị viện và chính phủ, thúc đẩy dân chủ pháttriển Vận động bầu cử là một biểu hiện cụ thể chứng minh rõ nét vaitrò của các nhóm vận động hành lang đối với quá trình dân chủ hóa xãhội Thông qua hoạt động vận động hành lang, trên một ý nghĩa nhấtđịnh, nhân dân cũng được hưởng một phần quyền tự do, bình đẳng vềchính trị và pháp luật, nền dân chủ thông qua đó cũng được phát triểntừng bước

Ở các nước phương Tây, theo quy định của pháp luật thì bất kỳcông dân, tổ chức nào đều có thể đề đạt ý nguyện của mình lên quanchức nhà nước, nhưng trên thực tế khó có thể phản ánh một cách đơn lẻđược Những quan điểm, ý nguyện cần tập hợp lại và cần phải có những

tổ chức, nhóm xã hội có uy tín đề đạt lên chính quyền Chức năng đóđược các nhóm lợi ích, thông qua các nhà vận động hành lang thựchiện Với khả năng hiểu biết luật pháp, mối quan hệ xã hội rộng rãi,tính chuyên nghiệp cao, họ biết cách chuyển những thông điệp này đếnđược bàn làm việc của các nghị sĩ, các quan chức chính phủ một cáchnhanh chóng Đó cũng là lý do vì sao hiện nay những người có chunglợi ích đều cố gắng thành lập các nhóm, tổ chức, coi hoạt động vậnđộng hành lang là phương thức hiệu quả nhất để đạt mục tiêu của mình

1.3.2 Hoạt động của các nhóm lợi ích

Các nhóm lợi ích tham gia vào mọi loại hình và tất cả các giaiđoạn của hoạt động chính trị Các hoạt động của nhóm lợi ích có thểchia ra làm 3 loại: quan hệ với công chúng, tham gia vào bầu cử và làmlobby (vận động hành lang)

- Loại hoạt động thứ nhất được tiến hành khi các nhóm lợi íchmuốn đưa ra một đề nghị nào đó Muốn được chấp nhận hay muốn được

Trang 35

ủng hộ, họ phải thực hiện một cuộc vận động dư luận bằng cách công

bố nội dung vấn đề và thuyết phục dư luận Thường thì một nhóm lợiích hay huy động dư luận để chống đối lại một đề nghị mà một nhómlợi ích khác hay một đảng nào đó đưa ra hơn là đưa ra các sáng kiến.Trong nhiều trường hợp, các nhóm thành công nhất lại là các nhómhành động theo cách này, nghĩa là muốn giữ nguyên trạng

- Mặc dù khác với các đảng chính trị, không lấy vận động tranh

cử làm mục tiêu chủ yếu, song các nhóm lợi ích đã có thể tham gia vàocác cuộc vận động chính trị bầu cử thông qua sự giúp đỡ các đảng pháichính trị và các ứng cử viên tự do Hoạt động thứ hai này được gọi làhoạt động bầu cử Ở hoạt động này, mỗi nhóm lợi ích có thể ủng hộ mộtđảng hoặc giữ vị trí trung lập Các nhóm ủng hộ một đảng thì chỉ ủng

hộ tiền bạc và tham gia vào hoạt động tranh cử của đảng đó Còn cácnhóm trung lập lại ủng hộ tiền cho cả hai đảng Chức năng quan trọngnhất của các nhóm lợi ích trong lĩnh vực bầu cử là tạo cơ hội cho cácửng cử viên gây dựng được uy tín Nhiều ứng cử viên là thành viên củanhóm lợi ích và họ tin rằng nhóm lợi ích của họ sẽ ủng hộ cho họ Cácnhóm lợi ích có thể giúp các ứng cử viên quảng bá hình ảnh của mìnhtrong các cuộc bầu cử Các ứng cử viên có thể được mời xuất hiện trướcnhóm lợi ích nào đó và họ có thể trả lời những câu hỏi… Rất nhiềutrường hợp, các nhóm lợi có thể giúp lập một Ban thường trực để tuyêntruyền vận động

Một biểu hiện nữa của sự gia tăng ảnh hưởng của các nhóm lợiích là sự xuất hiện ngày càng nhiều các Ủy ban hành động chính trị(như trường hợp của Mỹ) Do rất nhiều bang cấm các tổ hợp kinh doanh

và công đoàn đóng góp tiền trực tiếp cho các cuộc vận động chính trị,nên các nhóm lợi ích đã lập ra các Ủy ban hành động chính trị để huy

Trang 36

động và phân phối tiền một cách hợp pháp cho các cuộc vận động chínhtrị Trong phần lớn các trường hợp, các Ủy ban hành động chính trịphân phối tiền quyên góp được cho những người đương chức và các nhàlãnh đạo cơ quan lập pháp Một số Ủy ban hành động chính trị mangnặng ý thức hệ lại chỉ trao tiền cho các ứng cử viên của một đảng nhấtđịnh, hoặc đảng Dân chủ, hoặc đảng Cộng hòa.

Ngoài ra, các nhóm lợi ích còn mở rộng việc đóng góp tài chínhcho các cuộc vận động chính trị Các nhóm lợi ích luôn xem việc đónggóp này như là một cách thức có hiệu quả để thực hiện nghĩa vụ với cácđảng cũng như các ứng cử viên, mặc dù các nhóm lợi ích biết rất rõrằng không phải bao giờ ứng cử viên có nhiều tiền tranh cử nhất sẽ làngười chiến thắng

- Loại hoạt động thứ ba trong quá trình hoạt động chính trị là việccác nhóm lợi ích thuê những người làm lobby (vận động hành lang) đểđưa những mục tiêu chính trị riêng của mình tới trực tiếp Quốc hội(những nhà làm luật) Để liên hệ với các nghị sỹ, những người vận độnghành lang thường thực hiện dưới hình thức đưa các bằng chứng ra trướccác Ủy ban pháp luật của Nghị viện hay gián tiếp thông qua các buổichiêu đãi, tiệc tùng để thiết lập các quan hệ xã hội Những người vậnđộng hành lang ở các nước phương Tây nhìn chung thường tập trungmọi sự chú ý vào các nghị sỹ - những nhà làm luật - những người mà đã

có thiện cảm đối với những lý do của họ Những người vận động hànhlang hiểu rằng, phần lớn các dự luật được kiểm soát bởi một số ít Ủyban hay một nhóm nghị sỹ thuộc đảng nào đó, nên ngoài việc gửi cáctài liệu thuyết phục cho các Ủy ban, lôi kéo những nghị sỹ có cảm tình,

họ còn cố gắng xây dựng quan hệ với một số nghị sỹ nhất định, nhữngngười đang có vai trò chi phối tại các Ủy ban này Trong rất nhiều

Trang 37

trường hợp, những người vận động hành lang còn tìm được người đạidiện cho họ trong cơ quan lập pháp Thông qua hoạt động của nhữngngười vận động hành lang mà các lợi ích của nhóm đã được bảo vệ hoặcđược đáp ứng thông qua quá trình làm luật và chính sách của Quốc hội.Thậm chí, sau khi các luật đã được thông qua, hoạt động của các nhómlợi ích vẫn tiếp tục Những người vận động hành lang sẽ liên hệ trựctiếp với các nhà hành pháp - những người có quyền hành rất lớn trongkhi thực hiện luật Thường thì các nhà hành pháp tiếp xúc rất ít vớicông chúng, họ có xu hướng gắn bó với các mục tiêu của các nhóm lợi

mà họ cần theo sát Do một đạo luật đã thông qua rất dễ bị các nhómđối lập kiện là vi phạm Hiến pháp, dễ bị hủy bỏ hay vô hiệu hóa nhữngđiều khoản nhất định theo cách giải thích của tòa án, cho nên các nhómlợi ích rất tích cực khai thác khả năng này để vô hiệu hóa hoàn toàn haymột phần các đạo luật không phù hợp với lợi ích của họ

Trang 38

Chương 2 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM LỢI ÍCH

Ở MỘT SỐ NƯỚC PHƯƠNG TÂY VÀ GỢI MỞ Ở VIỆT NAM

2.1 Hệ thống các mô hình hoạt động của các nhóm lợi ích ở một

số nước phương Tây

- Hoạt động của nhóm lợi ích trong mô hình Anh – Mỹ và Thụy Điển

Ở Mỹ, Anh và Thụy Điển, người dân không bị chia tách một cáchnặng nề về hệ tư tưởng hoặc văn hóa Thực tế này có thể xuất hiện theotừng giai đoạn ở những nhóm nhỏ cực đoan nào đó, nhưng dân số nhìnchung không bị chia rẽ thành những khối tương đối độc lập không thểdung hòa Căn cứ vào tình hình này, các nhóm có ảnh hưởng và nổi bậtnhất là những hiệp hội “hạng hai” Đây là những nhóm có mục tiêuchuyên môn hóa cao độ, hình thành một cách tự do mà không đòi hỏi sựcho phép của chính phủ, và tiến hành các hoạt động của chúng một cáchđộc lập Ngoại trừ sự chia rẽ và phân tách của phong trào công đoàn đểtrở thành Tổ chức công đoàn riêng và Công Đảng riêng như trường hợpcủa Anh và Thụy Điển, còn thì các nhóm mang tính trung lập về chínhtrị; và thậm chí sự liên kết và sự hợp tác của các công đoàn Anh vàThụy Điển không ngăn cản chúng hợp tác với các đảng khác, hoặc kiềmchế quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội, cũng như quyền kiến nghịđối với chính phủ cho phép phần lớn các nhóm lợi ích được tổ chức Sựtham gia vào đời sống công cộng trong những nhóm như vậy là khá cao,theo những chuẩn mực của thế giới

Mặc dù cùng tìm cách gây ảnh hưởng đến bộ máy hành pháp nhưtrường hợp của các nhóm lợi ích ở Mỹ và Anh (thông qua các ủy ban tưvấn, các cuộc điều tra đặc biệt, sự tham vấn hàng ngày), nhưng ở Anh,

Trang 39

những quan hệ này có tính thể chế hóa cao hơn so với Mỹ Các nhómlợi ích ở Anh tìm cách gây ảnh hưởng tới các đảng bằng sự chia nhánh,hoặc bằng sự đảm bảo rằng sự đề cử thành viên của nó là các ứng cửviên, cả hai hình thức này đều không được sử dụng ở Mỹ Hoặc cácnhóm tiến hành giúp đỡ về tài chính, điều này diễn ra ở các quốc hộiquốc gia, nhưng theo những cách hoàn toàn khác nhau do quy trình banhành luật giữa Anh và Mỹ có những điểm khác biệt quan trọng Cácnhóm ở Anh tìm cách gây ảnh hưởng cơ quan lập pháp bằng việc đảmbảo sự đại diện trực tiếp thông qua sự tham gia vào các cuộc họp kíncủa đảng và bằng việc xúc tiến sửa đổi trong giai đoạn các đề xuất nàyđược xem xét ở các ủy ban chuyên môn của nghị viện Ở Mỹ, các biệnpháp được sử dụng bao gồm sự vận động hành lang các nghị sĩ có ảnhhưởng và xuất hiện trước các ủy ban điều trần, điều mà ở Quốc hội có ýnghĩa quan trọng hơn nhiều so với ở Hạ viện Các nhóm lợi ích ở Mỹ sửdụng việc gây ảnh hưởng tới dư luận công nhiều hơn so với ở Anh -một lý do của điều này là ở Mỹ cho phép việc mua thời lượng trên sóngphát thanh và trên các mạng lưới truyền hình, trong khi ở Anh điều nàykhông được phép Thêm vào đó, sự tiếp cận gần gũi với tổng thống chothấy ý nghĩa của hoạt động vận động; và một số nhóm như Hiệp hộiQuốc gia Những người Da màu đã ghi được những thành công đáng chú

ý bằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía các quan chức nhà nước

Ở Thụy Điển, các chiến thuật vận động hơi có sự khác biệt so vớicác nước, do ba yếu tố: sự tồn tại của một hệ thống đa đảng, cơ cấu của

bộ máy hành chính và sự thể chế hóa cao hơn nhiều của các nhóm áplực Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy - mỗi nước có một hệ thống đađảng; nhưng khi các liên minh được tạo ra, chúng rất ổn định Sự đồngthuận đạt được trong một hoạt động ba lớp: thứ nhất ở cấp giữa các

Ngày đăng: 10/09/2016, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lưu Văn An (2008), Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển , Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chứcquyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển
Tác giả: Lưu Văn An
Nhà XB: Nxb. Lý luậnchính trị
Năm: 2008
2. Lưu Văn An (2010), Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây
Tác giả: Lưu Văn An
Nhà XB: Nxb. Chính trị - Hành chính
Năm: 2010
3. Như Cương (2004), Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận. Một đòi hỏi bức xúc hiện nay của đất nước và của thời đại , Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận. Một đòi hỏi bứcxúc hiện nay của đất nước và của thời đại
Tác giả: Như Cương
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2004
4. Heslop D.Alan (2005), Hệ thống chính trị - lý thuyết tổ chức và các mô hình. Người dịch Nguyễn Đăng Quang, StandNorth Inc.,N.Y Blackbell Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị - lý thuyết tổ chức và cácmô hình
Tác giả: Heslop D.Alan
Năm: 2005
5. Gary Wassrman (1997), Những nền tảng của nền chính trị Mỹ, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nền tảng của nền chính trị Mỹ
Tác giả: Gary Wassrman
Năm: 1997
6. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 -2001
Tác giả: Lê Vinh Danh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2001
7. Bùi Đại Dũng (2007), Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động củavấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới
Tác giả: Bùi Đại Dũng
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2007
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
11. Nguyễn Hoàng Giáp (2008), Quan hệ quốc tế đương đại: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ quốc tế đương đại: Những vấn đề lýluận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Hoàng Giáp
Nhà XB: Nxb. Chính trị - Hành chính
Năm: 2008
12. Vũ Văn Hiền (2005), Việt Nam tiến bước cùng thời đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam tiến bước cùng thời đại
Tác giả: Vũ Văn Hiền
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2005
13. Vũ Văn Hiền (2010), Nhận thức về thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức về thời đại ngày nay
Tác giả: Vũ Văn Hiền
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2010
14. Nguyễn Thị Mai Hoa (2013), “Đảm bảo công bằng xã hội từ góc nhìn nhóm lợi ích ”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 (65), tr.58-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo công bằng xã hội từ gócnhìn nhóm lợi ích
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa
Năm: 2013
15. Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế:Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ quốc tế:"Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn (2011), Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề nghiêncứu về Hoa Kỳ
Tác giả: Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
17. Nguyễn Văn Huyên (2007), Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (mô hình tổ chức và hoạt động) , Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (môhình tổ chức và hoạt động)
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
18. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2012), Giải phóng, đổi mới phát triển vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phóng, đổi mới phát triểnvì chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
19. Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững tiến cùng thời đại , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nướcnhanh và bền vững tiến cùng thời đại
Tác giả: Phan Văn Khải
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
20. Nguyễn Hữu Khiển (2011), “ Nhóm lợi ích và vấn đề chống tham nhũng ”, Tạp chí Triết học, số 3–2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm lợi ích và vấn đề chống thamnhũng
Tác giả: Nguyễn Hữu Khiển
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w