1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường học

24 590 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 134 KB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài1.1 Lý do khách quanTại đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và IX Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo” Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001 2010, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo qua quá trình hình thành nhân cách công dân. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học là thực hiện chức năng quản lý giáo dục, chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả giáo dục. Tại hội nghị thanh tra Miền Bắc ngày 1941957 Bác Hồ đã nói:“ Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”Thanh tra, kiểm tra giáo dục là sự nghiệp của cán bộ lãnh đạo giáo dục: Lãnh đạo cần phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên:“ Không coi trọng kiểm tra nội bộ trường học tức là tự tước mất vũ khí cần thiết của người lãnh đạo” (Phạm Văn Đồng)Cũng trong nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu những giải pháp phát triển giáo dục cùng với việc cải tiến các vấn đề về công tác thanh tra,kiểm tra nội bộ trường học được nêu “Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra kiểm tra chuyên môn.”Nhà trường Tiểu học Hồng Thái Đông nằm trong hệ thống giáo dục của Phòng giáo dục và đào tạo Đông Triều và hệ thống giáo dục công lập của nhà

Trang 1

“ Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”

Thanh tra, kiểm tra giáo dục là sự nghiệp của cán bộ lãnh đạo giáo dục:Lãnh đạo cần phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên:

“ Không coi trọng kiểm tra nội bộ trường học tức là tự tước mất vũ khí cần thiết của người lãnh đạo”

Trang 2

nước vì thế phải tuôn thủ các văn bản pháp quy, quy chế, quyết định về tổchức hoạt động của hệ thống thanh tra kiểm tra các cấp.

1.2 Lý do chủ quan

Trong những năm gần đây, do nhận thức và xác định rõ vai trò công tácthanh tra, kiểm tra nội bộ trường học nên trường Tiểu học Hồng Thái Đông đãchú trọng đổi mới công tác kiểm tra nội bộ trường học từ khâu xây dựng kếhoạch đến thực hiện kế hoạch

Mặc dù là một trường còn nhiều khó khăn vì đây là xã miền núi điềukiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, BGH mới được bổ nhiệm nêngặp không ít những khó khăn trong điều hành và thực hiện mục tiêu giáo dục.Tuy vậy một số năm gần đây do làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường họcnên nhà trường đã thu được một số thành công nhất định

Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên tôi mạnhdạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường học ở

trường Tiểu học Hồng Thái Đông – Đông Triều – Quảng Ninh

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộtrường học trường Tiểu học Hồng Thái Đông giúp công tác quản lý trườnghọc hoạt động đúng mục đích

3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra hoạt động nội bộtrường học, đối tượng chính là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại nhàtrường trong những năm gần đây

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu các văn bản hướng dẫn

về nghiệp vụ thanh tra kiểm tra nội bộ trường học của Bộ GD& ĐT và SởGD&ĐT Ngoài ra qua phương pháp phân tích - tổng hợp - điều tra - quan sát

- và tổng hợp kinh nghiệm trong công tác thanh tra kiểm tra nội bộ trường họctrong 2 năm trở lại đây

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Theo quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý giáo dục mang tínhchính trị cao và nó luôn gắm liền với đường lối, chính sách của Đảng, phục vụcho mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đạt ra Thanh tra là một chức năng thiếtyếu của quản lý giáo dục trong chu trình quản lý giáo dục không thể thiếukhâu thanh tra, kiểm tra Bởi vì thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ trường họcnhằm đảm bảo tính pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý giáo dục do đó

nó mang tính chất pháp quyền, nó luôn luôn được đặt dưới đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo.Thanh tra, kiểm tra có tính chất Nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên đốivới cấp dưới Do tổ chức thanh kiểm tra thực hiện nhằm phát huy nhân tố tíchcực phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm góp phần thúc đẩy cơ quan hoànthành thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra Đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lýtăng cường tính pháp chế XHCN bảo vệ lợi ích Nhà nước, các quyền lợi, lợiích hợp pháp của cơ quan Kiểm tra nội bộ trường học là công tác kiểm trachuyên ngành vừa bộc lộ quyền lực Nhà nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷcương trong hoạt động giáo dục và đào tạo

Vì vậy công tác thanh kiểm tra nói chung và công tác kiểm tra nội bộtrường học nói riêng có một vai trò rất quan trọng trong những tác động của

xã hội và chất lượng giáo dục Sinh thời Hồ Chí Minh đã viết: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của cá nhân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”.

2.Cơ sở pháp lý

Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành thực hiện quyền thanh traNhà nước về giáo dục và đào tạo Vừa bộc lộ quyền lực Nhà nước, vừa đảmbảo tính dân chủ, kỷ cương trong hoạt động giáo dục có tính chất hành chính,pháp chế - Nhà nước

Tổ chức thanh tra giáo dục do pháp luật quy định, cấp trên bổ nhiệm vàhoạt động theo luật định

Trang 4

Hoạt động thanh tra giáo dục gồm: Thanh tra Bộ GD-ĐT, thanh tra Sở,Thanh tra phòng, Ban giám hiệu kiểm tra nội bộ trường học Hành lang pháp

lý của thanh tra giáo dục là các văn bản luật và pháp quy cơ sở pháp lý củathanh tra phòng GD - ĐT là nghị định số 101/2002/NĐ - CP ngày 10/12/2002

về tổ chức hoạt động của Thanh tra GD

y tế, văn hoá, thể thao

Điều lệ Trường Tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định số 04/2000/QĐ - BGD & ĐT ngày 01/3/2000 về việc banhành quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường của Bộ trưởng bộ GD -ĐT

Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/3/2004 về việc hướng dẫnthanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáoviên phổ thông của Bộ trưởng bộ GD - ĐT

Hướng dẫn số 106 nàgy 31/3/2004 về thanh tra toàn diện trường phổthông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông của Bộ trưởng

bộ GD-ĐT

Chỉ thị năm học của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

3 Thực trạng về công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học Hồng Thái Đông trong những năm gần đây.

Một số kết quả đã đạt được trong vấn đề thanh tra, kiểm tra hoạt động sư

Trang 5

Xã Hồng Thái Đông là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn gặp rấtnhiều khó khăn nên công tác giáo dục còn chưa thuận lợi.

Tuy vậy nhiều năm qua trường Tiểu học Hồng Thái Đông đã chú trọngđến công tác kiểm tra nội bộ trường học Bằng giải pháp xây dựng một mạnglưới cộng tác viên giúp BGH trong công tác kiểm tra hoạt động sư phạm củagiáo viên Mỗi tổ chuyên môn lấy 2 đồng chí: Tổ trưởng chuyên môn và tổphó chuyên môn có kinh nghiệm và chuyên môn vững, từ đó xây dựng đượclòng tin vào đội ngũ thanh kiểm tra trong trường học của giáo viên

Sự nghiệp GD-ĐT những năm gần đây đã có những bước phát triểnnhanh và vững chắc Quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng, đượcnâng cấp xây dựng khang trang

Năm 2013-2014 Trường có 21 lớp tổng số : 520 học sinh

Năm học 2014 -2015 trường có 21 lớp tổng số : 552 học sinh

Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập đượcquan tâm và không ngừng đầu tư, xây dựng cho đến nay nhà trường khôngcòn lớp không chưa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất Mục tiêu phấn đấu của nhàtrường trong năm 3 năm tiếp theo là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức

Cán bộ quản lý trường

Đảng viên Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Trang 6

kiểm tra chuyên đề giáo viên công khai trong năm học để giáo viên chủ độngtrong công tác thanh tra kiểm tra BGH xây dựng quy chế đánh giá rõ ràng chitiết dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và có sự vận dụnglinh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với nhà trường.

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ cộngtác viên, cử các đồng chí giáo viên đó đi học tập hoặc tập huấn công tác thanhtra, kiểm tra do cấp trên tổ chức

- Đầu tư đến chất lượng đội ngũ cộng tác viên bằng cách tuyển chọnnhững giáo viên vững vàng về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm trongcông tác

- Thực hiện tốt chế độ báo cáo và rút kinh nghiệm cho giáo viên trongcác đợt kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra chuyên đề để giáo viên nhận rõ ưuđiểm và hạn chế cần khắc phục cho những năm sau

- Thực hiện tốt công tác tư vấn thúc đẩy cho giáo viên trong nhà trườngphát hiện sớm những thiếu xót và sai phạm của đối tượng kiểm tra

- Kiến nghị và tham mưu kịp thời đúng đắn với các cấp quản lý về nhữngthiếu xót, sai lệch trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn quản lýhoặc những vấn đề nảy sinh giúp các cấp quản lý nắm bắt được những thôngtin và tự điều chỉnh kế hoạch một cách cụ thể và có tính khả thi

-Trong những năm gần đây trường Tiểu học Hồng Thái Đông đã coitrọng công tác kiểm tra toàn diện giáo viên, kiểm tra chuyên đề giáo viên.Duy trì kỷ cương nề nếp dạy học, hạn chế đến mức tối thiểu giáo viên viphạm quy chế chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng sư phạm và chấtlượng giáo dục trong toàn trường, hoàn thành tốt kế hoạch đổi mới phươngpháp giảng dạy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Kết quả kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề giáo viên trong hainăm học 2013 -2014, 2014-2015

Trang 7

Năm học

Tổng số lớp

Tổng

số giáo viên

Tổng

số giáo viên KTTD, KTCĐ

Kiểm tra toàn diện Kiểm tra chuyên

+ Một số tồn tại trong công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học HồngThái Đông – Đông Triều – Quảng Ninh

Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế, họ chỉ coi trọng giờ dạy

mà bỏ qua rất nhiều công tác khác, cán bộ cộng tác viên kiểm tra chỉ coi trọng

dự giờ thăm lớp chưa chú ý đến chất lượng tư vấn thúc đẩy sau kiểm tra toàndiện

Kết quả đánh giá vẫn còn nặng về hình thức động viên khích lệ, đánh giáchưa chính xác, chưa thật sự có biện pháp tư vấn thúc đẩy hoạt động sư phạmgiúp người quản lý có thông tin chính xác, kịp thời có những quyết định kếhoạch biện pháp xử lý đúng đắn

Việc xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra nội bộ trường học đã cónhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nghành trong chiến lược phát triểngiáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục

Đội ngũ cộng tác viên cơ sở đã có nhưng vẫn chưa còn ít, chủ yếu làkiêm nhiệm, số giờ thực dạy trên lớp còn nhiều nên các đồng chí đó cũng

Trang 8

chưa thấy hết được vai trò, tầm quan trọng của công tác thanh tra Hệ thốngcộng tác viên kiểm tra còn thiếu đồng bộ mới chỉ chú trọng được các môn họcnhiều giờ, số môn học ít giờ chưa được quan tâm đúng mức Kế hoạch kiểmtra toàn diện, hoặc kiểm tra chuyên đề đều báo trước một tuần, thời gian kiểmtra lại ngắn những đồng chí giáo viên được kiểm tra toàn diện cũng chỉ kiểmtra hồ sơ của giáo viên và dự hai tiết học trên lớp những tiết học đó đa phần

do giáo viên lựa chọn Vì thế giáo viên đã biết trước nên việc kiểm tra ít nhiềucũng chưa được khách quan, trung thực Hoạt động sư phạm phong trào củalớp của giáo viên được đẩy mạnh trong giai đoạn kiểm tra xong lại lắngxuống sự sôi nổi trong phong trào dạy và học chưa được diễn ra thường xuyên

để trở thành hoạt động chung của nhà trường

Cán bộ quản lý trong trường học vẫn còn đồng chí chưa được tập huấn

về nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra Việc kiểm tra nội bộ trường học bị coi nhẹhoặc còn lúng túng trong việc kiểm tra hoặc thanh tra hoạt động sư phạm củagiáo viên Một số đồng chí cộng tác viên còn ngại va chạm, chưa hiểu đúng vịtrí chức năng của mình Kiểm tra chuyên đề còn ít, chủ yếu là kiểm tra định

kỳ theo lịch cụ thể từ đầu năm học việc kiểm tra đột xuất giáo viên ít đượcthực hiện Những giáo viên vi phạm nhà trường đã sử lý nghiêm công khaihình thức kỷ luật trong hội đồng sư phạm nhà trường vì thế hạn chế được giáoviên vi phạm kỷ luật, làm gương cho giáo viên khác và cũng gây được lòngtin trong tập thể giáo viên Nhưng đôi lúc do yếu tố khách quan và chủ quanmột số đối tượng vẫn lợi dụng được những kẻ hở để vi phạm kỷ luật

Trong những năm gần đây, mặc dù đội ngũ cộng tác viên thanh tra củangành, đội ngũ cộng tác viên cơ sở trường học không ngừng được tăng cường

cả về số lượng và chất lượng Tuy thế ở một số bộ môn năng khiếu như: Hátnhạc, Mĩ thuật, Thể dục còn thiếu mặt khác cộng tác viên nếu có của các mônnăng khiếu trên cũng chưa đảm bảo yêu cầu của công tác thanh tra Một sốgiáo viên tuổi đời đã cao trình độ chuyên môn hạn chế rất khó phân công

Trang 9

chuyên môn vì thế cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tranội bộ trường học và hoạt động sư phạm của giáo viên.

4 Một số vấn đề đặt ra trong công tác kiểm tra nội bộ trường học của trường Tiểu học Hồng Thái Đông

Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý qua phân tích thực trạng tôi nhậnthấy có các vấn đề đặt ra để giải quyết như sau:

+ Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý giáo dục về côngtác thanh kiểm tra

+ Xây dựng lực lượng cộng tác viên cơ sở đảm bảo số lượng và chấtlượng

+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh kiểm tra

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch theo tháng, kỳ, năm có cả kếhoạch kiểm tra đột xuất giáo viên

+ Tăng cường phương tiện, các điều kiện làm việc cho đội ngũ cộng tácviên cơ sở nghiên cứu hỗ trợ chế độ cho đội ngũ cộng tác viên để họ có tráchnhiệm hơn trong hoạt động

+ Hoàn thiện các phương pháp và nhiệm vụ thanh kiểm tra

+ Xử lý kết quả sau quá trình kiểm tra để thúc đẩy chất lượng đội ngũgiáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng thực sự yêucầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp

Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết ở phần sau

5 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học trường Tiểu học Hồng Thái Đông

5.1 Biện pháp 1: Tăng cường nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ

trường học của người quản lí.

* Nội dung của biện pháp

- Mỗi cán bộ quản lý cần nhận thức sâu sắc được: KTNBTH là mộttrong những chức năng quản lý của người hiệu trưởng, nhằm kiểm tra, theo

Trang 10

dõi, xem sét, đánh giá các hoạt động sư phạm trong phạm vi nội bộ một nhàtrường, xác định kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, nộidung quy chế đã đề ra hay không?

* Cách thức thực hiện

- KTNBTH là đánh giá toàn bộ các hoạt động dạy và học trong nội bộnhà trường, xác định lêch lạc, sơ hở, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý,đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục

- Hiệu trưởng nhà trường phải là người ra quyết định tổ chức và chỉ đạokiểm tra, đánh giá, đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất Hiệutrưởng kiểm tra trong nhà trường cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lýcủa chính mình

* Điều kiện để thực hiện

- Để làm được điều đó người quản lí cần nắm vững được các vấn đềsau: Vị trí của hoạt động KTNBTH; chức năng của KTNBTH; nguyên tắcKTNBTH; đối tượng KTNBTH; các nội dung KTNBTH; các phương phápKTNBTH

Như vậy người hiệu trưởng - người cán bộ quản lý giáo dục cần phảiđược thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong nội bộnhà trường ; phải được tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày về côngtác thanh tra, kiểm tra

5.2.Biên pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý HĐKTNB trường Tiểu học

* Nội dung, cách thức tiến hành của biện pháp xây dựng kế hoạch quản

lý hoạt động KTNB trường Tiểu học bao gồm:

Căn cứ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng năm học; Căn cứ vào thựctrạng đội ngũ cán bộ, giáo viên và quy mô phát triển trường, lớp, học sinh củatừng năm học; Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương

và chất lượng giáo dục của huyện, của toàn ngành, riêng từng khu vực; Căn

cứ vào kế hoạch cụ thể về hoạt động KTNB trường Tiểu học của các nhàtrường trong huyện và kế hoạch quản lý HĐKTNBTH, Căn cúa vào kết quả

Trang 11

quản lý HĐKTNBTH của phòng giáo dục ở năm học trước Trưởng phònggiáo dục cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các biện pháp thực hiện; Bướctiếp theo trưởng phòng giáo dục dự thảo kế hoạch chung của huyện Dự thảo

kế hoạch này được các chuyên viên, hiệu trưởng các trường Tiểu học nghiêncứu đóng góp, bổ xung từ góc độ thực tiễn công tác Trưởng phòng xem xét

để hoàn chỉnh bản kế hoạch trước khi báo cáo xin ý kiến sở GD &ĐT Sau khi

kế hoạch được sở thống nhất thì các bộ phận thuộc phòng giáo dục, cáctrường Tiểu học căn cứ vào kế hoạch chung của phòng giáo dục để hoànchỉnh kế hoạch công tác của từng bộ phận cụ thể Đây là quy trình bắt buộc,thực hiện nghiêm túc trước khi bước vào thực hiện kế hoạch Việc xây dựng

kế hoach chung đến xây dựng kế hoạch từng bộ phận và kế hoạch cá nhân tạonên một sức mạnh tổng hợp, một phương pháp làm việc khoa học, hiệu quảcủa bộ máy để đạt được mục tiêu quản lý chung

* Các điều kiện để xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNBTH

- Trưởng phòng giáo dục phải có các tài liệu sau:

-Kế hoạch KTNB trường Tiểu học của hiệu trưởng các trường Tiểu họctrong huyện

-Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động KTNBtrường Tiểu học và nghiệp vụ quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học

-Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho yêu cầuKTNB trường Tiểu học và quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học

-Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động KTNB trường Tiểuhọc

Bên cạnh đó, mỗi chuyên viên căn cứ vào kế hoạch chung xây dựng kếhoạch công tác cá nhân Xây dựng kế hoạch cần phân tích, đánh giá sâu sắctình hình kế hoạch năm trước, tìm ra nguyên nhân mặt mạnh, mặt yếu và rút

ra bài học kinh nghiệm

Tóm lại xây dựng kế hoạch là hoạt động quản lý cơ bản trong chươngtrình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý Để xây dựng kế hoạch và tuân

Trang 12

thủ các bước chính đó là xác định nhu cầu của hoạt động KTNB trường Tiểuhọc, thiết lập các mục tiêu, xác định phương án, xem phương án nào phù hợpnhất, tối ưu nhất và quyết định những biện pháp khả thi để thực hiện mục tiêu.

5.3 Biện pháp 3 :Tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ truờng Tiểu học

* Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp:

+ Quy định các bước kiểm tra chung cho một nội dung:

-Xác định nội dung, mục đích, yêu cầu, đối tượng và hình thức kiểmtra

-Lập kế hoạch chương trình kiểm tra cụ thể (xác định đầu việc, ra hạnthời gian)

-Xây dựng lực lượng kiểm tra

-Tiến hành kiểm tra

-Thu thập tín hiệu phản hồi

-Kết luận, kiến nghị

-Kiểm tra lại (nếu thấy cần)

-Lưu trữ hồ sơ kiểm tra

+ Quy định kiểm tra toàn diện một giáo viên gồm:

-Dự giờ từ 2 -> 3 tiết với các hình thức ( có báo trước, không báotrước) sau đó dựa vào phiếu đánh giá xếp loại giờ dạyđể xếp loại, cần chú ýtrình độ nắm vững kiến thức và trình độ vận dụng phương pháp, thảo luận vớigiáo viên trước khi xếp loại

- Theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn suốt trong năm học ítnhất kiểm tra đột xuất 3 lần (hồ sơ giảng dạy, chế độ chấm chữa bài; đánh giáxếp loại học sinh); ngoài ra các quy định của chuyên môn cần có sự theo dõi

Ngày đăng: 09/09/2016, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Đề cương “ các chuyên đề thanh tra bậc Tiểu học” – Tài liệu bồi dưỡng cán bộ thanh tra trường học – Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: các chuyên đề thanh tra bậc Tiểu học
7. Trần Thị Tuyết Mai – Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo II – đề cương “ kiểm tra nội bộ trường học”- Tài liệu phục vụ các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: kiểm tra nội bộ trường học
1. Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị 8 BCH TW khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
2. Nghị quyết số 44/NQ – CP ngày 9 tháng 6 năm 2014 của chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4 /11/2013 của hội nghị 8, BCH TW khóa XI Khác
4. Nghị định số 42/2013/NĐ – CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục Khác
5. Thông tư số 39/2013/TT- BGDĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục Khác
8. Tài liệu công tác kiểm tra nội bộ trường học – Nguyễn Duy Trinh 9. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục Khác
10. Các văn bản chỉ đạo về công tác thanh tra của Sở GD & ĐT Quảng Ninh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w