Huyền thoại là phương pháp tư duy của người xưa bắt nguồn từ thể chế xã hội trong giai đoạn từ chế độ cộng sản nguyên thủy đến thị tộc mẫu quyền, đã trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác văn học từ dân gian đến hiện đại. Tư duy huyền thoại thể hiện trong các thể loại thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích nhưng đậm đặc nhất là ở thần thoại.
Trang 1GIẢI MÃ TRUYỆN TRẦU CAU BẰNG MÃ VĂN HÓA DÂN GIAN
Huyền thoại là phương pháp tư duy của người xưa bắt nguồn từ thể chế xã hội trong giai đoạn từ chế độ cộng sản nguyên thủy đến thị tộc mẫu quyền, đã trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác văn học từ dân gian đến hiện đại Tư duy huyền thoại thể hiện trong các thể loại thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích nhưng đậm đặc nhất là ở thần thoại.
Cổ tích là thể loại sáng tác vào giai đoạn sau nhưng ảnh hưởng tâm thức huyền thoại Con người của các thời đại sau, dù đã đoạn tuyệt với các thể chế xã hội cũ nhưng trong tiềm thức sâu kín, tâm thức đồng loại vẫn giữ một vùng lưu trú của các nếp sống cổ xưa Một ngày nào đó, trong một hoàn cảnh bất ngờ, nó sẽ trỗi dậy một cách vô thức K.G Jung, một nhà nghiên cứu văn học theo thuyết tâm lý cho rằng bên dưới cái vô thức cá nhân của mỗi người đều có một tầng vô thức tập thể, đó là ký ức chủng loại, thể hiện hành
động bản năng chủng loại Quan niệm của Jung đã dẫn đến một trào lưu phê bình “cố mẫu thần thoại” rất thịnh hành ở phương Tây nửa cuối TK XX Sau này nó mở rộng cho cả việc
nghiên cứu văn học nói chung Nó chủ trương đi tìm cố mẫu cho các hình tượng, môtíp
trong văn học, đặc biệt là các cố mẫu văn hóa Những hiện tượng và môtíp lặp đi lặp lại
trong văn học hiện đại sẽ được giải thích là những biểu hiện của các cố mẫu có từ xa xưa
đã tồn tại trong vô thức tập thể loài người mà các nhà văn là người đại diện (1)
Truyện Trầu cau đã có sự đan xen giữa tâm thức phụ quyền và tâm thức mẫu quyền
trong việc xây dựng hệ thống các hành động, chi tiết, biểu tượng Theo lý thuyết phức hợp thì có thể gọi đây là sự chồng xếp các yếu tố tư tưởng xã hội khác nhau trong quá trình sáng tạo tác phẩm dân gian Tâm thức phụ quyền đã được tác giả dân gian thể hiện chi tiết
cô gái buộc phải chọn người anh làm chồng và lý giải mối quan hệ bộ ba: anh, em, chị dâu theo sự nhầm Ban đầu là chị dâu ôm nhầm em chồng Chi tiết này đã có trong ba bản:
bản Trầu cau của Vũ Ngọc Phan kể trong Hợp tuyển văn học Việt Nam, tập I, 1972, bản Sự tích trầu cau và vôi của Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,
tập I,in lần thứ tư, 1972 (KTTCT), bản kể trong Tình sử Việt Nam của Trúc Khuê Việc chị
dâu ôm nhầm em chồng được lý giải một cách hiển nhiên là hai anh em giống nhau như đúc Hai người đi làm về tối, người chị dâu thấy một người bước vào, cứ ngỡ là chồng mình, liền ôm chầm lấy âu yếm, nhưng đó là người em Nguyên nhân của sự ôm nhầm này xuất phát từ hai lý do: lý do thứ nhất là hai anh em giống nhau như đúc, lý do thứ hai mới
là cơ bản: cô gái thương hai người như nhau, nhưng cô gái buộc phải chọn lấy người anh
Trang 2bởi luật chế độ phụ quyền, em không được có vợ trước anh Nếu là chế độ mẫu quyền thì
cô gái có quyền lấy người nào mình thích, không phải nhọc công làm phép thử người nào anh, người nào em Sự giống nhau như đúc đã gây cho sự nhận diện khó khăn, lại thêm tình cảm yêu thương của cô gái đối với hai người cũng giống nhau nên những nét riêng của hai người vốn đã rất ít ỏi cũng bị xóa nhòa Có thể người phụ nữ không hề biết mình bị
nhầm nếu như người em chồng không kêu lên Truyện cây cau trong Lĩnh Nam chích
quái (LNCQ) ở TK XV không nói đến chi tiết “hai anh em giống nhau như đúc” nên cũng
không có chi tiết “cô gái họ Lưu ôm nhầm người em chồng” Một chi tiết khác quan trọng
là bản của LNCQ “Hai anh em thấy nàng thì rất vừa ý, muốn kết làm vợ chồng” Ở văn bản này, tâm thức phụ quyền rõ hơn biểu hiện trong việc chủ động cưới xin là người con trai
Về tâm thức mẫu quyền, truyện này thể hiện một thực tế về mối tình tay ba mà chi tiết
ôm nhầm em chồng là dấu tích của gia đình mẫu quyền còn nằm trong tiềm thức người phụ
nữ Người phụ nữ trong xã hội mẫu quyền có quyền lấy nhiều chồng, một lúc có thể lấy cả anh và em, hai anh em cùng chung một vợ Cô gái đã yêu hai người như nhau được lý giải
vì hai người giống nhau như đúc nhưng cũng có thể là từ vô thức, cô đã yêu một lúc hai người con trai Khi cô gái vẫn yêu cả hai người thì sự ôm nhầm đó là cố tình hay vô tình cũng không còn quan trọng nữa Lý trí là vô tình, là không có chủ ý nhưng tâm thức dẫn đường Định chế hôn nhân phụ quyền buộc người phụ nữ phải lấy người anh nhưng tình cảm thì cô ta vẫn muốn yêu cả hai người hoặc có thể muốn lấy người em hơn Thậm chí khi người anh đã có vợ, người anh ít gần gũi với em như trước, người em hơi buồn thì người con gái, với bản chất bao dung có thể yêu người em hơn Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng “ở truyện này, có thể người chồng chính là người anh và người chồng phụ là người
em”(2) Khi chuyển sang chế độ phụ quyền, người phụ nữ trong tâm linh vẫn coi người em
chồng như chồng mình Theo Nguyễn Xuân Lạc thì ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng “truyện có thể xuất hiện lần đầu tiên trong xã hội nguyên thủy vào giai đoạn mà người đàn bà còn có nhiều chồng…”(3) Trong các bản kể của các dân tộc thiểu số ở Nghệ
An, dân tộc Cơ tu ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế liên quan đến trầu, cau, vôi đều kể về người đàn bà có hai chồng (KTTCT)
Sự nhập nhằng trong thể chế xã hội buổi giao thời là dù đã xuất hiện chế độ phụ quyền nhưng sinh hoạt vẫn theo nếp mẫu quyền hoặc có sự đan xen hai thể chế xã hội trong cộng đồng dân cư Hai anh em cùng đi ở trong nhà họ Lưu được kể là do mồ côi nhưng đây là dấu tích của chế độ mẫu quyền khi con trai lấy vợ phải ở nhà vợ và theo bản
Trang 3kể của Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Đổng Chi thì người chủ động kết hôn là cô gái họ Lưu Yếu tố này thể hiện tâm thức mẫu quyền trong việc quyết định hôn nhân thuộc vế người phụ nữ Chi tiết ôm nhầm là một chi tiết mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc Nó là chi tiết về
sự nhập nhằng giữa lý trí và tình cảm trong mối tình tay ba Yêu thương một lúc cả hai nhưng buộc phải chọn lấy một người làm chồng thì quả là sự lựa chọn khó khăn Lý trí thì buộc cô phải chọn nhưng tâm thức thì đâu phải khi nào cũng rạch ròi Việc chia tay giữa người em với anh và chị dâu biểu hiện một sự rạn nứt mô hình gia đình thị tộc trong buổi đầu của chế độ phụ quyền Sự ghen tuông của người anh là một ý thức sở hữu của người đàn ông đối với người đàn bà trong xã hội phụ quyền
Ba nhân vật thật đẹp và không có ai đáng ghét, có trách chăng thì trách người anh nông nổi Cô gái mặc dù yêu thương hai người như nhau nhưng vẫn chọn người anh làm chồng theo tôn ti luật lệ mà xã hội phụ quyền đặt ra Cô yêu cả hai người mà chỉ chọn lấy người anh là một việc làm hoàn toàn chủ động theo nguyên tắc ứng xử hợp lẽ của chế độ phụ quyền Hai người con trai thì học hành chăm chỉ, hiền lành, đẹp trai, lại sống đúng mực và hết lòng thương yêu nhau Ba con người đó thật là đẹp và họ cần cho nhau Sự việc
ôm nhầm ấy, người em hoàn toàn trong sáng Có bản kể người em kể lại cho người anh biết chị dâu ôm nhầm mình Người em bỏ nhà ra đi có nhiều lý do Lý do đầu tiên là cảm thấy buồn, cô đơn khi thấy người anh tỏ ra nghi kị, lạnh nhạt đối với mình Lý do thứ hai là tránh cho chị dâu cảm thấy khó xử, nói như Hoàng Tiến Tựu là “để cho quan hệ vợ chồng của anh được yên ổn”(4) Cả hai lý do ấy đều hợp tình và là xu thế tất yếu Người anh sau khi thấy người em bỏ nhà ra đi tối không thấy về liền đi tìm em và cảm thấy hối hận vì đã hiểu nhầm em, nghi kỵ em rồi lạnh nhạt với em Khi thấy hai người ra đi không về, người
vợ cũng đi tìm Tác giả dân gian đã không dùng kiểu kết thúc có hậu theo hướng anh em gia đình sum họp, hòa thuận như xưa Cách kết thúc đó là không thực tế Nếu người anh tìm được em, liệu người em có chịu về ở chung không, mà nếu về thì sự khó xử vẫn cứ xảy
ra Nếu hai anh em ở với nhau thì người phụ nữ phải ra đi, nếu vậy thì không những người anh buồn mà người em cũng thấy áy náy, không yên Sự va chạm, nghi kỵ, hiểu lầm là một thực tế khó tránh khỏi khi trong gia đình chỉ có một người phụ nữ với hai người đàn ông
mà cả hai người, cô đều thương yêu
Tác giả dân gian đã không nỡ cho họ chia lìa nên cho họ hóa thân để ở gần nhau, ôm
ấp quấn quýt nhau, thành một biểu tượng đẹp đẽ về tình anh em, chồng vợ Tác giả đã xây dựng cho cây trầu (sự hóa thân của người vợ) leo lên ôm ấp lấy cây cau (sự hóa thân của người chồng) để biểu hiện tình cảm vợ chồng thủy chung, gắn bó Theo Nguyễn Xuân Lạc,
Trang 4“Dây trầu quấn quanh thân cau vừa mang ý nghĩa âu yếm trong tình cảm vợ chồng, vừa biểu thị người chồng là trụ cột gia đình”(5) Sự hóa thân này vẫn theo tâm thức phụ quyền, như một sự minh chứng cho tấm lòng thủy chung trong sáng của người vợ mà việc ôm em chồng chỉ vì nhầm mà thôi Đây là xu hướng lý tưởng theo đạo đức phụ quyền Nhưng bản trong LNCQ thì khi hóa kiếp, Lang (người em) hóa thành câu cau còn Tân (người anh) hóa thành tảng đá và tất nhiên, dây trầu (chị dâu) sẽ bò lên quấn cây cau Một số tác giả cho rằng phải chăng bản kể của LNCQ có gì nhầm lẫn chăng? Thực ra, đây là kiểu cổ xưa hơn, phản ánh một tâm thức mẫu quyền, người vợ vẫn yêu người em hơn, muốn chung sống với người em hơn trong khi chế độ phụ quyền bắt buộc cô phải lấy người anh làm chồng Có bản kể dây trầu bò quanh tảng đá rồi mới leo lên cây cau như muốn ôm ấp cả hai người, đấy phải chăng là tâm lý có hai chồng của người vợ trong chế độ mẫu quyền.
Trầu - cau - vôi hòa làm một thành một vị cay nồng ấm áp, màu đỏ tươi như tình máu
mủ anh em, tình vợ chồng nồng thắm Nhân vật người em là một nhân vật nhạy cảm trong mối quan hệ anh em, chồng vợ trong gia đình thị tộc, gia đình lớn trong đó các thế hệ ở chung với nhau Nhân vật người em là một phép thử nghệ thuật để đo tấm lòng thân thiết ruột thịt giữa anh và em, tình cảm thủy chung giữa vợ với chồng Nếu em bỏ đi mà anh không đi tìm thì rõ ràng anh không còn thương em, chồng bỏ đi mà vợ không đi tìm là vợ không còn yêu chồng Dù có trải qua sự hiểu lầm, nghi kị, ghen tuông hoặc những biến động trong đời sống thì tình cảm gắn bó keo sơn giữa anh em, vợ chồng cũng không gì lay chuyển được Trong hình ảnh tự nhiên cũng vậy, tảng đá vôi là mối liên kết, chất xúc tác kết liền trầu cau thêm nồng thắm, nếu chỉ có trầu cau mà không có vôi thì thật là nhạt nhẽo,
vô vị Nếu có trầu mà không có cau thì thiếu sự mặn nồng Hình ảnh đẹp đẽ ấy đã đi vào ca dao:
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
Cảm hứng nghệ thuật cho câu chuyện bắt đầu từ cảnh trí thiên nhiên và phong tục ăn trầu Người ta lý giải tại sao cả ba thứ: trầu, cau, vôi không quan hệ gì với nhau, gặp nhau lại miệng ăn môi đỏ, nồng nàn say mê đến vậy Từ hình ảnh trầu - cau - vôi, tác giả liên hệ đến mối quan hệ xã hội: sự nồng ấm ấy chỉ có trong mối quan hệ vợ chồng, anh em Con
đường nghệ thuật của truyện Trầu cau là từ cảnh trí thiên nhiên (trầu - cau - vôi) và phong
tục ăn trầu đến mối quan hệ anh em, chồng vợ hoặc giải thích cảnh trí thiên nhiên và phong tục ăn trầu bằng câu chuyện về mối quan hệ anh em, chồng vợ Phong tục ăn trầu có
Trang 5thể có trước thời vua Hùng nhưng dân gian muốn câu chuyện có một chứng nhân lịch sử nên đã đưa nhân vật Hùng Vương vào Vì thế mà có ý kiến xếp truyện này vào truyền thuyết Nguyễn Xuân Lạc cũng cho rằng: “Phải chăng tục ăn trầu đã gợi nên mối tình này?
Có phải rằng tục ăn trầu xa xưa ấy (cùng với tục làm bánh chưng bánh dày, tục dựng cây nêu ngày tết… của tổ tiên) mà nhân dân ta đã sáng tạo nên câu chuyện tình cảm động này chăng? Họ đã lồng đề tài xã hội vào đề tài thiên nhiên, vào câu chuyện phong tục, và đã kết thúc bằng việc đồng nhất các quan hệ tình cảm của ba con người kia với sự hài hòa của thiên nhiên (trầu - cau - vôi)”(6) Đấy cũng là cảm hứng nghệ thuật chung cho các truyện
vợ - chồng, anh - em vẫn mặn nồng, trong sáng, thủy chung Hình ảnh trầu - cau - vôi mãi mãi vẫn là biểu tượng đẹp của tình anh em, vợ chồng Đây là truyện vừa có yếu tố thần thoại thể hiện trong quan niệm vạn vật có linh hồn, có sự hóa thân, hóa kiếp của triết lý Phật giáo và Đạo giáo, có yếu tố truyền thuyết trong mối quan hệ xã hội nhưng cơ bản vẫn là truyện cổ tích lý giải phong tục tập quán gắn với quan hệ anh em, gia đình Sự hóa thân của
ba nhân vật ở bên cạnh nhau là sự hóa thạch một mô hình gia đình thị tộc lý tưởng, dấu ấn của trầm tích văn hóa cổ xưa
Trang 63, 5, 6 Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc, Giảng văn văn học dân gian, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1995, tr 111, 115, 117
4 Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.72.
Nguồn: Tạp chí VHNT số 308, tháng 2-2010
Lên trên
Sự tích trầu cau, ý nghĩa của trầu cau với văn hóa người Việt
Người Việt Nam ta từ xưa đã có nét văn hóa ăn trầu cau hay buộc phải có Trầu Cau trong các nghi lễ cưới hỏi tới ngày nay Hẳn không ai là không biết đến sự tích buồn và man mác chất thơ này Hãy cùng tìm hiểu lại về sự tích đậm đà bản sắc dân tộc này nhé
Cha Tân và Lang là người to cao nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng và đặt tên là Cao, từ đó gia đình lấy tiếng Cao làm họ Hai anh em lớn lên thì cha mẹ lần lượt qua đời, cả anh lẫn em quyến luyến nhau không rời nửa bước Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ học Lưu nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng học với anh một thể.Nhà họ Lưu có một cô con gái cùng tuổi với họ Để tìm hiểu xem người nào là anh, người nào là em, nàng bày ra một mẹo nhỏ Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa Đứng sau khe vách nàng thấy người này nhường cháo cho người kia
ăn, nàng lẩm bẩm “À, ra anh chàng vui tính kia là anh” Từ đó, giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ, tình yêu giữa 2 người ngày một khăng khít
Thấy thế đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con gái cho Tân Sau khi cưới, 2 vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung với vợ
Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữa Người
em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến
Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước; chàng vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng mình, vội ôm chầm lấy Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ Giữa lúc ấy, người anh
Trang 7cũng bước vào nhà Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước.
Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đi
Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng
âm u Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đi Đi đến một con suối rộng nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá
Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ biết Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào một tảng đá Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá
Ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc Nàng không còn đi được nữa Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than khóc Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó là em chồng Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than khóc của nàng Đêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn
chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá
Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ
Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp
gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương
Trang 8duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.
Cho anh một miếng trầu vàng Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm Yêu nhau chẳng lấy được nhau Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già Anh về cuốc đất trồng cau Cho em trồng ké dây trầu một bên Mai sau trăm họ lớn lên Cau kia ra trái làm nên cửa nhà.
Xem phim sự tích trầu cau dưới góc nhìn của điện ảnh:
Các tình tiết trong phim đã được đôi chút thay đổi nhưng vẫn giữ được cái hay cái đẹp trong câu truyện
Bài thơ hay về sự tích trầu cau:
Vôi trầu đỏ thắm tình ưa Trầu cau vấn vít duyên xưa tới giờ
Vì tình cốt nhục, phải lơ
Em đành hóa đá bên bờ sông sâu Thương em, anh biến thành cau Tình thâm huynh đệ trước sau chu toàn
Vì tình thiếp phải theo chàng Thành trầu quấn quýt thủy chung vẹn tròn Tình chàng, duyên thiếp, nghĩa em Trầu cau nồng thắm lại thêm vôi hồng Chuyện xưa lục bát mấy dòng Mừng mùa duyên thắm tình nồng sắt son
Trầu Cau Trong Đời Sống Văn Hóa Dân Tộc
Trang 9Phạm Thị Nhung
Ngày nay, qua nhiều sách vở và các tài liệu khảo cổ, người ta được biết trầu cau là hai loại cây
đã xuất hiện rất lâu đời ở các vùng Trung Ấn, Ðông Nam Á và ở một số quần đảo trên Thái Bình Dương; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Hòa Bình, hạt cau đã được tìm thấy trên dưới một vạn năm (1) Tại các nơi đây đã có nhiều dân tộc có tục ăn trầu như các dân tộc thiểu
số xưa ở miền nam nước Trung Hoa (kể từ lưu vực sông Dương tử trở xuống), tức người Trung Hoa miền nam ngày nay, các dân tộc Thái Lan, Miến Điện, các dân tộc Việt-Mên-Lào, kể cả các dân tộc thiểu số như người Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thượng trên bán đảo Đông Dương, cùng các dân tộc trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân; và ở Ấn Độ cũng
Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau, cũng như các loại lá, rễ, quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa hay trị bệnh Quả thực,
ăn trầu đã giúp cho cơ thể được ấm nóng chống lạnh, chống sơn lam thủy khí; ăn trầu lại sạch miệng, răng lợi và xương cốt được bồi dưỡng, vững mạnh
Riêng tại xứ ta, tục ăn trầu tất nhiên đã có rất sớm, ngay tục dùng trầu cau làm sính lễ cưới hỏi thay muối (vì người xưa cho muối là quí nhất) có thể cũng có đã lâu, nhưng chưa biết bắt đầu
từ thời điểm nào Phải đợi đến cuối thế kỷ thứ XV, sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp ra đời, nó mới được ghi chép lại thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mang
Theo tài liệu của Bùi Văn Nguyên, dịch giả cuốn Tân Đính Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh, thì Trần Thế Pháp trong bài đề tựa sách của mình, có cho biết, chính ông là người đã sưu tập được cuốn Lĩnh Nam Chích Quái Lục, bản gốc, của một tác giả khuyến danh, có lẽ khởi thảo vào đời Trần Sách chép những chuyện huyền hoặc, quái dị trong nước từ xưa đến nay, căn cứ vào lời kể của dân gian và chỉ được phổ biến trong từng địa phương
Được sách, họ Trần bèn nghiên cứu cho sáng tỏ đầu đuôi sự việc rồi chép lại, có sắp xếp và
Sau đó, tác giả Vũ Quỳnh rồi Kiền Phú (đời hậu Lê) cũng dựa vào bản gốc để viết lại L.N.C.Q
Trang 10theo sự sắp đặt riêng của mình Đặc biệt trong cuốn Tân Đính L.N.C.Q., Vũ Quỳnh đã bổ xung nhiều chi tiết, thêm nhiều truyện mới và viết bằng một hình thức mới mẻ, hấp dẫn hơn.
Sự tích Trầu Cau trong L.N.C.Q đã có nội dung như thế nào?
Vào thời xa xưa, có hai anh em nhà họ Cao, một người tên Tân, một người tên Lang (tân lang
có nghĩa là cây cau) rất mực thương yêu nhau Khi cha mẹ qua đời, hai anh em đến trọ học
Thấy Tân và Lang vừa học giỏi, vừa đẹp người đẹp nết, ông thầy yêu quí như con Cô con gái của thầy cũng đem lòng quyến luyến, muốn chọn người anh làm chồng.
Hai anh em Tân và Lang sát tuổi nhau, dung mạo lại giống nhau như khuôn đúc, cô gái không sao đoán được ai là anh, ai là em Nhân dịp biếu cháo, cô cố ý chỉ đưa tới một bát cháo với một đôi đũa rồi rình xem, thấy Lang cung kính mời Tân ăn trước cô mới biết Tân là anh, và xin
Vợ chồng Tân và Xuân Phù (tên cô gái, xuân phù có nghĩa là trầu không mùa xuân) sống rất hạnh phúc Hai anh em Tân và Lang vẫn ở bên nhau, nhưng Lang nhận thấy từ ngày anh có
vợ, tình anh đối với mình không còn quyến luyến như xưa, trong khi ấy người anh vô tình không hề hay biết Đã thế lại xẩy ra chuyện hiểu lầm Một hôm hai anh em đi làm đồng về muộn, Lang về trước, nàng Lưu tưởng chồng, chạy ra vồn vã âu yếm Lang vội lên tiếng, cả hai đều biết là nhầm nên rất ngượng Tân về,biết chuyện để dạ nghi ngờ, từ đó tỏ ra lạnh nhạt
Lang buồn tủi âm thầm bỏ nhà ra đi Chàng lang thang trong rừng cho tới khi kiệt sức, chết đi
Thấy em không về, Tân ân hận, xót xa Chàng lặng lẽ lên đường tìm em Tân cũng đã tới bờ suối nọ, ngồi bên cây cau than khóc Khi thân xác rũ liệt, chàng chết hóa thân thành tảng đá
Nàng Lưu chờ chồng mãi chẳng thấy trở về, quá nhớ thương nên lại đi tìm Một chiều kia nàng cũng tới được bờ suối định mệnh Nàng ngồi trên tảng đá khóc miết đến khi hồn lìa khỏi xác thì hóa thân thành cây trầu không, leo bám trên thân đá Gia đình họ Lưu đi tìm con, được biết chuyện bèn lập miếu thờ Người đương thời rất cảm kích trước tình anh em khăng khít, tình vợ chồng thắm thiết, thủy chung của anh em vợ chồng họ
Trang 11Cao nên thường đến đốt nhang, chiêm bái, cầu cúng (3).
Một hôm vua Hùng thứ tư nhân dịp tuần du qua đấy, thấy có miếu thờ, lại được dân sở tại kể cho nghe câu chuyện thương tâm kia thì vô cùng cảm động Ngài bảo lấy trầu cau ăn thử mới khám phá ra một mùi vị thơm cay, nồng ấm, và khi nhổ nước cốt trầu xuống tảng đá vôi lại thấy hiện ra sắc đỏ tươi như máu, nhà vua cho là quý bèn truyền lấy giống về trồng, xa gần bắt chước làm theo Ngài còn xuống lệnh cho thần dân từ nay sẽ nhất thiết dùng trầu cau trong các dịp cưới hỏi, và trong các buổi hội họp lớn, nhỏ Tục ăn trầu ở nước ta có từ đó
Sau khi đọc sự tích Trầu Cau trong Lĩnh Nam Chích Quái, ta nhận thấy, truyện được ghi chép lại không những có kết cấu chặt chẽ, lại phối hợp được cả hai yếu tố hiện thực lẫn huyền hoặc một cách khéo léo Như thế , các tác giả của nó đã khiến một câu chuyện truyền khẩu vụn vặt, còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một truyện cổ tích có đầu đuôi, vừa lý thú hấp dẫn, vừa
Quả vậy, ở giai đoạn đầu, truyền có tính hiện thực với dấu vết thời đại, với những tên tuổi rõ ràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp tình, hợp lý, tự nhiên Ở giai đoạn cuối, truyện trở nên huyền hoặc: hai anh em họ Cao và vợ người anh vì không hiểu nhau nên đã tự chia lìa Chỉ đến khi cả ba người cùng chết đi và chết bên nhau, người em hóa cây cau, người anh hóa phiến đá vôi và vợ người anh hóa cây trầu không, họ mới có được sự cảm thông hoàn toàn; từ nay họ sẽ mãi mãi gắn bó bên nhau và kết hợp thành một qua miếng trầu tình nghĩa Ở đó, một dòng nước đỏ tươi như máu được tiết ra, tượng trưng cho tình gia đình muôn đời thiêng liêng, bền chặt
Trần Thế Pháp, cũng như các tác giả đời Lê khác, khi viết lại sự tích Trầu Cau nói riêng, dàn dựng lại những huyền thoại dân gian trong Lĩnh Nam Chích Quái nói chung, hiển nhiên đã có hậu ý đề cao những giá trị cũ của dân tộc, với mục đích phổ biến để giáo dục con em theo tinh thần 24 điều dụ của vua Lê Thánh Tông (4) Có lẽ bắt đầu từ đấy (cuối thế kỷ XV) các truyện
cổ tích, thần thoại nói chung, truyện Trầu Cau nói riêng mới được truyền bá rộng rãi trong toàn quốc Riêng trong sự tích Trầu Cau, ta thấy các tác giả muốn giải thích cho mọi người hiểu rằng, dân tộc ta đã có một đời sống văn hóa khá cao ngay từ thuở xa xưa, từ thời Hùng Vương kia (theo Đại Việt Sử Lược, vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Tây lịch) (5) Ngay từ thuở đó xã hội Việt Nam đã có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết thương quý nhau, trên kính dưới nhường; vợ chồng lấy nhau vì tình vì nghĩa, và người đàn bà đã biết trọn niềm chung thủy