xu ly khi
- Học trong 15 tuần, 2 phần . Phần 1: Công nghệ XLKT + Chương 1: Các khái niệm cơ bản. + Chương 2: Các biện pháp phòng chống và xử lý ONMTKK + Chương 3: Các phương pháp và thiết bị xử lý bụi. + Chương 4: Các phương pháp xử lý hơi và khí độc. Phần 2: Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn + Chương 1: Các khái niệm cơ bản. + Chương 2: Các biện pháp khắc phục tiếng ồn. - 1 bài kiểm tra 15 phút. - 1 bài giữa kỳ. - 1 bài cuối kỳ. - Không vắng quá 3 buổi. - Không dùng điện thoại di động trong lớp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GS.TS Trần Ngọc Chấn. Ô Nhiễm Không Khí và Xử Lý Khí Thải. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. [2] KTS Việt Hà - Nguyễn Việt Giả. Giáo trình Âm học Kiến trúc . Nhà xuất bản trường ĐHKT Tp Hồ Chí Minh. [3] Khoa Môi trường, ĐHBK Đà Nẵng. Giáo trình Âm học Kiến trúc . BÀI GIẢNG XỬ LÝ KHÍ THẢI VÀ TIẾNG ỒN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG KHOA MÔI TRƯỜNG Giảng viên: Trần Thị Minh Phương Email: ttminhphuong0211@gmail.com -- Đà Nẵng, 08/2011-- CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI Phần 1 - Khí quyển = không khí khô + hơi nước Không khí khô = 78% N 2 + 21% O 2 + 1% khí khác (Ar, He, Ne, CO 2 , NO 2 , SO x ,…) Ngoài ra trong không khí còn có nhiều bụi và vi trùng. - Hiện nay thành phần không khí có nhiều thay đổi bởi vì xuất hiện nhiều nhà máy và lĩnh vực sản xuất đã thải vào môi trường nhiều khí ô nhiễm khác nhau, phần lớn là những khí có hại cho sức khỏe của con người. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chương 1 1.1. Thành phần, cấu trúc và tiêu chuẩn chất lượng MTKK 1.1.1. Thành phần a. Tầng đối lưu (0-10 km): Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, với mức giảm khoảng 0,6 o C/100m. b. Tầng bình lưu (10-50 km): Càng lên cao nhiệt độ không giảm và ở trạng thái ổn định nhiệt. c. Tầng trung lưu (50-90 km): Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. d. Tầng thượng lưu (trên 90 km): Càng lên cao nhiệt độ càng tăng. Sự phân tầng khí quyển 1.1.2. Cấu trúc khí quyển 1.1.3. Đơn vị đo và tiêu chuẩn chất lượng MTKK a. Đơn vị đo: thể hiện chất ô nhiễm chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong không khí. - Khối lượng/thể tích: mg/l, mg/m 3 , g/m 3 ,… - Thể tích/thể tích: %, cm 3 /m 3 , phần triệu (p.p.m), phần tỷ (p.p.b),… QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong KK xung quanh. QCVN 19: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải CN đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải CN đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải CN sản xuất phân bón hóa học; b. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí: là giới hạn chất ô nhiễm có trong không khí mà ở giá trị đó chất ô nhiễm không gây ảnh hưởng đến con người và các sinh vật khác. 1.1.4. Sự ô nhiễm môi trường không khí Sự ô nhiễm MTKK là quá trình thải các chất ô nhiễm vào môi trường làm cho nồng độ của chúng trong môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các động thực vật, cảnh quan và hệ sinh thái. 1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 1.2.1. Phân loại a. Theo nguồn gốc: - Nguồn tự nhiên: gió lốc cuốn bụi, núi lửa, . - Nguồn nhân tạo: các nhà máy, xe cộ,… b. Theo bố trí hình học: - Nguồn điểm: ống khói nhà máy - Nguồn đường: dòng xe ô tô chạy trên đường, băng cửa mái của nhà công nghiệp … - Nguồn mặt: bãi rác, hồ ô nhiễm,… c. Theo độ cao: nguồn cao và nguồn thấp d. Theo nhiệt độ: nguồn nóng và nguồn nguội 1.2.2. Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm môi trường kk a. Các nguồn gây ô nhiễm tự nhiên - Đất cát sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và thổi tung thành bụi. - Các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra. - Phát tán phấn hoa gây ra những bệnh dị ứng cho con người. - Phát tán bụi vi sinh vật cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. - Quá trình phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ, xác chết động thực vật. • Đặc điểm: - Tổng lượng tác nhân ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên thường rất lớn. - Phân bố đều trong không gian rộng nên nồng độ của nó không cao. - Sự ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống của con người là không lớn. . - Học trong 15 tuần, 2 phần . Phần 1: Công nghệ XLKT + Chương 1: Các khái niệm cơ bản. + Chương 2: Các biện pháp phòng chống và xử lý ONMTKK + Chương. 2 ... Chất ô nhiễm tập trung trong không gian nhỏ nên nồng độ chất ô nhiễm khá cao ảnh hưởng đến con người sinh hoạt trong đó. - Hút thuốc lá - Rác thải: