Nên chỉnh hướng micro sao cho có hướng phù hợp với mục đích đo Nếu đo trong vùng làm việc của công nhân thì nên đo không quá gần

Một phần của tài liệu TIENG ON VA XLKT (Trang 89 - 94)

- Nếu đo trong vùng làm việc của công nhân thì nên đo không quá gần công nhân 0,5m.

1.4. Tác hại của tiếng ồn

Nhìn chung, bất cứ tiếng ồn nào có trong môi trường đều là ô nhiễm vì nó hạ thấp chất lượng cuộc sống.

Hiện nay đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của con người.

Tiếng ồn 50dB: làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc.

Tiếng ồn 70dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động.

Tiếng ồn 90dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.

1.4.1. Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ

Con người sẽ không có giác ngủ ngon khi có nguồn ồn thường xuyên quấy nhiễu bên cạnh, sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không tỉnh táo để sẵn sàng cho công việc của một ngày mới.

1.4.2. Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ

Nếu tiếp xúc nhiều với tiếng ồn sẽ tạo ra tâm lý rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, gây ra bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp; gây ra chứng nhức đầu dai dẳng, rối loạn sinh lý, bệnh lý và suy nhược thần kinh, tim mạch, nội tiết,...

Tiếng ồn càng mạnh (từ 120dB trở lên) có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí thủng màng nhĩ.

1.4.3. Tiếng ồn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc

Nếu làm việc trong môi trường tiếng ồn sẽ làm giảm một cách đáng kể khả năng tập trung của người lao động, độ chính xác của công việc sẽ giảm, sai sót trong công việc và sản xuất tăng cao, phát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động. Năng suất lao động sẽ giảm từ 20 ÷ 40%.

1.4.4. Tiếng ồn ảnh hưởng đến trao đổi thông tin

Thông tin thường bị tiếng ồn gây nhiễu, che lấp, làm cho việc tiếp nhận thông tin sẽ khó khăn hơn, độ chính xác của thông tin nhận được sẽ không cao ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất sinh hoạt của con người;

Do vậy trong trao đổi thông tin cần phải quy định giới hạn tiếng ồn cho phép để tránh các ảnh hưởng do tiếng ồn gây ra.

Chương 2

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

2.1. Qui hoạch kiến trúc hợp lý

* Quy hoạch vùng:

Vùng 1: mức ồn: (80-90)dB Vùng 2: mức ồn (70-80)dB. Vùng 3: mức ồn (60-70)dB. Vùng 4: mức ồn 50dB.

Giữa nguồn gây ồn và khu dân cư cần phải có lớp đệm, có giải cây xanh cách ly (trồng cây 2 bên đường và xung quanh khu công nghiệp) và phải có khoảng cách thích hợp giữa nguồn gây ồn với nơi sinh hoạt của con người.

Một phần của tài liệu TIENG ON VA XLKT (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(116 trang)