Phương pháp hấp phụ 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu TIENG ON VA XLKT (Trang 55 - 58)

- Phương pháp hấp thụ được sử dụng rất nhiều vì hiệu suất xử lý cao (7090)%, đặc biệt để xử lý SO 2, NOx, CO2.

2. Phương pháp hấp phụ 1 Khái niệm

2.1. Khái niệm

Hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng, các

phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu rắn.

Vật liệu rắn sử dụng trong quá trình này được gọi là chất hấp phụ, còn chất khí bị giữ lại trong chất hấp phụ được gọi là chất bị hấp phụ.

2.2. Đặc điểm

- Quá trình hấp phụ được áp dụng rất phù hợp cho những trường hợp sau: + Chất khí ô nhiễm không cháy được hoặc khó đốt cháy;

+ Chất khí cần khử là có giá trị và cần thu hồi;

+ Chất khí ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí thải mà các quá trình khử khí khác không thể áp dụng được.

2.3. Vật liệu hấp phụ

- Vật liệu hấp phụ cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Có khả năng hấp phụ cao;

+ Khử được nhiều loại khí khác nhau; + Có độ bền cơ học cao;

+ Có khả năng hoàn nguyên dễ dàng; + Giá thành rẻ.

- Trong công nghệ xử lý môi trường, để làm sạch các hơi và khí thải người ta thường sử dụng các chất hấp phụ xốp như than hoạt tính, silicagel, zeolit …

Ze olit Than hoạt

2.4. Hoàn nguyên vật liệu hấp phụ

Khi đã xuất hiện điểm ngừng, tức khi nồng độ chất ô nhiễm trong pha khí ở đầu ra của thiết bị đã bắt đầu tăng và vượt giới hạn cho phép, cần phải ngừng chu kỳ hấp phụ và chuyển sang chu kỳ hoàn nguyên để giải thoát chất ô nhiễm đã bị hấp phụ trên bề mặt vật liệu.

Có thể áp dụng các phương pháp sau đây để hoàn nguyên vật liệu hấp phụ: 1 - Hoàn nguyên bằng nhiệt

2 - Hoàn nguyên bằng áp suất 3 - Hoàn nguyên bằng khí trơ

Phương pháp nhiệt bằng hơi nước được áp dụng rộng rãi nhất với lý do đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu TIENG ON VA XLKT (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(116 trang)