1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật ở phường mỹ phước đến năm 2015

28 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 147 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì công tác phổ biến giáo dục pháp luật càng phải được đòi hỏi tăng cường hơn nữa để đưa hệ thống pháp luật đã được đổi mới đi vào cuộc sống, làm nền tảng hình thành, nâng cao ý thức pháp luật và thói quen sống, làm theo pháp luật của mỗi công dân trong xã hội. Chính vì vậy mà trong nhiều văn kiện, Đảng ta đã khẳng định: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng; là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệt của sự tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở nhận thức đó, thực hiện Nghị quyết số 612007NQCP ngày 07122007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32CTTW ngày 09122003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 372008QĐTTg ngày 1232008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 4172013QĐBTP ngày 07022013 của Bô Tư pháp về ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013; Chỉ thị số 25CTTU ngày 14072004 của Tỉnh uỷ An Giang về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Quyết định số 740QĐUBND ngày 2142008 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang. Do đó công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và pháp luật cho toàn xã hội là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm coi trọng. Qua thực tế ở địa phương chúng ta thấy trong điều kiện hiện nay, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, muốn phát triển xã hội mà không gắn liền với việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho người dân một cách đầy đủ, để họ phát huy vai trò của mình trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và trên cơ sở đó mà thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình. Để nâng cao hiệu quả về hiểu biết pháp luật thì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được xác định là một trong những công việc trọng tâm của cơ quan hành pháp và tư pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Càng khẳng định hơn vai trò và tầm quan trọng của công tác này trong việc đưa pháp luật về địa bàn dân cư, đời sống xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài “Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật ở phường Mỹ Phước đến năm 2015” làm nội dung nghiên cứu.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục thực hiện côngcuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội với chủ trương công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thìcông tác phổ biến giáo dục pháp luật càng phải được đòi hỏi tăng cường hơn nữa để đưa

hệ thống pháp luật đã được đổi mới đi vào cuộc sống, làm nền tảng hình thành, nâng cao

ý thức pháp luật và thói quen sống, làm theo pháp luật của mỗi công dân trong xã hội.Chính vì vậy mà trong nhiều văn kiện, Đảng ta đã khẳng định: công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng trong công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng của Đảng; là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệtcủa sự tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở nhận thức đó, thực hiện Nghịquyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉthị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấphành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm

2008 đến năm 2012; Quyết định số 417/2013/QĐ-BTP ngày 07/02/2013 của Bô Tư pháp

về ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013; Chỉ thị số 25-CT/

TU ngày 14/07/2004 của Tỉnh uỷ An Giang về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảngtrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày21/4/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trìnhphổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh

Trang 2

tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và trên cơ sở đó mà thực hiện tốt các quyền

và nghĩa vụ của mình

Để nâng cao hiệu quả về hiểu biết pháp luật thì việc tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật phải được xác định là một trong những công việc trọng tâm của cơ quanhành pháp và tư pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, quản lý xãhội Càng khẳng định hơn vai trò và tầm quan trọng của công tác này trong việc đưa phápluật về địa bàn dân cư, đời sống xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay Vì vậy tôi chọn

đề tài “Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật ở phường Mỹ Phước đến năm 2015” làm nội dung nghiên cứu.

Trang 3

1.1.1.1 Khái niệm về tuyên truyền:

“Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền

bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trịtinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thô i thúc đối tượng hànhđộng theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra

Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu,dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”

1.1.1.2 Khái niệm về tuyên truyền giáo dục:

- Tuyên truyền giáo dục là một hoạt động có mục đích của một chủ thể nhằmtruyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những tri thức, giátrị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành độngtheo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tuyên truyền, giáo dục là đem một việc gì nói chodân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm” Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyềnthất bại

1.1.1.3 Khái niệm về pháp luật:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội

do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng cácbiện pháp cưỡng chế của Nhà nước

1.1.1.4 Khái niệm về tuyên truyền pháp luật:

Tuyên truyền pháp luật là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của pháp luật

để mọi người biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và thực hiện đúng pháp

Trang 4

1.1.1.5 Khái niệm về giáo dục pháp luật:

Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủthể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyênnhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợpvới các đòi hỏi của pháp luật hiện hành

1.1.1.6 Khái niệm về phổ biến pháp luật:

Phổ biến pháp luật là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một trithức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó hoặc làm cho mọingười đều biết đến

1.1.2 Mục đích yêu cầu của công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời vàđầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến đời sống các tầng lớp nhân dân Qua đónâng cao hiểu biết cho cán bộ, công chức và nhân dân về nội dung các văn bản pháp luậtnhằm giúp mọi người nâng cao ý thức, nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mìnhtrong việc chấp hành pháp luật, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xãhội Đồng thời tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo

vệ quyền và lợi ích hợp của mình, của Nhà nước và xã hội

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp để nâng cao vai trò, tráchnhiệm, tính chủ động của các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật làm cho hoạt động này càng đi vào nề nếp, có hiệuquả Tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục, rộng khắp việc phổbiến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyềnpháp luật cho phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, chú trọng phổ biến các quy định phápluật cụ thể, thiết thực để các tầng lớp nhân dân dễ nắm bắt và thực hiện

- Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đặc

Trang 5

biệt là lồng ghép với việc triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm động viên, khơi dậy ý thứctrách nhiệm tự nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân trênđịa bàn phường Mỹ Phước.

1.1.3 Vị trí của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật:

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của họat độngthực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống Quá trình đưa phápluật vào cuộc sống được bắt đầt bằng họat động phổ biến, giáo dục pháp luật, bởi vì thựchiện pháp luật dù bằng hình thức nào- tuân theo pháp luật, thi hành (chấp hành) phápluật, sử dụng (vận dụng) pháp luật hay áp dụng pháp luật, trước hết đều có hiểu biết vềpháp luật Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và không thực hiện tốt công táctruyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thì dù công tác xây dựng pháp luật (công táclập pháp) có làm tốt đến mấy cũng không đạt hiệu quả thực thi pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn là một trong những mắt xích quantrọng có ý nghĩa đặt biệt của sự tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Bởi vì giáo dụcpháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, lànhằm phát huy vai trò hiệu lực của pháp luật trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa

Với vị trí quan trọng như vậy, công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được xácđịnh là một trong những công tác trọng tâm của họat động hành pháp và tư pháp Chúng

ta đã coi trọng việc xây dựng pháp luật, đã đến lúc phải cần đầu tư tương xứng cho việcthực hiện pháp luật mà trước hết là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Đó làtrách nhiệm của tất cả cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân mà trướchết là các cơ quan hành pháp và tư pháp Do đó Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều vănbản trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nằm đẩy mạnh hơn nữacông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân

Trang 6

1.1.4 Vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực và hiệuquả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội

+ Vai trò quan trọng này của giáo dục pháp luật chính là bắt nguồn từ vai trò và giátrị xã hội của pháp luật - phương tiện hàng đầu để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Phổbiến, giáo dục pháp luật giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, hiểu biết pháp luật đúngđắn và hành vi hợp pháp, là tiền đề cho việc sử dụng quyền lực Nhà nước, tăng cườngpháp chế, phát huy dân chủ mở rộng quyền tự do của mỗi người

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật còn tạo khả năng đổi mới cho các quan hệ xã hộitrong môi trường quản lý Nhà nước, tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tốthuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tạo ra khả năng phát hiện vàkiên quyết loại trừ những hiện tượng tiêu cực chống đối pháp luật diễn ra trong quá trìnhquản lý

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật vàvăn hóa pháp lý của công dân

Vai trò thứ hai không kém phần quan trọng này của tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật là xuất phát từ bản chất của nó Giáo dục pháp luật là quá trình tác độngnhằm hình thành tri thức pháp lý, hiểu biết và thực hiện các hành vi phù hợp với hệ thốngpháp luật hiện hành Vì vậy, kết quả đạt được các mục đích do sự tác động định hướng vàgóp phần xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân

Giáo dục pháp luật chính là đòi hỏi khách quan bắt nguồn từ lợi ích của Nhà nước,của xã hội, của mọi công dân

1.1.5 Hình thức tuyên truyền , phổ biến, giáo dục pháp luật:

Theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (từ Điều 11 đến Điều 16) thì cónhiều hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống tiếp tục được pháthuy cùng với sự kết hợp vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số hình thức mới Tuyên truyềnmiệng là hình thức tuyên truyền được sử dụng khá linh hoạt: thông qua hội nghị tậphuấn, tọa đàm, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; thô ng qua sóng truyền thanh, tư vấn trựctiếp, trợ giúp pháp lý lưu động, Cùng với việc sử dụng hình thức tuyên truyền miệng,

Trang 7

phương tiện hỗ trợ bằng ampli, được sử dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả của hìnhthức tuyên truyền miệng.

Thi tìm hiểu pháp luật trong những năm qua cũng là hình thức phổ biến, giáo dụcpháp luật được chú trọng sử dụng một cách phù hợp ở địa phương, như: thi viết, thi háihoa dân chủ, đã thu hút được sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân và cán bộ Bêncạnh đó việc biên soạn tờ gấp, đề cương tuyên truyền cũng được sử dụng dành cho nhiềunhóm đối tượng phù hợp, chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình điểmtrên thực tế;chủ động, sáng tạo, linh hoạt áo dụng các mô hình, biện pháp phổ biến, giáodục pháp luật mới, phù hợp; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hànhpháp luật; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật;

1.1.6 Nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật:

Tập trung tuyền truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hộithông qua tại kỳ họp thứ 5, thứ 6 năm 2013 như: Luật hộ tịch; Luật hoà giải ở cơ sở; Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú; Luật đất đai (sửa đổi); Luật tiếp công dân;Luật khoa học và công nghệ; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Nhưng

để đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cầnchú ý lựa chọn các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống, hoạt động nghề nghiệpcủa người dân như: Luật Đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật khiếu nại, Luật tố cáo,Luật giao thông đường bộ,

Chú ý lựa chọn nội dung phù hợp để tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng đặcthù, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật

Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Kết luận số04-KL/TW của Ban Bí thư; gắn việc triển khai thực hiện Kết luận với việc thực hiện cácnghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;kết hợp việc triển khai toàn diện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thựchiện các nhiệm vụ chính trị tại các Bộ, ngành, địa phương;

Hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo cơ sởpháp lý ổn định, thống nhất, đồng bộ để triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp

Trang 8

luật; xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản chi tiết thi hành Luật phổ biến, giáo dụcpháp luật sau khi được Quốc hội thông qua; tổ chức thi hành tốt các văn bản pháp luật vềlĩnh vực này;

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dụcpháp luật của các cơ quan, tổ chức, địa phương; tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng caovai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vàthành viên Hội đồng ở các cấp; có chính sách hợp lý đối với thành viên Hội đồng phốihợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp;

1.2 Các quan điểm của Đảng về công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật (Đại hội XI):

Xuất phát từ vai trò của pháp luật, yêu cầu của pháp chế và mục đích, ý nghĩa củacông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong quá trình đổi mới, Đảng taluôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, coi đó là nhiệm vụthường xuyên liên tục của cả hệ thống chính trị Nội dung tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta

về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được đề cập trong các Nghịquyết của Đảng, cụ thể:

Trong các văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ: cần coi trọng công tác gíaodục, tuyên truyền, giải thích pháp luật Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ thống trong tất

cả các trường học từ đó nâng cao trình độ về dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật, ý thứctuân thủ pháp luật của mọi tầng lớp công dân Vì vậy việc xây dựng Nhà nước ta là Nhànước pháp quyền Việt Nam, một trong những tư tưởng chỉ đạo quan trọng đó là: ”tăngcường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Quản lý xã hội bằngpháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”

Từ những quan điểm trên Đảng ủy cũng quan tâm chỉ đạo Ủy ban nhân dân xâydựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật từ phường đến khóm, từ cán bộ đến nhân dân Vì vậy Đảng ta luôn coi trọng côngtác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật chocán bộ và nhân dân

Trang 9

1.3 Cơ sở pháp lý về công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật:

Nhằm cụ thể hóa những tư tưởng chỉ đạo của Đảng, để đáp ứng kịp thời với xu thếphát triển của thời đại, nhất là rong thời kỳ đổi mới của đất nước ta hiện nay Quốc hội vàChính phủ đã ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật để nhằm từng bước hoàn chỉnh hệthống pháp luật Đó là mặt tích cực trong thời gian dài nghiên cứu và ứng dụng thực tiểncủa Đảng, Nhà nước ta, để hoàn chỉnh nhiệm vụ mà đất nước và nhân dân giao cho Songvới việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, thường xuyên, liên tục đối với các cấp, cácngành từ Trung ương đến địa phương

Tại khoản 2, Điều 122, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như sau: “ Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp

và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang

và công dân, tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luậttrong nhân dân”

Tại khoản 2, Điều 18 của Luật Tổ chức Chính phủ, Quốc hội cũng đã quy địnhChính phủ phải: “tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và phápluật”

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn về công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban

Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

Tại khoản 2, Điều 43 của Luật tổ chức và họat động của Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân có nêu: “Tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quanNhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhànước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địaphương

Trang 10

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 409/2012/QĐ-TTg ngày09/04/2012 của Thủ tướng Chính ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số04-KL/TW ngày 19-04-2011 của Ban Bí thư trung ương Đảng (khoá XI)

Thực hiện các văn bản pháp luật trên Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hànhChỉ thị số 21/2006/CT-UBND về việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng các

Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tácphổ biến giáo, dục pháp luật; Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 14/07/2004 của Tỉnh uỷ AnGiang về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục phápluật; Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thủ tướng Chính phủ

và kế hoạch của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày

19-04-2011 của Ban Bí thư trung ương Đảng (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảngtrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán

bộ, nhân dân từ năm 2012-2016 trên địa bàn tỉnh An Giang và Kế hoạch số UBND ngày 07/01/2013 của UBND tỉnh An Giang về công tác phổ biến, giáo dục phápluật năm 2013 trên địa bàn tỉnh An Giang

02/KH-Để cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về việcđẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức phápluật cho nhân dân, góp phần ổn định xã hội tạo điều kiện phát triển kinh tế trong giaiđoạn 2011 - 2020 Ngoài ra, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành văn bảntuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để thực hiện trong ngành

Từ những cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân thành phốLong Xuyên và Ủy ban nhân dân phường Mỹ Phước đã thành lập Hội đồng phối hợpcông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm thực hiện tốt công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ tỉnh đến cơ sở

Những căn cứ trên là sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trọng khẳng định quyết tâmcủa Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật nhằm góp phần quản lý đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tích cực phục vụ sự

Trang 11

nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đây cũng là cơ sở pháp lýquan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trongviệc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Xem đây làmột trong những biện pháp quan trọng nhằm phát huy hiệu lực của pháp luật, phát huydân chủ là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm.

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở PHƯỜNG MỸ PHƯỚC

THỜI GIAN QUA

2.1 Đặc điểm tình hình của phường Mỹ Phước:

Mỹ Phước là một phường nội ô của thành phố Long Xuyên Địa giới hành chínhphía đông tiếp giáp xã Hòa Bình, huyên Chợ Mới; phía tây giáp phường Mỹ Hòa; namgiáp phường Mỹ Quý; bắc giáp phường Mỹ Long, phường Mỹ Xuyên, phường ĐôngXuyên Diện tích tự nhiên 430,42 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là 147.18

ha, đất phi nông nghiệp là 272.24 ha Dân số khoảng 31.233 người với 7.495 hộ, đa số làdân tộc kinh, còn lại một số ít dân tộc Hoa, Chăm và Khơme sống hòa lẫn với dân cưtrong phường Với thành phần tôn giáo: đạo phật; phật giáo hòa hảo; cao đài; thiên chúa;tin lành

Về cơ cấu kinh tế hiện nay chủ yếu là thương mại dịch vụ chiếm đa số, kế đó làcông nghiệp xây dựng, và một phần hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Do đó, đại đa

số nhân dân sống ở khu dân cư, khu vực chợ và dọc theo quốc lộ 91, một số ít sống ở khuvực nông thôn

Trình độ dân trí khá đồng đều, với hệ thống trường học được xây dựng rãi đều trongphường: 01 trường THCS; 02 trường tiểu học và 01 trường mẫu giáo Vấn đề mù chữkhông còn, phường đã hoàn thành hệ thống phổ cập THCS

Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2,43% số hộ trong phường

Trong những năm gần đây với công cuộc đổi mới toàn diện, Quốc hội và Chính phủ

đã ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật để đáp ứng kịp thời xu thế bức xúc của đất

Trang 12

nước hiện nay.

Xuất phát từ thực trạng của phường và những ảnh hưởng còn tồn tại trong xã hộinhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền địa phương Với tinh thần

tự lực, tự cường, biết phát huy mọi nguồn lực, sự đoàn kết của nhân dân đã tác động tíchcực đến tình hình kinh tế - xã hội đạt được những kết quả đáng kể

Có được như vậy là do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần

to lớn vào việc biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcthành hành động thực tiễn của từng người dân

2.2 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của phường trong thời gian qua:

2.2.1 Những mặt làm được:

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Uỷ ban nhân dân phường MỹPhước tổ chức thực hiện nghiêm túc, có sự tìm tòi đổi mới nội dung, hình thức tuyêntruyền nhằm tạo sức hút cho từng đối tượng trong việc tìm hiểu pháp luật cũng như nângcao ý thức chấp hành pháp luật

Quá trình thực hiện đảm bảo tính liên tục, tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp, hiệuquả, các văn bản được phổ biến phù hợp từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể

Uỷ ban nhân phường đã chủ động triển khai các văn bản pháp luật mới ban hànhcho cán bộ, công chức và doanh nghiệp Từ đó nâng cao hiểu biết các nội dung pháp luật,tạo cơ sở để phổ biến, giáo dục pháp luật đến tận doanh nghiệp

Mặc dù điều kiện của Uỷ ban nhân dân phường còn khó khăn nhưng vẫn chútrọng đầu tư kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,đảm bảo công tác này được tiến hành ở tất cả các khóm trên địa bàn phường

* Phổ biến, giáo dục pháp luật bằng phương tiện thông tin đại chúng

- Hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, các phương tiện thông tinđại chúng đã trở nên phổ biến hơn, việc truyền tải các thông tin một cách rộng rãi nhanhchóng, đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân Do đó, việc đưa nội dungphổ biến, giáo dục pháp luật thông qua thông tin đại chúng về các văn bản luật liên quan

Trang 13

đến nhiều lĩnh vực là một hình thức rất phổ biến, bên cạnh đó còn sử dụng nhiều hìnhthức khác như sách báo, truyền thanh, tờ bướm Hình thức này chứa đựng nhiều tínhnăng: tính đăng tải thông tin; tính giáo dục; tính cổ động;

- Trong đời sống xã hội, nhất là thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì phát thanh,truyền hình có vai trò hết sức quan trọng, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếutrong sinh hoạt của từng cộng đồng, gia đình, cá nhân, một yếu tố quan trọng thúc đẩy sựphát triển kinh tế, xã hội Hiện nay toàn phường Mỹ Phước có 10 khóm đã được trang bịđài truyền thanh Thông qua phương tiện thông tin như: truyền thanh, báo chí đã tuyêntruyền các văn bản pháp luật gồm: luật dân sự, hình sự (nhất là các nhóm tội phạm thamnhủng, ma túy, xâm hại tình dục đối với người vị thành niên), Luật về Tài nguyên và Môitrường, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đường bộ, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chỉ thị 200 của Thủtướng Chính phủ về vệ sinh môi trường, Được tuyên truyền trên đài phát thanh phường

200 cuộc, mỗi cuộc được 15 phút Song song đó cũng tuyên truyền những nội dung trênthông qua tờ bướm có 5.000 tờ

* Phổ biến, giáo dục pháp luật bằng miệng và hoạt động tư vấn hỗ trợ

- Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật biện pháp tốt nhất là phổ biếnmiệng trực tiếp với các hình thức như tổ chức họp ở các tổ dân phố hoặc tổ chức sinhhoạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh để phổ biến, giáo dục pháp luật Hình thức này làviệc phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp đến đối tượng (đúng đối tượng, đúng nộidung) nên mang tính chính xác rất cao, làm cho người truyền đạt phân tích được sâu sắccác nội dung và ý nghĩa của từng loại văn bản quy phạm pháp luật, sử dụng được ưu thếcủa truyền miệng sẽ truyền tình cảm đến đối tượng, nhằm giúp cho cán bộ và nhân dânhiểu biết sâu sắc pháp luật

- Phối hợp với ngành cấp trên tư vấn hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanhđược tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu và phục vụ có hiệu quả kịp thời của phát triển xã hộivới các nội dung cơ bản như: tư vấn giới thiệu các văn bản pháp luật mới; tư vấn kinh tế;

về chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ;, về các khoản thu từ đất đai theo các văn

Trang 14

bản mới của Luật Đất đai 2003 Phát hành rộng rãi các loại sách báo, tài liệu để phổ biến,giáo dục pháp luật, các văn bản của lĩnh vực ngành

và một số văn bản dưới luật quan trọng, thiết thực đối với mọi người kinh doanh và nhândân

- Trong năm qua Ban Tư pháp phường phối hợp với Phòng Tư pháp thành phố tổchức mở được 02 lớp có 250 học viên tham dự học, nhằm nâng cao về mặt chính trị tưtưởng cho từng cán bộ và người dân trong địa bàn phường Giáo dục về truyền thống yêunước, đòan kết của dân tộc, bản chất tốt đẹp xã hội chủ nghĩa, Chủ nghĩa Mác - Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Làm cho Đảng bộ và nhân dân

có lập trường chính trị vững vàng, không chao đảo trước khó khăn và lôi kéo của kẻ thù,chống chiến lượt diễn biến hòa bình và bạo lọan lật đổ, vững bước tiến lên Cũng nhưnhững Nghị quyết, pháp luật của Nhà nước để được phổ biến kịp thời trong cán bộ vàquần chúng nhân dân

- Những năm gần đây, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc xuất bản

và phát hành sách pháp luật Sách pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xãhội, là công cụ truyền tải mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước đến với mọi người dân, là nguồn thông tin về các văn bản pháp luật để qua đó màngười dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật Phường Mỹ Phước duy trì họat động thườngxuyên 10 điểm đọc sách, báo cung cấp sách, báo pháp luật đều đặng theo định kỳ hàngtuần

- Thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việcthành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố LongXuyên cũng thành lập được Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật đến nay đã họat động tích cực và đạt hiệu quả khá tốt Ban tư pháp phường kếthợp với Công an, trường học giải thích giáo dục 09 trường hợp con em bỏ học giữachừng tiếp tục trở lại học

- Về công tác hòa giải phường đã thành lập được Ban hòa giải và 10 tổ hòa giải ở

Ngày đăng: 05/09/2016, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w