Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật ở Trung đoàn 8, Sư đoàn 395, Quân khu 3 hiện nay.
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,
PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, KỈ LUẬT
Ở TRUNG ĐOÀN 8, SƯ ĐOÀN 395, QUÂN KHU 3
Đoàn Đình Thảo, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng
Ngày nhận bài: 05/11/2019; ngày chỉnh sửa: 25/11/2019; ngày duyệt đăng: 06/12/2019
Abstract: The propagandizing, disseminating and educating law, discipline at grassroot units have a
particularly important position to equip knowledge, skills and raise the sense of self-discipline in
observing the State laws and military discipline with officials and soldiers Thereby, a positive,
healthy legal environment is created; criticizing the phenomenon of “lack of discipline” plays an
important role in building the image of “Uncle Ho's Soldier”, a model soldier in the new era The
article analyzes the reality of propagandizing, disseminating and educating law, discipline in 8th
Regiment, Division 395, Military Region 3 and some measures to improve the quality and
effectiveness of propagandizing, disseminating and educating law, discipline in the Regiment today
Keywords: Propagandizing, disseminating and educating law, discipline in the Army
1 Mở đầu
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của
Đảng đã khẳng định: “Phát huy dân chủ phải đi liền với
tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ
vững kỉ luật, kỉ cương và đề cao đạo đức xã hội” [1]
Quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, trong xây
dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật,
nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành
kỉ luật cho quân nhân, góp phần xây dựng các tổ chức
trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện
Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số biện
pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật ở Trung đoàn
8, Sư đoàn 395, Quân khu 3 hiện nay
2 Nội dung nghiên cứu
2.1 Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật, kỉ luật ở Trung đoàn 8, Sư đoàn 395,
Quân khu 3
Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật Nhà
nước, kỉ luật quân đội, những năm qua, Trung đoàn 8 đã
quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 32-CT/TW ngày
09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX)
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ
biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật cho cán bộ và nhân dân [2]; Nghị quyết số
61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc
tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003
của Ban Bí thư [3]; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày
25/5/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình
phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 [4];
Thông tư số 42/2016/TT-BQP ngày 30/3/2016 của Bộ trưởng, Bộ Quốc phòng về quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng [5], các chỉ thị, hướng dẫn, quy định về phổ biến giáo dục pháp luật, kỉ luật Trên cơ sở đó, quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, giải pháp vào trong nghị quyết lãnh đạo hàng năm, nghị quyết thường kì, chủ động làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chặt chẽ gắn với kiểm tra kết quả thực hiện của từng cơ quan, đơn vị, từ
đó xác định những biện pháp tiến hành tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ đơn vị, có tính khả thi cao, khoa học, cụ thể và hiệu quả
Bên cạnh đó, Trung đoàn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát Quân sự, Cơ quan điều tra hình sự Quân khu trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đối tượng chiến sĩ mới Kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với tổ chức thực hiện phong trào “Thi đua Quyết thắng”, cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, gắn với duy trì có nền nếp hoạt động của Tổ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ tư vấn pháp lí quân nhân trong nắm tình hình tư tưởng, tình hình chấp hành kỉ luật của cán bộ, chiến
sĩ và mối quan hệ giữa bộ đội và nhân dân
Các cơ quan, đơn vị trong Trung đoàn duy trì nghiêm túc hoạt động của Tủ sách pháp luật, thường xuyên tổ chức sắp xếp, phân loại, bổ sung hệ thống các văn bản, tài liệu đầy đủ, kịp thời, tổ chức hướng dẫn cho bộ đội học tập, nghiên cứu và đăng kí hoạt động theo đúng quy định Căn cứ vào kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật
và tình hình thực hiện nhiệm vụ, Trung đoàn đã xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện có nền nếp, hiệu
Trang 2quả ngày pháp luật Hàng tháng, Trung đoàn đều xây
dựng kế hoạch, xác định cụ thể nội dung, biện pháp tiến
hành, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Văn
nghệ, thông tin chuyên đề, tuyên truyền pháp luật, trò
chơi pháp luật, giải đáp pháp luật và xem phim pháp luật
Do đặc thù nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị
là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm
vụ đột xuất trên giao, Trung đoàn đã chủ động kết hợp
nội dung giáo dục pháp luật với chương trình giáo dục
thường xuyên của các đối tượng, trong đó tập trung tuyên
truyền vào những thời điểm nhạy cảm, trước những
nhiệm vụ quan trọng có tính chất quyết định như: Khi
chiến sĩ mới nhập ngũ vào đơn vị; trước và trong các dịp
lễ, tết; trước khi thực hiện nhiệm vụ diễn tập, bắn súng,
hành quân dã ngoại làm công tác dân vận Nội dung
tuyên truyền, phổ biến đi sâu vào quán triệt và thực hiện
chặt chẽ các quy định về xây dựng chính quy, rèn luyện
kỉ luật, quản lí quân số trong mọi hoạt động, duy trì đơn
vị thực hiện nghiêm chế độ trực chỉ huy, tuần tra canh
gác bảo đảm an toàn đơn vị, thực hiện tốt mười một chế
độ trong ngày, ba chế độ trong tuần, nhất là vào các ngày
nghỉ, giờ nghỉ, các ngày lễ, tết, bộ đội thực hiện nhiệm
vụ ngoài doanh trại và các bộ phận làm nhiệm vụ nhỏ lẻ,
phân tán
Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật đã tạo sự chuyển biến
tích cực trong xây dựng môi trường pháp lí, nâng tầm
nhận thức, trách nhiệm, hành vi ứng xử của bộ đội, góp
phần thực hiện tốt chức trách quân nhân cũng như quyền
và nghĩa vụ công dân, củng cố và giữ vững an ninh, chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân, Trung
đoàn không có quân nhân vi phạm pháp luật, kỉ luật
nghiêm trọng phải xử lí, vi phạm kỉ luật thông thường
luôn ở mức dưới 0,2%, đơn vị an toàn tuyệt đối, xây dựng
cơ quan, đơn vị có môi trường văn hóa tốt đẹp, phong
phú, lành mạnh
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn
tồn tại một số hạn chế, đó là: Một số đơn vị chưa nhận
thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chưa thực sự
coi đây là một trong những biện pháp thiết thực góp phần
xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện Thực hiện kế
hoạch chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật có lúc
chưa triệt để, nội dung chưa sát thực với tình hình thực tế
của đơn vị chủ yếu tập trung vào phổ biến các luật, pháp
lệnh, điều lệnh, điều lệ, quy định chưa thực sự chú trọng
vào việc hướng dẫn thi hành, hình thức còn đơn điệu,
thiếu linh hoạt, chưa đa dạng, phong phú nên hiệu quả
chuyển tải các nội dung văn bản pháp luật đến cán bộ,
chiến sĩ còn hạn chế Hoạt động tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật có lúc vẫn còn mang tính thời sự, nặng
về phong trào, chưa sử dụng triệt để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật Tổ công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở đơn vị còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng tuyên truyền còn hạn chế
2.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật ở Trung đoàn hiện nay
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
kỉ luật, Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn cần thực hiện các biện pháp cụ thể, đó là:
2.2.1 Thường xuyên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật chặt chẽ, nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị
Xuất phát từ nhận thức, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nội dung khô cứng, khó cả với người truyền đạt và người tiếp nhận, trong khi đó nhiệm
vụ chính trị trung tâm của đơn vị là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên giao, chính vì vậy, nếu không lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, cùng với nâng cao nhận thức, quyết tâm của cấp ủy, chỉ huy các cấp thì sẽ dẫn đến việc tổ chức chỉ mang tính hình
thức, không đem lại hiệu quả Chính vì vậy, để công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đi vào chiều sâu, thực chất, đạt hiệu quả thiết thực, hằng năm, Đảng
ủy, chỉ huy Trung đoàn chỉ đạo các chi bộ đưa nội dung này vào trong nghị quyết lãnh đạo, trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, thời gian, đối tượng tuyên truyền; gắn công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, phong trào Thi đua Quyết thắng và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội
Cụ Hồ” Quá trình tổ chức thực hiện, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với từng giai đoạn, đối tượng và nhiệm vụ cụ thể; đồng thời, gắn với trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị (nhất là cán bộ chủ trì), lấy đó làm tiêu chí bình xét, phân tích, đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng hàng năm Từ đó, tạo được sức lan tỏa, thu hút được cán
bộ, đảng viên và chiến sĩ tự giác, tích cực quán triệt và thực hiện pháp luật, kỉ luật đạt hiệu quả cao nhất
2.2.2 Xác định nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật bám sát hướng dẫn của cấp trên và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Trung đoàn, bảo đảm tính toàn diện nhưng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện
Trang 3Đây là yêu cầu đòi hỏi rất cao trong xác định nội
dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, kỉ luật Với tính chất đặc thù của hoạt động
quân sự, quân số cơ bản là hạ sĩ quan, chiến sĩ, khả năng
nhận thức không đồng đều, còn những hạn chế nhất định,
vì vậy hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật của Trung đoàn được tiến hành theo phương châm
“ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện” Để đạt được
điều đó, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn yêu cầu các đơn
vị xây dựng nội dung tuyên truyền toàn diện theo quy
định, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối
tượng Trong đó, dành nhiều thời lượng cho những nội
dung có liên quan trực tiếp đến cán bộ, chiến sĩ, như:
Chính sách bảo hiểm y tế quân nhân, Luật Nghĩa vụ quân
sự, nội dung Công ước của Liên hợp quốc về chống tra
tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục con người; pháp luật Việt Nam
có liên quan đến chống tra tấn và quyền con người trong
Quân đội; những nội dung về tình hình dân tộc, tôn giáo;
an ninh, trật tự xã hội; âm mưu, thủ đoạn chống phá cách
mạng của các thế lực thù địch, Đồng thời, Tổ giáo viên
pháp luật các cấp thường xuyên coi trọng đầu tư công
sức, trí tuệ, xây dựng nội dung bài giảng, câu hỏi, đáp án
ngắn gọn, đơn giản, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ sát với
thực tiễn đời sống sinh hoạt để cán bộ, chiến sĩ dễ tiếp
thu Chính vì vậy, các nội dung tuyên truyền bớt đi sự
“khô cứng” vốn có, lôi cuốn, thu hút được cán bộ chiến
sĩ tham gia một cách tích cực, tự giác nhất
2.2.3 Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, phương
pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỉ luật
Để hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, kỉ luật đi vào nền nếp, thường xuyên, mang tính bền
vững và thực chất, ngoài các hình thức theo quy định,
Trung đoàn đặc biệt coi trọng sử dụng hình thức, phương
pháp tuyên truyền, cổ động trực quan để tác động vào
nhận thức của bộ đội một cách nhẹ nhàng, tự nhiên,
không giáo điều, khô cứng Trong đó, mô hình “Mỗi
ngày một câu hỏi pháp luật”, “Mỗi tuần học một điều
luật”; “Câu lạc bộ pháp luật chiến sĩ”; “Ngày Pháp luật”;
được duy trì chặt chẽ, thường xuyên, đem lại hiệu quả
thiết thực Bên cạnh đó, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn
chú trọng phát huy tốt vai trò của các phương tiện thông
tin đại chúng, truyền thanh nội bộ; hệ thống bảng tin,
khẩu hiệu, pa-nô, áp-phích của các đơn vị được bố trí ở
những khu vực trung tâm, dễ quan sát để trực tiếp tuyên
truyền, giáo dục những nội dung cơ bản, thiết thực về
pháp luật đến mọi quân nhân Hình thức “sân khấu hóa”
như: diễn đàn “Thanh niên với xây dựng chính quy, rèn
luyện kỉ luật”; “Hái hoa dân chủ”; thi tìm hiểu pháp
luật,… được các đơn vị thường xuyên tổ chức nhằm
“mềm hóa” các điều luật, thu hút được đông đảo cán bộ,
chiến sĩ tham gia Các hình thức này được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên với định hướng rõ ràng, từng bước đưa nội dung pháp luật vào cuộc sống hằng ngày của cán
bộ, chiến sĩ, giúp họ hiểu rằng “Kỉ luật là sức mạnh của Quân đội”, pháp luật liên quan và tồn tại trong hầu hết các sinh hoạt của đời sống quân nhân, từ đó hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật, kỉ luật cho mọi quân nhân
2.2.4 Xây dựng quy chế quản lí chặt chẽ các phương tiện, thiết bị kết nối Internet trong đơn vị gắn với định hướng kĩ năng sử dụng mạng xã hội có văn hóa cho cán
bộ, chiến sĩ
Trước những tác động mạnh mẽ, đa chiều từ Internet
và mạng xã hội, nếu không được trang bị những kiến thức cần thiết, quân nhân rất dễ vi phạm pháp luật, kỉ luật, hoặc bị tác động bởi những yếu tố “phi văn hóa” khi sử dụng Internet, bởi Internet, mạng xã hội là môi trường
ảo, rất phức tạp, khó lường, trong khi hầu hết quân nhân, đặc biệt là những đối tượng được sử dụng điện thoại di động đều dễ dàng tiếp cận và hoạt động trong môi trường này Vì vậy, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn thường xuyên quan tâm chỉ đạo các đơn vị tăng cường giáo dục, tuyên truyền để mọi quân nhân nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, quy định của Quân đội và Đơn vị trong sử dụng Internet, chú trọng tuyên truyền, giáo dục, tổ chức thực hiện nghiêm nội dung Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; quy chế Quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trong Quân đội nhân dân Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 110/2014/TT-BQP, ngày 22/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) Trọng tâm là quân nhân tuyệt đối không cung cấp, trao đổi thông tin có nội dung thuộc lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, quốc phòng qua mạng Internet; không tạo lập và cung cấp thông tin cá nhân với tư cách
là quân nhân, những bí mật quân sự lên các trang thông tin điện tử, các mạng xã hội; không chia sẻ thông tin từ những trang mạng mạo danh, phản động, có nội dung không lành mạnh, không lưu trữ, soạn thảo các tài liệu quân sự trên máy tính kết nối Internet; các thiết bị có khả năng kết nối Internet Cùng với đó, các đơn vị còn chủ động, kịp thời cập nhật và tuyên truyền để cán bộ, chiến
sĩ nắm rõ và cảnh giác với những loại tội phạm sử dụng Internet, mạng xã hội để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội; thường xuyên quán triệt, giáo dục để quân nhân thấy rõ và cảnh giác trước những tác hại của các tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, cá độ thông qua sử dụng công nghệ; đồng thời có biện pháp kỉ luật nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm pháp luật, kỉ luật quân đội và quy định của đơn vị
Trang 42.2.5 Tăng cường bồi dưỡng kĩ năng, phương pháp
tuyên truyền cho Tổ công tác giáo dục pháp luật của đơn
vị, đồng thời bảo đảm tốt cơ sở vật chất cho công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kỉ luật
Để các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật được triển khai có hiệu quả cao,
hằng năm, Trung đoàn lựa chọn những cán bộ có phẩm
chất, năng lực, trình độ, năng khiếu tuyên truyền tốt,
nhiệt tình, trách nhiệm với công việc để thành lập Tổ
công tác giáo dục pháp luật; chỉ đạo cơ quan chính trị và
các đơn vị kiện toàn tổ giáo viên chính trị, Ban Biên tập
chuyên mục “mỗi ngày một câu hỏi pháp luật” Tổ chức
các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, phương
pháp, nhất là kĩ năng sư phạm, khả năng sử dụng công
nghệ thông tin, giúp lực lượng này không chỉ có kiến
thức vững mà còn có khả năng truyền đạt hiệu quả, thu
hút người nghe Trung đoàn đã chủ động khắc phục khó
khăn về kinh phí, cơ sở vật chất để đầu tư, tu sửa phòng
đọc, mua sắm trang bị tủ sách pháp luật cho các đơn vị
Ngoài việc tiếp nhận các đầu sách được cấp, đảm bảo 4
nhóm sách, báo, tài liệu pháp luật theo đúng quy định của
Tổng cục Chính trị, Trung đoàn còn chủ động mua sắm,
huy động từ nhiều nguồn để làm phong phú, đa dạng các
loại sách, báo pháp luật, phục vụ cán bộ, chiến sĩ nghiên
cứu, tìm hiểu Hệ thống bảng tin, pa-nô, áp-phích, tranh,
ảnh cổ động,… thường xuyên được thay đổi, làm mới,
bảo đảm thẩm mĩ và phù hợp với nội dung tuyên truyền
trong từng giai đoạn Để nâng cao hiệu quả của hệ thống
đài truyền thanh nội bộ, Trung đoàn đầu tư máy tính và
cài đặt phần mềm ghi âm để phát thanh viên sử dụng, bảo
đảm nội dung phát thanh được biên tập chuẩn xác, khiến
người nghe “dễ chịu”, đồng thời giảm được công sức đối
với những nội dung phát lại nhiều lần và có thể cung cấp
nội dung cho đơn vị đóng quân xa Trung đoàn
3 Kết luận
Có thể thấy, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt
chẽ, hiệu quả, sát thực tiễn của Đảng ủy, Chỉ huy Trung
đoàn, bằng những biện pháp đồng bộ và thiết thực, những
năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật của Trung đoàn 8 (Sư đoàn 395, Quân khu 3) đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng
trong nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật
Nhà nước, kỉ luật Quân đội cho cán bộ, chiến sĩ Nhờ đó,
tình hình vi phạm kỉ luật của bộ đội ngày càng giảm,
Trung đoàn không có vụ việc vi phạm kỉ luật nghiêm
trọng; tỉ lệ vi phạm kỉ luật thông thường dưới 0,2% Kết
quả từ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
đã góp phần xây dựng Đảng bộ Trung đoàn nhiều năm
liền đạt trong sạch, vững mạnh, Trung đoàn vững mạnh
toàn diện; là đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua Quyết
thắng của Sư đoàn
Tài liệu tham khảo
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội
gia - Sự thật
[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003) Chỉ thị số
của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán
bộ và nhân dân
[3] Chính phủ (2007) Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 Về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị
số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân
[4] Chính phủ (2017) Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021
[5] Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2016) Thông tư số 42/2016/TT-BQP ngày 30/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng
[6] Tổng cục Chính trị (2007) Hướng dẫn số
1627/HD-CT ngày 13/11/2007 về thực hiện chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.
[7] Tổng cục Chính trị (2008) Quy chế công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1104/QĐ-CT ngày 26/8/2008 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
[8] Tổng cục Chính trị (2010) Công tác tư tưởng và vấn
đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật
[9] Tổng cục Chính trị (2018) Nghiệp vụ công tác tuyên huấn trong quân đội nhân dân Việt Nam NXB Quân đội nhân dân
[10] Tổng cục Chính trị (2018) Tài liệu nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong quân đội nhân dân
[11] Nguyễn Hoàng Lân (2016) Nghệ thuật và kĩ năng nghiệp vụ tuyên truyền miệng trong quân đội nhân
[12] Vũ Minh Thực (2008) Kĩ năng tuyên truyền của cán
bộ chính trị đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân