Khoa Lý luận chính trị của Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập năm 2002 trên cơ sở Bộ môn Mác – Lênin với số lượng cán bộ giảng dạy là 08 cán bộ.. Như vậy, hiện tại khoa Lý luận chí
Trang 1THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÂY NGUYÊN NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Thị Kim Hoa *
Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập ngày 11/11/1977 tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk Trải qua
37 năm hình thành và phát triển Trường đã đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước nói chung và đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên nói riêng Hiện nay trường có 09 khoa đào tạo, với cao đẳng 08 chuyên ngành, đại học 36 chuyên ngành, thạc sĩ 10 chuyên ngành, tiến sĩ 02 chuyên ngành Trường còn liên kết với hàng loạt trường đại học trong và ngoài nước để đào tạo những ngành đang cần thiết về nhân lực cho vùng Tây Nguyên mà trường chưa đủ điều kiện để đào tạo Năm học 2014-2015 tổng sinh viên của trường trên 20.000
Khoa Lý luận chính trị của Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập năm 2002 trên cơ sở Bộ môn Mác – Lênin với số lượng cán bộ giảng dạy là 08 cán bộ Khoa có nhiệm vụ giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên trong toàn trường Năm
2004 khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo sinh viên chuyên ngành giáo dục chính trị với khóa đầu tiên 78 sinh viên Năm 2007 khoa lại tiếp tục được Bộ cho phép đào tạo sinh viên chuyên ngành triết học với 37 sinh viên Tính đến nay số sinh viên của khoa là 374 Như vậy, hiện tại khoa Lý luận chính trị không chỉ giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên toàn trường mà
* Thạc sĩ, Trường Đại học Tây Nguyên
Trang 2còn đào tạo hai chuyên ngành của khoa Số lượng cán bộ giảng dạy của khoa hiện là 22 cán bộ được phân bổ ở ba bộ môn Môn Nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 12 giảng viên, môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 05 giảng viên, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Phương pháp 05 giảng viên Trong ba bộ môn thì bộ môn Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình giảng dạy, bởi lẽ năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tích hợp ba môn Triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học Mác – Lênin thành 01 môn Năm đầu thực hiện chủ trương này khoa phải mời nhiều giảng viên các trường bạn đến tham gia giảng dạy vì bộ môn lúc đó chỉ có 07 giảng viên, 03 giảng viên triết học,
02 giảng viên kinh tế chính trị, 02 giảng viên chủ nghĩa xã hội khoa học nên không thể đảm đương hết được Điều đáng nói là không giảng viên nào đảm nhiệm cả môn học mà chỉ dạy từng phần chuyên ngành mà mình được đào tạo Năm 2011 khoa đề nghị và được nhà trường cho phép tách môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thành hai học phần là nguyên lý 1: 2 tín chỉ phần triết học, nguyên lý 2: 3 tín chỉ gồm kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học Từ khi tách môn việc giảng dạy bớt khó khăn hơn và hiện tại có 03 giảng viên đảm nhiệm trọn vẹn cả nguyên lý 1 và nguyên lý 2 Mỗi giảng viên của khoa ngoài việc đảm nhiệm các môn học chung cho sinh viên toàn trường còn phải dạy từ 3 đến 5 học phần chuyên ngành, vì vậy áp lực công việc rất lớn Bình quân mỗi giảng viên của khoa một năm giảng xấp xỉ 1000 tiết, cá biệt có giảng viên trên 1000 tiết Trong khi đó giảng viên trẻ phải thay nhau đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, hiện khoa
có 18 thạc sĩ, 04 cử nhân, trong đó có 03 giảng viên chính, 05 giảng viên đang học nghiên cứu sinh Với một khối lượng công việc đồ sộ như vậy, nên hàng năm khoa vẫn phải mời thỉnh giảng tham gia giảng dạy để tạo điều kiện cho giảng viên trẻ đi học Khoa cũng xác định việc mời giảng chỉ là giải pháp tình thế vì các thầy cô thỉnh giảng đến giảng dạy theo cách thức cuốn chiếu, học cả ngày nên sự tiếp thu của sinh viên bị hạn chế, sinh viên mệt mỏi khi phải học liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng Khoa
Lý luận chính trị của Trường Đại học Tây Nguyên là một trong những khoa có khối lượng giờ dạy lớn nhất trong toàn trường, ngoài giảng dạy khoa còn tổ chức kiến tập, thực tập sư phạm, thực tế
Trang 3chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành, hướng dẫn chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp Các giảng viên dù phải dạy nhiều nhưng vẫn tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài cho các tạp chí trong và ngoài nước, biên soạn bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của sinh viên Hàng năm bình quân có khoảng 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 3 đến 5 bài cho tạp chí, 2 đến 3 bài giảng, tài liệu tham khảo, tổ chức từ 1 đến 2 hội thảo khoa học Có thể nói qua 12 năm hình thành và phát triển khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Tây Nguyên đã trưởng thành vượt bậc trên mọi phương diện Số giảng viên được bổ sung qua từng năm mạnh lên
cả về lượng và chất, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ hội nhập Sinh viên chuyên ngành tốt nghiệp ra trường được xã hội chấp nhận và phần lớn đều có việc làm ổn định, đúng chuyên môn Sở dĩ việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Trường Đại học Tây Nguyên đạt được những thành tích như trên là
do một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Lãnh đạo trường quan tâm sâu sát đến việc dạy và
học các môn lý luận chính trị, thường xuyên tổ chức đối thoại với giảng viên và sinh viên nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giảng dạy và học tập
Thứ hai, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa khoa Lý luận chính
trị với các Khoa, Phòng, Ban trong trường nên khi xuất hiện những vấn đề bất cập đã kịp thời giải quyết
Thứ ba, Khoa chủ động trong chương trình, kế hoạch đào tạo
nên không bị động khi nội dung, chương trình thay đổi
Thứ tư, đội ngũ giảng viên có trách nhiệm, giàu nhiệt huyết,
được đào tạo bài bản và đạt chuẩn
Ngoài những thuận lợi và thành tích mà Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Tây Nguyên đã đạt được trong thời gian qua thì việc giảng dạy các môn lý luận chính trị vẫn gặp phải những khó khăn và bất cập sau:
Một là, đội ngũ cán bộ giảng dạy còn thiếu ở tất cả các môn
học và phần lớn đều là giảng viên trẻ mới được tuyển dụng nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, khả năng vận dụng thực tiễn vào giảng dạy còn hạn chế, bài giảng nặng về lý thuyết dễ gây nên sự nhàm chán
Hai là, khoảng cách tuổi tác giữa các giảng viên trong khoa
quá xa, những thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy phần lớn đã và sắp
Trang 4nghỉ hưu, điều này đã tạo ra sự hụt hẫng giữa các thế hệ Số giảng viên của khoa hiện nay đều trên dưới 30 tuổi
Ba là, từ năm 2012 đến nay giảng viên của khoa không được
đi tham quan, thực tế, học tập trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học trong và ngoài nước, do đó tính thiết thực của bài giảng cũng bị hạn chế
Bốn là, do phải giảng dạy nhiều và kiêm nhiệm các công việc
khác nên giảng viên ít áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, phần lớn vẫn sử dụng phương pháp truyền thống nên chất lượng giờ dạy chưa cao
Để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Trường Đại học Tây Nguyên trong thời gian tới, cần phải
có những giải pháp cụ thể, thiết thực, đồng bộ
Thứ nhất, xây dựng nhận thức đúng đắn cho các cấp quản lý,
giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa khoa học thực tiễn của các môn lý luận chính trị trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế Giảng viên lý luận chính trị ngoài việc phải được đào tạo bài bản, có hệ thống, đúng chuyên ngành đề có chuyên môn tốt, thì còn phải có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm chính trị cao, lập trường vững vàng, kiên định
Để bài giảng có sức thuyết phục, đòi hỏi giảng viên phải hiểu biết rộng, nắm bắt được thực tiễn, biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn Để làm được điều đó, Bộ cần có sự hướng dẫn cụ thể, cập nhật
về chương trình tập huấn, kế hoạch nghiên cứu thực tế của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị Nhà trường phải tạo điều kiện, có chính sách phù hợp để giảng viên giảng dạy lý luận chính trị đi tập huấn và nghiên cứu thực tế có hiệu quả
Thứ hai, phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp
dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại Chương trình giảng dạy các môn lý luận chính trị vừa khai thác và giúp sinh viên nắm được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng vừa phải có tính hiện đại, tính cập nhật với tình hình trong nước và thế giới Phương pháp dạy học phải kết hợp nhiều hình thức, người dạy làm nhiệm vụ thiết kế là chủ yếu, việc học, tự nghiên cứu của sinh viên sẽ tăng lên nhiều Đối với các môn lý luận chính trị thì sêmina là khâu hết sức quan trọng hình thành cho sinh viên là những giáo viên tương lai kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng tổ chức lớp học theo nhóm ở bậc phổ thông
Trang 5Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên duy trì kinh phí 494 cho
trường (từ năm 2012 đến nay Trường Đại học Tây Nguyên không được cấp kinh phí này) để tổ chức và triển khai các hoạt động chuyên môn cho giảng viên và sinh viên như: bồi dưỡng chuyên môn, tham quan, thực tế, hội thảo, thi sinh viên giỏi các môn lý luận chính trị, thi báo cáo viên giỏi Qua các hoạt động này trình độ của giảng viên sẽ được nâng lên, sinh viên sẽ ham thích học tập các môn
lý luận chính trị
Thứ tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét việc tích hợp ba
môn học triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học Mác – Lênin thành môn nguyên lý cơ bản có phù hợp không, nếu không thì trả về như hiện trạng Đây là ba môn khoa học có liên quan đến nhau nhưng không thể là một Có thể giảm tải nội dung từng môn học nhưng vẫn là ba môn, vì như vậy giảng viên sẽ không gặp khó khăn khi giảng dạy các môn học này, sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình học tập