Đặt vấn đề Việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường
Trang 1MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG,
KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT HIỆN NAY
Phạm Đình Huấn*
1 Đặt vấn đề
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng (Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam), trung cấp (Môn: chính trị) là việc làm cần thiết nhằm thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng Giáo dục và đào tạo ở nước ta được Đảng quan tâm và được xem là “Quốc sách hàng hàng đầu”
Để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng đã chủ trương
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”1 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/1/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu “Đổi mới chương trình
* Thạc sĩ, Trưởng khoa Khoa Giáo dục đại cương, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính
Trang 2nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”
Về đổi mới phương pháp giảng dạy, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/1/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Đồng thời Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/1/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI còn nhấn mạnh yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp
sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”
Như vậy, thực chất của đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị là đổi mới qúa trình dạy học (hoạt động dạy và hoạt động học), gắn liền với đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình, phương tiện dạy học, môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá … vv trong đó phương pháp dạy học là một yếu tố cơ bản
có vai trò quan trọng nhất của quá trình dạy học Trong hoạt động
Trang 3dạy học, hoạt động của người dạy và hoạt động của người học tạo ra phương pháp dạy học, các yếu tố khác của quá trình dạy học phải thông qua hai hoạt động này mà phát huy tác dụng Đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp là một yêu cầu cấp thiết, trong phạm vi nghiên cứu của bài này tác giả chủ yếu đề cập đến thực trạng và sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng, khối ngành kỹ thuật, đây cũng là nơi tác giả đang giảng dạy, quản lý, công tác Đặc thù của khối ngành kỹ thuật là sinh viên thi đầu vào bằng các môn khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa
là chủ yếu), trong chương trình đào tạo thì khoa học xã hội và nhân văn chiếm khoảng 10% trên tổng số tiết của chương trình đào tạo của mỗi ngành Sinh viên khối ngành kỹ thuật thường có tâm lý ngại học các môn khoa học xã hội và nhân văn, đây cũng là một trong nhũng khó khăn khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị
2 Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy học các môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng, khối ngành kỹ thuật
Nhìn chung phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng, khối ngành kỹ thuật còn chậm biến đổi, việc đổi mới phương pháp dạy học không diễn ra thường xuyên, liên tục, chủ yếu diễn ra khi “hội giảng”, “dự giờ” chứ chưa thực sự chuyển biến trong ý thức của từng giảng viên, cán bộ quản lý
Giảng viên nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng mới chỉ là nhận thức về mặt lý thuyết, còn thực tế thì rất chậm đổi mới, chủ yếu dạy theo kiểu tùy hứng, nội dung nào thuộc sở trường, thế mạnh của mình thì “phô diễn” chứ không chú trọng hướng đến rèn luyện kỹ năng, hình thành thái
độ Mấu chốt của đổi mới phương pháp dạy học là phải chuyển từ vai trò “thầy làm trung tâm” sang “trò làm trung tâm” nhưng biện pháp cụ thể để thực hiện việc chuyển đó vẫn còn nhiều lúng túng
Có giảng viên quan niệm rằng đặt nhiều câu hỏi là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhưng kết quả là giờ học bị biến thành giờ hỏi đáp Có giảng viên chú trọng đến sử dụng công nghệ thông tin, nhưng giờ giảng “đọc – chép” lại được thay bằng giờ
“chiếu – chép”
Trang 4Một bộ phận giảng viên ít được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Vì vậy, trong dạy học, thầy làm việc là chủ yếu, trò thụ động ghi chép dẫn đến hiện tượng “đọc – chép” hoặc thầy nói, trò làm việc riêng Mặt khác, có một bộ phận giảng viên nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học nói chung, nhưng lại cho rằng trình độ của sinh viên bây giờ yếu, ý thức kém, sinh viên kỹ thuật không thích học các môn lý luận chính trị, không thể vận dụng các biện pháp đổi mới nên cũng chỉ đọc chép, không rèn luyện cho sinh viên năng lực tư duy độc lập, tự chiếm lĩnh kiến thức và trang
bị phương pháp học tập tốt Có bộ phận giảng viên xuất thân từ các trường không phải sư phạm vì vậy yếu về phương pháp giảng dạy, trong khi đó vai trò của người thầy là rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Từ đó dẫn tới sinh viên không thích học những môn học này
Việc kiểm tra đánh giá sinh viên chỉ mới hướng đến cho điểm, đối phó, chưa đánh giá được khả năng nhận thức, khả năng rèn luyện kỹ năng, năng lực hành vi … Nhiều trường kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm hoàn toàn trên máy tính, hoặc cho một số câu hỏi ôn tập và sinh viên về nhà học thuộc rồi đi thi … vv
Vì thế đã ảnh hưởng tới việc đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kết thúc môn môn học, mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học không thực hiện được
Một bộ phận giảng viên không nhận thức rõ được vị trí, vai trò của môn học do mình phụ trách trong tổng thể chương trình đào tạo, vì thế không định hướng được cho sinh viên, chưa tạo được sự liên kết giữa các môn học lý luận chính trị với nhau và tạo ra sự hứng thú cho người học Cũng có một bộ phận sinh viên hiện nay chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của các môn lý luận chính trị trong chương trình đào tạo, nhiều sinh viên không biết là học các môn lý luận chính trị để làm gì, rằng sinh viên kỹ thuật không nên học những mon này Vì vậy, sinh viên không say mê học tập, chỉ học để để đối phó với thi cử, kiểm tra Phương pháp học cũng hạn chế, phần lớn là học thuộc bài dẫn đến tình trạng là học vẹt
Đối với chương trình môn học, các môn lý luận chính trị nói chung là có chương trình thống nhất, giáo trình thống nhất đây là một thuận lợi khi triển khai thực hiện so với các môn học khác
Trang 5(những môn học khác, ví dụ như các môn học chuyên ngành mới chỉ có chương trình khung các trường khi mở ngành sẽ lựa chọn môn học theo quy định, xây dựng chương trình môn học, xây dựng
đề cương, giáo trình …vv) Tuy nhiên, chương trình các môn học lý luận chính trị cũng có những hạn chế, cụ thể là chương trình các môn lý luận chính trị cho các hệ đào tạo đại học, cao đăng trên phạm vi cả nước, các ngành đào tạo (trừ chuyên ngành như triết học Mác – Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh …vv) là áp dụng chung Khi Đảng chủ trương “đổi mới, sáng tạo” thì đối với các môn lý luận chính trị là không thể “sáng tạo” vì chương trình, giáo trình có sẵn rồi các trường chỉ áp dụng thôi Các ngành, các lĩnh vực đào tạo khác nhau như kinh tế, kỹ thuật … vv cũng áp dụng chung là chưa phù hợp vì mỗi lĩnh vực đào tạo có đặc thù riêng
Giáo trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho các môn lý luận chính trị, dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên cũng chưa logic, kiến thức còn nặng Khi áp dụng chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cao đẳng, khối kỹ thuật có khuynh hướng cắt bớt chương trình (thực tế hiện nay, môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
là 75 tiết; môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là 30 tiết; môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là 45 tiết) các trường bớt
số tiết vì lý do chuyển sang “tự nghiên cứu” nhưng mà không có hướng dẫn, không tính giờ cho giảng viên, điều đó có nghĩa là sinh viên tự đọc, giảng viên cũng không cần dạy
Khi giảng dạy các trường có khuynh hướng là ghép lớp, dẫn đến sĩ số lớp đông và giảng viên không thể thực hiện được việc đổi mới phương pháp giảng dạy Đồng thời nếu sinh viên học mà rớt nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc tốt nghiệp, đầu ra nên giảng viên luôn
bị một áp lực là kiểm tra, đánh giá làm sao để sinh viên “qua hết” (không rớt), điều này cũng gây ra cản trở cho việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá khi kết thúc môn học
Công tác kiểm tra, thanh tra của Bộ chưa kịp thời, không phát hiện được những lệch lạc của các trường khi triển khai giảng dạy các môn lý luận chính trị theo quy định của Nhà nước Làm cho giảng viên không yên tâm khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Trang 6Những hạn chế trên đây dẫn đến hệ quả là sinh viên được học tập trong môi trường mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức khoa học để giải quyết các tình huống trong cuộc sống Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị là tất yếu và cấp thiết, để làm được điều đó cần phải thực hiện các giải pháp sau đây
3 Một số giải pháp, kiến nghị
Thứ nhất, yêu cầu đối với giảng viên dạy học phải có nghiệp vụ
sư phạm, tăng cường buổi sinh hoạt bộ môn/khoa về phương pháp dạy học tích cực Kiến nghị Bộ Giáo dục và đào tạo đưa những nội dung về đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị khi
tập huấn hè hàng năm
Thứ hai, giảng viên cũng phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu
về phương pháp dạy học tích cực, các phương pháp dạy học hiện đại
để vận dụng vào quá trình dạy học
Thứ ba, nội dung dạy như thế nào sẽ có phương pháp giảng dạy
tương ứng Nội dung quyết định phương pháp dạy học Đồng thời phương dạy học như thế nào thì sẽ phải có hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp Vì vậy, phải đổi mới cả hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy năng lực của sinh viên
Thứ tư, giảng viên phải nắm vững các quy định của Nhà nước,
cập nhật các văn bản thường xuyên về môn học để biết được vị trí, vai trò của các môn học lý luận chính trị hệ thống giáo dục, đào tạo Nắm vững vai trò, vị trí của các môn lý luận chính trị với các môn học khác trong chương trình đào tạo của trường
Thứ năm, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chương trình
môn học cho các khối ngành đào tạo riêng như: kinh tế, kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, để các trường vận dụng vào giảng dạy
ở đơn vị mình cho phù hợp Thống nhất số tiết giảng dạy ở các trường, đặc biệt là có sự phân bố hợp lý về tiết dạy đối sinh viên đại học, sinh viên cao đẳng, sinh viên liên thông lên đại học để không bị trùng lặp lại nội dung mà trước đó sinh viên đã học Tương ứng với chương trình riêng cho các khối ngành đào tạo là giáo trình cho khối ngành đó, vì mỗi ngành sẽ có những đặc thù nên nội dung thì thống nhất, nhưng hình thức trình bày, ví dụ liên quan, dẫn chứng … cho
Trang 7phù hợp với từng khối ngành đào tạo, sẽ làm cho sinh viên cảm thấy gần gũi hơn với môn học
Thứ sáu, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng ường việc kiểm
tra, thanh tra các trường khi thực hiện các quy định Nhà nước về việc giảng dạy các môn học lý luận chính trị, nhất là đối với các trường cao đẳng thưc hiện việc ghép lớp dẫn đến sĩ số lớp quá đông, những trường cắt bớt số tiết dạy …vv
Kết luận
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị mà Đảng đã chủ trương thực hiện là quyết định đúng đắn, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức và phù hợp với quá trình hội nhập quốc Trong phạm vi nghiên cứu bài này, tác giả đã trình bày quan điểm của Đảng về đổi mới phương pháp dạy học; thực trạng chung về giảng dạy các môn học lý luận chính trị ở trường cao đẳng, khối ngành kỹ thuật mà tác giả đã quan sát trong quá trình giảng dạy, quản lý Và có những giải pháp, kiến nghị
để góp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường nói chung và ở trường cao đẳng, khối kỹ thuật nói riêng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo Tài liệu tập huấn “đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn giáo dục chính trị TCCN năm 2014 Tài liệu dùng trong đợt tập huấn Hà nội 12-2014
2 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Nxb chính trị quốc gia – sự thật, Hà nội – 2011
3 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/1/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo