1.1.1 Mục tiêu chung Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường và từ đó đề xuất một số các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An. 1.1.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên về quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề nói riêng và khu vực nông thôn nói riêng. Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài.
Sinh viên
Trần Thị Tuyết Mai
Trang 2Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành đợc luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận đợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trờng.
Trớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa KT & PTNT – Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Quyền Đình Hà, đã tận tình hớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong UBND và nhân dân xã Diễn Hồng – Diễn Châu – NGhệ An đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian tôi thực tập tại địa phơng.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2010
Sinh viên Trần Thị Tuyết Mai
Trang 3TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là một trong những xã
có nghề thu gom, tái chế phế liệu phát triển Sự phát triển của làng nghề đãgiúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết công việc lúc nông nhàn, tăng thu nhập,
và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiệnđại hóa cho người dân nơi đây Nhưng bên cạnh những thành tựu về kinh tế,làng nghề đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt môitrường
Để có thể phát triển bền vững, đòi hỏi phải có những giải pháp thiếtthực để có thể giải quyết vấn đề này Nhận thức được điều đó, chính quyền
và người dân nơi đây đã và đang cố gắng tích cực thực hiện các giải phápnhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực làng nghề cũng như trênđịa bàn toàn xã Vậy họ đã và đang làm những gì? Thực trạng thực hiện cácgiải pháp này như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An”.
Với mục tiêu của đề tài là: đánh giá, phân tích thực trạng thực hiện cácgiải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và từ đó đề xuất một
số các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghềthu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An
Đề tài sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu là:
Phương pháp chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đề tài có sử dụng đếnphương pháp điều tra hộ, phỏng vấn (KIP)
Phương pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích số liệu
Trang 4Do các hoạt động sản xuất tại làng nghề còn mang nhiều tính nhỏ lẻ,
tự phát, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên/nhiên liệu thấp, mặtbằng sản xuất hạn chế nên đã tạo sức ép lên môi trường và là nguyên nhântrực tiếp gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề và cả khu vực lân cận
Môi trường làng nghề đang suy thoái trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễmkhông khí Bụi chứa kim loại và vật liệu độc hại, mùi khẹt lẹt của đốt nhựalẫn mùi hôi thối của tạp chất là những thứ gây ô nhiễm môi trường không khí
ở nơi đây Nước thải từ các cơ sở nghiền, xay nhựa đều không qua xử lýđược thải thẳng ra môi trường là yếu tố gây ra ô nhiễm nguồn nước Tìnhtrạng ô nhiễm đất tại làng nghề đang có chiều hướng gia tăng Phần lớn chấtthải rắn không được thu gom, mà thải thẳng vào môi trường
Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân làm bệnh tật gia tăng,tuổi thọ của người dân nơi đây bị suy giảm Bệnh phổ biến nhất mà ngườidân ở đây hay gặp phải chủ yếu là các bệnh về hô hấp, bụi phổi, và bệnh vềthần kinh như là: bệnh ung thư, nghẹt thở, phế quản, mắt bị viêm giác mạc
Số người mắc bệnh tăng cao dẫn đến chi phí khám chữa bệnh tăng cao vàgánh nặng bệnh tật được đặt lên vai người lao động làm giảm năng suất laođộng Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nguy hại tới động thực vật sống, làmgiảm năng suất cây trồng vật nuôi Vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lêntrên vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, điều này đã dẫn tớinhững mâu thuận và xung đột giữa người làm nghề và những người khônglàm nghề; giữa lao động làm thuê và chủ cơ sở sản xuất; giữa các hoạt độngsản xuất và mỹ quan; và xung đột trong hoạt động quản lý môi trường
Nhận thức được vấn đề này, chính quyền và người dân nơi đây đã vàđang cố gắng tích cực thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môitrường trong khu vực làng nghề cũng như trên địa bàn toàn xã Và bước đầu
đã triển khai được một số giải pháp đó là: ban hành các quy chế, quy định vềbảo vệ môi trường trên địa bàn xã; quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp
Trang 5nhỏ Diễn Hồng; tổ chức thu gom, xử lý rác thải rắn tại địa phương; hệ thống
cơ sở hạ tầng cho bảo vệ môi trường đang được hình thành; tổ chức kiểm tra,
xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế môi trường; thực thực hiện tuyên
truyền, giáo dục bảo vệ môi trường Các tổ chức đoàn thể, cộng đồng ngườidân nơi đây cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động gìn giữ vệ sinh thônxóm Các cơ sở tái chế trên địa bàn xã ít nhiều cũng đã tự trang bị cho cơ sởmình những hệ thống để giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường
Tuy nhiên, công tác BVMT làng nghề vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại,
đó là: Các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề cònthiếu và chưa cụ thể; Hệ thống tổ chức quản lý môi trường còn nhiều hạnchế; Công tác quy hoạch Khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng còn nhiều vấn đềtồn tại; Công tác tổ chức thu gom, xử lý rác thải còn nhiều bất cập; Nguồnlực tài chính, công nghệ cho bảo vệ môi trường làng nghề không đáp ứngđược nhu cầu làng nghề;Ý thức BVMT làng nghề của người dân còn thấp;Chưa huy động được đầy đủ các nguồn lực xã hội trong bảo vệ môi trườnglàng nghề
Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ởnước ta, trong đó có làng nghề Chính vì vậy mà trong phát triển sản xuất,kinh doanh ở làng nghề thì BVMT phải được kết hợp hài hòa và hướng tớicải thiện môi trường Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môitrường trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó
là coi “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, cácngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”, bảo vệ môi trườnglàng nghề phải là trách nhiệm chung của chính quyền các cấp, địa phương,của cộng đồng sản xuất, kinh doanh và của cộng dân cư làng nghề
Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, để giảmthiểu ô nhiễm môi trường làng nghề cần phải áp dụng tổng thể các giải phápquản lý như: Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về
Trang 6bảo vệ môi trường làng nghề; Quy hoạch Khu công nghiệp làng nghề mới;Hoàn thiện công tác thu gom, xử lý rác thải; Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm BVMT; Đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, nâng cao ý thức BVMT; Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường Bêncạnh đó cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật là áp dụng sản xuất sạch hơnnhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt độngsản xuất của làng nghề đang là bài toán khó, đòi hỏi có sự can thiệp của Nhànước về mặt thể chế, chính sách để làng nghề phát triển bền vững Điều quantrọng là ý thức của nhà sản xuất cần phải được nâng cao, bởi hiện nay chưa
có một quy chế mang tính pháp lý xử lý môi trường các làng nghề Việt Nam
Có như vậy, các làng nghề mới thật sự phát triển hiệu quả và bền vững
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
Lêi c¶m ¬n ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC BẢNG xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH xiii
DANH MỤC HỘP xiv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi nôi dung 3
1.4.2 Phạm vi không gian 4
1.4.3 Phạm vi thời gian 4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan 5
2.1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến quản lý môi trường 5
2.1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến làng nghề thu gom, tái chế phế liệu 5
2.1.1.3 Một số khái niệm liên quan đến giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề thu gom, tái chế phế liệu 7
Trang 82.1.2 Giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề thu
gom tái chế phế liệu 9
2.1.2.1 Sử dụng các công cụ quản lý môi trường 9
2.1.2.2 Quy hoạch không gian sản xuất làng nghề 11
2.1.2.3 Tổ chức hệ thống quản lý môi trường tại các làng nghề 11
2.1.3 Quan điểm phát triển bền vững làng nghề 12
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề 13
2.1.4.1 Con người 13
2.1.4.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước 14
2.1.4.3 Khoa học công nghệ 14
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 14
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về quản lý môi trường 14
2.2.1.1 Trung Quốc 14
2.1.1.2 Nhật Bản 15
2.2.2 Ở Việt Nam 15
2.2.2.1 Kinh xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kim loại màu ở Bắc Ninh 15
2.2.2.2 Kinh nghiệm từ mô hình quản lý chất thải tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, Nam Định 17
PHẦN III: ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
3.1.1.1 Vị trí địa lý 19
3.1.1.2 Khí hậu 19
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 20
3.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai 20
Trang 93.1.2.2 Tình hình dân số, lao động và việc làm 23
3.1.2.3 Điều kiện kinh tế 24
3.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
3.2.1 Phương pháp chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu 30
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 31
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp 31
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp 31
3.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn (KIP) 32
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 32
3.2.4 Phương pháp phân tích, số liệu 32
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 32
3.2.3.2 Phương pháp so sánh 33
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ THU GOM, TÁI CHẾ PHẾ LIỆU DIỄN HỒNG – DIỄN CHÂU – NGHỆ AN 34
4.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 34
4.1.2 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh ở làng nghề 36
4.1.2.1 Ô nhiễm không khí 38
4.1.2.2 Ô nhiễm nguồn nước 40
4.1.2.3 Ô nhiễm nguồn đất 42
4.1.3 Tác động của ONMT tới sức khỏe, kinh tế, xã hội tại làng nghề 43
4.1.3.1 Bệnh tật gia tăng, tuổi thọ người dân suy giảm 43
4.1.3.2 Gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và gánh nặng bệnh tật 45
4.1.3.3 Làm nảy sinh xung đột xã hội 46
4.2 Thực trạng thực hiện các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An 48
Trang 104.2.1 Một số giải pháp đã triển khai trên địa bàn xã 49
4.2.1.1 Giải pháp của cấp chính quyền địa phương 49
4.2.1.1.1 Ban hành các quy chế, quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Diễn Hồng 49
4.2.1.1.2 Quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng 51
4.2.1.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng cho bảo vệ môi trường đang được hình thành 52
4.2.1.1.4 Tổ chức công tác thu gom, xử lý rác thải rắn tại địa phương 52
4.2.1.1.5 Tổ chức kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế môi trường 54
4.2.1.1.6 Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường 55
4.2.1.2 Giải pháp của các cơ sở thu gom, tái chế phế liệu 56
4.2.1.3 Giải pháp của cộng đồng dân cư sống trong khu vực 57
4.2.2 Một số tồn tại trong công tác quản lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề 59
4.2.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu và chưa cụ thể 59
4.2.2.2 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường còn nhiều hạn chế 60
4.2.2.3 Công tác tổ chức thu gom, xử lý rác thải còn nhiều bất cập 61
4.2.2.4 Công tác quy hoạch Khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng còn nhiều vấn đề tồn tại 63
4.2.2.5 Nguồn kinh phí, công nghệ cho bảo vệ môi trường làng nghề không đáp ứng được nhu cầu 64
4.2.2.6 Ý thức BVMT làng nghề của người dân còn thấp 66
4.2.2.7 Chưa huy động được đầy đủ các nguồn lực xã hội trong bảo vệ môi trường làng nghề 67
4.2.2.8 Công tác kiểm tra, thanh tra môi trường và công tác tuyên truyền giáo dục BVMT còn mang nặng tính hình thức 68
4.5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 68
4.5.1 Quan điểm, định hướng 68
Trang 114.5.2 Một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng
nghề Diễn Hồng 69
4.5.2.1 Hoàn thiện chính sách, thể chế về bảo vệ môi trường làng nghề 69
4.5.2.2 Quản lý môi trường dựa trên hương ước làng 71
4.5.2.3 Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã, tăng cường nhân cho làng nghề 72
4.5.2.4 Tổ chức lại việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải 75
4.5.2.5 Quản lý, sử dụng nguồn phí dịch vụ thu gom rác thải một cách hợp lý 76
4.5.2.6 Quy hoạch khu công nghiệp làng nghề mới 77
4.5.2.7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm BVMT 80
4.5.2.8 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức BVMT 81
4.5.2.9 Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý các chất thải làng nghề 81
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 KẾT LUẬN 84
5.2 KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân biệt phế liệu và chất thải 7
Bảng 2.1: Quy định mức thu phí nước thải 10
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2007 – 2009 của xã Diễn Hồng .22 Bảng 3.2 Tình hình kinh tế của xã Diễn Hồng giai đoạn 2007 – 2009 28
Bảng 3.3: Phân loại hộ điều tra 32
Bảng 4.1 Tỉ lệ các hộ làm nghề thu gom, tái chế phế liệu của xã Diễn Hồng 35
Bảng 4.2: Đặc trưng ô nhiễm từ làng nghề tái chế nhựa, kim loại 38
Bảng 4.3: Điều tra chất lượng không khí ở làng nghề theo đánh giá của người dân 40
Bảng 4.4: Đánh giá chất lượng nước của người dân 41
Bảng 4.5: So sánh chất lượng nước của người dân 42
Bảng 4.6: Tình hình khám chữa bệnh tại 2 xã Diễn Hồng và Diễn Tháp 43
Bảng 4.7 Số lượng các loại hình sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp nhỏ 51
Bảng 4.8: Cở sở hạ tầng xử lý chất thải 52
Bảng 4.9: Mức thu phí thu gom, xử lý rác thải rắn ở các loại hộ 53
Bảng 4.10: Phân phối nguồn phí thu gom, xử lý rác thải của chủ thầu 53
Bảng 4.11: Chi phí nhân công thu gom, xử lý rác thải 54
Bảng 4.12 : Số cơ sở bị xử phạt vi phạm quy chế môi trường 55
Bảng 4.13 Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các hộ điều tra 56
Bảng 4.14: Số đợt dọn vệ sinh ngõ xóm ở xóm Hồng Thịnh 57
Bảng 4.15 Nhận thức của người dân với việc BVMT 58
Bảng 4.16: Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ thu, gom rác 62
Bảng 4.17: Đánh giá của người dân về công tác quy hoạch khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng 63
Bảng 4.18 Phân loại rác 76
Bảng 4.19 Dự kiến thu chi phí dịch vụ môi trường trong tương lai 77
Bảng 4.20: Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp 78
Bảng 4.21: Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nghề tái chế kim loại 82
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2009 của xã Diễn Hồng 21
Biểu đồ 3.2: Tình hình phát triển dân số giai đoạn 2005-2009 23
Biểu đồ: 3.3 Cơ cấu lao động năm 2009 của xã Diễn Hồng 24
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007-2009 của xã Diễn Hồng 25
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ người mắc các bệnh phổ biến tại làng nghề xã Diễn Hồng so sánh với xã không làm nghề Diễn Tháp 44
Hình 2.1: Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề 8
Hình 4.1 :Quá trình thu gom phế liệu tới các cơ sở tái chế 36
Hình 4.2: Quá trình tái chế nhựa, kim loại 37
Hình 4.3:Mô hình hệ thống quản lý môi trường cấp xã 73
Trang 14DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Phản ánh của người dân về ô nhiễm môi trường không khí 40
Hộp 4.2: Phản ánh của công nhân về ô nhiễm môi trường không khí 41
Hộp 4.3: Phản ánh của người lao động về việc khám chữa bệnh 46
Hộp 4.4 : Phản ánh của người dân về tình trạng khiếu nại 47
Hộp 4.5 : Suy nghĩ của người lao động làm thuê trong cơ sở tái chế: 48
Hộp 4.6: Quy chế tổ chức và bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Diễn Hồng: 51 Hộp 4.7:Ông Ngô Đình Nhậm - Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu lý giải về vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng: 65
Hộp 4.8 :Đề xuất một số quy định về vệ sinh môi trường trên địa bàn xã 70
Trang 15DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 16PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo báo cáo môi trường Quốc gia với chủ đề Môi trường làng nghềViệt Nam công bố năm 2008 của Bộ Tài nguyên môi trường thì hiện nay nước
ta có hàng ngàn làng nghề tập trung nhiều tại Đồng bằng Sông Hồng, BắcTrung Bộ và Đông Nam Bộ và đang thu hút khoảng 11 triệu lao động vớikinh ngạch xuất khẩu gần 900 triệu USD (2008) Báo cáo này còn chỉ ra xuhướng các làng nghề còn tăng lên nữa Với sự phát triển của mình, các làngnghề đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của nhiềuđịa phương Sự phát triển làng nghề đã nâng cao thu nhập của người dân nôngthôn lên gấp 3-4 lần so với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời gópphần cải thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn
Tuy nhiên cũng chính hoạt động của các làng nghề đã và đang làm suythoái môi trường, trở thành một vấn đề vô cùng bức xúc Riêng về ô nhiễmkhông khí, xếp theo thứ tự thì các làng nghề tái chế phế liệu gây ô nhiễm môitrường nhiều nhất, tiếp đến là các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khaithác đá, các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ.Các cơ sở này hiện đang tông thẳng vào nguồn nước các chất độc hại hầu hếtvượt tiêu chuẩn cho phép, chất thải rắn tại hầu hết làng nghề không được thugom hết và xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Bệnh tật gia tăng,tuổi thọ người dân suy giảm, mâu thuận và xung đột xẩy ra đã trở thành hậu quảtất yếu từ việc ô nhiễm môi trường làng nghề Theo các kết quả nghiên cứu, tuổithọ trung bình của người dân làng nghề ngày càng giảm đi và thấp hơn từ 5-10tuổi so với người dân không ở làng nghề Ô nhiễm môi trường làng nghề cũngkéo theo các bệnh phổ biến như: bệnh ngoài da, viêm niêm mạc gây nấm, bệnh
về đường tiêu hóa, hô hấp thần kinh thậm chí là cả ung thư Tình trạng này đãảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của các làng nghề
Trang 17Xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là một trong những xã
có nghề thu gom, tái chế phế liệu phát triển Sự phát triển của làng nghề đãgiúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết công việc lúc nông nhàn, tăng thu nhập,
và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiệnđại hóa cho người dân nơi đây Nhưng cũng giống như những làng nghề khác,bên cạnh những thành tựu về kinh tế, làng nghề đã và đang gây ra những hậuquả nghiêm trọng về mặt môi trường, đặc biệt là về môi trường không khí.Bụi chứa kim loại và vật liệu độc hại, mùi khét lẹt của đốt nhựa lẫn mùi hôithối của tạp chất phế liệu là những thứ gây ô nhiễm môi trường không khí ởnơi đây Nước thải từ các cơ sở nghiền, xay nhựa đều không qua xử lý đượcthải thẳng ra môi trường khiến cho môi trường nước cũng bị ô nhiễm nặng.Hậu quả là đã làm gia tăng một số loại bệnh ở nơi đây đó là các bệnh về hôhấp, bụi phổi, và bệnh về thần kinh, bệnh ung thư, nghẹt thở, phế quản, mắt bịviêm giác mạc
Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ởnước ta, trong đó có làng nghề Chính vì vậy mà để có thể phát triển bềnvững, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực để có thể giải quyết vấn đềnày Nhận thức được điều đó, chính quyền và người dân nơi đây đã và đang
cố gắng tích cực thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trườngtrong khu vực làng nghề cũng như trên địa bàn toàn xã Vậy họ đã và đanglàm những gì? Thực trạng thực hiện các giải pháp này như thế nào? Để trả lời
cho những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải
pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An”.
Các vấn đề về hiện trạng ô nhiễm môi trường, tác động của nó đếncộng đồng, thực trạng và những tồn tại trong quản lý môi trường và các giảipháp tiếp theo nhằm cải thiện môi trường làng nghề nơi đây sẽ được phân tích
và làm rõ trong những phần tiếp theo của báo cáo
Trang 181.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và từ đó đề xuất một số các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môitrường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu –Nghệ An
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên về quản lýgiảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề nói riêng và khu vực nông thônnói riêng
Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý giảm thiểu ô nhiễm môitrường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu –Nghệ An
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môitrường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu –Nghệ An
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và tình hìnhthực hiện các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làngnghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An
Chủ thể là các hộ tham gia vào hoạt động thu gom, tái chế phế liệu vànhững người dân sống xung quanh khu vực làng nghề, các cán bộ chuyêntrách quản lý môi trường ở xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nôi dung
Đề tài nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và tình hình thực hiệncác giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các yếu tố ảnh
Trang 19hưởng đến việc quản lý ô nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phếliệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An.
Trang 20PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến quản lý môi trường
Trong “Luật Bảo vệ môi trường” của nước CHXHCN Việt Nam số52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 định nghĩa khái niệm môi trườngnhư sau:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của conngười và sinh vật
- Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thảiđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệmôi trường
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
- Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi
trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môitrường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
2.1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến làng nghề thu gom, tái chế phế liệu
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạtđộng ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
Trang 21- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất (Khoản 13, Điều 3, LuậtBảo vệ môi trường 2005)
- Tái chế: là phương pháp dùng lại sản phẩm đã qua sử dụng theo một
lối mới nhưng không làm biến đổi chất liệu đã tạo nên sản phẩm đó
Hoặc có thể được định nghĩa như sau: Tái chế là chế tạo lại từ nhữngsản phẩm cũ, hỏng hoặc từ đồ phế thải
Khác với tái chế là tái sinh, cách này hao tốn nhiều năng lượng hơn khi
phải phá hủy vật liệu gốc để tạo ra một sản phẩm hoàn toàn khác biệt
Như vậy, Làng nghề thu gom, tái chế phế liệu là một hoặc nhiều cụm
dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương
tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động thu gom, tái chế phế liệu
Cùng với khái niệm phế liệu, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đề cập tới kháiniệm chất thải như là một khái niệm đọc lập với khái niệm phế liệu, đó là:
- “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
Tiêu chí công nhận làng nghề:
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngànhnghề nông thôn
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thờiđiểm đề nghị công nhận
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước
Phân biệt chất thải với phế liệu:
Trang 22Bảng 1: Phân biệt phế liệu và chất thải
Bao gồm sản phẩm và vật liệu Các yếu tố có thể trở thành chất thải
bao gồm các loại vật chất trong đó cósản phẩm và vật liệu, là yếu tố trở thànhphế liệu
Việc từ bỏ giá trị, công dụng
của chủ sở hữu vật chất mang
tính chủ động
Việc từ bỏ giá trị, công dụng của chủ sởhữu vật chất bao gồm cả chủ động và bịđộng
Mục đích được thu hồi để dùng
làm nguyên liệu sản xuất là một
Ô nhiễm môi trường làng nghề thu gom, tái chế phế liệu là sự ô
nhiễm môi trường do quá trình hoạt động thu gom, tái chế phế liệu gây ra
Trang 23Hình 2.1: Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề
Theo Giáo trình Kinh tế & quản lý môi trường thì:
- “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế - xã hội”
Có chất thải nguy hại vượt quá quy định
Có ít nhất một thông số môi trường đặc trưng cho làng nghề từ 2 – 5 lần TCCP
Có ít nhất một thông số môi trường đặc trưng cho làng nghề nhỏ hơn 2 lần TCCP
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm nặng
Làng nghề không gây ô nhiễm
Trang 24- Giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
thu gom tái chế phế liệu là những việc làm trực tiếp hay gián tiếp làm giảm
sự ô nhiễm môi trường ở khu vực làng nghề nhằm bảo vệ chất lượng môitrường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý về môi trường làng nghề bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường phát sinhtrong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân làng nghề
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội khu vực làng nghề theo nguyêntắc của một xã hội bền vững, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợngmôi trường sống
- Xây dựng các giải pháp có hiệu lực và khuyến khích để cả cộng đồngsống tại làng nghề cùng tham gia vào việc quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễmmôi trường trong làng nghề
2.1.2 Giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề thu gom tái chế phế liệu
2.1.2.1 Sử dụng các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tácquản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi mộtcông cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫnnhau
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành cácloại cơ bản sau:
- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luậtquốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trườngquốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương
- Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiềncủa hoạt động sản xuất kinh doanh Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quảtrong nền kinh tế thị trường
Trang 25Theo Nghị định Số 67/2003/NĐ-CP, Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Quy định:
x
Hàm lượngchất gây ônhiễm cótrong nướccthải (mg/l)
x 10-3
Mức thu(đồng/kgchất gây ônhiễm cótrong nướcthải)
Bảng 2.1: Quy định mức thu phí nước thải
STT
Chất gây ô nhiễm có trong nước
thải
Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có
trong nước thải)
Trang 26các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái
sử dụng chất thải Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thànhcông trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào
- Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường
"Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáodục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết,
kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bềnvững về sinh thái"
Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹnăng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cảthế hệ hiện tại và tương lai
2.1.2.2 Quy hoạch không gian sản xuất làng nghề
Quy hoạch không gian làng nghề là giải pháp không những tạo điềukiện thuận lợi cho sự pháp triển sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi để ápdụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất,nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường xung quanh và sức khỏecon người
Quy hoạch tập trung là tạo ra khu sản xuất riêng biệt tách khỏi khu
sinh hoạt và được quy hoạch đồng bộ về mặt sản xuất, cơ sở hạ tầng nhưđường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước, hệ thống thông tin,
hệ thống thu gom và xử lý môi trường
Quy hoạch phân tán tại hộ gia đình là xây dựng mô hình bố trí, sắp
xếp không gian sản xuất và giúp cho các hộ sản xuất có thể áp dụng mô hìnhnày ngay tại nhà
2.1.2.3 Tổ chức hệ thống quản lý môi trường tại các làng nghề
Đối với các làng nghề thì quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thốngquản lý môi trường, vì tại cấp xã các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt độngcủa từng hộ gia đình để có thể thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý
Trang 27Vai trò và nhiệm vụ của các cấp trong mô hình tổ chức quản lý vệ sinhmôi trường bao gồm:
- Tổ chức công tác vệ sinh môi trường thông qua các hoạt động trên địabàn mình phụ trách
- Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các hoạt động vệ sinh môitrường và nội quy vệ sinh môi trường tại địa bàn xã
- Hướng dẫn, giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân về công tác vệsinh môi trường, tham mưu cho lãnh đạo quản lý vệ sinh môi trường chung
Theo mô hình phân cấp quản lý nhà nước về BVMT, chức năng vànhiệm vụ của cán bộ các cấp như sau:
UBND xã cần:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường
- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiên đúng quy định của Nhà nước, củaUBND các cấp về công tác BVMT trên địa bàn toàn xã
Cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về môi trường:
Chủ trì tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm giúp UBND xã thực hiệnviệc quản lyd Nhà nươc về BVMT
Quản lý môi trường cấp thôn, xóm:
- Trưởng thôn và cán bộ lãnh đạo thôn thực hiện chức năng quản lýNhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn
- Ở cấp thôn phải phân công cán bộ phụ trách kiêm nhiệm để theo dõi
về vệ sinh môi trường, giúp trưởng thôn trong việc quản lý về vệ sinh môitrường trong địa bàn thôn
2.1.3 Quan điểm phát triển bền vững làng nghề
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Janeironăm 1992 đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là: Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày
nay mà không làm tổn hại đến khẳ năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Trang 28Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ởnước ta, trong đó có làng nghề Phát triển bền vững đã được khẳng định trongchủ trương, đường lối phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởnước ta Đối với phát triển ngành nghề nông thôn, yêu cầu phát triển bền vữngcũng được khẳng định trong Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 củaChính phủ.
Các làng nghề được định hướng phát triển bền vững, đóng góp xứngđáng vào sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảmbảo an sinh xã hội, góp phần bảo vệ và cải thiện moi trường nông thôn Chính
vì vậy mà trong phát triển sản xuất, kinh doanh ở làng nghề thì BVMT phảiđược kết hợp hài hòa và hướng tới cải thiện môi trường Sự hài hòa này có ýnghĩa là: Không hi sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt và cáclợi ích từ sản xuất, kinh doanh cần được chia sẻ cho hoạt động bảo vệ môitrường vì sự phát triển bền vững chung của làng nghề, bao gồm cả công đồngdân cư xung quanh
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
2.1.4.1 Con người
Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuấtcủa xã hội Con người vừa là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường cũng lànhân tố thực thi các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Trình độ văn hóa, chuyên ngành và nhận thức của con người là nhữngyếu tố chi phối quá trình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môitrường
Để công cuộc BVMT có hiệu quả, còn phải có những giải pháp nângcao nhận thức của con người, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ bảo vệ môitrường độih có thẻ thực thi tố nhiệm vụ của mình
Trang 292.1.4.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Một yếu tố quan trọng khác là vấn đề chính sách phát triển kinh tế, vănhoá xã hội của địa phương, của Nhà nước Đây là yếu tố mang tính chất dẫnđường, hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội của cả một vùng,một cộng đồng Bên cạnh đó còn là những hỗ trợ cho sự phát triển của cáclàng nghề này nữa Do đó, nếu các chính sách này mà đúng đắn, khuyến khíchphát triển thì sẽ tạo nhiều điều kiện, cơ hội cho việc phát triển làng nghề vàgiảm thiểu ô nhiễm môi trường của địa phương và ngược lại nếu các chínhsách này không tốt hoặc không kịp thời thì sẽ làm cho tình trạng ô nhiễm môitrường ngày càng trầm trọng thêm nữa
Để vượt qua những thử thách này, chính quyền Trung Quốc đã cố gắngthực hiện việc cải cách lại hệ thống chính sách pháp luật quy định nghiêm
Trang 30ngặt về việc xử lý môi trường Thêm vào đó, chính quyền Trung Quốc cònkêu gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề vàcác cơ sở hạ tầng nhằm cử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm và còn nâng cao hiệuquả sản xuất.
2.1.1.2 Nhật Bản
Kinh nghiệm từ việc bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Nhật, ôngYutaka Matsuzawa, Chuyên gia JICA đúc kết: Yếu tố quan trọng nhất để cóthể cải thiện chất lượng môi trường cho các làng nghề là Chính phủ Nhật Bản
có những biện pháp xử lý cứng rắn đối với các cơ sở, doanh nghiệp, sản xuấtgây ô nhiễm Trường hợp doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường sẽ bịthu hồi giấy phép, truy thu số tiền doanh nghiệp có được do trốn thực hiệnnghĩa vụ bảo vệ môi trường Nặng hơn nữa, nghiêm cấm các sản phẩm của họbán ra thị trường Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở Nhật Bảnđược thực hiện một cách đồng bộ và rất chặt chẽ Ở đây chính quyền địaphương có quyền quản lý hành chính và ban hành các quy định riêng củamình phù hợp với pháp luật để xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm Còn cảnh sát
có quyền điều tra các hành vi vi phạm môi trường của các doanh nghiệp
Ngoài ra, Nhật Bản còn đầu tư nghiên cứu nâng cao công nghệ, máymóc hiện đại để giảm lượng tiêu hao nguyên liệu, giảm lượng chất thải từ cáccông đoạn sản xuất của làng nghề
2.2.2 Ở Việt Nam
2.2.2.1 Kinh xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kimloại màu ở Bắc Ninh
Các làng nghề tái chế kim loại màu ở Bắc Ninh đều có lịch sử phát triển
từ lâu đời, nằm đan xen với các khu vực dân cư Loại hình sản xuất của nhữnglàng nghề này có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ cũ theo kiểu “cha truyền connối”, sử dụng nhiên liệu hoá thạch (than đá) là chủ yếu Đây là nguyên nhânchính gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí
Trang 31Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, tình trạng ônhiễm môi trường tại 3 làng nghề tái chế kim loại màu (Văn Môn, Đại Bái,Quảng Bố) ngày càng trở nên nghiêm trọng Không khí bị ô nhiễm nặng,trong khu vực dân cư sinh sống, nồng độ khí Oxit cácbon (CO), lưu huỳnhdioxit (SO2) vượt 1,05- 1,68 lần so với tiêu chuẩn, còn trong các xưởng sảnxuất nồng độ các loại khí này vượt từ 10-400 lần, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩncho phép từ 1- 5,3 lần Tác động của ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trựctiếp đến sức khoẻ cộng đồng, người dân các làng nghề này thường mắc cácchứng bệnh như: bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, đau mắt, thần kinh với
tỷ lệ cao
Với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho cộng đồng làng nghề,sau một thời gian tìm hiểu và tiếp cận được nguồn tài trợ không hoàn lại củaChính phủ Nhật Bản, với tổng kinh phí 77.279 USD, Sở Tài nguyên và Môitrường đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng 6 mô hình trình diễn về xử lý
ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kim loại màu” Thôngqua quá trình đánh giá, tuyển chọn, dự án được triển khai tại 6 HTX ở 3 làngnghề Mẫn Xã (Văn Môn, Yên Phong), Đại Bái (Gia Bình), Quảng Bố (QuảngPhú, Lương Tài), mỗi xã 2 mô hình
Các thiết bị xử lý khí thải được lắp đặt tại các HTX đã được nghiên cứu
và kiểm nghiệm thực tế của Trung tâm KHCN và Môi trường Việt Nam(thuộc Liên minh HTX Việt Nam) Đặc biệt, hệ thống xử lý khí thải cho lò táichế kim loại màu công suất 20000m3/h, đã được áp dụng thành công ở nhiềulàng nghề tại các tỉnh khu vực phía Bắc, được đánh giá là phù hợp với điều kiện,quy mô sản xuất vừa và nhỏ sẽ được lựa chọn lắp đặt Kinh phí đầu tư cho 1 hệthống xử lý khí thải không quá cao, hợp lý với các cơ sở sản xuất trong làng
nghề Khí thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam (TCVN
5939- 2005).
Trang 32Theo tính toán, 6 mô hình xử lý khí thải này sau khi đi vào vận hành thì cókhoảng gần 28.000 người dân được hưởng lợi, nhờ môi trường xung quanh các cơ
sở sản xuất không còn bị ô nhiễm, cải thiện sức khoẻ cộng đồng Mặt khác, thôngqua thực hiện dự án còn có tác dụng quảng bá, nhân rộng mô hình xử lý khí thảicho cộng đồng, giúp cho người sản xuất tiếp cận với các giải pháp “giảm thiểu ônhiễm”, mở ra triển vọng khắc phục ô nhiễm môi trường của các làng nghề tái chếkim loại màu trong tỉnh, góp phần đưa làng nghề phát triển bền vững
2.2.2.2 Kinh nghiệm từ mô hình quản lý chất thải tại làng nghề tái chế nhômBình Yên, Nam Định
Làng nghề tái chế nhôm Bình Yên với hơn 1.800 nhân khẩu, số lượngcác hộ gia đình tham gia sản xuất nhôm lên đến 210 hộ, trong đó có 32 hộ côlon (tái chế vỏ lon), 140 hộ cán kéo tạo hình, 38 hộ cô nhôm (tái chế nhôm)
Do việc phát triển của làng nghề mang tính tự phát, công nghệ lạc hậu, thiết bịthiếu đồng bộ, kèm theo ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn nhiềuhạn chế, nên ô nhiễm môi trường nơi đây đang ở mức báo động
Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnhNam Định tại làng nghề Bình Yên, lượng phốt pho tổng vượt tiêu chuẩn ViệtNam (TCVN) từ 1,09 lần đến 7,6 lần, thông số kẽm vượt TCVN từ 7,7 lầnđến 33,8 lần Theo Phó Chủ tịch xã Nam Thanh Nguyễn Văn Loãn, hàngtháng, chất thải độc hại từ quá trình sản xuất thải ra môi trường lên đến 39,59tấn Nước thải trong quá trình sản xuất chảy thẳng vào hệ thống mương, sông
mà không qua xử lý, trong khi hệ thống cống của thôn xóm chủ yếu là cống
hở nên rất ô nhiễm
Dự án Quản lý chất thải nguy hại tỉnh Nam Định đã triển khai các tiểu
dự án cải thiện điều kiện sản xuất, môi trường, sức khỏe tại làng nghề BìnhYên Dự án đã hỗ trợ 195 hộ gia đình tại Bình Yên xây dựng ống khói và hố
ga để giảm thiểu khí thải và nước thải với tổng số tiền trên 300 triệu đồng, cấpphát 117 thùng chứa dung tích 150 lít và 93 thùng chứa 60 lít cho các hộ sản
Trang 33xuất thu gom và chứa rác thải nguy hại Dự án cũng đã hỗ trợ thành lập độithu gom rác thải sinh hoạt gồm 10 người, hỗ trợ 5 xe thu gom và các trangthiết bị dụng cụ bảo hộ cần thiết
Hiện nay, toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt của Bình Yên được thu gom,không còn tình trạng đổ rác nơi công cộng Dự án tiến hành làm điểm 1 hộ giađình về giảm thiểu nước thải từ quá trình nhúng mạ sản phẩm nhôm, 2 gia đình
về giảm thiểu khói bụi với loại hình sản xuất cô lon và cô nhôm, các hộ thí điểmđược hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng Tất cả các hộ sản xuất trong làng nghề đãxây hố ga thu nước thải từ quá trình nhúng rửa sản phẩm nhôm và xây ống khóigiảm thiểu khói bụi; xây dựng nhà kho chứa chất thải nguy hại tại bãi rác xãNam Thanh, xây dựng hệ thống thu gom nước thải sông Ba Cồn
Trang 34PHẦN III ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Diễn Hồng nằm ở phía Bắc của huyện Diễn Châu, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Diễn Yên
- Phía Nam giáp với xã Diễn Kỷ
- Phía Đông giáp với xã Diễn Vạn và xã Diễn Phong
- Phía Tây giáp với xã Diễn Tháp và huyện Yên Thành
Xã Diễn Hồng là một xã đồng bằng gần biển, cách trung tâm thị trấnhuyện Diễn Châu 7 km về phía Bắc, có đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A chạyqua dài 3.8 km, ngoài ra còn có các trục đường liên xã nối với trục đường quốc
lộ Do đó xã Diễn Hồng có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội với các xã, thị trấn trong huyện và các vùng phụ cận.3.1.1.2 Khí hậu
Diễn Hồng nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, quanh năm có giómùa, nhận được nguồn năng lượng rất lớn của mặt trời Mùa hè có tháng đến
200 giờ nắng, mùa đông không kém 70 giờ Nhiệt độ bình quân hàng năm của
xã là 23.400C, trong đó nhiệt độ trung bình cao nhất là 29 - 320C, thấp nhất là
12 - 150C, tổng tích ôn đạt 8.0000C, cho phép phát triển nhiều vụ cây trồngngắn ngày trong năm
Ngoài năng lượng mặt trời, Diễn Hồng còn quanh năm có độ ẩm cao
Độ ẩm không khí bình quân cả năm đạt 85%, thời kỳ độ ẩm không khí tậptrung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam Lượng mưa bình quânnăm lớn nhất của xã là 1.890 mm, thấp nhất là 826 mm đồng thời phân hoásâu sắc theo 2 mùa rõ rệt Lượng nước bốc hơi bình quân của xã là 986
Trang 35mm/năm, các tháng 12, 1, 2, 3 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa 1.9 - 2 lầngây khô hạn trong vụ đông xuân
Khí hậu Diễn Hồng hình thành hai mùa rõ rệt : mùa nóng và mù lạnh phùhợp với hai thời kỳ xâm nhập của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, nhiệt độ trung bình là 300C
có khi lên tới 400C Gió Lào (gió mùa Tây Nam) xuất hiện trong mùa này mangtheo không khí khô nóng làm cho tiết trời vào mùa này rất nóng nực, độ ẩm xuốngrất thấp Mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch, gây ra lũ lụtlàm tổn hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân Mỗi năm bão đổ bộvào khu vực ít nhất cũng từ 1 đến 2 cơn, năm nhiều nhất là 4 đến 5, 6 cơn
Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch, mang theo giómùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ xuống thấp, thời tiết hanh khô, thường gây
ra mưa phùn có khi kéo dài 3-4 ngày, mặc dù lượng mưa không đáng kể
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 578,44 ha và không có sự thay đổitrong ba năm vừa qua
Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009, tình hình sử dụng đất đai của xã
có sự biến động giữa các loại đất Do dân số ngày càng tăng, áp lực nhà ởcàng lớn cộng với nhu cầu phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề thugom, tái chế phế liệu và các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khácnên đất sử dụng với mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng Cụ thể là từ172,39 ha năm 2007 đã tăng lên 178,93 ha năm 2008 và đến năm 2009 là182,27 ha, tăng 9,88 ha so với năm 2007 Đất chưa sử dụng của xã năm 2007
là 1,73 ha và đến năm 2009 còn lại là 1,71 ha, giảm 0,2 ha do đất chưa sửdụng được đem vào cải tạo trở thành đất nông nghiệp
Trang 36Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 68,20%
31,51 %
0,29%
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2009 của xã Diễn Hồng
(Nguồn: Ban thống kê xã Diễn Hồng 2010)
Đất phi nông nghiệp tăng, đất chưa sử dụng chỉ mới đem vào khai thácvới một lượng nhỏ, chính vì vậy mà buộc phải đưa đất nông nghiệp chuyểnmục đích sang đất phi nông nghiệp nên đất nông nghiệp đã giảm từ 404,21 hanăm 2007 xuống 397,80 ha năm 2008 và 394,46 ha năm 2009
Cùng với xu thế của sự phát triển thì nhu cầu đất phi nông nghiệp ngàycàng tăng trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng có thể chuyển mục đính sửdụng chỉ còn lại 1.71 ha là rất ít Chính vì vậy trong tương lai, diện tích đấtnông nghiệp vẫn sẽ giảm do việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích phinông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Dự báo đếnnăm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp là 182.40 ha
Trang 37Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2007 – 2009 của xã Diễn Hồng
- Đất trồng cây hoa màu 113,65 19,65 109,92 19,00 106,82 18,47 0,98 0,97 0,94
Trang 383.1.2.2 Tình hình dân số, lao động và việc làm
Thực trạng về dân số
Qua số liệu về thống kê dân số của xã Diễn Hồng đến cuối năm 2009,toàn xã có 10357 nhân khẩu, với 2095 hộ gia đình tập trung ở 9 xóm, khối.Nhìn chung tỷ lệ phát triển dân số của xã đang có xu hướng giảm dần từ1.13% năm 2005 xuống 0.91% năm 2009 Để đạt được thành quả đó là do xã
đã có những biện pháp tích cực trong công tác kế hoạch hoá gia đình Tuynhiên số hộ sinh con thứ ba trở lên vẫn còn vì vậy trong tương lai cần xoá bỏngười sinh con thứ ba, giảm và đi vào ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Tỉ lệ phát triển dân số giai đoạn 2005 - 2009
N ăm 2005 N ăm 2006 N ăm 2007 N ăm 2008 N ăm 2009
Biểu đồ 3.2: Tình hình phát triển dân số giai đoạn 2005-2009
Lao động và việc làm
Tính đến năm 2009 toàn xã có 5268 lao động, chiếm 50.88% dân sốtrong xã Trong đó lao động nông nghiệp là 1823 người (chiếm 65,39%), phinông nghiệp là 4345 người (chiếm 34,61%) Hầu hết lao động này đều có việclàm Với sự năng động của mình, các hộ nông dân trong xã không chỉ đơnthuần làm nông nghiệp mà sau những mùa vụ chính, họ còn kiếm thêm cácngành nghề khác để nâng cao thu nhập cho gia đình mình
Trang 39Trong năm qua toàn xã có trên 30 lao động đi xuất khẩu lao động ở cácnước Nhật, Hàn Quốc, Nga và có 570 lao động đi làm ăn buôn bán ở nướcbạn Lào, có trên 600 lao động làm việc ở các cơ sở nghề, các công ty TNHH,khu công nghiệp nhỏ, và hơn 1000 lao động đi thu đổi phế liệu về nhập chocác đại lý trong xã Ngoài ra còn có hàng trăm lao động chuyên buôn bán kinhdoanh dịch vụ dọc đường quốc lộ 1A.
34.61
65.39
Lao động phi nông nghiệp Lao động nông nghiệp
Biểu đồ: 3.3 Cơ cấu lao động năm 2009 của xã Diễn Hồng
Tuy nhiên, lao động ở xã phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đàotạo nghề, trình độ còn thấp
3.1.2.3 Điều kiện kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, trong những năm qua xã Diễn Hồng
đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng kể: Tổng giá trị sản xuất trong năm
2009 là 209,90 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước tăng 46.88 tỷ đồng Tốc độtăng trưởng kinh tế đạt10,880% Cụ thể cơ cấu kinh tế các ngành như sau:Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 12.70%, dịch vụ thương mại chiếm 38.30%,công nghiệp chiếm 33.40%, xây dựng chiếm 4.90%, thu nhập khác (Ngânsách, quỹ lương, chính sách - xã hội, xuất khẩu lao động ) chiếm 10.70%.Tổng sản lượng quy ra thóc là 3168 tấn, bình quân lương thực đạt 306Kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/người/năm
Trang 4018.7 35.4
30.9
4.2 10.8
16.6 37.3
30.1
4.5 11.5
12.7 38.3
33.4
4.9 10.7
(Nguồn: Ban thống kê xã Diễn Hồng 2010)
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007-2009 của xã Diễn Hồng
* Tình hình ngành sản xuất nông nghiệp
Ngành trồng trọt: Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của xã
đã có nhiều tiến bộ như: Từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,đầu tư thâm canh Ngành trồng trọt tập trung vào các giống lúa có năng suấtcao và thích hợp với điều kiện khí hậu của địa phương như lúa Lai Các loạicây trồng chính được trồng hàng năm như: Lúa, lạc, ngô, dưa hấu đỏ và cácloại cây rau màu Bên cạnh đó cây ăn quả trồng trong vườn của các hộ giađình cũng tạo ra thu nhập cho người dân với các loại cây trồng chủ yếu như:Hồng xiêm, táo, xoài, đu đủ Tuy nhiên do đa phần cây ăn quả được trồngtrên đất vườn tạp nên năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tếkhông cao Tổng sản lượng lương thực năm 2009 là 3168 tấn Bình quânlương thực là 306 Kg/người/năm