1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN

60 906 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 244,42 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ TÊN ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Oanh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp : K9 KTĐT B Thái Nguyên, tháng 3 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã giới thiệu và đồng ý cho em thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên. Trong quá trình thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú trong bộ phận Tài chính – Kế hoạch và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Oanh. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh tỉnh Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ tại phòng Tài chính – Kế hoạch nói riêng và UBND huyện Phổ Yên nói chung. Cuối cùng em xin cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Oanh đã hướng dẫn em tận tình và chu đáo để em có thể hoàn thiện tốt nhất bài thực tập tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi tới các thầy cô, các bác, các cô chú và các anh chị những lời chúc tốt đẹp nhất Thái nguyên, tháng 03 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng   MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIÊU, SƠ ĐỒ vii LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 2.1. Mục tiêu chung 1 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Kết cấu của báo cáo 2 CHƯƠNG 1 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN 3 1.1. Điều kiện tự nhiên 3 1.1.1. Vị trí địa lý 3 1.1.2. Đặc điểm địa hình 3 1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 4 1.1.3.1. Khí hậu 4 1.1.3.2. Đất đai 4 1.1.3.3. Tài nguyên nước 5 1.1.3.4. Tài nguyên rừng 6 1.1.3.5. Tài nguyên du lịch 6 1.1.3.6. Khoáng sản 7 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 7 1.2.1. Cơ sở hạ tầng 7 1.2.1.1. Giao thông vận tải 7 1.2.1.2. Hệ thống bưu chính viễn thông 8 1.2.1.3. Trong lĩnh vực điện 8 1.2.1.4. Lĩnh vực thuỷ lợi và cấp thoát nước 9 1.2.3. Dân số 10 1.2.4. Lao động và việc làm 11 1.2.5. Văn hóa 13 1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phổ Yên 13 1.3.1. Những thuận lợi 13 1.3.2. Những khó khăn 14 1.4. Giới thiệu phòng Tài chính Kế hoạch huyện Phổ Yên 14 1.4.1. Giới thiệu chung 14 1.4.2. Khái quát về phòng Tài chính Kế hoạch 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HUYỆN PHỔ YÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 20 2.1. Tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015 20 2.1.1. Tình hình thực hiện dự án đầu tư XDCB 20 2.1.2. Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB 20 2.1.2.1. Quy mô nguồn vốn đầu tư XDCB 20 2.1.2.2. Cơ cấu, thành phần của vốn đầu tư XDCB 22 2.1.2.3. Hệ số huy động TSCĐ 29 2.1.2.4. Kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB 30 2.1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Kinh tế Xã hội 34 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015 38 2.2.1. Kết quả đạt được 38 2.2.2. Hạn chế 40 2.2.3. Nguyên nhân 41 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 41 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN 43 3.1. Định hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Huyện Phổ Yên trong giai đoạn tới 43 3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên 44 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 44 3.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch các dự án 44 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư 46 3.2.4. Đẩy nhanh tốc độ cấp phát vốn đầu tư 47 3.2.5. Kiểm soát và đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư 48 3.2.6. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 49 3.2.7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản 50 4.3. Một số kiến nghị 51 4.3.1. Kiến nghị với UBND huyện Phổ Yên 51 4.3.2. Kiến nghị với Phòng Tài chính Kế hoạch 52 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 54   DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 BQ Bình quân 2 BKHĐT Bộ Kế hoạch Đầu tư 3 BNV Bộ nội vụ 4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản 5 GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) 6 GO Giá trị sản xuất 7 KHĐT Kế hoạch Đầu tư 8 NĐCP Nghị định Chính phủ 9 ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức 10 QĐ Quyết định 11 TTLT Thông tư liên tịch 12 UBND Uỷ ban nhân dân 13 VA Giá trị gia tăng 14 XDCB Xây dựng cơ bản   DANH MỤC BẢNG BIÊU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Số lượng đất đai của huyện Phổ yên 5 Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2013 2015 9 Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 2015 11 Bảng 1.4: Bảng số liệu về công tác lao động việc làm giai đoạn 2013 – 2015 12 Bảng 2.2: Vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn đầu tư 23 Bảng 2.3: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực đầu tư 25 giai đoạn 2013 – 2015 25 Bảng 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên 21 Bảng 2.4: Vốn đầu tư XDCB theo nội dung đầu tư 27 Bảng 2.5: Vốn đầu tư XDCB theo ngành giai đoạn 2013 2015 28 Bảng 2.6: Hệ số huy động tài sản cố định của huyện Phổ Yên 30 giai đoạn 2013 2015 30 Bảng 2.7: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện của huyện Phổ Yên 30 giai đoạn 2013 – 2015 30 Bảng 2.8: Giá trị sản xuất (GO) huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 2015 35 Bảng 2.9: Giá trị gia tăng (VA) các ngành kinh tế huyện Phổ Yên 36 Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 37 Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của UBND huyện Phổ Yên 15 (Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 20132015) 22 (Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn ĐTXDCB phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2013 2015) 26 (Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn ĐTXDCB theo ngành giai đoạn 2013 – 2015) 29   LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động kinh tế đặc thù, phức tạp, luôn luôn biến động trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh. Cùng với xu hướng phát triển chung và quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam nói chung còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó có sự yếu kém của đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang là rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế. Từ ngày thành lập huyện Phổ Yên đến nay, kinh tế xã hội của huyện đạt được một số kết quả quan trọng, các chỉ tiêu kinh tế hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng dần tỷ trọng dịch vụ, thương mại và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Có được những thành quả trên là nhờ đóng góp không nhỏ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản huy động được không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư. Mặt khác, vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém tồn tại trong hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tình trạng thất thoát, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp. Do vậy, chính quyền, các ngành, các cấp huyện Phổ Yên đặc biệt tập trung ưu tiên nhiều mặt về cơ chế, chính sách, nguồn lực... để phát triển đầu tư xây dựng cơ bản, tạo tiền đề cho sự phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì lý do đó, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tìm ra những điểm mạnh, tồn tại cần khắc phụ, từ đó để xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiến đó, đề tài: “Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện Phổ Yên từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên trong thời gian qua. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xây dựng cơ bản nói chung cũng như tạo điều kiện cho các ngành kinh tế tại Huyện phát triển trong tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn ĐTXDCB, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn xây dựng cơ bản tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian: Nguồn số liệu được sử dụng để nghiên cứu là các số liệu trong giai đoạn 2013 – 2015. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng vốn ĐTXDCB, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 5. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015 Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Phổ Yên là huyện đồi núi và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, phía Nam huyện giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Phú Bình và phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc. Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên và đi qua địa bàn huyện 13 km nối huyện Phổ Yên với các tỉnh miền núi phía Bắc, về phía Nam với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Hành lang kinh tế đường quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng gắn liền huyện Phổ Yên với các tỉnh lân cận. Đây có thể coi là thuận lợi lớn trong việc giao lưu liên kết kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên và Hà Nội, các thành phố, huyện của Thái Nguyên cũng như các tỉnh lân cận. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8 15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng. Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện, địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200 300m. Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên với địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan. Nhóm cảnh quan đồng bằng (thuộc các xã phía Đông sông Công và xã Vạn Phái) mang đặc trưng cảnh quan của vùng đồng bằng sông Hồng có kết cấu kiểu cụm dân cư làng xã, xen những đồng lúa màu rộng lớn. Một số cụm dân cư ven các trục lộ lớn phát triển theo hướng đô thị hóa. Vùng sẽ phát triển theo hướng được đầu tư, nâng cấp, củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, hình thành các khu công nghiệp, phát triển hệ thống dịch vụ dọc Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên, đồng thời phát triển các cơ sở đào tạo, khu văn hóa, thể thao. Nhóm cảnh quan đồi núi thấp (thuộc các xã phía Tây sông Công) mang đặc điểm chung của vùng trung du phía Bắc. Địa hình khu vực này phổ biến là đồi bát úp xen kẽ trong những cánh đồng nhỏ và hẹp, dân cư kiểu làng bản nhưng phân tán hơn, tốc độ đô thị hoá chậm hơn vùng phía Đông. Vùng phát triển sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho các điểm đô thị, khu công nghiệp, phát triển rừng để bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái. Vùng cảnh quan đồng bằng có thuận lợi cho các loại hình kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và huyện. 1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 1.1.3.1. Khí hậu Huyện Phổ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, tháng 7 là tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình khoảng 29 300C, tháng lạnh nhất vào tháng 1 nhiệt độ trung bình khoảng 14 150C. Khí hậu của huyện chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm đạt 2.120mm. Trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 và có thể xảy ra lũ. Tháng 12 và tháng 1 mưa ít, với số ngày mưa trung bình là 6,8 ngày. Vào mùa khô, lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa, gây ra tình trạng khô hạn. Chỉ số ẩm ướt K là 2,06, độ ẩm không khí tương đối lớn 1.1.3.2. Đất đai Diện tích đất tự nhiên của huyện ổn định qua các năm. Tốc độ đô thị hóa của huyện trong những năm qua khá chậm. Diện tích đất nông nghiệp không có sự biến động lớn   Bảng 1.1: Số lượng đất đai của huyện Phổ yên Chỉ tiêu Diện tích(ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích tự nhiên 25.886,90 100,00 Đất nông nghiệp 12.159,34 46.97 Đất phi nông nghiệp 13.632,80 52.66 Đất chưa sử dụng 94,76 0.37 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên) Năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên huyện Phổ Yên là 25.886,9 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 12.159,34 ha chiếm 46.97% gồm đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm(đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác). Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng trong các năm trước, tới năm 2015 chiếm 13.632,8 ha trong tổng diện tích đất tự nhiên huyện Phổ Yên với cơ cấu là 52.66%; diện tích phi nông nghiệp gồm đất ở, đất chuyên dùng và đất lâm nghiệp. Đất chưa sử dụng là 94,76 ha chiếm diện tích nhỏ trong diện tích tự nhiên của huyện và chỉ chiếm 0,37% trong cơ cấu đất huyện gồm các loại đất như: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi chưa sử dụng, đá núi không có rừng cây. Với địa hình đồi núi thấp đồng bằng và vùng đối núi, đất của huyện được chia thành 10 loại chính là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét; đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa ngòi suối; đất bạc màu; đất vàng nhạt trên đất cát; đất nâu vàng phù sa cổ; đất đỏ vàng biến đổi và đất dốc tụ. Trên 50% diện tích đất Phổ Yên là đất bạc màu tầng đất mỏng, đất vàng nhạt trên đất cát, độ phì kém. 1.1.3.3. Tài nguyên nước Phổ Yên có hai hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của huyện. Sông Công chảy qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa hình. Sông Công có lưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lòng sông có chiều rộng trung bình 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc long sông 1,03%. Lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7m3s và trong mùa khô là 4,2m3s. Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng. Sông chảy dọc địa giới phía Đông, giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình trong năm là 136m3s. Chế độ nước phù hợp với chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn phù hợp với mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa lũ chiếm 75% lượng nước, mùa cạn chỉ chiếm 25% lượng nước cả năm. Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận huyện, còn có hệ thống suối, ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện là 704,1ha. Nhìn chung, chất lượng nước tốt nên có thể khai thác mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, các nhà máy là nhà máy giấy chợ Mới tỉnh Bắc Cạn và Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên, các xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên làm cho nước sông chảy qua địa phận huyện Phổ Yên bị ô nhiễm nặng. 1.1.3.4. Tài nguyên rừng Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích rừng của Huyện là 6.743, 9 ha, chiếm 23,29% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên có 2.635,2ha, chiếm 39,2% diện tích đất lâm nghiệp. Thảm thực vật tự nhiên gòm các loại cây thân gỗ như bạch đàn, keo lá chàm, họ ve vầu. Tầng dưới là các loại cây dây leo và bụi như sim, mua, lau lách và các loại cây cỏ dại. Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá chàm trồng theo các dự án. Cây rừng đa số đã được kháp tán. Về hệ động vật rừng còn nghèo nàn, hiện chỉ còn lớp chim, bò sát, lưỡng cư, trong đó lớp chim nhiều hơn cả. Nhìn chung, rừng của huyện Phổ Yên mang tính chất môi sinh, góp phần xây dựng môi trường bền vững cho huyện hơn là mang tính chất kinh tế. 1.1.3.5. Tài nguyên du lịch Tỉnh Thái Nguyên mang tiềm năng du lịch phong phú từ hình thái du lịch nhân văn nhờ có nhiều các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc đến du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Trên địa bàn huyện Phổ Yên có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng để khai thác như khu phía tây hồ Núi Cốc, các công viên, hồ nước trên vùng hồ Suối lạnh xã Thành Công, hồ Nước Hai… 1.1.3.6. Khoáng sản Về tài nguyên khoáng sản, hiện theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn huyện không có các điểm mỏ, quặng. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương với thăm dò có 36 loại hình khoáng sản phân bổ tập trung ở Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Khả năng khai thác của các loại khoáng sản này có thể quyểt định đến phương hướng phát triển công nghiệp của huyện Phổ Yên. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.2.1. Cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Huỵện đang dần được hoàn thiện. Huyện có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong hiện tại và trong tương lai gần. 1.2.1.1. Giao thông vận tải Đường bộ tổng chiều dài 381,8 km, gồm: + Đường có quốc lộ 3 từ Km 33 đến Km 48 đi qua trung tâm huyện, chiều dài đường là 15km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7,5m dải bê tông nhựa, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp 4. Theo kế hoạch của Bộ giao thông vận tải, đến năm 2012, đường cao tốc Hà NộiThái Nguyên xây dựng xong thì tuyến đường này sẽ đi qua địa phận của huyện khoảng 20 km tại trung tâm huyện. + Huyện Phổ Yên có 1 tuyến tỉnh lộ nối liền với hai huyện lân cận là Đại từ và Phú Bình. Chiều dài đường là 19 km, bề rộng nền đường từ 56,5 m, tiêu chuẩn kỹ thuật đạt cấp 6. + Hệ thống đường huyện gồm 11 tuyến nối liền trung tâm huyện với trung tâm các xã, thị trấn trong huyện. + Hệ thống cầu cống gắn liền với tuyến đường quốc lộ tương đối hoàn chỉnh, các thiết bị an toàn giao thông trên tuyến đầy đủ. Tuy nhiên, hệ thống cầu cống trên đường tỉnh lộ và huyện lộ chưa hoàn chỉnh, hệ thống thoát nước thiếu, chất lượng kém. Trong 11 tuyến đường huyện, chỉ có tuyến đường số 1 nối từ trung tâm huyện đến trung tâm xã Tiên Phong có hệ thống cống thoát tương đối hoàn chỉnh. Các tuyến còn lại hệ thống cầu còn xấu và cống thoát nước còn thiếu. Tổng đường xã của huyện là 277,8 km, trong đó 55,6% là đường đất được hình thành từ phong trào làm giao thông nông thôn của địa phương. Các tuyến đường xã nhìn chung đều chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nền đường nhỏ hẹp, hệ thống thoát nước chưa đầy đủ. Đường sông: Sông Cầu, sông Công đi qua địa phận Huyện nhưng không phát triển thành tuyến đường thuỷ, chỉ có 5 km đường trên sông Công từ cảng Đa Phúc đến vị trí gặp sông Cầu có khả năng khai thác. Các đoạn khác lòng sông có độ dốc lớn, mức nước cạn trong 23 thời gian trong năm không tổ chức vận tải quy mô lớn được. Cảng Đa Phúc cũng chỉ tiếp nhận được tầu trọng tải 3000 tấn. Đường sắt: Trên địa phận Huyện có tuyến đường sắt Hà Nội Quán Triều đi qua có chiều dài 15 km và có 1 nhà ga. Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Phổ Yên có quan hệ chặt chẽ về mặt địa lý, vùng dân số và vùng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng còn chưa đồng bộ. Hệ thống đường thuỷ chủ yếu phục vụ thuyền nhỏ khai thác vật liệu xây dựng trên sông. Tuyến đường sắt có khả năng tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. 1.2.1.2. Hệ thống bưu chính viễn thông Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện phát triển khá hoàn chỉnh. Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 1818 xã, thị trấn; sóng điện thoại và mạng internet có ở hầu hết các xã và thị trấn trong huyện, điều đó đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc thuận lợi phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện. 1.2.1.3. Trong lĩnh vực điện Huyện được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường truyền tải 110 KV Đông Anh Thái Nguyên. Lưới điện với đường 110 KV và 35 KV vận hành tốt, các đường 0,4 KV đang được cải tạo. Hiện nay 100% số thị trấn, xã của huyện có điện. Hệ thống điện về cơ bản đảm bảo tốt cho nhu cầu phát triển hiện nay của huyện Trên địa bàn huyện có 49 trạm biến áp, trong đó có 48 trạm nhỏ nằm ở các xã; các trạm hạ thế 22 kv, 20 kv và 10 kv... Hệ thống trạm trung nhỏ phân bố tương đối đồng đều ở các xã, thị trấn. Huyện có 28 máy biến áp phân phối với tổng dung lượng là 5.190 KVA. Mấy năm qua, huyện đã chú trọng đầu tư phát triển điện cho sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là điện sinh hoạt ở nông thôn và hệ thống chiếu sáng công cộng. Đến hết năm 2010, 12 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia và 100% số hộ được sử dụng điện. Tuy nhiên, chất lượng điện cho sinh hoạt chưa cao, đặc biệt là điện ở các xã nhiều trạm hạ thế được xây dựng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc khoảng cách từ trạm đến người tiêu dùng rất xa, do nhiều nhưng nguyên nhân khác nữa nên dẫn đến tình trạng vừa thất thoát nguồn điện năng, vừa không đảm bảo được lượng điện sinh hoạt cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng công cộng cũng chưa được đầu tư thoả đáng, tập trung chủ yếu ở thị trấn Ba Hàng còn các xã thì hầu như vẫn chưa có hệ thống chiếu sáng công cộng. 1.2.1.4. Lĩnh vực thuỷ lợi và cấp thoát nước Hệ thống cấp nước của huyện sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thị xã sông Công. Hệ thống cấp nước nông nghiệp từ đập Hồ Núi Cốc và các trạm bơm từ sông Cầu và sông Công. Cấp nước sinh hoạt đang sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thị xã Sông Công, do vậy còn nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp. Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ hệ thống cấp nước hồ Núi Cốc và các trạm bơm từ sông Công, sông Cầu, thoả mãn nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có hệ thống cống qua đường, cống tưới tràn qua kênh và hàng ngàn mét kênh mương nội đồng phần lớn chưa được kiên cố hoá. Diện tích đất thuỷ lợi toàn huyện là hơn 806 ha. 1.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2013 2015 Đơn vị: Tỷ đồng Ngành kinh tế 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trưởng (%) 1413 1514 BQ Tổng số 5.338 6.579 14.982 23,25 127,72 75,49 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 832 922 935 10,82 1,41 6,12 Công nghiệp – xây dựng 3.481 4.386 12.247 26,00 179,23 102,62 Dịch vụ 1.025 1.271 1.800 24,00 41,62 32,81 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên) Tổng GDP các ngành kinh tế huyện Phổ Yên tăng qua các năm với tốc độ tăng không ổn định. Năm 2014 GDP đạt 6.579 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 23,25%.Năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 127,72%, GDP năm 2015 đạt 14.982 tỷ đồng có thể nói đây là một bước phát triển đột phá nhất từ trước tới nay của huyện Phổ Yên, đánh dấu sự phát triển mạnh ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử. Đưa tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2013 – 2015 lên tới 75,49%. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế có sự khác biệt rõ ràng. Ngành công nghiệp – xây dựng và ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng trái ngược nhau. Ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng ít nhất, năm 2014 tốc độ tăng trưởng đạt 10,82% thì tới năm 2015 tốc độ tăng trưởng của ngành giảm chỉ còn 1,41%. Năm 2015 ngành công nghiệp – xây dựng phát triển mạnh GDP đạt 12.247 tỷ đồng, đẩy tốc độ Phát triển kinh tế lên tới 179,23%. Tuy tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giảm vào năm 2013 nhưng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng vẫn là cao nhất trong ba ngành kinh tế, tốc độ tăng bình quân đạt 102,62%. GDP ngành dịch vụ tăng với tốc độ tăng khá ổn định qua các năm, tốc độ tăng các năm 2014, 2015 lần lượt là 24% và 41,62%, tới năm 2015 GDP đạt 1.800 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên phần nào cho thấy xu hướng chuyển dịch kinh tế của huyện theo hướng tích cực. Các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ ngày được chú trọng, quân tâm phát triển, ngành nông nghiệp có sự phát triển ít. 1.2.3. Dân số Toàn huyện có số dân trung bình năm 2015 là 158.619 người, trong đó dân số sống ở 3 thị trấn chiếm khoảng 9.5%, dân số nông thôn chiếm khoảng 90,5%. Mật độ dân số toàn huyện là 612,7 ngườikm2 tuy nhiên phân bố dân cư giữa các vùng có sự phân tán. Nơi có mật độ dân số cao là thị trấn Ba Hàng, Bắc Sơn với trên 2000 ngườikm2, Bãi Bông và các xã Trung Thành, Tân Phú, Đồng Cao với trên 1000 ngườikm2. Ngược lại, các xã có mật độ dân số thấp bằng 13, 12 các xã trên như Thành Công, Minh Đức, Phúc Thuận. Đặc biệt có xã Phúc Tân có mật độ dân số chỉ khoảng 100 ngườikm2 Tốc độ tăng dân số toàn Huyện trung bình hàng năm là khoảng 0,8%. Tốc độ tăng dân số huyện giai đoạn này được kiểm soát, năm 2015 tốc độ tăng dân số nhanh 110,5% với tổng dân số năm 2015 là 157.329 người. Lao động của Phổ Yên được xếp vào lao động trẻ, phần lớn là lao động chân tay, lao động trí thức chiếm tỷ lệ nhỏ Trong những năm gần đây, Phổ yên cần phát huy tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nhưng cũng đảm bảo tỷ lệ tăng dân số không quá nhỏ. Các công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo được chú trọng đem đến cuộc sống cho nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn. Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 2015 Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2013 140.352 69.404 70.948 12.919 127.433 2014 140.816 69.633 71.183 12.962 127.854 2015 158.619 78.571 80.048 15.592 143.027 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ yên) 1.2.4. Lao động và việc làm Lực lượng lao động phân bổ trong các ngành kinh tế chủ yếu làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản, chiếm 86%. Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 9,7% lao động có việc làm. 4,3% lao động có việc làm đang làm việc trong ngành dịch vụ. Số lao động trong độ tuổi không tham gia trong các ngành kinh tế chủ yếu đang đi học, chiếm 80%, còn lại là làm nội trợ, không làm việc, không có việc làm. Lao động trong độ tuổi không có việc làm là 590 người, chiếm 11,16% số lao động trong độ tuổi không tham gia trong các ngành kinh tế. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm vẫn còn cao Công tác lao động việc làm được quan tâm chỉ đạo, và đạt được những kết quả nhất định:   Bảng 1.4: Bảng số liệu về công tác lao động việc làm giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) % 18 19 21 GDP bình quân đầu người Triệu đồng năm 45 49 56 Giải quyết việc làm Người 5,633 5,827 6,518 Giảm tỷ lệ hộ nghèo % 3,65 2,03 1,50 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Phổ Yên) Năm 2013: GDP bình quân đầu người đến hết năm 2013 đạt 45 triệu đồngnăm, tương đương với 2.143 USD. GDP bình quân đầu người năm 2013 so với năm 2005 tăng gấp gần 7 lần. Giải quyết việc làm cho 5,633 người. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bình quân mỗi năm được trên 2.000 lao động. Từ đó đã nâng tỷ lệ lao động trong vùng nội thị trong lĩnh vực phi nông nghiệp đến hết năm 2013 lên 65%, đồng thời giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp xuống còn 35%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 49,27%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (thực hiện theo tiêu chí mới) còn 3,65%, đạt kế hoạch đề ra. Năm 2014: GDP bình quân đầu người đạt 49 triệu đồngnăm, bằng 100% kế hoạch (tăng 4 triệu đồng so với năm 2013). Giải quyết việc làm cho 5,827 lao động, bằng 100% kế hoạch, bằng 103,4% cùng kỳ năm 2013 (tăng hơn so với năm trước 194 lao động). Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,03%, giảm 1,62% so với năm 2013. Năm 2015: GDP bình quân đầu người đạt 56 triệu đồngnăm, tăng 7 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2014. Giải quyết việc làm cho 6,518 lao động ,bằng 111,86% cùng kỳ năm 2014 (thêm 691 lao động). Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả năm 2015 xuống còn 1,5%, giảm 0.53% so với năm 2014. Căn cứ theo số liệu ở trên, thì có thể kết luận rằng đời sống dân cư huyện Phổ Yên ngày càng được cải thiện, do đẩy mạnh phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ngày càng có nhiều nhà máy xí nghiệp được đầu tư xây dựng, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy sự tăng trưởng GDP rõ rệt qua các năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,65% năm 2013 xuống còn 1,5% năm 2015, khẳng định chất lượng cuộc sống đã được cải thiện nhiều. 1.2.5. Văn hóa Trong những năm qua, huyện đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội trên địa bàn huyện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho toàn huyện nói riêng và Thái Nguyên nói chung. Có nhiều trường phổ thông với đội ngũ giáo viên giỏi lành nghề, ngoài ra còn các trường dạy nghề hàng năm cung cấp cho thị trường lao động hàng chục nghìn lao động tri thức và lao động kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng đòi hỏi có tay nghề cao của các doanh nghiệp đầu tư tại huyện Phổ Yên. Công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh… khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Tăng cường công tác giải quyết việc làm, phấn đấu tạo nhiều việc làm mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Huyện đã xây dựng và phát triển khai thác thực hiên đề án giảm nghèo huyện Phổ Yên giai đoạn 2011 – 2015, Đề án phòng chống ma túy giai đoạn 2011 – 2015, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2020. 1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phổ Yên 1.3.1. Những thuận lợi Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều hiện phát triển của huyện hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây: Vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi thế này, khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ. Địa hình đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch khác của Tỉnh như hồ Núi Cốc, khu di tích ATK… Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai. Nguồn lao động tương đối dồi dào, có khả năng học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của Trung ương và của Tỉnh. Do có nhiều lợi thế phát triển nên được Tỉnh quan tâm trong chỉ đạo, ưu tiên đầu tư. 1.3.2. Những khó khăn Có 5 xã miền núi, đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó còn 1 xã nghèo. Đến nay, đây chính là “vùng lõm” trong bức tranh kinh tế xã hội của huyện. Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến theo hướng tích cực, song đến nay nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao; trong khi đó giá trị thu hoạch tính bình quân một ha đất nông nghiệp lại chưa cao. Các ngành kinh tế mặc dù có tốc độ phát triển nhanh trong vài năm gần đây, song quy mô còn nhỏ (do xuất phát điểm phát triển thấp). Hệ thống kết cấu hạ tầng hình thành tương đối đồng bộ, song trình độ kỹ thuật của hệ thống này còn thấp nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai. 1.4. Giới thiệu phòng Tài chính Kế hoạch huyện Phổ Yên 1.4.1. Giới thiệu chung Tên cơ quan: UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHỔ YÊN Địa chỉ: Thị trấn Ba Hàng Phổ Yên – Thái Nguyên Chủ tịch UBND: Bùi Văn Lượng Điện thoại: 0280.3863.125   Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của UBND huyện Phổ Yên 1.4.2. Khái quát về phòng Tài chính Kế hoạch Phòng Tài chính Kế hoạch hiện nay được sáp nhập từ 2 đơn vị là phòng Tài chính và phòng Kế hoạch đầu tư theo Nghị định số: 142008NĐCP ngày 04022008 của Chính phủ, Quyết định số: 654QĐUBND ngày 31032008 của UBND tỉnh Thái nguyên về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố, thị xã. Trong đó: Từ trước ngày 30042008, phòng Tài chính KH gồm 02 cơ quan là Phòng Tài chính và phòng KH và ĐT với các chức năng, nhiệm vụ như sau: + Phòng Tài chính: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản trên địa bàn huyện được phân cấp. + Phòng KH và ĐT: Thực hiện quản lý nhà nước về công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công tác quy hoạch xây dựng, đăng ký kinh doanh, viễn thông, đầu tư và XDCB. Từ ngày 0152008, 02 cơ quan Tài chính và KH ĐT được sáp nhập thành phòng Tài chính KH thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế HTX, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng: Phòng Tài chính Kế hoạch thị xã Phổ Yên là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Phổ Yên, có chức năng tham mưu giúp cho UBND thị xã trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn Nhiệm vụ: Công tác Tài chính Ngân sách Nhà nước: + Trình UBND thị xã ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện nhiệm quản lý của phòng. + Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn. + Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp thị xã dự toán ngân sách huyện theo hướng dân của Sở Tài chính. + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp thị xã và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã phương án phân bổ ngân sách thị xã trình UBND thị xã; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND thị xã; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. + Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp thị xã. + Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. + Thẩm tra quyết toán ngân các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định, quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách thị xã; tổng hợp, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện báo cáo UBND thị xã để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. + Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND thị xã phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND thị xã. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện quản lý. + Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp thị xã quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình UBND thị xã quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước. + Quản lý nguồn kinh kính dược uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật. + Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức; cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn thị xã. + Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao. + Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách, giá thị trường với UBND thị xã và Sở Tài chính. + Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật. + Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản dược giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thị xã. + Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND thị xã và theo quy định của pháp luật. Công tác Kế hoạch Đầu tư: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 052009TTLTBKHĐTBNV ngày 0582009 của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ nội vụ về việc hướng dẫn về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp thị xã. + Trình UBND thị xã: Dự thảo các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của thị xã; Đề án chương trình phát triển kinh tế xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư trên địa bàn thị xã; Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; + Trình UBND thị xã các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thầm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã; thẩm định và chịu trách nhiệm về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thị xã + Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn. + Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư; phối hợp với các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn thị xã; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch Đầu tư cấp xã. + Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thị xã; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. + Về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã; Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở, ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch Đầu tư. Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thị xã và Sở Kế hoạch Đầu tư định kỳ tháng, quý, năm. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ được giao. Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thị xã. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND thị xã và theo quy định của pháp luật.   CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HUYỆN PHỔ YÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 2.1. Tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015 2.1.1. Tình hình thực hiện dự án đầu tư XDCB Việc thực hiện dự án đầu tư XDCB trong các năm qua đã được huyện thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước, đúng định hướng phát triển của tỉnh và của huyện. Huyện đã xác định các mục tiêu cần đầu tư để trình cấp trên hỗ trợ đầu tư nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vẫn đề xã hội bức xúc. Huyện Phổ Yên thực hiện sâu sát việc rà soát các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các công trình XDCB, khả năng cân đối để phân bố và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương quản lý. Đặc biệt trong những năm vừa qua thực hiện quyết định số 834 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê về việc phê duyệt chủ trương quy hoạch xây dựng trung tâm huyện Phổ Yên mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, huyện đã thực hiện quy hoạch trung tâm huyện lỵ trên địa bàn 3 xã Phúc Tân, Hồng Tiến, Tân Hương với tổng diện tích 4.145,04 ha. Theo phân khu chức năng, huyện lỵ mới có khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp rộng trên 41ha nằm ở phía Nam thị trấn; khu du lịch, thương mại, dịch vụ; hệ thống trường dạy nghề, trường nội trú, trường phổ thông, bệnh viện đa khoa được xây dựng ở các vị trí thuận tiện, quy mô hiện đại. 2.1.2. Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB 2.1.2.1. Quy mô nguồn vốn đầu tư XDCB Trong những năm qua, huyện Phổ Yên tập trung phát huy nguồn lực sẵn có cùng lợi thế so sánh của địa phương để phát triển kinh tế xã hội. Là một huyện có điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn, cũ kỹ. Tất cả ảnh hưởng không chỉ tới sự phát triển kinh tế của huyện nói chung và đời sống người dân địa phương nói riêng. Nắm bắt được tình hình, huyện đã trú trọng cải thiện cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển. Vốn ĐTXDCB có vai trò quan trọng trong nguồn vố đầu tư phát triển của Phổ Yên. Đầu tư xây dựng cơ bản phần nào đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, đến nay hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Phổ Yên phát triển nhanh mạnh, phạm vi đầu tư rộng rãi ở khắp các xã , thị trấn của huyện. Bảng 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tỷ đồng Cơ cấu (%) Tỷ đồng Cơ cấu (%) Tỷ đồng Cơ cấu (%) Đầu tư toàn huyện 768,693 100 1.149,285 100 1.274,756 100 Chi ĐTXDCB 653,284 84,98 937,825 81,6 1.067,041 83,71 Chi khác 115,409 15,02 211,460 18,4 207,715 16,29 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên) Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện biến động qua các năm được thể hiện qua bảng 2.1, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015 có xu hướng tăng. Lượng vốn chi cho ĐTXDCB chiếm tỷ trọng khá lớn và khá ổn định qua các năm. Năm 2013 vốn ĐTXDCB là 653,284 tỷ đồng chiếm 84,98% trong tổng vốn đầu tư toàn huyện; năm 2014 là 937,825 tỷ đồng, tăng 284,541 tỷ đồng so với năm 2013, chiếm 81,60% trong tổng vốn đầu tư toàn huyện. Đến năm 2015, lượng vốn này tăng lên tới 1067,041 chiếm 83,71% trong tổng vốn đầu tư. Ta thấy vốn ĐTXDCB của huyện năm 2014 có lượng tăng vốn khá lớn so với năm 2013 tuy nhiên lại có tỷ trọng nhỏ nhất trong giai đoạn là do trong năm 2013 huyện Phổ Yên đã chào đón dự án của tập đoàn Sam Sung tại khu công nghiệp Yên Bình. Đây là dự án có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên hiện nay, kéo theo nhiều dự án khác trong huyện như: xây dựng nhà hiệu bộ và công trình phù trợ trường mầm non Tiên Phong, xây dựng Cổng chảo cửa ô tỉnh Thái Nguyên, xây dựng đường giao thông liên xã Trung Thành Vạn Phái… Từ kết quả trên cho thấy ĐT XDCB là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của huyện Phổ Yên và cũng chứng tỏ được tầm quan trọng ngày càng tăng của XDCB trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, vì ĐTXDCB tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và cần thiết cho nền kinh tế, góp phần tăng cường khả năng khoa học công nghệ, thúc đầy và thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tích lũy của nền kinh tế. Có thể nói ĐTXDCB là chỉ tiêu quan trọng quyết định nhịp độ tăng trưởng kinh tế. (Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 20132015) Vốn ĐT XDCB tăng dần lên, điều đó cho thấy trên địa bàn huyện Phổ Yên tình hình kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về đầu tư xây dựng cũng tăng lên. Các nguồn lực huy động vốn của huyện mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn đó. Trong thời gian tới huyện cũng cần có các biện pháp để tăng cường thu hút đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho mục tiêu quy hoạch phát triển của huyện đến năm 2016 nói riêng và cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội về lâu dài của huyện nói riêng. 2.1.2.2. Cơ cấu, thành phần của vốn đầu tư XDCB Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nguồn vốn Việc xem xét vốn ĐTXDCB theo nguồn vốn không những cho ta thấy được các nguồn vốn để ĐTXDCB mà còn cho thấy tỷ trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào là quan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiểm năng nhưng vẫn chưa phát huy hết. Từ đó sẽ giúp cho huyện có những biện pháp tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn ĐTXDCB vào địa bàn huyện.   Bảng 2.2: Vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn 2013 2014 2015 Tỷ đồng Cơ cấu (%) Tỷ đồng Cơ cấu (%) Tỷ đồng Cơ cấu (%) Tổng vốn ĐT XDCB 653,284 100,00 937,825 100,00 1.067,04 100,00 1. TW hỗ trợ 423, 673 64,85 514,168 54,83 569,621 53,38 2. Tỉnh hỗ trợ 30,235 4,63 60,117 6,41 68,617 6,43 3. Ngân sách địa phương 105,377 16,13 228,364 24,35 278,340 26,09 4. Vay tín dụng 55,957 8,57 78,038 8,32 84,145 7,89 5. Khác 38,042 5,82 57,138 6,09 66,318 6,21 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Phổ Yên) Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn từ ngân sách TW là nguồn vốn chính trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn này luôn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển của huyện và tăng khá ổn định qua các năm. Năm 2013 nguồn vốn TW là 423,673 tỷ đồng , nguồn vốn này được duy trì và tăng dần qua các năm. Đặc biệt năm 2014 là năm có vốn tù, ngân sách TW tăng vượt với tốc độ tăng của nguồn vốn này là 21,36% (514,168 tỷ đồng) nhưng đến năm 2015 tốc độ tăng chậm lại là 10,78% (569,621 tỷ đồng). Nguồn vốn do tỉnh hỗ trợ tăng nhẹ với 30,235 tỷ đồng năm 2013. Những năm tiếp theo nguồn vốn này tăng khá nhanh, từ 30,235 tỷ đồng năm 2013 lên 60,117 tỷ đồng năm 2014, năm 2015 tăng lên 68,617 tỷ đồng. Năm 2014 nguồn vốn này tăng mạnh là do tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện chương trình 134, 135; các dự án về thủy lợi; giao thông; hỗ trợ trả nợ các dự án đã hoàn thành từ năm 2013; chuẩn bị đầu tư 112 dự án mới. Đây cũng là nguồn vốn không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nguồn vốn ngân sách địa phương có sự khởi sắc đặc biệt nhất trong các nguồn vốn,. Tăng mạnh nhất vào năm 2014 với chênh lệch là 122,987 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2015 vốn ngân sách địa phương vẫn tiếp tục tăng đạt mốc 278,340 tỷ đồng với tốc độ tăng có phần giảm so với năm 2014. Vốn ngân sách địa phương càng ngày càng phát triển mạnh chứng tỏ hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua. Nhìn vào bảng ta thấy nguồn vốn tín dụng cũng có xu hướng giống với các nguồn vốn khác tăng dần qua các năm, tăng mạnh vào năm 2014 . Năm 2015 tốc độ tăng giảm 31,63% đạt 84,145 tỷ đồng. Nhu cầu về nguồn vốn vay này của huyện hàng năm vẫn tăng nhưng ngân sách TW không đủ để cho huyện vay. Nguồn vốn khác ở đây chủ yếu là nguồn viện trợ ODA và vốn của các tổ chức khác phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa, xây dựng trạm y tế, trường học và đường điện. Nguồn vốn tăng khá ổn định qua các năm tới năm 2015 là 66,318 tỷ đồng. Huyện cần có những chính sách để thu hút được nhiều hơn nguồn vốn này. Vốn ĐTXDCB phân theo lĩnh vực đầu tư Phân loại vốn ĐTXDCB theo lĩnh vực nhằm mục đích quản lý việc sử dụng vốn ĐTXDCB của các lĩnh vực kinh tế hiệu quả hơn, qua đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn ĐTXDCB có phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của huyện hay không. Tình hình thực hiện vốn ĐTXDCB theo lĩnh vực đầu tư phản ánh khối lượng vốn đầu tư thực hiện của từng lĩnh vực trong năm và trong giai đoạn 20132015, qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của các lĩnh vực, mặt khác nó cũng cho thấy được lĩnh vực nào có khối lượng đầu tư thực hiện lớn nhất trong giai đoạn, vốn đầu tư tập trung vào những lĩnh vực nào, có phù hợp hay không.   Bảng 2.3: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2013 – 2015 Lĩnh vực đầu tư Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng số 3.305,888 100,00 1.Thủy lợi 216,910 6,56 2. Giao thông 1.575,125 47,65 3.Giáo dục – đào tạo 796,216 24,08 4.Y tế 21,491 0,65 5.Khác 696,146 21,06 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy lĩnh vực giao thông đã huy động được một lượng vốn lớn, trong giai đoạn 20132015 đạt 1.575,125 tỷ đồng, chiếm 47,65% tổng vốn. Lĩnh vực thủy lợi là 216,910 tỷ đồng, chiếm 6,56% trong cơ cấu vốn. Lĩnh vực giáo dục đạt 796,216 tỷ đồng; chiếm 24,08% tr

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã giới thiệu và đồng ýcho em thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên Trong quá trình thựctập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên em đã nhận được rất nhiều sự giúp

-đỡ của các anh chị, cô chú trong bộ phận Tài chính – Kế hoạch và sự hướng dẫn tậntình của cô giáo Ths Nguyễn Thị Oanh

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và ban chủ nhiệm khoaKinh tế - Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh tỉnh Thái Nguyên

Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ tại phòng Tài chính – Kế hoạch nóiriêng và UBND huyện Phổ Yên nói chung

Cuối cùng em xin cảm ơn cô giáo Ths Nguyễn Thị Oanh đã hướng dẫn em tậntình và chu đáo để em có thể hoàn thiện tốt nhất bài thực tập tốt nghiệp

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi tới các thầy cô, các bác, các cô chú vàcác anh chị những lời chúc tốt đẹp nhất!

Thái nguyên, tháng 03 năm 2016

Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

4 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản

5 GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

11 TTLT Thông tư liên tịch

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIÊU, SƠ ĐỒ

Trang 6

Bảng 1.1: Số lượng đất đai của huyện Phổ yênBảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2013 - 2015

Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015

Bảng 1.4: Bảng số liệu về công tác lao động việc làm giai đoạn 2013 – 2015

Bảng 2.2: Vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn đầu tưBảng 2.3: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực đầu tư

giai đoạn 2013 – 2015Bảng 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Phổ

YênBảng 2.4: Vốn đầu tư XDCB theo nội dung đầu tưBảng 2.5: Vốn đầu tư XDCB theo ngành giai đoạn 2013 - 2015

Bảng 2.6: Hệ số huy động tài sản cố định của huyện Phổ Yên

giai đoạn 2013 - 2015Bảng 2.7: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện của huyện Phổ Yên

giai đoạn 2013 – 2015Bảng 2.8: Giá trị sản xuất (GO) huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015

Bảng 2.9: Giá trị gia tăng (VA) các ngành kinh tế huyện Phổ Yên

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của UBND huyện Phổ Yên(Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyệnPhổ Yên giai đoạn 2013-2015) 22(Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn ĐTXDCB phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2013 - 2015)

(Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn ĐTXDCB theo ngành giai đoạn 2013 – 2015)

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệthống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản để thựchiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản là một hoạt động kinh tế đặc thù, phức tạp, luôn luôn biến động trong điều kiệnmôi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh

Cùng với xu hướng phát triển chung và quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tếViệt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng Tuynhiên bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam nói chung còn tồn tại nhiều bất cập,trong đó có sự yếu kém của đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang là rào cản lớn cho sựphát triển kinh tế

Từ ngày thành lập huyện Phổ Yên đến nay, kinh tế - xã hội của huyện đạt đượcmột số kết quả quan trọng, các chỉ tiêu kinh tế hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đềra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng dần tỷ trọng dịch vụ, thươngmại và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Có được những thành quả trên lànhờ đóng góp không nhỏ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Tuy nhiên, trong vàinăm gần đây, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản huy động được không đáp ứng đủnhu cầu vốn đầu tư Mặt khác, vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém tồn tại trong hoạtđộng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tình trạng thất thoát, lãng phí còn diễn rakhá phổ biến làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp Do vậy, chính quyền, các ngành, cáccấp huyện Phổ Yên đặc biệt tập trung ưu tiên nhiều mặt về cơ chế, chính sách, nguồnlực để phát triển đầu tư xây dựng cơ bản, tạo tiền đề cho sự phát triển, hội nhập kinh

tế khu vực và thế giới

Chính vì lý do đó, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng

cơ bản nhằm tìm ra những điểm mạnh, tồn tại cần khắc phụ, từ đó để xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là điều hết

sức cần thiết Xuất phát từ thực tiến đó, đề tài: “Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong phát

Trang 8

hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội tại địa phương

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên

- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyệnPhổ Yên trong thời gian qua

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xây dựng cơbản nói chung cũng như tạo điều kiện cho các ngành kinh tế tại Huyện phát triển trongtương lai

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn ĐTXDCB, kết quả vàhiệu quả sử dụng vốn xây dựng cơ bản tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Về thời gian: Nguồn số liệu được sử dụng để nghiên cứu là các số liệu tronggiai đoạn 2013 – 2015

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng vốn ĐTXDCB, kếtquả và hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên

5 Kết cấu của báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên

Trang 9

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện đồi núi và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên Trung tâmhuyện cách thành phố Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phíaBắc Là một trong cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, phía Nam huyệngiáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phíaĐông giáp huyện Phú Bình và phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc

Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh TháiNguyên Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh TháiNguyên và đi qua địa bàn huyện 13 km nối huyện Phổ Yên với các tỉnh miền núi phíaBắc, về phía Nam với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng Hành lang kinh tếđường quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37,quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tạo thành mạng lưới giaothông quan trọng gắn liền huyện Phổ Yên với các tỉnh lân cận Đây có thể coi là thuậnlợi lớn trong việc giao lưu liên kết kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên

và Hà Nội, các thành phố, huyện của Thái Nguyên cũng như các tỉnh lân cận

1.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núithấp và đồng bằng Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chialàm 2 vùng rõ rệt:

- Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8 - 15m, đây làvùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núicủa Huyện, địa hình đồi núi là chính Độ cao trung bình ở vùng này là 200 - 300m

- Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùngđồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên với địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình

gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan

- Nhóm cảnh quan đồng bằng (thuộc các xã phía Đông sông Công và xã VạnPhái) mang đặc trưng cảnh quan của vùng đồng bằng sông Hồng có kết cấu kiểu cụmdân cư làng xã, xen những đồng lúa màu rộng lớn Một số cụm dân cư ven các trục lộlớn phát triển theo hướng đô thị hóa Vùng sẽ phát triển theo hướng được đầu tư, nâng

Trang 10

triển hệ thống dịch vụ dọc Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên, đồng thời phát triểncác cơ sở đào tạo, khu văn hóa, thể thao.

- Nhóm cảnh quan đồi núi thấp (thuộc các xã phía Tây sông Công) mang đặcđiểm chung của vùng trung du phía Bắc Địa hình khu vực này phổ biến là đồi bát úpxen kẽ trong những cánh đồng nhỏ và hẹp, dân cư kiểu làng bản nhưng phân tán hơn,tốc độ đô thị hoá chậm hơn vùng phía Đông Vùng phát triển sản phẩm nông nghiệpcung cấp cho các điểm đô thị, khu công nghiệp, phát triển rừng để bảo vệ và gìn giữmôi trường sinh thái

Vùng cảnh quan đồng bằng có thuận lợi cho các loại hình kinh tế, xây dựngcác công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp đảm bảo yêu cầu phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh và huyện

1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

ra tình trạng khô hạn Chỉ số ẩm ướt K là 2,06, độ ẩm không khí tương đối lớn

1.1.3.2 Đất đai

Diện tích đất tự nhiên của huyện ổn định qua các năm Tốc độ đô thị hóa củahuyện trong những năm qua khá chậm Diện tích đất nông nghiệp không có sự biếnđộng lớn

Trang 11

Bảng 1.1: Số lượng đất đai của huyện Phổ yên

Chỉ tiêu Diện tích(ha) Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích tự nhiên 25.886,90 100,00

Đất nông nghiệp 12.159,34 46.97

Đất phi nông nghiệp 13.632,80 52.66

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên)

Năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên huyện Phổ Yên là 25.886,9 ha Trong đódiện tích đất nông nghiệp là 12.159,34 ha chiếm 46.97% gồm đất trồng cây lâu năm vàđất trồng cây hàng năm(đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàngnăm khác) Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng trong các năm trước, tớinăm 2015 chiếm 13.632,8 ha trong tổng diện tích đất tự nhiên huyện Phổ Yên với cơcấu là 52.66%; diện tích phi nông nghiệp gồm đất ở, đất chuyên dùng và đất lâmnghiệp Đất chưa sử dụng là 94,76 ha chiếm diện tích nhỏ trong diện tích tự nhiên củahuyện và chỉ chiếm 0,37% trong cơ cấu đất huyện gồm các loại đất như: đất bằng chưa

sử dụng, đất đồi chưa sử dụng, đá núi không có rừng cây Với địa hình đồi núi đồng bằng và vùng đối núi, đất của huyện được chia thành 10 loại chính là đất đỏ vàngtrên phiến thạch sét; đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi; đất phù sa cótầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa ngòi suối; đất bạc màu; đất vàng nhạt trên đất cát;đất nâu vàng phù sa cổ; đất đỏ vàng biến đổi và đất dốc tụ Trên 50% diện tích đất PhổYên là đất bạc màu tầng đất mỏng, đất vàng nhạt trên đất cát, độ phì kém

thấp-1.1.3.3 Tài nguyên nước

Phổ Yên có hai hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng chosản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của huyện Sông Công chảyqua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa hình Sông Công cólưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên Lòng sông cóchiều rộng trung bình 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc long sông 1,03% Lưulượng nước trong mùa mưa 29,7m3/s và trong mùa khô là 4,2m3/s

Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới chocác xã phía Đông và phía Nam huyện Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả

Trang 12

huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình trongnăm là 136m3/s Chế độ nước phù hợp với chế độ mưa Mùa mưa đồng thời là mùa lũkéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa cạn phù hợp với mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 Mùa lũ chiếm 75% lượng nước, mùa cạn chỉ chiếm 25% lượng nước cả năm

Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận huyện, còn có hệ thống suối, ngòichảy qua từng vùng Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện là 704,1ha Nhìnchung, chất lượng nước tốt nên có thể khai thác mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản Tuynhiên, các nhà máy là nhà máy giấy chợ Mới tỉnh Bắc Cạn và Hoàng Văn Thụ tỉnhThái Nguyên, các xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên làm chonước sông chảy qua địa phận huyện Phổ Yên bị ô nhiễm nặng

1.1.3.6 Khoáng sản

Về tài nguyên khoáng sản, hiện theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn

Trang 13

với thăm dò có 36 loại hình khoáng sản phân bổ tập trung ở Đại Từ, Phú Lương, VõNhai, Đồng Hỷ Khả năng khai thác của các loại khoáng sản này có thể quyểt địnhđến phương hướng phát triển công nghiệp của huyện Phổ Yên.

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Huỵện đang dần được hoàn thiện Huyện cóđầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ tươngđối tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và trong tương lai gần

1.2.1.1 Giao thông vận tải

* Đường bộ tổng chiều dài 381,8 km, gồm:

+ Đường có quốc lộ 3 từ Km 33 đến Km 48 đi qua trung tâm huyện, chiều dàiđường là 15km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7,5m dải bê tông nhựa, tiêuchuẩn kỹ thuật cấp 4 Theo kế hoạch của Bộ giao thông vận tải, đến năm 2012, đườngcao tốc Hà Nội-Thái Nguyên xây dựng xong thì tuyến đường này sẽ đi qua địa phậncủa huyện khoảng 20 km tại trung tâm huyện

+ Huyện Phổ Yên có 1 tuyến tỉnh lộ nối liền với hai huyện lân cận là Đại từ vàPhú Bình Chiều dài đường là 19 km, bề rộng nền đường từ 5-6,5 m, tiêu chuẩn kỹthuật đạt cấp 6

+ Hệ thống đường huyện gồm 11 tuyến nối liền trung tâm huyện với trung tâmcác xã, thị trấn trong huyện

+ Hệ thống cầu cống gắn liền với tuyến đường quốc lộ tương đối hoàn chỉnh,các thiết bị an toàn giao thông trên tuyến đầy đủ Tuy nhiên, hệ thống cầu cống trênđường tỉnh lộ và huyện lộ chưa hoàn chỉnh, hệ thống thoát nước thiếu, chất lượngkém Trong 11 tuyến đường huyện, chỉ có tuyến đường số 1 nối từ trung tâm huyệnđến trung tâm xã Tiên Phong có hệ thống cống thoát tương đối hoàn chỉnh Các tuyếncòn lại hệ thống cầu còn xấu và cống thoát nước còn thiếu

Tổng đường xã của huyện là 277,8 km, trong đó 55,6% là đường đất được hìnhthành từ phong trào làm giao thông nông thôn của địa phương Các tuyến đường xã nhìnchung đều chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nền đường nhỏ hẹp, hệ thống thoát nước chưađầy đủ

* Đường sông: Sông Cầu, sông Công đi qua địa phận Huyện nhưng không phát

triển thành tuyến đường thuỷ, chỉ có 5 km đường trên sông Công từ cảng Đa Phúc đến

vị trí gặp sông Cầu có khả năng khai thác Các đoạn khác lòng sông có độ dốc lớn,

Trang 14

mức nước cạn trong 2/3 thời gian trong năm không tổ chức vận tải quy mô lớn được.Cảng Đa Phúc cũng chỉ tiếp nhận được tầu trọng tải 3000 tấn

* Đường sắt: Trên địa phận Huyện có tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều đi

qua có chiều dài 15 km và có 1 nhà ga

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Phổ Yên có quan hệchặt chẽ về mặt địa lý, vùng dân số và vùng kinh tế Tuy nhiên, chất lượng còn chưađồng bộ Hệ thống đường thuỷ chủ yếu phục vụ thuyền nhỏ khai thác vật liệu xâydựng trên sông Tuyến đường sắt có khả năng tạo thuận lợi cho phát triển kinh - tế xãhội của huyện

1.2.1.2 Hệ thống bưu chính - viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện pháttriển khá hoàn chỉnh Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn;sóng điện thoại và mạng internet có ở hầu hết các xã và thị trấn trong huyện, điều đóđáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc thuận lợi phục vụ sản xuất và đời sống trên địabàn huyện

1.2.1.3 Trong lĩnh vực điện

Huyện được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường truyền tải 110

KV Đông Anh- Thái Nguyên Lưới điện với đường 110 KV và 35 KV vận hành tốt,các đường 0,4 KV đang được cải tạo Hiện nay 100% số thị trấn, xã của huyện cóđiện Hệ thống điện về cơ bản đảm bảo tốt cho nhu cầu phát triển hiện nay của huyện

Trên địa bàn huyện có 49 trạm biến áp, trong đó có 48 trạm nhỏ nằm ở các xã; cáctrạm hạ thế 22 kv, 20 kv và 10 kv Hệ thống trạm trung nhỏ phân bố tương đối đồng đều

ở các xã, thị trấn Huyện có 28 máy biến áp phân phối với tổng dung lượng là 5.190KVA

Mấy năm qua, huyện đã chú trọng đầu tư phát triển điện cho sản xuất và sinhhoạt đặc biệt là điện sinh hoạt ở nông thôn và hệ thống chiếu sáng công cộng Đến hếtnăm 2010, 12 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia và 100% số hộ được sửdụng điện Tuy nhiên, chất lượng điện cho sinh hoạt chưa cao, đặc biệt là điện ở các xãnhiều trạm hạ thế được xây dựng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc khoảng cách từtrạm đến người tiêu dùng rất xa, do nhiều nhưng nguyên nhân khác nữa nên dẫn đếntình trạng vừa thất thoát nguồn điện năng, vừa không đảm bảo được lượng điện sinhhoạt cho người tiêu dùng

Trang 15

Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng công cộng cũng chưa được đầu tư thoả đáng,tập trung chủ yếu ở thị trấn Ba Hàng còn các xã thì hầu như vẫn chưa có hệ thốngchiếu sáng công cộng.

1.2.1.4 Lĩnh vực thuỷ lợi và cấp thoát nước

Hệ thống cấp nước của huyện sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thị xã sôngCông Hệ thống cấp nước nông nghiệp từ đập Hồ Núi Cốc và các trạm bơm từ sôngCầu và sông Công

Cấp nước sinh hoạt đang sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thị xã SôngCông, do vậy còn nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp

Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ hệ thống cấp nước hồ NúiCốc và các trạm bơm từ sông Công, sông Cầu, thoả mãn nhu cầu về nước cho sảnxuất nông nghiệp

Ngoài ra, còn có hệ thống cống qua đường, cống tưới tràn qua kênh và hàngngàn mét kênh mương nội đồng phần lớn chưa được kiên cố hoá Diện tích đất thuỷlợi toàn huyện là hơn 806 ha

1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngành kinh tế 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trưởng (%)

14/13 15/14 BQ Tổng số 5.338 6.579 14.982 23,25 127,72 75,49

Nông, lâm nghiệp và

Công nghiệp – xây

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên)

Tổng GDP các ngành kinh tế huyện Phổ Yên tăng qua các năm với tốc độ tăngkhông ổn định Năm 2014 GDP đạt 6.579 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là23,25%.Năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 127,72%, GDP năm 2015 đạt 14.982

tỷ đồng có thể nói đây là một bước phát triển đột phá nhất từ trước tới nay của huyệnPhổ Yên, đánh dấu sự phát triển mạnh ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành côngnghiệp điện tử Đưa tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2013 – 2015 lên tới 75,49%

Trang 16

Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế có sự khác biệt rõ ràng Ngành côngnghiệp – xây dựng và ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng tráingược nhau Ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng ít nhất, năm 2014 tốc độ tăngtrưởng đạt 10,82% thì tới năm 2015 tốc độ tăng trưởng của ngành giảm chỉ còn1,41% Năm 2015 ngành công nghiệp – xây dựng phát triển mạnh GDP đạt 12.247 tỷđồng, đẩy tốc độ Phát triển kinh tế lên tới 179,23% Tuy tốc độ tăng trưởng ngànhcông nghiệp giảm vào năm 2013 nhưng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp – xâydựng vẫn là cao nhất trong ba ngành kinh tế, tốc độ tăng bình quân đạt 102,62% GDPngành dịch vụ tăng với tốc độ tăng khá ổn định qua các năm, tốc độ tăng các năm

2014, 2015 lần lượt là 24% và 41,62%, tới năm 2015 GDP đạt 1.800 tỷ đồng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên phần nào cho thấy xu hướng chuyểndịch kinh tế của huyện theo hướng tích cực Các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch

vụ ngày được chú trọng, quân tâm phát triển, ngành nông nghiệp có sự phát triển ít

1.2.3 Dân số

Toàn huyện có số dân trung bình năm 2015 là 158.619 người, trong đó dân sốsống ở 3 thị trấn chiếm khoảng 9.5%, dân số nông thôn chiếm khoảng 90,5% Mật độdân số toàn huyện là 612,7 người/km2 tuy nhiên phân bố dân cư giữa các vùng có sựphân tán Nơi có mật độ dân số cao là thị trấn Ba Hàng, Bắc Sơn với trên 2000người/km2, Bãi Bông và các xã Trung Thành, Tân Phú, Đồng Cao với trên 1000người/km2 Ngược lại, các xã có mật độ dân số thấp bằng 1/3, 1/2 các xã trên nhưThành Công, Minh Đức, Phúc Thuận Đặc biệt có xã Phúc Tân có mật độ dân số chỉkhoảng 100 người/km2

Tốc độ tăng dân số toàn Huyện trung bình hàng năm là khoảng 0,8%

Tốc độ tăng dân số huyện giai đoạn này được kiểm soát, năm 2015 tốc độ tăngdân số nhanh 110,5% với tổng dân số năm 2015 là 157.329 người Lao động của PhổYên được xếp vào lao động trẻ, phần lớn là lao động chân tay, lao động trí thức chiếm

tỷ lệ nhỏ

Trong những năm gần đây, Phổ yên cần phát huy tốt công tác dân số kế hoạchhóa gia đình nhưng cũng đảm bảo tỷ lệ tăng dân số không quá nhỏ Các công tác y tế,chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo được chú trọng đem đến cuộc sống cho nhân dânngày càng tốt đẹp hơn

Trang 17

Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Lao động trong độ tuổi không có việc làm là 590 người, chiếm 11,16% số laođộng trong độ tuổi không tham gia trong các ngành kinh tế Trong những năm qua,huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷtrọng lao động không có việc làm vẫn còn cao

Công tác lao động việc làm được quan tâm chỉ đạo, và đạt được những kết quảnhất định:

Trang 18

Bảng 1.4: Bảng số liệu về công tác lao động việc làm giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

GDP bình quân đầu người Triệu đồng/ năm 45 49 56

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phổ Yên)

Năm 2013: GDP bình quân đầu người đến hết năm 2013 đạt 45 triệu đồng/năm,tương đương với 2.143 USD GDP bình quân đầu người năm 2013 so với năm 2005tăng gấp gần 7 lần

Giải quyết việc làm cho 5,633 người Đào tạo nghề cho lao động nông thônbình quân mỗi năm được trên 2.000 lao động Từ đó đã nâng tỷ lệ lao động trong vùngnội thị trong lĩnh vực phi nông nghiệp đến hết năm 2013 lên 65%, đồng thời giảm tỷ lệlao động trong lĩnh vực nông nghiệp xuống còn 35%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạolên 49,27% Giảm tỷ lệ hộ nghèo (thực hiện theo tiêu chí mới) còn 3,65%, đạt kếhoạch đề ra

Năm 2014: GDP bình quân đầu người đạt 49 triệu đồng/năm, bằng 100% kếhoạch (tăng 4 triệu đồng so với năm 2013) Giải quyết việc làm cho 5,827 lao động,bằng 100% kế hoạch, bằng 103,4% cùng kỳ năm 2013 (tăng hơn so với năm trước 194lao động) Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,03%, giảm 1,62% so với năm 2013

Năm 2015: GDP bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/năm, tăng 7 triệu đồng

so với cùng kỳ năm 2014 Giải quyết việc làm cho 6,518 lao động ,bằng 111,86% cùng

kỳ năm 2014 (thêm 691 lao động) Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả năm 2015 xuống còn 1,5%,giảm 0.53% so với năm 2014

Căn cứ theo số liệu ở trên, thì có thể kết luận rằng đời sống dân cư huyện PhổYên ngày càng được cải thiện, do đẩy mạnh phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa – hiện đại hóa, ngày càng có nhiều nhà máy xí nghiệp được đầu tư xâydựng, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy sự tăng trưởng GDP

rõ rệt qua các năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,65% năm 2013 xuống còn 1,5% năm

2015, khẳng định chất lượng cuộc sống đã được cải thiện nhiều

Trang 19

1.2.5 Văn hóa

Trong những năm qua, huyện đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triểnkinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội trên địa bàn huyện,qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho toàn huyện nói riêng vàThái Nguyên nói chung Có nhiều trường phổ thông với đội ngũ giáo viên giỏi lànhnghề, ngoài ra còn các trường dạy nghề hàng năm cung cấp cho thị trường lao độnghàng chục nghìn lao động tri thức và lao động kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng đòihỏi có tay nghề cao của các doanh nghiệp đầu tư tại huyện Phổ Yên

Công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, không ngừng cải thiện đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân Hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn,dịch bệnh… khôi phục sản xuất và ổn định đời sống Tăng cường công tác giải quyếtviệc làm, phấn đấu tạo nhiều việc làm mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động Huyện

đã xây dựng và phát triển khai thác thực hiên đề án giảm nghèo huyện Phổ Yên giaiđoạn 2011 – 2015, Đề án phòng chống ma túy giai đoạn 2011 – 2015, Đề án đào tạonghề cho lao động nông thôn 2020

1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phổ Yên

1.3.1 Những thuận lợi

Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều hiện phát triển của huyệnhiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây:

- Vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là

Hà Nội và thành phố Thái Nguyên Để khai thác lợi thế này, khâu đột phá là xâydựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ

- Địa hình đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng; có hồ Suối Lạnhnằm trong quần thể tiềm năng du lịch khác của Tỉnh như hồ Núi Cốc, khu di tíchATK… Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển

du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

- Quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp,nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai

- Nguồn lao động tương đối dồi dào, có khả năng học nghề thuận lợi do gầncác cơ sở đào tạo của Trung ương và của Tỉnh

- Do có nhiều lợi thế phát triển nên được Tỉnh quan tâm trong chỉ đạo, ưu tiênđầu tư

Trang 20

- Các ngành kinh tế mặc dù có tốc độ phát triển nhanh trong vài năm gần đây,song quy mô còn nhỏ (do xuất phát điểm phát triển thấp).

- Hệ thống kết cấu hạ tầng hình thành tương đối đồng bộ, song trình độ kỹ thuậtcủa hệ thống này còn thấp nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai

1.4 Giới thiệu phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Phổ Yên

1.4.1 Giới thiệu chung

- Tên cơ quan: UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHỔ YÊN

- Địa chỉ: Thị trấn Ba Hàng - Phổ Yên – Thái Nguyên

- Chủ tịch UBND: Bùi Văn Lượng

- Điện thoại: 0280.3863.125

Trang 21

Chủ tịch UBND

Phó chủ tịch UBND

Chi cục thống kê Văn phòng HĐNDUBND Phòng dân tộc Phòng tư pháp Phòng kinh tế Phòng giáo dục- đào tạo Phòng văn hóa- thông tin Phòng tài chính kế hoạchThanh tra huyện Phòng y tế

Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của UBND huyện Phổ Yên

1.4.2 Khái quát về phòng Tài chính - Kế hoạch

Phòng Tài chính - Kế hoạch hiện nay được sáp nhập từ 2 đơn vị là phòng Tàichính và phòng Kế hoạch đầu tư theo Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008của Chính phủ, Quyết định số: 654/QĐ-UBND ngày 31/03/2008 của UBND tỉnh Tháinguyên về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thànhphố, thị xã Trong đó:

- Từ trước ngày 30/04/2008, phòng Tài chính - KH gồm 02 cơ quan là PhòngTài chính và phòng KH và ĐT với các chức năng, nhiệm vụ như sau:

+ Phòng Tài chính: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sảntrên địa bàn huyện được phân cấp

Trang 22

+ Phòng KH và ĐT: Thực hiện quản lý nhà nước về công tác kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội, công tác quy hoạch xây dựng, đăng ký kinh doanh, viễn thông,đầu tư và XDCB.

- Từ ngày 01/5/2008, 02 cơ quan Tài chính và KH - ĐT được sáp nhập thànhphòng Tài chính - KH thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp UBNDhuyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kếhoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế HTX,kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân

* Chức năng, nhiệm vụ:

Chức năng:

- Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Phổ Yên là cơ quan chuyên môn thuộcUBND thị xã Phổ Yên, có chức năng tham mưu giúp cho UBND thị xã trong hoạtđộng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trênđịa bàn

Nhiệm vụ:

- Công tác Tài chính Ngân sách Nhà nước:

+ Trình UBND thị xã ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dàihạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiệnnhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện nhiệm quản

lý của phòng

+ Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quyhoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn

+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã xây dựng

dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp thị xã dự toán ngân sáchhuyện theo hướng dân của Sở Tài chính

+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu được phân cấpquản lý, dự toán chi ngân sách cấp thị xã và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xãphương án phân bổ ngân sách thị xã trình UBND thị xã; lập dự toán ngân sách điềuchỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND thị xã; tổ chức thực hiện dự toán ngânsách đã được quyết định

Trang 23

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ

kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơquan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp thị xã

+ Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sáchNhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật

+ Thẩm tra quyết toán ngân các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định,quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách thị xã; tổnghợp, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã và quyết toán thu, chi ngânsách cấp huyện báo cáo UBND thị xã để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phêchuẩn

+ Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND thị xã phê duyệt quyết toán đối với

dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND thị xã Thẩm tra, phê duyệtquyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCBthuộc ngân sách huyện quản lý

+ Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộccấp thị xã quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính Thẩmđịnh, trình UBND thị xã quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điềuchuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước

+ Quản lý nguồn kinh kính dược uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tàichính theo quy định của pháp luật

+ Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêmyết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức; cá nhân kinh doanh hoạt động trênđịa bàn thị xã

+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thốngthông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ đượcgiao

+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngânsách, giá thị trường với UBND thị xã và Sở Tài chính

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hànhpháp luật tài chính; giúp UBND thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềtài chính theo quy định của pháp luật

+ Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản dược giao theo quy định củapháp luật và phân công của UBND thị xã

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chínhtheo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND thị xã và theo quy định của pháp

Trang 24

- Công tác Kế hoạch - Đầu tư:

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày05/8/2009 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ nội vụ về việc hướng dẫn về chức năng,quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực

Kế hoạch và Đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp thị xã

+ Trình UBND thị xã:

Dự thảo các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của thị xã; Đề

án chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạchđầu tư trên địa bàn thị xã;

Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chínhsách, pháp luật và các quy định của UBND thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác

kế hoạch và đầu tư trên địa bàn;

+ Trình UBND thị xã các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn;thầm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩmquyền của Chủ tịch UBND thị xã; thẩm định và chịu trách nhiệm về kế hoạch đấuthầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa Chủ tịch UBND thị xã

+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, cácquy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch vàđầu tư trên địa bàn

+ Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư; phối hợp với các phòng, ban chuyên mônnghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tưvào địa bàn thị xã; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kếhoạch & Đầu tư cấp xã

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểmtra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thị xã; giảiquyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền

+ Về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân:

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộkinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơchế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chứckinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã;

Trang 25

Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở,ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ

Kế hoạch & Đầu tư

Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thị xã

và Sở Kế hoạch & Đầu tư định kỳ tháng, quý, năm

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thốngthông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ được giao

Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định củapháp luật và phân công của UBND thị xã

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiệnnhiệm vụ được giao theo quy định của Pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch vàđầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND thị xã và theo quy địnhcủa pháp luật

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

HUYỆN PHỔ YÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 2.1 Tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015

2.1.1 Tình hình thực hiện dự án đầu tư XDCB

Việc thực hiện dự án đầu tư XDCB trong các năm qua đã được huyện thực hiệnđúng theo các quy định của Nhà nước, đúng định hướng phát triển của tỉnh và củahuyện Huyện đã xác định các mục tiêu cần đầu tư để trình cấp trên hỗ trợ đầu tư nhằmchuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vẫn đề xã hội bức xúc Huyện Phổ Yên thựchiện sâu sát việc rà soát các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các côngtrình XDCB, khả năng cân đối để phân bố và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địaphương quản lý Đặc biệt trong những năm vừa qua thực hiện quyết định số 834 củaUBND tỉnh Thái Nguyên phê về việc phê duyệt chủ trương quy hoạch xây dựng trungtâm huyện Phổ Yên mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trênđịa bàn, huyện đã thực hiện quy hoạch trung tâm huyện lỵ trên địa bàn 3 xã Phúc Tân,Hồng Tiến, Tân Hương với tổng diện tích 4.145,04 ha Theo phân khu chức năng,huyện lỵ mới có khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp rộng trên 41ha nằm ở phía Nam thịtrấn; khu du lịch, thương mại, dịch vụ; hệ thống trường dạy nghề, trường nội trú,trường phổ thông, bệnh viện đa khoa được xây dựng ở các vị trí thuận tiện, quy môhiện đại

2.1.2 Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB

2.1.2.1 Quy mô nguồn vốn đầu tư XDCB

Trong những năm qua, huyện Phổ Yên tập trung phát huy nguồn lực sẵn cócùng lợi thế so sánh của địa phương để phát triển kinh tế xã hội Là một huyện có điềukiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn, cũ kỹ Tất cả ảnh hưởng không chỉtới sự phát triển kinh tế của huyện nói chung và đời sống người dân địa phương nóiriêng Nắm bắt được tình hình, huyện đã trú trọng cải thiện cơ sở vật chất, xây dựng hạtầng kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh pháttriển Vốn ĐTXDCB có vai trò quan trọng trong nguồn vố đầu tư phát triển của PhổYên Đầu tư xây dựng cơ bản phần nào đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh

tế xã hội, đến nay hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Phổ Yên phát triển nhanh

Trang 27

Bảng 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện

Phổ Yên Chỉ tiêu

Tỷ đồng Cơ cấu

(%) Tỷ đồng

Cơ cấu (%) Tỷ đồng

Cơ cấu (%) Đầu tư toàn huyện 768,693 100 1.149,285 100 1.274,756 100

Chi ĐTXDCB 653,284 84,98 937,825 81,6 1.067,041 83,71

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên)

Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện biến động qua các năm đượcthể hiện qua bảng 2.1, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 –

2015 có xu hướng tăng Lượng vốn chi cho ĐTXDCB chiếm tỷ trọng khá lớn và khá

ổn định qua các năm Năm 2013 vốn ĐTXDCB là 653,284 tỷ đồng chiếm 84,98%trong tổng vốn đầu tư toàn huyện; năm 2014 là 937,825 tỷ đồng, tăng 284,541 tỷ đồng

so với năm 2013, chiếm 81,60% trong tổng vốn đầu tư toàn huyện Đến năm 2015,lượng vốn này tăng lên tới 1067,041 chiếm 83,71% trong tổng vốn đầu tư Ta thấy vốnĐTXDCB của huyện năm 2014 có lượng tăng vốn khá lớn so với năm 2013 tuy nhiênlại có tỷ trọng nhỏ nhất trong giai đoạn là do trong năm 2013 huyện Phổ Yên đã chàođón dự án của tập đoàn Sam Sung tại khu công nghiệp Yên Bình Đây là dự án có quy

mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên hiện nay, kéo theo nhiều dự án khác trong huyện như:xây dựng nhà hiệu bộ và công trình phù trợ trường mầm non Tiên Phong, xây dựngCổng chảo cửa ô tỉnh Thái Nguyên, xây dựng đường giao thông liên xã Trung Thành-Vạn Phái…

Từ kết quả trên cho thấy ĐT XDCB là một trong những ưu tiên hàng đầu trongchính sách phát triển kinh tế của huyện Phổ Yên và cũng chứng tỏ được tầm quantrọng ngày càng tăng của XDCB trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, vìĐTXDCB tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và cần thiết cho nền kinh tế, góp phầntăng cường khả năng khoa học công nghệ, thúc đầy và thu hút đầu tư, nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tích lũy của nền kinh tế Có thể nóiĐTXDCB là chỉ tiêu quan trọng quyết định nhịp độ tăng trưởng kinh tế

(Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện

Phổ Yên giai đoạn 2013-2015)

Trang 28

Vốn ĐT XDCB tăng dần lên, điều đó cho thấy trên địa bàn huyện Phổ Yên tìnhhình kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về đầu tư xây dựng cũng tăng lên.Các nguồn lực huy động vốn của huyện mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn

đó Trong thời gian tới huyện cũng cần có các biện pháp để tăng cường thu hút đầu tưcho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho mục tiêu quy hoạch phát triển củahuyện đến năm 2016 nói riêng và cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội về lâu dàicủa huyện nói riêng

2.1.2.2 Cơ cấu, thành phần của vốn đầu tư XDCB

* Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nguồn vốn

Việc xem xét vốn ĐTXDCB theo nguồn vốn không những cho ta thấy được cácnguồn vốn để ĐTXDCB mà còn cho thấy tỷ trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào làquan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiểm năng nhưng vẫn chưa phát huy hết Từ đó sẽgiúp cho huyện có những biện pháp tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn ĐTXDCBvào địa bàn huyện

Trang 29

Bảng 2.2: Vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn

Tỷ đồng Cơ cấu (%) Tỷ đồng

Cơ cấu (%) Tỷ đồng

Cơ cấu (%) Tổng vốn ĐT XDCB 653,284 100,00 937,825 100,00 1.067,04 100,00

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Phổ Yên)

Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn từ ngân sách TW là nguồn vốn chính trongtổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn này luôn giữ vai trò quan trọng và khôngthể thiếu đối với sự phát triển của huyện và tăng khá ổn định qua các năm Năm 2013nguồn vốn TW là 423,673 tỷ đồng , nguồn vốn này được duy trì và tăng dần qua cácnăm Đặc biệt năm 2014 là năm có vốn tù, ngân sách TW tăng vượt với tốc độ tăngcủa nguồn vốn này là 21,36% (514,168 tỷ đồng) nhưng đến năm 2015 tốc độ tăngchậm lại là 10,78% (569,621 tỷ đồng)

Nguồn vốn do tỉnh hỗ trợ tăng nhẹ với 30,235 tỷ đồng năm 2013 Những nămtiếp theo nguồn vốn này tăng khá nhanh, từ 30,235 tỷ đồng năm 2013 lên 60,117 tỷđồng năm 2014, năm 2015 tăng lên 68,617 tỷ đồng Năm 2014 nguồn vốn này tăngmạnh là do tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện chương trình 134, 135; các dự án về thủy lợi;giao thông; hỗ trợ trả nợ các dự án đã hoàn thành từ năm 2013; chuẩn bị đầu tư 112 dự

án mới Đây cũng là nguồn vốn không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xãhội của huyện

Nguồn vốn ngân sách địa phương có sự khởi sắc đặc biệt nhất trong các nguồnvốn, Tăng mạnh nhất vào năm 2014 với chênh lệch là 122,987 tỷ đồng so với năm

2013 Năm 2015 vốn ngân sách địa phương vẫn tiếp tục tăng đạt mốc 278,340 tỷ đồngvới tốc độ tăng có phần giảm so với năm 2014 Vốn ngân sách địa phương càng ngàycàng phát triển mạnh chứng tỏ hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của huyện trongnhững năm qua

Nhìn vào bảng ta thấy nguồn vốn tín dụng cũng có xu hướng giống với các

Trang 30

tăng giảm 31,63% đạt 84,145 tỷ đồng Nhu cầu về nguồn vốn vay này của huyệnhàng năm vẫn tăng nhưng ngân sách TW không đủ để cho huyện vay

Nguồn vốn khác ở đây chủ yếu là nguồn viện trợ ODA và vốn của các tổ chứckhác phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa, xây dựng trạm y tế,trường học và đường điện Nguồn vốn tăng khá ổn định qua các năm tới năm 2015 là66,318 tỷ đồng Huyện cần có những chính sách để thu hút được nhiều hơn nguồn vốnnày

* Vốn ĐTXDCB phân theo lĩnh vực đầu tư

Phân loại vốn ĐTXDCB theo lĩnh vực nhằm mục đích quản lý việc sử dụngvốn ĐTXDCB của các lĩnh vực kinh tế hiệu quả hơn, qua đó xem xét tính cân đối củaviệc phân bổ vốn ĐTXDCB có phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của huyệnhay không Tình hình thực hiện vốn ĐTXDCB theo lĩnh vực đầu tư phản ánh khốilượng vốn đầu tư thực hiện của từng lĩnh vực trong năm và trong giai đoạn 2013-2015,qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của các lĩnh vực, mặt khác

nó cũng cho thấy được lĩnh vực nào có khối lượng đầu tư thực hiện lớn nhất trong giaiđoạn, vốn đầu tư tập trung vào những lĩnh vực nào, có phù hợp hay không

Ngày đăng: 02/09/2016, 19:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS - TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2007 Khác
2. PGS - TS Phan Công Nghĩa, Giáo trình Thống kê đầu tư và xây dựng, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2010 Khác
3. Báo cáo rà soát các dự án đầu tư vào huyện Phổ Yên Khác
4. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 Khác
5. Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2010 – 2015 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Số lượng đất đai của huyện Phổ yên - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 1.1 Số lượng đất đai của huyện Phổ yên (Trang 11)
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2013 - 2015 - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2013 - 2015 (Trang 15)
Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015 - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 1.3 Tình hình dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015 (Trang 17)
Bảng 1.4: Bảng số liệu về công tác lao động việc làm giai đoạn 2013 – 2015 - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 1.4 Bảng số liệu về công tác lao động việc làm giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 18)
Hình 1.1:  Bộ máy tổ chức của UBND huyện Phổ Yên - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Hình 1.1 Bộ máy tổ chức của UBND huyện Phổ Yên (Trang 21)
Bảng 2.1: Vốn đầu tư  XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.1 Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên (Trang 27)
Bảng 2.2: Vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn đầu tư - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.2 Vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn đầu tư (Trang 29)
Bảng 2.3: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2013 – 2015 - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.3 Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 31)
Bảng 2.5: Vốn đầu tư XDCB theo ngành giai đoạn 2013 - 2015 Năm - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.5 Vốn đầu tư XDCB theo ngành giai đoạn 2013 - 2015 Năm (Trang 34)
Bảng 2.6: Hệ số huy động tài sản cố định của huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015 - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.6 Hệ số huy động tài sản cố định của huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015 (Trang 36)
Bảng 2.7:  Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện của huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015 - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.7 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện của huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 36)
Bảng 2.9: Giá trị gia tăng (VA) các ngành kinh tế huyện Phổ Yên - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.9 Giá trị gia tăng (VA) các ngành kinh tế huyện Phổ Yên (Trang 42)
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w